Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa bàn huyện Gia Lâm , Luận văn đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn đ
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác khi chƣa đƣợc công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý Những kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Thị Hoa
Trang 4Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Minh Chính, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Gia Lâm, Phòng Kinh
tế huyện Gia Lâm, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, UBND các xã đến nghiên cứu, chủ nhiệm các HTX nông nghiệp đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình thực hiện tại địa phương
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và những đồng nghiệp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội, lãnh đạo phòng Trồng trọt thuộc Sở đã tạo điều kiện về thời gian cũng như tham khảo tài liệu để hoàn thành luận văn này Đồng thời cảm ơn đến gia đình đã động viên tinh thần trong quá trình thực hiện luận văn này
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Thị Hoa
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Nội dung nghiên cứu 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP 5
1.1 Cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap 5
1.1.1 Một số khái niệm 5
1.1.2 Đặc điểm sản xuất rau theo VietGAP 12
1.1.3 Nội dung phát triển sản xuất rau VietGAP 16
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng dến phát triển sản xuất rau VietGAP……… 22
1.1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau VietGAP……… 22
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn 27
1.2.1 Kinh nghiệm về phát triển sản xuất rau RAT trên thế giới 27
1.2.2 Quản lý sản xuất rau VietGAP ở Việt Nam 31
Trang 6PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Đặc điểm của đại bàn nghiên cứu 40
2.1.1 Đặc diểm tự nhiên huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội……… 40
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 49
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 57
2.2 Phương pháp nghiên cứu 60
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 60
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 61
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 61
2.2.4 Các chỉ tiêu phân tích 62
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Gia Lâm 64
3.1.1 Chủ trương của huyện về sản xuất rau an toàn 64
3.1.2 Tình hình triển khai áp dụng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Gia Lâm 66
3.1.3 Công tác quản lý sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện 78
3.1.4 Hiệu quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn nghiên cứu 86
3.1.5 Tình hình phân phối và tiêu thụ rau an toàn tai huyện Gia Lâm 90
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Gia Lâm 91
3.2.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước và của địa phương 91
3.2.2 Quỹ đất sạch để phát triển rau VietGAP 92
3.2.3 Năng lực và nhận thức sản xuất rau VietGAP của nông hộ 93
3.2.4 Chuyển giao khoa học công nghệ về sản xuất VietGAP 93
3.2.5 Liên kết “4 nhà” để phát triển sản xuất rau VietGAP 94
Trang 73.2.7 Thanh tra, kiểm tra giám sát sản xuất rau VietGAP 95
3.3 Một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 97
3.3.1 Định hướng 97
3.3.2 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104
1 Kết luận 104
2 Khuyến nghị 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Bảng 1.1 Quản lý sản xuất rau VietGAP cấp huyện 20
Bảng 1.2 Quản lý sản xuất rau VietGAP cấp xã 21
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm 45
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Gia Lâm 48
Bảng 3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn của huyện 67
Bảng 3.2 Bố trí sản xuất rau , rau an toàn tại các xã trên địa bàn huyện 68
Bảng 3.3 Danh sách các vùng đã cấp GCN đủ điều kiện sản xuất RAT 68
Bảng 3.4 Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau an toàn 69
Bảng 3.5 Sử dụng giống của hộ năm 2016 74
Bảng 3.6 Sử dụng phân chuồng và phân vi sinh của hộ năm 2016 75
Bảng 3.7 Tự đánh giá thực hiện quy trình VietGAP của các hộ 82
Bảng 3.8 Đánh giá thực hiện tiêu chí sản xuất theo quy trình sản xuất VietGAP 82
Bảng 3.9 Hiệu quả giá sản xuất VietGAP và sản xuất thường của rau cải ngọt và rau su hào 86
Bảng 3.10 Hiệu quả giá sản xuất VietGAP và sản xuất thường của rau cải bắp và cà chua 88
Bảng 3.11 Tình hình phân phối và tiêu thụ rau an toàn tại huyện Gia Lâm 89
Bảng 3.12 Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội 96
Trang 9Hình 3.1: Sơ đồ quản lý sản xuất rau VietGAP 79 Hình 3.2 Sơ đồ các kênh tiêu thụ RAT tại huyện Gia Lâm 91
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam có đặc thù là một nước mà nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm, trong đó có sản xuất rau an toàn Rau có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp chất xơ, khoáng chất, vitamin và các dưỡng chất khác cần thiết cho
cơ thể con người Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn lao động trong Nông nghiệp dồi dào, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về sản xuất rau Cùng những lợi thế nhất định như thời gian sinh trưởng ngắn, thu nhập bình quân cao hơn so với lúa, thị trường tiêu thụ ổn định do sử dụng rau xanh là nhu cầu thiết yếu với người tiêu dùng
Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng, đã và đang được đề cập đến như một mới nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng Người tiêu dùng ăn rau sợ ngộ độc bới dư lượng kim loại nặng, nitrat, vi sinh và thuốc trừ sâu trong rau xanh Vậy nên, VSATTP
có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người, đến sự duy trì
và phát triển nòi giống của dân tộc và sự phát triển của nông nghiệp nước ta, đặc biệt là sau khi nước ta ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO Do đó,
Bộ NN & PTNT đã ban hành “VietGAP- quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP-Good Agricultural Practices) cho rau tươi an toàn tại Việt Nam” nhằm góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu
Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở nên cần thiết và bức xúc với người tiêu dùng cả nước nói chung
và thủ đô Hà Nội nói riêng Công tác sản xuất rau nói chung vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ chạy theo lợi nhuận, còn chưa chú ý nhiều tới
Trang 11chất lượng rau Cùng với đó là việc quy hoạch các vùng sản xuất, tổ chức sản xuất rau còn có những hạn chế kém, công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt trên rau còn bị buông lỏng, Cả người sản xuất và người tiêu dùng vẫn còn lúng túng trong việc đưa ra các quyết định của mình
