1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KẾT hôn TRÁI PHÁP LUẬT THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP báo cáo 2017

43 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 271 KB
File đính kèm Ket hon trai phap luat, thuc trang va giai phap.rar (47 KB)

Nội dung

Hôn nhân là tiền đề cho việc tạo lập một gia đình. Hiểu một cách sát thực nhất thì hôn nhân được hình thành dựa trên tình cảm lứa đôi, hai bên nam nữ yêu thương lẫn nhau và muốn cùng nhau “về một nhà”, cùng nhau xây dựng gia đình nhằm thỏa mãn những nhu cầu tình cảm giữa hai cá nhân và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hằng ngày. Bằng việc đăng ký kết hôn, Nhà nước sẽ thừa nhận quan hệ hôn nhân, đồng thời Nhà nước luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp nhằm ổn định quan hệ này. Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình (HNGĐ) nhằm điều chỉnh các quan hệ HNGĐ cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của xã hội Việt Nam và phù hợp với tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam. Tại đó quy định về điều kiện kết hôn hợp pháp cũng như các hình thức kết hôn trái pháp luật. Quan hệ hôn nhân được hình thành do sự kết hôn và được biểu hiện là một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam, nữ, đó là quan hệ vợ chồng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hôn nhân, gia đình, trong đó có việc kết hôn giữa hai bên. Điều kiện kết hôn được coi là yếu tố cơ bản góp phần hình thành gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên do một số điều kiện kinh tế xã hội mà những điều kiện đó chưa tuân thủ triệt để gây ra hiện tượng kết hôn trái pháp luật. Thực tế đã cho thấy, ngày càng có nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật diễn ra quanh cuộc sống của chúng ta, gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đến lối sống đạo đức và xã hội, đến sức khỏe và việc duy trì nòi giống của dân tộc. Khi mà đời sống vật chất của con người ngày càng đầy đủ hơn thì cái người ta quan tâm sau đó chính là yếu tố tinh thần. Là một cuộc sống văn minh, hiện đại. Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực như văn hóa, công nghệ, khoa học kỹ thuật,.. thì ngành luật ở Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện để phục vụ cuộc sống. Kết hôn trái pháp luật vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội. Khi thực tế xã hội phát sinh ngày càng nhiều, những quy định của pháp luật về vấn đề này càng đáng quan tâm hơn thì việc nghiên cứu nó là điều vô cùng cần thiết. Công trình nghiên cứu giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về một vấn đề nóng bỏng của xã hội, dự liệu thêm các trường hợp phát sinh, hoàn thiện hơn nữa cách khắc phục, giải quyết các trường hợp vi phạm nhằm hướng đến một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn.................................................

Trang 1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hôn nhân là tiền đề cho việc tạo lập một gia đình Hiểu một cách sát thực nhất thìhôn nhân được hình thành dựa trên tình cảm lứa đôi, hai bên nam nữ yêu thương lẫn nhau

và muốn cùng nhau “về một nhà”, cùng nhau xây dựng gia đình nhằm thỏa mãn những nhucầu tình cảm giữa hai cá nhân và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đờisống hằng ngày Bằng việc đăng ký kết hôn, Nhà nước sẽ thừa nhận quan hệ hôn nhân,đồng thời Nhà nước luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện phápnhằm ổn định quan hệ này Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luậthôn nhân và gia đình (HN&GĐ) nhằm điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ cho phù hợp vớitính chất, đặc điểm của xã hội Việt Nam và phù hợp với tâm tư, tình cảm của con ngườiViệt Nam Tại đó quy định về điều kiện kết hôn hợp pháp cũng như các hình thức kết hôntrái pháp luật

Quan hệ hôn nhân được hình thành do sự kết hôn và được biểu hiện là một quan hệ

xã hội gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam, nữ, đó là quan hệ vợ chồng Ngày nay,cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh

lý của con người ngày càng trở nên phức tạp Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệhôn nhân, gia đình, trong đó có việc kết hôn giữa hai bên Điều kiện kết hôn được coi làyếu tố cơ bản góp phần hình thành gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bền vững Tuy nhiên domột số điều kiện kinh tế - xã hội mà những điều kiện đó chưa tuân thủ triệt để gây ra hiệntượng kết hôn trái pháp luật Thực tế đã cho thấy, ngày càng có nhiều trường hợp kết hôntrái pháp luật diễn ra quanh cuộc sống của chúng ta, gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêucực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đến lối sống đạo đức và xã hội,đến sức khỏe và việc duy trì nòi giống của dân tộc

Khi mà đời sống vật chất của con người ngày càng đầy đủ hơn thì cái người ta quantâm sau đó chính là yếu tố tinh thần Là một cuộc sống văn minh, hiện đại Cùng với sựphát triển không ngừng của các lĩnh vực như văn hóa, công nghệ, khoa học kỹ thuật, thìngành luật ở Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện để phục vụ cuộc sống Kết hôn tráipháp luật vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền,lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội Khithực tế xã hội phát sinh ngày càng nhiều, những quy định của pháp luật về vấn đề nàycàng đáng quan tâm hơn thì việc

Trang 2

nghiên cứu nó là điều vô cùng cần thiết Công trình nghiên cứu giúp cho mọi người có cáinhìn tổng quát hơn về một vấn đề nóng bỏng của xã hội, dự liệu thêm các trường hợp phátsinh, hoàn thiện hơn nữa cách khắc phục, giải quyết các trường hợp vi phạm nhằm hướngđến một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Như ta đã thấy, tình hình kết hôn trái pháp luật diễn ra ngày càng phổ biến Đó làmột vấn đề nóng bỏng trong thực tiễn cuộc sống, một vấn đề đáng quan tâm trong hệ thốngpháp luật Việt Nam Từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 ban hành đến nay cũng có khá nhiềucông trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu liên quan đến những nội dung thuộc phạm vi

của chế định kết hôn, hay xoay quanh vấn đề kết hôn trái pháp luật như: “Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối – căn cứ xác định và đường lối xử lý” được đăng trên trang web luanvan.net, “Một số vấn đề lý luận và thực tiến về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay” – luận văn thạc sỹ luật Dân sự của Nguyễn Huyền Trang,

“Các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam” – khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hương, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật” được đăng trên trang web luanvan.co,

Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu trên hay các công trình nghiên cứu cùng chủ

đề khác mà em được biết là một sự khai thác khác nhau, nhìn nhận vấn đề dưới các góc độkhác nhau Do đó, với việc lựa chọn đề tài này, em muốn tổng kết lại những hiểu biết cóliên quan và tiếp cận vấn đề một cách tổng quát để người đọc có thể nhìn nhận vấn đề mộtcách chi tiết nhất về lý luận và thực tiễn tình hình kết hôn trái pháp luật trong xã hội hiệnnay

Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu

 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề kết hôn trái pháp luật;

