Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, con người đã có những thành công nhất định trong các ngành k
Trang 1Đại Học Thái Nguyên Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thái Nguyên
- -BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài : Nghiên cứu sơ đồ & nguyên lý hoạt động của máy mài
tròn vạn năng Liên Xô 3A12
Sinh Viên Thực Hiện : Đặng Văn Kiên
Mã Sinh Viên : DTU151ND110015
Trang 2- -BÁO CÁO KẾT QUẢ
Trang 3Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay cùng với
sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, con người đã có những thành công nhất định trong các ngành kỹ thuật nói chung và cơ khí, luyện kim, khai thác khoáng sản,…nói riêng – Các máy móc thiết bị ra đời ngày càng cải thiện điều kiện lao động cửa con người trong những công việc nguy hiểm, nặng nhọc, trong môi trường độc hại
Nhiệm vụ của một sinh viên trường Cao Đẳng Kinh Tế-Kỹ Thuật trước khi ra trường phải hoàn thành báo cáo thực tập của riêng mình Với bài báo cáo này giúp cho mỗi sinh viên chúng ta củng cố lại kiến thức đã học và tiếp cận nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể trong ngành nghề đã chọn, đã học, cũng là làm quen với những
sơ đồ mạch điện và cách vận hành máy thực tế nhất
Nhiệm vụ của em là Nghiên cứu mạch điện máy mài tròn vạn năng 3A12 Liên Xô cũ.
Sau gần 2 tháng nỗ lực nghiên cứu, làm việc của bản thân và nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Anh Trang và công ty thực tập, nay em đã hoàn thành Báo Cáo Thực Tập của mình
Vì thời gian có hạn, tài liệu tham khảo không nhiều và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý các thầy cô Sau cùng, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, đặc biệt em xin thành thật cảm ơn thầy Trần Anh Trang đã tận tình chỉ dạy cho em trong quá trình hoàn thành bài Báo Cáo Thực Tậpnày
Em xin thành thật cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên thực hiện
Kiên Đặng Văn Kiên
Trang 4
LỜI CẢM ƠN……… GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP……….
TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
I Khái Niệm Chung
II Cấu tạo chung của máy mài tròn vạn năng
III Sơ đồ chuyển động của máy mài tròn vạn năng
IV Đặc điểm công nghệ
4.1 Máy mài tròn
4.2 Máy mài phẳng
4.3 Đặc điểm phương pháp mài tròn
V Các đặc điểm về truyền động điện và trang bị máy mài
5.1 Truyền động chính
5.2 Truyền động ăn dao
5.3 Truyền động phụ
5.4 Đặc tính cơ bản của máy mài
VI Giới thiệu sơ đồ mạch điện máy mài tròn vạn năng 3A12
VII Hình vẽ & ký hiệu trong hình vẽ
7.1 Hình vẽ sơ đồ mạch điệî
7.2 Ký hiệu trong hình vẽ
VIII Nguyên lý Làm Việc
IX Liên động & Bảo vệ mạch điệî của máy
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐHTN
Trang 5Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là trường thành viên của Đại học Thái Nguyên Trường được thành lập năm 2005 theo Quyết định số 4507/QĐ-
BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở phân công lại nhiệm
vụ các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên Tiền thân trường là Trường Công nhân cơ điện Việt Bắc được thành lập năm 1974
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là một trường đào tạo đa ngành, đa cấp Nhiệm vụ của trường là: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹthuật Nông - Lâm, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Giao thông và Đào tạo nghề Songsong với đào tạo trường có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc
Học sinh, sinh viên của trường tốt nghiệp tùy theo từng bậc học được cấp bằng: Cao đẳng chuyên nghiệp, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, được cấp chứng chỉ với các trường hợp đào tạo ngắn hạn Đối với những, sinh viên có nhu cầu tiếp tục học đại học, một thuận lợi cơ bản là chương trình đào tạo của trường đã được xây dựng đảm bảo tính liên thông trong các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao Nhà trường xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tính cựcnghiên cứu mở rộng ngành, nghề nhằm đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cóchất lượng cao cho xã hội
Hiện trường đang đào tạo 32 ngành, nghề bao gồm: Cao đẳng chuyên nghiệp 14ngành: Kế toán, QTKD, Tài chính- Ngân hàng, Kinh tế xây dựng, Kế toán - Kiểm toán, Trồng trọt, Thú y, Quản lý đất đai, Quản lý môi trường, Cơ khí, Điện, Công nghệ thông tin, Xây dựng cầu đường, Xây dựng dân dụng - công nghiệp Nhà trường đã tổ chức đào tạo cho hệ này theo hệ thống tín chỉ Trung cấp chuyên nghiệp 11 ngành: Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Cơ khí, Điện, Xây dựng Cầu đường, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Thú y, Quản lý Đất đai, Quản lý môi trường, Trồng trọt Cao đẳng nghề 9 nghề: Hàn, Công nghệ ô
tô, Cắt gọt kim loại, Điện công nghiệp, Lắp ráp và sửa chữa máy tính, Nguội sửa chữa máy công cụ, Kế toán doanh nghiệp, Điện dân dụng, Thú y Trung cấp nghề 9
Trang 6nghề: Điện công nghiệp, Nguội sửa chữa thiết bị, Hàn, Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tô, Điện dân dụng, Sửa chữa và lắp giáp máy tính, Kế toán, Thú y.
Đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường 287 người trong đó có: 02 PGS.TS; 10 Tiến sỹ; 120 Thạc sỹ; 60 giảng viên đang học cao học,20 nghiên cứu sinh, còn lại đều có trình độ tốt nghiệp đại học Cơ sở vật chất của trường được quy hoạch trên diện tích 24,5 ha, gồm 1145m2 nhà làm việc; 40 phòng học lý thuyết với diện tích 4706m2; 08 xưởng thực tập với diện tích 3294m2, 08 phòng thí nghiệm với diện tích 450m2 với hệ thống máy móc thiết bị, phương tiện dạy học tiên tiến, hiện đại;
có 04 nhà Ký túc xá 05 tầng với sức chứa 2500 HSSV, nhà ăn khang trang, sạch đẹp với khả năng phục vụ 1000 suất ăn/ lượt Hiện trường đang trong giai đoạn xâydựng cơ bản với nhiều hạng mục bao gồm: giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, khu vực làm việc và khu vui chơi giải trí hiện đại
Với những thành tích nổi bật trường đã được nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương lao động, cờ thi đua và nhiều bằng khen Năm 1985: Huân chương Lao động hạng ba; Năm 1990: Huân chương Lao động hạng nhì; Năm 2005: Huân chương Lao động hạng nhất; Năm 2010 nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT Đã hoànthành báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng và tổ chức đánh giá xong ở
cấp Đại học vùng đạt yêu cầu
Lịch sử hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là một trường thành viên của Đại học Thái Nguyên, được thành lập vào ngày 18/8/2005 theo quyết định số 4507/QĐ-
BGD&DT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Tính đến năm 2016, trường đã có lịch sử
42 năm với nhiều giai đoạn và tên gọi khác nhau:
- Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện miền núi Việt Bắc
