Hướng đến mục tiêu đó, các giáo viênchủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề … Cách tổ chức dạy học Cacbon và hợp
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tổ chức ATC21S kết hợp với nhóm gồm 250 nhà nghiên cứu của 60 việnnghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và phân loại kỹ năng cần có của công dântoàn cầu thế kỷ 21 gồm 4 nhóm: nhóm kỹ năng tư duy, nhóm kỹ năng công việc,nhóm kỹ năng làm việc và nhóm kỹ năng sống Vì vậy đổi mới giáo dục, đổi mớiphương pháp dạy và học trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học là điều rấtcần thiết
Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định cần chuyểnđổi mục tiêu giáo dục từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển nhữngnăng lực chung và năng lực chuyên biệt từng môn học để giúp học sinh sống vàphát triển trong xã hội hiện đại
Tuy nhiên, phương pháp dạy học truyền thống hiện nay là phương pháp dạyhọc phổ biến, theo đó nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu là sách giáo khoa và giáoviên Tuy nhiên với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật luôn vượt xa kiến thứccập nhật trong sách giáo khoa,cho dù sách giáo khoa có thay đổi thì cũng chỉ mangtính tương đối Trong điều kiện tối ưu HS chỉ tiếp thu kiến thức hoàn toàn từSGK.Tuy nhiên để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thời đại công nghệ 4.0phát triển như vũ bão đòi hỏi con người thích ứng nhanh, phải có năng lực giảiquyết vấn đề phức hợp đặt ra trong thực tiễn, kiến thức HS phải vận dụng khôngphải là kiến thức của một môn học mà phải là phức hợp kiến thức của nhiều mônhọc và phải luôn được cập nhật và đổi mới, gắn lý thuyết với thực hành, tư duy vàhành động, nhà trường và xã hội, có khả năng sáng tạo, có tính tự lực và tráchnhiệm.Ngoài ra kỹ năng làm việc nhóm, là một trong kỹ năng cần thiết cho HS cóthể làm việc và tồn tại khi ra trường, học phải có năng lực cộng tác, tính bền bỉ ,kiên nhẫn, năng lực phán đoán và đánh giá mới có thể hợp tác thành công tronglàm việc nhóm
Rất nhiều phương pháp tích cực được đề xuất để khắc phục những hạn chế,những điểm chưa phù hợp của phương pháp giáo dục truyền thống như: dạy họcnhóm, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề…Mỗi phương pháp đều có mộthiệu quả nhất định cho mỗi giờ học trên lớp, Trong các phương pháp đó phươngpháp dạy học theo dự án nổi lên vì những điểm mạnh như lấy học sinh làm trungtâm, giúp học sinh liên hệ kiến thức trên lớp các tình huống ngoài lớp Khuyếnkhích áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thế giới thực Hình thành thói quenphát hiện và giải quyết vấn đề Bên cạnh đó,phát triển kỹ năng tự học,kỹ năng làmviệc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông Phươngpháp dạy học dự án giúp thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực, đem kiếnthức gần với thực tiễn đời sống, giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần có
1
Trang 2Trong chương trình hóa học 11, bài Cacbon và hợp chất của cacbon là hai
bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn Mặt khác bài học có liên quan đến cácmôn học khác như sinh học, vật lí, địa lí, giáo dục công dân Thực hiện định hướngđổi mới, khi dạy học Cacbon, nhiều các giáo viên đã dựa vào đặc trưng bài học đểtruyền tải kiến thức về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của nó qua đó hình thànhphẩm chất năng lực cần thiết cho học sinh Hướng đến mục tiêu đó, các giáo viênchủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
nhóm, nêu và giải quyết vấn đề … Cách tổ chức dạy học Cacbon và hợp chất của cacbon theo hướng quen thuộc lâu nay chưa chú ý đến sự khác biệt về năng lực và
sở thích của mỗi học sinh trong tiếp thu kiến thức; chưa kích thích được hứng thúhọc tập của người học; chưa phát triển được khả năng sáng tạo, năng lực giải quyếtnhững vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc nhóm, năng lực đánh giá… Vàquan trọng nhất là chưa gắn giá trị của bài học cacbon và hợp chất của cacbon vớicác môn học khác, với việc thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
Vì vậy, chúng tôi đã có tìm tòi nghiên cứu và đề xuất một hình thức tổ chứcdạy học đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lựchọc sinh khi dạy chuỗi bài học cacbon và hợp chất của cacbon, góp phần đổi mớiphương pháp dạy học Hóa học phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại chúng tôi đã
tiến hành chọn đề tài: " Dạy học bài cacbon và hợp chất của cacbon theo hình thức dự án – Hóa học 11- THPT"
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương Cacbon- silic (hóahọc 11- THPT) nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tíchcực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ nănghợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU 1 Đối tượng
- Quá trình dạy học môn hóa học chương cacbon silic trong dạy học hóa học
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 10 năm
2018 IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
2
Trang 3Nếu vận dụng DH theo dự án vào bài giảng trong chương trình hóa 11 sẽ làmtăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốnhọc sinh hơn Mặt khác, góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủđộng học tập của học sinh Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả họctập bộ môn cao hơn góp đồng thời đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo,
có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm,có kỹ năng công nghệ thông tin
V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận: Tổng quan các phương pháp đổi mới dạy học,phương pháp dạy học theo dự án
Thiết kế 1 số giáo án thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học theo dự
án phù hợp với chương trình và trình độ của học sinh
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng phương pháp dạyhọc theo dự án kế từ đó khẳng định phương pháp dạy học theo dự án là hướng tíchcực để đa dạng hình thức dạy học trong nhà trường, khắc phục các điểm hạn chếcủa phương pháp dạy học truyền thống
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học,phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học theo dự án
Nghiên cứu về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa THPT, Quansát, dự giờ thăm lớp trao đổi với học sinh và giáo viên Khảo sát kết quả học tậpcủa học sinh Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
VII ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
- Xây dựng dự án bài cacbon và hợp chất của cacbon để dạy học hóa học lớp
11 Dự án được thiết kế theo các bước đi cụ thể: chọn đề tài, xây dựng đề cương, thực hiện dự án, thu thập kết quả, đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên hóa học triển khai nội dung dạy học dự án
VIII CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Trang 4PHẦN II NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
1.1.1 Định hướng chung
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh mẽ, ởtất cả các lĩnh vực Đất nước ta cũng đang hòa nhập chung với xu thế của toàn cầu,đứng trước nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ kinh tế, học hỏi văn minh của nhânloại nhưng cũng phải chấp nhận sự khốc liệt trên chiến trường toàn cầu Để bắtnhịp được với xu thế của xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực trênthế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt, năng động, sáng tạo Từ thực tế đó,giáo dục Việt Nam cũng từng bước đổi mới về phương pháp dạy học nhằm pháthuy tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ đó góp phần đào tạonguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước Với quan điểm trên, các phươngpháp dạy học đang được hoàn thiện và đổi mới theo hướng dạy học tích cực
1.1.2 Những định hướng dạy học hóa học hiện nay
- Dạy và học thông qua hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyệnphương pháp tự học.Phát huy tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềmnăng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễnluôn đổi mới
- Tăng cường hoạt động cá nhân, phối hợp học hợp tác Trong mối quan hệtương tác thầy- trò, trò- trò, người học không chỉ học qua thầy mà còn học được từbạn, sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ phát huy tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở ngườihọc, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động vớithực tiễn luôn đổi mới đồng thời hình thành và phát triển năng lực người học tổchức, điều khiển, lãnh đạo, kỹ năng hợp tác, thuyết trình, giao tiếp trình bày….tạomôi trường học tập thân thiện
- Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cưộc sống, sản xuất luôn biến đổi
- Chuyển dần trọng tâm phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, táihiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa- cá thể cao độ tiến lên theonhịp độ cá nhân
- Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp các phương pháp phức hợp
- Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại tạo ra tổ hợp phương pháp dạy học có dùng kĩ thuật
- Chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù của môn học
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường học và môn học
1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực
- Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ
4
Trang 5- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị cho họ thích ứng với đờisống xã hội.
- Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là dạy cách học
- Phẩm chất cần phát huy ở người học là tính chủ động
- Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện
- Dạy và học coi trọng tìm tòi Việc hướng dẫn học sinh tìm tòi giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và các em có thể học qua hoạt động
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Tự đánh giá là 1 hìnhthức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần mình thực hiện với mục tiêu của quátrình học tập Học sinh sẽ học cách tự đánh giá nỗ lực và tiến bộ, những điểm cầnhoàn thiện.Đó cũng là năng lực cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sông
1.2 Dạy học theo dự án
1.2.1 Khái niệm dạy học theo dự án
Dự án được hiểu là 1 dự định, một kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện, tài chính, nhân lực và các nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra
Dạy học theo dự án là hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một
nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết, thực tiễn và thực hành, có tạo rasản phẩm để giới thiệu Nhiệm vụ này được người học tự lực cao trong toàn bộ quátrình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch thực hiện dự án, kiểm tra, điềuchỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.Làm việc nhóm là hình thức cơ bảncủa dạy học dựa án
Trong dạy học dự án, các hoạt động học tập mang tính thiết thực, liên quanđến nhiều kiến thức của nhiều môn học, lấy người học làm trung tâm, gắn kiếnthức nhà trường với kiến thức của đời sống thực tiễn.Dự án là 1 bài tập tình huống
mà học sinh phải giải quyết bằng kiến thức của bài học, đặt người học vào tìnhhuống có vấn đề nhưng đòi hỏi sự tự lực, sáng tạo của người học.Người học đượclựa chọn chủ đề, tự đặt vấn đề nghiên cứu, đồng thời lập kế hoạch, nghiên cứu, tìmkiems, tổng hợp khái quát, xử lý thông tin….Từ đó đem lại cơ hội học tập kiếnthức sâu và rộng, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với những tìm tòi khám phá củachính mình, học sinh sẽ được phát triển các năng lực một cách tự nhiên đầy hứngkhởi
1.2.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án
Người học là trung tâm của dạy học dự án
- Tính phức hợp: Nội dung dự án mang tính phức hợp nhiều tri thức Ngườihọc không chỉ lắng nghe, ghi nhớ mà cần thu thập thông tin từ rất nhiều nguồnkhác nhau, rồi phân tích tổng hợp, đánh giá tự rút ra tri thức cho Ngoài ra ngườihọc được tăng cường nhiều kỹ năng trong quá trình thực hiện dự án thông qua hoạtđộng thực hành, sử dụng công nghệ thông tin, mạng internet…
- Tính định hướng hành động: Trong dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, khảnăng, hứng thú của người học, ngoài ra hứng thú của người học cần được tiếp tụcphát triển qua quá trình thực hiện dự án
5
Trang 6- Tính tự lực cao cúa người học: Trong dạy học theo dự án người học tíchcực tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học từ việc lựa chọn chủ đề, xácđịnh mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra đánh giá Giáo viênchỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực tự lực ,tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học.
