1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CBQL TIỂU HỌC MODUN 3, 7, 11, 18

31 10,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 231 KB

Nội dung

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: a Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằmthực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; b Thực hiện bồi dưỡng

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUẾ VÕ

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN PHỐ MỚI

Trang 2

Họ và tên: Nguyễn Tiến Hải

Ngày, tháng, năm sinh: 15/09/1970

Trình độ chuyên môn: Đại học , chuyên ngành: Tiểu học

Năm vào ngành: 1990

Chức vụ: Phó hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Phố Mới

Căn cứ Thông tư số 32/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềviệc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên TH

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 Của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non,phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 191/PGD&ĐT ngày 25/7/2017 của Phòng Giáo dục vàĐào tạo về hướng dẫn kế hoạch triển khai bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017 -2018

Căn cứ kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên của trường Tiểu học về kế hoạchBDTX đối với GV năm học 2017 - 2018

Trên cơ sở những căn cứ trên, tôi xin báo cáo kết quả BDTX của bản thânnăm học 2017 - 2018.cụ thể như sau:

I NỘI DUNG 1

1 Nội dung bồi dưỡng:

- Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước

- Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Phương hướng nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

- Chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm

2017 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, tráchnhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”

Trang 3

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trungương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bồi dưỡng về đườnglối, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thứccác môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học Cụ thể nhưsau:

- Triển khai nội dung: Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của huyện Quế Võ

- Triển khai nội dung thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

- Triển khai một số văn bản quan trọng của ngành:

+ Luật viên chức số 58/2010/QH12;

+ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về việc tuyển, sử dụng và quản lý viên chức;+ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Thi đua, Khen thưởng

- Các văn bản khác có liên quan được cập nhật trong năm học 2017 - 2018

2 Tự đánh giá:

- Điểm: 10 - Xếp loại: Đạt yêu cầu

I I NỘI DUNG 2

1 Nội dung bồi dưỡng:

a Các văn bản chỉ đạo về giáo dục tiểu học:

- Quyết định số 1955 /QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Banhành Khung kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018.của giáo dục Tiểu học, giáodục phổ thông và giáo dục thường xuyên

- Hướng dẫn số 01/HD-UBND của UBND huyện về Kiểm điểm, đánh giáđối với tập thể lãnh đạo; cán bộ lãnh đạo, quản lý, viên chức, lao động hợp đồng theoNghị định 68

- Thông tư 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổthông và giáo dục thường xuyên

- Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học, phổthông và giáo dục thường xuyên

- Các văn bản khác có liên quan

b Bồi dưỡng chuyên môn:

- Quy chế làm việc trường Tiểu học Thị trấn Phố Mới; quy chế chuyên

môn

Trang 4

- Bồi dưỡng việc dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; tiêu chuẩn đánhgiá trường tiểu học, công tác tự đánh giá sử dụng tài liệu địa phương tỉnh Bắc Ninhđối với các môn Đạo đức lớp 1, 4,5; Lịch sử, Địa lý lớp 4, 5; Âm nhạc lớp 1, 4, 5;

ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy - học (Cách soạn giáo án, thiết kế

bài giảng điện tử, , thiết kế bài giảng elearning, sử dụng giáo án, ……), sử dụng đồ

- Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học

* Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy tổ

Phần 1 Nội dung bồi dưỡng:

Module QLTH 3: Năng lực xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.

I Tự nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng.

Qua nghiên cứu và học tập nội dung III, QLTH 5, với chuyên đề bồi dưỡngthường xuyên về năng lực xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy theo yêu cầu đổi mớiđối với cấp tiểu học Sau khi tự tìm tòi học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp, bản thântôi rút ra một số kiến thức, kỹ năng để làm tốt công tác chỉ đạo ở nhà trường, cụ thểnhư sau:

A Tổ chức bộ máy của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục

Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành theoThông tư số 41/2010/TT-BGD-ĐT

ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhà trường tiểu học bao gồm:

Điều 17 Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường

Trang 5

1 Học sinh được tổ chức theo lớp học Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hailớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiêntrong năm học Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.

Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiềumôn học Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước

2 Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó dohọc sinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong nămhọc

3 Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp cáchoạt động chung

4 Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểmtrường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho học sinh đến trường Hiệu trưởngphân công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểmtrường

Điều 18 Tổ chuyên môn

1 Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bịgiáo dục Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7thành viên trở lên thì có một tổ phó

2 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằmthực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chấtlượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thànhviên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó

3 Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi

có nhu cầu công việc

Điều 19 Tổ văn phòng

1 Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công tác y

tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác Tổ văn phòng có tổtrưởng, tổ phó

2 Nhiệm vụ của tổ văn phòng:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằmphục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dụccủa nhà trường;

Trang 6

b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhàtrường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;

c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quảcông việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

e) Lưu trữ hồ sơ của trường

3 Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi

có nhu cầu công việc

Điều 20 Hiệu trưởng

1 Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí cáchoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng do Trưởng phònggiáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối vớitrường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp

4 Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học đượccán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lícác hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định

5 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thựchiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồngtrường và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trongnhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quyđịnh;

d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tàisản của nhà trường;

e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếpnhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt

Trang 7

kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra,xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và cácđối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham giagiảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chínhsách ưu đãi theo quy định;

h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị

- xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xãhội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộngđồng

Điều 21 Phó Hiệu trưởng

1 Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệmtrước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trườngcông lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhậnPhó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệutrưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm

2 Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu họcphải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệmcác nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :

a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;

b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham giagiảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chínhsách ưu đãi theo quy định

Điều 22 Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

1 Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi làTổng phụ trách Đội) là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếuniên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh

2 Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của ĐộiThiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp

3 Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo dục

và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học

Điều 23 Hội đồng trường

Trang 8

1 Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường

tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyếtđịnh về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụngcác nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảmbảo thực hiện mục tiêu giáo dục

2 Cơ cấu tổ chức Hội đồng trường:

a) Đối với trường tiểu học công lập:

Hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệutrưởng và Phó Hiệu trưởng, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ vănphòng

Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác Số lượng thànhviên của Hội đồng trường từ 7 đến 11 người;

b) Đối với trường tiểu học tư thục:

- Trường tiểu học tư thục có Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là Hội đồngtrường hoặc Hội đồng quản trị có thể đề nghị thành lập Hội đồng trường mở rộng;

- Trường tiểu học tư thục không có Hội đồng quản trị: Nhà đầu tư đề nghịthành lập và tham gia Hội đồng trường

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập:

a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhàtrường trong từng giai đoạn và từng năm học;

b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt độngcủa nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

d) Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghịquyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động củanhà trường

4 Hoạt động của Hội đồng trường tiểu học công lập:

Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm Trong trườnghợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồngtrường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường

để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyềnhạn của nhà trường Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền vàđoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết

Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư

số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng) Quyết nghị của

Trang 9

Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thànhviên có mặt nhất trí Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố công khai.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luậncủa Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại khoản 3 của Điều này.Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thờibáo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp của trường Trong thờigian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theoquyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiệnhành và Điều lệ này

5 Thủ tục thành lập Hội đồng trường tiểu học công lập:

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồngtrường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức,đoàn thể nhà trường giới thiệu, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng giáo dục và đàotạo ra quyết định thành lập Hội đồng trường Chủ tịch hội đồng trường do các thànhviên hội đồng bầu; thư kí hội đồng do Chủ tịch hội đồng chỉ định Nhiệm kì của Hộiđồng trường là 5 năm; hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làmvăn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồngtrường

6 Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trườngđối với trường tiểu học tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt độngcủa trường tư thục thuộc các cấp học phổ thông

Điều 24 Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn

1 Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi nămhọc Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng Các thành viên của hộiđồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Côngđoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, các giáoviên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng

Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đềnghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhàtrường

Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kì và cuối năm học

2 Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng vềchuyên môn, quản lí Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động củacác hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định

Điều 25 Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường

Trang 10

1 Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhàtrường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.

