1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình

60 543 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 395 KB

Nội dung

Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình

Trang 1

Mục lục

MỤC LỤC 2

LỜI NÓI ĐẦU 4

Chương I.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH 7

1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh BaĐình 7

1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển 7

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánhBa Đình 10

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11

1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Công thương ViệtNam chi nhánh Ba Đình 11

1.2.1 Công tác huy động vốn 11

1.2.2 Công tác sử dụng vốn 14

1.2.3 Tài trợ thương mại 16

1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 18

1.3 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thươngViệt Nam chi nhánh Ba Đình 20

1.3.1 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Việt Namchi nhánh Ba Đình 201.3.2 Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương

Trang 2

1.4 Đánh giá nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương

Việt Nam chi nhánh Ba Đình 39

1.4.1 Kết quả đạt được 39

1.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 41

Chương II.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNHBA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 45

2.1 Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thươngViệt Nam chi nhánh Ba Đình 45

2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngânhàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 47

2.2.1 Khía cạnh pháp lý của dự án 47

2.2.2 Khía cạnh thị trường của dự án 48

2.2.3 Khía cạnh kỹ thuật của dự án 48

2.2.4 Phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 49

2.2.5 Khía cạnh tài chính của dự án 50

2.2.6 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án 50

2.2.7 Một số đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng thẩm định dự ánđầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 51

2.3 Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ, Ngànhliên quan và Ngân hàng Công thương Việt Nam 58

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 62

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 4

Những năm vừa qua, tuy phải đương đầu với những khó khăn thách thứcnhưng đất nước ta đã giành được những thành tựu khá quan trọng và toàn diện, giữvững ổn định kinh tế chính trị - xã hội Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế hàng đầu đều đạtvà vượt kế hoạch, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng đất nước được giữvững Tình hình hoạt động tiền tệ Ngân hàng có nhiều biến chuyển tích cực mặc dùphải chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi trong nước cũng như trên thếgiới.

Cùng với xu thế này, trong những năm vừa qua , Ngân hàng Công thươngViệt Nam chi nhánh Ba Đình đã được đánh giá là một trong những Ngân hàng đã cónhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới của ngành, cơ cấu tổ chức Ngân hàng đượchoàn thiện hơn Là một Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Công thương Việt Namchi nhánh Ba Đình có nhiệm vụ thực hiện nhiều nghiệp vụ, trong đó duy trì sự tồntại và phát triển của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn trung dài hạn để cho vaydự án đầu tư phát triển, nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kếhoạch Nhà nước, kinh doanh tiền tệ tín dụng Bên cạnh những thành công đã đạtđược trong hoạt động cho vay tín dụng trung dài hạn các dự án đầu tư, Ngân hàngcòn gặp không ít khó khăn và nhiều rủi ro Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và antoàn cho vay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi ra quyếtđịnh cho vay, đặc biệt là cho vay dự án đầu tư Hoạt động thẩm định dự án đầu tưđang thực sự đóng vai trò quan trọng Mục tiêu đặt ra của Ngân hàng Công thươngViệt Nam chi nhánh Ba Đình trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng hình thức tíndụng này.

Từ thực tế như trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của Ngânhàng – nơi bản thân thực tập, tôi lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệpcủa mình như saus:

“Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công

thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình”

Trang 5

Chuyên đề gồm 2 phần cơ bản :

Chương I : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương

Việt Nam chi nhánh Ba Đình.

Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư tại

Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình

Trang 6

1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển

- Thời kỳ hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp

Khi mới được thành lập, cơ sở vật chất của ngân hàng còn nhiều thiếu thốn.Biên chế cán bộ làm việc có 18 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo chi điếm,còn lại là cán bộ nghiệp vụ hành chính Bộ máy hoạt động gồm có ban lãnh đạo,phòng tín dụng, phòng kế toán giao dịch (bao gồm cả bộ phận quỹ nghiệp vụ)phòng hành chính và 2 đại lý quỹ tiết kiệm (số 6 và số 9) đặt tại phố Quán Thánh vàphố Đội Cấn Ngay tự những ngày đầu thành lập, dưới sự chỉ đạo của ngân hàngtrung ương, ngân hàng thành phố, chi điếm ngân hàng Đội Cấn đã chiến khai thựchiện đồng thời hai nhiệm vụ vừa quan trọng vừa cấp bách đó là ổn định tổ chức,hoạt động và phục vụ nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế thủ đô(1958-1965)

Bước sang thời kỳ mới hoạt động của Ngân hàng thủ đô nói chung và của chinhánh Ba Đình nói riêng diễn ra trong hoàn cảnh vừa có hoà bình vừa có chiếntranh (1966-1975) Chỉ thị của Chính phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặttrong tình hình mới (ban hành năm 1968) và mở rộng việc thanh toán, cải tiến côngtác thanh toán không dùng tiền mặt theo thông tư số 05-TT/NH ngày 20/12/1970của Ngân hàng trung ương, chi nhánh Ba Đình đã thực hiện việc cải tiến và đẩymạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần quan trọng vào việctăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý lưu thông tiền tệ Hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt được áp dụng phổ biến thời kỳ bấy giờ là: séc chuyển tiền, sécbảo chi, nhờ thu vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối đã làm giảm đáng kểlượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí trong phát hành tiền, tiết kiệm vốnngân sách về công tác quản lý tiền mặt, chính phủ có quyết định số 75/CP ngày09/06/1967 và thông tư hướng dẫn số 81/VP ngày 01/09/1967 của Ngân hàng trungương quy định về quản lý tiền mặt phải được thực hiện đến từng đơn vị, cơ quan, xínghiệp hợp tác xã với nhiệm vụ đó Ngân hàng công thương Ba Đình đã mởi nhiều

Trang 7

đợt kiểm tra tiền mặt, đôn đốc thu nộp tiền mặt, giám sát chi tiêu ở tất cả các đơn vị,cơ quan, xí nghiệp HTX có mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng

Hoạt động tín dụng nhìn chung trong thời kỳ 1976-1978 chưa được mở rộngnhững hoạt động nghiệp vụ chủ yếu bị hạn chế do lưu hành hai đồng tiền ở hai miềnNam Bắc.

Quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng nằm chung trong dòng chảy của đổimới tư duy, nhất là tư duy kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trườngcó sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thời kỳ đổi mới hoạt động Ngân hàng

Giai đoạn 5 năm đầu chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động (1988 - 1993)Khi chuyển đổi mô hình hoạt động, với chức năng của một Ngân hàng chuyêndoanh, tổ chức chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình trực thuộc chi nhánhNgân hàng công thương thành phố Hà Nội Hoạt động của chi nhánh Ngân hàngcông thương Ba Đình lúc này chưa thoát khỏi cơ chế cũ bởi hoạt động thu chi ngânsách vẫn còn tồn tại và hoạt động song song với chức năng kinh doanh trong nội bộngân hàng Bên cạnh đó hoạt động của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn: tổ chứcbộ máy cồng kềnh, biên chế lao động quá đông, trình độ cán bộ còn nhiều yếu kémkhông đủ sức đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế và đổi mới hoạt động Ngânhàng Quy mô nguồn vốn thấp chỉ có 8.874 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tếmới chỉ đạt con số 4980 triệu đồng Thời kỳ này hoạt động kinh doanh của Ngânhàng còn gặp nhiêu khó khăn do chưa tách bạch giữa chức năng kinh doanh vớinhiệm vụ thu chi hộ ngân sách Nhà nước Hoạt động tín dụng cũng vấp phải nhữngsai lầm trong bước đầu trải nghiệm cơ chế thị trường.

Bước sang những năm đầu của thập kỷ 90, hoạt động kinh doanh của Ngânhàng đã dần rõ nét hơn do hoạt động thu chi ngân sách được chuyển giao về Ngânhàng Nhà nước thông qua việc hình thành phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tạicác quận huyện.

Trang 8

Những bất cập trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng tại chi nhánhNgân hàng công thương Ba Đình cho thấy một bài học kinh nghiệm về công tác tổchức, công tác quản lý điều hành, đó phải là kết hợp giữa đổi mới tổ chức với đổimới phương thức quản trị điều hành, đổi mới với từng bước đi thận trọng và lộ trìnhthích hợp, đổi mới để bảo toàn và phát triển hoạt động kinh doanh, kinh doanh antoàn, hiệu quả, đúng định hướng, đúng pháp luật.

Giai đoạn 1993-2007: Chấn chỉnh tổ chức bộ máy, phát triển hoạt động kinhdoanh, kinh doanh an toàn, hiệu quả đúng pháp luật.

Với bài học kinh nghiệm và những mất mát của 5 năm đầu khảo nghiệmtrong sự nghiệp đổi mới hoạt động Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình đãý thức được vị trí vai trò của mình trong hoạt động Ngân hàng trên địa bàn Thủ đôHà Nội Ngày 24/03/1993 Tổng Giám đôc Ngân hàng công thương Việt Nam raquyết định số 93/NHCT-TCCB về việc giải thể chi nhánh Ngân hàng công thươngthành phố Hà Nội Theo đó chi nhánh mang tên gọi mới chi nhánh Ngân hàng côngthương khu vực Ba Đình Chi nhánh đã chủ động sắp xếp lại bộ máy, mạnh dạn bổnhiệm đề bạt cán bộ trẻ có năng lực có trình độ, nhanh nhạy với thực tế để thay thếcho lớp cán bộ lớn tuổi, lâu năm, trình độ và khả năng không phù hợp với cơ chếđiều hành mới Với quyết tâm đổi mới, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngânhàng công thương Ba Đình trong 14 năm qua (1994-2007) đã thành đạt, trở thànhmột trong những chi nhánh dẫn đầu của hệ thống Ngân hàng công thương ViệtNam, có nhiều đóng góp cho hệ thống Ngân hàng công thương Uy tín của chinhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình với xã hội, với Ngành và với địaphương luôn luôn được trân trọng, là địa chỉ tin cậy của một khác hàng.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh BaĐình

- Chức năng

Là một Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dung, dịch vụ ngânhàng, thông qua hoạt động nàychi nhánh tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư

Trang 9

cựng cỏc đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, tớch luỹ sản xuất lưu thụng hàng hoỏ,tạo cụng ăn việc làm gúp phần ổn định lưu thụng tiền tệ và thực hiện sự nghiệpcụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước.

Làm tham mưu cho cấp uỷ, chớnh quyền địa phương trong việc thực hiện cỏcmục tiờu phỏt triển kinh tế xó hụị, mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghềphự hợp Mặt khỏc chi nhỏnh cũn thực hiện tiếp nhận và triển khai cú hiệu quả cỏcnguồn vốn tài trợ của cộng đồng quốc tế để tạo thờm cụng ăn việc làm, xoỏ đúigiảm nghốo, hỗ trợ, đào tạo, cho vay, giỳp người hồi hương ổn định cuộc sống.

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Căn cứ quyết định 151/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 20/10/2004 của hội đồngquản trị Ngân hàng công thơng Việt Nam về việc phê duyệt mô hình tổ chức của chinhánh Ngân hàng công thơng Ba Đình theo dự án hiện đại hóa Ngân hàng Căn cứvào thực tế hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thơng Ba Đình Chinhánh Ngân hàng công thơng Ba Đình xây dựng chức năng và nhiệm vụ của 11phòng ban tại chi nhánh theo mô hình hiện đại hóa nh sau:

10Giỏm đốc

Phú giỏm đốcPhú giỏm đốcPhú giỏm đốcPhú giỏm đốc

Trang 10

1.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

1.2.1 Công tác huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng, ban giám đốc Ngân hàng Công thương BaĐình đã bố trí các cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quantrọng, liên tục đổi mới phương cách làm việc, đổi mới công tác phục vụ, đảmbảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoácác hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinhtế và dân cư.

