7. Kết luận:
4.2. Sử dụng chỉ số NEP để phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA ĐÁP VIÊN
4.2.1 Tìm hiểu về hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng của đáp viên
Bảng dưới đây trình bày rõ về hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đối dựa vào các chỉ số NEP:
Khảo sát dựa trên các mức chọn lựa của từng đáp viên: 1 = % Hoàn toàn không đồng ý; 2 = % Không đồng ý; 3 = % Không có ý kiến; 4 = % Đồng ý; 5 = % Hoàn toàn đồng ý;
Bảng 4.9. Hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của đáp viên:
ĐVT: %
PHÁT BIỂU 1 2 3 4 5
1. Chúng ta đang dần tiến tới giới hạn dân số mà
trái đất có thể chịu đựng. 1,8 15,1 12,8 55,3 15,1 2. Con người có quyền điều chỉnh môi trường tự
nhiên theo yêu cầu cần thiết của họ.
5,9 17,8 5,9 59,4 11,0 3. Con người can thiệp vào tự nhiên sẽ dẫn đến
tư nhiên sẽ bị hư hại. 3,7 26,5 11,4 42,9 15,5 4. Sự khéo léo của con người sẽ bảo đảm rằng
chúng ta không làm cho trái đất không còn sự sống.
2,3 9,1 8,7 62,1 17,8
5. Con người đang lạm dụng nghiêm trọng đến
môi trường. 1,8 21,5 2,7 48,4 25,6
6. Trái đất có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nếu chúng ta chỉ cần tìm hiểu làm thế nào để phát triển chúng.
1,4 5,5 9,6 64,4 19,2
7. Thực vật và động vật có quyền tồn tại như con
người. 1,4 2,3 1,8 58,0 36,5
8. Sự cân bằng của tự nhiên là đủ mạnh để đối phó với những tác động của các quốc gia công nghiệp hiện đại.
6,8 29,2 13,2 43,4 7,3
9. Mặc dù có khả năng đặc biệt của chúng ta, con
người vẫn phải tuân theo các quy luật tự nhiên. 2,3 2,7 1,8 64,4 28,8 10. Những thông tin về ỘCuộc khủng hoảng sinh
tháiỢ mà con người phải đối mặt đã được phóng đại rất nhiều.
4,6 33,3 16,0 39,7 6,4
11. Trái đất giống như một tàu vũ trụ có độ rộng và các nguồn lực rất hạn chế.
1,8 11,9 15,1 59,4 11,9 12. ỘCon ngườiỢ có nghĩa là người cai trị phần
còn lại của thiên nhiên.
8,7 21,5 7,3 53,0 9,6 13. Sự cân bằng của tự nhiên rất mỏng manh và
dễ dàng bị tổn thương.
1,4 8,2 7,8 61,6 21,0
14. Con người cuối cùng sẽ tìm hiểu đủ về quy luật vận hành của tự nhiên để có thể kiểm soát nó.
2,3 10,0 11,0 63,0 13,7
15. Nếu các hoạt động can thiệp vào tự nhiên của con người như hiện nay, chúng ta sẽ sớm gặp một thảm họa sinh thái lớn.
2,3 8,7 8,2 58,0 22,8
Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013
Bảng 4.9 trình bày về thái độ và hành vi của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Trong 219 hộ được khảo sát ở từng phát biểu ta thấy: Hầu
hết, số người được khảo sát là Ộđồng ýỢ với các phát biểu được đưa ra (100% các phát biểu được đánh ở mức 4 là cao nhất).
