Bối cảnh của giải phápTheo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, trong mục tiêu cụ thể đã nêu rất r
Trang 1MỤC LỤC
15 IV Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 2TT Nội dung Viết tắt là
Trang 31 Tên sáng kiến: “Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong một
số bài giảng Sinh học lớp 8, 9 tại trường TH & THCS Tường Thượng 2”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục
3 Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Nam (nữ): Nữ
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên, trường TH &THCS Tường Thượng 2
Điện thoại: 0977427499 Email: nguyenvantm84@gmail.com
Tên đơn vị: trường TH & THCS Tường Thượng 2
Địa chỉ: Tường Thượng – Phù yên – Sơn La
Điện thoại……
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: được thực hiện từ tháng 08 năm
2016 đến hết tháng 01 năm 2018
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 4I Bối cảnh của giải pháp
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, trong mục tiêu cụ
thể đã nêu rất rõ: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS…
Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càngcao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạngkhoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nó tác động một cách toàn diện lên mọiđối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Một trong những trọng tâm của sự pháttriển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của đảng, nhà nước
và của ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là: đào
tạo những con người "lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh
tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việclàm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn
Thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất, trí tuệ, phẩmchất, năng lực, của mỗi con người Nếu các chất dinh dưỡng cần thiết không đủ,không cân đối, không an toàn thì cơ thể bị suy dinh dưỡng, bệnh tật, Chươngtrình nghiên cứu liên quốc gia cũng còn nêu lên những phát hiện về khả năng pháttriển bù ở tuổi vị thành niên, tỷ lệ bệnh tật, sức khỏe sinh sản, trình độ họcvấn liên quan đến dinh dưỡng của thanh thiếu niên Toàn bộ những phát hiện củachương trình nghiên cứu đã được nêu lên trong hội nghị tổng kết vào tháng 5/1994
và đã đưa ra những khuyến nghị chính liên quan đến những nỗ lực của toàn xã hội:Tăng cường sự tiếp cận của thanh thiếu niên với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,tăng cường chế độ dinh dưỡng có bổ sung chất sắt vì thiếu máu là một vấn đề lớncủa thanh thiếu niên cùng với thiếu hụt các vi lượng khác, thực hiện chính sách vàchương trình nhằm tăng năng suất và thu nhập cho người nghèo, phát triển cơ hộiđược học hành cho các em gái Mặt khác, thực phẩm bẩn đang hàng ngày, hànggiờ len lỏi vào từng mâm cơm trong mỗi gia đình, những món ăn nhanh, quà vặtven đường , bao vây trường học…gây nên những căn bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khỏe của con người, làm suy thoái giống nòi
“Dạy con từ thuở còn thơ”, để góp phần giáo dục vệ sinh an toàn thựcphẩm, cùng các cấp chính quyền, các ngành chức năng thực hiện mục tiêu toàn xãhội “nói không với thực phẩm bẩn” có vai trò rất lớn của các nhà trường – nơi nuôidưỡng những mầm non tương lai của đất nước Trong mỗi bài học, người giáo viêncần chú trọng hơn đến việc trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng đưa ra cácnhận định và hành động phù hợp; các em có hứng thú hơn trong học tập, số HShiểu bài ngay tại lớp nhiều hơn, các em say mê hơn, hứng thú hơn hiểu hơn về cácvấn đề thực tế mà toàn xã hội đang quan tâm