Bảng 1 Tình hình huy động vốn (Đơn vị: Tỷ đồng)

Trang 11

Chỉ tiêu

Số tiền

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Đánh giá về sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng:

Nhìn vào Bảng 1 có thể thây tình hình hoạt động về huy động vốn của Ngânhàng diễn ra theo chiều hướng tích cực Trong 3 năm liên tiếp 2005, 2006, 2007tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động tăng12.07% so với năm 2005, năm 2007 lại tăng so với năm 2006 là 20.88%

Xem xét cơ cấu có thể thấy rõ sự thay đổi của từng thành phần: nguồn vốnđược hình thành từ 3 nguồn cơ bản: Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, tiền gửi từ các tổchức kinh tế và kỳ phiếu qua 3 năm kế tiếp Tiền gửi tiết kiệm từ khu vực dân cưliên tục tăng về số lượng tuyệt đối (từ 1360 tỷ đồng năm 2005 lên 1700 năm 2006và đến năm 2007 là 1743 tỷ đồng) Xét theo tỷ trọng thì năm 2005 nguồn tiền nàychiếm tỷ trọng 58.62% so với tổng nguồn vốn huy động, năm 2006 tăng lên là65.38% nhưng lại giảm xuống còn 49.09% ở năm 2007.

Tiền gửi từ khu vực các tổ chức kinh tế ngày càng tăng: năm 2005 là 800 tỷđồng, đến 2006 tăng lên 900 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh ở năm 2007 là 1400 tỷ

Trang 12

đồng Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12.5% và có xu hướng tăng nhanh năm2007 tăng so với năm 2006 là 55.56%.

Đối với kỳ phiếu: vì đây không phải là loại hình huy động vốn thường xuyêncủa Ngân hàng, nên nó chỉ được huy động theo từng đợt, đảm bảo tính cân đốinguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng.

Diễn biến của tiền gửi tiết kiệm từ khu vực dân cư và tiền gửi từ khu vực cáctổ chức kinh tế như trên chỉ ra sự hợp lý hơn về nguồn vốn qua các năm của Ngânhàng Lượng tiền gửi này tăng lên liên tục qua các năm đã góp phần khẳng địnhđược uy tín của Ngân hàng đối với dân chúng Về phía Ngân hàng, cũng đã biếttranh thủ lợi thế này để không ngừng thu hút gia tăng nguồn vốn có tính ổn địnhcao Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm mà nguồn vốn này đem lại cũng có một sốnhược điểm đó là chi phí của nguồn này đắt Thông thường với tiền gửi tiết kiệmcủa dân cư, bao giờ cũng phải trả cao hơn nhiều so với tiền gửi của doanh nghiệp,đặc biệt là tiền gửi thanh toán Bởi vậy nếu Ngân hàng chỉ tập trung huy động vốntừ khu vực dân cư mà bỏ qua nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thì tất yếusẽ dẫn đến lãi suất bình quân của Ngân hàng trở nên cao Lãi suất đầu ra phải mangtính cạnh tranh so với Ngân hàng khác, như vậy lợi nhuận của Ngân hàng vô hìnhtrung đã bị giảm sút đáng kể Do vậy, Ngân hàng đã có chính sách khuyến khích cácdoanh nghiệp gửi tiền tại Ngân hàng Điều này được đặc biệt minh chứng qua cáccon số cụ thể ở Bảng 1 Tiền gửi từ khu vực các tổ chức kinh tế tăng mạnh và liêntục về số tuyệt đối dẫn đến sự chênh lệch về tỷ trọng của hai nguồn vốn chủ yếu nàyđược rút ngắn đáng kể: Tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư và nguồn tiền gửi của các tổchức kinh tế qua các năm:

Năm 2005: 58.62% - 34.14%Năm 2006: 65.38% - 34.62% Năm 2007: 49.09% - 44.54%

Điều này cho thấy rõ rằng Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có những nỗlực nhất định trong việc giảm lãi suất bình quân nguồn vốn huy động Đặc biệt là

Trang 13

trong việc áp dụng chính sách lãi suất thoả thuận, vốn là cơ sở cho việc tăng lợinhuận từ hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, với cơ cấu vốn như hiện nay thì Ngânhàng sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Để có được những kết quả này, Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánhBa Đình đã có nhiều cố gắng để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động nhưmở thêm các quỹ tiết kiệm, tăng cường mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm trênđịa bàn dân cư Ngân hàng tổ chức thu nhận tiền vào các ngày nghỉ đối với các đơnvị có nguồn tiền mặt lớn, thường xuyên có tổ thu tiền tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu,thu đột xuất ở đơn vị có nhiều tiền mặt, đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của kháchhàng, giải quyết nhanh chóng kịp thời các giao dịch phát sinh Ngoài ra chi nhánhcòn tích cực tìm kiếm thêm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, tạo tâm lý yên tâm vàtin tưởng cho khách hàng.

