1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT

85 442 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT

Trang 1

1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn: 24

1.2.3 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng: 26

1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự: 26

1.2.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: 27

1.2.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy: 28

1.2.3.4 Phương pháp dự báo: 29

1.2.3.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro: 29

1.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng: 30

1.3 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT: 61

1.3.1 Những kết quả đạt được: 61

Trang 2

1.3.2.2 Về nội dung và quy trình thẩm định: 63

1.3.2.4 Về thu thập và xử lý tài liệu, thông tin: 65

1.3.2.5 Về cán bộ thẩm định: 66

1.3.2.6 Các hạn chế khác: 66

1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng: 66

1.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan: 67

1.3.3.2 Nguyên nhân khách quan: 68

CHƯƠNG II 70

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH ĐỔNG ĐA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 70

2.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT : 70

2.1.1 Mục tiêu phấn đấu: 70

2.1.2 Định hướng hoạt động cho vay: 70

2.1.3 Định hướng của công tác thẩm định: 71

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh: 71

2.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thẩm định: 71

2.2.2 Giải pháp đối với nội dung thẩm định khách hàng vay vốn: 72

2.2.3 Giải pháp đối với thẩm định dự án đầu tư: 72

2.2.4 Giải pháp về mặt tổ chức điều hành: 75

2.2.5 Giải pháp về đội ngũ cán bộ: 76

2.2.6 Giải pháp về thông tin: 78

2.2.7 Tăng cường mối quan hệ với khách hàng và các cơ quan chuyên môn liên quan: 79

2.2.8 Các giải pháp khác: 79

2.3 Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT : 80

2.3.1 Kiến nghị với chính phủ, các Bộ, ngành liên quan: 80

2.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước: 81

2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư: 81

2.3.4 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam: 82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 85

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHNN: Ngân Hàng Nông Nghiệp.

NHNo & PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.NV: Nguồn vốn.

TG: Tiền gửi.

TCKT: Tổ chức kinh tế.

NHTM: Ngân hàng thương mại.DNNN: Doanh nghiệp nhà nước.ĐTXD: Đầu tư xây dựng.

HTX: Hợp tác xã.

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Đầu tư được coi là động lực phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tếđi lên, nâng cao tổng sản phẩm xã hội, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam theokịp các nước trên thế giới Kể từ sau khi có luật đầu tư nước ngoài và gần đây làluật khuyến khích đầu tư trong nước, hoạt động đầu tư ở nước ta ngày càng pháttriển mạnh mẽ và có những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước.Tuy nhiên nhu cầu đầu tư đối với nước ta hiện nay rất lớn và khẩn trương buộcchúng ta phải lựa chọn đầu tư vào ngành nào, lĩnh vực nào để đạt được hiệu quả caonhất.

Với vai trò là kênh cung cấp vốn chủ yếu, nhà tài trợ lớn cho các dự án đầutư, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đáng kể đến nềnkinh tế Tuy nhiên trong những năm qua, hiệu quả cho vay của các ngân hàngthương mại chưa cao, nơi cần vốn đầu tư thì chưa được đáp ứng trong khi có tìnhtrạng lãng phí vốn ở nơi khác.

          Một trong những nghiệp vụ có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt độngkinh doanh cũng như sự an toàn của các ngân hàng thương mại là thẩm định dự ánđầu tư Việc thẩm định chính xác sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay,giảm sự rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Trong những năm qua công tác thẩm định dự án đầu tư đã có nhiều đổi mớithích ứng với nền kinh tế thị trường Hơn nữa trong công cuộc đổi mới, với chínhsách mở cửa của Đảng và Nhà nước có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào ViệtNam, vì vậy chúng ta cũng thu được nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định đểngày càng hoàn thiện về nội dung và phương pháp.

Hệ thống Ngân hàng nhà nước ta đang trong quá trình phấn đấu để đi lên đổimới một cách toàn diện không thể không tránh khỏi những khó khăn trở ngại nhấtđịnh Bên cạnh những kết quả đạt được, đáng khích lệ, công tác thẩm định dự ánđầu tư vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu về đầu tư cũng như yêu cầu đổi mớicủa hệ thống Ngân hàng và của cả Đất nước Vấn đề quan trọng là phải rút ra nhữngmặt tồn tại thiếu sót để có biện pháp khắc phục nhằm đưa ra hoạt động thẩm định dựán đầu tư ngày càng hoàn thiện hơn.

Trang 5

Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT từ thực tếcủa hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh em đã chọn đề tài nghiên cứu về

Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo &PTNT, chuyên đề mong muốn đưa ra một cái nhìn có hệ thống lý luận và thực tế

hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT, qua đónêu lên những khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong quá trình thẩm định dự án đầutư tại Chi nhánh Chuyên đề cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và giải phápmong muốn phần nào có thể góp phần giải quyết những khó khăn và tồn tại đó.

Nội dung chuyên đề gồm 2 chương:

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chinhánh Đống Đa NHNo & PTNT.

Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vayvốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT.

Do trình độ và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế, chắc chắn chuyên đềcủa em còn nhiều thiếu sót, em rất mong sự góp ý từ phía các thầy cô giáo để em cóthể hoàn thiện kiến thức cũng như chuyên đề tốt nghiệp của mình

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS Hoàng Thị Thu Hàcùng toàn bộ tập thể cán bộ Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT đã nhiệt tình giúpđỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệpnày.

Trang 6

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh:

Năm 1988, hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp Từ đó,cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trongcơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càngđược mở rộng và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những ngânhàng có mạng lưới chi nhánh cấp 1 được thành lập theo QĐ/27/06/1988 của Tổnggiám đốc NHNo & PTNT Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNo Thành phốnhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệttrong lĩnh vực No & PTNT.

Chi nhánh NHNo & PTNT quận Đống Đa là chi nhánh cấp II của NHNo &PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tếtrên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng thành phố,trụ sở chính đặt tại 554 Tôn Đức Thắng Từ ngày 01/04/2008 chi nhánh ngân hàngchuyển sang mô hình cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, trụ sở chính đặttại 3/37 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Ban Giám Đốc: gồm 01 Giám Đốc, 02 Phó Giám Đốc điều hành hoạt độngchung của ngân hàng Họ có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kê hoạch và điềuhành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, NHthành phố - NH cấp uỷ quyền cơ sở, Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiệnchế độ chính sách, công tư, chỉ thị và nghị định của ngành đến với cán bộ công nhânviên, Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ côngnhân viên trong chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức của các phòng ban của chi nhánh tương đối đơn giản thể hiệnqua sơ đồ dưới đây:

Trang 7

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT:

PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

PHÒNG KÊ TOÁN NGÂN QUỸ

PHÒNG KIỂM TRA & KIỂM SOÁT NỘI BỘ

PHÒNG DỊCH VỤ & MARKETING

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

PHÒNG HÀNH CHÍNHNHÂN SỰ

ĐỐC

Trang 8

Phòng kế hoạch - kinh doanh:

- Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch từng bước mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn.