- Về không gian: Sáng kiến kinh nghiệm tôi triển khai tìm hiểu, nghiên cứuchủ yếu tại trường TH & THCS Tường Thượng II, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
- Về thời gian: Được thực hiện từ tháng 08 năm 2016 đến hết tháng 01 năm
2018 và có thể tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trong những năm học tiếp theo
Trang 5II Lý do chọn giải pháp
Một trong những hướng đổi mới dạy học ở trường THCS là giảm tính lýthuyết, hàn lâm, tăng tính thực hành, vận dụng (dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực HS) Điều này liên quan với nhiệm vụ phát triển ở HS năng lực nhận thức
và hành động
Môn sinh học là môn khoa học tự nhiên giúp HS tìm hiểu về thế giới sinhvật nói chung và con người nói riêng cung như vai trò của sinh vật đối với conngười Phần lớn lương thực và thực phẩm trong mỗi bữa ăn gia đình là những sinhvật, những sản phẩm mà các em đã được biết đến trong bộ môn sinh học Do vậyviệc liên hệ thực tế vấn đề “thực phẩm bẩn” trong mỗi bài học rất quan trọng giúpcác em bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân, góp phần tuyên truyềngiáo dục ý thức đạo đức trong vấn đề sản xuất thực phẩm an toàn trong toàn xã hội
Qua nhiều năm giảng dạy tại Trường Tiểu học &THCS Tường Thượng II vàsinh sống tại địa phương, tôi nhận thấy nhận thức của người dân nơi đây nói chung
và các em HS nói riêng về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất hạn chế, từ khâu sảnxuất, đến khâu bảo quản, chế biến, mua bán, sử dụng các thực phẩm kém chấtlượng Tuy hậu quả trước mắt chưa nhìn thấy được nhưng trong tương lai không xa
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn dân Hiện tượng phụ huynh cho con emmua, sử dụng các loại quà, bánh, bim bim,… không rõ xuất xứ ngày càng tăng, HS
dù được nhà trường nhắc nhở rất nhiều vẫn không ngừng sử dụng thực phẩm không
an toàn là một mối lo ngại, chăn trở lớn cho nhà trường và toàn thể cán bộ giáo viên
Năm học 2016 – 2017 và năm học 2017-2018 tôi được nhà trường phâncông giảng dạy Sinh học lớp 8 và Sinh học 9 Cuộc sống hiên đại, đã khiến conngười ngày càng trở nên hẹp hòi, ích kỉ Lòng tham lợi ích, tiền bạc đã đẩy nhữngngười nông dân “ thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra “ thực phẩm bẩn” để đápứng nhu cầu tồn tại của nhân loại Đứng trước thực trạng được toàn xã hội quan
tâm tôi mạnh dạn thực hiện SKKN: “Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong một số bài giảng Sinh học lớp 8, 9 tại trường TH & THCS Tường Thượng 2”
Bản thân tôi trên cơ sở kinh nghiệm có được qua thực tế giảng dạy tại trường,kết hợp với việc trao đổi cùng đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài nàyvới hy vọng qua mỗi bài giảng có tích hợp vấn đề trên giúp HS biết sử dụng thựcphẩm sao cho phù hợp và nói không với thực phẩm bẩn, góp phần tích cực hoá hoạtđộng của HS, nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học tại cơ sở
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về những hiểu biết về “vệ sinh antoàn thực phẩm” ở các em HS còn rất hạn chế, nhất là trong giai đoạn hiện nay
“thực phẩm bẩn” đang ngày ngày trà trộn, tràn lan trên thị trường Để góp phầngiáo dục HS, biến nhận thức thành hành động “nói không vứi thực phẩm bẩn”người GV cần tăng cường tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong cácbài học, tiết học có liên quan ở các bộ môn, nhất là bộ môn Sinh học
Trang 6- Phạm vi nghiên cứu: HS HS lớp 8, lớp 9 trường TH & THCS TườngThượng II – huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La.
