1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án đầu tư : Sân bóng đá mini mặt cỏ nhân tạo

21 10K 100
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 318,25 KB

Nội dung

Dự án đầu tư : Sân bóng đá mini mặt cỏ nhân tạo. Tài liệu bao gồm : Thuyết minh dự án, dự toán chi tiết và tính toán kinh tế hiệu quả kinh doanh.

Trang 1

CÔNG TY

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

SÂN BÓNG ĐÁ MINI CỎ NHÂN TẠO

ĐỊA ĐIỂM : THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY

THÁNG 12 NĂM 2009

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 1

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 1

II MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 7

I GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ: 7

II CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN 7

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 8

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA 8

II HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN 9

III NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG 10

CHƯƠNG 4: QUY MÔ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 11

I CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT 11

II GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG 11

III GIẢI PHÁP HẠ TẦNG KỸ THUẬT 11

IV PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC DỰ ÁN 12

CHƯƠNG 5: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ - VÀ TIẾN ĐỘTHỰC HIỆN DỰ ÁN 13

I HÌNH THỨC ĐẦU TƯ: 13

II KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 13

CHƯƠNG 6: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 14

I CĂN CỨ TÍNH TOÁN 14

II TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN 14

III HIỆU QUẢ KINH TẾ 16

IV HIỆU QUẢ XÃ HỘI 18

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

I KẾT LUẬN 19

II KIẾN NGHỊ 19

Trang 3

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

1.1 Khái quát về Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc phía Nam của Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển

- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận;

- Phía tây giáp tỉnh Bình Phước;

- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai;

- Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận;

- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông

Diện tích tự nhiên của Lâm Đồng là 9.772,19 km2, nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng

Ba sông chính ở Lâm Đồng là:

- Sông Đa Dâng (Đạ Đờn)

- Sông La Ngà

- Sông Đa Nhim

Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày-đêm, hệ thống cấp nước Huyện Đức Trọng, công suất 10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện

Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện Thành phố Đà Lạt, trung tâm hành chính-kinh tế-xã hội của tỉnh Về khoảng cách địa lý tỉnh liên hệ với các vị trí khác như sau:

- Hướng Bắc cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.500 km;

- Hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 320 km;

- Hướng Đông cách cảng biển Nha Trang khoảng 210 km;

- Hướng Tây cách Thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc khoảng 250 km

Hệ thống giao thông đường bộ của Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744 km, đã đến được tất

cả các xã và cụm dân cư Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế-xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực

Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có tổng diện tích 160ha đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn

Trang 4

xe Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại

Bảng 1: Thống kê dân số tỉnh Lâm Đồng năm 2007:

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn Tổng số 1.198.261 599.278 598.983 450.407 747.854

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng

Bảng 2: Tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Tổng mức 6 Tháng 2008 (triệu đồng)

% so sánh 6 Tháng 2008 với 6 Tháng 2007 Tổng vốn đầu tư phát triển 1.733.263 112,21

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng

Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đang phát triển bền vững về mọi mặt cả về kinh tế, chính trị, xã hội Lực lượng lao động ngày càng phát triển, cả về chất lượng và số lượng Mức sống người dân đang được nâng cao hơn theo khuynh hướng bền vững lâu dài Đồng thời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay có một số dự án đầu tư các khu dân cư đã và đang phát triển đem lại nguồn cung cấp nơi ở cho cộng đồng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân dân và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh

Trang 5

1.2 Khái quát về Huyện Đức trọng

a Giới thiệu

Huyện Đức Trọng nằm trên vùng các trục giao thông huyết mạch của tỉnh Lâm Đồng: Quốc

lộ 20 (Đà Lạt - Thành Phố Hồ Chí Minh), tỉnh lộ 27 (Ninh Thuận - Đắk Lăk) và có cảng hàng không Liên Khương nên rất thuận lợi trong giao lưu phát triển; Đức Trọng ngày càng trở thành một trong những huyện có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng Với ưu thế về nhiều mặt huyện Đức Trọng phát triển khá toàn diện bao gồm cả nông - lâm nghiệp, công nghiệp - TTCN và thương mại dịch vụ

b Cơ cấu dân số

Dân số năm 2004 là 162.300 người, chiếm 9,23% về diện tích và 14% dân số toàn tỉnh Mật