2 Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếuniên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hộikhác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhàtrường thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục

B Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.Giải pháp về quy hoạch:

Tham mưu với các cấp lãnh đạo quy hoạch giáo viên đủ về số lương và đảmbáo về chất lượng theo quy đinh của điều lệ trường trường tiểu học

Lựa chọn các giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giảng dạy,

có tâm huyết với nghề giữ vai trò tổ trưởng, tổ phó để kèm cặp tổ viên, giúp đỡ họthực hiện tốt công tác được giao

Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để tổ chứcchỉ đạo thống nhất, sát sao các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên

Quản lý tốt ngày, giờ công lao động: Nhà trường đề ra và tổ chức tốt quy định

về ngày, giờ công lao động, giờ giấc lên lớp, chế độ nghỉ, có quy định cụ thể về xếploại giáo viên từng đợt thi đua gắn với việc hoàn thành ngày công lao động

2 Các giải pháp về đào tạo bồi dưỡng :

2.2.1 Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức trong đội ngũ giáo viên :

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức củangười giáo viên Đây là vấn đề cốt lõi của con người bởi trình độ tư tưởng chính trị

và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, giáo viên sẽ quán xuyến, chi phối toàn bộ hoạtđộng giáo dục học sinh trong trường tiểu học Vì vậy người trực tiếp xây dựng vàquản lý đội ngũ phải tổ chức cho giáo viên học tập các chỉ thị, nghị quyết, chủtrương, đường lối của Đảng để họ thấm nhuần, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Tổ chức lớp tập huấn hè kết hợp với học tập và bồi dưỡng chính trị cho toànthể cán bộ giáo viên

Đầu năm học ,nhà trường tổ chức học tập nội dung các cuộc vận động như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “ Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh” Chủ đề năm học và nhiệm vụ năm học

Học tập Nội dung quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tưđánh giá xếp loại giáo viên

Trang 11

Học tập các nghị quyết của Tỉnh của Huyện đường lối chính sách của Đảng

và pháp luật của nhà nước

Tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học mới của ngành, của huyện

- Xây dựng kỷ cương, nhiệm vụ thực hiện

- Lấy chuyên đề giáo dục lễ giáo làm thước đo nhân cách cho giáo viên

- Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong trường

- Phát động phong trào “giỏi việc trường đảm việc nhà” yêu cầu cho đăng kýphong trào gia đình văn hoá.Trường giao trách nhiệm cho tổ chức công đoàn chăm

lo đời sống động viên tinh thần cho giáo viên yên tâm học tập công tác,

2.2.2 Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm:

Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên Bồidưỡng kỹ năng sư phạm cụ thể là: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy họctrên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh,đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ, tài liệu giáo dục giảng dạy Đặc biệttrong khi tiến hành triển khai thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học mới, giáoviên cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụngthành thạo các thiết bị dạy học theo đặc trưng của môn học

2.2.3 Bồi dưỡng Nâng cao trình độ chuyên môn qua các chuyên đề, qua thanh tra kiểm tra, qua hội thi giáo viên giỏi, thi làm đồ dùng dùng dạy học.