IV Mục đích nghiên cứu
- Thấy được thực trạng, nguyên nhân dẫn tới việc sản xuất, sử dụng thựcphẩm không an toàn của nhân dân địa phương, HS trường TH & THCS TườngThượng II và đặc biệt là HS lớp 8, 9 còn khá cao
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩmcho HS khi giảng dạy và học tập môn Sinh học lớp 8, 9 phù hợp với đặc thù củatrường, của lớp và đặc điểm HS dân tộc thiểu số - để phát huy tối đa khả năng quansát, nhận biết, phân tích, so sánh, kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượnghọc tập bộ môn; hình thành hệ tư duy về thực phẩm bẩn, cùng cộng đồng hànhđộng “nói không với thực phẩm bẩn” để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật
sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt vì giá thành thường cao, điều kiện sinhhoạt, vệ sinh còn thiếu thốn; trường lại ở xa trung tâm, đường xá đi lại khó khăn,
cơ sở vật chất đã xuống cấp, còn là trường liên cấp, nhưng thầy và trò nhà trường
đã có rất nhiều nỗ lực, cùng khắc phục những khó khăn để phấn đấu thi đua dạy tốt
và học tốt
- Về đội ngũ giáo viên (GV): Tuy giảng dạy ở 1 đơn vị trường còn nhiều khókhăn về cơ sở vật chất, khả năng nhận thức của HS có nhiều hạn chế nhưng Tôiluôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đồng chí trong ban giám hiệu, tổ chuyênmôn, đồng nghiệp cùng trường và cùng ngành… Trường lại có cơ sở vật chất phục
vụ môn học tương đối đầy đủ nên việc áp dụng phương pháp đạt hiệu quả hơn
- Về HS (HS): luôn nhận được sự quan tâm, khích lệ của giáo viên nên ýthức học tập của các em khá tốt, ham học hỏi, có ý thức tự học, tự nghiên cứu, có ýthức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập
- Về cơ sở vật chất phục vụ môn học: có đủ sách giáo khoa (SGK), sách giáo
viên Lớp học, bàn ghế, thiết bị thí nghiệm, tranh vẽ, mô hình đáp ứng tương đốicho việc dạy và học
- Trong những năm qua chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càngđược nâng cao hơn, thể hiện qua các thành tích đạt được về kết quả học tập chungcũng như kết quả học tập bộ môn Sinh học nói riêng
* Những khó khăn, hạn chế:
Trang 7- Về đội ngũ giáo viên:
+ Việc tích hợp đưa các nội dung liên hệ thực tế, mang tính thời sự trongmột số giờ dạy chưa cao nên phần nào còn thiệt thòi cho HS
+ Phương tiện dạy học: để liên hệ thực tế, tạo tình huống có vấn đề giúp
GV, HS thuận tiện giao, nhận nhiệm vụ học tập, đưa ra các tiên đoán, nhận định vềnhững vấn đề mang tính thời sự, tính thực tế trong một tiết dạy với nội dung tíchhợp thì vai trò của công nghệ thông tin rất quan trọng như màn hình, máy chiếu.Nhưng trường mới chỉ có 2 phòng lắp đặt máy chiếu nên việc phục vụ giảng dạycòn hạn chế, nhiều khi giáo viên phải dạy chay dẫn đến ngại đưa nội dung tích hợpVSATTP vào các bài học theo hướng nghiên cứu vì sợ mất nhiều thời gian
+ Khả năng học tập, nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới, chuẩn mới củagiáo viên còn hạn chế và không đồng đều
+ Đồng nghiệp cùng chuyên môn có tay nghề vững còn hạn chế
+ Trong một số bài HS học có nội dung tích hợp bảo vệ môi trường GV đãphần nào liên hệ giáo dục HS về thực phẩm kém an toàn; tuy nhiên nhận thức củacác em HS về VSATTP còn rất hạn chế, dẫn đến lượng HS sử dụng thực phẩmkhông àn toàn còn nhiều, mỗi ngày các em đến trường đều tranh thủ ăn, uống cácthực phẩm rẻ tiền, kém vệ sinh Thầy nhắc cứ nhắc - trò ăn vẫn ăn
- Về HS:
+ Một số em ý thức học tập, tu dưỡng chưa cao
+ Nhận thức giữa các HS trong lớp không đồng đều
+ Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp của một số em còn hạn chế, chưatích cực tư duy, sáng tạo, còn thụ động trong nhận thức; chưa có kĩ năng khai thácthông tin, kiến thức hoặc giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế
+ Thời gian tự học, tự nghiên cứu ở nhà còn ít
