Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường ở thành phố cần thơ trong trường hợp sử dụng (Trang 33)

7. Kết luận:

3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Thành phố Cần Thơ

3.1.1.1. Vị trắ địa lý

Thành phố Cần Thơ thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2002/QH-11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ- CP, ngày 02/01/2004 của Chắnh phủ.

Hình 3.2. Bản đồ địa giới thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tắch 1.409 km2, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chắ Minh 169 km. Nhờ tiếp giáp với tỉnh An Giang ở phắa bắc, Đồng Tháp và Vĩnh Long ở phắa đông, Kiên Giang ở phắa tây và Hậu Giang ở phắa nam, Cần Thơ từ lâu đã được xem là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực. Chắnh vị trắ địa lý đặc biệt này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển mạnh mẽ và sớm trở thành một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.1.2. Địa hình, sông ngòi

Do nằm toàn bộ trên vùng đất được phù sa của các con sông lớn bồi đắp từ nhiều năm, thành phố Cần Thơ mang địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng.

Nơi đây có hệ thống sông ngòi chằng chịt với sông Hậu là con sông lớn nhất, đi qua thành phố với tổng chiều dài là 65 km và chiều rộng 1,6 km. Tổng lượng phù sa mà sông Hậu bồi đắp là 35 triệu m3 mỗi năm. Sông Cần Thơ dài 16 km, đi qua các quận Ô Môn, Cái Răng, Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu. Con sông này có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Ngoài ra, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.

3.1.1.3. Khắ hậu, thời tiết

Nằm trong vành đai khắ hậu nhiệt đới gió mùa, thành phố Cần Thơ có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng 26 - 28độ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, nhiệt độ trung bình tháng 26 - 27 độ.

Về chế độ thủy văn và nguồn nước: Tổng chiều dài dòng chảy trên địa bàn thành phố là 3.405 km, với mật độ trung bình là 1,8km/km2, dòng chảy chắnh là sông Hậu. Mạng lưới sông ngòi ở Cần Thơ khá phát triển, thuận lợi cho giao thông thủy và hình thành các đô thị sinh thái, tài nguyên nước ngầm đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, do địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng của ng lũ từ sông Hậu đến tứ giác Long Xuyên (mức độ ảnh hưởng tùy vào biến động hằng năm của lũ) và triều cường nên vẫn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

Về tài nguyên: Trên địa bàn Thành phố có 2 nhóm đất chắnh, bao gồm nhóm đất phù sa chiếm 84% diện tắch tự nhiên và nhóm đất phèn chiếm 16%. Nhìn chung, đất có mùn và đạm từ khá đến giàu. Hàm lượng lân, kali trong đất đạt trung bình. Điều kiện thổ nhưỡng này là ưu thế của Cần Thơ trong trồng lúa và phát triển kinh tế vườn, các loại cây trồng cạn. Nhưng nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Cần Thơ nghèo, chỉ bao gồm một số vùng đất sét làm gạch ngói (16,8 triệu m3), cát nền (70 triệu m3) và than bùn (30.000 đến 150.000 tấn). Tuy nhiên, nước ngầm ở Cần Thơ có trữ lượng khá dồi dào, chất lượng tốt.

3.1.1.4. Kinh tế - xã hội

Là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trắ địa lý cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch,Ầ Bên cạnh đó, thành phố vẫn không ngừng quan tâm, hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động sao cho có hiệu quả nhất. Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực đã được giải quyết bằng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông qua việc nâng cấp và mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành,Ầ Có thể nói, thành phố Cần Thơ đã hội đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.

Tắnh đến năm 2012, dân số của thành phố Cần Thơ đạt khoảng 1.214,1 nghìn người với mật độ dân số là 862 người/km2. Thành phố là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó, 3 dân tộc chiếm số lượng lớn nhất là Kinh, Hoa, Khmer. Có thể nói, văn hóa Cần Thơ vừa mang những nét chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những nét đẹp văn hóa riêng của vùng đất Tây Đô.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược, Đại học dân lập Tây Đô và Trung tâm Đại học tại chức, 04 trường Cao đẳng, 04 trường Trung học chuyên nghiệp, 02 trường công nhân kỹ thuật, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những cơ sở cung cấp nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và xã hội, cho nhu cầu phát triển của thành phố cũng như của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1.1.5. Đơn vị hành chắnh

Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chắnh gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh).

