Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này và xu hướng phát triển trong tương lại củathương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam em chọn đề tài này để làm đề tàibáo cáo thực tập của
Trang 1LÊ NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
“Tổng quan về hoạt động Thương mại điện tử trong
Thương mại quốc tế”
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: Gv Đào Gia Phúc
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
Trang 2EU European Union: Liên minh châu Âu
tâm Thương mại Quốc tế
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
TRIPS The Agreement on Trade Related Aspects of Intellectual
Property Rights: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law: Ủy
ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế
WIPO World Intellectual Property Organization: Tổ chức sở hữu trí tuệ
thế giới
Trang 3Phần mở đầu ……… Trang 1 I) Khái niệm về Thương mại điện tử và Thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa chúng ……… Trang 3 1.1 Thương mại điện tử là gì? ……… Trang 3
1.1.1 Định nghĩa ……….………… Trang 3 1.1.2 Phân loại Thương mại điện tử ……… Trang 3 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển ……… Trang 5
1.2 Thương mại quốc tế là gì? ……… Trang 6
1.2.1 Định nghĩa ……… Trang 6 1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển ……… Trang 7
1.3 Mối quan hệ và vai trò của Thương mại điện tử với Thương mại quốc tế
……… Trang 8
1.4 Các vấn đề pháp lý và cơ sở pháp lý ……… Trang 10
1.4.1 Các vấn đề pháp lý ……… Trang 10 1.4.2 Cơ sở pháp lý ……… Trang 14
II) Thực tiễn và xu hướng của hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế ……… Trang 17 2.1 Thực tiễn và xu hướng của hoạt động Thương mại điện tử trong môi trường Thương mại quốc tế ……… Trang 17
2.1.1 Thực tiễn và xu hướng trên thế giới ……… Trang 17 2.1.2 Thực tiễn và xu hướng ở Việt Nam ……… Trang 19
2.2 Kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết ……… Trang 21 III) Lời kết ……… Trang 23 Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này và xu hướng phát triển trong tương lại củathương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam em chọn đề tài này để làm đề tàibáo cáo thực tập của mình;
- Tình hình nghiên cứu đề tài:
Có rất nhiều bài nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếng Việt về đề tài này, trongkhả năng và sự cố gắng của mình, em đã cố gắng để sưu tầm, nghiên cứu, học hỏi rồithực hiện bài báo cáo này;
- Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Mục đích của đề tài nghiên cứu này là để nhằm nhìn lại và đánh giá thực tiễnhoạt động thương mại điện tử trong bối cảnh thương mại quốc tế và từ đó đưa ra nhữngđịnh hướng mang tính chủ quan;
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốctế;
- Các phương pháp tiến hành nghiên cứu:
Sưu tầm tài liệu, đọc – hiểu, sàng lọc, dịch tài liệu bài giảng, bài viết, từ tiếngAnh sang tiếng Việt;
- Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:
Đề tài này có ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng, có thể được sử dụng làm tàiliệu tham khảo để học tập, nghiên cứu chuyên sâu hơn;
- Bố cục của Báo cáo:
Bố cục của báo cáo gồm có ba phần Phần thứ nhất giới thiệu các khái niệmTMĐT và thương mại quốc tế, sự tương quan, các vấn đề pháp lý và cơ sở pháp lý của
Trang 5chúng Phần thức hai tìm hiểu về thực tiễn và xu hướng của hoạt động TMĐT trong môitrường thương mại quốc tế Phần cuối là lời kết.
