Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố giới tắnh, thu nhập và trình độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường ở thành phố cần thơ trong trường hợp sử dụng (Trang 51)

7. Kết luận:

4.2.3. Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố giới tắnh, thu nhập và trình độ

trình độ học vấn với các phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố như giới tắnh của đáp viên, thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình đáp viên và trình độ học vấn của đáp viên với biến phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, ta sử dụng kiểm định Chi Ờ Bình phương để khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Kết quả được trình bày ở các bảng dưới đây:

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Chi Ờ Bình phương

Chỉ tiêu Phân nhóm NEP

Tổng (n=219) Mức ý nghĩa (%) Thấp (n=137) Cao (n=81) Giới tắnh Nữ 122 15 137 0.079 Nam 66 16 82 Học vấn Thấp 95 9 104 0.026 Cao 93 22 115 Thu nhập Thấp 123 17 140 0.255 Cao 65 14 79

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013

Bảng 4.11 trình bày kết quả kiểm định Chi Ờ Bình phương của các biến giới tắnh, học vấn, thu nhập với biến phân nhóm NEP. Kết quả cho thấy có 2 biến có mối quan hệ với biến phân nhóm NEP là biến giới tắnh và biến học vấn. Còn biến thu nhập không có mối quan hệ với biến phân nhóm NEP. Theo đó, ta có thể thấy:

- Ở mức ý nghĩa 10% biến giới tắnh có mối quan hệ với biên phân nhóm NEP. So sánh sự tương quan giữa nam và nữ với hành vi và thái độ bảo vệ môi trường ta thấy được, cả nam giới và nữ giới đều có sự quan tâm đến môi trường. Tuy có đôi chút khác biệt trong việc phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường giữa đáp viên nam và nữ nhưng nhìn chung sự khác biệt đó không quá lớn. Đa phần số nam giới và nữ giới được khảo sát đạt được số điểm khảo sát chưa cao, nhưng vẫn có một số ắt đáp viên cũng có ý thức cao về môi trường.

- Ở mức ý nghĩa 5% biến học vấn có mối quan hệ với biến phân nhóm NEP. Số liệu trên cũng cho thấy sự khác biệt trong trả lời của những người có trình độ học vấn khác nhau. Đa phần những người có học vấn cao sẽ được phân vào nhóm người có hành vi và ý thức bảo vệ môi trường cao (có 22 đáp viên chiếm 19,1% trong tổng số đáp viên có trình độ học vấn cao được phân vào nhóm có hành vi và ý thức bảo vệ môi trường cao), tuy nhiên cũng có một phần nhỏ đáp viên tuy có trình độ học vấn thấp nhưng có ý thức bảo vệ môi trường cao (có 9 đáp viên chiếm 8,67% trong tổng số đáp viên có trình độ học vấn thấp được phân vào nhóm có hành vi và ý thức bảo vệ môi trường cao). Điều đó phần nào cho thấy người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm đến môi trường càng nhiều. Vì những người có học vấn cao thường được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, kiến thức và họ cũng có sự hiểu biết về các vấn đề môi trường tốt hơn so với những người có trình độ hoc vấn thấp hơn.

- Còn biến thu nhập không có mối quan hệ với biến phân nhóm NEP ở mức ý nghĩa thống kê. Số liệu điều tra cho thấy mức thu nhập cao, thấp của hộ gia đình của đáp viên không có mối quan hệ với việc phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của đáp viên. Vì số liệu điều tra về thu nhập là bình quân hàng tháng của cả hộ gia đình của đáp viên nên không có ảnh hưởng đến quyết định trả lời của cá nhân đáp viên trong việc phân nhóm hành vi và thái độ cần khảo sát. Điều đó là phù hợp với việc phân nhóm từng đáp viên theo các chỉ tiêu của thang điểm phân nhóm NEP.

4.3. NGHIÊN CỨU ĐƢỜNG CẦU CỦA SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG

4.3.1 Phân tắch đƣờng cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng

Để có thể xây dựng đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường nên trước hết ta phải dựa vào các số liệu thống kê sự sẵn lòng trả của đáp viên cho sản phẩm theo từng mức giá ở bảng sau:

Bảng 4.12. Sự sẵn lòng trả của đáp viên theo từng mức giá cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường

ĐVT: Người

Bảng câu hỏi Tổng số đáp viên Số đáp viên không đồng ý Số đáp viên đồng ý Mức giá 1 (11.500) 35 4 31 Mức giá 2 (13.000) 35 5 30 Mức giá 3 (14.500) 35 7 28 Mức giá 4 (16.000) 35 12 23 Mức giá 5 (17.500) 35 13 22 Mức giá 6 (19.000) 35 16 19

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013

Bảng 4.12 trình bày sự chọn lọc của người nghiên cứu, trong quá trình thu thập số liệu người nghiên cứu chọn ra sự đồng nhất cho số lượng bảng câu hỏi theo từng mức giá (mỗi mức giá có 35 quan sát). Ta thấy theo mức giá của từng mức giá sự không đồng ý của đáp viên cũng tăng theo các mức giá. Ở các mức giá càng thấp thì sự đồng ý của đáp viên càng cao. Điều đó là đúng với qui luật cung cầu trong kinh tế, nếu giá càng thấp thì nhu cầu của người dân càng cao và ngược lại.