Ta thấy, ở những phát biểu lẻ (có thái độ tắch cực) đa phần nhận được sự đồng ý của người dân và đạt được ở mức khá cao (gần 60%). Nhìn chung, người dân ý thức được thực trạng bùng nổ dân số hiện nay, cũng như thấy được tình hình ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày trở nên nghiêm trọng. Sự nóng lên của Trái Đất, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, ngày càng nhiều các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng,Ầ do quá trình đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, quá trình công nghiệp hóa Ờ hiện đại hóa của nhiều nước đang phát triển, cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Bên cạnh đó, người dân ngày càng có nhận thức tốt về môi trường. Họ nhận thức được việc tồn tại của con người gắn liền với tự nhiên, nhìn nhận thực tế trước các hoạt động tiêu cực của con người tác động vào môi trường dẫn đến các thảm họa về môi trường xảy ra ngày càng nhiều. Nên đa phần các đáp viên đồng ý với các phát biểu được đưa ra.
Còn ở các phát biểu chẵn (có thái độ tiêu cực) cũng nhận được sự đồng ý khá cao của người dân (trên 60%). Bên cạnh những thái độ tắch cực của đáp viên về các vấn đề môi trường, nhưng do nhiều người dân cũng bày tỏ quan điểm chủ quan của họ về môi trường, về việc con người có khả năng điều khiển được thiên nhiên theo nhu cầu của họ. Cũng có nhiều người dân cho rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất này là vô tận, chỉ là con người chưa khai thác hết và phát triển theo chiều hướng mong muốn. Thêm vào đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công trình nghiên cứu khoa học Ờ công nghệ nên có nhiều ý kiến đồng ý với các phát biểu tiêu cực được nêu ra. Họ cho rằng con người cùng với trắ tuệ và năng lực siêu nhiên sẵn có, họ hoàn toàn có thể duy trì được sự sống trên Trái Đất. Tuy vậy, cũng có một số người không đồng ý với các phát biểu, vì họ cho rằng năng lực của con người vẫn còn hạn chế nên không thể điều khiển được môi trường tự nhiên, có chăng chỉ là một phần nào đó mà khả năng con người cho phép.
Tóm lại, thông qua kết quả khảo sát về mức độ đồng ý của đáp viên cho các phát biểu mang thái độ tắch cực với môi trường, có thể nhận thấy đa phần người dân hiểu được thực trạng môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt. Tuy nhiên, mức độ đồng ý của các đáp viên cho các phát biểu mang ý nghĩa tiêu cực cũng khá cao điều này phần nào phản ánh được thái độ chủ quan của người dân về những vấn đề môi trường. Mặc dù ý thức được môi trường tự nhiên đang ngày càng suy thoái, nhiều người vẫn cho rằng con người có khả năng kiểm soát được thiên nhiên thông qua bản năng và sự khéo léo của mình. Hơn nữa, nhiều câu trả lời của đáp viên chỉ mang tắnh hình thức trong quá
trình phỏng vấn, các đáp viên đôi khi không quan tâm mấy vào nội dung câu hỏi. Một số đáp viên chưa nhận thức được đâu là hành động và thái độ tắch cực hay tiêu cực với môi trường (mặc dù phỏng vấn viên đã có giải thắch cụ thể, dễ hiểu từng phát biểu) và đa phần các phát biểu mang tắnh chất khà trừu tượng, nghiêng về tâm lý, kiến thức và thái độ của người dân nên đa số người dân sẽ chọn lựa đánh vào mức Ộđồng ýỢ với phát biểu.
4.2.2 Phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Phân nhóm các đối tượng đáp viên dựa vào cách tắnh điểm số theo thang điểm NEP (tổng số điểm thấp nhất là 15 điểm, tổng số điểm tối đa là 75 điểm trên 15 câu hỏi khảo sát). Nếu đáp viên nào đạt được số điểm trên 53.3 điểm thì được phân vào nhóm có hành vi và thái độ bảo vệ môi trường cao. Nếu đáp viên nào đạt được số điểm thấp hơn 53.3 điểm thì được phân vào nhóm có hành vi và thái độ bảo vệ môi trường thấp.