Trang 6I) Khái niệm về Thương mại điện tử và Thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa chúng
1.1 Thương mại điện tử là gì?
Tổ chức WTO định nghĩa “Thương mại điện tử” là: một khu vực thương mại trongmôi trường điện tử mà ở đó xảy ra sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa Nói rộng ra, đây
là sự sản xuất, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm thông qua các mạng lưới viễn thông
Ví dụ rõ ràng nhất của hàng hóa được phân phối trong môi trường điện tử đó chính là sách,nhạc, video được truyên tải xuống các thiết bị thông qua Internet1
Đạo luật Thương mại điện tử của Canada năm 2000 định nghĩa “điện tử” bao gồmcác nội dung được tạo ra, ghi lại và truyền tải đi hoặc được lưu trữ ở dạng số hoặc dưới cácdạng khác bằng phương tiện điện tử, từ, quang hoặc bằng bất cứ phương tiện nào có khảnăng tạo, ghi, truyền và lưu tương tự.2Từ đó có thể suy ra TMĐT là hoạt động mua bándiễn ra trên môi trường với các nội dung giao dịch tồn tại ở các dạng nội dung như trên
Có một định nghĩa đơn giản hơn rằng TMĐT là việc tiến hành công việc kinh doanhtrên môi trường Internet (trực tuyến) Việc bán hàng hóa theo lối truyền thống hoàn toàn
có thể thực hiện được trên môi trường điện tử nhờ vào việc ngôn ngữ lập trình có thể tạo racác công cụ giúp trưng bày sản phẩm, đặt hàng, quản lý, lưu kho sản phẩm cho một websiteTMĐT Việc thanh toán trực tiếp trên các website này cũng có thể được thực hiện được khiwebsite liên kết các hệ thống thanh toán trực tuyến với các ngân hàng hay các trang web
hỗ trợ thanh toán trung gian
Khái niệm TMĐT bao gồm các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp vớinhau (business-to-business, viết tắt là B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (business-to-consumer, viết tắt là B2C), giữa các công ty và chính phủ (business-to-government, viếttắt là B2G), giữa những người tiêu dùng với nhau (consumer-to-consumer, viết tắt là C2C),
1 http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/bey4_e.htm
2 Đạo luật Thương mại điện tử năm 2000 của Canada, Phần chung, Các định nghĩa -
http://www.e-laws.gov.on.ca/html/statutes/english/elaws_statutes_00e17_e.htm
Trang 7TMĐT trên thiết bị di động (mobile e-commerce) 3 Phổ biến nhất trong các hình thứcTMĐT là B2B và B2C.
Hình thức TMĐT B2B là hoạt động TMĐT diễn ra, liên quan tới các mối quan hệgiữa các công ty với nhau Khoảng 80% hoạt động TMĐT thuộc loại B2B và được cho là
sẽ còn tiếp tục phát triển Thị trường B2B có hai thành phần chính đó là cơ sở hạ tầng điện
tử (e-frastructure) – các thành phần, chức năng của một website TMĐT cùng các nhà cungcấp các dịch vụ liên quan và các thị trường điện tử (e-markets) – chính là các websiteTMĐT hoàn chỉnh, có đầy đủ các chức năng, cho phép người bán và người mua tương tácvới nhau, tạo ra các giao dịch.4
TMĐT B2C là hoạt động TMĐT giữa các công ty và người tiêu dùng, ở đó diễn rahoạt động thu thập thông tin, đặt mua sản phẩm (cả sản phẩm bình thường và các phẩm
“số” như ebook, phần mềm máy tính), nhận sản phẩm của người tiêu dùng B2C phổ biếnchỉ sau B2B
Ngoài việc phân loại các hoạt động thương mại điện tử như trên, trong nội hàm hoạtđộng thương mại điện tử cũng còn rất nhiều những phân loại nhỏ liên quan khác Ví dụ nhưviệc phân loại website liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, ở Việt Nam, việc phânloại website chỉ được quy định mới đây trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ
về Thương mại điện tử, theo đó có các loại website sàn giao dịch thương mại điện tử,website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến và các loại website khác do BộCông thương quy định5 Trong đó hình thức website khuyến mại trực tuyến (coupon) làloại hình website mới xuất hiện và trở thành một hiện tượng ở Việt Nam những năm gầnđây, nhận thức được sự cần thiết phải đặt dưới sự quản lý, giám sát của Nhà nước nên đãđược đưa vào văn bản quy phạm pháp luật
TMĐT là việc mua/bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch tài chính khác thôngqua việc sử dụng công nghệ thông tin hay công nghệ số ở các địa điểm khác nhau.6
3 http://www.umsl.edu/~siegelj/Course5890/definitions.html - Bài giảng của nguyên giáo sư Khoa Toán
và Khoa học máy tính, trường Đại học University of Missouri - St Louis, Mỹ
4 Bài nghiên cứu “Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử”, 2003, tác giả Zorayda Ruth Andam, sinh viên Luật trường Đại học Philippines, cử nhân Kinh tế trường Đại học Philippines
5 Khoản 2, Điều 25, Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử
6 http://www.cric.ac.uk/cric/compprojects/e-commerce/definition.htm - Công trình của Viện nghiên cứu Sáng tạo và Phát triển Manchester, Anh.