- Tính hợp tác trong hoạt động: Học sinh phải tiến hành làm việc theo nhóm.Người học tham gia có tổ chức, có sự phân công, sự chịu trách nhiệm và phối hợpvới các thành viên khác, với giáo viên và những người hỗ trợ
- Tính định hướng thực tiễn: Để hòa nhập học đường với thực tế sống động,chủ đề của dự án thường gắn với cuộc sống hằng ngày, trong quan hệ với với cáctình huống cụ thể mà học sinh gặp phải Quá trình thực hiện đòi hỏi người học phảikết hợp lý thuyết và thực hành, vận dụng kiến thức vòa hoàn cảnh cụ thể Do đóthu hút được sự quan tâm của học sinh, mang lại hứng thú và sự trải nghiệm mới,nâng cao ý thức của học sinh với cộng đồng
- Tính định hướng sản phẩm: Dạy học dự án phải hướng đến giải quyết cácvấn đề thực tiễn Sản phẩm học tập cũng chính là kết quả của dự án sẽ đem lại lợiích chi xã hội và được đưa vào sử dụng
1.2.3 Các hình thức dạy học theo dự án
Dạy thọc theo dự án có thể phân loại theo nhiều cơ sở khác nhau
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của dự án
+ Dự án về giáo dục
+ Dự án về môi trường
+ Dự án về văn hóa
+ Dự án về kinh tế
- Phân loại theo chuyên môn:
+ Dự án trong một môn học: Trọng tâm nằm ở một môn học
+ Dự án liên môn: Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau
+ Dự án ngoài chương trình : Là dự án không phụ thuộc trực tiếp vào cácmôn học
- Phân loại theo quy mô: Người ta phân các dự án nhỏ, vừa , lớn dựa vào:
Thời gian, chi phí, số người tham gia, phạm vi tác động Thường phân loại dự án
dự vào quy mô thời gian
+ Dự án nhỏ: Thực hiện trong 1 số giờ học, có thể 2- 6 giờ học
+ Dự án trung bình: Dự án trong 1 số ngày, thường giới hạn 1 tuần hoặc 40giờ học
+ Dự án lớn: Thực hiện với thời gian lớn, trên 1 tuần và có thể kéo dài nhiều tháng
- Phân loại dựa vào tính chất của công việc:
+ Dự án “tham quan và tìm hiểu”
Ví dụ: Dự án tham quan và tìm hiểu 1 quy trình sản xuất, dịch vụ: Thamquan nhà máy sản xuất rượu bia, đồ gốm Tham quan và tìm hiểu sử dụng khí oxitrong bệnh viện
6
Trang 7+ Dự án “thiết lập một cơ sở sản xuất kinh doanh”
+ Dự án “nghiên cứu và học tập”
Ví dụ: Dự án Xác định pH của đát trồng Dự án khảo sát môi trường chăn nuôi, trồng trọt…
+ Dự án “tuyên truyền, giáo dục, quảng bá sản phẩm”
Ví dụ : Dự án tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường: Giới thiệu cho nông dân cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý
+ Dự án “tổ chức, thực hiện các hoạt động xã hội
” Ví dụ: Dự án trồng và bảo vệ cây xanh
1.2.4 Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án
- Vai trò của giáo viên
Trong môi trường dạy học theo dự án, giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ
và tạo động lực thúc đẩy vai trò tự chủ của học sinh, gắn sự chủ động của học sinhtrong việc giải quyết nội dung bài học Giáo viên chịu trách nhiệm tư vấn và giúphọc sinh giải quyết vướng mắc chứ không phải giải quyết hộ cho học sinh Nănglực và vai trò của giáo viên không chỉ là các chỉ dẫn mà còn là cung cấp sản phẩmmẫu, các tài liệu tham khảo, các nguồn thông tin, cách chuyển giao công việc, quátrình đánh giá đối với học sinh
Trong lớp học truyền thống, giáo viên nắm vững tất cả các kiến thức vàtruyền tải đến tất cả học sinh Với mô hình dạy học theo dự án, giáo viên đóng vaitrò là người tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh làm việc, một người tư vấn, cộngtác Đồng thời, giáo viên phải tập trung hơn vào việc tạo cơ hội học tập, tiếp cậnthông tin, làm mẫu, hướng dẫn, không ngừng học hỏi nâng cao năng lực trau dồivốn hiểu biết không chỉ giới hạn trong một môn học mà còn liên môn và các lĩnhvực khác
- Vai trò của học sinh:
Với mô hình này học sinh là trung tâm của quá trình học, là người chịu tráchnhiệm chính Học sinh tự lập kế hoạch, tự định hướng quá trình học, hợp tác giảiquyết vấn đề, tự kiểm tra đánh giá
Học sinh đóng vai trò là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề khácnhau trong xã hội, hoàn thành vai trò của mình dựa vào kiến thức, kỹ năng nhấtđịnh Chính vì vậy, dạy học dự án trở nên thực và hữu ích, hấp dẫn học sinh
Học sinh được giao nhiệm vụ phức hợp nhưng cụ thể, bám sát với kiến thứccủa chương trình với kiến thức trong chương trình, có phạm vi liên môn và kiếnthức cuộc sống, qua đó rèn luyện kỹ năng sống cho mình
Học sinh tự quyết định cách tiếp cận của mình đối với mỗi nhiệm vụ đượcgiao.Đồng thời có trách nhiệm hoàn thành và báo cáo sản phẩm Học sinh phải thamgia tích cực và giữ vai trò chính trong trong tất cả các khâu của quá trình học tập
Giai đoạn cuối cùng trình bày trong sản phẩm là một việc giai đoạn quantrọng thể hiện kết quả của quá trình làm việc và sự tiến bộ của bản thân học sinhđồn thời thể hiện sự sáng tạo, khả năng quyết định vấn đề của mình
7
Trang 81.2.5 Quy trình dạy học theo dự án
Có nhiều cách tổ chức thực hiện, nhiều giai đoạn khác nhau: Tùy thuộc vàomỗi dự án, không gian thời gian hoàn cảnh Quy trình ở đây chỉ mang tính tươngđối Có 2 giai đoạn chính
1.2.5.1 Giai đoạn chuẩn bị
Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án hiệu quả
- Lựa chọn nội dung học tập: Phạm vi một môn hay liên môn
- Lựa chọn chủ đề cho học sinh nghiên cứu
- Tài liệu: Có sẵn hay giáo viên cung cấp,thư viện, mạng internet, bạn bè…
- Các công cụ hỗ trợ: phần mềm máy tính, máy ảnh, máy quay phim, ghiâm…
Bước 2: Thiết kế bài học theo dự án
* Thiết kế mục tiêu: theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình và
những kỹ năng tư duy bậc cao
*Thiết kế bộ khung câu hỏi: 3 dạng
+ Câu hỏi khái quát: Câu hỏi có tính mở rộng, có tính liên môn, đề cập đến ý tưởng lớn, khái niệm…
+ Câu hỏi bài học: Thể hiện mức độ hiểu, những khái niệm cốt lõi của
dự án, có đáp án mở, lôi cuốn học sinh khám phá ý tưởng cụ thể đối với từng chủ
đề, môn học, bài học
+ Câu hỏi nội dung: Mang tính thực tiễn cao, bám sát chuẩn và mụctiêu, đề ra giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì” , ” ở đâu”…giúp học sinh tập trungnhững thông tin sát với chủ đề và mục tiêu bài học
* Lập kế hoạch thời gian thực hiện dự án:
Thời gian dự án tùy thuộc vào quy mô và nội dung của dự án: Thuộc chương trình chính khóa, ngoại khóa hay ngoài giờ lên lớp
Đối với bài thuộc chương trình chính khóa dạy trong 1 đến 2 tiết thì thường thời gian cho mỗi dự án là 2 tuần
GV gợi mở tình huống dự án; sử dụng câuhỏi định hướng để HS thảo luận, hình thành
ý tưởng dự án; tạo hứng thú và kích thích
sự tò mò, ham hiểu biết của HS
Chia nhóm, HS xác định mục tiêu, xác Dự kiếnTriển khai định sản phẩm dự kiến, kế hoạch thời gian, thời gian
phân công nhiệm vụ GV lưu ý HS đến kĩ
dự án
năng hoạt động nhóm hiệu quả
HS báo cáo kế hoạch thực hiện GV nhậnxét, góp ý
8
Trang 9GV hướng dẫn HS thảo luận đưa ra tiêu chíđánh giá sản phẩm.
HS tiến hành thu thập thông tin, xử lí thôngtin và xây dựng sản phẩm
GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện, đưa Dự kiến thời
Thảo luận, chính xác hóa kiến thức trọngphẩm
tâm
Rút kinh nghiệm
* Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá dự án:
- Đánh giá dự án: Nên tập trung vào những câu hỏi như : học sinh hướng đếnmục tiêu học tập như thế nào? Học sinh sử dụng những kỹ năng tư duy nào?Liệu học sinh có nâng cao khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt hơn hay không?
- Đánh giá học sinh: là một sự khẳng định và công nhận kết quả, công sứclàm việc của HS.Bao gồm đánh giá sự cộng tác trong quá trình thực hiện dự án vàđánh giá sản phẩm của nhóm
+ Điểm đánh giá sự cộng tác: do GV chấm cho mỗi HS thông qua theodõi sự tham gia, cộng tác của HS đó và thông qua điểm đánh giá sự cộng táccủa nhóm trưởng đối với từng thành viên và qua điểm tự đánh giá của HS
Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi nhóm trưởng được yêu cầu ghi lại
sự phân công nhiệm vụ và theo dõi mức độ tham gia và hoàn thành nhiệm vụcủa các thành viên trong nhóm Từ đó, nhóm trưởng sẽ đánh giá sự tham giacủa thành viên dựa trên tiêu chí đánh giá sự cộng tác Mỗi HS cũng tự đánh giá
sự tham gia của bản thân
+ Điểm sản phẩm: là điểm của phần báo cáo của nhóm cùng với sản phẩmcủa nhóm
Trang 10+ Điểm cuối cùng cho mỗi HS: là trung bình cộng của điểm đánh giá
viên khác (2 điểm) khác thành viên khác
điểm)Hoàn thành tốt Hoàn thành Hoàn thành Không hoàncác nhiệm vụ đã nhiệm vụ có thành nhiệm vụ;
Chia sẻ nhiều ý Chia sẻ ý kiến Thỉnh thoảng Không chia sẻ ýkiến, đóng góp khi được đề chia sẻ ý kiến kiến
nhiều thông tin nghị(4 điểm) (2 điểm) (1 điểm) (0 điểm)
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm
tối đa đánh giá
Kiến thức chính xác, đầy đủ, khoa học 10Nội dung Thông tin phong phú, hấp dẫn, bổ ích 10
Đảm bảo tính hệ thống và logic 10Nguồn tài liệu tham khảo đa dạng 10
Trang 11* Thiết kế tình huống dự án
- Tình huống dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng kiến thức theo nội dung bài học
- Dự án là vấn đề hướng đến thế giới thực phát sinh nhiều giả thuyết, cần
sự nỗ lực giải quyết của người, phù hợp với mục tiêu học tập
- Được xây dựng trên kiến thức và kĩ năng sẵn có, thúc đẩy sự phát triển
và khả năng nhận thức của học sinh
- Khi thiết kế ý tưởng dự án, nên chú ý đến các vấn đề thực tế và các vấn
đề mà học sinh muốn tìm hiểu
1.2.5.2 Tổ chức học sinh học theo dự án
*Xác định nội dung của bài dạy
- Nội dung của bài dạy được xây dựng trên mục tiêu của bài và kĩ năng, phẩm chất tư duy bậc cao mà giáo viên mong muốn hướng tới
- Nội dung của bài dạy định hướng cho các chủ đề và tiểu chủ đề mà họcsinh sẽ nghiên cứu trong dự án
* Tổ chức thực hiện dự án
Bước 1: Triển khai dự án : Quyết định chủ đề nghiên cứu.