- Chỉ ra những điểm bất cập trong pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện việchủy kết hôn trái pháp luật;

- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật củaNhà nước về vấn đề kết hôn trái pháp luật và khắc phục hậu quả của kết hôn trái phápluật;

 Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

Trang 3

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận kết hôn trái pháp luật như: Khái niệmkết hôn hợp pháp, kết hôn trái pháp luật; các trường hợp kết hôn trái pháp luật;những yếu tố tác động tới việc kết hôn trái pháp luật; hậu quả của việc kết hôn tráipháp luật,

- Đánh giá thực trạng tình hình kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn hiệnnay và việc áp dụng pháp luật trong việc xử lý các vi phạm;

- Đánh giá chung về nhu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luậtHN&GĐ về kết hôn cũng như kết hôn trái pháp luật Qua đó kiến nghị và đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về kết hôn trái phápluật, quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về kết hôn trái pháp luật (đặc biệt làcác quy định về kết hôn trái pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2000 và LuậtHN&GĐ năm 2014), tình trạng kết hôn trái pháp luật trong những năm gần đây vàthực tiễn thực hiện việc xử lý kết hôn trái pháp luật

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu những quy định trongpháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề kết hôn trái pháp luật dưới nhiều góc độkhác nhau Luận văn sẽ chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận xung quanh kháiniệm kết hôn trái pháp luật cũng như thực tiễn kết hôn trái pháp luật trong xã hộihiện nay Từ đó tìm ra những điểm bất cập và đưa ra các phương hướng giải quyết

Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:

- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các quy định của pháp luật quy định về vấn

đề kết hôn trái pháp luật qua các thời kỳ

- Phương pháp so sánh: So sánh sự khác nhau giữa các quy định của phápluật Việt nam qua từng thời kỳ

- Phương pháp phân tích: Phân tích chi tiết từng nội dung của vấn đề kếthôn trái pháp luật, phân tích những điểm hợp lý và bất cập của pháp luật hiện hànhquy định về vấn đề này

- Phương pháp tổng hợp: Sau khi nghiên cứu các vấn đề được triển khai vàđưa ra kết luận cho từng vấn đề

Trang 4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu một cách toàn diện vềvấn đề kết hôn trái pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Từ đó, kết quảnghiên cứu có thể góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề khoa học pháp lý

về chế định kết hôn nói riêng, pháp luật HN&GĐ nói chúng và làm phong phú thêmkho tàng tri thức khoa học pháp lý

Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, cho công tácgiảng dạy và học tập khoa học luật tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật,

Kết cấu khóa luận

Khóa luận được trình bày gồm 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận vàdanh mục tài liệu tham khảo:

Chương 1: Một số khái niệm chung về kết hôn trái pháp luật

Chương 2: Các trường hợp kết hôn trái pháp luật và hủy việc kết hôn trái pháp luật

Chương 3: Thực trạng kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay và đề xuất kiến nghị

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Khái niệm, mục đích và bản chất của kết hôn

Khái niệm kết hôn

Nhìn từ góc độ xã hội học, từ xưa, khi mà chưa hình thành một quy tắc, mộtquy định nào thì khái niệm kết hôn chưa từng được biết đến Quan hệ giữa mộtngười đàn ông và một người đàn bà chỉ đơn thuần là quan hệ “tính giao” Vì thế sựliên kết giữa họ chỉ đơn thuần nhằm thỏa mãn những bản năng thuần túy Quan hệnày tồn tại và phát triển theo quy luật của tự nhiên với mục đích đảm bảo sự sinhtồn, phát triển của xã hội loài người Tuy nhiên ở họ lại không hề có bất kỳ một sựràng buộc, ngăn cách hoặc giới hạn nào Họ tìm đến với nhau đơn giản bởi nhữngnhu cầu bản năng, đó chính là sự liên kết hoàn toàn tự nhiên Tuy nhiên, trải qua cácgiai đoạn lịch sử, với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau thì dầndần sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà không còn chỉ là sự ràng buộcđơn thuần bởi quan hệ tính giao mà là sự liên kết mang tính xã hội, thể hiện nhữnggiá trị văn minh của con người trong mối liên hệ đặc biệt được gọi là “hôn nhân”.Khi đó những quy tắc xã hội dần dần xuất hiện, khái niệm “hôn nhân” cũng bắt đầuđược biết đến Dưới góc độ này, sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bàchính là sự liên kết đặc biệt nhằm tạo dựng các mối liên hệ gia đình Trong mỗi chế

độ xã hội, gia đình đều thực hiện những chức năng cơ bản mang tính chất xã hội của

nó Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản nhằm tái sản xuất racon người, là quá trình tiếp tục nòi giống Đó là một quá trình cần thiết của cuộc

sống trong một xã hội nhất định “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan

hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái – đó là gia đình 1 Trong đời sốngHN&GĐ, sự kiện xác lập quan hệ hôn nhân được gọi là “kết hôn” Như vậy, việckết hôn đã tạo ra một sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, tạothành quan hệ vợ chồng

Trải qua các thời kỳ khác nhau, quan hệ hôn nhân trước hết được điều chỉnhbởi những tập quán, những ước lệ, bắt đầu xuất hiện những quy định về cấm kếthôn giữa những thế hệ trực hệ, giữa bố với con gái, mẹ và con trai, ông bà với cháu,dần dần cấm kết hôn giữa cả những thế hệ bàng hệ, giữa anh chị em ruột với nhau

1 Xem: C.Mác – Ph.Ăngghen toàn tập, tập III, “Hệ tư tưởng Đức”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986.

Trang 6

Cho đến giai đoạn phồn thịnh của tôn giáo thì những trật tự tôn giáo do giáo chủ đặt

ra còn có sức mạnh cưỡng chế, áp đặt hơn nhiều so với các tập tục, ước lệ trước kia.Dưới thời kỳ này, quan niệm về hôn nhân trái pháp luật chính là những quan hệ hônnhân không tuân thủ những trật tự tôn giáo của xã hội Khi xã hội phát triển đếnthời kỳ phong kiến, hôn nhân mang tính chất dân sự, tức là sự bày tỏ ý chí của cácbên và kèm theo đó là những mục đích về kinh tế, chính trị nhất định Pháp luật củaNhà nước phong kiến Việt Nam trước đây quy định việc kết hôn của nam nữ phải

có sự đồng ý của cha mẹ hoặc họ hàng thân thích Như vậy, có thể nói rằng, trải quanhững giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, những yếu tố về chính trị, kinh tế,văn hóa đã dần được hình thành và tác động trực tiếp tới các quy luật tự nhiên, điềuchỉnh các mối quan hệ tự nhiên đó theo những chuẩn mực mà xã hội đặt ra vì mục

đích lợi ích của giai cấp thống trị Hay nói cách khác “Hôn nhân là tiếng nói văn hóa của con người can thiệp vào tự nhiên” 2

Khi xã hội loài người có sự xuất hiện của pháp luật thì quan hệ hôn nhân giađình từ một quan hệ tự nhiên mới chính thức được xem xét trên khía cạnh một quan

hệ pháp luật về hôn nhân gia đình Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn đượcxem xét với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý hoặc một chế định pháp lý, nhằm xác lậpquan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn

và đăng ký kết hôn Nếu như về mặt xã hội, lễ cưới là sự kiện đánh dấu sự chínhthức của hôn nhân thì về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn Tùy thuộc vàođiều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán cũng như truyền thống văn hóa, phápluật của mỗi quốc gia có những lựa chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệ vợchồng Theo quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành, nghi thức duynhất có giá trị pháp lý là nghi thức đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩmquyền

“Nhà nước bảo hộ HN&GĐ ” (Khoản 2 Điều 36 Hiến pháp năm 2013).