Trang 8Quá trình diễn ra một giao dịch TMĐT có thể được chia thành các giai đoạn Cácgiai đoạn này bao gồm (có thể không theo trình tự này): có ý định mua một món hànghay sử dụng một dịch vụ, tìm hiểu và tiếp cận thông tin về dịch vụ/hàng hóa đó, lựachọn giữa các hàng hóa/dịch vụ cùng loại, ra quyết định mua, đặt hàng, nhận hàng vàchi trả.
Thường trong TMĐT, việc chi trả cũng có thể tiến hành qua các công cụ trựctuyến nhưng cũng có thể được tiến hành thông qua ngân hàng bằng các thông tin cầnthiết để giao dịch và xác nhận giao dịch mà các bên cung cấp cho nhau hoặc cả việc chitrả trực tiếp Do đó mà phương thức chi trả không phải là một đặc điểm đặc thù củaTMĐT
“Công nghệ thông tinh hay công nghệ số” như trong định nghĩa bao gồm các máy tính
và thiết bị hỗ trợ, các chip vi xử lý được gắn trong các loại thẻ thanh toán, v.v…
Nói “ở địa điểm khác nhau” để phân biệt với các hình thức mua hàng có sự hỗtrợ của công nghệ thông tin nhưng ở trong phạm vi của một cửa hàng hay siêu thị
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển7
Những năm gần đây, thuật ngữ “Thương mại điện tử” xuất hiện rất nhiều trêncác mặt báo, trong các bài học, xuất hiện môn học và giáo trình môn học về TMĐT, hưng trên thực tế, TMĐT đã xuất hiện từ rất lâu trước đây
Nhu cầu về TMĐT bắt đầu xuất hiện khi trong các hoạt động kinh doanh, hoạt độngquản lý kinh doanh cảm thấy sự cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tinh, tối ưu việc
sử dụng máy tính để cải thiện các khâu trong kinh doanh, tương tác với khách hàng và đểtrao đổi thông tin giữa các bên trong kinh doanh, giữa người tiêu dùng với nhau, v.v
Vào những năm 1970, phương thức chuyển tiền thông qua mạng điện tử có bảo mấtgiữa các ngân hàng ra đời và làm thay đổi thị trường tài chính trên toàn thế giới Cũng từphương thức chuyển tiền qua mạng đã mà sinh ra các hình thức thanh toán trực tuyến dựavào thông tin của người tiêu dùng cung cấp, ví dụ như thanh toán bằng thẻ tín dụng
Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, TMĐT trở nên phổ biến trong nội
bộ các công ty dưới các hình thức thư điện tử hay trao đổi thông tin điện tử (ElectronicData Exchange - EDI) Chúng giúp giảm bớt các khâu trao đổi thông tin trực tiếp, khâu
7 Tham khảo tài liệuElectronic Commerce: A Manager's Guide(1997) của tác giả Ravi Kalakota và Andrew B Whinston, nhà xuất bản Addison-Wesley Professional Trang 5
Trang 9giấy tờ giữa bên bán và bên mua trong kinh doanh cũng như giữa các bộ phận trong mộtcông ty như đặt lệnh mua/bán, các văn bản liên quan đến chuyển/nhận tiền hay hàng hóa,
từ là trên giấy thông thường chuyển thành trên máy tính, dưới dạng văn bản điện tử, có thểgửi/nhận trong vài giây và từ đó giúp nâng cao tính chủ động, tăng đáng kể hiệu quả côngviệc
Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các công nghệ hỗ trợ tin nhắn điện
tử trở thành một phần không thể thiếu của các hệ thống máy tính trong các công ty
Giữa những năm 1980, một công cụ hỗ trợ TMĐT mới xuất hiện giúp cho việctương tác xã hội (như các chat room) và chia sẻ thông tin (như các website tổng hợp tintức) Tương tác xã hội nhen nhóm cho việc hình thành các cộng động ảo giữa những ngườitrên không gian số và tạo thành khái niệm về việc "kết nối toàn cầu" Cũng trong thời điểmnày, việc tiếp cận và trao đổi thông tin dần trở nên dễ dàng hơn, thông qua Internet, conngười có thể liên lạc với nhau trên phạm vi toàn cầu và với chi phí phải bỏ ra ngày cànggiảm Mặc dù trên thực tế, Internet và các mạng lưới nói trên đã xuất hiện nhưng một yếu
