Thực trạng tiêu thụ gạo ở thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường ở thành phố cần thơ trong trường hợp sử dụng (Trang 36)

7. Kết luận:

3.2. Thực trạng tiêu thụ gạo ở thành phố Cần Thơ

3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chung trên cả nƣớc

3.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa

Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Cụ thể tình hình sản xuất trên cả nước được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Tình hình sản xuất lúa trên cả nước giai đoạn 2010 Ờ 2012

ĐVT: Năm

Nguồn: Số liệu điều tra từ các báo cáo thống kê trên tạp chắ và truyền thông

Bảng 3.3 trình bày quá trình sản xuất lúa giai đoạn 2010 Ờ 2012. Nhìn chung trên cả nước, ta thấy:

- Sản lượng lúa cả năm 2010 ước tắnh đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009 do cả diện tắch và năng suất đều tăng, trong đó diện tắch gieo trồng ước tắnh đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha.

- Sản lượng lúa cả năm 2011 ước tắnh đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm trước do diện tắch và năng suất đều tăng, trong đó diện tắch gieo trồng ước tắnh đạt 7651,4 nghìn ha, tăng 162 nghìn ha; năng suất đạt 55,3 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha.

- Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tắnh đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước do diện tắch và năng suất đều tăng, trong đó diện tắch gieo trồng ước tắnh đạt 7753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha.

Nhìn chung, tình hình sản xuất trên cả nước qua các năm đều tăng. Nguyên nhân là do, một mặt thời tiết tương đối thuận lợi, lúa bán được giá cao; mặt khác do nông dân tập trung đầu tư lại giống mới cho năng suất và hiệu quả cao; cùng với việc áp dụng chắnh sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp và mô hình cánh đồng mẫu lớn đem lại hiệu quả cao và đang được nhân rộng ra nhiều nơi trên cả nước. Nhưng mặt khác, hiện nay do thị trường lúa gạo trên Thế Giới có sự cạnh tranh mạnh mẽ nên cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quá trình sản xuất của người nông dân.

3.2.1.2. Tình hình tiêu thụ gạo

Sau hơn 20 năm liên tiếp xuất khẩu gạo trên quy mô lớn, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Thái Lan) với mức đóng góp bình quân 4,5 triệu tấn/năm cho thị trường gạo thế giới. Việt Nam ngày càng chứng tỏ được vị trắ quan trọng của mình trong thị trường cung ứng gạo trên toàn cầu và các nước trong khu vực, góp phần làm tăng vị thế quốc gia trên trường thế giới.

Năm Diện tắch gieo trồng

(Nghìn ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lƣợng (Triệu tấn) 2010 2011 2012 7513,7 7651,4 7753,2 53,2 55,3 56,3 40 42,3 43,7

Bảng 3.4. Sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo giai đoạn 2010 Ờ 2013

ĐVT: Năm

Năm 2010 2011 2012 Dự kiến đến quắ 4/2013 Sản lƣợng

(triệu tấn gạo) 7,2 7,0 7,7 7,0 Giá trị

(tỉ USD) 3,232 3,335 3,511 3,007

Nguồn: Số liệu điều tra từ các báo cáo thống kê trên tạp chắ và truyền thông

Bảng 3.4 trình bày về sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt được của Việt Nam từ năm 2010 Ờ 2013. Nhìn chung từ năm 2010 Ờ 2013 sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo đều tăng và trên mức 7 triệu tấn/năm, giá trị trên 3 tỉ USD/năm.

Trước đó, trong giai đoạn 2006 Ờ 2010, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 26,699 tấn gạo, tăng 33,7% về số lượng và tăng 165,3% về trị giá so với giai đoạn 2001 Ờ 2005. Tắnh từ năm 1989 Ờ 2010, Việt Nam đã xuất 76,545 triệu tấn, tổng trị giá 21,462 tỉ USD; thị trường tiêu thụ chắnh là châu Á, châu Phi, châu Mỹ.