- Quyết định chủ đề dự án: Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được đề xuất chủ
đề, xác định mục tiêu của dự án Chủ đề gắn với một ý tưởng liên quan đến nộidung học tập gắn liền với thực tiễn mà học sinh quan tâm yêu thích
- Xác định các tiểu chủ đề, xác định vấn đề nghiên cứu cụ thể Giáo viênhướng dẫn học sinh làm việc nhóm theo kỹ thuật động não để xác định các tiểu chủ
đề từ ý tưởng lớn ban đầu
Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thành lập nhóm
- Học sinh lựa chọn các tiểu chủ đề yêu thích,thành lập các nhóm,phân công nhóm trưởng thư kí của mỗi nhóm
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, phân côngnhiệm vụ…dưới sự hướng dẫn của giáo viên, xác định những việc cần làm, thời gian
Dự trù vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành, phân công công việc Có thể sửdụng kĩ thuật 5W1H trong đó tại sao, như thế nào là câu hỏi quan trọng nhất
- Làm bảng phân công nhiệm vụ: tên thành viên, nhiệm vụ, thời gian hoàn thành
- Lưu ý học sinh : Các nội dung kiến thức cần sự chính xác – khoa học,phân tích – tổng hợp thông tin nên giao cho các bạn khá giỏi; Phần thiết kế vàtrình bày sản phẩm giao cho những bạn có năng khiếu về thẩm mỹ; năng khiếu
11
Trang 12thuyết trình Trong nhóm cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhau hình thành các kĩnăng cần thiết như tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin…
- GV định hướng HS lập sơ đồ tư duy,cách thuyết trình, cách làm các tròchơi…, cách phân công nhiệm vụ, xác định sản phẩm dự án, những công việc cầnlàm để hoàn thành công việc.Cung cấp công cụ đánh giá và bộ tài liệu hỗ trợ
- Mỗi học sinh phải thực hiện nhiệm vụ các nhân và nhiệm vụ trong hoạt động nhóm
+ Thực hiện nhiệm vụ cá nhân: Tất cả học sinh tự nghiên cứu mục tiêu,
nôi dung của bài học theo câu hỏi gợi ý của giáo viên Thu thập tài liệu Đónggóp ý tưởng và cách giải quyết nhiệm vụ cho nhóm
+ Thực hiện nhiệm vụ nhóm: Sau khi học sinh lựa chọn chủ đề ở các nhóm,
Các thành viên của nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ nhóm theo kế hoạch đã đề ra vàcùng làm ra sản phẩm của dự án qua kiến thức lý thuyết và các phương án đượcthử nghiệm trong thực tiễn
Bước 3: Thực hiện dự án
Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra cho nhóm và cánhân Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt độngthực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau.Kiến thức lý thuyết, phương án giải quyết vấn đề được thực nghiệm qua thực tiễn.Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra
Bước 4: Trình bày sản phẩm của dự án
Kết quả của dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo, bàibáo…Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tọa ra qua hoạt động thựchành, cũng có thể được trình bày dưới các hành động phi vật chất Sản phẩm cóthể được trình bày giữa các nhóm, có thể được giới thiệu trong nhà trường vàngoài xã hội
Bước 5: Đánh giá của dự án:
Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án tiếp theo
Việc phân chia các bước chỉ mang tính tương đối Trong thực tế chúng cóthể đan xen lẫn nhau Việc kiểm tra điều chỉnh có thể được thực hiện các tất cả giaiđoạn của dự án nếu cần thiết
1.2.6 Những ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án
12
Trang 131.2.6.1 Những ưu điểm của dạy học theo dự án
- Có thể đáp ứng những kĩ năng về cuộc sống và nghề nghiệp : linh động vàkhả năng thích nghi, tính chủ động và tự định hướng, các kĩ năng giao tiếp xã hội
và giao tiếp xuyên văn hóa, năng suất làm việc và khả năng lãnh đạo
`- Làm cho việc học tập ở nhà trường gắn với thế giới thật hơn
- Giúp cho học sinh có những cách khác nhau khi giải quyết cùng 1 vấnđề.Thúc đẩy học sinh suy nghĩ sâu hơn khi họ gặp các vấn đề khác nhau.Phát triển ởhọc sinh kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.Tạo điều kiện cho học sinh tự tìmhiểu chính mình, tự khẳng định mình qua việc trực tiếp giải quyết vấn đề, thông quatrao đổi, tranh luận.Phát triển tư duy bậc cao và kỹ năng sống cho người học
- Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau cùngđược phát triển, tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập củahọc sinh thông qua hoạt động nhóm và hướng tới sự phát triển toàn diện Nhiệm vụhọc tập được rải đều cho toàn bộ học sinh Khắc phục sự nhồi nhét kiến thức, giảm
áp lực căng thẳng, tạo hứng thú cho người học Tạo điều kiện tốt cho học sinh cảnão trái và não phải cùng hoạt động
- Dạy học dự án mang lại cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hợp tác với đồng nghiệp, đem lại cơ hội xây dựng mối quan hệ với học sinh
1.2.6.2 Những nhược điểm của dạy học theo dự án
- Đòi hỏi nhiều thời gian, không thích hợp với kiến thức lý thuyết có tính hệthống.Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp
- Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng
- Dự án không khuyến khích thực hiện vào phần kiến thức then chốt đượcchỉ định phải truyền đạt thật chính xác, đầy đủ cho người học Vì vậy giáo viên cóthể chọn nội dung có tính thực tiễn để dạy theo mô hình này
- Dự án cần sự tích hợp công nghệ thôn tin đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ bản về tin học
- Không có phương pháp nào là tối ưu nên trong dạy học chúng ta cần kếthợp nhiều phương pháp sao cho có thể phát huy được điểm mạnh và hạn chế cácnhược điểm.Giáo viên càn lựa chọn những kiến thức phù hợp để áp dụng hình thứcdạy học theo dự án
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1
Trang 14* Về chương trình học
Tìm hiểu thực tế dạy học chương trình hóa học lớp 11 ban cơ bản ở trườngphổ thông bằng cách khảo sát lấy ý kiến 24 giáo viên giảng dạy môn Hóa cáctrường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Trường THPT Hà Huy tập, Trường THPT
Nam Đàn 1 về chương trình sách giáo khoa Câu hỏi như sau: Anh chị có nhận xét gì về chương trình hóa học trong SGK ? và đã nhận được các ý kiến sau:
Môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ vai trò quan trọng trongviệc hình thành và phát triển trí dục của học sinh Mục đích của môn học là giúpcho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức,hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực hành của hóahọc Học hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết phươngtrình hóa học của các phản ứng mà học hóa học còn để biết được những ứng dụngphong phú và thiết thực của hóa học vào cuộc sống Ngoài ra còn là môn học cầunối với các môn khoa học tự nhiên khác như vật lí, địa lí, sinh học
Tuy nhiên về chương trình hóa học trong sách giáo khoa:
- Nặng về lí thuyết, những kiến thức thực tế chưa nhiều Điều này làm giảmhứng thú của học sinh với môn học Khi các em được hỏi về những kiến thức thực tếthì rất hiếm khi các em có câu trả lời
-Chủ yếu đưa ra mặt tích cực (những ứng dụng) của các chất, các phảnứng…, còn về tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và giải phápcho vấn đề này thì rất ít đề cập Riêng phần ứng dụng của các chất cũng thườngtrình bày ngắn gọn, chung chung, trừu tượng, đôi khi sơ sài nên sự nhận thức vềtầm quan trọng của các chất và ý nghĩa của môn hóa học ở các em còn hạn chế
-Những thông tin khoa học mới và những vấn đề mang tính thời sự có liênquan đến bộ môn không được cập nhật kịp thời vào chương trình hoặc có cập nhậtnhưng chỉ mang tính tương đối Chính vì vậy, một số kiến thức trong SGK sẽkhông còn phù hợp Điều đó làm cho ý nghĩa của việc học trở nên kém hấp dẫn vàkhó thuyết phục học sinh
- Nội dung môn học chưa chú trọng rèn những kĩ năng mềm và kĩ năng sốngcho học sinh Học sinh chưa thấy rõ mối liên quan mật thiết của môn hóa với cácmôn học khác
* Thực trạng học tập của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh tôi đãphỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp cho học sinh lớp 11 của trường THPT Nam Đàn 1,
14
Trang 15THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Hà Huy Tập để các em nêu cảm nhận, ý kiến
của mình khi học bài Cacbon, hợp chất của cacbon Nội dung câu hỏi là: Cảm nhận của em sau khi học xong Cacbon và hợp chất của cacbon? Kết quả thu được như sau:
+ Đa số chú trọng phần kiến thức để vượt qua các kì thi và đạt thành tích cao trong các kì thi
+Học trong không gian bó hẹp nhà trường, ít tiếp cận thực tiễn Mặc dù học sinh có quan tâm đến tiết học này nhưng không mấy hứng thú, đam mê
` + Kiến thức mà HS tiếp thu phần lớn do GV truyền thụ, rất nhanh quên khi
HS chuyển sang học phần khác
+ Chưa vận dụng hoặc ít vận dụng kiến thức bài cacbon và hợp chất của cacbon trong thực tiễn cuộc sống
* Đối với giáo viên
- Tìm hiểu về quá trình dạy của giáo viên khi dạy hóa học lớp 11 nói riêng vàmôn hóa học THPT nói chung bằng cách phỏng vấn và dùng phiếu điều tra 24 giáoviên các trường THPT Huỳnh Thúc Kháng , THPT Hà Huy Tập, THPT Nam đàn Ivới nội dung câu hỏi:
Anh chị đã dùng phương pháp nào để tổ chức DH bài cacbon và hợp chất của cacbon ?Anh (chị) có hài lòng về phương pháp dạy học mà mình sử dụng không?