Bảng 4.10. Tổng quan số điểm đạt được của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ĐVT: Điểm Tiêu chắ Điểm số (n = 219) Thấp nhất 30 Cao nhất 62 Trung bình 48,1 Độ lệch chuẩn 5,16
Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013
Bảng 4.10 trình bày tổng quan điểm số đạt được của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Trong 219 đáp viên được khảo sát, người có số điểm thấp nhất là 30 điểm, người đạt số điểm cao nhất là 62 điểm, số điểm trung bình mà các đáp viên đạt được là 48,1 điểm. Nhìn chung, các điểm số mà từng đáp viên đa số đạt được từ 43 Ờ 53 điểm, sự chêch lệch điểm số của từng đáp viên không cao (chỉ dao động từ 1 Ờ 2 điểm). Qua các mức điểm đạt được của từng đáp viên ta thấy rằng, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường của người dân ở địa bàn khảo sát chưa cao (còn chêch lệch khá cao so với mức điểm tối đa trên thang điểm NEP). Người dân có quan tâm đến các vấn đề môi trường, nhưng trên thực tế họ thiếu các hành động bảo vệ môi trường. Người dân có nhận thức tốt về tình trạng môi trường hiện tại nhưng họ lại thiếu ý thức trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của họ. Đa phần người dân có ý kiến đồng ý với các phát biểu được đưa ra. Nhưng vì cách tắnh điểm trên thang điểm NEP có nhiều phần phức tạp và một số phát biểu được đưa ra trong bảng câu hỏi khảo sát khá mơ hồ và trừu tượng so với kiến thức của người dân. Nên cũng ảnh hưởng phần nào đến điểm số phân loại hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của người dân.
thấp 86% cao
14%
Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013
Hình 4.7. Phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Hình 4.7 phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Trong 219 đáp viên, tắnh trên từng điểm số mà mỗi đáp viên đạt được. Ta thấy độ chêch lệch giữa hai phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường cao, thấp cách nhau khá rõ rệt. Trong khi, nhóm có hành vi và thái độ bảo vệ môi trường thấp chiếm tới 86%, thì nhóm có hành vi và thái độ bảo vệ môi trường cao chỉ chiếm 14% trên tổng số. Sự chêch lệch đó cho thấy, với tình trạng môi trường hiện nay thì có rất nhiều người còn chưa quan tâm nhiều đến nó. Họ cho rằng với tình trạng môi trường hiện nay thì con người vẫn có thể chấp nhận được, chỉ cần cố gắn phấn đấu xử lý tốt các vấn đề môi trường hiện tại thì môi trường sẽ dần được cải tạo. Ý thức của người dân chưa cao cũng bị ảnh hưởng bởi một phần do các thông tin về tình trạng môi trường hiện tại chưa được cập nhật, phổ biến rộng rãi cho người dân,Ầ Nhưng vẫn còn một số đối tượng đáp viên được khảo sát có hành vi và thái độ bảo vệ môi trường cao. Họ có cập nhật thông tin, có nhận thức tốt về môi trường xung quanh, có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường hiện tại để giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến môi trường trong tương lai,Ầ
4.2.3 Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố giới tắnh, thu nhập và trình độ học vấn với các phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng trình độ học vấn với các phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố như giới tắnh của đáp viên, thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình đáp viên và trình độ học vấn của đáp viên với biến phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, ta sử dụng kiểm định Chi Ờ Bình phương để khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Kết quả được trình bày ở các bảng dưới đây:
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Chi Ờ Bình phương
Chỉ tiêu Phân nhóm NEP
Tổng (n=219) Mức ý nghĩa (%) Thấp (n=137) Cao (n=81) Giới tắnh Nữ 122 15 137 0.079 Nam 66 16 82 Học vấn Thấp 95 9 104 0.026 Cao 93 22 115 Thu nhập Thấp 123 17 140 0.255 Cao 65 14 79
Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013
Bảng 4.11 trình bày kết quả kiểm định Chi Ờ Bình phương của các biến giới tắnh, học vấn, thu nhập với biến phân nhóm NEP. Kết quả cho thấy có 2 biến có mối quan hệ với biến phân nhóm NEP là biến giới tắnh và biến học vấn. Còn biến thu nhập không có mối quan hệ với biến phân nhóm NEP. Theo đó, ta có thể thấy:
- Ở mức ý nghĩa 10% biến giới tắnh có mối quan hệ với biên phân nhóm NEP. So sánh sự tương quan giữa nam và nữ với hành vi và thái độ bảo vệ môi trường ta thấy được, cả nam giới và nữ giới đều có sự quan tâm đến môi trường. Tuy có đôi chút khác biệt trong việc phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường giữa đáp viên nam và nữ nhưng nhìn chung sự khác biệt đó không quá lớn. Đa phần số nam giới và nữ giới được khảo sát đạt được số điểm khảo sát chưa cao, nhưng vẫn có một số ắt đáp viên cũng có ý thức cao về môi trường.