Với mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu gạo trong thời gian qua đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam gần như liên tục tăng trong những năm qua, nhưng kim ngạch lại biến động hết sức thất thường do yếu tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo tăng về lượng, nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng ở tốc độ không tương xứng. Vậy để giá trị gạo xuất khẩu tăng tương xứng với sản lượng gạo xuất khẩu thì Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu và cần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.

Hiện nay với xu hướng vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo và đang mở rộng thị trường (đáp ứng nhu cầu) sang Châu Phi, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam là nước đầu tiên ký thỏa thuận Chắnh phủ (G2G) với Guinea (thỏa thuận này) được kết thúc vào cuối năm 2015.

Về giá gạo của Việt Nam đang chịu nhiều sức ép có thể còn xuống dưới 370 USD/tấn, theo một số nguồn tin cho hay hiện đang thương thảo với các nhà nhập khẩu Trung Quốc giá xuất gạo CIF trắng thơm 15% tấm của Việt Nam là 365 USD/tấn.

Theo thông tin mới nhất, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết đến ngày 18/7/2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 3,72 triệu tấn gạo với tổng kim ngạch ước đạt 1,6 tỷ USD (giá FOB), giá bình quân 430 USD/tấn. Lượng gạo xuất được từ 1-18/7/2013 đạt 241.668 tấn, trị giá 95.000.000 USD với giá

393 USD/tấn, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Việt Nam đặt mục tiêu 7,5 triệu tấn trong năm 2013, giảm khoảng 2% so với khoảng 7,7 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2012.

Theo đó Việt Nam sẽ thực hiện 5 biện pháp bảo đảm xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao gồm: Nâng cao chất lượng lúa gạo trên cơ sở chọn giống và thiết lập các vùng nguyên liệu chất lượng cao, từng bước hình thành thương hiệu riêng của sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng, trong đó đẩy mạnh sản xuất gạo thơm. Tăng cường năng lực cạnh tranh để duy trì và củng cố các thị trường truyền thống và đáp ứng yêu cầu của các thị trường mới để ổn định và tăng thị phần. Gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tổ chức thị trường để tiêu thụ kịp thời và bảo đảm giá lúa ổn định cho nông dân. Bảo đảm quản lý, điều hành xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, chống bán phá giá.

3.2.2. Tình hình tiêu thụ gạo ở thành phố Cần Thơ

Năm 2013, Cần Thơ đã đưa 236.538 lượt ha đất lúa vào sản xuất, năng suất bình quân 5,77 tấn/ha, sản lượng ước đạt 1,364 triệu tấn. Tổng diện tắch gieo cấy cả năm 2013 của thành phố Cần Thơ là 236.539 ha, tăng 8.355 ha so với năm 2012. Năng suất lúa bình quân trong năm 2013 đạt 59,27 tạ/ha, tăng 1,86 tạ/ha. Riêng vụ lúa thu đông 2013 đang thu hoạch sắp xong, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, tăng 6,6 tạ/ha so với cùng kỳ.

Thành phố Cần Thơ triển khai kế hoạch mua tạm trữ 131.000 tấn gạo vụ hè thu theo sự phân bổ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Giá mua định hướng là 5.300 đồng/kg, cao hơn giá thành sản xuất 1.280 đồng.

Cần Thơ có 19 doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ. Trong đó, 5 đơn vị gồm: Công ty cổ phần Hiệp Thanh, Công ty TNHH Trung An, Công ty cổ phần Mêkông, Công ty Lương thực sông Hậu, Công ty cổ phần Gentraco mỗi đơn vị mua từ 10.000 Ờ 23.000 tấn gạo. 14 doanh nghiệp còn lại, mỗi đơn vị mua từ 2.000 Ờ 8.000 tấn gạo. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp, UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị mua cả lúa và gạo đồng thời chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn được giao nhiệm vụ cho vay tiền mua gạo tạm trữ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh để có thể mua gạo đúng thời gian qui định.