* Qua các hội thảo chuyên đề

Đầu năm học, nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên thốngnhất về phương pháp lên lớp, hướng dẫn và thống nhất làm hồ sơ sổ sách, Xây dựng

kế hoạch năm học, tháng tuần; trong đó có kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch bảo đảm

an toàn tuyệt đối cho học sinh…Xây dựng các tiết mẫu để giáo viên dự giờ rút kinhnghiệm, học tập

- Tổ chức chuyên đề theo kế hoạch đã đề ra

- Tổ chức thao giảng hàng tháng Góp ý, xếp loại công khai, dân chủ; quy địnhnhững sai lầm thiếu sót mắc phải sẽ không lặp lại ở mỗi thành viên

- Xây dựng các tiết dạy mẫu hay để học tập Qua đó mà chất lượng giảng dạycủa đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên

- Củng cố và bổ sung các thanh tra viên vào đầu năm học Yêu cầu các thanhtra viên phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đã qua giảng dạy có nhiều kinh nghiệmtrong công tác giảng dạy; phải là giáo viên dạy giỏi

* Tổ chức thi giáo viên giỏi;

Hàng năm nhà trường tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường,giáo viên lên lớp 2 tiết ; đồng thời tổ chức thi lý thuyết cho giáo viên Thực tế cho

Trang 12

thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trongviệc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì khi tham gia thi giáo viêndạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn,tìm tòi những phương pháp, biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lênlớp, tạo những tình huống mới lạ để học sinh tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giòhọc.Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi vềchuyên môn nghiệp vụ Cứ sau mỗi lần tổ chức thi số giáo viên tham gia nhanhchóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các bậc cha

mẹ các cháu

*Thi viết sáng kiến kinh nghiệm hay;

- Đầu năm đăng ký đề tài

- Tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm vào đợt chào mừng ngàyNhà Giáo Việt nam 20-11

- Tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm để chọn sáng kiến hay vào cuối năm

- Tổ chức học tập những sáng kiến kinh nghiệm ở tập san

- Bình chọn và khen thưởng những sáng kiến đạt kết quả cao

- Có báo cáo điển hình những sáng kiến hay để học tập Sau mỗi chuyên đềhoặc tổng kết thi đua khen thưởng

Qua việc tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm mà những kinh nghiệm hay

đã được phổ biến áp dụng, chất lượng giảng dạy trong trường ngày một tốt hơn

3.Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:

Tăng cường đầu tư CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làviệc làm góp phần không nhỏ cho sự thành công của công tác này Đầu tư CSVCbao gồm:

Từ đầu năm học, nhà trường lập kế hoach, dự trù kinh phí mua sắm đồ dùng

đồ chơi, cácthiết bị cần thiết cho công tác chăm sóc giáo dục học sinh

Năng động trong việc huy động các nguồn vốn hợp pháp để tạo nguồn vốn tự

có và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này trong việc đầu tư, mua sắm thiết bị, tài liệu đểkhông gừng phát triển thêm nguồn tư liệu cho thư viện nhà trường tạo điều kiệnthuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học và nghiên cứu đềtài Phát huy nội lực, khả năng của giáo viên, duy trì thường xuyên phong trào làm đồdùng dạy học và tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học Đề ra các quy định cụthể trong việc sử dụng, bảo quản, khai thác triệt để các cơ sở vật chất trong dạy họchiện có của trường, lập sổ theo dõi đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học và tư liệu thamkhảo,

Trang 13

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng và ban hành quy định đối với việcsáng tác, làm đồ dùng dạy học, quy trình xét duyệt nghiệm thu đồ dùng Trong việcđánh giá chất lương đồ dùng dạy học được làm ngoài tính chính xác, tiện dụng, phùhợp với nội dung và tính thẩm mỹ nhà trường đặc biệt đánh giá cao các đề tài sángtác có sử dụng đến các loại vật liệu có giá thành thấp, nhất là các loại vật liệu tái chếvừa giải quyết việc hạ giá thành vừa có tính môi trường cao Đồng thời coi kết quảviệc làm đồ dùng dạy học là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáoviên.