1.2.2 Công tác sử dụng vốn

Do đặc thù kinh doanh, hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đem lại phầnlớn nguồn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận thu được Hoạt động tín dụng cho đến thờiđiểm hiện nay là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng Điều này thể hiện rõtrong bảng sau:

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng (Đơn vị: tỷ đồng)n v : t ị: tỷ đồng) ỷ đồng) đồng)ng)

Chỉ tiêu

1 Doanh số cho vay 1763 100 2200 100 24,79 2243 100 1,95Quốc doanh 1568 88,94 1800 81,82 14,80 1863 83,06 3,50Ngoài quốc doanh 195 11,06 400 18,18 105,13 380 16,94 -5,002.Doanh số thu nợ 1583 100 1829 100 15,54 2134 100 16,68Quốc doanh 1418 89,58 1772 96,88 24,96 1586 74,32 -10,50

Trang 14

3 Dư nợ 1670 100 2041 100 22,22 2150 100 5,34Quốc doanh 1495 89,52 1525 74,72 2,01 1800 83,72 18,03Ngoài quốc doanh 175 10,48 518 25,38 196,00 350 16,28 -32,43

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Qua bảng trên, có thể đánh giá về sự tăng trưởng về tình hình dư nợ nóichung qua 3 năm 2005, 2006, 2007 cụ thể như sau:

- Về doanh số cho vay: Năm 2005, tổng số tiền cho vay là 1763 tỷ đồng.Năm 2006 con số này tăng lên là 2200 tỷ, tăng 24.79% so với năm 2005 và tiếp tụctiếp tục được đẩy mạnh Vào năm 2007 lên tới 2243 tỷ đồng tăng 1.95% so với năm2006 Doanh số cho vay tăng và doanh số thu nợ cũng tăng trong 3 năm liên tiếp.Năm 2006 đạt 1829 tỷ đồng tăng 15.54% so với năm 2005 và năm 2007 là 2134 tỷđồng tức tăng 16.68% so với năm 2006 Có thể nói doanh số thu nợ của Ngân hànglà tương đối tốt Tuy nhiên phải kết hợp với việc xem xét tỷ lệ nợ quá hạn thì mớiđánh giá được chính xác diễn biến của doanh số thu nợ là tốt hay xấu

Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng (Đơn vị: tỷ đồng)n v : t ị: tỷ đồng) ỷ đồng) đồng)ng)

Trang 15

đối thấp so với chỉ tiêu toàn ngành Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đã thựchiện nghiêm chỉnh các thể lệ và chế độ cho vay như của Ngân hàng Công thươngViệt Nam hướng dẫn việc cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng Công thươngViệt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư pháttriển và đời sống Mặt khác Ngân hàng đã tỏ rõ năng lực của mình trong việc thẩmđịnh các Dự án đầu tư Qua đó, có thể thấy rằng việc thẩm định Dự án đầu tư tạiNgân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình được thực hiện rất có hiệuquả trong những năm gần đây và đã khắc phục được những rủi ro của nghiệp vụ chovay Có thể thấy đó là một kết quả đáng mừng đối với Ngân hàng Nó phản ánh sựđi lên trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánhBa Đình.

1.2.3 Tài trợ thương mại

Bên cạnh hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn(cho vay), Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình cũng đã thực hiệnthêm nhiều hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ khác để hướng tớimục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, qua đó đem lại lợi nhuận chochính bản thân Ngân hàng.

Bảng 4: Tài trợ thương mại của Ngân hàng (Đơn vị: nghìn USD)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Trang 16

- Hoạt động thanh toán quốc tế: do đặc điểm của chi nhánh có ít doanh

nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu mà khách hàng chủ yếu là những đơn vị hoạt độngtrong ngành sản xuất công nghiệp, thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phụcvụ cho sản xuất kinh doanh Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánhNgân hàng chủ yếu phục vụ cho việc mở L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền đi,đến Mặt khác, chi nhánh thường xuyên phải khai thác ngoại tệ của các doanhnghiệp và các tổ chức tín dụng khác cùng với sự hỗ trợ của Trung ương để đảm bảonhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thanhtoán nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh thông qua đầu tưtín dụng; nghiệp vụ chi trả kiều hối phục vụ khách hàng lĩnh tiền và mua bán ngoạitệ thuận lợi, khi làm thủ tục được lĩnh tiền ngay tại quầy không phải thông quaphòng tiền tệ kho quỹ như trước đây.

Có thể thấy rằng, Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình đãbiết cách khắc phục những khó khăn, nỗ lực khai thác nguồn ngoại tệ có mức giá cảhợp lý để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán của khách hàng Tạo niềm tin của kháchhàng và thông qua đó góp phần vào kết quả kinh doanh của chi nhánh

1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình bước vào hoạt độngkinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường bước đầu gặp nhiều khó khăn, trởngại Tuy nhiên do phát huy được sức mạnh nội lực cùng với sự chỉ đạo sát sao củaNgân hàng Công thương Việt Nam, những điều kiện thuận lợi mà Đảng và Chínhphủ, các cấp chính quyền dành cho và sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế, dân cư trênđịa bàn, cán bộ công nhân viên Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh BaĐình đã từng bước đẩy lùi khó khăn để vươn ra hội nhập với nền kinh tế và trởthành một chi nhánh hoạt động năng suất, hiệu quả nhất Hàng năm, chi nhánh đónggóp một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hệ thống Ngân hàng Công thương ViệtNam và Ngân hàng Nhà nước Cho đến nay, Ngân hàng công thương Việt Nam chi

Trang 17

nhánh Ba Đình đã tự khẳng định vị trí của mình trong hệ thống, luôn là chi nhánhcó thành tích xuất sắc bậc nhất trong công tác kinh doanh, cũng như vai trò củamình đối với tổng thể nền kinh tế nước ta.

Bảng 5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Từ bảng 4 ta thấy tổng thu nhập năm 2007 tăng so với năm 2005 là 153,1%(tương ứng là tăng 78 tỷ) và so với 2006 là 125% (tương ứng là tăng 45 tỷ) Trongđó, tăng chủ yếu là lãi tiền vay 45 tỷ (137.5%) và lãi khác giảm 2 tỷ.