1
Trang 16Kết quả thu được như sau
Bảng mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học hoá học bài cacbon và hợp chất của cacbon
Mức độ sử dụng (%) Phương pháp dạy học Thường Thỉnh Hiếm Không
tt Năm học Trường khảo sát Hiệu quả giờ dạy
Hài lòng Chưa hài lòng
Phân tích kết quả điều tra và khảo sát cho thấy
- Hiện nay các GV đã hạn chế việc đọc – chép, dạy học theo phương phápthuyết trình, chuyển sang các hình thức dạy học tích cực, tuy nhiên đôi lúc chưathực sự hài lòng với các phương pháp đã sử dụng Vẫn còn hiện tượng truyền tảikiến thức một chiều, áp đặt kiến thức, ít gây hứng thú
-Việc tổ chức hoạt động nhóm đôi khi còn mang tính hình thức, chưa có kĩnăng , mặt khác do giới hạn thời lượng nên hiệu quả hoạt động nhóm chưa cao,
1 6
Trang 17thường là một học sinh hoặc một số ít học sinh làm việc, không kiểm soát được sốhọc sinh không tham gia vào hoạt động nhóm.
-Sử dụng PPDHDA còn rất ít, phần lớn GV chưa thực sự nắm rõ và biết cáchiệu quả mà phương pháp dạy học dự án mang lại Một số ít GV đã sử dụng nhưngchưa triệt để Phần lớn giáo viên đã có sự đầu tư giáo án cho tiết dạy chủ yếu chỉchú trọng phần kiến thức trọng tâm của bài, có khai thác kiến thức thực tiễn nhưngchưa nhiều, chưa sâu vì không đủ thời gian trong tiết học và ưu tiên đầu tư chophần kiến thức liên quan đến thi cử của học sinh hơn
* Về tài liệu tham khảo
Tôi đã tiến hành khảo sát các loại tài liệu tham khảo:
1 Cao Cự Giác (chủ biên), Thiết kế bài giảng Hóa học 11(tập 1), NXB Hà
Nội 2007
2 Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên), Hóa học 11, NXB Giáo dục 2007.
3 Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Hóa học 11 – Sách giáo viên, NXB
Giáo dục 2013
4 Nguyễn Anh Tuấn, Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa ngữ văn 11 , NXB Đại học Sư phạm 2012.
Từ kết quả khảo sát đó, chúng tôi có nhận xét như sau:
- Thứ nhất, sách giáo viên: hướng dẫn chung chứ chưa đề ra phương pháp dạyhọc đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học cacbon và hợp chất của cacbon trong chươngtrình
- Thứ hai, sách tham khảo: các tác giả đã có những đề xuất có tính đổi mớiphương pháp dạy học bài cacbon và hợp chất của cacbon nhưng mang tính chấtchung chung, chưa thể hiện được sự sáng tạo riêng cho từng bài học cụ thể và khi
áp dụng vào thực tiễn chưa tạo hứng thú cho học sinh
Nhận xét chung: Một số em HS có tâm lý chán và sợ học môn hóa do hổng
kiến thức, cảm thấy không có ý nghĩa việc học Hóa đối với bản thân và cuộc sống Do vậy nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lý thìkhông tạo được hứng thú, niềm đam mê dễ làm cho học sinh thụ động trong việctiếp thu, mang tính ép buộc, gò bó, không phát huy được sở trường năng lực,vàcác phẩm chất cho học sinh
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn ấy, chúng tôi đã tìm ra những giải pháp hiệu quả
để dạy học bài cacbon và hợp chất của cacbon trong chương trình Hóa học 11,khắc phục được thực trạng lâu nay còn bất cập trong việc dạy học môn Hóa trong
1
Trang 18các trường THPT, góp phần đổi mới dạy học Hóa học phù hợp với yêu cầu và xu thế giáo dục hiện đại.
III CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một trong những điểm tôi đã làm là nghiên cứu chương cacbon- silic sách giáo khoa hóa 11 THPT và thiết kế 1 số bài học theo phương pháp dạy học dự án
1 Nghiên cứu bài học phát sinh sáng kiến
Sáng kiến dạy học cacbon và hợp chất của cacbon theo hình thức dự án được
nảy sinh trên hai cơ sở sau:
- Thứ nhất, dạy học theo dự án là hình thức dạy học tích cực mang tính phứchợp, liên môn cao Với tính tổng hợp đa dạng, đặc thù như vậy nên không thể ápdụng phương pháp này vào bất cứ bài học nào theo ý muốn chủ quan mà phải lựachọn những bài học có kiến thức mở, phong phú, phù hợp lứa tuổi và có tính thực
tiễn gần gũi Bài học Cacbon bà hợp chất của cacbon chương trình Hóa học 11
THPT là đối tượng kiến thức có thể vận dụng để dạy học dự án
- Thứ hai, Phân tích chương cacbon- silic sách giáo khoa Hóa học 11 THPTnói chung và bài cacbon và các hợp chất của cacbon nói riêng, nhận thấy có nhữngđiểm sau:
+ Về đặc điểm của bài học: Nghiên cứu cấu tạo, tính chất vật lý, tính chấthóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế của đơn chất và hợp chất cacbondựa vào kiến thức đã có như cấu tạo nguyên tử, phản ứng oxi hóa khử Vận dụngcác kiến thức sẵn có, cùng với các kiến thức học sinh tự tìm tòi, dưới sự tư vấn củagiáo viên để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn, các vấn đề cấp thiết đặt ratrong cuộc sống và nâng cao ý thức trách nhiệm với cá nhân và xã hội.HS học bàihọc một cách hứng thú
+ Nội dung của bài học tương đối dài Nhiều khái niệm và thuật ngữ mới,chưa được hình thành Các kiến thức chuyên sâu hầu như ở mức độ cao, mang tínhchất nghiên cứu, phân tích, tổng hợp
+ Nhiều kiến thức thực tiễn gắn với đơn chất cacbon hợp chất CO, CO2 ,CaCO3 học sinh sẽ không có cơ hội nghiên cứu nếu chỉ học theo các phương phápthông thường khác
Sau khi phân tích nội dung, đặc điểm, mục tiêu các bài học , chúng tôi nhậnthấy thiết kế bài học này trong chương theo phương pháp dạy học theo dự án làhoàn toàn phù hợp
Vì vậy giải pháp chúng tôi đưa ra là thiết kế bài cacbon và hợp chất của cacbon bằng cách vận dụng dạy theo dự án ở trong và ngoài lớp, kết hợp với các
1
Trang 19vấn đề mang tính thời sự cấp thiết để có thể sử dụng trong các tiết ngoại khóa để giúp học sinh phát triển những phẩm chất và năng lực như mong muốn.
2 Thiết kế bài học cacbon và hợp chất của cacbon trong chương cacbon silic
theo theo hình thức dạy học dự án
IV QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trong phạm vi của đề tài tôi đã sử dụng phương pháp dạy học dự án cùng vớikết hợp một số kỹ thuật dạy học tích cực để triển khai và áp dụng dạy thực nghiệm
để minh chứng cho cơ sở lý luận đã trình bày
- Tổ chức quy trình dạy dự án:
Tên dự án: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON
VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG
4.1 Giai đoạn chuẩn bị
4.1.1 Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án được hiệu quả
*Lựa chọn nội dung học tập : Nội dung liên quan đến cacbon và hợp chất của
cacbon với những vấn đề liên quan đến trong cuộc sống thực tiễn
* Phạm vi bài học : liên môn với các môn địa lý, giáo dục công dân…
*Chủ đề nghiên cứu: Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề
trong cuộc sống- thuộc chương trình hóa 11 ban cơ bản
*Tài liệu: Tư liệu do giáo viên cung cấp, thư viện, internet…
*Các công cụ hỗ trợ khác: Các phần mềm (word, excel, powerpoint…), máy ảnh…
4.1.2 Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án
Tên dự án: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG
4 1.2.1 Lí do hình thành dự án
Cacbon và hợp chất của cacbon là một nguyên tố rất phổ biến trong tựnhiên và gần gũi với chúng ta Hợp chất của cacbon là thành phần cơ sở của tếbào động thực vật,là những thạch nhũ tuyệt đẹp trong các hang động Thời tiếtrét đậm khiến người dân phải “gồng mình” chống rét Than một loại khoáng vậtchứa cacbon được sử dụng để sưởi ấm, nhưng do người dân thiếu hiểu biết đã gây
ra những cái chết thương tâm Than cũng là nguồn nhiên liệu chính, quan trọngcho rất nhiều ngành công nghiệp nhưng quá trình sử dụng chúng sản sinh ra CO2
là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu
Ngoài ra than hoạt tính có cấu trúc lỗ xốp với những khả năng hấp thụ chấtđộc từ hệ tiêu hóa hay thiết bị thở được dùng làm khẩu trang mặt nạ phòng độc, lọcnước bẩn nên được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống
Thông qua dự án, các em sẽ có được những hiểu biết và thái độ quan tâmđến những vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, biết cách sử dụng than an toàn,
1
Trang 20có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường Biết sử dụng than hoạt tính
để thiết kế các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống như bình lọc nước, mặt nạ…
4.1.2.2 Nhiệm vụ của dự án
- Tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học của cacbon và hợp chất của cacbon
- Tìm hiểu những ứng dụng của cacbon và hợp chất của cacbon trong
đời sống và kĩ thuật (nước giải khát, trang sức, y tế, xác định niên đại
cổ vật…)
-Tìm hiểu sự hình thành than đá.Sự hình thành các hang động
- Tìm hiểu những vấn đề xã hội xung quanh việc khai thác sử dụng than
- Thiết kế các sản phẩm hữu ích từ Cacbon : Như làm bình lọc nước, mặt
chất mà bài học hướng tới Sau khi học xong dự án Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống, học sinh đạt được những kiến thức, kĩ
năng, thái độ và góp phần hình thành những phẩm chất năng lực sau:
a) Về kiến thức
HS nêu được
- Vị trí cacbon trong BHTTH, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù
hình của cacbon
-Tính chất vật lí, tính chất hóa học của của đơn chất và hợp chất của cacbon
CO, CO2, Muối cacbonat
-Ứng dụng của đơn chất, hợp chất của cacbon
-Điều chế một số hợp chất của cacbon
Hiểu được:
Cacbon là phi kim yếu, thể hiện tính khử và tính oxi hóa, trong đó tính khử
là chủ yếu Trong hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa + 2, + 4, -4
CO là oxit không tạo muối, có tính khử mạnh;
CO2 là 1 oxit axit có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C)
b) Về kĩ năng
HS giải thích được:
- Sự liên quan giữa vị trí của C trong bảng HTTH với cấu tạo nguyên tử, phân
tử của đơn chất và hợp chất của cacbon
20
Trang 21- Sự liên quan giữa cấu tạo nguyên tử, phân tử C và hợp chất với tính chất hóa học của chúng
HS vận dụng :
- Vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âmđiện, số oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử, thuyết điện li, thuyết axit bazo để giảithích một số tính chất của đơn chất và hợp chất của Cacbon
- Viết được các phương trình phân tử, ion thu gọn, phương trình phản ứng oxihóa khử biểu diễn tính chất hóa học của cacbon và các hợp chất quan trọng củachúng
- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học
- Giải một số bài tập định tính và định lượng liên qaun đến kiến thức của chương
- Vận dụng một số kiến thức hóa học để giải thích một số hiện tượng thực tế
d) Phẩm chất, năng lực
- Góp phần hình thành phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh: sống cótrách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; có lòng nhân ái, khoan dung; trungthực, tự trọng; thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỉ luật, phápluật…
- Góp phần hình thành các năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng lực tựgiải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, nănglực sử dụng ngôn ngữ… ; các năng lực chuyên biệt của môn Hóa học
4 1.2.4 Xây dựng kịch bản nội dung và hình thức sản phẩm của dự án
Từ sáng kiến dự án và mục tiêu của dự án, chúng tôi thiết kế nội dung của dự
án và xác định hình thức sản phẩm phù hợp với từng nội dung, đáp ứng được cácnhu cầu hoạt động và nghiên cứu của học sinh, liên hệ với thực tiễn, đem lại nhữngtrải nghiệm học tập phong phú cho người học Chúng tôi đã xây dựng dự án dạy
2
Trang 22học Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống thành 7 tiểu
chủ đề, có 8 sản phẩm học tập phong phú đa dạng về mặt hình thức của 8 nhómhọc sinh như sau:
- Chủ đề 1: Các dạng thù hình của cacbon - và những ứng dụng trong thực tiễn (Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon và các ứng dụng của nó)
Ở nội dung này, sản phẩm dự án của học sinh nhóm 1: Hoạt cảnh.