4 Tăng cưòng công tác quản lý đội ngũ giáo viên.

4.1 Đảm bảo đội ngũ giáo viên đồng bộ, cân đối:

Để đảm bảo đội ngũ giáo viên đồng bộ về số lượng, chất lượng và cân đối về

cơ cấu để đủ sức thực hiện nội dung giáo dục toàn diện theo đúng chương trình và kếhoạch cần làm tốt một số bước sau :

Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dự kiến được những biến động vềnhân lực có thể xảy ra để có kế hoạch đề nghị bổ sung kịp thời (giáo viên nghỉ chế

độ thai sản )

Phân công giảng dạy phù hợp với năng lực, nguyện vọng của giáo viên đểgiáo viên có điều kiện nghiên cứu và phát huy tối đa năng lực bản thân

4.2 Quản lý tốt hồ sơ lý lịch của đội ngũ giáo viên:

Hàng năm phải tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, lý lịch chuyênmôn cho từng giáo viên Đây là công việc thường xuyên của công tác quản lý cán

bộ, đồng thời cần thực hiện kịp thời khi có giáo viên thuyên chuyển, nghỉ công tác,thay đổi về trình độ, quan hệ thân nhân, Công tác này có vai trò rất quan trọngkhông chỉ với nhà quản lý mà còn có tác dụng rất tích cực đối với toàn bộ quá trìnhhình thành phẩm chất người cán bộ nói chung, người giáo viên nói riêng, vì hồ sơcán bộ vùa như tấm gương phản chiếu chân dung người cán bộ, vừa là động lực đểngười cán bộ phấn đấu không ngừng vươn lên Hồ sơ cán bộ còn đóng vai trò nhưmột kênh thông tin quan trọng để nhà quản lý thu nhận và sử lý thông tin chính xác,phù hợp,

4.3 Thực hiện kiểm tra thường xuyên, đúng nguyên tắc:

Kiểm tra hoạt động dạy và học là bộ phận cốt yếu quan trọng nhất trong quản

lý trường học nó thực hiện những chức năng rất đa dạng, tăng cường kiểm tra, đánhgiá điều chỉnh việc bồi dưỡng giáo viên trong trường

Việc kiểm tra của cấp quản lý đối với giáo viên nhằm 3 mục đích: Nắm bắtthực trạng đội ngũ giáo viên; Đánh giá trình độ nghiệp vụ của giáo viên; Kiểm tra lại

kế hoạch, quyết định quản ký để có các biện pháp điều chỉnh cho thích hợp

Trang 14

Để đảm bảo việc kiểm tra đánh giá được khách quan, chính xác, việc kiểm traphải được tiến hành theo nhiều biện pháp đa dạng, hỗ trợ cho nhau như : Kiểm tratoàn diện, kiểm tra theo chủ đề, chủ điểm, kiểm tra dân chủ hoặc đối chứng, Kiểmtra đột xuất hay có báo trước.

Tạo mọi cơ hôi cho các tổ chuyên môn tự kiểm tra, đánh giá trong tổ Từnggiáo viên kiểm tra lẫn nhau tự đánh giá chính mình

Trong khi thực hiện kiểm tra phải có biên bản ghi rõ nội dung đã kiểm tra, nêubật được những ưu điểm, tồn tại, ngày tháng năm kiểm tra, đánh giá, xếp loại cụ thể.Đây là tư liệu theo dõi hoạt động chuyên môn của từng giáo viên Sau khi trao đổirút kinh nghiệm, biên bản phải có chữ kí của người được kiểm tra (đối với từng loạihình kiểm tra phù hợp)

5.Nâng cao chất lượng quản lý:

Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ gíáo viên trong nhà trường trước hết cầnnâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà trường với những biện pháp cụ thể :

Cán bộ quản lý phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn Nhất thiết phải đạttrình độ từ trung học sư phạm trở lên, có tay nghề vững vàng và phải được trang bịtốt về trình độ lý luận và năm vững kiến thức khoa học tổng hợp Có năng lực phântích tổng hợp, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, cókhả năng thu hút sự đồng tình, ủng hộ của đội ngũ giáo viên trong việc tham gia cácnhiệm vụ giáo dục