Trang 18

Tổng chi phí qua các năm cũng tăng dần từ 108 tỷ năm 2005 lên 142 tỷ năm2006 và đến 2007 là 165 tỷ Năm 2007 so với năm 2005 tăng 152.8% (57 tỷ) và sovới 2006 tăng 116.2%(10 tỷ) Tăng chủ yếu là chi lãi khác Kết quả tổng lãi thuđược năm 2007 là 60 tỷ tăng 153.8% (tăng 21 tỷ) so với 2005 và tăng 157.9% (tăng22 tỷ) so với 2006 Điều này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả cao Mộtkết quả được cho là hết sức khả quan đối với một chi nhánh Ngân hàng, đồng thờicũng là nguồn động viên khích lệ to lớn đối với cán bộ công nhân viên toàn chinhánh.

Bằng đường lối lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám Đốc chi nhánh và sự năngđộng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, các nguồn huy động đã được sử dụng mộtcách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanhcá thể ngoài quốc doanh trong cũng như ngoài địa bàn quận, mở rộng cho vay đầutư và đồng thời tài trợ các dự án trung và dài hạn đem lại hiệu quả cao.

1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÀU TƯ TẠI NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH

1.3.1 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Việt Namchi nhánh Ba Đình

1.3.1.1 Đối tượng cho vay trung dài hạn

Đối tượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Công thương Việt Namchi nhánh Ba Đình là các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Côngty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàivà các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự:

- Cá nhân và hộ gia đình- Tổ hợp tác

- Doanh nghiệp tư nhân- Công ty hợp danh

Trang 19

Qua khảo sát tình hình thực tế cho thấy hoạt động cho vay trung dài hạn diễnra chủ yếu ở hai bộ phận tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp thuộcphòng kinh doanh của Ngân hàng Khách hàng vay trung và dài hạn chủ yếu là cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông và xây dựng.

1.3.1.2 Kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thươngViệt Nam chi nhánh Ba Đình

Hoạt động cho vay trung và dài hạn được đánh giá qua diễn biến hoạt độngvay vốn của khách hàng và kết cấu của các khoản vay trung dài hạn.

Bảng 6: Hoạt động cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng (Đơn vị: tỷ đồng)

Số tiền Số tiền % tăng Số tiền % tăng

4.Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư nợ 45% 39.7% 41.9%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Qua bảng trên có thể thấy doanh số cho vay trung dài hạn tăng đáng kể vàdoanh số thu nợ cũng tăng mạnh nhưng ngược lại dư nợ lại tăng lên Đặc biệt năm2007 dư nợ trung dài hạn đạt 900 tỷ tăng 11.1% so với 2006

Lợi nhuận đạt được từ tín dụng trung dài hạn được thể hiện trong bảng 7.

Bảng 7: Lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn ( Đơn vị: tỷ đồng)n v : t ị: tỷ đồng) ỷ đồng) đồng)ng)

Chỉ tiêu

2 Tổng lợi nhuân cho vay 120 137 14,2 165 11,13 Lợi nhuận tín dụng TDH 20 40 100 55 20,4

Trang 20

4 (3)/(1) 2,7 8,9 13,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung dài hạn tăng trưởng liên tục trongvòng 3 năm qua Lợi nhuận tăng vọt từ 20 tỷ năm 2005 lên tới 40 tỷ năm 2006 vàtăng mạnh vào năm 2007 là 55 tỷ đồng Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biếncủa hoạt động cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng mà chúng ta vừa phân tích ởtrên Tỷ trọng lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn trên tổng lợi nhuận cho vay cũngbiến thiên cùng chiều với sự tăng lên về tỷ trọng dư nợ Ttrung dài hạn / tổng dư nợtại Ngân hàng Như vậy có thể nói tín dụng trung dài hạn đã góp phần không nhỏvào tổng thu nhập chung của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh BaĐình Điều này cho thấy mở rộng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng là mộthướng đi đúng đắn.

1.3.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi

+ Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.

 Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi.o Quyết định thành lập

o Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởngo Đăng ký kinh doanh

o Điều lệ tổ chức và hoạt độngo Quy chế tổ chức

Trang 21

o Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việcgiao quyền cho Giám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp,cầm cố.

o Giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu Hồ sơ kinh tế.

o Bảng cân đối kế toán

o Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

o Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ Hồ sơ vay vốn

o Giấy đề nghị vay vốn o Dự án đề nghị vay vốn

o Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay Hồ sơ đảm bảo tiền vay

o Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan+ Bước 2: Thẩm định khách hàng

 Thẩm định yếu tố phi tài chính: Khả năng quản lý, khả năng kinh doanh theongành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, vị thế và uy tín của doanhnghiệp trên thị trường.

 Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình sản xuất kinhdoanh có ổn định và hiệu quả không , có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự cókhông, có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của Ngânhàng công thương hay không, tài sản có tính thanh khoản ra sao, hàng hoà

Trang 22

vật tư tồn kho, tình hình luân chuyển công nợ, có khả năng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn…

+ Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư

 Cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và quyếtđịnh phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo quy chế đầu tư Giấy phépđầu tư thuộc dự án , giấy phép xây dựng , giấy phép sử dụng tài nguyên , hợpđồng bảo hiểm , chứng nhận bảo hiểm Phê duyệt tổng dự toán dự án của cấpcó thẩm quyền, hợp đồng mua bán những thiết bị trong nước, hợp đồng nhậpkhẩu thiết bị, hợp đồng giao thâu xây lắp…

 Thẩm định phương diện thị trường: Khả năng cung cấp đầu vào, khả năngtiêu thụ sản phẩm…

 Thẩm định phương diện kỹ thuật nhân lực hạ tầng Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý

 Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính: thời hạn thu hồi vốn đầu tư, tỷsuất sinh lời của dự án, điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy của dựán

 Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay của dự án

Như vậy, có thể thấy công tác thẩm định tại chi nhánh đã được củng cố vàđạt được những kết quả nhất định Hiện nay, chi nhánh đã chủ động tìm kiếm nhữngdự án có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanhnghiệpm từ đó tư vấn cho khách hàng phương hướng đầu tư có hiệu quả căn cứ vàođịnh hướng, kế hoạch của Nhà nước và kế hoạch cho vay của Ngân hàng.