Chính vì hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội nên Nhànước ta luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp nhằm làm

ổn định quan hệ này bởi “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt 3 ” Để đảm bảo tạo ra những tế bào tốt, những gia đình ổn định, lành mạnh

thì trước hết ngay từ việc kết hôn của hai bên nam nữ đã phải tuân theo những điềukiện nhất định, sao cho cuộc hôn nhân đó được xã hội và pháp luật công nhận Vậy

2 Tham khảo: Ts.Đặng Thị Kim Oanh – Tiến sĩ ngành Dân tộc học Đh KHXH&NV Tp.HCM, “Đặc tính của hôn nhân dưới góc nhìn nhân học”, Nguồn: https://mbasic.facebook.com/notes/chúng-tôi-phản-đối-hôn-nhân- đồng-giới/đặc-tính-của-hôn-nhân-dưới-góc-nhìn-nhân-học/1435517276660364/

3 Xem: Lời nói đầu Luật HN&GĐ năm 2000

Trang 7

thế nào là kết hôn hợp pháp? Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cụthể tại Khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về khái niệm kết hôn như

sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Hệ thống pháp luật HN&GĐ

quy định nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố sau:

Thứ nhất, phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn

với nhau, ý chí và mong muốn đó được thể hiện bằng tờ khai của họ trong tờ khaiđăng ký kết hôn cũng như trước các cơ quan đăng ký kết hôn theo quy định củapháp luật

Thứ hai, việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận Hôn nhân chỉ được

Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân tuân thủ các quy định củapháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Như vậy, kết hôn theo quy định của pháp luật là căn cứ để Nhà nước thừanhận và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn

Mục đích và bản chất của kết hôn

 Mục đích của kết hôn

Hôn nhân là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển giađình, nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếpthường xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động sắc tháicủa văn hóa tộc người Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp phápcủa quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa – xã hội khác

Trải qua những giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, nhân loại

đã chứng kiến những bước tiến mới trong việc nhìn nhận mục đích của việc kết hôn.Khi gia đình “một vợ - một chồng” xuất hiện, quan hệ giữa người đàn ông và ngườiđàn bà không chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu bản năng thuần túy nữa, mà đó là

sự liên kết đặc biệt nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, tạo lập gia đình – nền tảng cơbản của xã hội Do đó, hôn nhân ở đây mang tính xã hội sâu sắc, người kết hôn lànhững người trực tiếp đặt nền móng cho lịch sử phát triển của xã hội

Theo pháp luật HN&GĐ hiện hành thì hôn nhân được hiểu là quan hệ vợchồng sau khi đã kết hôn Hôn nhân đem lại những quyền lợi và trách nhiệm quantrọng cho những người đã trở thành vợ hay chồng của nhau Quyền và lợi ích của

họ luôn luôn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, là một hành lang pháp lý an toàncho mục đích của cuộc hôn nhân Đó chính là sự “bảo hộ” của Nhà nước đối vớiquan hệ hôn nhân

Trang 8

Ngày nay, cũng có nhiều quan niệm cho rằng mục đích của cuộc hôn nhân lànhằm sinh con để duy trì nòi giống Tuy nhiên, quyền kết hôn là quyền của mỗi cánhân, vì thế pháp luật quy định về quyền kết hôn trước hết phải xuất phát từ lợi íchcủa người kết hôn Hôn nhân đáp ứng được một trong những yêu cầu cơ bản củanhân loại là tái sản xuất ra con người Nhưng nếu như chỉ để sản sinh ra con ngườithôi thì không cần kết hôn cũng vẫn thực hiện được, vợ chồng vẫn có thể khôngsinh con mà chung sống hạnh phúc bên nhau Vì vậy, lợi ích của bản thân người kếthôn trước hết phải được bảo vệ, lợi ích của gia đình và xã hội chỉ được xem xéttrong sự hài hòa với lợi ích của cá nhân Xác định rõ mục đích của việc kết hôn giúpchúng ta có thể dự liệu các phương án điều chỉnh pháp luật nhằm bảo vệ quyền tự

do kết hôn của mỗi các nhân

 Bản chất của kết hôn

“Người KẾT HÔN về cơ bản không phải để có con, vì không lấy vẫn có được, không phải vì giải quyết nhu cầu sinh lý, vì không lấy vẫn có thể giải quyết…

mà con người kết hôn vì thấy HẠNH PHÚC khi ở với người kia.

Bản chất của hôn nhân là hướng đến hạnh phúc, tức hướng tới vấn đề tâm lý của con người Khi vấn đề cốt lõi này bị lung lay thì hôn nhân sẽ không đứng vững Khi người ta thấy không thể chia sẻ, thấy mất niềm tin, mất tự do quá mức, thấy mình không còn là gì trong lòng người kia thì tâm lý nảy sinh cảm giác bất an, thất vọng.

Nếu cố gắng mà không thể cải thiện thì chia tay nhau là lựa chọn sáng suốt.

LY HÔN là cách tốt nhất trong một cuộc hôn nhân không tốt Chúng ta nên nhìn nhận mặt tích cực của nó, và đừng nghĩ những người ly hôn đều là người không tốt…” 4

Bất kỳ ai, dù là tổng thống hay thường dân, dù là người giàu hay ngườinghèo, những ai đang trong một cuộc sống hôn nhân hay đang chuẩn bị bước vào

đó đều mong muốn cuộc sống hôn nhân của mình được hạnh phúc trọn vẹn Về mặt

xã hôi, bản chất của việc kết hôn chính là thỏa mãn sự khao khát được gần nhau củanhững đôi nam nữ yêu nhau, muốn cùng nhau xây dựng tổ ấm gia đình, chia sẻ ngọtbùi, khó khăn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống Vậy về mặt khoa học pháp lý, hônnhân có bản chất như thế nào?