tố then chốt lúc đó đối với chúng chính là tính hữu dụng và tính dễ sử dụng
Trong những năm 1990, World Wide Web phát triển và nhanh chóng lan rộng ratoàn cầu, giúp tạo ra một bước ngoặt trong TMĐT khi là nền tảng giúp đơn giản hóa rấtnhiều việc đăng tải và truyền thông tin Nó khiến nhiều người sử dụng TMĐT với mục đíchkinh doanh hơn khi giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, và từ đó cũng phát sinh ra thêm nhiềuloại hình hoạt động kinh doanh hơn Người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới có thể tham giavào việc mua bán bằng cách truy cập vào các trang web TMĐT chỉ với một chiếc máy tính,modem để kết nối Internet, tài khoản để kết nối Internet (vào thời điểm đó), vì vậy đây làmột môi trường cạnh tranh công bằng với các công ty dù lớn hay nhỏ và những ai khôngmuốn đi sau thời đại phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng này
1.2 Thương mại quốc tế là gì?
Lý thuyết kinh tế cho rằng lợi thế so sánh chính là động cơ của thương mại quốc tế.Lợi thế so sánh chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sảnxuất các sản phẩm khác, là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiệnphân công lao động quốc tế Lợi thế so sánh của một quốc gia về sản xuất một sản phẩmnếu như việc sản xuất ra sản phẩm đó có năng suất lao động tương đối cao hơn hay chi phí
Trang 10cơ hội thấp hơn so với quốc gia khác8 Có thể hiểu phạm trù tạo nên lợi thế so sánh chính
là giá trị mà giá trị đó được xác định bằng nhu cầu đối với loại một loại hàng hóa của quốcgia
Vậy có thể nói rằng thương mại quốc tế hình thành khi các quốc gia dư thừa mộtloại hàng hóa khi nó là thứ mà các quốc gia khác đang cần hay thiếu.9
Xét về mặt ngữ nghĩa, “Quốc tế” được định nghĩa là: bao gồm các giao dịch hoặccác mối quan hệ giữa các quốc gia Còn “Thương mại” là: trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch
vụ, tài sản, v.v… giữa các cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân hoặc tổ chức khác; là xuấtkhẩu và/hoặc nhập khẩu; là khối lượng hoặc giá trị của hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu.10
Từ đó ta có thể hiểu thương mại quốc tế là việc các cá nhân, tổ chức tại một quốc gia thựchiện trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, v.v với một cá nhân, tổ chức của một quốc giakhác
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Thương mại quốc tế trên thực tế đã xuất hiện từ rất lâu đời, trải qua các thời kì
cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, v.v… cho đến ngày hôm nay Lịch sử có ghi lại mộtnhóm người Assyrian ở Kanesh, Cappadocia được coi là thương gia, những người buônbán từ quốc gia này qua quốc gia khác, chính là thương mại quốc tế, từ thời kì cổ đại,vào khoảng thế kỷ thứ 19 trước Công nguyên Dần dần qua thời gian, khi ngày càng cónhiều món đồ có giá trị xuất hiện và con người cũng dần ý thức được giá trị của đồngtiền, thương mại quốc tế cũng theo đó phát triển lên.11
Từ những mối thương lái buôn bán xuyên quốc gia, phục vụ cho mục đích cánhân, cho đến ngày hôm nay, ở nhiều nước, thương mại quốc tế đã đóng góp một phầnlớn vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) Năm 2010, giá trị mà thương mại quốc tế tạo rakhoảng 19 nghìn tỷ USD chiếm khoảng 30% GDP của toàn thế giới Điều này cũng có
8 Bài tham luận “Lý thuyết lợi thế so sánh và gợi ý đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên tại Hội thảo quốc gia Các lý thuyết kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thực tiễn ở Việt Nam.