1.3.2.2 Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Namchi nhánh Ba Đình

Dự án đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử

a Giới thiệu về công ty dệt len Mùa Đông

Trang 23

 Công ty dệt len Mùa Đông là doanh nghiệp Nhà nước thành lập từ 1960 Banđầu là Xí nghiệp dệt len Mùa Đông, sau đó thành Công ty dệt len Mùa Đôngtheo quyết định 2557/QĐ - UB ngày 8/7/1993 của Ủy ban nhân dân thànhphố Hà Nội về việc chuyển Nhà mày dệt len Mùa Đông thành Công ty dệtlen Mùa Đông trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội.

 Địa chỉ tại 74 - Đường Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội. Số điện thoại: (04) 858 3857 Fax: (04) 858 2061

 Quyết định thành lập số 2557/QĐ - UB ngày 08/07/1993 do UBND Thànhphố Hà Nội cấp.

 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 108784 cấp ngày 12/08/1993. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 2051062/GP.

 Quyết định bổ nhiệm Giám đốc số 3966/QĐ - UB ngày 23/11/1996 củaUBND Thành phố Hà Nội.

 Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng số 3674/QĐ - UB ngày 24/07/2000. Nhiệm vụ chủ yếu:

o Dệt len các loại và được xuất khẩu trực tiếpo Kéo sợi Acrylic và sợi len

 Công ty dệt len Mùa Đông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao:o Vốn hiện nay tính đến 31/12/2002 là:

 Nguồn vốn kinh doanh: 7.413.900.349 đTrong đó ngân sách cấp: 4.528.000.000 đ Vốn tự bổ sung: 2.885.900.349 đ

 Vốn lưu động trong đó vốn ngân sách cấp: 2.885.900.349 đo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002:

Trang 24

 Doanh thu: 18.515 tỉ đồng Lợi nhuận: 306 tỉ đồng

o Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm sau cao hơn năm trước.o Tỷ suất lợi nhuận/vốn năm sau cao hơn năm trước.

o Công ty có khả năng thanh toán nợ thể hiện qua hệ số thanh toánchung, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số hạn cuối cùng qua các nămđều lớn hơn hoặc bằng 1

o Hệ số tài trợ lớn hơn bằng 1

Nhìn chung, qua phân tích số liệu tài chính cho thấy Công ty có khả năngthanh toán tài chính lành mạnh, tự chủ Các khoản nợ đến hạn đều có khả năngthanh toán, đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

b Quy trình thẩm định và kết quả thẩm định của chi nhánh về dự án đầu tư đổi mớithiết bị dệt kim điện tử

Ngân hàng nhận được hồ sơ xin vay vốn của Công ty dệt len Mùa Đông gửi.Việc tổ chức thẩm định dự án đã được triển khai nhanh chóng cụ thể.

Quy trình thẩm định

 Cơ sở pháp lý của dự án:

o Dự án “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” của Công ty dệt lenMùa Đông.

Trang 25

o Hợp đồng số MD/SA – 001/2003 ngày 28/11/2003 giữa Công ty dệtlen Mùa Đông và SAN–A–TRANDING Co Ltd

o Nội dung: Mua máy dệt kim Shimaseki đã qua sử dụng kèm theo mộtbộ TFD trị giá 43.059,6 USD.

Xuất phát từ hồ sơ của Công ty gửi lên, cán bộ thẩm định đã tiến hành xemxét đánh giá: Đã có hợp đồng mua thiết bị dệt kim điện giữa Công ty dệt len MùaĐông và Công ty nước ngoài Dự án “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” côngty chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ Ngân hàng.

 Thẩm định sự cần thiết của dự án: Công ty dệt len Mùa Đông hiện đang sảnxuất 2 mặt hàng chính là sợi Acrylic, sợi pha và các loại quần áo len Công tycó một dây chuyền kéo sợi Acrylic với 2300 cọc sợi, công suất 200 tấn/năm,chủ yếu bán hàng trong nước Gần 70% sản phẩm quần áo len của Công tyxuất khẩu vào khối thị trường chung Châu Âu Ngoài ra còn xuất khẩu sangcác nước: Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan Sản phẩm nội địa của Công tyđược thị trường đề cao về chất lượng.

Toàn quốc hiện nay có 7 cơ sở kéo sợi Acrylic và len pha Các doanh nghiệptrong nước buộc phải cạnh tranh với nhau và với lượng sợi nhập lậu rất lớn từ TrungQuốc sang Đứng trước tình hình đó, Công ty không đầu tư thiết bị để đổi mới cảitiến mẫu mã Đến một thời điểm nào đó, lượng sợi Acrylic sản xuất ra lớn hơn cầulà một điều bất lợi Để sản phẩm của công ty ngoài yêu cầu về chất lượng còn phảicó kiểu dáng mỹ thuật phong phú, đa dạng, cạnh tranh được với doanh nghiệp tưnhân, doanh nghiệp nhà nước khác và với hàng Trung Quốc nhập lậu Do đó, việcđầu tư đổi mới thiết bị dệt len là việc làm hết sức cần thiết.