- Tiếp nhận, thẩm định và trực tiếp cho vay các dự án và chương trình vay vốn của các doanh nghiệp theo các quy định cuat NHTW, cũng như của ngân hàng cấp trên.

- Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệpvay vốn, phân loại nợ để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.

- Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh.- Thực hiện các nhiệm vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ:

- Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính, kinh doanh dịch vụ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và pháp luật hiện hành.

- Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân quỹ.- Thực hiện nghiệp vụ dịch vụ.

- Thực hiện nghiệp vụ điện toán.

Phòng kinh doanh ngoại hối:

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định, các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, và mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:

Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Trang 9

- Huy động vốn và cho vay.

- Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng.- Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền, thực hiện thu chi tiền mặt - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các loại hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt trang thiét bị làm việc.

- Tuyên truyền giải thích các quy định về huy động vốn thủ tục cho vay và các dịch vụ Ngân hàng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động Ngân hàng phản ánh kịp thời với đơn vị trực tiếp quản lý.

- Tổng hợp báo cáo, thống kê theo quy định của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa.

1.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh thời gian gần đây:

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:

Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT đặc biệt quan tâm đến hoạt động huyđộng vốn Kết quả đến hết năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt gần 1050 tỷđồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2008, đạt 60% so với kế hoạch năm 2009 Chinhánh đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm Với nhiều hìnhthức huy động, Chi nhánh đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ nhữngkhoản gửi tiết kiệm của dân cư cho đến các khoản tiền gửi thanh toán rất lớn củacác tổng công ty Ngoài chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh còn có địa điểmrất thuận tiện cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiềukhách đến giao dịch tại chi nhánh Kết quả cụ thể về tình hình huy động vốn đượctrình bày trong bảng sau:

Trang 10

Bảng 1 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT

Đơn vị: triệu đồng, USD, EUR

Ngoại tệ quy đổi ra VNĐ

(Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh hàng năm của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT )

Trang 11

Qua các số liệu trên ta có thể thấy được nguồn vốn huy động các năm sautăng trưởng hơn các năm trước, chủ yếu là tăng tiền gửi tiết kiệm dân cư Tiền gửibẳng nội tệ luôn chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi ngoại tệ hầunhư không đáng kể Chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý, giảm cácnguồn tiền gửi kỳ hạn ngắn không ổn định, tập trung chiến lược huy động cácnguồn vốn ổn định của các tổ chức kinh tế và dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn chonền kinh tế và đảm bảo khả năng thanh khoản Thực hiện các chương trình khuyếnmại, tặng quà cho khách hàng, thay đổi nhanh nhậy lãi suất phù hợp với thị trườngnhằm giữ ổn định nguồn vốn trong cuộc đua tăng lãi suất của hệ thống ngân hàngnhững tháng cuối năm Các sản phẩm tiền gửi mới như: Tiết kiệm dự thưởng chàomừng ngày Quốc tế lao động 1/5/2009; Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng,Chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước cũng thuhút được phần nào khách hàng gửi tiền nhưng kết quả không như mong đợi.

1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn:

Chi nhánh đã có những biện pháp quản lý tốt hạn mức dư nợ và kết quả làtổng dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm Trong đó dư nợ ngắn hạnchiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ

Trang 12

Bảng 2 Tình hình dư nợ tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT

Ngoại tệ đã quy đổi ra VNĐ

(Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh hàng năm của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT )

Trang 13

Thông qua bảng có thể thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dầnvà ổn định, cho vay ngắn hạn thường chiếm gần 70% tổng dư nợ cho vay Đây làloại hình cho vay chủ yếu của chi nhánh Cho vay trung và dài hạn có tăng qua cácnăm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ (~35%) Sở dĩ có kết quả nàylà do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thuhẹp Việc chuyển đổi cơ cấu không theo kịp tốc độ đô thị hóa, nông dân mất tài sảnkhông có nghề phụ, trong khi đó khách hàng chính của chi nhánh lại là các hộ nôngdân sản xuất kinh doanh Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng trênđịa bàn cũng tạo thêm những khó khăn trong việc kinh doanh của chi nhánh.

1.1.3.3 Hoạt động tín dụng:

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009: 509 tỷ đồng, tăng so vớiđầu năm: 176 tỷ đồng, tốc độ tăng 53% Tỷ trọng dư nợ cho vay nền kinh tế (509 tỷđồng) so với tổng nguồn vốn (không bao gồm tiền gửi, tiền vay các tổ chức tíndụng, tổ chức tài chính) 844 tỷ đồng, đạt 60,3% Dư nợ cho vay doanh nghiệp đến31/12/2009: 466 tỷ đồng, tăng so với đầu năm: 155 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng50%; chiếm 91,6% dư nợ cho vay nền kinh tế tại chi nhánh Số doanh nghiệp đangquan hệ tín dụng với chi nhánh: 58; số doanh nghiệp có trên địa bàn là: 30.000,chiếm tỷ trọng 0,19%.

Trong đó:

a Dư nợ phân theo loại tiền cho vay:

Cho vay bằng nội tệ: 418 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,7% tổng dư nợ cho vaydoanh nghiệp.

Cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi): 48 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 10,3% tổng dưnợ cho vay doanh nghiệp.

b Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

Cho vay ngắn hạn: 304 tỷ đồng, chiếm 65,2% tổng dư nợ cho vay doanhnghiệp.

Cho vay trung hạn: 139 tỷ đồng, chiếm 29,8% tổng dư nợ cho vay doanhnghiệp.

Cho vay dài hạn: 23 tỷ đồng, chiếm 5 % tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Trang 14

c Dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và thành phầnkinh tế.

* Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp:- Cho vay doanh nghiệp lớn:

Số doanh nghiệp đang quan hệ: 2; dự nợ đến 31/12/2009: 34 tỷ đồng, giảm 62 tỷđồng so đầu năm; chiếm 7,3% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm6,7% so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh.

- Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Số doanh nghiệp đang quan hệ: 56; dự nợ đến 31/12/2009: 432 tỷ đồng, tăng 217 tỷđồng so đầu năm; chiếm 93% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm 85% so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh.

* Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:- Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước:

Số doanh nghiệp đang quan hệ: 5; dự nợ đến 31/12/2009: 67 tỷ đồng, tăng 21 tỷđồng so đầu năm; chiếm 14,4 % so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm13,2 % so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh.

- Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Số doanh nghiệp đang quan hệ: 52; dự nợ đến 31/12/2009: 395 tỷ đồng, tăng 134 tỷđồng so đầu năm; chiếm 85 % so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm77,6 % so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh.

- Dư nợ cho vay Hợp tác xá:

Số Hợp tỏc xó đang quan hệ: 1; dự nợ đến 31/12/2009: 4 tỷ đồng, không tăng, giảmso đầu năm; chiếm 0,86 % so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm 0,79% so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh.

