7. Kết luận:
2.3.2. Thông tin về sản xuất nông nghiệp sạch
2.3.2.1. Định nghĩa
+ Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khắ, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người. (Nguồn: định nghĩa của CodexAlimentarius, cơ quan Liên hợp quốc giám sát các tiêu chắ về lương thực trên toàn thế giới).
+ Nông sản, thực phẩm hữu cơ là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ. Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien không phải là sản phẩm hữu cơ). Trong nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp hữu cơ đang vươn lên giải quyết vấn đề tồn tại lớn của thế giới là tài nguyên cạn kiệt, chất lượng môi trường sinh thái xấu đi, nông sản, thực phẩm bị ô nhiễm, phẩm chất sa sút. Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ, nhưng sản xuất nông nghiệp nếu chỉ là không dùng chất tổng hợp hóa học, cũng không đồng nghĩa với nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải phục tùng tôn chỉ xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp, không chỉ là sự thay thế dựa vào một công nghệ đơn nhất, mà dựa vào hệ thống lý luận sinh thái học và sinh vật học đýợc tổng kết qua thực tiễn. Vùng đýợc lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cõ phải bảo đảm trong ba nãm liền trýớc đó không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. (Theo Nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn)
Cho đến thập kỷ 60 thế kỷ XX, nền nông nghiệp Việt Nam được xem là nông nghiệp sạch. Nguồn hữu cơ chủ yếu được sử dụng là phân bón, bao gồm phân chuồng trại, tro rơm rạ, bèo hoa dâu và các nguồn phân xanh cũng như các chất phế thải từ nguồn hoa màu. Tuy nhiên, do sức ép về dân số, tài nguyên đất trở nên hạn hẹp về số lượng và xuống cấp về chất lượng, do nhu cầu an toàn lương thực và xuất khẩu, nền nông nghiệp sạch Việt Nam đã chuyển sang nền nông nghiệp sử dụng phân bón vô cơ. Việc sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ đã có tác động xấu đến môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm nguồn nước và đất, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tạo nên nhu cầu về sản phẩm an toàn do nền nông nghiệp sạch cung cấp.
Nền nông nghiệp sạch tuy không bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực nhưng có thể đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông dân hiện nay chưa hào hứng trong việc chuyển sang nền nông nghiệp sạch do chi phắ sản xuất cao, thu nhập thấp, do thị trường tiêu thu sản phẩm nông nghiệp sạch còn hạn hẹp.
2.3.2.1. Khái quát về gạo sạch
Giống như nhiều mặt hàng nông sản sạch khác, gạo sạch được sản xuất theo quy trình quản lý nghiêm ngặt từ khâu trồng trọt lúa nguyên liệu cho đến khâu sản xuất gạo thành phẩm, đóng gói kiểm tra chất lượng. Được thể hiện chi tiết qua các bước sau:
+ Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất. Chọn giống lúa
Quản lý đất canh tác Quản lý phân bón Quản lý nước tưới
Quản lý hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo thực vật) Quản lý thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
+ Gạo sạch phải có đủ sáu tiêu chuẩn như sau: Đảm bảo độ thuần chủng
Giữ được hương vị đặc trưng của từng sản phẩm
Không sử dụng hương liệu tạo mùi, đảm bảo hương thơm tự nhiên của từng loại gạo
Không sử dụng chất bảo vệ thực vật ngoài danh mục Bảo quản sản phẩm đúng kỹ thuật
Không pha trộn các loại gạo với nhau
2.3.3. Những nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)
Trương Đăng Thụy (2007) đã nghiên cứu về mức sẵn lòng trả cho việc bảo tồn loài tê giác Việt Nam (Willingness to pay for conservation of the
Vietnamese rhino). Bài nghiên cứu này là một phần của một dự án nghiên cứu lớn hơn về mức sẵn lòng trả địa phương (Local Willingness to Pay) cho việc bảo tồn những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Đông Nam Á. Nghiên cứu đo lường WTP bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên cho chương trình bảo tồn loài tê giác Việt Nam và một chương trình bảo tồn cấp độ vùng cho loài rùa biển - những loài này đang trong tình trạng bị đe dọa rất nghiêm trọng. Năm mức giá được sử dụng dựa trên một cuộc kiểm tra thử với 120 bảng câu hỏi tại thành phố Hồ Chắ Minh. Một cuộc phỏng vấn 800 hộ gia đình theo phương thức drop - off được thực hiện tại thành phố Hồ Chắ Minh và Hà Nội, trong đó, có 690 hộ đã trả lời. Giá trị WTP trung bình được ước lượng ở mức 2,5 USD/hộ.