Để có được rau an toàn cần phải giám sát, áp dụng theo quy trình từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng Chất lượng và sản lượng rau an toàn hiện nay đang
là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng
Thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau đạt 12.041 ha, tương đương 29.000 ha gieo trồng/năm, phân bổ ở 22 quận, huyện, thị xã Chủng loại rau khá phong phú với trên 40 loại, có khả năng đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô Gia Lâm là một huyện ngoại thành thuộc trung tâm của thành phố Hà Nội, có tốc độ tăng trưởng kinh tế và
đô thị hóa nhanh Trong những năm qua, huyện Gia Lâm luôn quan tâm chú trọng đến công tác phát triển sản xuất rau VietGap Công tác quản lý sản xuất
và tiêu thụ rau VietGAP ở huyện Gia Lâm đã đạt được những gì, còn những hạn chế, tồn tại gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa bàn huyện Gia Lâm , Luận văn đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Trang 122.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
- Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn VietGap trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển rau an toàn được thực hiện trên các nội dung:
- Công tác kiểm soát kỹ thuật và quy trình sản xuất rau;
- Công tác tổ chức các hoạt động sản xuất;
- Công tác quản lý tiêu thụ rau trên thị trường
+ Phạm vi về không gian:
Hiện tại trên huyện Gia Lâm, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đang được triển khai rộng rãi tại các xã trên địa bàn huyện bao gồm Đặng Xá, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên, Lệ Chi và Đông Dư Luận văn chọn xã Đặng Xá, Văn Đức, Yên Thường là xã vẫn có những hộ sản xuất rau thông thường để đối chiếu so sánh với với sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP
Trang 134 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rau an toàn;
- Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn huyện Gia Lâm;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm;
- Giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Gia Lâm
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
1.1 Cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Trong thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội, “Phát triển” được biểu hiện dưới nhiều quan niệm và trạng thái khác nhau; song tựu chung lại
“Phát triển” được hiểu là một thuật ngữ chứa đựng các chỉ tiêu phản ánh kết quả gia tăng, tiến bộ, sau quá trình vận động biến đổi của một hay nhiều hoạt động Kinh tế- Xã hội trong một giai đoạn, một thời kỳ nhất định.Phát triển kinh tế là kết quả gia tăng về số lượng, quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ,
sự tiến bộ về chất lượng, cơ cấu kinh tế xã hội
Phát triển là một khái niệm chung song mỗi chủ thể kinh tế, hoạt động kinh tế đều có riêng một tiêu trí phát triển dựa theo khả năng, trình độ và công nghệ của từng chủ thể
Kết quả phát triển Kinh tế - Xã hội mang lưỡng tính, gồm cả chủ quan
và khách quan vì: Khi một chủ thể kinh tế xây dựng kế hoạch phát triển đều phải phải căn cứ vào các điều kiện chủ quan, khách quan ở quá khứ, hiện tại
và tương lai, đồng thời trong quá trình vận động biến đổi chúng luôn ảnh hưởng và chi phối một cách chặt chẽ với nhau; mặt khác, trong mối liên hệ xã hội chủ thể này luôn là yếu tố khách quan của chủ thể kia
1.1.1.2 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xá hội
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máy móc, vốn, nguyên vật liệu, trình độ quản lý Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau
Trang 15Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như lương thực, thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người
Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất
Theo Philip Wicksteed:
Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào như nguyên liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa mức đầu ra có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào nhất định
1.1.1.3 Quan điểm của các nhà kinh tế học về phát triển
+ Học thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển:
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển theo các chuyên gia kinh tế là các học thuyết và mô hình lý luận về tăng trưởng kinh tế, do các nhà kinh tế học cổ điển nêu ra, đại điện của trưởng phái này là A.D.Smith và Ricardo [7]
- Smith (1723-1790), ông là nhà kinh tế học người Anh đầu tiên nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách tương đối có hệ thống trong tác phẩm " bàn về của cải" ông cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu người Ông mô tả các nhân tố tăng trưởng kinh tế thông qua phương trình SX ở dạng như sau:
Trang 16Y = F(K, L, N, T); trong đó:
Y: Tổng sản phẩm xã hội; K: Khối lượng được sử dụng;
L: Số lượng lao động; T: Tiến bộ kỹ thuật;
N: Đất đai và điều kiện tự nhiên được huy động vào SX
- Ricardo (1772- 1823) nhà kinh tế học người Anh Trong tác phẩm
"Những nguyên lý cơ bản của cơ sở kinh tế và thuế khoá" đã đề xuất hàng loạt các lý thuyết kinh tế như: Lý thuyết tiền lương, lợi nhuận và địa tô; lý thuyết về tính dụng và tiền tệ, ông là người thừa kế A.D.Smith
Trong thời kỳ này nhiều nhà kinh tế học, toán học đã đề xuất nhiều phương trình SX theo dạng trên, nổi tiếng là phương trình Cobb - Douglas,
A: là hệ số tỷ lệ giá;
Cobb - Douglas (Cobb là nhà toán học, Douglas là nhà kinh tế học, cả hai ông đều là người Mỹ) đã dùng công thức của mình để nghiên cứu mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm với những biến đổi về chi phí lao động và
tư bản thời kỳ những năm 1890 -1922 [24]
- Học thuyết tăng trưởng kinh tế của Harrod-Domar: Các trường phái Keynes thay thế trường phái cổ điển đã bổ sung thêm những vấn đề lý thuyết kinh tế quan trọng Mô hình đầu tiên và nổi tiếng hơn cả của họ là mô hình Harrod - Domar hai nhà kinh tế Anh Lý thuyết này trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhiên cứu về tư bản [7], [24]
- Lý thuyết cất cánh : Nhà kinh tế học Mỹ Rostow đã đưa ta lý thuyết cất cánh nhằm nhấn mạnh những giai đoạn của tăng trưởng kinh tế Theo ông tăng trưởng kinh tế đối với một nước phải trải qua 5 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trung của giai đoạn này là năng suất lao động thấp, nông nghiệp giữ vị trí thống trị
+ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Trong thời kỳ này đã xuất hiện các nhân
tố tăng trưởng và một số khu vực có tác động thúc đẩy nền kinh tế
Trang 17+ Giai đoạn cất cánh: để đạt tới giai đoạn vày cần có ba điều kiện: Tỷ lệ đầu tư tăng lên từ 5-10% phải xây dựng được những ngành công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả và đóng vai trò thúc đẩy, phải xây dựng được bộ máy chính trị xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu vực hiên đại, tăng cường kinh tế đối ngoại