Trang 15

d Dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành, lĩnh vực kinh tế:

Doanhsố cho

Tỷ trọng

(%)Tăng (giảm) sovới năm 2008Tổng

Tươngđối(%)1Ngành nông nghiệp

2.3 Ngành xi măng 0      

2.4 Khác 467,9 179,7 42.24 38.57 94,5 52.63Ngành xây dựng540,9207,8 40.84 44.59 99,247.743.1 Ngành giao thông 161,8 62,1 12.21 13.33 38,4 61.793.2 Ngành kinh doanh bất độngsản 33,2 32,2 6.32 6.9 30,3 94.333.3 Khác 345,9 113,5 22.31 24.35 30,5 26.85%4Ngành Thương mại - Dịchvụ Trong đó:128,649,49.7110.627,355.164.1 Nhập khẩu Trong đó: 0      

- Nhập khẩu phân bón, thuốc BVTV 0          

- Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 0          

- Nhập khẩu xăng dầu 0      

4.2 Xuất khẩu Trong đó: 0      

  Cho vay ưu đãi xuất khẩu 0      

Trang 16

Nợ xấu cho vay doanh nghiệp: 19.5 tỷ đồng, tăng 19,5 tỷ đồng so với năm2008.

* Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh: 3.8%* Tỷ lệ nợ xấu so với cho vay doanh nghiệp: 4.2%, trong đó:- Nợ xấu cho vay doanh nghiệp nhà nước: 0

- Nợ xấu cho vay doanh nghiệp tư nhân: 0

Nợ xấu cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 19.5 tỷ đồng+ Tỷ lệ nợ xấu /tổng nợ xấu cho vay doanh nghiệp: 100%+ Tỷ lệ nợ xấu /tổng nợ xấu toàn chi nhánh: 98%

- Nợ xấu cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 0

* Đánh giá thực trạng nợ xấu: Nợ xấu toàn chi nhánh: 20 tỷ, trong đó, nợ xấu

doanh nghiệp là 19,5 tỷ đồng, chiếm 98% nợ xấu toàn chi nhánh và 100% nợ xấu làở doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong số 19,5 tỷ đồng nợ xấu, chỉ ở 2 doanhnghiệp, đó là:

- Cụng ty cổ phần DV,TM và Cụng nghiệp Hà Nội: 17,1 tỷ đồng;- Công ty cổ phần sáng tạo Bách Hợp: 2,4 tỷ đồng.

1.1.3.4 Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro:

+ Trích lập dự phòng rủi ro:

- Nguồn dự phòng năm 2009: 6.254,8 triệu Trong đó: Dự phòng chung: 862,3 triệu Dự phòng cụ thể: 5.392,5 triệu

- Số trích lập đến 31/12/2009: 2.129 triệu đạt kế hoạch giao

Trang 17

- Thu phí: 6.653 triệu đồng tăng 60% so với năm 2008 Hạch toán vào thu nhập năm2009: 3.432 triệu đồng.

+ Dịch vụ TTQT

- Mở và thanh toán L/C nhập khẩu: 139 món trị giá 13.950 ngàn USD

- Chuyển tiền nước ngoài, nhờ thu hàng nhập: 437 món trị giá 17.470 ngàn USD- Hàng xuất khẩu ( L/C xuất, nhận tiền về): 140 món trị giá 13.240 ngàn USD - Thanh toán biên mậu: 111 món trị giá 14.776.694 CNY

- Chuyển tiền phi thương mại: 04 món trị giá 57.023,57USD- Thu phí: 865 triệu tăng 57% so với năm 2008

+ Dịch vụ chuyển tiền trong nước: thu phí 1.315 triệu tăng 151% so với năm 2008+ Dịch vụ Western: thu phí 69 triệu, tăng 21% so với năm 2008

+ Dịch vụ thẻ: Phát hành 1.609 thẻ ATM tăng 516 thẻ so với năm 2008, 19 thẻ Visatăng 16 thẻ so với năm 2008, 11 thẻ Master.

+ Lãi Kinh doanh ngoại tệ: 414 triệu tăng 100% so với năm 2008.

1.1.3.6 Kết quả tài chính:

+ Tổng thu: 197.393 triệu đồng, tăng 82.85% so với năm 2008- Thu lãi cho vay: 51.276 triệu

Trang 18

- Thu phí thừa vốn: 137.502 triệu

- Thu dịch vụ: 9.052 triệu tăng 69% so với cùng kỳ năm trước, đạt 114% kế hoạchgiao, hạch toán vào thu nhập năm 2009: 6.229 triệu đồng.

+ Tổng chi: 185.282 triệu tăng 89.84% so với năm 2008- Trả lãi tiền gửi: 156.427 triệu

- Chi lương: 4.218 triệu

- Bốn khoản chi: 3.727 triệu chiếm 2% tổng chi- Chi tài sản: 6.667 triệu

- Chi DPRR và bảo hiểm TG : 2.647 triệu

+ Quỹ thu nhập chưa lương: 16.329 triệu đạt 105,3% kế hoạch giao+ Hệ số tiền lương đạt được 1,29

1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đống ĐaNHNo & PTNT:

- Căn cứ Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam V/v ban hành Quy chế cho vay củatổ chức tín dụng đối với khách hàng;

- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam kỳ họp lần thứ XX.

- Căn cứ vào pháp lệnh kế toán thống kê ngày 10/5/1988.- Luật doanh nghiêp nhà nước ngày 20/4/1995.

- Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999.

- Luật đầu tư nước ngoài tại VN ngày 2/1/1996 và luật sửa đổi ,bố sung 1 sốdiều của luật đầu tư nước ngoài tại VN số 18/2000/QH 10 ngày 09/06/2000.

Trang 19

* Về phía nhà đầu tư:

Thông thường, khi xảy ra quyết định đầu tư một dự án, chủ đầu tử phải cânnhắc giữa nhiều sự lựa chọn khác nhau, nghĩa là nhiều dự án khác nhau trong cùngmột giai đoạn Mặt khác, tuy nắm vững những vấn đề, những chi tiết kỹ thuậtcủa dự án nhưng đôi khi khả năng thu thập nắm bắt những thông tin mới của doanhnghiệp bị hạn chế, nhất là đối với xu thế kinh tế, chính trị, xã hội mới Điều đó làmgiảm tính chính xác trong phán đoán của họ

Công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ đi sâu vào làm rõ các vấn đề này, giúpdoanh nghiệp lựa chọn phương án tốt nhất mang lại hiệu quả cao nhất hoặc đưa ranhững ý kiến xác đáng gợi ý cho chủ đầu tư để dự án có tính khả thi cao hơn

* Về phía Ngân hàng:

Việc cho vay trải qua ba giai đoạn: •Xem xét trước khi cho vay •Thực hiện cho vay