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013

Hình 4.8. Đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường Hình 4.8 trình bày đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Qua quá trình thu thập số liệu ta thấy mức độ sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân tương đối cao. Mặc dù có sự chênh lệch giữa mức độ đồng ư và không đồng của người dân theo mức giá của từng mức giá, nhưng sự chênh lệch không nhiều. Điều đó chứng tỏ đa số người dân đồng ý trả giá cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Vì gạo là mặt hàng thiết yếu sử dụng hằng ngày của người dân nên người dân sẵn lòng trả để có thể được sử dụng loại gạo chất lượng và tốt cho sức khỏe mà lại được áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Mặc dù vậy nhưng sự sẵn lòng trả của đáp viên vẫn còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan như: giá của sản phẩm, cùng với lòng tin của người dân vào chất lượng của sản phẩm gạo, tắnh minh bạch của sản phẩm gạo,Ầ và mức thu nhập của từng hộ người dân nên họ vẫn còn do dự cho việc lựa chọn sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Số liệu thu thập được cho thấy kết quả phù hợp với nguyên tắc cầu của sản phẩm (giá càng cao thì sự sẵn lòng trả càng giảm cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường càng giảm).

4.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của người dân ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường, đề tài đã sử dụng phương pháp hồi quy bằng mô hình logistic để phân tắch. Các biến độc lập sử dụng trong hình được mô tả trong bảng dưới đây:

Bảng 4.13. Kết quả hồi quy logistic

Biến số Hệ số Mức ý nghĩa (%) Dấu kỳ vọng

Tuổi -0.2969473 0.567 + Thu nhập 0.5652463 0.103 + Trình độ học vấn 0.2079808 0.547 + Giới tắnh -0.4648208 0.108 - Giá bán -4.0807530*** 0.000 - Phân nhóm theo

mô hình sinh thái mới (NEP)

0.3480635 0.487 +

Các chỉ tiêu khác Giá trị

Số quan sát 219

Giá trị kiểm định chi bình phương 23,33 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 0,000

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp tháng 8 năm 2013

Giải thắch: ***: có ý nghĩa ở mức 1%; **: có ý nghĩa ở mức 5%; *: có ý nghĩa ở mức 10%

Bảng 4.13 trình bày kết quả hồi quy logistic cho sự sẵn lòng trả đối với sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Kết quả hồi quy cho thấy:

Hệ số của biến giá bán của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường theo từng mức giá có mức ý nghĩa ở mức 1% và âm. Kết quả này cho thấy khi mức giá tăng lên sẽ làm giảm xác suất sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của đáp viên. Kết quả này đã được kỳ vọng từ trước. Theo nguyên tắc của cầu, giá bán càng cao sẽ làm giảm lượng cầu đối với các hàng hóa dịch vụ (khả năng sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường càng thấp). Kết quả này được ủng hộ bởi các nghiên cứu thực nghiệm (Phạm Lê Thông, 2013; Phùng Cẩm Tú, 2013)

Hệ số của biến thu nhập cũng gần có ý nghĩa thống kê (10,3%) ở mức 10% và có giá trị dương, cho thấy thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình đáp viên có ảnh hưởng cùng chiều với sự sẵn lòng trả của đáp viên. Thu nhập bình quân hàng tháng càng cao thì sẽ tăng xác suất sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Điều này là phù hợp vì thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định cầu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì cầu hàng hóa của người tiêu dùng cũng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, do gạo là một loại hàng hóa thông thường và thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình đáp viên được khảo sát ở nhiều mức khá đa dạng. Nhiều hộ gia đình tuy có thu nhập thấp nhưng do môi trường sống của đáp viên là ở thành thị nên họ có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về các sản phẩm thân thiện với môi trường. Vì thế, họ

có hiểu biết về vai trò của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường nên họ sẵn lòng trả cho sản phẩm. Còn các đáp viên có thu nhập trung bình hàng tháng ở mức cao thì họ cũng sẵn lòng trả cho sản phẩm nhiều hơn. Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì do hầu hết các đáp viên ở thành thị, mặt bằng chung về thu nhập là khá cao nên làm cho biến thu nhập gần có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.