Thành phố Cần Thơ còn kiến nghị Nhà nước có chắnh sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp mua trực tiếp từ nông dân và doanh nghiệp có xây dựng vùng nguyên liệu trong cánh đồng mẫu lớn, vì nhờ đó người nông dân và doanh nghiệp sản xuất trực tiếp được hưởng lợi. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ vừa công bố giá mua lúa thu đông trên địa bàn theo định hướng 6.000 đồng/kg để bảo đảm cho nông dân có lãi 30% theo quy định của Chắnh

phủ. Giá thành sản xuất lúa thu đông là 4.643 đồng/kg, cao hơn vụ hè thu 443 đồng/kg.

Do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, nước lũ đổ về khá mạnh, cộng với thủy triều dâng cao dẫn đến mực nước nội đồng cũng dâng cao đã gây khó khăn cho việc thu hoạch các trà lúa thu đông thời điểm cuối vụ. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ đã chỉ đạo phòng nông nghiệp các địa phương chịu ảnh hưởng của nước lũ gồm quận Thốt Nốt, Ô Môn, huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh hướng dẫn nông dân kịp thời gia cố đê bao, tránh bị lũ chụp gây thiệt hại lúa đồng thời khẩn trương thu hoạch lúa tránh lũ, huy động hết các lò sấy lúa, đưa vào hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lúa bị ẩm mốc.

Đến nay, Cần Thơ đã thu hoạch dứt điểm 66.981 ha lúa thu đông với năng suất bình quân 5,1 tấn/ha, cao hơn vụ thu đông năm 2012 là 1 tạ/ha. Riêng các quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, năng suất lúa đạt 5,23 tấn/ha. Sản lượng cả vụ lúa thu đông tại Cần Thơ đạt trên 340.000 tấn. Như vậy, năm nay Cần Thơ trúng mùa lúa thu đông. Các doanh nghiệp hiện đã ký hợp đồng, bao tiêu trên diện tắch trên 7.000 ha lúa chất lượng cao với sản lượng trên 35.000 tấn theo giá hai bên cùng có lợi.

Song song đó, để đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất, Cần Thơ xã hội hóa công tác nhân giống 3 cấp gồm: siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận cung ứng cho nông dân nhằm đưa diện tắch đất lúa sử dụng giống đạt chuẩn đạt trên 70%. Cần Thơ cũng đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch còn 10% (hiện nay là 12%). Bên cạnh đó, Cần Thơ từng bước mở rộng quy trình canh tác lúa sinh thái; đổi mới công nghệ chế biến lúa gạo thành các sản phẩm có giá trị cao nhằm giảm phụ thuộc vào xuất khẩu. Thành phố Cần Thơ vừa đưa 7 giống lúa chất lượng cao vào sản xuất đại trà gồm OM 6161, OM 6162, OM 4218, OM 4088, OM 5472, Cần Thơ 1, Cần Thơ 2.

Các giống lúa này do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo, có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn (95-100 ngày), đẻ nhánh khá, cứng cây, kháng rầy và sâu bệnh mạnh, chống chịu bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Qua sản xuất thử nghiệm, các giống lúa trên cho năng suất 6 - 8 tấn/ha, phẩm chất gạo ngon, cơm mềm, dẻo, gạo trong, ắt bạc bụng, tỉ lệ gạo nguyên thu hồi sau xay xát cao, đạt chuẩn xuất khẩu và có thể trồng từ 2 - 3 vụ trong năm. Thành phố Cần Thơ cũng khuyến cáo nông dân giảm sử dụng các giống lúa nhiễm rầy nâu nặng như OM 1490, OM 3536, Jasmin 85, nhất là không sử dụng giống IR 50404 vì giống này nhiễm rầy rất nặng, đồng thời khuyến khắch nông dân khôi phục các giống lúa địa phương có chất lượng cao, kháng rầy mạnh, tăng lượng giống xác nhận gieo sạ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất

tình trạng lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá dẫn đến sản lượng lúa đạt năng suất thấp.