•Thu gốc thu lãi

Trang 20

Ba giai đoạn này là một quá trình gắn bó chặt chẽ, mỗi giai đoạn có một ýnghĩa nhất định ảnh hưởng đến chất lượng của một khoản vay Để có một khoản vaychất lượng là điều mong muốn và mục tiêu hoạt động của Chi nhánh Nhưng nó làmột điều cực kỳ khó khăn và Chi nhánh vẫn thất bại khi cho vay vì thực tế vậnđộng xã hội và thị trường luôn tồn tại không cân xứng về thông tin đầy đủ về nhau,do đó dẫn đến những hiểu biết sai lệch Giữa Chi nhánh và người vay cũng xảy ratình trạng như vậy Ngân hàng không có những thông tin đầy đủ về khách hàng dẫnđến Ngân hàng có thể thực hiện những khoản cho vay sai lầm Đứng trước nhữngrủi ro đó thì Chi nhánh phải luôn cân nhắc đắn đo, xem xét và bằng những nghiệpvụ phải xác định những khách hàng tốt, khoản xin vay có chất lượng khi quyết địnhcho vay hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra

Do vậy trong ba giai đoạn trên, việc xem xét trước khi cho vay (bao gồmquá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng) có ý nghĩa cực kì quantrọng, ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả các khoản vay và các hoạt của giai đoạnsau Giai đoạn này được Chi nhánh tiến hành rất kĩ lưỡng với nhiều phương phápnghiệp vụ đặc thù để đảm bảo, an toàn chất lượng

Hơn nữa, với chức năng quản lí và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tíndụng, hoạt động Ngân hàng có tính chất đặc thù riêng mà các ngành khác không cóđược Như đã nói ở trên, so với kinh doanh của các ngành kinh tế khác thì hoạt độngNgân hàng có nhiều rủi ro hơn cả Nhất là trong nền kinh tế thị trường, ngành Ngânhàng phải huy động và tạo mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho mọithành phần kinh tế Việc Ngân hàng cho vay không thể không cần biết doanhnghiệp sử dụng vốn làm gì, quan niệm đơn giản là chỉ cần trả nợ, hoàn toàn là mộtquan niệm sai lầm và thụ động Theo quan niệm kinh doanh hiện nay thì Ngân hàngvà doanh nghiệp là bạn hàng Mà đã là bạn hàng của nhau thì khi xác lập quan hệphải tìm hiểu và thăm dò lẫn nhau, đặt ra cho nhau những điều kiện đảm bảo lợi íchcho cả đôi bên Chính vì vậy, mà Chi nhánh trước khi quyết định cho vay phải luônđối mặt với hàng loạt câu hỏi khác nhau: Cho ai vay? Vay như thế nào? Cho vay trongthời gian bao lâu? Quản lí các khoản vay như thế nào? Thu gốc và lãi ra sao?

Bên cạnh đó một nguồn vốn quan trọng được Chi nhánh sử dụng cho vay làtiền gửi của khách hàng Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển thì bên cạnh mụctiêu lợi nhuận, Chi nhánh còn phải đảm bảo an toàn và thanh khoản tức là phải hoạtđộng có trách nhiệm với những đồng tiền của khách hàng và phải thoả mãn bất cứ

Trang 21

một nhu cầu rút tiền nào của khách hàng vào bất cứ thời điểm nào

Đây là bài toán phức tạp mà Ngân hàng cần phải tìm lời giải đáp Quátrình tìm lời giải đúng cho bài toán này chính là công tác thẩm định các khoảncho vay

Trong quan hệ tín dụng, vấn đề cơ bản mà Chi nhánh phải quan tâm để đưara một quyết định cho vay là hiệu quả và an toàn vốn của Chi nhánh

Nói đến dự án đầu tư là nói đến một số lượng vốn lớn và thời gian dài, dovậy quyết định đầu tư sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thuận lợi và phát triển củaNgân hàng Tuy nhiên không phải dự án nào cần vốn Chi nhánh cũng đáp ứng Chinhánh chỉ cho vay đối với những dự án có khả thi, tính đựơc khả năng sinh lời củadự án Muốn vậy Chi nhánh sẽ yêu cầu người xin vay lập và nộp vào Chi nhánh dự ánđầu tư trên cơ sở dự án đầu tư cùng với các nguồn thông tin khác, Chi nhánh sẽ tiếnhành tổng hợp và thẩm định dự án để đưa ra quyết định về tính khả thi của dự án

Chính vì vậy việc thẩm định đúng đắn dự án đầu tư có ý nghĩa cực kì quantrọng đối với các tổ chức tín dụng nó thể hiện:

Giúp các tổ chức tín dụng nhìn nhận một cách lôgíc tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ cũng như hiện tại, dự án xuhướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, trên cơ sở đánh giá chính xácđối tượng được đầu tư để có đối sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của doanhnghiệp để xem xét xu hướng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế Đây làcăn cứ đánh giá cơ cấu chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh tế khả năng thu nợ, nhữngrủi ro có thể xảy ra của dự án và lập kế hoạch cung cấp tín dụng theo từng đối tượngcho vay cũng như theo từng đối tượng bỏ vốn

Thế nhưng muốn xem xét hiệu quả thực sự cho hoạt động tín dụng thì Chinhánh không chỉ cần dừng lại ở giai đoạn kiểm tra trước mà phải tiếp tục kiểm tratrong, sau quá trình cho vay, đảm bảo vốn của Ngân hàng được sử dụng đúng mụcđích, đem lai hiệu quả thực sự

* Về phía xã hội và các cơ quan hữu quan:

Chúng ta biết rằng vấn đề thiếu vốn đang rất phổ biến ở nước ta Trong điềukiện hiện nay cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, lạc hậu như hiện nay thì việc đầu tưlà rất cần thiết Tuy nhiên, với nguồn vốn hạn hẹp, số lượng các dự án đầu tư lại rất

Trang 22

lớn thì quyết định vốn cho dự án nào là rất quan trọng và khó khăn muốn có quyếtđịnh này người ta phải tiến hành kiểm tra, thẩm định dự án, so sánh các dự án vớinhau để lựa chọn được đầu tư là dự án mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội Hiệuquả được nhắc đến ở đây không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế mà nó bao hàm cảhiệu quả xã hội khác như giải quyết công ăn việc làm, tăng ngân sách tiết kiệm ngoạitệ, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường

Công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánhgiá chính xác sự cần thiết và sự phù hợp của dự án trên tất cả các phương diện: mụctiêu, quy hoạch, quy mô và hiệu quả

Tóm lại, vài nét nêu trên đã phần nào khắc hoạ được mục đích của công tácthẩm định dự án đầu tư Chúng ta phải thừa nhận rằng đây là một công việc hết sứcquan trọng Nó có vai trò trên cả tầm vĩ mô (xã hội) và tầm vi mô (Ngân hàng,doanh nghiệp) Bởi lẽ nếu làm tốt công tác thẩm định không những đem lại hiệuquả cao cho hoạt động tín dụng, bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàng mà khi nhìnvào đó, các Ngân hàng, tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ an tâmhơn khi lựa chọn đầu tư vào Việt Nam thông qua các Ngân hàng trong nước, đặcbiệt là NHTM quốc doanh Chính các yếu tố đó đòi hỏi Chi nhánh phải tiếp tục đổimới và không ngừng nâng cao quy trình thẩm định dự án đầu tư