- Ở mức ý nghĩa 5% biến học vấn có mối quan hệ với biến phân nhóm NEP. Số liệu trên cũng cho thấy sự khác biệt trong trả lời của những người có trình độ học vấn khác nhau. Đa phần những người có học vấn cao sẽ được phân vào nhóm người có hành vi và ý thức bảo vệ môi trường cao (có 22 đáp viên chiếm 19,1% trong tổng số đáp viên có trình độ học vấn cao được phân vào nhóm có hành vi và ý thức bảo vệ môi trường cao), tuy nhiên cũng có một phần nhỏ đáp viên tuy có trình độ học vấn thấp nhưng có ý thức bảo vệ môi trường cao (có 9 đáp viên chiếm 8,67% trong tổng số đáp viên có trình độ học vấn thấp được phân vào nhóm có hành vi và ý thức bảo vệ môi trường cao). Điều đó phần nào cho thấy người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm đến môi trường càng nhiều. Vì những người có học vấn cao thường được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, kiến thức và họ cũng có sự hiểu biết về các vấn đề môi trường tốt hơn so với những người có trình độ hoc vấn thấp hơn.
- Còn biến thu nhập không có mối quan hệ với biến phân nhóm NEP ở mức ý nghĩa thống kê. Số liệu điều tra cho thấy mức thu nhập cao, thấp của hộ gia đình của đáp viên không có mối quan hệ với việc phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của đáp viên. Vì số liệu điều tra về thu nhập là bình quân hàng tháng của cả hộ gia đình của đáp viên nên không có ảnh hưởng đến quyết định trả lời của cá nhân đáp viên trong việc phân nhóm hành vi và thái độ cần khảo sát. Điều đó là phù hợp với việc phân nhóm từng đáp viên theo các chỉ tiêu của thang điểm phân nhóm NEP.
4.3. NGHIÊN CỨU ĐƢỜNG CẦU CỦA SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG
4.3.1 Phân tắch đƣờng cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng
Để có thể xây dựng đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường nên trước hết ta phải dựa vào các số liệu thống kê sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm theo từng mức giá ở bảng sau:
Bảng 4.12. Sự sẵn lòng trả của đáp viên theo từng mức giá cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường
ĐVT: Người
Bảng câu hỏi Tổng số đáp viên Số đáp viên không đồng ý Số đáp viên đồng ý Mức giá 1 (11.500) 35 4 31 Mức giá 2 (13.000) 35 5 30 Mức giá 3 (14.500) 35 7 28 Mức giá 4 (16.000) 35 12 23 Mức giá 5 (17.500) 35 13 22 Mức giá 6 (19.000) 35 16 19
Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013
Bảng 4.12 trình bày sự chọn lọc của người nghiên cứu, trong quá trình thu thập số liệu người nghiên cứu chọn ra sự đồng nhất cho số lượng bảng câu hỏi theo từng mức giá (mỗi mức giá có 35 quan sát). Ta thấy theo mức giá của từng mức giá sự không đồng ý của đáp viên cũng tăng theo các mức giá. Ở các mức giá càng thấp thì sự đồng ý của đáp viên càng cao. Điều đó là đúng với qui luật cung cầu trong kinh tế, nếu giá càng thấp thì nhu cầu của người dân càng cao và ngược lại.