+ Giai đoạn chín muồi về kinh tế: giai đoạn này xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại
+ Giai đoạn quốc gia thịnh vượng, xã hội hoá sản xuất cao [7], [24]
- Lý thuyết về "Cái vòng luẩn quẩn" và "Cú huých từ bên ngoài": do nhà kinh tế học tư sản, trong đó có Paul Samuelson - Nhà kinh tế học Mỹ đưa
ra Theo lý thuyết này, để tăng trưởng kinh tế nói chung phải đảm bảo 4 nhân
tố là: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật Nhìn chung
ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên là khan hiếm Việc kết hợp chúng đang gặp trở ngại lớn Để phát triển phải có "Cú huých từ bên ngoài" nhằm phá vỡ "Cái vòng luẩn quẩn" Điều này có nghĩa là phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển [25]
1.1.1.4 Nội dung chủ yếu về phát triển
- Phát triển về kinh tế:
Phát triển kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế được thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài và sự thay đổi về chất theo hướng tiến bộ của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao đông, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế -xã hội và môi trường sống
Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về qui mô sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kì nhất định (thường là một năm) Người ta thường dùng các thước đo: Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tính mức tăng trưởng tuyệt đối trên phạm
vi nền kinh tế quốc dân hay theo mức hình quân đầu người về giá trị tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một năm
Trang 18Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ có nghĩa là: Trong một thời kỳ, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng của ngành nông nghiệp, công nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng giá trị và lao động của ngành dịch vụ ngày càng tăng nhanh
và chiếm ưu thế Nếu tăng trưởng kinh tế không dựa trên cơ sở chuyển dịch có cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, mà chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và bán sản phẩm thô thì không thể có phát triển (trường hợp một số nước vùng Trung Đông tăng trưởng kinh tế dựa vào bán dầu mỏ).Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu, đồng thời phải làm tăng năng lực nội sinh Năng lực nội sinh được thể hiện ở những chỉ tiêu như: Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo, công nghệ quốc gia, mức độ tích luỹ của nền kinh tế; mức độ hoàn thiện, hiện đại của hệ thống kết cấu hạ tầng…[19]
Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên:
Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên có nghĩa là: phải có kế hoạch lựa chọn, cân nhắc khi quyết định khai thác tài nguyên, xét cả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi tường
Với lịch sử hình thành và khái niệm đã nêu ở trên, phát triển không đưa ra một khuôn mẫu chung nào đó để áp dụng cho tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ, điạ phương, mà phải thay đổi theo từng thời kỳ, từng vùng lãnh thổ, từng nền văn hoá từng hoàn cảnh kinh tế -xã hội cụ thể
1.1.1.5 Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp
Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đồng thời
nó cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong phát triển kinh tế Mặt khác, lao động là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởng lợi ích của sự phát triển Suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người Nói đến nhân tố lao động thì phải quan tâm đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực
Trang 19- Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên là yếu tố tạo
sở cho việc phát triển các ngành, cho quá trình tích luỹ vốn; đồng thời cũng
là đối tượng sản xuất nông nghiệp Cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi không gian rộng lớn Cho nên chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên
- Kinh tế (vốn đầu tư): Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng đối với mọi hoạt động của một nền kinh tế Vốn là chìa khoá đối với
sự phát triển bởi lẽ phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm đủ các nguồn vốn đầu tư để đạt được một mục tiêu tăng trưởng Thiếu vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả được đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh Tích luỹ vốn là điều mấu chốt của sự phát triển song tỷ lệ tích luỹ cao có thể không có tác dụng lớn đối với tăng trưởng, tạo ta ít công ăn việc làm và không cải thiện được phân phối thu nhập khi nguồn vốn đó bị phân tán vào những dự án có năng suất lao động thấp Một cơ cấu SX thiếu vốn sẽ không có điều kiện để phát triển [21]
- Khoa học và công nghệ: Sự phát triển kinh tế luôn gắn liền với những thành tựu khoa học kỹ thuật Những phát minh, sáng chế khi được ứng dụng vào sản xuất đã giảm thiểu lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho người lao động; tăng năng suất lao động, tạo sự tăng trưởng nhanh, góp phần tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện tại
- Trong những năm gần đây, nông nghiệp được quan tâm ứng dụng nhiều tiến bộ tiến bộ khoa hoặc công nghệ vào sản xuất như: công nghệ sinh học, di truyền học, biến đổi gien… Những thành tựu khoa học công nghệ mới
đã giúp sản xuất nông nghiệp có được những bước nhẩy vọt về hiệu quả kinh
tế, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới
- Chính sách pháp luật của Nhà nước: Ở mỗi thời kỳ, nền kinh tế của
Trang 20mỗi nước đều vận hành theo một cơ chế nhất định Sau đại hội lần thứ VI của Đảng, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hỗn hợp “nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN” Trên thực tế, qua 20 năm đổi mới, nền kinh
tế nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế Điều đó
đã khảng định chính sách pháp luật của Nhà nước có một vi trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế, sự đặc biệt đó thể hiện bằng các chính sách vĩ mô, tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế hiệu chỉnh khối lượng, phương hướng sản xuất một cách phù hợp với sức cạnh tranh của sản phẩm và mức cung, cầu của thị trường Hoặc các chính sách vi mô điều tiết,
hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo cơ hội và điều kiện phát triển một cách cân đối giữa các vùng miền, các ngành thiết yếu
1.1.1.6 Khái niệm về sản xuất rau an toàn
Theo Bộ NN & PTNT (2008), VietGAP (gọi tắt là VietGAP; Vietnamese
Good Agricultural Practices) nghĩa là “thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau của Việt Nam” là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ
chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm VietGAP cho rau an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp [4]
Vùng sản xuất rau an toàn áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn [11]
Trang 21Sản xuất rau VietGAP là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, đất đai, giống, phân bón, để tạo ra các sản phẩm đầu ra là RAT đạt tiêu chuẩn VietGAP nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người [11]
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại dưới mức cho phép, được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý đặt ra Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế, thời điểm phù hợp và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng [11]
Cũng theo Hoàng Xuân Phương (2015) thì trong đời sống hàng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch Rau sạch là danh từ chung để gọi các loại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác đặc biệt, như rau thuỷ canh, rau “hữu cơ” Tuy nhiên, mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau hữu cơ, rau thuỷ canh cao hơn nhiều so với rau an toàn Tuy nhiên sản lượng rau hữu cơ, rau thủy canh ở nước ta hiện nay rất nhỏ, phần lớn chỉ giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học [11]
1.1.2 Đặc điểm sản xuất rau theo VietGAP
1.1.2.1 Rau VietGAP
VietGAP cho rau an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/ GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông
nghiệp Về đặc điểm các tiêu chuẩn làm cơ sở cho rau VietGAP như sau:
- GAP: Ra đời từ năm 1997, GAP là sáng kiến của những nhà bán
lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp
Trang 22và khách hàng của họ Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào
4 tiêu chí sau: tiêu chuẩn về KTSX, tiêu chuẩn về ATTP, môi trường làm việc, truy nguyên nguồn gốc [18]
* EUREPGAP/GLOBALGAP:
Theo Nguyễn Văn Quyền (2015), Đặng Thị Thu Thảo (2014) thì:
GLOBALGAP (EUREPGAP) (Europ – retailer Produce Working Group Good Agricultural Practices) được dịch ra từ tiếng Anh là nhóm (tổ chức) bán lẻ Châu Âu quy định ra tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) EUREPGAP(GLOBALBAP) có 3 nhóm tiêu chuẩn chủ yếu: tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường làm việc [15,18]
Tiêu chuẩn này được áp dụng toàn cầu trên sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản gồm 14 điểm chính như sau: Truy nguyên nguồn gốc; Lưu trữ
hồ sơ và kiểm tra nội bộ; Giống; Lịch sử của vùng đất và việc quản lý vùng đất đó; Quản lý đất và các chất nền; Sử dụng phân bón; Tưới tiêu và bón phân qua
hệ thống tưới tiêu; BVTV; Thu hoạch; Vận chuyển, bảo quản sản phẩm; Quản
lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất và tái sử dụng; Sức khỏe an toàn và an sinh
xã hội của người lao động; Các vấn đề môi trường; Mẫu đơn khiếu nại
Tiêu chuẩn GAP của các nước Đông Nam Á (khối ASEAN) áp dụng quy trình này thì rau quả được phép nhập vào các nước thành viên ASEAN Tháng 3/2010, 6 nước đại diện ASEAN và Úc trên cơ sở thực tiễn thực hiện dự
án “ Hệ thống đảm bảo chất lượng rau quả ASEAN ” đã đề xuất và được chứng nhận ASEAN GAP áp dụng cho các nước ASEAN
ASEAN GAP là một tiêu chuẩn về thực hành NN tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau tươi trong khu vực Đông Nam Á Các biện pháp thực hành tốt trong ASEAN GAP với mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra từ các mối nguy hại tới ATTP, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động và chất lượng rau quả
Trang 23Mục đích của ASEANGAP là tăng cường việc hài hoà các chương trình GAP trong khu vực ASEAN Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu nhằm cải thiện
cơ hội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì cung cấp thực phẩm
an toàn và bảo tồn môi trường Cấu trúc của ASEANGAP gồm 4 phần: ATTP; Quản lý môi trường; Đảm bảo sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi
xã hội của người lao động; Chất lượng rau quả
1.1.2.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau VietGAP
Rau nói chung và rau VietGAP nói riêng là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc BVTV, sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học Rau VietGAP đòi hỏi nhiều công lao động, đặc biệt là lao động chân tay
Rau VietGAP là ngành sản xuất mang tính hàng hóa cao, sản phẩm rau
có chứa hàm lượng nước cao, cồng kềnh, dễ bị dập nát, hư hỏng, khó bảo quản và vận chuyển Năng suất và chất lượng dinh dưỡng trong rau giảm dần qua thời gian Sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP nhìn chung vẫn mang tính thời vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là mọi lúc mọi nơi
Theo Bộ NN&PTNT (2008), thì sản xuất rau theo VietGAP phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất: Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước Vùng sản xuất rau, quả
có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP
(2) Giống và gốc ghép: Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất Giống và gốc ghép
tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý…
Trang 24(3) Quản lý đất và giá thể: Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể; Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất; Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể; Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất,…
(4) Phân bón và chất phụ gia: Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ…; Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau…; Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục); Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên,…
(5) Nước tưới: Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau; Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng; Ngoài ra còn các quy định về việc không sử dụng các nguồn nước ô nhiễm
để tưới cho rau; Việc thay thế nguồn nước khi không đạt yêu cầu
(6) Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật): Đây là yếu tố có ảnh hưởng đến rau an toàn, được quy định bởi 16 mục từ đối với người lao động,
cơ quan chuyên môn, việc ghi chép, sử dụng trong danh mục cho phép, thời gian cách lý,…cho đến việc kiểm tra định kỳ
(7) Nhân lực: bao gồm các quy định về an toàn lao động, điều kiện làm việc, phuc lợi xã hội, đào tạo…
(8) Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên gốc và thu hồi sản phẩm[4] Theo Hoàng Xuân Phương (2015), thì các điều kiện để sản xuất rau an toàn bao gồm:
(1) Đất trồng: Phải cao ráo, thoát nước tốt có tầng canh tác dày (20-30 cm) Không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, khu dân cư đông đúc… Không nhiễm các hoá chất độc hại cho con người và môi trường