Hệ số của biến giới tắnh của đáp viên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Ta thấy, đối với các đáp viên là nữ giới thì với chức năng chăm sóc gia đình và làm các công việc chắnh như nội trợ, dọn dẹp nhà cửa,Ầ nên họ quan tâm hơn đến sức khỏe và môi trường, vì thế họ đồng ý sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường để có thể sử dụng được loại gạo tốt cho sức khỏe của gia đình. Còn ở nam giới do có sự quan tâm và điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin, tin tức, sự kiệnẦ nên họ cũng có sự quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. Vì vậy, các đáp viên nam giới cũng sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Nhìn chung, sự sẵn lòng trả của đáp viên không phụ thuộc vào giới tắnh của đáp viên, đa phần tất cả các đáp viên dù là nam giới hay nữ giới đều có sự quan tâm đến môi trường nên họ đều sẵn lòng trả cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, biến tuổi, trình độ học vấn của đáp viên cũng không có ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng trả giá cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Những đáp viên được khảo sát có độ tuổi tương đối khá đa dạng, mà những vấn đề về liên quan đến sức khỏe và môi trường luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người ở mọi lứa tuổi. Nên đa phần đáp viên đều đồng ý sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Trong khi đó, qua quá trình khảo sát ta thấy, những đáp viên có trình độ học vấn ở nhiều mức khác nhau nhưng họ đều sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Một số đáp viên tuy có trình độ học vấn thấp nhưng họ nhận thức được vệ bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người trong gia đình, cũng như khi được phỏng vấn viên trình bày về sản phẩm gạo thân thiện với môi trường thì họ có nhận thức được về các vấn đề môi trường và những lợi ắch mà sản phẩm mang lại nên họ đồng ý sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo. Còn đối với những đáp viên có học vấn cao thì họ đã có những nhận thức tốt hơn về vấn các vấn đề môi trường và sức khỏe, cũng như việc họ còn khuyến khắch phát triển, triển khai thực hiện nhanh quá trình sản xuất loại gạo thân thiện với môi trường để có thể sớm đưa vào sử dụng và giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường nên họ sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Điều đó làm cho biến trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Những kết quả này cũng tìm thấy trong nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2013).

Theo đó, do quá trình phân nhóm người tiêu dùng theo mô hình sinh thái mới dựa trên thang điểm NEP, người dân được phân nhóm theo các chỉ tiêu khá trừu tượng, mơ hồ và chủ yếu dựa vào nhận thức khách quan của họ về môi trường, nên cũng ảnh hưởng đến quá trình phân nhóm. Cũng như việc những người được phân nhóm hành vi và thái độ cao hay thấp đều đồng ý sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường. Những đáp viên được phân nhóm hành vi và thái độ bảo vệ môi trường cao thì họ thấy được những lợi ắch tắch cực mang lại cho môi trường trong quá trình sản xuất loại gạo nghiên cứu so với quá trình sản xuất nông nghiệp hiện nay (môi trường nông nghiệp ô nhiễm bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, rác thải bao bì các loại,Ầ) nên đa phần họ đều đồng ý sẵn lòng trả. Còn đối với những người có hành vi và thái độ bảo vệ môi trường thấp, tuy họ không đặc biệt quan tâm đến các vấn đề môi trường nhưng họ lại quan tâm hơn về lợi ắch bản thân, họ đặc biệt quan tâm về sức khỏe của mình và chất lượng của sản phẩm gạo. Trong khi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạo khác nhau, chúng rất đa dạng về giá cả và chất lượng không đồng đều. Nên họ mong muốn được sử dụng những loại gạo có chất lượng tốt hơn và phải có tiêu chuẩn rõ ràng nên họ tin tưởng và sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường để được sử dụng chúng. Vì vậy, làm cho biến phân nhóm thái độ không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu.

4.3.3 Một số khó khăn và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân thành phố Cần Thơ về sản phẩm gạo thân thiện với môi ngƣời dân thành phố Cần Thơ về sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng

4.3.3.1 Những khó khăn của ngƣời tiêu dùng trong việc tiếp cận các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng

Theo như phân tắch ở trên thì sản phẩm thân thiện với môi trường là một sản phẩm khá mới và chưa phổ biến. Có những sản phẩm chỉ cần nghe tên thôi là người tiêu dùng có thể nhận ra ngay đó là sản phẩm thân thiện với môi trường. Cũng có những sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng người tiêu dùng lại không nhận ra bởi khái niệm thân thiện với môi trường chưa được người tiêu dùng hiểu một cách đầy đủ. Do đó, rất nhiều người đã gặp khó khăn trong việc tìm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung và sản phẩm gạo thân thiện với môi trường nói riêng mặc dù họ rất quan tâm và muốn sử dụng.

- Khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm

Một trong những khó khăn lớn nhất mà người tiêu dùng thường gặp phải

Một phần của tài liệu nghiên cứu đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường ở thành phố cần thơ trong trường hợp sử dụng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)