Trung tâm của thành phố đặt tại quận Ninh Kiều, là nơi tập trung các cơ quan Trung ương, cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chắnh quản lý nhà nước, các cơ sở quan trọng về thương mại, dịch vụ, tài chắnh, ngân hàng, viễn thông, vận tải, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, an ninh, quốc phòng và các khu dân cư đô thị.

3.1.2. Quận Ninh Kiều

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, được thành lập từ năm 2004, khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương.

Ninh Kiều có diện tắch 29,2 km2 và dân số 243,8 nghìn người (2009), tiếp giáp với quận Bình Thủy và huyện Phong Điền ở phắa bắc, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ở phắa tây và phắa nam, tỉnh Vĩnh Long ở phắa đông. Toàn quận có 13 phường: An Bình, An Cư, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh. Quận có địa hình bằng phẳng, trải dài theo hướng tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam. Hệ thống sông ngòi ở đây chằng chịt, chịu ảnh hưởng của nước lũ và triều cường.

Trong nhiều năm qua, Ninh Kiều đã có những đóng góp quan trọng trong việc hợp sức cùng thành phố Cần Thơ thực hiện có hiệu quả bước đầu Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chắnh trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự chuyển biến đáng kể về kinh tế - xã hội. Theo đó, diện mạo đô thị đã thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét, an ninh xã hội, hệ thống chắnh trị được củng cố và tăng cường.

Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận đang dần được hoàn thiện, bộ mặt đô thị thêm khang trang, một số công trình, dự án phát huy tác dụng. Năm 2011, bên cạnh việc huy động mọi nguồn lực cho đầu tư hạ tầng, Ninh Kiều còn tập trung giải ngân, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công đúng tiến độ, chất lượng công trình.

Kinh tế của quận phát triển mạnh và chuyển dịch theo cơ cấu công nghiệp - thương mại - dịch vụ, du lịch. Thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, Ninh Kiều đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm kắch cầu đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ người nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Với hệ thống chợ, siêu thị phủ đều khắp, quy mô lớn nhất thành phố, tỷ trọng thương mại - dịch vụ của Ninh Kiều chiếm 69,33%, doanh thu chịu thuế của ngành thương mại đạt gần 16.000 tỷ đồng (đạt 104,5% kế hoạch), giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt gần 638.000 tỷ đồng (bằng 101,2% kế hoạch) (2012).

Theo định hướng chung của thành phố Cần Thơ đến năm 2020, phấn đấu xây dựng và phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị văn minh, hiện đại, là trung tâm chắnh trị - hành chắnh, kinh tế - xã hội, là đầu mối đối nội, đối ngoại quan trọng của thành phố Cần Thơ.

3.2. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ GẠO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chung trên cả nƣớc 3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chung trên cả nƣớc

3.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa

Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Cụ thể tình hình sản xuất trên cả nước được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Tình hình sản xuất lúa trên cả nước giai đoạn 2010 Ờ 2012

ĐVT: Năm

Nguồn: Số liệu điều tra từ các báo cáo thống kê trên tạp chắ và truyền thông

Bảng 3.3 trình bày quá trình sản xuất lúa giai đoạn 2010 Ờ 2012. Nhìn chung trên cả nước, ta thấy:

- Sản lượng lúa cả năm 2010 ước tắnh đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009 do cả diện tắch và năng suất đều tăng, trong đó diện tắch gieo trồng ước tắnh đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha.

- Sản lượng lúa cả năm 2011 ước tắnh đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm trước do diện tắch và năng suất đều tăng, trong đó diện tắch gieo trồng ước tắnh đạt 7651,4 nghìn ha, tăng 162 nghìn ha; năng suất đạt 55,3 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha.

- Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tắnh đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước do diện tắch và năng suất đều tăng, trong đó diện tắch gieo trồng ước tắnh đạt 7753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha.

Nhìn chung, tình hình sản xuất trên cả nước qua các năm đều tăng. Nguyên nhân là do, một mặt thời tiết tương đối thuận lợi, lúa bán được giá cao; mặt khác do nông dân tập trung đầu tư lại giống mới cho năng suất và hiệu quả cao; cùng với việc áp dụng chắnh sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp và mô hình cánh đồng mẫu lớn đem lại hiệu quả cao và đang được nhân rộng ra nhiều nơi trên cả nước. Nhưng mặt khác, hiện nay do thị trường lúa gạo trên Thế Giới có sự cạnh tranh mạnh mẽ nên cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quá trình sản xuất của người nông dân.