1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn:

Trang 23

Sơ đồ quy trình:

Cụ thể các bước của quy trình thẩm định một dự án như sau:

* B ướ c 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:

Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốncó trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định cácđiều kiện vay vốn theo quy định

* Bư ớ c 2 : Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:

Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy địnhsau đó trình cho trưởng phòng tín dụng Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tíndụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm địnhdo cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trựctiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáothẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định

* Bư ớ c 3 : Thẩm định dự án:

Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn

Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Tiến hành thẩm định

Lập tờ trình thẩm định

Hoàn tất hồ sơ và giải ngân

Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay

Trưởng phòng tín dụng đánh giá, xem xét lại, cho ý kiến đề xuất

Yêu cầu thẩm định

Trang 24

Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện:tài chính, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ củadự án, tình hình pháp lý của chủ đầu tư,… (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tàiliệu lập thành tờ trình thẩm định Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụngvề khách hàng vay vốn trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tínhkhả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng Toàn bộ hồ sơvà tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng Trưởngphòng tín dụng xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộtín dụng chỉnh sửa, bổ sung.

Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanh nghiệp,xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin vềtình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ của chủ đầu tư.

* B ướ c 4 : Quyết định của người có thẩm quyền:

- Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếucó) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:

+ Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tíndụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản);

+ Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hànhcủa NHNo Việt Nam;

+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết

- Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyển cho kế toánthực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân chokhách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt)

- Thời gian thẩm định cho vay:

+ Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm

việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung,dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thôngtin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vayphải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng

+ Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5

ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với chovay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp

Trang 25

lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNonơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên Trong thời gian khôngquá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vaytrung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấpthuận hoặc không chấp thuận

- NHNo nơi cho vay có trách nhiệm niêm yết công khai thời hạn tối đa thẩmđịnh cho vay theo quy định

- Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạtđộng tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam,phù hợp với Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và quy định này

1.2.3 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng:

1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự:

Trong phương pháp này, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định dự án theomột trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề chokết luận sau

Thẩm định tổng quát: Khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, cán bộ tín dụngsẽ tiến hành kiểm tra tổng quát các nội dung cơ bản thể hiện tính pháp lý, tính phùhợp, tính hợp lý của dự án như việc xem xét hồ sơ vay vốn đã đầy đủ giấy tờ theoquy định của ngân hàng hay không sau đó dựa vào các chỉ tiêu cần thẩm định đểxem xét tổng quát, phát hiện những vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý của dự án Thẩmđịnh tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọngcủa dự án trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xác định các căncứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dựkiến

Thẩm định chi tiết: Sau khi thẩm định tổng quát, các cán bộ tín dụng đi sâuvào thẩm định chi tiết, khách quan, khoa học từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trựctiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả, tính hiện thực của dự án trên các khía cạnh pháplý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, môi trường, kinh tế phù hợp với các mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong giaiđoạn thẩm định chi tiết, nếu thấy hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng chưa đầy đủtheo quy định của ngân hàng hay năng lực của chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu

Trang 26

của dự án hoặc dự án không khả thi về mặt tài chính thì cán bộ thẩm định đưa ranhững ý kiến đánh giá đồng ý hay sửa đổi bổ xung hoặc không thể chấp nhận được,bác bỏ toàn bộ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án.

Cán bộ thẩm định áp dụng trong thẩm định những nội dung sau:- Thẩm định năng lực của chủ đầu tư.

- Thẩm định nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn đầu tư.- Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư.

- Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.- Thẩm định khả năng trả nợ của dự án.

1.2.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu:

Đây là phương pháp phổ biến được các cán bộ thẩm định áp dụng, các chỉtiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án được so sánh bởi các dự án đã và đang xây dựng,đang hoạt động Cán bộ thẩm định tiến hành so sánh theo một số chỉ tiêu sau:

- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quyđịnh hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư côngnghệ quốc gia, quốc tế

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đang đòi hỏi - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiềnlương, chi phí quản lý của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoạccác chỉ tiêu kế hoạch và thực tế

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư

- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiệnhành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại

- Các chỉ tiêu mới phát sinh

Trong việc sử dụng các phương pháp so sánh các cán bộ thẩm định vận dụngphù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp nhằm tiếtkiệm chi phí và thời gian thẩm định Các cán bộ hết sức tranh thủ ý kiến đóng gópcủa các cơ quan chuyên môn, chuyên gia (kể cả thông tin trái ngược) và luôn tránhkhuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc, dập khuôn ảnh hưởng đến kết quả của dự

Trang 27

án sau này.

Theo phương pháp này các cán bộ áp dụng thẩm định những nội dung sau:- Thẩm định tính pháp lý của chủ đầu tư và của dự án đầu tư bằng cách so sánhđối chiếu các văn bản pháp luật quy định của nhà nước nhằm xác định tính hợp phápcủa chủ đầu tư và dự án.

- Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án bằng cách so sánh, đối chiếu với cáctiêu chuẩn, quy chuẩn quy định để xem xét tính phù hợp, hợp lý về mặt kỹ thuật củadự án.

- Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án bằng cách so sánh đối chiếu các sảnphẩm của dự án tương tự để tiến hành phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sảnphẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.

1.2.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy:

Cán bộ tín dụng áp dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệuquả tài chính của dự án đầu tư Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tìnhhuống bất trắc có thẩy xảy ra trong tương lai đối với dự án rồi khảo sát tác động củanhững yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án., tự đó đưa ra kếtluận về mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của những yếu tố đó, khẳngđịnh tính vững chắc của dự án trong những trường hợp cụ thể.

Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc là tuỳ thuộc vào điều kiện cụthể Ở đây các cán bộ thường chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấuđến hiệu quả của dự án để xem xét Sau đó họ lập bảng khảo sát độ nhạy của dự ántheo các biến, yếu tố đầu vào đã xác định Từ kết quả này nếu dự án vẫn tỏ ra cóhiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó lànhững dự án vững chắc, có độ an toàn cao Trong trường hợp ngược lại thì cần phảixem xét lại khả năng phát sinh bất trắc đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu đểkhắc phục hay hạn chế

Theo phương pháp này các cán bộ áp dụng thẩm định những nội dung sau:

- Thẩm định báo cáo kết quả tài chính của dự án qua các thời kỳ.- Thẩm định tổng mức đầu tư của dự án.

Trang 28

Hoạt động đầu tư mang tính lâu dài do vậy luôn tiềm ẩn những rủi ro khônglường trước do vậy khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư, cán bộ tín dụng vận dụngphương pháp dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sảnphẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyênliệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án từ đó xem xét tính khả thi của dự án.Thực tế việc áp dụng phương pháp này còn nhiều hạn chế do chất lượng thông tin manglại chưa cao, nguồn số liệu hạn hẹp.