Trang 25(2) Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nếu nước từ các ao hồ sông rạch thì phải sạch, lưu thông tốt Không dùng nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, ao tù nước đọng
(3) Phân bón: Chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, rơm rạ mục,…)
đã ủ hoai mục Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân hoá học, đảm bảo hàm lượng đạm (N) dưới mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới trên từng loại rau Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hoà sinh trưởng (4) Thuốc BVTV: Không sử dụng thuốc bộ cấm sử dụng, có thể sử dụng thuốc sinh học hay vi sinh, nhất thiết phải đảm bảo thời gian cách ly [11]
1.1.3 Nội dung phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.3.1 Ý nghĩa của quản lý sản xuất rau an toàn
Vấn đề ngộ độc thực phẩm có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm ngày càng gia tăng trên thế giới và trong nước Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, vấn đề chất lượng, vệ sinh và ATTP là yếu tố hàng đầu thể hiện năng lực cạnh tranh làm cho sản phẩm có thể tồn tại và
mở rộng thị trường Các yếu tố toàn cầu cũng như khu vực ngày càng đòi hỏi các sản phẩm nông sản phải có chất lượng và độ an toàn tuyệt đối Mức độ ô nhiễm VSV và tồn dư hoá chất, kháng sinh, kim loại nặng trong nông sản thực phẩm hiện nay đã ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và môi trường Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO (Tổ chức thương mại Thế giới) từ năm 2007 Là thành viên WTO, Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cam kết áp dụng tiêu chuẩn về VSATTP, các nước trong WTO có thể sử dụng VSATTP như rào cản để ngăn chặn sản phẩm từ các quốc gia khác xâm nhập vào thị trường của
họ nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước [18]
Người tiêu dùng hiện nay rất lo lắng về an toàn thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm rau Họ luôn quan tâm đến nguồn gốc rau và chất lượng rau an toàn,
Trang 26quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, cũng như giá trị dinh dưỡng Sản xuất VietGAP hiện nay đã tạo được cho niềm tin cho người tiêu dùng, và vấn đề đặt ra là việc tiếp tục mở rộng diện tích và quản lý như thế nào để vừa giải quyết được bài toán an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất
1.1.3.2 Nội dung quản lý sản xuất VietGAP
Quản lý sản xuất rau VietGAP bao gồm có quản lý vĩ mô và quản lý vi
mô Quản lý vĩ mô đó là sự tham gia vào công tác quản lý của các cơ quan thuộc chính quyền Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất rau VietGAP, còn quản lý vi mô đó là quản lý của tổ chức, cá nhân trong sản xuất rau VietGAP
* Quản lý vĩ mô
Bao gồm việc tổ chức quy hoạch, sắp xếp một cách khoa học các yếu
tố sản xuất và phối hợp điều hòa hoạt động của những nguồn lực đầu vào như: sắp xếp những nguồn lực đất đai canh tác, đầu tư kết cấu hạ tầng, sắp xếp tổ chức nguồn lao động, hỗ trợ nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật,
tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất rau VietGAP phát triển, thực hiện các mục đích và mục tiêu đã xác định trong những điều kiện cụ thể
Như vậy, QLNN trong sản xuất rau VietGAP có vai trò to lớn và không thể thiếu được trong quá trình phát triển, bắt nguồn từ yêu cầu khách quan, nội tại của sự phát triển rau VietGAP Việc quản lý, điều chỉnh và hướng dẫn rau VietGAP đi theo hướng nào, tốc độ phát triển ra sao lại tuỳ thuộc hướng phát triển chung của nền nông nghiệp và nền kinh tế đất nước, tuỳ thuộc hướng phát triển của địa phương của vùng miền Những chức năng chủ yếu QLNN đối với sản xuất rau VietGAP là định hướng phát triển rau VietGAP; ban hành các chính sách, cơ chế để thúc đẩy phát triển sản xuất rau VietGAP; điều chỉnh các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia vào các khâu sản xuất
và tiêu thụ rau; hỗ trợ, giúp đỡ và bổ sung những khâu cần thiết hoặc then chốt trong quá trình phát triển sản xuất rau VietGAP [18]
Trang 27Công cụ quản lý vĩ mô hay công cụ QLNN đối với sản xuất rau VietGAP là những công cụ được sử dụng để quản lý bao gồm pháp luật kinh
tế của Nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô, kế hoạch phát triển SX&TT rau VietGAP hay các chương trình dự án phát triển sản xuất rau VietGAP Hệ thống công cụ QLNN về sản xuất rau VietGAP là những phương tiện được Nhà nước sử dụng theo những phương thức nhất định nhằm định hướng, khuyến khích và phối hợp các khâu sản xuất rau trong chuỗi giá trị rau VietGAP đạt tới các mục tiêu tổng thể ở tầm quản lý vĩ mô
Quản lý sản xuất rau VietGAP ở góc độ vi mô đó là hệ thống các biện pháp sử dụng tới mức tối đa toàn bộ nguồn đầu vào bao gồm: đất đai, tiền vốn, lao động, kỹ thuật công nghệ và nguồn sản xuất vật chất trong một cơ sở sản xuất (hộ, tổ hợp tác, HTX, trang trại, doanh nghiệp) nhằm bảo đảm sự ăn khớp và hiệu quả trong quản lý sản xuất rau VietGAP và định ra những tỷ lệ nhất định giữa tất cả các bộ phận của cơ sở sản xuất rau VietGAP Quản lý sản xuất rau VietGAP bao gồm tất cả các mặt công tác của một cơ sở sản xuất như tổ chức quản lý cung ứng vốn, đất đai, tổ chức quản lý lao động, tổ chức cung ứng giống rau, vật tư, kỹ thuật…[18]
QLNN về sản xuất rau VietGAP được phân cấp từ TW đến địa phương Ở cấp Trung ương thì Bộ NN&PTNT quản lý về sản xuất, còn các Bộ Công Thương chỉ quản lý lưu thông trên thị trường, Bộ Y tế quản lý về Vệ
sinh an toàn thực phẩm Như vậy, có thể nói Bộ NN&PTNT là Bộ chủ quản
chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất rau theo VietGAP, cụ thể như sau:
(1) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ QLNN trong suốt quá trình sản xuất đến khi rau VietGAP được đưa ra thị trường
(2) Thanh tra, kiểm soát ATTP các khâu từ sản xuất rau VietGAP; QLNN về BVT theo quy định;
(3) Cục trồng trọt: Tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến quy trình sản xuất theo hướng GAP Hoàn thiện các quy định QLNN về sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP Kiến nghị về việc xử lý vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP
Trang 28(4) Cục BVTV: Thực hiện chỉ đạo sản xuất rau VietGAP, quản lý sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc BVTV
(5) Cục QLCL nông lâm thủy sản: Quản lý ATTP rau VietGAP theo chuỗi (6) Trung tâm khuyến nông quốc gia:Thực hiện đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn,… về rau VietGAP
Công tác quản lý sản xuất rau VietGAP được phân cấp quản lý Quản
lý sản xuất rau VietGAP có vai trò quyết định đến phát triển sản xuất rau VietGAP trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong
việc thực hiện Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chung Cơ quan chuyên môn
chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất rau VietGAP là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cụ thể:
(1) Thực hiện quy trình sản xuất rau VietGAP phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định các điều kiện và cấp GCN đủ điều kiện sản xuất rau VietGAP; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất rau VietGAP, kiểm tra chất lượng rau VietGA
(2) Chi cục BVTV: Cấp GCN đủ điều kiện sản xuất rau VietGAP; Chỉ đạo sản xuất rau VietGAP Thực hiện phân tích, kiểm định chất lượng rau VietGAP Quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV tại các vùng trồng rau VietGAP tập trung
(3) Chi cục QLCL nông lâm thủy sản: Chủ trì và phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát về VSATTP và chất lượng rau VietGAP.0945299888
(4) Trung tâm khuyến nông tỉnh: Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm những tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng mô hình trình diễn rau VietGAP, phù hợp địa bàn
Trong công tác quản lý sản xuất rau VietGAP tại các tỉnh thành, cấp huyện là cấp quản lý trung gian trong sản xuất rau VietGAP giữa cấp tỉnh
và cấp cơ sở, nhằm đảo bảo tính chặt chẽ, hệ thống và tính phân cấp trong công tác quản lý sản xuất rau VietGAP Nội dung quản lý chủ yếu của cấp huyện được thể hiện chi tiết trong bảng 1.1 dưới đây:
Trang 29Bảng 1.1 Quản lý sản xuất rau VietGAP cấp huyện
1 UBND
huyện
- Chỉ đạo UBND các phòng, ban chuyên môn, xã, phường, thị trấn thực hiện các quy định về quản lý sản xuất rau VietGAP; chịu trách nhiệm về QLCL trong các khâu sản xuất
- Phối hợp với Sở, Ban, Ngành tăng cường công tác QLNN
về sản xuất rau VietGAP trên địa bàn;
- Trực tiếp chỉ đạo sản xuất, quản lý và chịu trách nhiệm
về chất lượng rau VietGAP trên địa bàn
- Kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn
(Nguồn Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm)
Cấp xã là cơ quan quản lý cuối cùng trong hệ thống QLNN về sản xuất rau VietGAP Đây là cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trực tiếp quản lý công tác sản xuất rau VietGAP trên địa bàn xã, đồng thời cũng chịu sự quản
lý của các cơ quan cấp trên về sản xuất rau VietGAP Nội dung quản lý sản xuất rau VietGAP của cấp xã được thể hiện ở bảng 1.2 dưới đây:
Trang 30Bảng 1.2 Quản lý sản xuất rau VietGAP cấp xã
1 UBND
cấp xã
- UBND cấp xã cấp trực tiếp thực hiện vai trò QLNN về rau VietGAP tại cơ sở Chỉ đạo cán bộ chuyên môn, các HTX, các ban, ngành đoàn thể xã phối hợp thực hiện quản lý sản xuất rau VietGAP trên địa bàn xã
2 Dự báo
viên BVTV
- Tổng hợp báo cáo kịp thời tình hình sâu bệnh hại trên rau VietGAP, tham mưu cho UBND xã các biện pháp phòng trừ hiệu quả theo hướng dẫn của Trạm BVTV cấp huyện;
- Phối hợp khuyến nông viên thực hiện nhiệm vụ QLCL rau VietGAP, quản lý công tác gắn tem VietGAP
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh giống, phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn xã
(Nguồn Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm)
Quản lý của các hộ, tổ chức tham gia sản xuất rau VietGAP: quản lý các yếu tố đầu vào như đất, giống (hạt giống, cây con), dụng cụ gieo trồng, phân bón, quản lý dịch hại (thuốc BVTV, nước, công cụ rải thuốc), dụng cụ vật liệu canh tác, dụng cụ thu hoạch, đồ chứa, người thu hoạch, tiền vốn nguồn sản xuất
Trang 31vật chất (hộ, tổ hợp tác, HTX, trang trại, doanh nghiệp sản xuất rau VietGAP) nhằm bảo đảm sự ăn khớp và hiệu quả trong QLSX rau VietGAP và định ra những tỷ lệ nhất định giữa tất cả các bộ phận của cơ sở sản xuất VietGAP Mỗi tác nhân khác nhau thực hiện vai trò quản lý ở các mức độ khác nhau theo mục đích của tác nhân Mục tiêu chung là cung cấp rau VietGAP đảm bảo cho người tiêu dùng, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên tham gia tiêu thụ rau VietGAP
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau VietGAP
1.1.4.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không gian rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt Điều kiện địa lý có thuận lợi mới có cơ hội để phát triển sản xuất
Điều kiện đất đai: Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng Các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất rau an toàn là: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về đất (nguồn nước đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất ); đặc điểm về địa hình, độ cao của đất đai Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai khó khăn cho phát triển cây trồng này, nhưng lại thuận lợi cho phát triển loại cây khác Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định
Điều kiện khí hậu: Yếu tố khí hậu mang tính quyết định cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng Cần phải phân tích những thông số cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm không khí,
… đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể
Trang 321.1.4.2 Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội
Đất đai: Đất đai khi xem xét những đặc tính về cơ, lý, hóa, sinh ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp, được coi là điều kiện tự nhiên Song, nếu xem xét nó về quy mô diện tích bình quân cho một nhân khẩu, một lao động, cách thức phân phối quỹ đất nông nghiệp thì lại là điều kiện kinh
tế Nói chung, các điều kiện khác như nhau, nếu chỉ tiêu đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu, một lao động càng cao, càng tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hình thành và phát triển Chỉ tiêu này không hoàn toàn cố định, không phải là bất biến như các điều kiện tự nhiên, mà chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố kinh tế - kỹ thuật
Lao động: Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển nền kinh tế Nước ta là một nước đông dân số, với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời vấn đề dân số cũng gây trở ngại cho phát triển kinh tế cũng như ổn định đời sống dân cư Chính vì vậy, nguồn lực lao động của nước ta rất dồi dào, có thể đáp ứng được nhu cầu cho phát triển nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau nói riêng
Vốn: Vốn là nhân tố cần thiết và không thể thiếu trong phát triển sản xuất rau an toàn cũng như sản xuất nông nghiệp nói chung Vốn trong sản xuất rau an toàn thường là vốn tự có của người dân, hay vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu đãi Nhà nước cũng có các chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông hoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau
Thị trường: Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinh doanh rau an toàn của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Về nhu cầu thị trường đối với rau an toàn: cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực Thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu về rau an toàn cũng tăng lên, do rau an toàn là sản phẩm có
Trang 33nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư, cũng như đối với các sản phẩm cao cấp đã qua chế biến khác Hiện nay, thu nhập của dân cư ngày càng gia tăng, người dân ngày càng chăm lo đến vấn đề sức khỏe, chình vì vậy nhu cầu về rau an toàn ngày càng tăng lên, thị trường rau an toàn ngày càng được rộng mở
Về cung cấp rau an toàn, là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường Cung cấp rau an toàn hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu Cung cấp đầy đủ
số lượng cũng như chất lượng rau an oàn theo yêu cầu, đúng thời gian để đảm bảo uy tín đối với khách hàng
Vấn đề giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, giá rau an toàn thường cao hơn rau thường do chi phí sản xuất rau an toàn thường cao hơn Giá quá cao thì người tiêu dung sẽ tiêu dùng ít hơn, và nếu giá quá thấp thì không đảm bảo cho sản xuất Chính vì vậy cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn cần phải
có mức giá hợp lý để đảm bảo cả hai vấn đề này
Chính sách, cơ chế quản lý: Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất rau an toàn Nhà nước có các chính sách để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng như: Chính sách nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh của thị trường; Chính sách tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập cho các tăng lớp dân cư trên cơ
sở đó tăng sức mua của nhân dân; Chínhsách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ Bên cạnh
đó, sản xuất rau an toàn cần phải đảm bảo các quy định của Nhà nước về điều kiện sản xuất rau an toàn như:
Về nhân lực: Phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn kỹ thuật rau an toàn Người sản xuất rau an toàn phải qua lớp huấn luyện kỹ thuậtsản xuất rau an toàn
Trang 34Về đất trồng: Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây rau, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mỏ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn Đất ở các vùng sản xuất rau an toàn phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất
Về phân bón: Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ nước thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho rau
Về nước tưới: Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn quy định, không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử
lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau Nguồn nước tưới cho các cùng rau an toàn phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất
Về kỹ thuật canh tác: Sử dụng các phương pháp luân canh, xen canh hợp
lý, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên Không sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học Bón phân đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón theo quy trình trồng trọt rau an toàn cho từng loại rau; riêng phân đạm phait đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá
Về phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các biện pháp phòng trừ thủ công hay
sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học, phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh để phòng trừ kịp thời Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian
Trang 35Về thu hoạch và bảo quản rau an toàn: Rau an toàn phải thu hoạch đúng
kỹ thuật, đúng thời điểm đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, và phải được bảo quản bằng phương pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm
Về công bố tiêu chuẩn rau an toàn: Trước khi tiến hành sản xuất, tổ chức sản xuất rau an toàn phải công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
Sản phẩm rau an toàn trước khi lưu thông: phải đảm bảo các điều kiện:
Có giấy chứng nhận rau an toàn do tổ chức chứng nhận rau an toàn cấp, bao gói thích hợp, nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp vào từng sản phẩm (củ, quả)
Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát rau an toàn: Khuyến khích tổ chức sản xuất rau an toàn theo các hình thức phù hợp với quy mô sản xuất như: tổ hợptác, hợp tác xã, doanh nghiệp Tổ chức sản xuất rau an toàn phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý chuyên ngành Ngoài ra còn có các quy định của Nhà nước về thủ tục chứng nhận điều kiện sản xuất rau an toàn, thủ tục chứng nhận rau an toàn và đảm bảo đầy đủ các quy định
có liên quan của Nhà nước mới có thể đi vào sản xuất kinh doanh rau an toàn
Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ:
Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như tiêu thụ rau an toàn
Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả nói riêng là ngành có hiệu quả rất cao do được
Trang 36ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hầu như từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn
1.2.1 Kinh nghiệm về phát triển sản xuất rau RAT trên thế giới
Vấn an toàn thực phẩm, cũng như rau an toàn được các nước trên thế giới hết sức quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển giống nòi Vì vậy, các nước đã ban hành các chính sách, cơ chế quản lý sản xuất từ rất sớm
Marcus Mergenthaler và cs (2010) thì tình hình quản lý sản xuẩt rau an toàn một số nước như sau:
* Nhật Bản:
Sáng kiến nông nghiệp tốt của Nhật Bản (JGAI) do một nhóm các nhà sản xuất của thành lập vào tháng 4 năm 2005, để thiết lập một hệ thống đảm bảo an toàn cho các sản phẩm nông sản bằng việc thiết lập một tiêu chuẩn chung về thực hành nông nghiệp tốt tại Nhật Bản – JGAP Bộ Nông nghiệp Nhật Bản 2010, JGAP đã trở thành tiêu chuẩn quốc gia, điều này có nghĩa
là nhiều nhà bán lẻ tư nhân và hệ thống GAP của Bộ Nông nghiệp sẽ cùng chung một tiêu chuẩn Nó quyết định việc quy chuẩn JGAP với GLOBALGAP nhằm tăng cường sự công nhận của các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế Việc quy chuẩn với GLOBALGAP đã hoàn thành vào tháng 8 năm 2007
Trang 37JGAP do một ủy ban điều hành quản lý, uỷ ban có quyền cao nhất trong định hướng chính sách của JGAP Ủy ban điều hành có một Ban kỹ thuật để xây dựng các tiêu chuẩn và các quy định chung và một Hội đồng với đại diện rộng rãi của các bên liên quan là các nhà cung cấp và bán lẻ Việc cấp giấy chứng nhận do bên tư nhân thứ ba có đủ tư cách và tiêu chuẩn tiến hành
JGAP mang đến cơ hội cho nông dân Nhật Bản bởi nó phản ánh đặc điểm riêng biệt của nề nông nghiệp Nhật Bản, về quy mô của trang trại, các vấn đề pháp lý và môi trường, thể chế và ngôn ngữ Những thách thức đối với JGAP là việc thực hiện GAP trong số nông dân sản xuất nhỏ với chi phí thấp, tổ chức nông dân và hài hòa tất cả hệ thống GAP riêng rẽ của các nhà bán lẻ [27]