Trần Thị Thu Duyên (2009) đã đánh giá nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả để bảo tồn sếu đầu đỏ của người dân huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người dân tại đây chưa nắm nhiều thông tin về sếu đầu đỏ. Dù vậy, họ lại bày tỏ rằng họ xem trọng giá trị tồn tại và giá trị thừa kế của các loài động vật bị đe dọa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ Chương trình Bảo tồn sếu đầu đỏ dưới 50%. Tuy nhiên, các hộ gia đình đã sẵn lòng trả trung bình 11.173 đồng/hộ để bảo tồn sếu đầu đỏ. Trong việc thu nhận sự đóng góp của người dân, cách thu tiền thông qua hóa đơn tiền điện không được đa số đáp viên chấp nhận, họ thắch thu riêng khoản tiền này.
Bùi Đức Kắnh (2009) đã áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để định giá cấp nước nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là ở xã Phước Vĩnh Đông. Nghiên cứu này đã áp dụng CVM với hai mức giá. 217 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn trựctiếp. Số liệu được phân tắch bằng mô hình log-logistic và log-normal. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân trong xã sẵn lòng chi trả khoảng5,8% tổng thu nhập hộ gia đình cho nước sạch. Mặc dù mức giá là nhân tố ảnhhưởng lớn nhất đến mức sẵn lòng trả của người dân, kết quả cho thấy, mức sẵn lòng trả còn chịu ảnh hưởng lớn bởithu nhập, chất lượng nguồn nước và một loạt các nhân tố khác. Đây là điều mà các nhà đầu tư cần phải quan tâm trước khi thực hiện dự án.
Bài viết: ỘEstimating urban residents willingness to pay for the biodiversity conservation of swamp forest in VietNamỢ (năm 2013) do tiến sĩ Huỳnh Việt Khải và giáo sư Mitsuyasu Yabe thực hiện . Bài viết này sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để nghiên cứu các hộ gia đình đô thị ĐBSCL về "động cơ và sự sẵn sàng chi trả (WTP) cho các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học trong VQG U Minh Thượng. Hồi quy logistic được sử dụng để dự đoán xác suất số người được hỏi sẵn sàng trả cho các chương trình bảo tồn. Tiền nước trung bình được tắnh toán khoảng 16.510 đồng cho mỗi gia
đình mỗi tháng cho tất cả người trả lời và khoảng 31.520 đồng sau khi trừ số không phản đối và kịch bản từ chối trả lời. Như vậy, cư dân đô thị bằng sông Cửu Long đồng ý đóng góp khoảng 10 triệu USD mỗi năm cho các dự án đa dạng sinh học.
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ GẠO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Thành phố Cần Thơ 3.1.1. Thành phố Cần Thơ
3.1.1.1. Vị trắ địa lý
Thành phố Cần Thơ thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2002/QH-11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ- CP, ngày 02/01/2004 của Chắnh phủ.
Hình 3.2. Bản đồ địa giới thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tắch 1.409 km2, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chắ Minh 169 km. Nhờ tiếp giáp với tỉnh An Giang ở phắa bắc, Đồng Tháp và Vĩnh Long ở phắa đông, Kiên Giang ở phắa tây và Hậu Giang ở phắa nam, Cần Thơ từ lâu đã được xem là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực. Chắnh vị trắ địa lý đặc biệt này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển mạnh mẽ và sớm trở thành một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.1.2. Địa hình, sông ngòi
Do nằm toàn bộ trên vùng đất được phù sa của các con sông lớn bồi đắp từ nhiều năm, thành phố Cần Thơ mang địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng.
Nơi đây có hệ thống sông ngòi chằng chịt với sông Hậu là con sông lớn nhất, đi qua thành phố với tổng chiều dài là 65 km và chiều rộng 1,6 km. Tổng lượng phù sa mà sông Hậu bồi đắp là 35 triệu m3 mỗi năm. Sông Cần Thơ dài 16 km, đi qua các quận Ô Môn, Cái Răng, Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu. Con sông này có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Ngoài ra, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
3.1.1.3. Khắ hậu, thời tiết
Nằm trong vành đai khắ hậu nhiệt đới gió mùa, thành phố Cần Thơ có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng 26 - 28độ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, nhiệt độ trung bình tháng 26 - 27 độ.