Theo phương pháp này các cán bộ áp dụng thẩm định những nội dung sau:

- Thẩm định nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án.- Thẩm định thị trường tiêu thụ, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Thẩm định công suất thực tế của công nghệ để đánh giá khả năng đáp ứng nhucầu thị trường tiêu thụ trong tương lai.

1.2.3.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro:

Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dựán đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinhngoài ý muốn chủ quan Để đảm bảo tính vững chắc của dự án, các cán bộ thẩm địnhthường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chínhthích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động của rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đốitác có liên quan đến dự án

Một số loại rủi ro bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểmxây dựng, bảo lãnh hợp đồng Trong thực tế, biện pháp phân tán rủi ro quen thuộcnhất là bảo lãnh của ngân hàng, bảo lãnh của doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vàuy tín, thế chấp tài sản Để tránh tình trạng thế chấp tài sản nhiều lần khi vay vốnnên thành lập Cơ quan đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm.

Theo phương pháp này các cán bộ áp dụng thẩm định những nội dung sau:

- Thẩm định rủi ro của dự án.

- Thẩm định tài sản đảm bảo của dự án.

1.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng:

Trang 29

Trước khi đi vào thẩm định dự án đầu tư, các cán bộ thẩm định tiến hànhthẩm định hồ sơ vay vốn và thẩm định khách hàng vay vốn Cụ thể:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân);

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc(giám đốc), kế toán trưởng; quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tácxã.

- Đăng ký kinh doanh.

- Giấy phép hành nghề (nếu có)

- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh)

- Các thủ tục về kế toán theo quy định của ngân hàng.a2) Hồ sơ kinh tế:

- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất.a3) Hồ sơ vay vốn:

Trang 30

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác:

+ Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn

- Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tại điểm

+ Giấy đề nghị vay vốn.

+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định

Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên, đối với:

- Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn phải có thêm:

+ Biên bản thành lập tổ vay vốn; + Hợp đồng làm dịch vụ.

- Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp, phải có thêm: Hợp đồng

Trang 31

các khoản thu nhập của mình.

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định (nếu phải thực hiện vay vốn có bảođảm bằng tài sản).

1.2.4.1.2 Hồ sơ do ngân hàng lập:

- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định;

- Biên bản họp hội đồng tín dụng (trường hợp phải qua hội đồng tín dụng); - Các loại thông báo: thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn;- Sổ theo dõi cho vay - thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng)

1.2.4.1.3 Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập:

- Hợp đồng tín dụng;- Sổ vay vốn;

- Giấy nhận nợ;

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay; - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay;

- Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro)

1.2.4.1.4 Cho vay theo chỉ định, quyết định của Chính phủ, NHNN Việt Nam:

Thực hiện bộ hồ sơ cho vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam;trường hợp Chính phủ, NHNN Việt Nam không quy định thì thực hiện theo Quyđịnh này.

1.2.4.1.5 Cá c h ồ sơ tài liệu khác nếu cán b ộ ngân hàng t h ấ y c ầ n th iết và có liên qua

n đ ến vi ệ c gi ả i quyết cho vay:

Bên cạnh đó, các tài liệu trên cũng phải đảm bảo tính hợp lệ nghĩa là cáctài liệu gửi ngân hàng như báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy đề nghị vay vốn,biên bản họp hội đồng quản trị hoặc các sáng lập viên thông qua phương án vayvốn… bắt buộc phải là bản chính và là được ký bởi người đại diện hợp pháp củabên vay Các tài liệu khác nếu không thể cung cấp (như: hồ sơ pháp lý, báo cáo tàichính, quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấy chứng minh thưnhân dân…) thì sử dụng bản photo nhưng phải có chứng nhận của công chứnghoặc có ký đóng dấu "Sao y bản chính" của bên vay (nếu bên vay là pháp nhân)hoặc có chữ ký của chính người vay (nếu bên vay là thể nhân).

Trang 32

1.2.4.2.1 Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:

NHNo nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ cácđiều kiện sau:

1 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật:

a) Pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Bộ

Luật dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam

Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy ủy

quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý

b) Doanh nghiệp tư nhân:

Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lựchành vi dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp

c) Hộ gia đình, cá nhân:

- Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trựcthuộc tỉnh) nơi chi nhánh NHNo cho vay đóng trụ sở Trường hợp người vay ngoàiđịa bàn nói trên giao cho giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 quyết định Nếungười vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, khi cho vay giám đốc NHNo nơi cho vay phải thông báo cho giám đốcNHNo nơi người vay cư trú biết

- Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHNo là chủ hộ hoặc người đại diệncủa hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dân sự

d) Tổ hợp tác:

- Hoạt động theo Điều 120 Bộ Luật dân sự;

- Đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dân sự

e) Công ty hợp danh: thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có

năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật doanhnghiệp

2 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

3 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

Trang 33

a) Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịchvụ, đời sống Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trongkỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:

- Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trongtổng nhu cầu vốn

- Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu20% trong tổng nhu cầu vốn

b) Kinh doanh có hiệu quả: có lãi; trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thikhắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định đểtrả nợ ngân hàng

c) Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo Việt Nam.4 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệuquả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi

5 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam

1.2.4.2.2 Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài:

Khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực phápluật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà phápnhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó đượcBộ Luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luậtkhác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định

Trang 34

-Thẩm định về phương diện tài chính.

-Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành công trình.- Thẩm định hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.

-Thẩm định về phương diện rủi ro của dự án.

Các nội dung trên tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của dự án, mứcvốn xin vay, cơ quan tài trợ vốn, tính chất của tài sản đảm bảo, cán bộ thẩm địnhtiến hành thẩm định một cách toàn diện chi tiết hay chỉ thẩm định khái quátnhững vấn đề đủ để kết luận dự án có khả thi không và ngân hàng có nên tài trợcho dự án hay không.

1.2.4.3.1 T h ẩ m địn h ph ươ n g d iện t h ị t r ườ n g c ủ a d ự án:

Trong nội dung này cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp dựbáo cung cầu sản phẩm, so sánh đối chiếu các sản phẩm của dự án tương tự để

tiến hành phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dựán trong thời gian dự án đi vào hoạt động Tuỳ thuộc vào lượng thông tin và mứcđộ chính xác của thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành đánh giávề thị trường của sản phẩm trên những khía cạnh sau:

* Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm mà dự áncung cấp:

- Thị trường trong nước, cán bộ thẩm định cần thu thập những thông tin sau:+Thói quen, tập quán tiêu dung của người dân địa phương, tình hình pháttriển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân từng vùngtiêu thụ và tốc độ gia tăng dân số hàng năm.

+Hiện đã có những nhu cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất hay chưa,quy mô lớn hay nhỏ.

+Nhu cầu về sản phẩm này đã được thỏa mãn bằng cách nào? Ai là ngườiđáp ứng nhu cầu này trong đó có bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đáp ứng nhờsản phẩm nội địa và bao nhiêu cho nhập khẩu.