Theo như THS Nguyễn Hồng Hải – khoa luật Dân sự Đại học Quốc gia Hà

Nội chia sẻ trong bài viết “Một vài ý kiến về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn

4 “Tổng thống Nga Putin nói về cuộc ly hôn của mình”, Nguồn: thong-nga-putin-noi-ve-cuoc-ly-hon.html

Trang 9

http://www.sansannews.com/2015/11/tong-nhân” có phân tích về bản chất pháp lý của hôn nhân, tôi xin trích dẫn một số ý

hệ bền vững, đảm bảo thoả mãn nhu cầu tinh thần và vật chất chất của đôi bên, sinh đẻ và giáo dục con cái.

Theo chúng tôi, để xác định hôn nhân là một thiết chế pháp luật hay là một hợp đồng dân sự, cần xem xét trên các khía cạnh sau:

* Thứ nhất, có sự khác nhau giữa mục đích giao kết hợp đồng và mục đích kết hôn.

Theo pháp luật về hợp đồng, sự thoả thuận là yếu tố bắt buộc phải có trong hợp đồng, tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để hợp đồng có hiệu lực Để hợp đồng có hiệu lực, sự thoả thuận của các bên phải làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Trong hôn nhân có sự thoả thuận, nhưng thoả thuận đó không phải là thoả thuận trong hợp đồng Vì mục đích của các bên kết hôn không phải để tạo lập, thay đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ dân sự nào,

mà chỉ mong muốn lập một gia đình.

* Thứ hai, pháp luật qui định về năng lực kết hôn khác với qui định về năng lực giao kết hợp đồng.

Năng lực giao kết hợp đồng chủ yếu được xác định trên hai điều kiện: độ tuổi (tuỳ theo từng loại hợp đồng mà pháp luật qui định các độ tuổi khác nhau) và khả năng nhận thức của chủ thể Còn năng lực kết hôn ngoài điều kiện độ tuổi và năng lực nhận thức, còn được xác định trên các điều kiện khác không có trong pháp luật về hợp đồng.

* Thứ ba, việc kết hôn được thực hiện theo những nghi thức đặc biệt không

có trong pháp luật về hợp đồng.

Trang 10

* Thứ tư, pháp luật qui định về huỷ kết hôn trái pháp luật khác với các quy định về huỷ hợp đồng.

Căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật và căn cứ hủy hợp đồng là khác nhau Một hợp đồng bị huỷ khi có một trong hai căn cứ: Các bên vi phạm các điều kiện

do luật định hoặc các bên vi phạm điều kiện do thoả thuận Còn việc kết hôn sẽ bị hủy khi vi phạm một trong các điều kiện kết hôn theo luật định.

* Thứ năm, các quy định về chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn khác với quy định về chấm dứt hợp đồng

Một hợp đồng có thể chấm dứt do các bên trong hợp đồng thoả thuận hoặc

do ý chí đơn phương của một bên, mà không cần có phán quyết của Toà án Trong khi đó, một quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi có bản án, quyết định của Toà án xử cho ly hôn hoặc công nhận thuận tình ly hôn.

Với những điểm khác biệt cơ bản nói trên, theo chúng tôi, không thể đồng nhất hôn nhân với hợp đồng dân sự, mà nên xác định nó là một thiết chế pháp luật thì phù hợp với thực tiễn và lý luận hơn” 5

Từ những gì phân tích ở trên, ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất pháp lý củahôn nhân Từ đó hướng đến việc xây dựng pháp luật hôn nhân gia đình một cáchhoàn thiện hơn

Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Định nghĩa

Kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được pháp luật quy định vàđiều chỉnh bởi Luật HN&GĐ Kết hôn trái pháp luật cũng giống như vấn đề kếthôn, nó đều chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội

Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại, tùy vào điều kiệnsống, yếu tố xã hội, con người hay cách nhìn nhận vấn đề của mỗi quốc gia là khácnhau mà vấn đề kết hôn trái pháp luật được hiểu dưới những góc độ khác nhau.Trong xã hội phong kiến, hôn nhân trái pháp luật được quan niệm là những cuộchôn nhân không tuân thủ các điều kiện kết hôn như: không môn đăng hộ đối, nhữngquan hệ hôn nhân không được sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng, Những quy địnhnày thể hiện rất rõ trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long của nước ta

5 Ths.Nguyễn Hồng Hải – khoa Luật Dân sự Đại học Quốc gia Hà Nội, “Một vài ý kiến và bản chất pháp lý của hôn nhân”, Nguồn: https://mbasic.facebook.com/notes/chúng-tôi-phản-đối-hôn-nhân-đồng-giới/một-vài- ý-kiến-về-khái-niệm-và-bản-chất-pháp-lý-của-hôn-nhân/1434716096740482/

Trang 11

Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 có giải thích: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này” Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật

quy định, không vi phạm các trường hợp cấm thì hôn nhân mới được coi là hợppháp, cụ thể là không vi phạm điều kiện về độ tuổi, về ý chí, người kết hôn không bịmất năng lực hành vi dân sự hay không được kết hôn trong những trường hợp màpháp luật cấm kết hôn Điều đó có nghĩa là, chỉ khi tuân thủ các điều kiện kết hôn,thì cuộc hôn nhân mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan

nữ thanh niên tạo ra những thay đổi đáng kể trong quan niệm về tình yêu và hônnhân Vì vậy, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng có chiều hướng gia tăng.Việc nam nữ chung sống như vợ chồng thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau đã tạo

ra những hiệu ứng không tốt ảnh hưởng tới đời sống HN&GĐ

Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển cũng hình thành ở nhiều người tư tưởngđặt mục đích của đồng tiền lên trên hết Việc kết hôn mang nặng mục đích kinh tếxảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, phổbiến là với nam giới Hàn Quốc, Đài Loan với mong muốn có thể đổi đời sau khilấy chồng “Tây”, điều đó đang làm mờ nhạt đi chức năng của gia đình Những cuộchôn nhân chỉ vì mục đích kinh tế, không nhằm mục đích xây dựng gia đình chính làhành vi kết hôn giả tạo Vì thế, những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và tỉ lệ lyhôn ngày càng gia tăng Với những lý do, những mục đích khác nhau mà nhiềungười có thể coi nhẹ giá trị của gia đình, của hôn nhân, dẫn đến việc vi phạm nhữngquy định về hôn nhân hợp pháp là điều không thể tránh khỏi

 Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu

Pháp luật HN&GĐ nói chung, pháp luật về kết hôn nói riêng chịu sự tácđộng sâu sắc bởi phong tục, tập quán Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹpđược luật hóa thành những quy phạm, pháp luật điều chỉnh việc kết hôn như cácquy định về cấm kết hôn thể hiện việc gìn giữ thuần phong, mỹ tục của người Việt