- Chủ đề 2: Cacbon: Tính chất và năng lượng ( tìm hiểu tính chất hóa học và
ứng dụng dựa trên tính chất hóa học, sự tạo thành than đá trong tự nhiên Tínhchất của than đá và các ứng dụng của nó )
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 2: Bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy và tổ chức trò chơi “Chinh phục Hóa học”.
- Chủ đề 3: Xử lý nước bằng các phế thải nông nghiệp sẵn có ( điều chế than
hoạt tính và ứng dụng của nó)
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 3: Bài báo cáo và trưng bày mẫu vật
( Có thể thay bài báo cáo bằng thuyết trình trực tiếp hoặc thuyết trình bằng bản trình chiếu powerpoint).
- Chủ đề 4: Những nguy cơ và ảnh hưởng từ việc khai thác và sử dụng than.
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 4: ( buổi talkshow: phóng sự và thảo luận của các chuyên gia)
- Chủ đề 5: CO và các vấn đề trong thực tiễn
(Tìm hiểu về Tính chất vật lí, tính chất hóa học, cách điều chế CO, tính độc ) Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 5: Tổ chức trò chơi” Ai là nhà hóa học” và sơ đồ tư duy.
- Chủ đề 6: CO 2 và các vấn đề trong thực tiễn
6.1 CO2 và các ứng dụng trong thực tiễn
(Tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hóa học, cách điều chế CO2, ứng dụng của CO 2 : băng khô, bình cứu hỏa, khí gây hiệu ứng nhà kính )
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 6: Hoạt cảnh : Oxi và CO 2
6.2 Chu trình Cacbon trong tự nhiên ( Khái niệm về chu trình C, Nội dung của chu trình Cacbon Sự tác động đến môi trường và các khắc phục CO2- thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính)
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 7: Thuyết trình bằng powerpoint
2
Trang 23- Chủ đề 7: Muối cacbonat và các vấn đề trong thực tiễn (Tìm hiểu tính chất
hóa học, ứng dụng của muối cacbonat )
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 8: buổi talkshow: thảo luận cùng các chuyên gia.
4 1.2.5 Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Sau khi thiết kế được nội dung dự án và xác định sản phẩm dự án của cácnhóm học sinh, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi định hướng để hướng dẫn
dự án và giúp học sinh tập trung vào những ý tưởng quan trọng, những kiến thứcmấu chốt của bài học Câu hỏi bám sát mục tiêu và có tính định hướng cho họcsinh khi thực hiện dự án như lập kế hoạch; tìm kiếm, thu thập thông tin; xử lí thôngtin; tổng hợp thông tin và xây dựng sản phẩm học tập Cụ thể, tương ứng với 8nhóm học sinh chúng tôi đã soạn 8 bộ câu hỏi định hướng như sau:
a) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 1 Nội dung tìm hiểu: Các
dạng thù hình của cacbon- và những ứng dụng trong thực tiễn
- Vị trí cacbon trong bảng tuần hoàn?
- Cacbon có những dạng thù hình nào đặc trưng? Cấu trúc các dạng thù hình ?
- Tính chất vật lí của chúng? Ứng dụng của cacbon trong thực tiễn dựa vào tính chất vật lí của chúng
- Kim cương, than chì, cacbon vô định hình cùng là những dạng thù hình khácnhau của cacbon Vì sao chúng lại có tính chất khác biệt nhau?
- Vì sao khi cơm khê, người ta thường cho 1 vài cục than hoa vào nồi?
-Tại sao trong các đồng vị của Cacbon chỉ có đồng vị 14C dùng xác định niên đại cổ vật?
Ở nội dung này, sản phẩm dự án của học sinh nhóm 1: Xây dựng hoạt cảnh.
b) Bộ câu hỏi định hướng học tập nhóm 2 Nội dung tìm hiểu: Cacbon- Tính
chất và năng lượng
- Cacbon có những tính chất hóa học nào đặc trưng? Tại sao?
- Vì sao C (than) thường được dùng làm nhiên liệu?
- Tìm hiểu sự hình thành than đá? Nguồn năng lượng này có sạch và vô tận không ?
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 2: Bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy và tổ chức trò chơi “Chinh phục Hóa học”.
c) Bộ câu hỏi học tập định hướng cho nhóm 3 Nội dung tìm hiểu: Xử lý nước
bằng các phế thải nông nghiệp sẵn có
- Thế nào là than hoạt tính? Cấu trúc và tính chất của có? Các ứng dụng quantrọng của than hoạt tính?
23
Trang 24- Học sinh nghiên cứu nguyên tắc và phương pháp điều chế than hoạt tinh từ phế phẩm nông nghiệp ( bã mía, bã cà phê, xơ dừa…).
- Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng của than hoạt tính đề xử lý nước và chế tạo rasản phẩm
- Học sinh thử nghiệm chế tạo máy lọc nước từ than, xử lý nước thải và sản phẩm khác từ than hoạt tính
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 3: Bài báo cáo và trưng bày mẫu vật
( Có thể thay bài báo cáo bằng thuyết trình trực tiếp hoặc thuyết trình bằng bản trình chiếu powerpoint).
d) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 4 Nội dung tìm hiểu: Những nguy cơ và ảnh hưởng từ việc khai thác và sử dụng than.
- Quá trình khai thác than gây ra những nguy cơ gì ? Cách khắc phục?
- Sử dụng than làm nhiên liệu nhiều có thể ảnh hưởng như thế nào đến con người và môi trường? Cách hạn chế tác động của nó?
- Tại sao than đá chất thành đống lại có thể bốc cháy được? Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng này?
(Gợi ý: CO2 tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, vì vậy cần trồngnhiều cây xanh, không đốt phá rừng ; hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sửdụng những nguồn năng lượng sạch thay thế )
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 4: ( buổi talkshow: phóng sự và thảo luận của các chuyên gia)
e) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 5 Nội dung tìm hiểu :Cacbon
monooxit và vấn đề trong thực tiễn
- Tính chất vật lí của CO ?
- Tính chất hóa học của CO?
- CO: Độc tính đối với con người như thế nào ? Tại sao được mệnh danh là ” kẻ giết người thầm lặng” ?
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 5: Tổ chức trò chơi” Ai là nhà hóa học” và sơ đồ tư duy.
h) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 6 Nội dung tìm hiểu: CO2 và vấn
đề trong thực tiễn
- Tính chất vật lí và ứng dụng của nước đá khô?
- Tính chất hóa học của CO2 và ứng dụng trong bình cứu hỏa?
- Phương pháp điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm?
2
Trang 25- Hiệu ứng nhà kính? Lợi ích và tác hại của hiệu ứng nhà kính?
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 6: Hoạt cảnh : Oxi và CO2
i) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 7 Nội dung tìm hiểu: Muối
cacbonat và các vấn đề trong thực tiễn (Tìm hiểu tính chất hóa học, ứng dụng của muối cacbonat )
- Nêu tính chất của axit cacbonic và muối cacbonat Viết PTHH chứng minh?
- Nêu tên và tính chất hóa học chung , ứng dụng trong đời sống và sản xuất củacác muối cacbonat sau ( tên khoa học, tên thường gọi (nếu có)): NaHCO3,
NH4HCO3; CaCO3; MgCO3; Na2CO3; (NH4)2 CO3?
-Trong hang động, nhũ đá được hình thành như thế nào? Tại sao càng đi sâu vào phía trong ta càng thấy khó thở?
- Thuốc muối trong y học sử dụng để chữa đau dạ dày là gì? Cho biết công thức và giải thích công dụng bằng kiến thức hóa học?
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 7: buổi talkshow: thảo luận cùng các chuyên gia
k) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 8 Nội dung tìm hiểu: Chu trình
Cacbon trong tự nhiên (Liên môn sinh địa)
- Chu trình Cacbon là gì? (Là 1 quá trình sinh địa hóa học, trong đó cacbonđược trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển, khí quyển Chu trìnhcacbon bao gồm các nguồn chứa cacbon và sự trao đổi cacbon giữa các nguồnchứa tạo thành vòng tuần hoàn cacbon)
- Nội dung của chu trình cacbon: Các nguồn chứa C: khí quyển ( chủ yếu CO2,còn có CH4 ); sinh quyển ( phần khô của phần lớn sinh vật là cacbon ); trong vỏtrái đất ( hợp chất hữu cơ, vô cơ ); Thủy quyển ( phần lớn ở đại dương) Các nguồnchứa Cabon có thể tạo CO2 sau đó CO2 nhờ quá trình quang hợp của cây xanhchuyển vào cây, tạo thành một chu trình khép kín
-Quá trình quang hợp của cây xanh xảy ra như thế nào?