độ dân số là 180 người/km2 Thành phần dân số có 27 dân tộc anh em trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 30%, chủ yếu là đồng bào dân tộc gốc tại chỗ: Chu ru, K'Ho và các đồng bào dân tộc từ các tỉnh biên giới phía Bắc di cư tự do vào lập nghiệp

c Kinh tế

Đức Trọng có hệ thống mạng lưới thương nghiệp rất phát triển, tất cả các xã đều có chợ và

hệ thống các cửa hàng, đại lý thu mua, buôn bán Chợ huyện ở thị trấn Liên Nghĩa có quy

mô lớn, được nâng cấp để ngang tầm là một trung tâm thương mại của huyện Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và cơ sở kết cấu hạ tầng đã giúp cho kinh tế của huyện Đức Trọng phát triển khá toàn diện, có sự chuyển đổi cơ cấu tích cực và đạt tốc độ tăng trưởng cao Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân trong thời kỳ 1991 -

1995 đạt 12,74%, càng về sau tốc độ tăng trưởng càng cao hơn (1995 đạt 14,9%) Giá trị sản lượng nông lâm nghiệp chiếm 59,96%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,92%, thương nghiệp dịch vụ chiếm 26,12%

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất trong những năm qua còn hạn chế, nhưng nhờ khai thác được những lợi thế và tích cực thu hút mọi nguồn vốn nên huyện Đức Trọng đã tiến hành xây dựng được nhiều công trình cần thiết Nhiều công trình xây dựng bằng nguồn vốn huy động của dân đã phát huy được tác dụng, tạo niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân

Trên địa bàn huyện có một số xí nghiệp của Trung ương và của tỉnh như Công ty Kinh doanh vàng và đá quý, các Xí nghiệp sứ, xí nghiệp xây lắp, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, xí nghiệp phân bón Bình Điền II, Công ty cơ khí và xây lắp Lâm Đồng,… Các cơ

sở này đang thực hiện việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn, đặc biệt là việc sản xuất các sản phẩm cao cấp về sứ, vật liệu chịu lửa và phụ tùng cơ khí, trụ điện bê tông ly tâm

Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu là sản xuất gạch ngói, sơ chế gỗ, đóng

đồ mộc gia dụng, chế biến thực phẩm, xay xát v.v Các cơ sở này thu hút 1.523 lao động, chiếm 3,5% lao động xã hội Khả năng thu hút lao động còn thấp nhưng mở ra hướng tích cực cho việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất

Hoạt động thương nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm thu nhập GDP của huyện Ngoài hoạt động kinh doanh buôn bán còn có nhiều dịch vụ cho sản xuất như sửa chữa cơ khí, vận tải, kho bãi, tín dụng, Các hoạt động này ngày càng phát huy tác dụng hỗ trợ tích cực cho sản xuất

Đức Trọng là một trong những huyện đi tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, mở ra những khả năng để vươn ra thị trường bên ngoài Trên địa bàn huyện đã có những sản phẩm tham gia xuất khẩu và những cơ sở liên doanh với nước ngoài Huyện Đức Trọng cũng đã tạo được những tiền đề thuận lợi để bước vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm khai thác những tiềm năng của địa

Trang 6

phương, thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra và vững bước vào thế kỷ XXI với những chương trình, mục tiêu to lớn hơn

d Văn hóa, xã hội

Cùng với sự phát triển của sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân trong huyện không ngừng được nâng cao Mỗi năm huyện Đức Trọng giải quyết được thêm việc làm cho 4.000 lao động Mức thu nhập bình quân năm 1995 đạt 320 USD/người (tăng 1,4 lần so với năm 1991) Số hộ có mức sống từ trung bình trở lên chiếm 91,279%, trong đó có 32% hộ giàu Số hộ nghèo còn 8,09%, và 0,64% hộ đói chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào dân tộc ít người Tại khu vực 4 xã vùng xa, huyện đã tập trung đầu tư 4 dự án 327 với tổng

số vốn 5,2 tỷ đồng để giúp đồng bào phát triển sản xuất Nhiều nguồn vốn khác cũng được

sử dụng để giúp đồng bào thực hiện xoá đói giảm nghèo

Huyện Đức Trọng đã thực hiện được chương trình nâng cao dân trí, được công nhận xóa

mù chữ, phổ cập tiểu học toàn huyện năm 1995 và phổ cập trung học cơ sở ở các xã Hiệp Thạnh, Liên Hiệp và thị trấn Liên Nghia Số học sinh phổ thông tăng từ 22.320 em (1991) lên 31.492 em (1995), gấp 1,45 lần Liên tục 5 năm liền ngành giáo dục và đào tạo của huyện được công nhận là lá cờ đầu của các huyện trong tỉnh