Trong năm 2014, Cần Thơ mở rộng diện tắch cánh đồng mẫu lớn lên từ 14.000 Ờ 20.000 ha theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, góp phần mở rộng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, lúa thơm, lúa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng chuyên biệt, giàu protein, lúa dành riêng cho đối tác nước ngoài thu mua, lúa làm thực phẩm chế biến cao cấp,Ầ để góp phần ngâng cao chất lượng hạt gạo và tăng lợi nhuận cho người nông dân. Đồng thời cũng tạo ra nguồn cung ứng gạo chất lượng cao cho người tiêu dùng.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HÀNH VI VÀ THÁI ĐỘ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG CẦU CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI

TRƢỜNG CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG

4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1.1 Giới tắnh của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Nam 37%

Nữ 63%

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013

Hình 4.3. Tỷ trọng giới tắnh của đáp viên

Hình 4.3 trình bày tỷ trọng giới tắnh của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Trong 219 quan sát, có 63% nữ (137 quan sát là nữ) và 37% nam (82 quan sát là nam). Sở dĩ có sự chênh lệch rất rõ này là vì trong gia đình, nữ giới thường là người nội trợ chắnh. Chắnh vì thế, họ quan tâm hơn đến các vấn đề về sức khỏe và các khoản chi tiêu trong gia đình. Nên họ thường chấp nhận trả lời phỏng vấn nhiều hơn. Và do quá trình đi thu thập số liệu thường trùng vào các giờ hành chắnh, nên phần lớn chỉ có phụ nữ hay những người nội trợ ở nhà. Mặt khác, sản phẩm gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu được sử dụng hàng ngày của mỗi gia đình Việt, mà nữ giới thường là người nội trợ chắnh trong gia đình nên họ thường là những người quyết định cho các chi tiêu hàng ngày, cũng như việc lựa chọn loại gạo sử dụng trong các bữa cơm. Vì vậy, nữ giới thường được ưu tiên hơn trong quá trình thu thập số liệu để phỏng vấn viên dễ thu thập được thông tin về nhu cầu sử dụng gạo trực tiếp của từng hộ gia đình đáp viên.

4.1.2 Độ tuổi của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Tổng quan về độ tuổi của đáp viên tại địa bàn khảo sát được trình bày khát quát ở bảng sau:

Bảng 4.5. Độ tuổi của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ĐVT: Tuổi Tiêu chắ Độ tuổi (n = 219) Thấp nhất 18 Cao nhất 86 Trung bình 48,6 Độ lệch chuẩn 14,51

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013

Bảng 4.5 trình bày độ tuổi của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Trong 219 đáp viên, người có độ tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi và người có độ tuổi cao nhất là 86 tuổi. Độ tuổi trung bình của đáp viên là 49 tuổi. Nhìn chung, tại địa bàn thuộc vùng nghiên cứu độ tuổi của đáp viên có sự chênh lệch khá cao về độ tuổi của đáp viên nhỏ tuổi nhất so với đáp viên có độ tuổi cao nhất nhưng đa số độ tuổi đáp viên dao động từ 25 tuổi đến 63 tuổi. Tùy vào độ tuổi của các thành viên trong gia đình đáp viên mà người phỏng vấn viên tiến hành thu thập thông tin từ đáp viên. Mặc dù có một số đáp viên ở độ tuổi khá cao nhưng còn đủ minh mẩn và khả năng quyết định thì người phỏng vấn vẫn thu thập thông tin.Và vì đa số các đối tượng phỏng vấn là chủ hộ và đây cũng là khoảng độ tuổi quản lý các khoản thu nhập và chi tiêu chắnh trong gia đình. Nên phỏng vấn viên có thể dễ dàng thu thập được thông tin về nhu cầu sử dụng sản phẩm gạo thân thiên với môi trường.

Bảng 4.6: Tổng quan sự khác biệt giữa giới tắnh và độ tuổi của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

ĐVT: Năm

Giới tắnh Tuổi

Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

Nam 86 19 49.5

Nữ 77 18 48

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013

Bảng 4.6 so sánh độ tuổi giữa đáp viên nam và nữ tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Nhìn chung không có sự chênh lệch quá lớn giữa độ tuổi của đáp viên nhỏ tuổi nhất ở nam và nữ. Độ tuổi trung bình của đáp viên ở mỗi

Một phần của tài liệu nghiên cứu đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường ở thành phố cần thơ trong trường hợp sử dụng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)