-Các biện pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 8: Thuyết trình bằng powerpoint
4 1.2.6 Xác định đối tượng dạy học dự án và xây dựng tiêu chí phân nhóm học sinh.
25
Trang 26Sau khi đã xây dựng được bộ câu hỏi định hướng, bước tiếp theo trong côngđoạn thiết kế dự án dạy học đó là giáo viên xác định đối tượng học sinh được ápdụng để thực hiện dự án này Với tính chất vừa đa dạng, vừa có chiều sâu trong nội
dung dạy học và hình thức sản phẩm dự án Cacbon, hợp chất của cacbon- Và các vấn đề trong thực tiễn, giáo viên chọn lớp học đáp ứng được tốt nhất yêu cầu này
để dự án dạy học mang tính khả thi và hiệu quả cao Cụ thể, chúng tôi đã chọn đốitượng để thực hiện dự án dạy học này là lớp 11A4
Khi đã chọn được đối tượng học sinh để dạy học dự án, chúng tôi vận dụng kĩthuật chia nhóm học sinh phù hợp với dự án dạy học này Thực tế có nhiều cáchchia nhóm: chia theo số điểm danh, theo cách màu sắc, các mùa trong năm, theohình ghép, theo sở thích, theo khả năng, theo địa bàn cư trú… Với dự án dạy học
Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống, chúng tôi kết hợp
cả 2 cách: chia theo sở thích và khả năng Trên cơ sở này chúng tôi lập thành phiếuthăm dò sở thích và khả năng của học sinh trước khi thực hiện dự án Từ kết quảphiếu thăm dò này, chúng tôi tiến hành chia học sinh thành 8 nhóm để thực hiện 8sản phẩm học tập dự án Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng phiếu thăm dò sở thích vàkhả năng của học sinh với bộ câu hỏi như sau:
Bảng 3: Phiếu điều tra nhu cầu của học sinh
Họ và tên: Lớp
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống có câu trả lờiphù hợp với em
1 Em quan tâm hoặc có hứng thú đến nội dung nào?
- Các dạng thù hình của cacbon - và những ứng dụng
trong thực tiễn
- Cacbon- Tính chất và năng lượng
- Xử lý nước bằng các phế thải nông nghiệp sẵn có
- Những nguy cơ và ảnh hưởng từ việc khai thác và sử
Trang 27- Muối cacbonat và các vấn đề trong thực tiễn
2.Em có những khả năng nào?
- Khả năng thiết kế bài trình chiếu trên Powerpoint
- Khả năng hội họa
- Khả năng chụp ảnh,quay phim, dựng phim
- Khả năng làm MC (tổ chức trò chơi)
- Khả năng thuyết trình
- Khả năng viết kịch bản
- Khả năng diễn xuất tiểu phẩm/ hoạt cảnh
- Khả năng tìm kiếm thông tin, tư liệu, phân tích, tổng
hợp thông tin
4.1.2.7 Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá
Một khâu không thể thiếu trong việc thiết kế dự án đó là lập kế hoạch đánh giá
và xây dựng các tiêu chí đánh giá người học, đáp ứng yêu cầy đổi mới phươngpháp dạy học gắn liền với đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá Để công việcđánh giá người học thực sự chính xác, hiệu quả và có ý nghĩa, chúng tôi đã lập lịchtrình đánh giá và thiết kế một số công cụ đánh giá Kế hoạch và công cụ đánh giáđảm bảo được việc đánh giá học sinh vào những thời điểm khác nhau trong suốt dự
án, đảm bảo được yêu cầu mọi đối tượng học sinh đều được tham gia quá trìnhnày, đảm bảo được yêu cầu vừa đánh giá quá trình vừa đánh giá kết quả
Lịch trình đánh giá bao gồm 3 giai đoạn và gắn liền với các công cụ đánh giánhư sau:
a) Giai đoạn thứ nhất: Đánh giá nhu cầu, kiến thức người học trước khi thực
hiện dự án
Trước khi tiến hành dự án, chúng tôi thiết kế một số câu hỏi để đánh giá về nhucầu và kiến thức của người học liên quan đến dự án sắp thực hiện và nội dung củabài học Có thể đánh giá bằng cách cho các em thảo luận các câu hỏi bài học hoặcdùng bảng K- W (biết – mong muốn) để biết được nền tảng, kiến thức trước khicác em làm dự án, các em mong muốn học hỏi những gì qua dự án, từ đó có sựhướng dẫn và điều chỉnh dự án phù hợp Trước khi thực hiện dự án dạy học
27
Trang 28Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống, chúng tôi đã tiến
hành đánh giá nhu cầu, kiến thức học sinh qua công cụ: Phiếu ghi nhận thông tintrước khi tham gia dự án Tiêu chí đánh giá của phiếu này như sau:
Bảng 4: Phiếu ghi nhận thông tin
Họ và tên……….Lớp……… Ghi lại những gì em biết về: “ Các dạng thù hình của cacbon - và những ứng dụngtrong thực tiễn ; Cacbon- Tính chất và năng lượng ; Xử lý nước bằng các phế thảinông nghiệp sẵn có; Những nguy cơ và ảnh hưởng từ việc khai thác và sử dụngthan; Cacbon monooxit: với các vấn đề trong thực tiễn; CO2 và với các vấn đềtrong thực tiễn; Chu trình Cacbon trong tự nhiên; Muối cacbonat và các vấn đềtrong thực tiễn “ Sau đó viết ra những câu hỏi ngắn cho những điều em muốnbiết
Những điều em biết Những điều em muốn biết
b) Giai đoạn thứ hai: Đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án
Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên thiết kế các công cụ để đánh giá đểkhuyến khích học sinh tự định hướng, đánh giá sự tiến bộ của các em như: Phiếuđánh giá cá nhân và phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh Cụ thể như sau:
- Công cụ 1: Phiếu đánh giá cá nhân (Phiếu này dành cho các học sinh tự đánhgiá bản thân và các học sinh trong nhóm đánh giá lẫn nhau) Tiêu chí đánh giá nhưsau:
Bảng 5: Phiếu đánh giá cá nhân
Họ tên người đánh giá:……… Nhóm…… Lớp…… Người được đánh giá……….Thang điểm: (2 điểm : Tốt; 1,5 điểm: Khá; 1 điểm : trung bình; 0,5: yếu; 0 :không có đóng góp gì )
Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí: 2 điểm Tổng điểm tối đa: 10 điểm
gia các gia đóng thành tốt với tưởng
buổi họp góp ý công việc các mới hay,
28
Trang 29nhóm kiến đúng thành sáng tạo
hạnvà có khác chất trong
Công cụ 2: Phiếu đánh giá nhóm (Phiếu này dành cho giáo viên đánh giá nhóm và các nhóm đánh giá lẫn nhau)
Bảng 6: Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh
Họ tên người đánh giá………… Nhóm………Lớp………
Tên dự án………Giáo viên hướng dẫn dự án………
đa
Đầy đủ kiến thức cơ bản 10
Nội dung (55 điểm)
Kiến thức mở rộng và áp dụng 10trong thực tiễn
Trả lời câu hỏi liên quan đến 15
bài học tốtSản phẩm hoạt động tốt 20
Trình bày rõ ràng cụ thể đầy đủ 10
Bài thuyết trình (20 dễ hiểu
hợp dễ nhìnChữ viết rõ ràng dễ đọc 3Không mắc lỗi cấu trúc câu và 3lỗi chính tả
Nhóm thuyết trình Phân công cụ thể, rõ ràng 5
(15 điểm)
Công việc phù hợp với khả 5năng từng người
29
Trang 30Người thuyết trình lôi cuốn, 5hấp dẫn nguời nghe
c) Giai đoạn thứ ba: Đánh giá tổng kết sau khi kết thúc dự án
Sau khi kết thúc dự án, chúng tôi tiến hành đánh giá tổng kết và rút kinh
nghiệm Bản đánh giá tổng kết bao gồm các tiêu chí sau:
+ Ưu nhược của nhóm
+ Nhược điểm của nhóm
- Rút kinh nghiệm cho những dự án sau
4 1.2.8 Xây dựng nguồn tài nguyên tham khảo
Để đảm bảo việc tìm kiếm thông tin của học sinh đúng hướng, đúng mục tiêuđặt ra và hoàn thành được sản phẩm nhóm, chúng tôi đã xây dựng nguồn tàinguyên hỗ trợ cho các nhóm học sinh Tài nguyên hỗ trợ học sinh thực hiện dự án
ca dao bao gồm những nguồn sau:
a) Nguồn tài nguyên sách, báo (cung cấp cho cả 8
nhóm) - Sách giáo khoa Hóa học 11 (NXB giáo dục)
- Các sách tham khảo dành cho giáo viên và học sinh
b) Nguồn Websibe (cung cấp cho cả 8 nhóm)
- www.wipikedia Bách khoa toàn thư VN
- http://www.bachkim.vn
- http://www.google.com.vn
- http://www.youtube.com
30
Trang 314 1.2.9 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Để đảm bảo mục tiêu của dự án, ngoài việc xây dựng được nội dung hoạt động,sản phẩm dự án, câu hỏi định hướng, xác định đối tượng dạy học và tiêu chí chianhóm, lịch trình và công cụ đánh giá, giáo viên cần phải biết lập kế hoạch xuyên suốt
cả quá trình thực hiện dự án: từ bước khởi động cho đến khi kết thức dự án Điều nàyđòi hỏi người giáo viên phải biết hình dung và sắp xếp được tất cả các hoạt động củagiáo viên và học sinh đảm bảo cho dự án triển khai thành công Kế hoạch thực hiện dự
án bao gồm: nội dung công việc, thời gian tiến hành, địa điểm, các phương tiện vàthiết bị cần thiết cho thực hiện dự án, nhiệm vụ của học sinh và sự hỗ trợ của giáoviên ở từng khâu trong tiến trình thực hiện dự án Cụ thể như sau:
Tuần 1 Hoạt động Trên lớp- Thảo luận, - Hướng dẫn học Máy tính,
1: Khởi 1 tiết xác định và sinh xác định mục máy chiếu,động dự án, mục đích nội đích nội dung của máy ảnh
mục đích, án và tiếp - Phân nhóm vànội dung nhận nhiệm chuyển giao nhiệm
dự án và vụ giáo viên vụ cho học sinh,
nhóm