Về chế độ thủy văn và nguồn nước: Tổng chiều dài dòng chảy trên địa bàn thành phố là 3.405 km, với mật độ trung bình là 1,8km/km2, dòng chảy chắnh là sông Hậu. Mạng lưới sông ngòi ở Cần Thơ khá phát triển, thuận lợi cho giao thông thủy và hình thành các đô thị sinh thái, tài nguyên nước ngầm đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, do địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng của ng lũ từ sông Hậu đến tứ giác Long Xuyên (mức độ ảnh hưởng tùy vào biến động hằng năm của lũ) và triều cường nên vẫn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
Về tài nguyên: Trên địa bàn Thành phố có 2 nhóm đất chắnh, bao gồm nhóm đất phù sa chiếm 84% diện tắch tự nhiên và nhóm đất phèn chiếm 16%. Nhìn chung, đất có mùn và đạm từ khá đến giàu. Hàm lượng lân, kali trong đất đạt trung bình. Điều kiện thổ nhưỡng này là ưu thế của Cần Thơ trong trồng lúa và phát triển kinh tế vườn, các loại cây trồng cạn. Nhưng nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Cần Thơ nghèo, chỉ bao gồm một số vùng đất sét làm gạch ngói (16,8 triệu m3), cát nền (70 triệu m3) và than bùn (30.000 đến 150.000 tấn). Tuy nhiên, nước ngầm ở Cần Thơ có trữ lượng khá dồi dào, chất lượng tốt.
3.1.1.4. Kinh tế - xã hội
Là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trắ địa lý cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch,Ầ Bên cạnh đó, thành phố vẫn không ngừng quan tâm, hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động sao cho có hiệu quả nhất. Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực đã được giải quyết bằng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông qua việc nâng cấp và mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành,Ầ Có thể nói, thành phố Cần Thơ đã hội đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.
Tắnh đến năm 2012, dân số của thành phố Cần Thơ đạt khoảng 1.214,1 nghìn người với mật độ dân số là 862 người/km2. Thành phố là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó, 3 dân tộc chiếm số lượng lớn nhất là Kinh, Hoa, Khmer. Có thể nói, văn hóa Cần Thơ vừa mang những nét chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những nét đẹp văn hóa riêng của vùng đất Tây Đô.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược, Đại học dân lập Tây Đô và Trung tâm Đại học tại chức, 04 trường Cao đẳng, 04 trường Trung học chuyên nghiệp, 02 trường công nhân kỹ thuật, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những cơ sở cung cấp nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và xã hội, cho nhu cầu phát triển của thành phố cũng như của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1.1.5. Đơn vị hành chắnh
Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chắnh gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh).
Trung tâm của thành phố đặt tại quận Ninh Kiều, là nơi tập trung các cơ quan Trung ương, cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chắnh quản lý nhà nước, các cơ sở quan trọng về thương mại, dịch vụ, tài chắnh, ngân hàng, viễn thông, vận tải, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, an ninh, quốc phòng và các khu dân cư đô thị.
3.1.2. Quận Ninh Kiều
Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, được thành lập từ năm 2004, khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương.
Ninh Kiều có diện tắch 29,2 km2 và dân số 243,8 nghìn người (2009), tiếp giáp với quận Bình Thủy và huyện Phong Điền ở phắa bắc, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ở phắa tây và phắa nam, tỉnh Vĩnh Long ở phắa đông. Toàn quận có 13 phường: An Bình, An Cư, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh. Quận có địa hình bằng phẳng, trải dài theo hướng tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam. Hệ thống sông ngòi ở đây chằng chịt, chịu ảnh hưởng của nước lũ và triều cường.
Trong nhiều năm qua, Ninh Kiều đã có những đóng góp quan trọng trong việc hợp sức cùng thành phố Cần Thơ thực hiện có hiệu quả bước đầu Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chắnh trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự chuyển biến đáng kể về kinh tế - xã hội. Theo đó, diện mạo đô thị đã thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét, an ninh xã hội, hệ thống chắnh trị