+ Lớp học: Trường học liên cấp học 2 buổi trên ngày nên thiếu lớp học chobuổi thứ 2 để bồi dưỡng, ôn luyện, ngoại khóa
+ Phòng thực hành, thí nghiệm: không có
Trang 8- Về phía phụ huynh: ít hợp tác cùng nhà trường để giáo dục con cái, ít có
biện pháp dạy bảo con ở nhà, một số phụ huynh còn quá chiều con, để con trẻ tựlựa chọn thực phẩm hàng ngày - mà tâm lí chung của trẻ em chỉ thích ăn quà, thíchnhững đồ ăn mới, lạ mắt,…), phó mặc hoàn toàn việc học tập và giáo dục con trẻcho nhà trường, cho GV
* Khảo sát tình hình học tập bằng bài viết có câu hỏi vận dụng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của HS:
- Kết quả khảo sát đầu năm học 2016 – 2017
Nhận xét: Qua bảng trên tối thấy số lượng HS giỏi còn rất ít, HS trung bình
còn nhiều và vẫn còn nhiều HS yếu
- Kết quả khảo sát hiểu biết của HS về VSATTP bằng hình thức phỏng vấn nhanh thông qua tiết học:
Để nghiên cứu đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm học sau khi nghiên cứuchọn sáng kiến, bản thân tôi đã tiến hành lập dàn ý, nghiên cứu vấn đề đầu tiên làtiến hành khảo sát hiểu biết của HS lớp 8, 9 về VSATTP thông qua tiết học
+ Ví dụ: GV tranh thủ phỏng vấn HS một số nội dung sau:
? Hàng ngày đi học em thích ăn gì vào bữa sáng?
Kết quả: chỉ khoảng 10% HS được hỏi trả lời là thích ăn xôi hoặc bánh mì,
số còn lại đều thích ăn các loại kẹo, bánh, bim bim, nước ngọt có ga, có màu, có mùi hấp dẫn
? Khi lựa chọn mua các thực phẩm trên em quan tâm đến điều gì?
Kết quả: khoảng trên 80% HS được hỏi trả lời là nó phù hợp với số tiềnmình có, không bị mốc, có mùi thơm là ăn được; gần 20% trả lời là vì em thích
Trang 9? Theo em các loại thức ăn trên có an toàn cho sức khỏe không?
Kết quả: khoảng 70% số HS được hỏi trả lời là em không biết; 10% trả lời là
có, 20% trả lời là không
Từ đó khẳng định mức độ hiểu biết về VSATTP, kỹ năng vận dụng líthuyết vào giải quyết các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống của HS lớp 8, 9còn rất hạn chế
* Nguyên nhân của những khó khăn - hạn chế
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn hạn chế nêu trên, tuynhiên bản thân tôi là người công tác tại trường cũng khá lâu, nhận thấy nguyênnhân chủ đạo quan trọng nhất chính là sự hạn chế về mặt nhận thức từ ngay cácbậc cha mẹ HS, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, tư duy của con cái Các
em không hề có hướng phấn đấu, chây lười trong học tập và rèn luyện, dẫn đếnthiếu các kĩ năng học tập cơ bản, thiếu tích lũy các kĩ năng, kiến thức cho cuộcsống hiện tại và tương lai
Gia đình các em hầu hết rất khó khăn, thu nhập chỉ phụ thuộc vào việc làmnương rẫy, thời gian quan tâm, giáo dục con hầu như không có Nhiều gia đình cả
bố và mẹ đi làm ăn xa hoặc cắm lều trại ở lại ngoài sông, trên nương, gửi con lạicho ông bà trông nom, chăm sóc nên có rất nhiều hạn chế trong việc quan tâm,chăm sóc, uốn nắn trong cách ăn, cách mặc, học hành của con cái hàng ngày, trongkhi ở lứa tuổi HS THCS các em còn rất mải chơi, thích ăn quà vặt, những thứ lạmắt, thường là những thứ không rõ nguồn gốc sản xuất, thực phẩm không antoàn cho sức khỏe
Nhiều HS chưa hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giữ gìn vệsinh an toàn thực phẩm, về mối nguy hiểm của thực phẩm bẩn đối với sức khỏebản thân, gia đình và với chất lượng giống nòi
Các em là con em gia đình nông thôn nghèo nên cũng chưa có điều kiệnmua máy tính, kết nối internet, một phương tiện quan trọng để tự học, tự tìm tòisau giờ học
Thực phẩm không an toàn, không rõ xuất xứ sản xuất vẫn được bày bán rấtnhiều trong các quán nhỏ gần cổng trường, ven đường các em đi học
Việc hiểu tiếng dân tộc, hiểu phong tục tập quán của phần lớn giáo viêntrong trường còn ít, thực sự hiểu được đặc điểm tâm lí của HS chưa nhiều, chưagiành được nhiều thời gian bên các em để giúp đỡ các em
Bản thân là giáo viên trẻ, mới công tác tại 1 đơn vị trường nên ít có điềukiện học hỏi kinh nghiệm