- Cung cấp nguồntài nguyên thamkhảo cho nhómhọc sinhTuần 1-3 Hoạt động Ở nhà (3 - Lập kế - Hỗ trợ giải đáp Máy tính,
2: Thực tuần) hoạch thực thắc mắc, khó máy ảnh,hiện dự án hiện khăn của học sinh phiếu học
- Tiến hành trong quá trình tâp, các
thực hiện sản nguồn tàithực hiện dự
phẩm dự án nguyên
án theo kế
tham khảo,hoạch đã xây - Kiểm tra sản
sổ theo dõidựng (thu phẩm dự án học
dự ánthập thông sinh trước khi báo
31
Trang 32tin, xử lí cáothông tin,
tổng hợpthông tin xâydựng sảnphẩm)Tuần 3 Hoạt động Trên lớp ( - Báo cáo sản - Tổ chức cho học Máy tính,
3: Kết thúc 3 tiết) phẩm dự án sinh báo cáo sản máy chiếu,
dự án (Báo sau 3 tuần phẩm dự án máy ảnh,cáo- Đánh làm việc - Tổ chức đánh
giá) - Đánh giá giá, rút kinh
sản phẩm dự nghiệm sau dự ánán
4.2 Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ của dự án
Dạy học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinhtổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộcsống Đồng thời củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp vàhọc tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho học sinh học tập suốt đời và đối mặt vớicác thử thách trong cuộc sống
Ngoài việc lựa chọn kiến thức phù hợp, để thành công phương pháp này cònđòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn chohọc sinh các hoạt động khoa học để theo đúng định hướng, mục tiêu đề ra Cụ thể,chúng tôi đã tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
4.2.1 Hướng dẫn học sinh xác định mục đích và nội dung của dự án
Ở công đoạn này, giáo viên nên bắt đầu bằng việc tạo ra tình huống xuất phátchứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ vớihoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh xácđịnh mục đích dự án và tư vấn, gợi ý cho các em thảo luận về ý tưởng cụ thể của
dự án, xây dựng kịch bản dự án Hoặc giáo viên có thể giới thiệu một số hướng để
học sinh lựa chọn và cụ thể hóa Với dự án dạy học Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống , chúng tôi đã hướng dẫn học sinh xác định
mục đích và nội dung của dự án theo các bước như sau:
- Trước hết, giáo viên đưa tình huống của dự án:
32
Trang 33Tình huống 1:
Than hoạt tính được biết đến với những công dụng tuyệt vời Hấp thụ độc tố,
hỗ trợ tiêu hóa ,khử mùi, khử chất độc có trong không khí ô nhiễm Ngoài ra, thanhoạt tính được còn được biết đến là chất lọc nước, làm trắng răng, giải độc cho da.Với khả năng hấp thụ rất tốt của mình, than hoạt tính được ứng dụng rất nhiềutrong đời sống và sản xuất Mặt khác, nó được sản xuất từ các nguồn nguyên liệuhữu cơ bỏ đi của nông nghiệp như xơ dừa, bã mía, vỏ trấu…Là 1 chuyên gia hóahọc em hãy biến rác thải nông nghiệp thành các vật phẩm hữu ích cho mình và cho
xã hội, cộng đồng
Tình huống 2: Liên tiếp những vụ tai nạn xảy ra gần đây (sập hầm than, sử
dụng than tổ ong sưởi ấm gây chết ngạt…) liên quan đến việc khai thác và sử dụngthan - nguồn nhiên liệu hóa thạch - một dạng khoáng vật chứa cacbon Khôngnhững vậy, khi sử dụng than làm nhiên liệu, khí thải ra môi trường chính là nguyênnhân của hiệu ứng nhà kính và những ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng khác.Các em là một nhóm phóng viên được giao nhiệm vụ làm một phóng sự về nhữngảnh hưởng và hậu quả của việc khai thác và sử dụng không đúng nguồn nguyênliệu hóa thạch này nhằm cảnh báo, thức tỉnh ý thức các cấp quản lí và người dântrong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này
+ Từ hai tình huống trên, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận: Mục tiêu đặt ra cho chúng ta khi học dự án Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn
đề trong cuộc sống là gì? Học sinh nêu ý kiến, giáo viên chốt lại mục đích khi học
dự án Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống:
* Tìm hiểu về cacbon và các hợp chất của cacbon về cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế
* Tìm hiểu các ứng dụng của cacbon và hợp chất của cacbon trong đời sống vàsản xuất Những ứng dụng đó dựa trên tính chất nào của chúng.Vận dụng kiến thức
đã học vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn
*Tìm hiểu mối quan hệ của cacbon và hợp chất của cacbon với các môn học
khác để có cái nhìn tổng thể, liên kết thành mạch kiến thức tổng hợp
* Tìm hiểu về các tác động đến môi trường và sức khỏe khi sử khai thác và sửdụng cacbon và hợp chất chất của cacbon Có ý thức cân nhắc, xem xét mặt lợi vàhại để đưa ra phương án tiếp theo Từ đó phát triển các năng lực tự học, hợp tác,giải quyết vấn đề, phát triển tư duy: tư duy tổng hợp, phân tích, khái quát hóa…cho bản thân Góp phần hình thành phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh:sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; có lòng nhân ái, khoandung; trung thực, tự trọng; thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỉluật, pháp luật…
33
Trang 34+ Bước tiếp theo, giáo viên cho học sinh đề xuất ý tưởng và cùng thảo luận nộidung dự án, xác định các hình thức sản phẩm dự án
4.2.2 Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Khi các học sinh có cùng sở thích và khả năng ngồi thành các nhóm, giáo viêngiao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự án Cơ sở đềcác nhóm lập kế hoạch đó là dựa vào phiếu định hướng học tập dành cho nhóm màgiáo viên cung cấp Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định: mục tiêu, côngviệc cần làm, thời gian dự kiến, sản phẩm dự kiến, dự kiến vật liệu- kinh phí,phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm Đây là bước quantrọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng và xác định Saukhi lập được kế hoạch, các nhóm xin ý kiến bổ sung của giáo viên, học sinh chỉnhsửa hoàn thiện kế hoạch (nếu cần)
Ví dụ: Giáo viên đã hướng dẫn nhóm 1 lập kế hoạch thực hiện dự án như sau:
- Nội dung tìm hiểu: Các dạng thù hình của cacbon - và những ứng dụng trong thực tiễn Hình thức sản phẩm dự án: dựng tiểu phẩm.
- Mục tiêu cần hướng tới của sản phẩm dự án: Qua tiểu phẩm cần trình bàyđược các dạng thù hình của cacbon với những tính chất hoàn toàn khác nhau mặc
dù đều tạo ra từ nguyên tố cacbon Học sinh thấy được mối quan hệ giữa cấu tạonguyên tử đến khả năng tạo liên kết của cacbon để tạo ra đơn chất và hợp chất Cấutạo của đơn chất đã ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của đơn chất Từ đó họcsinh hiểu được nguyên nhân khác nhau về tính chất, cúng như khả năng đặc biệttrong tạo ra đơn chất và hợp chất của cacbon Từ các tính chất của các dạng thùhình, HS biết được cách ứng dụng nó vào trong cuộc sống và sản xuất
- Công việc cần làm: Thu thập tài liệu về “ Các dạng thù hình của cacbon”; xửlí- tổng hợp thông tin và viết kịch bản; phân vai, học cách diễn xuất, trình bàytrong buổi báo cáo dự án dưới dạng tiểu phẩm đồng thời vẽ sơ đồ tư duy
- Sản phẩm dự kiến: giới thiệu nhóm, kịch bản, diễn tiểu phẩm và sơ đồ tư duy
- Thời gian dự kiến thực hiện và hoàn thành: trong vòng 3 tuần kể từ khi nhận nhiệm vụ đến khi kết thúc dự án
- Dự kiến vật liệu và kinh phí: máy tính cá nhân có nối mạng internet; sáchgiáo khoa và sách tham khảo; giấy A0; bút màu, bút dạ, bút chì Kinh phí mua họcliệu: trích từ nguồn quỹ lớp
- Phương pháp tiến hành: thực hiện theo nhiệm vụ cá nhân được phân công và làm việc chung cả nhóm…
34
Trang 35- Phân công nhiệm vụ trong nhóm:
thành
4.2.3 Hướng dẫn học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây dựng
Khi các nhóm đã hoàn thiện kế hoạch dự án, giáo viên hướng dẫn học sinh các
kĩ năng thực hiện dự án để tạo ra được sản phẩm cuối cùng : tìm kiếm và thu thập
dữ liệu; xử lí thông tin; tổng hợp thông tin; xây dựng sản phẩm dự án
- Kĩ năng tìm kiếm và thu thập thông tin: giáo viên hướng dẫn học sinh có thể thu thập thông tin bằng cách:
+ Tìm thông tin qua sách, báo, tạp chí, internet Khi tìm qua các kênh này cần
sử dụng phiếu ghi dữ liệu (nội dung, nguồn)
+ Quan sát
+ Điều tra hoặc phỏng vấn
- Kĩ năng xử lí thông tin: Sau khi đã thu thập được các dữ liệu cần tiến hành xử
lí dữ liệu Xử lí dữ liệu bằng cách cần phân tích để thu được thông tin có giá trị, tin
Trang 36cậy và có ý nghĩa Các kết luận rút ra sau khi phân tích đầy đủ các dữ liệu là minh chứng cho các phát hiện của dự án.