Nhận xét: Nhìn chung, cán bộ thẩm định đã xem xét, đánh giá được các nội

dung chủ yếu như mục tiêu của dự án, đánh giá được sự cần thiết phải đầu tư thiếtbị kỹ thuật mới trước những áp lực thị trường, trước sự cạnh tranh trong nước vàhàng nhập lậu Cán bộ thẩm định đã đánh giá được quan hệ cung cầu của sản

Trang 26

tham gia thị trường cũng như tiềm năng phát triển của dự án Đây là dự án đầu tưcải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp nên cán bộ thẩm định cũng đãđánh giá được trình độ sản xuất, chất lượng quy cách, năng lực máy móc, quy môsản xuất hiện có so với nhu cầu hiện tại

 Thẩm định trên phương diện thị trường: Công ty dệt len Mùa Đông luônphấn đấu và giữ vững hai thị trường tiêu thụ:

o Thị trường nội địa: Duy trì các hình thức buôn bán qua tổng đại lý và

bán lẻ qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.

o Thị trường xuất khẩu: Từ gia công sản phẩm để xuất khẩu chuyển

sang nhập nguyên liệu bán sản phẩm Giữ vững và nâng dần doanh sốsản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm trong dự ánđầu tư chiều sâu năm 2003 nằm trong kế hoạch tiêu thụ tổng thể củaCông ty.

 Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian vừaqua cho thấy:

o Về xuất khẩu: doanh số sản phẩm ngày càng gia tăng, doanh nghiệp

làm ăn có uy tín với đối tác như Đan Mạch, Ba Lan, Đức, Nhật Bản.Cụ thể: Năm 2000 xuất khẩu được: 267 782 sản phẩm.

Năm 2001 xuất khẩu được: 350 472 sản phẩm.Năm 2002 xuất khẩu được: 347.983 sản phẩm.

o Về nội địa:

Năm 2000 tiêu thụ được: 89 345 sản phẩm.Năm 2001 tiêu thụ được: 115.068 sản phẩm.Năm 2002 tiêu thụ được: 147.772 sản phẩm.

Trang 27

Mặt khác, nhu cầu xã hội ngày một phát triển, số người có nhu cầu sử dụngáo len cao cấp ngày càng nhiều Trong các năm tiếp theo, Công ty phấn đấu tự sảnxuất ra tất cả các loại sợi để dệt các loại áo len với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đẩymạnh xuất khẩu và phát triển các sản phẩm nội địa bán trong nước.

Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã đánh giá rằng sản phẩm áo dệt len đang có

nhu cầu lớn trên thị trường, là mặt hàng thiết yếu nhưng mức độ sản xuất và cungứng hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Ngoài ra, cán bộ thẩm định đãxác định được khu vực thị trường là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu vớithị hiếu của khách hàng là lớn Nhưng cán bộ thẩm định chưa phân tích được tìnhhình và mức độ cạnh tranh của sản phẩm dệt len của công ty trong tương lai trênthị trường và chưa chỉ ra được những lợi thế cạnh tranh của nó.

 Thẩm định phương diện kỹ thuật:

Tổng số lao động của Công ty đến 20/11/2000 là 821 người Công nhân kỹthuật bậc cao có tay nghề giỏi chiếm 3/5 tổng số người, kỹ sư có 51 người Công tydệt len Mùa Đông là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm Công ty luôn chủ độngnghiên cứu tính đồng bộ cũng như hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các dâychuyền thiết bị kỹ thuật Trên cơ sở khảo sát thực tế của các đoàn cán bộ Công ty,nhận thấy:

o Các máy dệt kim điện tử của Đài Loan: chất lượng chưa hoàn hảotrong khi giá thành cao.

o Các máy dệt kim điện tử của Nhật Bản (cũ): còn khoảng 80% chấtlượng, giá rẻ hơn, chất lượng công suất tương đương nhau, do đó sẽthu hồi được vốn đầu tư nhanh hơn Nên công ty quyết định chọn cácthiết bị của Nhật.

Bảng 8: Danh mục thiết bị lựa chọn cụ thể

Dự kiến vayvốn (USD)

Trang 28

- Máy dệt kim phẳng Shimaseiki- Máy dệt kim Saoquard điện tử 4 hệthống van

Nhật Bản

(Nguồn: dự án công ty trình Ngân hàng)

 Đánh giá tác động môi trường và giải pháp xử lý: Đây là dự án đầu tư chiềusâu “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” Sản xuất áo dệt len, tẩy giặt,sấy là định hình bao gói bình thường Vì vậy phạm vi tác động môi trườngkhông thay đổi, đảm bảo môi trường cho phép của Sở khoa học công nghệ vàmôi trường

 Nhà xưởng và thiết bị phụ trợ - điện nước, cơ sở hạ tầng.

o Nhà xưởng : Bố trí cho việc lắp đặt sẵn có trong công ty, nhiều thiết bịphụ trợ và hoàn tất có thể tận dụng được công suất, phát huy nội lực.Do đó công cuộc đầu tư chỉ cần tập trung vào thiết bị chính là có thểsản xuất được.

o Nguồn điện: Tổng công suất điện của thiết bị mới 28 KW trong đóđông lực 25KW; Điện chiếu sáng: 3KW Công ty có trạm biến ápđang dùng có dung lượng 560 KW – 6.3/0,4 KW, như vậy đủ khảnăng cung cấp điện cho hệ thống máy mới.

o Hệ thống nước: Nguồn nước hiện nay của Công ty đang dùng đủ cungcấp dây chuyền mới.

o Các thiết bị: Công ty vẫn sử dụng nguồn hơi từ nồi hơi 1000 kg/h sắpcó để cung cấp cho giặt sấy và thiết bị định hình.

Trang 29

 Máy sấy : dùng máy sấy hơi sẵn có của công ty

 Máy điều hoà nhiệt độ: để đảm bảo độ ẩm máy chạy ít đứt sợivà hạn chế thủng rách.