9 Essential International Trade Law (2002), tác giả Michelle Sanson, nhà xuất bản Cavendish,
Trang 11nghĩa là khoảng 1/3 lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra được trên toàn thế giới là đốitượng của hoạt động thương mại quốc tế.
Theo tổ chức Global Policy Forum thì đến năm 2030, 60% của nền kinh tế toàncầu sẽ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế Dự đoán này hoàn toàn có cơ sở khihiện nay mỗi quốc gia trên thế giới đều là thành viên của ít nhất là một hiệp ước thươngmại thế giới Theo chiều hướng này, kinh tế của mỗi quốc gia sẽ ngày càng chịu ảnhhưởng của kinh tế toàn cầu Những tác động đó là mức lương, thu nhập, việc làm, tốc
độ phát triển, được quyết định bởi cả chính sách của quốc gia và vị trí của quốc gia đótrong nền kinh tế toàn cầu.12
1.3 Mối quan hệ và vai trò của Thương mại điện tử với Thương mại quốc tế
Nền kinh tế thế giới hiện nay chịu tác động của sự phát triển không ngừng củacông nghệ thông tin, nhiều người còn gọi đó là một cuộc cách mạng, và sự mở rộng củahoạt động thương mại quốc tế Internet đang dần tạo ra các mô hình kinh doanh mớitrên toàn cầu và tạo ra các khái niệm, phạm trù hoàn toàn mới, khác xa truyền thống.13
TMĐT với hình thức mua bán, giao dịch thông qua các thiết bị điện tử, viễnthông và môi trường mạng máy tính Internet có thể phá bỏ được rào cản về không gian,thời gian và khoảng cách địa lý, giúp đẩy nhanh quá trình giao thương vì các khâu chọnmặt hàng, đặt hàng, thanh toán … có thể diễn ra chi trong một thời gian rất ngắn nhờvào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và Internet, từ đó tạo điều kiện cho hoạt độngthương mại quốc tế được diễn ra liên tục và suôn sẻ, tạo đà phát triển không ngừng về
số lượng và chất giao dịch
Các thiết bị điện tử và Internet có thể làm các bước của một giao dịch trở nên dễdàng hơn, nhanh hơn và bớt tốn kém hơn Việc thu thập thông tin từ người tiêu dùngtrong nước, và đặc biệt là ngoài nước được xem là việc làm hết sức tốn kém và là mộtrào cản trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Bên cạnh đó việc lựa chọn nhà cungcấp, xác định chất lượng và yêu cầu của sản phẩm, thương thuyết giá, quản cáo sản
12 “The Concept Foreign Investor in International Trade Law”, tác giả Alireza Hasani & Elnaz
Shahbazzdeh, in trong Journal of Social Issues & Humanities, Tập 1, Quyển 7, tháng 12/2013, ISSN 2345-2633
13 Federal Commission on Internet Taxation (1999), nguyên Thống đốc bang Virginia, Mỹ James S Gilmore, III.
Trang 12phẩm cũng là những công đoạn cần thiết và khá tốn kém Nhưng nhờ vào Internet vàcác thiết bị điện tử, các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ hoạt động TMĐT như đã đề cập ởphần 1.1 các hoạt động trên sẽ có thể được diễn ra giữa người bán và người mua màkhông cần tương tác trực tiếp Các chuyên gia cho rằng tác động tích cực của TMĐTlên thương mại quốc tế cũng giống như việc các quốc gia tháo dỡ bớt các hàng ràothương mại khi giao thương với quốc gia khác.