- Kĩ năng tổng hợp thông tin: Sau khi tìm kiếp, thu thập và xử lí thông tin, cácthành viên trong nhóm ngồi lại với nhau để tổng hợp Các dữ liệu thô cần đượctổng hợp lại để chỉ đưa vào báo cáo các kết luận có liên quan và đã được phân tích.Khi tổng hợp cần chú ý: chỉ liệt kê các ý chính, tóm tắt thông tin ngắn gọn
- Xây dựng sản phẩm dự án: Từ các dữ liệu thô được nhóm thảo luận và thốngnhất, các thành viên nhóm cùng chung tay tập hợp, kết nối thành một sản phẩm dự
án hoàn thiện
Sau đây là ví dụ về việc giáo viên hướng dẫn nhóm 1 thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây dựng (kế hoạch dự án nhóm 1 được trình bày):
- Tìm kiếm và thu thập thông tin
+ Trước hết, giáo viên hướng dẫn thành viên nhóm 1 xác định những thông tincần tìm kiếm (dựa trên phiếu định hướng học tập): các bài viết và hình ảnh về cấutạo, tính chất cacbon và các dạng thù hình của cacbon; bài viết và hình ảnh về ứngdụng trong thực tiễn và các loại vật liệu mới từ cacbon
+ Giáo viên hướng dẫn các thành viên nhóm 1 tìm kiếm, thu thập các thông tin
đó qua các kênh: sách giáo khoa, sách tham khảo dành cho giáo viên học sinhchương trình Hóa học 11; các bài báo, tạp chí viết về cacbon, về ứng dụng trongđời sống và sản xuất, cập nhật những vật liệu sợi cacbon, nano cacbon trên các nguồn Website …
- Xử lí thông tin: Sau khi thu thập được dữ liệu, các thành viên trong nhóm 1dùng kĩ năng phân tích để tự chọn lấy những thông tin tiêu biểu, tin cậy và có ýnghĩa phục vụ cho việc viết kịch bả và dựng tiểu phẩm, sơ đồ tư duy, đáp ứng đượcmục tiêu của nội dung dự án
- Tổng hợp thông tin: Các thành viên nhóm họp để thảo luận, tổng hợp ngắngọn những thông tin tiêu biểu mà mỗi thành viên vừa tìm kiếm, thu thập - xử lí đểđưa làm thành sản phẩm của nhóm Giáo viên có thể bổ sung ý kiến cho bản tổnghợp thông tin của nhóm để điều chỉnh (nếu cần)
- Xây dựng sản phẩm dự án: 3 thành viên trong nhóm 1 dựa vào những thôngtin tổng hợp và sự sáng tạo của bản thân để viết bài kịch bản; một thành viên kháclàm sơ đồ tư duy; Sau đó cả nhóm phân vai, học thuộc kịch bản, tập diễn xuất.Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án, học sinh xin ý kiến của giáo viên để
bổ sung điều chỉnh kịp thời (nếu cần) trước khi báo cáo
4.2.4 Hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm dự án
36
Trang 37Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện dự án, xây dựng được sản phẩm học tập,giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng trình bày sản phẩm dự án Đây là một nhiệm
vụ trong dạy học dự án Và theo quan sát, chúng tôi nhận thấy đây là cũng giaiđoạn được học sinh mong chờ nhất vì các em được thể hiện sự hiểu biết, khả năng,năng khiếu của mình trước tập thể, được tự hào về sản phẩm học tập mình tạo ra,được làm chủ toàn bộ tiết học Trong thực tế, nhiều giáo viên tiến hành các bướccủa dự án đầy đủ, khoa học nhưng khi tiến hành hướng dẫn học sinh báo cáo sản
phẩm lại không thành công vì thiếu kinh nghiệm Với dự án dạy học Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống, chúng tôi đã tiến hành hướng
dẫn học sinh trình bày báo cáo như sau:
a) Yêu cầu về cấu trúc của một bài báo cáo sản phẩm dự án, gồm có các phần:
- Phần 1: Giới thiệu tên dự án, mục tiêu dự án, thành viên nhóm, các hoạt độngtìm hiểu của nhóm, bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án Phần này cácnhóm có thể chọn hình thức giới thiệu bằng video clip hoặc bài trình chiếuPowerpoint hoặc giới thiệu trực tiếp trong buổi báo cáo
- Phần 2: Trình bày sản phẩm nhóm theo hình thức đã giao
b) Tiến hành báo cáo:
- Nhóm báo cáo chuẩn bị sẵn sàng về cả nội dung, hình thức, sắp xếp vị trí ngồi cho các nhóm còn lại một cách hợp lý và phù hợp với ý tưởng đã đưa ra
- Nhóm có màn khởi động:giới thiệu về nhóm mình (tên dự án, mục tiêu dự án,thành viên nhóm, các hoạt động tìm hiểu của nhóm, bài học kinh nghiệm sau khithực hiện dự án) Phần này các nhóm có thể giới thiệu bằng video clip (hoặc bàitrình chiếu Powerpoint hoặc giới thiệu trực tiếp trong buổi báo cáo)
Nhóm tiến hành trình bày sản phẩm học tập: một trong các hình thức sau hoạt cảnh, bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy, tổ chức trò chơi, tổ chức thảo luận,phóng sự, tiểu phẩm
Sau khi trình bày xong bài báo cáo, đại diện nhóm giải đáp thắc mắc (nếu có)
từ các nhóm theo dõi, nghe nhận xét sơ bộ từ các nhóm theo dõi
Sau đậy là ví dụ giáo viên đã hướng dẫn thành viên nhóm 1 trình bày bài báo cáo sản phẩm:
1 Nhóm 1 tự giới thiệu
- Hình thức giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp
- Nội dung giới thiệu:
3
Trang 38+ Tên sản phẩm dự án: Các dạng thù hình của cacbon - và những ứng dụng trong thực tiễn Hình thức sản phẩm dự án: Tiểu phẩm: Người một nhà
+ Mục tiêu dự án: qua sản phẩm học tập của mình, nhóm trình bày hiểu biết vềcác dạnh thù hình của cacbon, cấu trúc tính chất, ứng dụng; từ đó nói được mốiquan hệ giữa cấu trúc, tính chất và ứng dụng Từ đó giúp học sinh hiểu được cácbài học rút ra bài học: Chúng ta phải biết lắng nghe và tôn trọng người khác dù họ
có ngoại hình hay địa vị như thế nào trong cuộc sống
+ Giới thiệu thành viên nhóm: Ngô Trí Hòa, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Quốc Hoàng, Đinh Thị Hà Phương
+ Các hoạt động tìm hiểu: Các thành viên nhóm làm việc cá nhân và làm việcchung thu thập – xử lí- tổng hợp thông tin, viết bài kịch bản, làm sơ đồ tư duy, diễntiểu phẩm
+ Bài học kinh nghiệm sau khi học dự án: hiểu biết sâu rộng các dạng thù hìnhcủa cacbon, khả năng tạo liên kết của cacbon với các nguyên tố khác và với chính
nó là cơ sở của sự sống; Vai trò của cacbon trong cuộc sống; nâng cao kĩ năng làmviệc nhóm và các kĩ năng mềm; hứng thú với hình thức dạy học dự án
2 Nhóm 1 trình bày sản phẩm học tập nhóm (xem sản phẩm nhóm 1 ở phần phụ lục):
- Nhóm 1: Giới thiệu và diễn tiểu phẩm
- Sau đó nhóm 1: giải đáp thắc mắc của nhóm khác
- Nghe các nhóm khác nhận xét phần báo cáo của nhóm
1 -GV nhận xét và chốt kiến thức cơ bản
4.2.5 Hướng dẫn học sinh đánh giá dự án
Sau khi trình bày báo cáo, bước cuối cùng được dành cho việc đánh giá, rútkinh nghiệm Học sinh sẽ tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và nhìn lại quá trình thựchiện dự án Cụ thể bước này gồm 2 phần như sau:
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá
- Cá nhân học sinh tự đánh giá quá trình thực hiện dự án
- Các thành viên trong nhóm đánh giá lẫn nhau quá trình thực hiện dự án
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau kết quả dự án nhóm
- Giáo viên đánh giá kết quả dự án nhóm
Ví dụ, giáo viên hướng dẫn nhóm 1 đánh giá như sau:
3
Trang 39Nhóm 1 gồm có 4 thành viên: Ngô Trí Hòa, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Quốc Hoàng, Đinh Thị Hà Phương
- 4 thành viên này của nhóm 1 sẽ tự đánh giá bản thân mình trong quá trình
thực hiện dự án (Xem phiếu đánh giá cá nhân ở phần phụ lục)
- Nhóm 1 lần lượt đánh giá từng thành viên một trong nhóm Ví dụ: Thành viênNgô Trí Hòa sẽ được 3 thành viên còn lại cùng đánh giá quá trình thực hiện nhóm.Kết quả nhóm 1 đánh giá cho Ngô Trí Hòa sẽ là điểm trung bình cộng của 3 thành
viên còn lại (xem phiếu đánh giá cá nhân)
- Kết quả dự án nhóm 1 sẽ được 8 nhóm (xem phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh) Điểm kết quả dự án nhóm 2 là trung bình cộng điểm đánh giá từ
8 nhóm đó
- Giáo viên đánh giá kết quả dự án nhóm 1 (Xem phiếu đánh giá kết quả dự
án nhóm học sinh)
Như vậy, kết quả điểm cá nhân của thành viên nhóm 1 sẽ được tính như sau, ví
dụ điểm thành viên Ngô Trí Hòa:
Điểm PHD = (Điểm cá nhân đánh giá + điểm nhóm đánh giá cá nhân + điểm trung bình cộng của 8 nhóm đánh giá nhóm 1 + điểm giáo viên đánh giá kết quảnhóm 1)/4
b) Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự rút kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
(kiến thức học được; kĩ năng học được; thái độ tích cực xây dựng được; hài lòng với kết quả dự án không; khó khăn gặp phải khi thực hiện dự án; các giải quyết khó khăn; quan hệ các thành viên trong nhóm; năng lực sáng tạo cá nhân được
phát triển qua giai đoạn nào; ích lợi của học dự án Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống; nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học theo dự
án; mức độ hướng thú với hình thức dạy học theo dự án) (Xem phiếu nhìn lại dự
án phần phụ lục Sổ theo dõi dự án)
39
Trang 404.2.6 Điều chỉnh theo đối tượng
Học sinh tiếp thu chậm: hướng dẫn cụ thể, cung cấp các trang web,
cung cấp tài liệu
Học sinh lớp nâng cao: có thể yêu cầu thêm các em
- Làm mô hình cấu trúc một vài dạng thù hình của C
- Làm các những thí nghiệm vui (điều chế thuốc nổ đen)
- Tìm hiểu ứng dụng của 14C
- Giải thích cho ý kiến: “Vì sao dùng than đá làm nhiên liệu là rất lãngphí “
- Tìm hiểu vấn đề : Có thể biến than thành xăng không?
- Tìm hiểu vấn đề : Có thể biến than thành nhiên liệu ” xanh” không ?
- Giải thích cho ý kiến : Nước giải khát soda- con dao hai lưỡi
4.2.7 Tổng kết và rút kinh nghiệm cho dự án
Trên cơ sở kết quả đánh giá và rút kinh nghiệm của các nhóm, giáo viên đánh giá tổng kết và rút kinh nghiệm cho dự án
Với cách tổ chức và hướng dẫn cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ của dự án
dạy học Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống như trên,
chúng tôi nhận thấy rằng đây là một sự thay đổi mạnh mẽ trong cách dạy và học hiện nay, người giáo viên là người hướng dẫn, quan sát, chỉ đạo quá trình học của học sinh, còn học sinh thực sự được tham gia vào quá trình tự học, chủ động trongtìm hiểu kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ qua việc tạo ra sản phẩm dự án và báo cáo- đánh giá
Trên đây là những giải pháp mà chúng tôi đã sáng kiến để thực hiện dự án dạy
học Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống Các giải pháp được vận dụng một cách linh hoạt và hợp lí trong suốt tiến trình dạy học dự
án, giúp chúng tôi thực hiện dự án khá thành công, có chất lượng, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh nhà trường
4.3 Giáo án minh họa
-Tính chất vật lí, tính chất hóa học của của đơn chất và hợp chất của cacbon
CO, CO2, Muối cacbonat
-Ứng dụng của đơn chất, hợp chất của cacbon
-Điều chế một số hợp chất của cacbon
-Nguyên nhân tác hại của hiệu ứng nhà kính
-Tác hại và cách phòng chống ngộ độc CO
40