Ngày 29-8-1985, Hợp tác xã Phú Hội được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” và ngày 22-8-1998, xã Hiệp Thạnh được tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang”

1.3 Thị trấn Liên Nghĩa

Hiện nay, diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 3.770,76 ha Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2008, thị trấn Liên Nghĩa có qui mô dân số là 57.481 người, mật độ dân cư là 7.684 người/km2 Kinh tế phát triển về mọi mặt Hằng năm, tỉ trọng kinh tế tăng trưởng theo hướng sản xuất tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 23%, trong đó, nông nghiệp tăng 15%, TTCN – XD tăng 35,8%, Thương mại dịch vụ tăng 26,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 15.000.000 đồng/ người/ năm; đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt

Sự thay đổi nhanh chóng của thị trấn Liên Nghĩa thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực xây dựng cơ

sở hạ tầng Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đầu tư nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc gia; Xây dựng đường cao tốc Liên Khương – P’Ren; Đầu tư xây dựng mới chợ Liên Nghĩa – là đấu mối giao lưu hàng hóa với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Cạnh đó, thị trấn còn có trên 80% đường giao thông nội thị đã được trải nhựa; 65% hộ dân có nhà ở kiên cố, trên 90 % hộ gia đình được dùng nước sạch; 100% hộ gia đình có điện thắp sáng và phương tiện nghe nhìn; 90% hộ có phương tiện đi lại

Lĩnh vực văn hóa xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục luôn được đầu tư phát triển cả về chất

và lượng Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 06 trường mầm non, 06 trường tiểu học, 03 trường THCS, 02 trường THPT và 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề với trên 12.000 học sinh Nhiều năm qua, Thị trấn Liên Nghĩa luôn là lá cờ đầu trong công tác giáo dục của toàn huyện Đức Trọng Các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân luôn được quan tâm, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi còn 15%, tỉ lệ tăng dân số

tự nhiện chỉ còn 1,43% Cuối năm 2008, số hộ nghèo còn 3,2 % theo tiêu chí mới

Trang 7

An ninh quốc phòng thường xuyên được tăng cường, củng cố Hệ thống chính trị luôn được chăm lo, xây dựng, đảm bảo về số lượng và chất lượng Qua 25 năm xây dựng, đến nay, Đảng bộ thị trấn có 500 đảng viên, 26 chi bộ trực thuộc Đảng bộ nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh

Ghi nhận sự cố gắng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc thị trấn Liên Nghĩa trong quá trình xây dựng và phát triển địa phương Ngày 30/6/2009 Bộ Xây Dựng ban hành quyết định 716/QĐ-BXD công nhận thị trấn Liên Nghĩa lên đô thị loại IV Trong buổi lễ công

bố quyết định được tổ chức vào ngày 19/8/2009, đồng chí Huỳnh Ngọc Cảnh, Phó bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng đã nhấn mạnh: “Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn lao, khẳng định quá trình phát triển nhanh chóng của thị trấn Liên Nghĩa nói riêng và huyện Đức Trọng nói chung Nâng cấp đô thị Liên Nghĩa hôm nay cũng khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn, sự hy sinh cao cả của lớp lớp người con thị trấn Liên Nghĩa nói riêng và huyện Đức Trọng nói chung, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, đoàn kết một lòng, trung thành với lý tưởng cộng sản, tin tưởng tuyệt đối vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.”