II Nội dung sáng kiến
1 Bản chất của giải pháp mới
Kiến thức sinh học lớp 8 THCS chủ yếu nghiên cứu cấu tạo chức năng, vệsinh cơ thể chưa đề cập đến các thực phẩm cụ thể để cung cấp các chất cần thiết
Trang 10cho cơ thể, Sinh học lớp 9 chưa đề cập đến thực phẩm bẩn có chứa chất gây độtbiến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
Từ đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lí các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể,nguyên nhân cơ chế gây phát sinh tật, bệnh di truyền ở người liên hệ biết được cácchất cần thiết trong thực phẩm cần cung cấp cho cơ thể; Thực phẩm bẩn có chứacác chất độc hại gây bệnh cho con người trong một số bài giảng sinh học lớp 8 vàsinh học lớp 9
Qua mỗi bài học HS nhớ được các chất cần thiết, bổ ích cho từng cơ quantrong cơ thể, giúp cơ thể không bị thiếu chất và phát triển khỏe mạnh, đồng thờibiết tránh xa các thực phẩm có chứa chất độc hại có thể gây ngộ độc hoặc phát sinhbệnh hiểm nghèo mà cả xã hội đang quan tâm Một vấn đề thực tế quan trọng màcác em cần nắm vững trong một số bài giảng có liên quan ở bộ môn Sinh học trong
phạm vi lớp 8 và lớp 9 trường THCS
Cập nhật thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn
đề mà xã hội đang quan tâm đó là thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch trong giáodục VSATTP cho HS, cụ thể:
- Giúp cho HS hiểu bản chất và được liên hệ thực tế trong mỗi bài học
- Có chế độ ăn uống phù hợp đề cơ thể phát triển khỏe mạnh
- Tuyên truyền, giới thiệu một số mô hình sản xuất và sử dụng thực phẩm antoàn để phòng tránh bệnh, tật ở người
- Giúp HS cảm nhận rằng môn sinh học thiết thực, gần gũi với đời sống vàlôi cuốn HS khi học
- Kích thích tính chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê;
HS thấy được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong HS học, góp phần định hướng nghềnghiệp trong tương lai
Để thực hiện được và có hiệu quả mục đích trên, người giáo viên cần nghiêncứu kỹ bài giảng, các loại thực phẩm bổ ích cho mỗi cơ quan trong cơ thể, các thựcphẩm bẩn có chứa chất bảo quản, chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, xác địnhđược kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan đếntừng bài học
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sử dụng vào từng nội dung, từng hoàncảnh cụ thể, để tạo ra sự hứng thú học tập cho HS, phát huy tính sáng tạo, độc lậpsuy nghĩ và tính tự chủ của HS Kiểm tra, đánh giá sự tiếp thu bài của HS, là nguồnthông tin phản hồi nhanh chóng để giáo viên kịp thời điều chỉnh giáo án cho hiệuquả ở các lớp tiết học của các lớp cùng khối tiếp theo Góp phần nâng cao khảnăng hiểu kiến thức học trên lớp có vai trò quan trọng như thế nào đối với các vấn
Trang 11GV đưa ra hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày trên cácphương tiện thông tin đại chúng Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cậpnhật, làm cho HS hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học Giáo viên có thể để
HS tự giải thích rồi là người hỗ trợ khi các em gặp khó khăn để giải toả tính tò mòcủa HS
Cách nêu này thay cho lời giới thiệu bài giảng mới Cách nêu vấn đề này cóthể tạo cho HS bất ngờ vì có thể chỉ là một câu hỏi thực tế hay một vấn đề rất bìnhthường mà hàng ngày HS vẫn gặp nhưng lại tạo được sự mâu thuẫn trong nhậnthức của các em, sự chú ý quan tâm của HS trong quá trình học tập
Ví dụ 1: Để cho phần mở bài được sinh động khi dạy bài 40, Sinh 8: “Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu” giáo viên có thể đưa ra tình huống sau:
Ông trồng chè khoe ông được uống chè từ khu trồng sạch mà nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là chè bẩn để bán Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán Ông bán thịt lợn cũng góp vui vào câu chuyện trên như vậy.