- Trường Công nhân Cơ điện Việt Bắc
- Trường Công nhân kỹ thuật
- Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên
Ở mỗi chặng đường lịch sử đó, Nhà trường đều được ghi dấu bằng những mốc son đáng tự hào
Trang 7CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1- Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện miền núi Việt Bắc (01/1974 - 5/1976)
Ngày 19/01/1974 Ủy ban Hành chính khu Tự trị Việt Bắc ra Quyết định số 049/QĐ–UB thành lập Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện miền núi Việt Bắc Trường
có nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật đạt trình độ bậc thợ 3/7, gồm các nghề cơ
và điện; Thời gian đào tạo 36 tháng; Đối tượng tuyển sinh là con em các dân tộc của 7 tỉnh miền núi phía Bắc đã tốt nghiệp cấp II trở lên; Chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm là 200
Địa điểm xây dựng trường tại khu Gò Quánh, thôn Hò Huyên, xã Thịnh Đán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái Diện tích xây dựng Trường được cấp là 8 ha
Ban Giám hiệu gồm đ/c Hoàng Cao Minh – Phó Chủ tịch Tỉnh Hà Giang được
bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng; đ/c Trần Trung Lương – Chủ tịch UBND huyện Định Hóa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng, năm 1979 đ/c Nguyễn văn Trùy - Cán bộ của Tổng cục dạy nghề được bổ nhiệm Phó Hiệu
trưởng
Đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên thời gian đầu thành lập Trường gồm
có 26 người trong đó: Đại học 5, Giáo viên dạy nghề 11, thợ bậc cao 2, lái xe 2, nhân viên phục vụ 6 (số liệu vào thời điểm tháng 12/1974)
Khóa 1 được tổ chức khai giảng vào ngày 20/11/1975 với 150 học sinh đã tốt nghiệp cấp II Quá trình giảng dạy được tiến hành theo 2 giai đoạn: giai đoạn một dạy bổ túc văn hóa cấp 3, giai đoạn hai tổ chức dạy nghề Tháng 8/1976, trường tiếp tục tuyển bổ sung học sinh tốt nghiệp cấp 3 đề đảm bảo số lượng khóa I là 200học sinh
2- Trường Công nhân Cơ điện Việt Bắc (6/1976 - 10/1995)
Tháng 6/1976 sau khi Khu tự trị Việt Bắc giải thể, Trường Công nhân Kỹ thuật
Cơ điện miền núi Việt Bắc được chuyển giao về Tổng cục Dạy nghề quản lý và đổitên thành Trường Công nhân Cơ điện Việt Bắc
Trang 8Ban Giám hiệu: Năm 1980 đ/c Nguyễn Văn Trùy được bổ nhiệm Hiệu trưởng, đồng chí Nguyễn Thanh Vượng được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng; Năm 1983 đồng chí Dương Chí Khuầy được bổ nhiện làm Phó Hiệu trưởng; Năm 1984 đồng chí Nguyễn Kính Thọ được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên giai đoạn này là 130 người, trong đó
Kỹ sư 16; giáo viên dạy nghề 46; Trung cấp 12; thợ bậc cao 11; nhân viên phục vụ
45 Cơ cấu tổ chức gồm: 8 phòng chức năng và 6 Ban chuyên môn
Là trường công nhân kỹ thuật duy nhất cùng với 4 trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật trong toàn quốc trực thuộc Tổng cục dạy nghề, chất lương đào tạo của
Trường luôn thuộc tốp đầu trong toàn quốc Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt phát triển mạnh Nhiều tập thể phòng, ban nhiều năm liền đạt danh hiệu tổ đội lao động XHCN, nhiều tập thể học sinh đạt danh hiệu tập thể học sinh XHCN Tháng 10/1985, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, Trường được đón
nhận Huân chương Lao động Hạng Ba Tháng 10 năm 1990 nhân kỷ niệm 15 năm thành lập trường, Trường được đón nhận Huân chương lao động hạng hai.