* Malaisia
Malaysia đã phát triển một số chương trình đảm bảo chất lượng cho những người sản xuất ban đầu thông qua một loạt hệ thống chứng nhận tự nguyện bao gồm: bộ phận chứng nhận rau quả tươi (SALM) Việc tiến hành các tiêu chuẩn GAP ở Malaysia đã được bắt đầu bằng việc Bộ Nông nghiệp (DOA) đưa vào sử dụng hệ thống chứng nhận trang trại chính thức của Malaysia (SALM) năm 2002 SALM là một chương trình chứng nhận các trang trại đã tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt, hoạt động theo phương thức
và thân thiện với môi trường và năng suất, chất lượng sản phẩm an toàn cho tiêu dùng SALM bao gồm ba hướng chính:
+ Thiết kế môi trường của trang trại
+ Các phương thức thực hành tại trang trại
+ Sự an toàn cho sản phẩm trang trại
Theo 3 hướng trên, 21 yếu tố sẽ được đánh giá và trong đó 17 loại ghi chép phải được duy trì Những thông tin thường trực tại các trang trai được chứng nhận SALM bao gồm: việc sử dụng đất, loại đất, nguồn nước và chất lượng của nước tưới, việc làm đất bao gồm cả khử trùng đất, quá trình bón phân, kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển sản phẩm trên đồng ruộng, xử lý sau thu hoạch và đóng gói, và sử lý chất thải từ trang trại
Trang 38Để được chứng nhận trước tiên nông dân phải đăng ký với Bộ Nông nghiệp và phải qua một đợt kiểm tra của đội thanh tra Ban thư ký phê duyệt báo cáo của đội thanh tra là cơ sở để kiểm tra trang trại lần thứ hai để chuẩn bị một báo cáo kỹ thuật trình lên đê ủy ban công nhận Nếu đượcchấp nhận, trang trại sẽ được cấp chứng nhận GAP và được phépdán lô-gô SALM Sau đó trang trại phải chịu sự kiểm tra về phươngthức thực hành và tiếp theo
là phân tích dư lượng của sản phẩm và nguồn nước [27]
* Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập hệ thống chứng nhận nhà nước về nông sản và thực phẩm trong chuỗi sản xuất và đã xây dựng 2 chương trình GAP để đưa vào chứng nhận trong trang trại Hai chương trình GAP này nhằm mục đích khích lệ sản xuất nông nghiệp, giảm bớt rủi ro liên quan đến
an toàn thực phẩm, điều phối các thành phần khác nhau trong chuỗi cung cấp nông sản và khích lệ sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt quốc tế và hoạt động chứng nhận có liên quan Bộ Nông nghiệp đã xây dựng tiêu chuẩn thực phẩm xanh để xây dựng thực hành nông nghiệp tốt cho thị trường nội địa Trung Quốc, trong khi đó Chính phủ Trung Quốc và GLOBALGAP đã kết hợp để xây dựng ChinaGAP nhằm cung cấp cho thị trường quốc tế Một bản ghi nhớ đã được ký với GLOBALGAP vào tháng 4 năm 2010 để đề xướng thủ tục quy chuẩn chính thức
Chứng nhận ChinaGAP có 2 mức tiếp cận Giấy chứng nhận hạng hai chỉ cần nông dân tuân theo một số điều bắt buộc chủ yếu trên cơ sở của GLOBALGAP, trong khi đó giấy chứng nhận hạng nhất yêu cầu phải tuân thủ toàn bộ những quy định bắt buộc chủ yếu và thứ yếu Chứng nhận ChinaGAP hạng nhất dự định sẽ tương đương với chứng nhận của GLOBALGAP
Các quy định của Trung Quốc về chứng nhận và công nhận được ban hành tháng 11 năm 2003, Hội đồng nhà nước đã ủy quyền cho Cơ quan Quản
Trang 39lý Cấp chứng nhận và Công nhận (CNCA) để quản lý, thực thi và uỷ quyền trong việc chứng nhận và đào tạo thanh tra viên, cơ quan xét nghiệm và kiểm toán CNCA đã ban hành các nguyên lý, quy tắc và tài liệu tập huấn về ChinaGAP và bắt đầu thí điểm hoạt động chứng nhận và công nhận ở 18 tỉnh của Trung Quốc tính đến giữa năm 2007 [27]
* Bài học rút ra cho Việt Nam
- Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với sản xuất rau VietGAP vai trò quan trọng tạo ra chuỗi các sản phẩm an toàn, cơ chế Nhà nước không làm tốt thì việc quản lý sản xuất an toàn sẽ vô cùng khó khăn và không hiệu quả
- Thứ hai, việc cấp giấy chứng nhận, quản lý giấy chứng nhận, tổ chức liên kết sản xuất theo quy môn lớn như trang trại, hợp tác xã sẽ thuận lợi hơn cho việc quản lý sản xuất an toàn
- Thứ ba, các nước trên thế giới thực hiện tốt quản lý sản xuất rau theo GAP đã luôn coi trọng công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành hàng rau và thực hiện rất tốt công tác quy hoạch, luôn đi trước một bước Sản xuất rau trên quy mô lớn, tập trung có sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý
- Thứ tư, các nước luôn chú trọng tới chất lượng nghiên cứu khoa học đặc biệt là công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào SX&TT rau, đặc biệt là ứng dụng trong sản xuất rau Ở nước ta công tác nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp nói chung còn chưa thực sự được quan tâm chú trọng, chất lượng các nghiên cứu khoa học còn hạn chế, đặc biệt là công tác chuyển giao và ứng dụng nghiên cứu khoa rất hạn chế
1.2.2 Quản lý sản xuất rau VietGAP ở Việt Nam
1.2.2.1 Ban hành các Văn bản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành nhiều các văn bản về quản lý rau an toàn VietGAP nói riêng và rau an toàn nói chung như: Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
Trang 40nghiệp và PTNT về Quy hoạch phát triển rau, quả và hoa cây cảnh đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định 379/QĐ-BNN&PTNT ngày 28/1/2008 ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp cho rau quả tươi an toàn; Quyết định 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn; Thông tư số 49/2013/ TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 về việc hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 về việc quy định kiểm tra
cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1.2.2.2 Các quy trình kỹ thuật
Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành 7 quy trình sản xuất RAT đối với cải bắp, dưa chuột, đậu cô-ve, cà chua, đậu đũa, ngô rau; 01 Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất rau họ hoa thập tự an toàn và 01 Tiêu chuẩn về sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và chế biến
Các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng đã ban hành tổng số 93, trong đó Hà Nội có 26 quy trình; Bắc Ninh có 11 quy trình; Hải Phòng có 30 quy trình; Hải Dương có 3 quy trình; Vĩnh Phúc có 16 quy trình, Tp HCM có
9 quy trình Quy trình cụ thể cho các cây như sau: cà chua có 6 quy trình; xà lách, bắp cải, cải xanh, đậu cô ve, súp lơ mỗi cây có 5 quy trình; Dưa chuột, mướp đắng, cà tím, su hào, hành tỏi mỗi cây có 4 quy trình; các loại cây khác
có 1-2 quy trình [11]
1.2.2.3 Thực trạng sản xuất rau VietGAP
Chi phí để làm rau VietGap cao, trong khi giá bán không tăng; người tiêu dùng chưa phân biệt được rau VietGap, rau an toàn với các loại rau khác khiến cho việc mở rộng diện tích rau đạt tiêu chuẩn chất lượng trên cả nước