? Em có ý kiến gì về suy nghĩ và việc làm trên của ông trồng chè, người bán rau và ông bán thịt lợn?
HS: 2 – 3 em đưa ra ý kiến (nhìn chung các em đều nêu được mỗi người đều
sử dụng thực phẩm sạch do mình sản xuất ra nhưng lại phải sử dụng những thựcphẩm bẩn mà mình không tự sản xuất được)
GV: Họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”
=> Qua tình huống trên các em thấy “Chúng ta đang giết nhau trong khicảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”, cácthực phẩm bẩn đã và đang làm hỏng dần các cơ quan trong cơ thể trong đó có hệbài tiết nước tiểu Làm gì để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta nghiên cứubài hôm nay:…
Qua đó giáo dục ý thức, đạo đức HS trong việc sản xuất thực phẩm
Ngoài ra chúng ta có thể tích hợp trong bài: “Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh Sinh học 8, Bài 29: Các bệnh và tật di truyền ở người Sinh học 9”.
Ví dụ 2: Để cho phần mở bài được sinh động khi dạy bài: “Vệ sinh hệ vận động” Sinh 8, GV có thể đưa ra một tình huống như sau:
GV: Đưa hình ảnh, tạo tình huống có vấn đề:
Trang 12? Hình ảnh trên cho em biết bệnh gì về xương?
HS: loãng xương dẫn đến xương sống bị cong (gù)
? Để có hệ cơ xương khỏe mạnh chúng ta cần làm gì? Cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để có hệ xương khỏe mạnh phòng chống các bệnh về xương?
Ta đi nghiên cứu bài hôm nay
GV: cần cho HS hiểu được:
Loãng xương là chứng bệnh về xương khớp khá phổ biến thường xảy ra khi
có sự mất cân bằng giữa số lượng xương mới hình thành và số lượng xương cũ bịphá vỡ, khi mật độ khoáng xương của một người bị giảm đi và cấu trúc xương bịthoái hóa làm tăng nguy cơ gãy xương
? Dấu hiệu và triệu chứng của loãng xương là gì?
HS: Gãy xương là một dấu hiệu rõ rệt của chứng loãng xương Sau khixương bị suy giảm nặng thì gãy xương rất dễ xảy ra một cách đột ngột Gãy xươngcột sống có thể dẫn đến tình trạng giảm chiều cao, đau lưng, và biến dạng cột sống.Trường hợp gãy xương hông có thể phải nhập viện và phẫu thuật Ngoài ra cònmột số triệu chứng khác như là đau, vẹo, gù cột sống… như hình mà các em đangquan sát
? Em hãy nêu các biện pháp phòng chống bệnh loãng xương?
HS: Canxi được coi là phần không thể thiếu của hệ xương, canxi đóng vaitrò quan trọng trong sự phát triển của bệnh loãng xương Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng lượng canxi thấp sẽ ảnh hưởng tới khối lượng thấp xương và mất xươngnhanh, dẫn đến tỉ lệ gãy xương cao Bổ xung canxi trong các loại thức ăn như hình