+Sản phẩm của dự án đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống củasản phẩm.

+Nhu cầu về sản phẩm có thay đổi theo mùa không? Dự kiến trong nhữngnăm tới khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào?

Trang 35

+ Sản phẩm thay thế của dự án là những loại sản phẩm gì, tình hình sảnxuất và tiêu thụ chúng trên thị trường ra sao, khả năng bị thay thế là bao nhiêu?

+Để xác định mức tiêu thụ trong một thời gian nhất định (năm/ quý) ngân

hàng thường sử dụng công thức sau: Tổng mức tiêu thụ đầu kỳ = tổng lượng tồn

kho + tổng sản phẩm sản xuất trong kỳ + tổng lượng nhập khẩu –tổng lượng xuấtkhẩu – tổng lượng tồn kho cuối kỳ.

Để tính được công thức trên, cán bộ thẩm định thu thập các thông tin vềtổng sản phẩm sản xuất trong nước tính theo công suất thực tế các nhà máy hiệnđang hoạt động, tổng lượng nhập khẩu, tổng lượng xuất khẩu, lượng tồn khotừng kỳ hoặc hàng năm Các thông tin này có thể được cung cấp từ Bộ thươngmại, tổng cục thống kê, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chuyênngành của địa phương hay các đầu mối kinh doanh lớn…

- Thị trường nước ngoài: căn cứ vào các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợpđồng mua bán hàng hoá…

* Phân tích tình hình cung sản phẩm trong hiện tại và tương lai:

- Nguồn cung cấp trong nước :

+Hiện có bao nhiêu cơ sở đã và đang sản xuất loại sản phẩm của dự án vớicông suất và sản lượng thực tế là bao nhiêu?

+Khả năng mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có và các cơ sở khác cóthể có trong tương lai.

+Các nhà máy đang và sẽ được đầu tư mới.

+Các dự án sản xuất sản phẩm cùng loại/sản phẩm thay thế đang và sẽ đượctriển khai.

- Nguồn nhập khẩu: Dự kiến mức nhập khẩu hàng năm (căn cứ vào tốc độtăng trưởng bình quân hàng năm).

* Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sảnphẩm:

Trên cơ sở đánh giá về tình hình cung cầu sản phẩm của dự án, cán bộ thẩmđịnh đi vào xem xét về thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự ánthay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa các nhà sảnxuất khác Cụ thể, cán bộ thẩm định xem xét những vấn đề sau:

Trang 36

+So sánh sản phẩm của dự án với các sản phẩm được sản xuất trong nước vàcác sản phẩm nhập khẩu về hình thức, mẫu mã, kết cấu, chất lượng, giá cả.

+Thẩm định tính phù hợp của sản phẩm với thị hiếu người tiêu dung và xuhướng tiêu dung hiện nay.

+Xem xét chính sách của doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệusản phẩm đến tay người tiêu dùng Chi phí cho công tác tiếp thị quảng cáocủa doanh nghiệp là bao nhiêu? Dự án có những biện pháp gì nhằm đối phó vớinạn hàng giả hàng nhái?

+Thẩm định tính phù hợp của phương thức tiêu thụ sản phẩm, mạng lướiphân phối với đặc điểm của thị trường (Mạng lưới tiêu thụ cần được đánh giá kỹlưỡng nếu như sản phẩm của dự án là hàng tiêu dùng).

- Với thị trường ngoài nước:

+ Thẩm định sản phẩm của dự án sao cho đáp ứng được những cơ chế, chínhsách, quy định của nhà nước đối với các sản phẩm xuất khẩu về quy cách, phẩmchất, bao bì, mẫu mã, vệ sịnh môi trường.

+Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường dựkiến hay chưa, kết quả như thế nào? Sản phẩm mà dự án sản xuất ra có nhữngưu thế gì và liệu có cạnh tranh nổi ở thị trường nước ngoài về giá cả, chất lượngphẩm chất, mẫu mã hay không?

+Dự án đã có sẵn những khế ước tiêu thụ sản phẩm hay chưa? Nếu có thìthời hạn là bao nhiêu? Số lượng, giá cả như thế nào?

+Khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài như thế nào? cần đặc biệt chúý tới những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể tạo môi trườngthuận lợi hay hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án (nhưlộ trình cắt giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, hiệp định thươngmại Việt Mỹ, những hiệp ước song phương hay các thoả ước quốc tế khác,những quy định của Việt Nam về hạn ngạch xuất khẩu…).

Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trò quyết định đến tính hiệuquả của dự án đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả thi về mục tiêu dự án mới thẩmđịnh tiếp các nội dung thẩm định khác.

1.2.4.3.2 Thẩm định về p hươn g d iện kỹ th u ậ t:

Trong nội dung này, cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp thẩm

Trang 37

định theo trình tự, phương pháp so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định để

xem xét tính phù hợp, hợp lý về mặt kỹ thuật của dự án Dựa vào đó mà các cán bộ sẽthẩm định theo những nội dung sau:

- Thẩm định công nghệ, dây truyền, thiết bị:

+ Thẩm định mức độ tiến tiến, hiện đại của dây truyền công nghệ ở mức độnào so với thế giới.

+ Sự phù hợp của công nghệ với Việt Nam.

+ Tính hợp lý trong phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng nắmbắt và vận hành công nghệ của chủ đầu tư.

+ Đánh giá về công suất, danh mục, số lượng, chủng loại của máy móc thiếtbị và tính đồng bộ của dây truyền sản xuất.

+ Thẩm định sự hợp lý của giá cả máy móc thiết bị và phương thứcthanh toán.

+ Thẩm định uy tín, năng lực của các nhà cung cấp thiết bị.

+ Thẩm định sự phù hợp về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị vớitiến độ thực hiện dự án.

- Thẩm định các phương án đảm bảo yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất:+Nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm của dự án là những loại nào, cóthuộc loại dễ kiếm hay dễ thay thế không Có những nhà cung cấp đầu vào nào? cónhiều nhà cung cấp đồng thời hay chỉ có một nhà độc quyền cung cấp duy nhất?

+Các chính sách của doanh nghiệp trong việc khai thác, thu mua hay nhậpkhẩu nguyên vật liệu như thế nào?

+Nguồn cung cấp có gần nơi sản xuất không và phương thức vận chuyểndự kiến ra sao? Chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong giá thành sảnphẩm.

+Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trongtrường hợp phải nhập khẩu.

- Thẩm định các phương án thi công, xây dựng công trình:

+ Đánh giá sự hợp lý về quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc so với quyhoạch chung của địa phương nơi có công trình xây dựng.

+ Đánh giá năng lực, uy tín của các nhà thầu tham gia thi công các hạng

Trang 38

mục công trình.