Người quả lý phải xác định được mục tiêu, định hướng được hướng đi đúngđắn cho năm học, cho cả một giai đoạn Người quản lý luôn gương mẫu trong mọicông tác, thực sự là người thợ cả đầy tài năng, luôn luôn quan tâm, động viên khích

lệ các thành viên trong tập thể lao động Có tín nhiệm trước tập thể, được tập thể họcsinh, giáo viên, phụ huynh học sinh tin yêu, mến phục

Trong quá trình quản lý ở nhà trường đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựngđội ngũ giáo viên, người quản lý luôn thực hiện tốt các khâu của quá trình quản lýđồng thời luôn quan tâm tới việc thu nhận và sử lý thông tin

Chất lượng giáo viên được nâng cao bao gồm nhận thức tốt mọi đường lốichính sách của Đảng, nhà nước, thấy rõ vai trò vị trí của mình từ đó có ý thức phấnđấu trau dồi nghề nghiệp nâng cao trình độ, kiến thức khoa học, đổi mới phươngpháp dạy học nhằm đạt kết quả cao trong giảng dạy Khi đã có đội ngũ chuấn sẽ tạođiều kiện cho việc quản lý đội ngũ thuận lợi, nhanh chóng đi vào kỷ cương nề nếp.Muốn chỉ đạo tốt guồng máy đội ngũ giáo viên theo một yêu cầu thách thức của thực

tế cần có những nhà quản lý giỏi về chuyên môn,vững vàng về nghiệp vụ quản lý từ

Trang 15

đó sẽ tạo được sự đồng bộ giữa đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý gópphần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của nhà trường.

6 Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường:

Trong tình hình hiện nay, đời sống kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi Songmột số giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và điều kiện làm việc vì vậyphần nào đó ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động của giáo viên Muốn tạo điều kiệnchăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên thì người lãnh đạo phải tiến hành công việc sau:

Phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách bảo đảm quyền lợi vậtchất, tinh thần cho giáo viên như: Thực hiện đúng chế độ lương cho giáo viên theoquy định của nhà nước, chế độ nghỉ hè, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, tiền bồidưỡng dạy bán trú…một cách xứng đáng với công tác và công việc của người giáoviên

Cán bộ quản lý, công đoàn tổ chức đời sống tinh thần cho giáo viên như cáchoạt động thể dục thể thao, tham quan, văn nghệ,… tạo điều kiện về quỹ thời gian,vật chất để giáo viên làm tôt được nhiệm vụ của mình, trang bị đủ sách giáo khoa, tàiliệu tham khảo, đồ dùng dạy học cho giáo viên Việc chăm lo đời sống vật chất, tinhthần, tình cảm trong tập thể nhà trường là một nhiệm vụ, một yêu cầu và cũng làtrách nhiệm của người cán bộ quản lý

7 Đảm bảo được sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng:

Công tác giáo dục trong nhà trường không thể đứng ngoài chính trị mà phục

vụ chính trị Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh dạo toàn diện của Đảng là nguyên tắc cơbản về vấn đề lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới quản lý giáo dục

Mọi chủ trương, chính sách của giáo dục đề ra phải phục vụ đường lối vànhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên phải đựoc tiến hành đồng bộ với việc nâng cao chất lượng Chi bộ Đảng trongnhà trường

Cán bộ quản lý phải tổ chức chặt chẽ các hoạt động của nhà trường dưới sựlãnh đạo của Chi bộ Đảng Chi bộ phải thường xuyên giúp đỡ các nhân tố tích cựctrong đội ngũ giáo viên để họ đủ điều kiện tham gia tổ chức Đảng Tạo điều kiện chogiáo viên phấn đấu rèn luyện để được kết nạp vào Đảng, học sinh hoá đảng viêntrong nhà trường

Đề xuất được các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của bộ máy, đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục

Tự đánh giá:

Ngày đăng: 05/05/2018, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w