Nhận xét: cán bộ thẩm định chưa phân tích quy mô công suất của dự án tuy

đã đánh giá được rằng doanh nghiệp có khả năng mua được các thiết bị công nghệcó công suất phù hợp, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất (nhậpkhẩu nguyên vật liệu và bán sản phẩm) và cũng đánh giá được năng lực sản xuất vàquản lý của doanh nghiệp nhưng lại chưa thẩm định được mức độ yêu cầu của thịtrường hiện tại và tương lai đối với sản phẩm dệt len của dự án.

Về công nghệ và trang thiết bị: nhìn chung cán bộ thẩm định đã xem xétđánh giá kỹ từng vấn đề như các phương án lựa chọn và lý do lựa chọn thiết bịcũng như thẩm định được số lượng, chủng loại danh mục thiết bị và tính đồng bộcủa dây chuyền sản xuất cũng như năng lực hiện có của doanh nghiệp so với quymô của dự án.

Nhưng ngoài ra, cán bộ thẩm định chưa kiểm tra, xem xét các nội dung liênquan tới các hợp đồng cung ứng và phương thức thanh toán Điều này có thể sẽ gâyảnh hưởng tới Ngân hàng tài trợ vốn.

 Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự áno Quản đốc: 1 người

o Trưởng ca kiêm điều hành và kế toán tài chính: 2

o Cán bộ kỹ thuật thiết kế chế tạo mẫu và sửa chữa thiết bị: 2o Công nhân vận hành máy dệt (2 ca) : 8

o Công nhân khâu hoàn tất: 5o Thủ kho : 1

Nhận xét: cán bộ thẩm định đã đánh giá được cách bố trí nhân sự cho dự án

Trang 30

 Thẩm định phương diện kế toán tài chính:o Dự toán và nguồn vốn đầu tư

o Tổng dự toán: 43.059,6 USD tương đương với 689 triệu VND ( tỷ giá16.000đ/ 1 USD)

Trong đó, giá máy dệt kim thiết bị đầu tư và phụ tùng thay thế là 43.059,6USD.

o Nguồn vốn đầu tư: 689 triệu đồng Trong đó: Vốn tự có: 64,6 triệu đồng

 Vốn vay Ngân hàng: 624,4 triệu đồng

Bảng 9: Tổng hợp chi phí, kết quả kinh doanh (Đơn vị: nghìn đồng)

1 Chi phí nguyên vật liệu chính 1.835.0002 Chi phí nguyên vật liệu phụ 1.058.000

9 Sửa chữa thường xuyên, SCL nộp thuế

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Tỡnh hỡnh huy động vốn (Đơn vị: Tỷ đồng) - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Bảng 1. Tỡnh hỡnh huy động vốn (Đơn vị: Tỷ đồng) (Trang 12)
Nhỡn vào Bảng 1 cú thể thõy tỡnh hỡnh hoạt động về huy động vốn của Ngõn hàng diễn ra theo chiều hướng tớch cực - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
h ỡn vào Bảng 1 cú thể thõy tỡnh hỡnh hoạt động về huy động vốn của Ngõn hàng diễn ra theo chiều hướng tớch cực (Trang 13)
Bảng 2: Tỡnh hỡnh sử dụng vốn tại Ngõn hàng (Đơn vị: tỷ đồng) - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Bảng 2 Tỡnh hỡnh sử dụng vốn tại Ngõn hàng (Đơn vị: tỷ đồng) (Trang 15)
Qua bảng trờn, cú thể đỏnh giỏ về sự tăng trưởng về tỡnh hỡnh dư nợ núi chung qua 3 năm 2005, 2006, 2007 cụ thể như sau: - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
ua bảng trờn, cú thể đỏnh giỏ về sự tăng trưởng về tỡnh hỡnh dư nợ núi chung qua 3 năm 2005, 2006, 2007 cụ thể như sau: (Trang 16)
Bảng 4: Tài trợ thương mại của Ngõn hàng (Đơn vị: nghỡn USD) - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Bảng 4 Tài trợ thương mại của Ngõn hàng (Đơn vị: nghỡn USD) (Trang 17)
Từ bảng 4 ta thấy tổng thu nhập năm 2007 tăng so với năm 2005 là 153,1% (tương ứng là tăng 78 tỷ) và so với 2006 là 125% (tương ứng là tăng 45 tỷ) - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
b ảng 4 ta thấy tổng thu nhập năm 2007 tăng so với năm 2005 là 153,1% (tương ứng là tăng 78 tỷ) và so với 2006 là 125% (tương ứng là tăng 45 tỷ) (Trang 19)
Bảng 6: Hoạt động cho vay trung dài hạn tại Ngõn hàng (Đơn vị: tỷ đồng) - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Bảng 6 Hoạt động cho vay trung dài hạn tại Ngõn hàng (Đơn vị: tỷ đồng) (Trang 21)
Qua bảng trờn cú thể thấy doanh số cho vay trung dài hạn tăng đỏng kể và doanh số thu nợ cũng tăng mạnh nhưng ngược lại dư nợ lại tăng lờn - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
ua bảng trờn cú thể thấy doanh số cho vay trung dài hạn tăng đỏng kể và doanh số thu nợ cũng tăng mạnh nhưng ngược lại dư nợ lại tăng lờn (Trang 21)
Bảng 8: Danh mục thiết bị lựa chọn cụ thể St - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Bảng 8 Danh mục thiết bị lựa chọn cụ thể St (Trang 29)
Bảng 9: Tổng hợp chi phớ, kết quả kinh doanh (Đơn vị: nghỡn đồng) - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Bảng 9 Tổng hợp chi phớ, kết quả kinh doanh (Đơn vị: nghỡn đồng) (Trang 32)
Bảng 11: Cõn đối nguồn trả nợ vay (Đơn vị: triệu đồng) - Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Bảng 11 Cõn đối nguồn trả nợ vay (Đơn vị: triệu đồng) (Trang 34)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w