Trang 12

Nam về việc tôn trọng trật tự, thứ bậc trong gia đình có ý nghĩa sâu sắc đối với việclưu giữ những giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam Cũng có những phongtục, tập quán lạc hậu còn được lưu giữ đến ngày nay, đặc biệt là ở các vùng dân tộcthiểu số gây ảnh hưởng trật tự xã hội, dẫn đến gia tăng việc kết hôn trái pháp luậtnhư tục “cướp vợ, bắt chồng” của người dân tộc H’Mông, tục tảo hôn, tập tục về

“hôn nhân cận huyết” Đây đều là những tập tục làm giảm tính thực thi của phápluật khi mà “phép vua thua hủ tục” Những quan niệm cổ hủ dường như đã ăn sâuvào trong nhận thức của người dân, do đó việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đểcho họ hiểu là rất khó để có kết quả Những cuộc hôn nhân trái pháp luật do ảnhhưởng của phong tục, tập quán lạc hậu là vấn đề nhức nhối ở nhiều vùng dân tộcthiểu số đang được xã hội quan tâm Vì vậy, để đảm bảo nâng cao hiệu quả thực thipháp luật, giảm thiểu tình trạng kết hôn trái pháp luật, góp phần xây dựng gia đìnhViệt Nam phồn thịnh thì cần phải loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu vềHN&GĐ khỏi đời sống xã hội

 Trình độ nhận thức kém, thiếu hiểu biết về hôn nhân gia đình

Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam với diện tích đồi núi chiếm ¾diện tích lãnh thổ Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, khó tránh khỏi sự chênhlệch về văn hóa và trình độ phát triển ở từng địa phương Trong khi ở các tỉnh đồngbằng, các thành phố lớn được tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông đạichúng, báo đài, mạng Internet về kiến thức hôn nhân gia đình thì ở những tỉnhmiền núi hẻo lảnh, các vùng cao do điều kiện vất chất thiếu thốn, trình độ dân trícòn thấp, ít được tiếp xúc với những nguồn thông tin nên kém hiểu biết về pháp luậthôn nhân gia đình Vấn đề cưới xin ở nhiều nơi hầu hết dựa vào phong tục, tập quán

từ xa xưa Có nhiều trường hợp người dân chỉ làm đám cưới ở bản làng chứ khôngđăng ký kết hôn Do không biết pháp luật quy đinh gì, điều kiện để được kết hônnhư thế nào nên ắt hẳn việc vi phạm quy định về điều kiện kết hôn là điều không thểtránh khỏi

Bên cạnh đó, nhiều gia đình Việt Nam vẫn còn có những suy nghĩ cổ hủ,muốn có con trai để nối dõi tông đường nên thường vi phạm nguyên tắc hôn nhânmột vợ một chồng Quan niệm “phải có con trai” đã ăn sâu, bén rễ trong nhiều thế

hệ gia đình Việt nên không dễ dàng thay đổi được Nhiều bi kịch gia đình xảy ra khi

vợ không đẻ được con trai, chồng quyết định lấy vợ hai, hay chính người vợ tổ chứccưới vợ bé cho chồng Trong những trường hợp này, người vợ dù không có lỗinhưng nhiều người đành chấp nhận cay đắng để gia đình không tan vỡ Chínhnhững suy nghĩ cổ hũ đó đã đẩy đến tình trạng kết hôn vi phạm điều cấm của pháp

Trang 13

luật là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật HN&GĐ bảo vệ.

 Hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là một xu thế toàn cầu, biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhaunhư liên kết tiểu khu vực, liên kết khu vực, liên kết liên châu lục, liên kết trên bìnhdiện song phương hoặc đa phương Hội nhập bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, từ đó mởrộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Hội nhập quốc tế giúp mở rộng thịtrường thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩytăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Hội nhập quốc tế cũng tác động khá mạnh

mẽ tới văn hóa truyền thống, tới các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hôn nhângia đình nói riêng Trong quá trình giao lưu, hội nhập đã tạo ra những xu thế mớitrong giới trẻ như: chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, kết hônđồng giới hay hôn nhân vi phạm chế độ một vợ một chồng Ở Việt Nam không thừanhận những quan hệ hôn nhân nói trên nhưng tại một số quốc gia trên thế giới thìđiều đó lại được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Do đó, hội nhập quốc tế đặt ra nhiềuthách thức và đi kèm theo đó cũng có nhiều điểm bất lợi Một trong những điểm bấtlợi đó chính là do ảnh hưởng tư tưởng của một số quốc gia khác mà dẫn đến việc viphạm điều kiện về kết hôn

Hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật

 Hậu quả về mặt pháp lý

Trước hết, xét về mặt pháp lý thì kết hôn trái pháp luật xâm phạm đến quyền

và lợi ích chính đáng của công dân Mỗi người dân đều có nhu cầu hạnh phúc chomình, được pháp luật bảo vệ, vậy mà hành vi kết hôn trái pháp luật đã đẩy họ vàotình trạng quyền và lợi ích bị xâm phạm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Quyềnlợi đó có thể về nhân thân, tài sản hay con cái Những người kết hôn trái pháp luật

sẽ không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích như trong trường hợp kết hôn hợppháp Những hành vi kết hôn trái pháp luật còn vi phạm những quy định của phápluật liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, thậm chí có thể phạm vào một số tội được quyđịnh trong Bộ luật Hình sự như tội Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước cũng ảnh hưởngnghiêm trọng Những cuộc hôn nhân không hợp pháp, kết hôn không có đăng ký kếthôn khiến cho các cơ quan Nhà nước khó có thể nắm bắt vấn đề liên quan đến hộtịch, khai sinh hay giải quyết những tranh chấp khác

 Hậu quả về mặt xã hội

Trang 14

Quan hệ hôn nhân vốn là một quan hệ xã hội, chính vì vậy, những hành vikết hôn trái pháp luật dẫn đến những cuộc hôn nhân bất hợp pháp không chỉ gây ranhững hậu quả về mặt pháp lý mà còn ảnh hưởng đến xã hội một cách nặng nề Kếthôn trái pháp luật vi phạm điều kiện kết hôn – là nền tảng cơ bản để xây dựng nênmột gia đình hạnh phúc Không phải ngẫu nhiên các nhà làm luật lại nêu ra nhữngđiều kiện kết hôn đó, mà đó chính là cả một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu qua thựctiễn Kết hôn trái pháp luật không thể tạo ra những gia đình hạnh phúc, lành mạnh,gây ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục – nét đẹp truyền thống trong gia đình ViệtNam từ ngàn đời nay, đồng thời nó còn làm suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đếnchất lượng dân số và sự phát triển bền vững của đất nước Tình trạng tảo hôn và hônnhân cận huyết ở các tỉnh miền núi đã gióng lên những hồi chuông báo động cầnphải ngăn chặn kịp thời Việc trẻ em được sinh ra từ những ông bố, bà mẹ có tuổiđời còn quá trẻ hay có cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời có thểkhi sinh con ra mắc các bệnh về máu, dị tật bẩm sinh là gánh nặng cho nền kinh

tế Đất nước ta còn nghèo nên việc giải quyết các vấn đề về phúc lợi và an sinh xãhôi gặp không ít khó khăn Vì thế, để đảm bảo cho sự phát triển chung của xã hội,một gia đình được hình thành và tồn tại để thực hiện tốt những chức năng của nóphải được xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai bên nam nữ, sự yêu thương, gắn kết

và tự nguyện chung sống và phải được pháp luật thừa nhận, bảo vệ Có như thế mớitạo được nền tảng gia đình vững chắc, xã hội mới phát triển bởi gia đình là tế bàocủa xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt

Pháp luật Việt Nam về kết hôn trái pháp luật qua từng giai đoạn phát triển

Những quy định về kết hôn trái pháp luật trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

 Quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ phong kiến

Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam không thể không nhắc đến sự đóng góp

to lớn của hai bộ Quốc triều Hình Luật (QTHL) hay còn gọi Luật Hồng Đức vàHoàng Việt Luật Lệ (HVLL), còn gọi là Luật Gia Long Đó là những chuẩn mựcpháp lý được vua chúa đặt ra trong thời kỳ phong kiến nhằm điều chỉnh những mốiquan hệ cả về hình sự, dân sự phát sinh trong đời sống xã hội Cả hai bộ luật nàyđều có những điểm tương đồng trong các quy định về điều kiện kết hôn QTHL vàHVLL đều quy định việc kết hôn phải có sự ưng thuận của cha mẹ hoặc các bậc tônthuộc Do đó, nếu như việc kết hôn mà không có sự ưng thuận của cha mẹ hoặc cácbậc tôn thuộc hay vi phạm điều cấm thì đó chính là kết hôn trái pháp luật QTHL

Trang 15

quy định cấm kết hôn trong thời kỳ tang chế, cấm kết hôn khi cha mẹ bị giam cầm

tù tội (Điều 317 - 318) Bên cạnh đó các quy định về điều cấm kết hôn còn thể hiện

rõ việc bảo vệ các giá trị truyền thống, đạo đức của người Việt Nam, đó là: cấm lấy

cô, dì, chị, em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ, người thân thích), cấm lấy vợ củaanh, em, của thầy học đã chết (Điều 324) QTHL còn quy định cấm các quan vàthuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ (Điều 323) Ngoài những điểm tươngđồng trong quy định về điều kiện kết hôn so với QTHL, HVLL còn quy định vềviệc cấm lừa dối trong hôn nhân

Trong thời kỳ này, nếu nam nữ kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn thì đó làkết hôn trái pháp luật và bị xử lý rất nặng, có thể xử phạt bằng trượng, xử biếm, xửđồ Như vậy, việc bảo vệ các giá trị đạo đức, phong tục, tập quán trong lĩnh vựcHN&GĐ cũng như trật tự đẳng cấp xã hội trong thời kỳ này được đề cao

 Quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật Việt Nam thời kỳ Phápthuộc

Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp áp dụng chính sách “chia để trị”nên đã chia cắt nước ta thành ba miền Bắc, Trung, Nam Theo đó, tại mỗi miềnchúng lại đặt ra những chính sách cai trị khác nhau Tương ứng với hoàn cảnh lịch

sử lúc đó là sự ra đời của ba Bộ luật điều chỉnh về vấn đề dân sự, HN&GĐ Đó là

Bộ Dân luật Bắc Kỳ (DLBK) năm 1931 áp dụng tại miền Bắc, Bộ Dân luật Trung

Kỳ năm 1936 áp dụng tại miền Trung và Bộ Dân luật Giản Yếu Nam Kỳ (DLGY)

áp dụng tại miền Nam

Theo quy định tại Bộ DLBK và DLTK thì có một điểm chung là đều quyđịnh tuổi kết hôn của nam là đầy mười tám tuổi và nữ là đầy mười lăm tuổi Trongkhi đó, Bộ DLGY lại quy định tuổi kết hôn của nữ ít nhất là đầy mười bốn tuổi,nam ít nhất là đầy mười sáu tuổi Như vậy, so với thời kỳ phong kiến, tuổi kết hôntheo pháp luật thời kỳ Pháp thuộc đã có những chuyển biến nhất định, tuổi kết hôndần được tăng lên là dấu hiệu thể hiện điểm tiến bộ đáng kể trong việc điều chỉnhpháp luật về kết hôn hướng tới việc bảo vệ quyền tự do kết hôn đối với mỗi cá nhân.Tiếp nhận những giá trị trong cổ luật Việt Nam thì cả ba Bộ luật đều quy định việckết hôn phải có sự ưng thuận của cha mẹ Tuy nhiên nếu có lý do chính đáng, cáctỉnh trưởng có quyền miễn cho các người con thành niên khỏi phải có sự ưng thuậncủa cha mẹ (Bộ DLBK và Bộ DLTK quy định điều này) Bộ DLGY có điểm tiến bộvượt xa so với quy định của pháp luật phong kiến khi trao cho người kết hôn quyềnđược phép ưng thuận Bộ DLBK và DLTK quy định điều kiện khi cưới là khôngđược mắc bệnh điên cuồng hoặc vô tri thức, nếu không giá thú vô hiệu (Điều 84)

Trang 16

“Khi một bên vì lầm hay bị cưỡng ép thì có thể tố cáo được” (Điều 86 DLBK) Điều

đó thể hiện sự quan tâm đến quyền của cá nhân dần dần được thừa nhận và bảo vệ

Quy đinh về điều cấm nhằm bảo vệ trật tự đẳng cấp của thời kỳ phong kiếnđược loại bỏ Việc xử lý vi phạm các điều kiện kết hôn không còn quy định hìnhphạt như trong pháp luật phong kiến nữa mà tùy từng trường hợp vi phạm thì có thểcoi hôn nhân là vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối

Như vậy, quy định của pháp luật thời kỳ này về kết hôn trái pháp luật nóiriêng và chế độ HN&GĐ nói chung là công cụ pháp lý của Nhà nước thực dânphong kiến ban hành dựa trên những phong tục tập quán của xã hội phong kiến ViệtNam và phỏng theo Bộ dân luật Pháp (1804) với quan điểm thuần túy coi các quan

hệ HN&GĐ là một chế định do dân luật điều chỉnh

Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975

 Quy định về kết hôn trái pháp luật từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đếnnăm 1954

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một mốc quan trọngtrong lịch sử dân tộc, nước Việt Nam dân chủ ra đời Trong những năm đầu (1945 –1950), Nhà nước ta quy định vẫn cho phép vận dụng những quy định trong phápluật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước Việt Namdân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động (theo Sắc lệnh số 90 – SL ngày10/10/1945 của Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa) Năm 1946, bản Hiếnpháp đầu tiên của Nhà nước độc lập được ban hành, đánh dấu một bước ngoặt mớitrong lịch sử lập pháp của Nhà nước Việt Nam Bản Hiến pháp là cơ sở pháp lýquan trọng để Nhà nước ta ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh những quan

hệ xã hội, trong đó có lĩnh vực HN&GĐ Năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành haiSắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, đó là: Sắc lệnh số 97 – SL ngày22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159 –

SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn Sắc lệnh số 97 – SL đã có nhữngtiến bộ vượt bậc về điều kiện kết hôn như xóa bỏ việc cấm kết hôn trong thời kỳ cótang (Điều 3) và cho phép người kết hôn được tự nguyện kết hôn không cần có sự

băng lòng của cha mẹ “Người con đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới được kết hôn” (Điều 2) Với quy định này, bước đầu đã tạo ra những

hiệu ứng vô cùng tích cực cho việc xây dựng đời sống HN&GĐ mới, tạo nền tảngtiến tới xây dựng một đạo luật hoàn chỉnh điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ

 Quy định về kết hôn trái pháp luật từ năm 1954 đến năm 1975

Trang 17

Mặc dù Cách mạng tháng Tám đã thành công, tuy nhiên trên thực tế hòa bìnhmới chỉ được lập lại ở miền Bắc Việt Nam, miền Nam vẫn chịu sự áp bức, bóc lộtcủa đế quốc Mỹ, Việt Nam vẫn chia cắt hai miền Do đây là giai đoạn khá đặc thù,tình hình xã hội đòi hỏi cần phải xóa bỏ triệt để những tàn tích lạc hậu của chế độHN&GĐ phong kiến, xây dựng chế độ HN&GĐ xã hội chủ nghĩa Luật HN&GĐnăm 1959 ra đời đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình xã hội bấy giờ Luật nàyghi nhận quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng nam nữ trong đời sống HN&GĐ.

Theo đó, Luật này quy định về điều kiện kết hôn như sau: “Con gái từ 18 tuổi trở

lê, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn” (Điều 6) Đồng thời, ghi nhận sự tự

nguyện kết hôn cho hai bên nam nữ (Điều 4) Quy định về điều cấm kết hôn, LuậtHN&GĐ năm 1959 cấm các hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự

do (Điều 3), cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác (Điều 5), cấmkết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa cha mẹ nuôi với connuôi, giữa anh chị em ruột, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ kháccha với nhau (Điều 9) Luật còn quy định cấm kết hôn với những người bất lựchoàn toàn về sinh lý, mắc một trong các bênh hủi, hoa liễu, loạn óc mà chưa chữakhỏi (Điều 10) Mặc dù, pháp luật HN&GĐ thời bấy giờ chưa quy định thế nào làkết hôn trái pháp luật, tuy nhiên, căn cứ vào các điều kiện kết hôn ta có thể hiểu viphạm các điều kiện về kết hôn hoặc kết hôn vi phạm điều cấm chính là kết hôn tráipháp luật trong thời bấy giờ

Tuy nhiên, ở miền Nam lại có hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh quan hệHN&GĐ, từ năm 1954 đến năm 1975, pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐtập trung trong ba văn bản pháp luật là: Luật Gia đình năm 1959, Sắc lệnh số 15/64

và Bộ dân luật năm 1972 Luật Gia đình năm 1959 quy định độ tuổi kết hôn là nữ từ

đủ 15 tuổi và nam từ đủ 18 tuổi (Điều 6) Bộ dân luật năm 1972 và Sắc lệnh số15/64 đều quy định độ tuổi kết hôn của nữ là từ đủ 16 tuổi và nam là từ đủ 18 tuổi

Về sự tự nguyện trong việc kết hôn, cả ba bộ luật này đều ghi nhận hôn nhân chỉ cógiá trị khi có sự ưng thuận của người kết hôn Các quy định về cấm kết hôn được

mở rộng hơn so với Bộ dân luật thời Pháp thuộc Theo Bộ dân luật năm 1972,những người không có mối liên hệ về huyết thống nhưng vì lý do đạo đức, họ vẫn bịcấm kết hôn, cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi cũng như với ti thuộc trực

hệ của người này, giữa cha mẹ nuôi với người phối ngẫu của người con nuôi, giữanhững người con nuôi với con của người đứng nuôi (Điều 111), tuy nhiên nếu có lý

do trọng đại thì nguyên thủ quốc gia có thể đặc cách cho phép kết hôn trong một sốtrường hợp Bộ dân luật năm 1972 còn quy định người đàn bà ly hôn chỉ có thể táigiá sau khi hết hạn 300 ngày kể từ ngày có án ly hôn (Điều 107) Quy định này là

Trang 18

giải pháp hạn chế tranh chấp trong việc xác định cha cho con Pháp luật thời kỳ nàyquy định trường hợp kết hôn vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hônthì hôn nhân bị coi là vô hiệu.

Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước(30/4/1975), cả nước thống nhất, đất nước ta bước sang giai đoạn mới, giai đoạnphát triển đất nước Quá trình thực hiện Luật HN&GĐ năm 1959 đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, góp phần loại bỏ những tàn tích lạc hậu của chế độ HN&GĐphong kiến, tuy nhiên việc áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 không còn phù hợpvới tình hình xã hội bây giờ Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định củaLuật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 được ra đời đã khắc phục đượcnhững hạn chế không còn phù hợp của luật cũ, thay thế bằng những quy định mớitheo hướng chặt chẽ và hoàn thiện hơn

Các quy định về điều kiện kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 1986 về cơ bảnvẫn giống như Luật HN&GĐ năm 1959 nhưng có những sửa đổi phù hợp hơn Diệncấm kết hôn được quy định theo hướng thu hẹp hơn Nhận thức được bản chất củaviệc kết hôn và vấn đề sinh lý, bệnh tật không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đìnhnên Luật HN&GĐ năm 1986 không còn cấm kết hôn đối với người bất lực hoàntoàn về tâm lý hay người mắc bệnh hủi nữa Điều đó hướng đến một suy nghĩ tích

hơn hơn trong xã hội, làm cho những người bệnh hay bị bất lực về sinh lý có thểhòa nhập hơn với xã hội, có mưu cầu hạnh phúc riêng của mình trong hôn nhân.Đây cũng là một bước tiến tuy nhỏ nhưng quan trọng trong việc đảm bảo được nhânquyền Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của chế độ xã hội qua từng thời kỳ, cộngvới Hội nhập quốc tế sâu rộng thì sau hơn 10 năm áp dụng, Luật HN&GĐ năm

1986 đã bộc lộ những điểm không phù hợp với tình hình xã hội thời bấy giờ Trongbối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đã được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7thông qua vào ngày 9/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001 thay thế Luật HN&GĐnăm 1986 Luật HN&GĐ năm 2000 đã một bước phát triển vượt bậc so với LuậtHN&GĐ năm 1986, đã nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối vớiHN&GĐ nhằm bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của những người có liên quan, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.Các quy định về điều kiện kết hôn và điều cấm kết hôn về cơ bản vẫn xây dựng dựatrên tinh thần một số điều của Luật HN&GĐ năm 1986, tuy nhiên được sắp xếpkhoa học hơn và phù hợp hơn với tình hình xã hội hiện tại Theo đó, Luật HN&GĐ