Quyết định nâng cấp thị trấn Liên Nghĩa lên đô thị loại IV là tiền đề quan Trọng để Liên Nghĩa trở thành thị xã trong tương lai Liên Nghĩa đang cố gắng khẳng định sức vóc của mình trong qúa trình phấn đấu, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp, văn minh; xứng đáng là vùng kinh tế động lực, trung tâm kinh tế thương mại dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng

1.4 Nhận định thị trường và kết luận về sự cần thiết phải đầu tư

Với vị trí thuận tiện của mình trong tương lai không xa Huyện Đưc Trọng sẽ trở thành một trung tâm hành chính nhộn nhịp, từ đó nhu cầu một sân chơi thể thao hiện đại là rất cao

Dân số càng ngày càng phát triển trong khi quỹ đất dành cho thể dục thể thao ngày càng thu hẹp Chính vì vậy, nhu cầu tìm kiếm những sân chơi thể dục thể thao lành mạnh, hiện đại là một nhu cầu tất yếu

Hiện nay một lực lượng đông đảo dân Đức Trọng đang học tập, kiếm sống ở các Thành phố lân cận, trong tương lai do dân số tập trung ở các tỉnh thành phát triển sẽ ngày mỗi đông, do nhu cầu muốn quay về với quê hương, dân số ở Đức Trọng sẽ có điều chỉnh tăng, nhu cầu

do đó mà tăng theo

Như phân tích trên, nhu cầu phát triển sân chơi thể thao trong vài năm tới ở Đức Trọng- Lâm Đồng là một tiến trình hoàn toàn phù hợp với sự phát triển Vì vậy đầu tư vào Sân bong

đá mini cỏ nhân tạo là một giải pháp đầu tư có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả tốt

II MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Dự án tiến hành thực hiện với các mục tiêu sau:

- Tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư

- Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao mặt bằng đô thị của địa phương

- Tạo quỹ nhà ở, hạ tầng giao thông cho cho quá trình phát triển đô thị hóa tại địa phương

- Xây dựng một khu đô thị kiểu mẫu theo phong cách hiện đại, phù hợp với quy hoạch phát triển chung của Huyện Đức Trọng

- Đem lại cho địa phương một nguồn thu ngân sách đáng kễ, đồng thời tạo tiền đề cho công cuộc thu hút các dòng đầu tư từ nước ngoài, đây là một trong những mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng

- Giải quyết công ăn việc làm cho CBCNV của Công ty và lao động ngoài xã hội

Trang 8

- Ngoài ra đây còn là tiền đề để Chủ đầu tư có thể tiếp tục đầu tư thêm những dự án khác

ở Lâm Đồng

Trang 9

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ:

- Dự thảo, thông tư số 03 hướng dẫn một số nội dung về: xác định chủ đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình qui định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng

02 năm 2009 của chính phủ

- Nghị Định 108/2006/NDD-CP ngày 29/11/2005 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật đầu tư

- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Luật Đầu Tư ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Luật đất đai năm 2003 và Nghị Quyết số 13/2003/QH11 đã được Quốc hội Nước Cộng hòa – Xã hội – Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nghị định số 108 /2006/NĐ-CP ngày 29/11/ 2005 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

- Số liệu thống kê nghiên cứu thị trường thực tế;

- Căn cứ các tài liệu, hồ sơ có liên quan khác

Trang 10

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA

1.1 Vị trí địa lý

Huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Đơn Dương và tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp huyện Di Linh và Lâm Hà Diện tích tự nhiên 902,2km2, dân số 137.410 người (năm 1999), chiếm 9,2% về diện tích và 13,8% dân số toàn tỉnh Mật độ dân số vào loại cao trong tỉnh: 153 người/km2 Thành phần dân số thuộc 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 30%, chủ yếu là người Chu Ru, Cơ Ho và một số đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc di cư vào từ năm 1954

Đức Trọng là một trong những huyện có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lâm Đồng Với ưu thế về nhiều mặt, sự phát triển kinh tế của huyện Đức Trọng khá toàn diện, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ Đức Trọng là một trong những địa danh quen thuộc đối với trong nước và với du khách nước ngoài Những thác nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với du khách Hồ Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm du lịch và hoạt động dịch vụ văn hoá - thể thao Huyện có sân bay Liên Khương là cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt bằng đường hàng không

Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan phong hóa bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m Độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu

Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thị xã Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh Vì vậy thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày

- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến

Ngày đăng: 18/10/2012, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w