+ Đánh giá việc bố trí cơ sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thông…

1.2.4.3.3 T h ẩ m đị nh về p hươn g d iện tài chính:

Trong nội dung này, các cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương phápthẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy Thẩm định về phương

diện tài chính được coi là phần nội dung thẩm định bắt buộc đối với các cán bộthẩm định và phải tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kì dự án vay vốn nào Các cán bộsẽ thẩm định theo những nội dung sau:

* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư:

Các cán bộ sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để thẩm định nội dung

này Việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thựchiện, mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, ảnh hưởngđến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động ban đầucho sản xuất (tính cho chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên) Trong phần này cán bộthẩm định cần xem xét các yếu tố tác động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát,các khoản mục có thể phát sinh thêm về khối lượng dự phòng việc thay đổi tỷ giángoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở tham khảo những dự án tươngtự và những kinh nghiệm đã được ngân hàng đúc kết ở giai đoạn thẩm định dự ánsau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sựcần thiết và không cần thiết ở giai đoạn thực hiện đầu tư…), nếu cán bộ thẩm địnhthấy có sự khác biệt quấ lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành tập trung phân tích,tìm hiều nguyên nhân và đưa ra nhận xét Từ đó đưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫnđảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để xác định mức tối đa mà ngân hàngnên tham gia tài trợ cho dự án Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần xem xét sự hợplý về cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động sự hợp lý này rất cần thiết vì dự ánđi vào hoạt động cần đảm bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cố định đã đầu tưvào nhà xưởng sẽ không phát huy được tác dụng Tỷ lệ này tùy thuộc vào từngnganh nghề Ngân hàng sẽ căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của cácdoanh nghiệp cùng ngành nghề và khả năng tự chủ về vốn lưu động của chủ đầu tưmà xác định nhu cầu và chi phí cho từng giai đoạn.

* Nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn:

Trang 39

Trên cơ sở dự kiến tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định sử dụng phươngpháp thẩm định theo trình tự để đánh giá khả năng tham gia của mỗi nguồn cả về

quy mô và tiến độ Một dự án có thể được tài trợ từ rất nhiều nguồn: Nguồn vốn tựcó, vốn do ngân sách cấp, vốn vay tín dụng, vốn tự huy động Cán bộ thẩm địnhcần xem xét tỷ trọng đóng góp của từng nguồn, khả năng tham gia nguồn vốn sởhữu trong tổng nguồn vốn Đối với mỗi nguồn vốn, cán bộ thẩm định đánh giá cácmặt sau:

- Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đảm bảo tính chân thực của nguồnvốn: Dự án thường được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau Nếu là nguồn ngânsách cấp hay nguồn vốn vay thì cần có cam kết bằng biên bản sau khi các cơquan này đã ký vào hồ sơ thẩm định dự án Nếu là vốn góp cổ phần, vốn liêndoanh cần có cam kết góp vốn về mặt số lượng và tiến độ của các cổ đông hay cácbên liên doanh Nếu là vốn tự có phải có xác minh cụ thể.

- Tiến độ của mỗi nguồn vốn nhằm đảm bảo cho dự án được thực hiện và đivào vân hành đúng như dự kiến.

* Thẩm định doanh thu, chi phí, tỷ suất r của dự án:

Các cán bộ thẩm định sử dụng nhiều phương pháp cho nội dung này: phương pháp phân tích độ nhạy, dự báo, so sánh đối chiếu Đây là nội dung quan trọng mà

chủ đầu tư và cả Chi nhánh đều quan tâm vì nó là nhân tố phản ánh được dự án lỗ hay lãi Việc xác định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận phải tính riêng cho từng năm hoạt động của cả đời dự án

- Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm gồm: Chi phí về nguyên vật liệu,nhiên liệu, năng lượng các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, chi tiền nước chosản xuất, lương và bảo hiểm xã hội…và các khoản khác.

- Doanh thu hàng năm của dự án gồm: Doanh thu từ sản phẩm chính, sảnphẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài; các khoản tiền thukhác

- Sau đó, cán bộ thẩm định tính chính xác của tỷ suất r bằng phương phápphân tích độ nhạy nhằm phản ánh chi phí sử dụng vốn của dự án theo những quy

định của chi nhánh.

Trang 40

- Sau khi xác định được nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, các cán bộ thẩmđịnh của chi nhánh sẽ lập báo cáo kết quả kinh doanh và xác định dòng tiền hàngnăm của dự án:

Bảng số liệu thông thường:

Báo cáo kết quả kinh doanh:

tính

- Trên cơ sở tổng hợp các bảng trên cán bộ thẩm định tiến hành lập bảngtính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trên công cụ Excell theo mẫusau:

Bảng dòng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính:

Ngày đăng: 27/11/2012, 11:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Phương pháp phân tích dự án đầu tư - NXB Quốc gia.11. Tạp chí Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích dự án đầu tư - NXB Quốc gia
Nhà XB: NXB Quốc gia."11. Tạp chí Ngân hàng
1. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư - Trường ĐHKTQD Khác
2. Giáo trình Kinh tế đầu tư - Trường ĐHKTQD Khác
3. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHKTQD Khác
4. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Trường ĐHKTQD Khác
5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT Khác
6. Báo cáo thường niên của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT Khác
8. Quyết định cho vay số 72 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam Khác
9. Luận văn tốt nghiệp của bộ môn Kinh tế đầu tư Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT: (Trang 5)
Bảng 1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng 1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT (Trang 9)
Bảng 1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng 1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT (Trang 9)
Bảng 2. Tình hình dư nợ tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng 2. Tình hình dư nợ tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT (Trang 11)
Bảng số liệu thông thường: Báo cáo kết quả kinh doanh: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng s ố liệu thông thường: Báo cáo kết quả kinh doanh: (Trang 38)
Bảng số liệu thông thường: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng s ố liệu thông thường: (Trang 38)
Bảng dòng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng d òng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: (Trang 39)
- Trên cơ sở tổng hợp các bảng trên cán bộ thẩm định tiến hành lập bảng tính  toán  các  chỉ  tiêu  hiệu  quả  tài chính của dự án trên công cụ Excell theo mẫu  sau: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
r ên cơ sở tổng hợp các bảng trên cán bộ thẩm định tiến hành lập bảng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trên công cụ Excell theo mẫu sau: (Trang 39)
Bảng dòng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng d òng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: (Trang 39)
Các hồ sơ tài liệu làm căn cứ cho việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
c hồ sơ tài liệu làm căn cứ cho việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp: (Trang 45)
Bảng cân đối kế toán - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng c ân đối kế toán (Trang 45)
 Đánh giá chung về tình hình tài chính và SXKD của DN: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
nh giá chung về tình hình tài chính và SXKD của DN: (Trang 49)
- Sau khi thành lập mới, tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, không có công nợ, toàn bộ tài sản là nguồn vốn góp của các cổ đông công ty cổ phần mới - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
au khi thành lập mới, tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, không có công nợ, toàn bộ tài sản là nguồn vốn góp của các cổ đông công ty cổ phần mới (Trang 49)
- Bảng tính chi phí cho dự án: - Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Bảng t ính chi phí cho dự án: (Trang 54)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w