Sử dụng TMĐT trong thương mại quốc tế sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thờigian và chi phí khi mỗi bên có thể chỉ ngồi ở một chỗ để thực hiện các giao dịch hoànchỉnh, hoặc các bước của giao dịch như xem hàng, đặt hàng, đàm phán trước khi giaokết, v.v… thông qua thiết bị có kết nối Internet Ví dụ về một việc có nhiều loại chi phiđược giảm một cách triệt để, thâm chí không tốn là những loại hàng hóa của TMĐTnhư sách, báo, tạp chí điện tử, các bài hát, album nhạc, v.v… chỉ tồn tại ở dạng “số” và
do đó sẽ không tốn chi phí vận chuyển
Các nước đang phát triển có tốc độ lan rộng của Internet cao thì có mức xuấtkhẩu hàng hóa đến các nước phát triển cao hơn những nước đang phát triển khác, nhữngnước có Internet ít phổ biến hơn Ở những nước đang phát triển đó, việc kinh doanh kếthợp TMĐT sẽ tạo điều kiện cạnh tranh và thu lợi nhuận hơn hẳn khi chỉ sử dụng hìnhthức kinh doanh truyền thống, nó cũng giúp tạo ra các cơ hội giao thương với cả cácdoanh nghiệp, cá nhân nước ngoài, tạo ra nguồn thu lớn và đa dạng hơn
Theo xu hướng phát triển không ngừng của công nghệ thông tin trong thập niênvừa qua ta có thể nói rằng TMĐT đã, đang và sẽ là một phần và đồng thời là một công
cụ, phương tiện không thể thiếu để thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
Nhìn chung, TMĐT có ảnh hưởng nhiều mặt đến thương mại quốc tế, đó là đầu
ra của sản phẩm, giá của sản phẩm, lợi nhuận của các công ty, xuất khẩu và nhập khẩucủa quốc gia và toàn thế giới, v.v… Với sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng sâu rộngcủa TMĐT tới các thị trường trên thế giới, lượng sản phẩm được bán ở trong nước vàngoài nước, lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu, tổng số đầu ra của sản phẩm cũng
Trang 13được tăng kên đáng kể; các con số về lợi nhuận có sự tăng lên đáng kể qua mỗi thời kìphát triển của TMĐT.14
1.4 Các vấn đề pháp lý và cơ sở pháp lý
Lừa đảo trong TMĐT nhất là trong bối cảnh thương mại quốc tế, khi người mua
và người bán ở hai nước khác nhau là điều hoàn toàn có thể xảy ra Các tổ chức WTO
và EU đã sớm tiên đoán về sự phát triển của TMĐT và đã bắt đầu nghiên cứu tiềm năngcũng như các vấn đề TMĐT có thể gặp phải.16
Họ đưa ra một vài ví dụ:
- Tính bảo mật của dữ liệu, tính bảo mật của giao dịch
- Sự riêng tư của khách hàng
- Quyền sở hữu trí tuệ
- Luật và hệ thống luật điều chỉnh
- Quy định về chuẩn mực; v.v…
Cũng như một hợp đồng hay các vấn đề dân sự thương ngày, TMĐT và thươngmại quốc tế cũng cần có khung pháp lý để điều chỉnh vì bản thân mỗi hoạt động nàyluôn tiềm ẩn các vấn đề pháp lý cần được chuẩn bị để giải quyết
Vấn đề đầu tiên cần được nói đến là liệu một giao dịch có phải là đối tượng điều chỉnhcủa luật pháp hay không bởi trên thực tế trong TMĐT và thương mại quốc tế có đa dạngcác loại giao dịch, hay là một giao dịch bị vô hiệu Tiếp đến, nếu giao dịch đó là hợppháp và được pháp luật điều chỉnh thì ta xét đến việc giao dịch đó có thể là đối tượngđiều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật khác nhau, điều này dễdẫn đến sự không chắc chắn và bối rối khi có bất kì bất đề pháp lý nào phát sinh, họphải xác định xem liệu hệ thống pháp luật nào được áp dụng và văn bản pháp luật nào