Trang 19

năm 2000 vẫn quy định độ tuổi kết hôn là nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổitrở lên Đối với trường hợp người bị mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhậnthức hành vi của mình, Luật HN&GĐ năm 2000 đã thay đổi nội dung và quy địnhtheo hướng mở rộng hơn, đó là những người bị mất năng lực hành vi dân sự thì cấmkết hôn, mắc bệnh hoa liễu cũng không còn là điều cấm kết hôn nữa Tuy nhiên, vìtôn trọng giá trị đạo đức, Luật còn cấm kết hôn với những người đã từng là cha mẹnuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêngcủa vợ, mẹ kế với con riêng của chồng Đặc biệt là quy định mới mẻ về việc cấmkết hôn giữa những người cùng giới tính Dưới khía cạnh xã hội, việc xác lập quan

hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính không phù hợp với đạo đức, phongtục tập quán của người Việt Nam Pháp luật xuất phát từ cuộc sống, con người thìkhông thể đi trái với quy luật của tự nhiên được, trên cơ sở đó Luật HN&GĐ năm

2000 đã quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính Tuy nhiên, vài nămgần đây chuyện hôn nhân đồng giới lại nóng lên với nhiều quan điểm trái chiều, khitrên thế giới đã có những quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận hôn nhân đồng giới

Vì thế bảo vệ quyền của người “đồng tính”, “song tính”, “chuyển giới” (viết tắt làLGBT6) trở thành những vấn đề hết sức nhạy cảm

Hiến pháp năm 2013 được ban hành thể hiện nhiều nội dung mang tính độtphá trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người cũng như tiếp tục khẳng địnhtầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển chung của xã hội Cùng với đó,Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời với những quy định chặt chẽ hơn thay thế LuậtHN&GĐ năm 2000 Quy định về kết hôn trái pháp luật trong Luật HN&GĐ năm

2014 được phân tích cụ thể trong Chương 2 của luận văn Có thể nói, Luật HN&GĐnăm 2014 đã có những bước tiến mạnh mẽ mang tính đột phá và chú trọng hơn đếnquyền tự do của con người, thể hiện được tinh thần của Hiến pháp nước cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6 LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới

Trang 20

1.4 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

1.4.1 Kết hôn vi phạm độ tuổi kết hôn

Độ tuổi là một trong những điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật

HN&GĐ Việt Nam năm 2014 với nội dung như sau: “Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” Đây là tuổi tối thiểu cho phép nam nữ kết hôn Khi đến tuổi luật định, nam

nữ kết hôn vào tuổi nào là tùy theo hoàn cảnh công tác, điều kiện sinh hoạt và sởthích của mỗi người

Luật HN&GĐ quy định tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lýcủa con người, căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hôi ở nước ta Một trong nhữngchức năng của gia đình đó là chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nòigiống Theo kết quả nghiên cứu của nền y học hiện đại thì nam, nữ phải ở một độtuổi nhất định thì con sinh ra mới được khỏe mạnh, nòi giống mới phát triển lạnhmạnh, đó là ở độ tuổi nam từ 18 tuổi trở lên, nữ từ khoảng 17 tuổi trở lên Đồng thờicăn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, khi nam nữ đạt tuổi trưởngthành sẽ có những suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hôn của mình

Đó là một trong những yếu tố đảm bảo cho quan hệ hôn nhân có thể tồn tại bềnvững Do đó, Luật HN&GĐ quy định độ tuổi kết hôn cho cả nam và nữ là thể hiện

sự quan tâm của Nhà nước đối với sức khỏe của nam nữ, đảm bảo cho nam nữ cóthể đảm đương được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ và con cáisinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ, tạo điều kiện cho việc xây dựng giađình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số

01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định

tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủhai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng,năm sinh.Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện nhưsau: a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thìtháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; b) Nếu xác định được nămsinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định

Trang 21

là ngày mùng một của tháng sinh Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X Tại thời điểmđăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015),như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân

08-và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện vềtuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn tăng hơn so với LuậtHN&GĐ năm 2000 và so với hơn 50 năm trước, khi mà Luật HN&GĐ năm 1959

có hiệu lực pháp luật (13/01/1960) thì đều giữ độ tuổi kết hôn ở nam là từ 20 tuổi,

nữ từ 18 tuổi, nghĩa là nam chỉ cần bước sang tuổi 20 (19 tuổi 1 ngày), nữ bướcsang tuổi 18 (17 tuổi 1 ngày) Đây là một bước tiến trong pháp luật hôn nhân giađình Việt Nam bởi sự đột phá, dám bước qua những quy định được áp dụng hơn 50năm tại Việt Nam đã được thực hiện như một tập quán, mục đích muốn nam nữ cóthể trưởng thành hơn, suy nghĩ chín chắn hơn để bước vào cuộc sống hôn nhân,nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc trong xã hội hiện nay

So sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, quy định về tuổi kết hôntheo Luật HN&GĐ Việt Nam có những điểm khác biệt nhất định Hầu hết các nướcphương Tây quy định tuổi kết hôn của nam và nữ thấp hơn so với Việt Nam Daođộng trung bình ở khoảng cách hai tuổi, nữ 16 tuổi và nam 18 tuổi được phép kếthôn nếu được sự đồng ý của cha mẹ hoặc Tòa án như Đức, Hy Lạp, Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha, Anh Một số nước cho phép người chưa thành niên kết hôn nhưngcần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp như Nhật Bản,Campuchia, Liên bang Nga và hầu hết các bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Đặcbiệt, có nước quy định tuổi kết hôn theo nguyên tắc chỉ có người thành niên7 mớiđược kết hôn Ví dụ như Luật Hôn nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy địnhtuổi kết hôn của nam là từ đủ 22 tuổi và nữ từ đủ 20 tuổi Như vậy, quy định về tuổikết hôn trong pháp luật của mỗi quốc gia đều xuất pháp từ tình hình thực tế của mỗiquốc gia, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia đó

Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam được xây dựngdựa trên các cơ sở khoa học có tính đến phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống,văn hóa của người Việt Ngày nay xã hội đã có những bước phát triển lớn, cáchnhìn nhận của con người về hôn nhân gia đình đã đúng đắn hơn rất nhiều, hiện

7 Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau: nhiều nước quy định từ 18 – 24 tuổi hoặc 15 – 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 – 30 tuổi, theo: Từ điển Wikipedia, nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8B_th%C3%A0nh_ni%C3%AAn

Ngày đăng: 04/05/2018, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w