Năm 1992 Trường Công nhân Cơ điện Việt Bắc được chuyển về quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm 1992 đ/c Dương Chí Khuầy được bổ nhiệm Hiệu trưởng, đ/c Nguyễn Kính Thọ - Phó Hiệu trưởng; Năm 1994 đ/c Hoàng Cao Sử được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng
Năm 1992 triển khai thực hiện Nghị định 176-HĐBT của Chính phủ về giảm biên, biên chế bộ máy của trường được thu hẹp lại từ 130 xuống còn 90
Trong giai đoạn này, để tạo thuận lợi cho người học và hỗ trợ cho các địa
phương về dạy nghề, Trường đã mở nhiều lớp dạy nghề đặt tại các địa phương như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, qua đó nâng cao
uy tín của Nhà trường với các tỉnh
Năm 1994 thực hiện chủ chương xây dựng Đại học vùng, Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) được thành lập Trường Công nhân Cơ điện Việt Bắc được chuyển về dưới sự quản lý của Đại học Thái Nguyên Tháng 11/1995 trường đổi tên
thành Trường Công nhân Kỹ thuật thuộc ĐHTN
Trang 93- Trường Công nhân Kỹ thuật (11/1995 - 8/2005)
Trường Công nhân Kỹ thuật có nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật 13 nghề bậc3/7 bao gồm các nghề: Cắt gọt kim loại, Điện, Động lực, Hàn, Gò, Rèn, xây lắp điện, Cấp thoát nước, Nguội sữa chữa,
Ban Giám hiệu: Năm 2001 đ/c Đặng Xuân Ngọc được bổ nhiệm làm Hiệu
trưởng, năm 2002 đ/c Tạ Xuân Chiến được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng, năm
2003 đ/c Trương Đại Đức được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Nhà trường giai đoạn này có 86 người 100% giáo viên có trình độ đại học, trong đó có 8 thạc sĩ
Với những thành tích sau 30 năm xây dựng và phát triển, năm 2005 Trường Công nhân Kỹ thuật đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất
Việc tồn tại một trường dạy nghề riêng trong Đại học Thái Nguyên đã bộc lộ nhiều bất cập, cả trong công tác điều hành quản lý, cũng như trong việc tổ chức những hoạt động, sinh hoạt chung, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên môn Từ thực trạng như vậy, ĐHTN đã xây dựng Đề án thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại công tác đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề của các trường, đơn vị thành viên trong ĐHTN
Ngày 18/8/2005 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số
4507/QĐ-BGD&ĐT thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN
4- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (8/2005 - nay)
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật được thành lập vào ngày 18/8/2005 theo Quyết định số 4507/QĐ-BGD&ĐT Trường được sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ của Trường công nhân Kỹ thuật Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ cao đẳng và thấp hơn về lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và đào tạo nghề Ngoài ra Nhà trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi phía bắc
Trang 10BAN GIÁM HIỆU:
Từ 2005 đến 2008
Hiệu trưởng: ThS Đặng Xuân Ngọc
Hiệu phó: TS Nguyễn Đình Mãn; ThS Trương Đại Đức; ThS Đặng Văn Doanh.
Từ 2008 đến 2017
Hiệu trưởng: NGƯT PGS.TS Nguyễn Đình Mãn
Hiệu phó: TS Ngô Cường; TS Trương Đại Đức; TS Ngô Xuân Hoàng.
Tháng 6/2015
TS Trương Đại Đức về nghỉ chế độ hưu trí
TS Nguyễn Duy Lam được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng.
Từ 2017 đến nay:
TS Ngô Xuân Hoàng được bổ nghiệm thành Hiệu trưởng.