14 Impact of e-Commerce on International Trade—Based on a Iceberg Cost Model của các tác giả HE Yong, LI Jun-yang, WU Xue-pin và JIANG Jiao-jiao, in trong International Journal of Trade,
Economics and Finance, Vol 2, No 3, Tháng 6, 2011
15 Tham khảo bài giảng INTERNET COMMERCE & TRADE POLICY: International Initiatives for E-Trade của Giáo sư Stuart S Malawer, chuyên ngành Luật và Thương mại quốc tế trường Đại học George Mason
16 http://www1.american.edu/ted/class/karin/karin1.htm - The Growth of E-Commerce in International Trade and its Possible Effects on the Environment, tác giả Eric Letvin, America University,
Washington DC
Trang 14được áp dụng là đúng giữa rất nhiều những sự lựa chọn, đòi hỏi phải có kiến thức chuyênmôn, khả năng phân tích.
Khác biệt về hệ thống pháp luật điều chỉnh do khác biệt vị trí địa lý còn có thểdẫn đến việc khi một tranh chấp xảy ra thì pháp luật của một bên không thể điều chỉnhđược vì thiếu quy định điều chỉnh hoặc không thể bắt buộc chủ thể của nước khác thựchiện vì không đủ thẩm quyền
Sự khác biệt ở các quy định liên quan đến TMĐT và thương mại quốc tế và một
số quy định mang tính chất gây khó khăn cho các giao dịch dẫn đến tình trạng pháp luậtquốc gia sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và cả số lượng của các giao dịch Đây là mộtvấn đề cần được các nhà làm luật ở các nước hay ở các tổ chức, hiệp hội kinh tế của cácquốc gia cần ngồi lại để bàn bạc và đưa ra giải pháp, tránh làm ảnh hưởng đến lợi íchkinh tế lâu dài của thế giới
Trước khi một giao dịch bắt đầu, vấn đề được quan tâm nhất chính là hợp đồng,
và trong TMĐT thì đó chính là hợp đồng điện tử Khi bạn đưa ra quyết định mua sảnphẩm và thanh toán, đó chính là thời điểm mà hợp đồng được chính thức có hiệu lực
Có rất nhiều người không chú ý đến các điều khoản phía trang web đưa ra hoặc thường
bỏ qua chúng và không ý thức rằng đây chính là các điều khoản của hợp đồng, làm căn
cứ để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên mua và bán Cũng có trường hợpphía bên bán, tức bên cung cấp dịch vụ TMĐT, chủ của website TMĐT đó cố tình giấu
đi hoặc “quên” một số điều khoản và chỉ cho bên mua biết khi họ đã hoàn thành cácbước giao dịch nhằm mục đích ràng buộc khách hàng
Ở cấp độ cao hơn của giao dịch điện tử, khi người mua không chỉ đơn thuần làmột cá nhân mua hàng và các đơn hàng có tính chất quan trọng hơn là mua hàng hóathông thường thì chữ ký điện tử (electronic signature) trở thành một công cụ không thểthiếu Chữ ký điện tử được dùng trong các hợp đồng kí kết trên môi trường Internet,trong TMĐT, có giá trị như một chữ ký như trên giấy tờ
Các tổ chức quốc tế và quốc gia đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm mụcđịch công nhận giá trị pháp lý và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chữ ký điện tửnhư Luật mẫu về chữ ký điện tử năm 2001 và văn bản hướng dẫn thi hành củaUNCITRAL; Chỉ thị về chữ ký điện tử của Hội đồng châu Âu (1999/93/EC); Luật Chữ