3.2.1.2. Tình hình tiêu thụ gạo

Sau hơn 20 năm liên tiếp xuất khẩu gạo trên quy mô lớn, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Thái Lan) với mức đóng góp bình quân 4,5 triệu tấn/năm cho thị trường gạo thế giới. Việt Nam ngày càng chứng tỏ được vị trắ quan trọng của mình trong thị trường cung ứng gạo trên toàn cầu và các nước trong khu vực, góp phần làm tăng vị thế quốc gia trên trường thế giới.

Năm Diện tắch gieo trồng

(Nghìn ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lƣợng (Triệu tấn) 2010 2011 2012 7513,7 7651,4 7753,2 53,2 55,3 56,3 40 42,3 43,7

Bảng 3.4. Sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo giai đoạn 2010 Ờ 2013

ĐVT: Năm

Năm 2010 2011 2012 Dự kiến đến quắ 4/2013 Sản lƣợng

(triệu tấn gạo) 7,2 7,0 7,7 7,0 Giá trị

(tỉ USD) 3,232 3,335 3,511 3,007

Nguồn: Số liệu điều tra từ các báo cáo thống kê trên tạp chắ và truyền thông

Bảng 3.4 trình bày về sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt được của Việt Nam từ năm 2010 Ờ 2013. Nhìn chung từ năm 2010 Ờ 2013 sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo đều tăng và trên mức 7 triệu tấn/năm, giá trị trên 3 tỉ USD/năm.

Trước đó, trong giai đoạn 2006 Ờ 2010, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 26,699 tấn gạo, tăng 33,7% về số lượng và tăng 165,3% về trị giá so với giai đoạn 2001 Ờ 2005. Tắnh từ năm 1989 Ờ 2010, Việt Nam đã xuất 76,545 triệu tấn, tổng trị giá 21,462 tỉ USD; thị trường tiêu thụ chắnh là châu Á, châu Phi, châu Mỹ.

Với mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu gạo trong thời gian qua đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam gần như liên tục tăng trong những năm qua, nhưng kim ngạch lại biến động hết sức thất thường do yếu tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo tăng về lượng, nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng ở tốc độ không tương xứng. Vậy để giá trị gạo xuất khẩu tăng tương xứng với sản lượng gạo xuất khẩu thì Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu và cần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.

Hiện nay với xu hướng vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo và đang mở rộng thị trường (đáp ứng nhu cầu) sang Châu Phi, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam là nước đầu tiên ký thỏa thuận Chắnh phủ (G2G) với Guinea (thỏa thuận này) được kết thúc vào cuối năm 2015.

Về giá gạo của Việt Nam đang chịu nhiều sức ép có thể còn xuống dưới 370 USD/tấn, theo một số nguồn tin cho hay hiện đang thương thảo với các nhà nhập khẩu Trung Quốc giá xuất gạo CIF trắng thơm 15% tấm của Việt Nam là 365 USD/tấn.

Theo thông tin mới nhất, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết đến ngày 18/7/2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 3,72 triệu tấn gạo với tổng kim ngạch ước đạt 1,6 tỷ USD (giá FOB), giá bình quân 430 USD/tấn. Lượng gạo xuất được từ 1-18/7/2013 đạt 241.668 tấn, trị giá 95.000.000 USD với giá

393 USD/tấn, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Việt Nam đặt mục tiêu 7,5 triệu tấn trong năm 2013, giảm khoảng 2% so với khoảng 7,7 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2012.

Theo đó Việt Nam sẽ thực hiện 5 biện pháp bảo đảm xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao gồm: Nâng cao chất lượng lúa gạo trên cơ sở chọn giống và thiết lập các vùng nguyên liệu chất lượng cao, từng bước hình thành thương hiệu riêng của sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng, trong đó đẩy mạnh sản xuất gạo thơm. Tăng cường năng lực cạnh tranh để duy trì và củng cố các thị trường truyền thống và đáp ứng yêu cầu của các thị trường mới để ổn định và tăng thị phần. Gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tổ chức thị trường để tiêu thụ kịp thời và bảo đảm giá lúa ổn định cho nông dân. Bảo đảm quản lý, điều hành xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, chống bán phá giá.

3.2.2. Tình hình tiêu thụ gạo ở thành phố Cần Thơ

Năm 2013, Cần Thơ đã đưa 236.538 lượt ha đất lúa vào sản xuất, năng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đường cầu của sản phẩm gạo thân thiện với môi trường ở thành phố cần thơ trong trường hợp sử dụng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)