Giai đoạn 2005 - 2010: Năm 2005, Nhà trường có 86 CBVC của Trường Công nhân kỹ thuật cộng với 9 cán bộ của các trường Đại học thành viên được điều chuyển về (Trường Đại học Nông lâm: điều chuyển về 3 người, Trường Đại học Kinh tế và QTKD, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp: mỗi trường điều chuyển
về 3 người) Sau 5 năm phấn đấu, năm 2010 Nhà trường đã có 250 CBVC gồm
178 CBGD (kể cả kiêm nhiệm), trong đó có 1PGS, 5TS, 55 Th.S, 5 NCS và 60 họcviên cao học Năm học 2009 - 2010 Nhà trưòng triển khai đào tạo 12 ngành hệ CĐCN, 6 ngành TCCN và 6 nghề cho hệ CĐN và TCN
Giai đoạn 2011- nay: Tính đến thời điểm tháng 6/2016, Nhà trường có 242
CBVC Số CBGD là 183 (kể cả kiêm nhiệm), trong đó có 2 PGS, 11TS,140 Th.S,
Trang 1121 NCS và 14 học viên cao học Năm học 2016 - 2017 Nhà trường tuyển sinh đào tạo 17 ngành hệ CĐCN, 11 ngành TCCN và 11 nghề cho hệ CĐN và TCN với quy
mô gần 5000HSSV Bộ máy tổ chức Nhà trường gồm Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội sinh viên; với 5 Phòng, 3 Trung tâm và 19 Bộ môn
Với bề dày thành tích đạt được trong những năm qua, Trường Cao đẳng Kinh tế
-Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên đang khẳng định thương hiệu của mình trong hệ thống các trường cao đẳng ở Việt Nam
Sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nhà trường đang không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành một trường Đại học trong những năm gần đây
Sứ mệnh và tầm nhìn:
Sứ mệnh
"Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và thấp hơn về lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật và đào tạo nghề; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc"
Tầm nhìn
“Đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội; Không ngừng nâng cao chất
l-ượng giáo dục đào tạo ngang tầm các nước trong khu vực; Nâng cao hiệu quả côngtác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực; Phấn đấu trở thành một trường đại học trong tương lai”
Trang 12Cơ Cấu Tổ Chức
Vị trí địa lý:
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên với khuôn viên trên 24,5 hec-ta, đóng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, trung tâm văn hóa,kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc
Trường nằm ngay cạnh đường quốc lộ 3, tuyến đường nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái Do vậy, quý khách có thể dễ dàng đến thăm trường cũng như các khu du lịchnổi tiếng lân cận như Hồ Núi Cốc, khu du lịch ATK ở Định Hóa, bằng các phương tiện giao thông đường bộ Với khoảng cách dưới bốn ki-lô-mét giữa ga Lưu Xá và trường, quý khách cũng có thể sử dụng tàu hỏa như một phương tiện để đến với trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Trang 13Giới thiệu khái quát về công ty :
- Chủ sở hữu: TRẦN THỊ THANH TUYỀN
- Địa chỉ sở hữu: Số 18, tổ 19 - Phường Tương Mai - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
- Ngày bắt đầu hoạt động: 07/06/2015
** Lịch sử hình thành và phát triển công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN và CHIẾU SÁNG THÁI
LINH chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07/06/2015 với số vốn điều
lệ là 10 tỷ đồng Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành các gia đoạn sau
Giai đoạn năm 2015: Khi mới thành lập vào năm 2015, công ty CP
Thiết Bị Điện và Chiếu Sáng Thái Linh là một đơn vị sản xuất kinh
doanh những mặt hành thiết bị điện và chiếu sang.
Giai đoạn năm 2016 – 2017: Công ty chuyển đổi hình thức kinh doanh
từ một đơn vị sản xuất kinh doanh thành một đơn vị chuyên kinh doanh thương mại những những mặt hàng về thiết bị điện và chiếu sang Hơn nữa, đơn vị quyết định thay đổi qua mô hoạt động cũng để chánh tình trạng dàn trải vốn, tình trạng đi vay vốn để sản xuất kinh doanh trong hoàn cảnh công ty mới ra đời uy tín chưa cao Việc tập chung tiềm lực trong một lĩnh vực để trở thành doanh nghiêp thương mại cũng làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ hiệu quả hơn.
Giai đoan năm 2018: Công ty CP Thiết Bị Điện và Chiếu Sáng Thái
Linh phát triển thêm chiến lược kinh doanh mới
Trang 14NGÀNH NGHỀ CÔNG TY KINH DOANH
1 Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng ( Chyên Ngành ) 27400
2 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa
được phân vào đâu
82990
3 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất
tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa
được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh
4759
6 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành
(trừ vận tải bằng xe buýt)
4931
7 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663
9 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác 4659
15 S ản xuất thiết bị điện khác 27900
16 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác 7730