1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Phương pháp dạy học tích hợp bảo vệ môi trườngđịa 7

10 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 415 KB
File đính kèm SKKN PP tich hop BVMT.rar (303 KB)

Nội dung

Giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong các môn học nhất là môn địa lí. Trách nhiệm của giáo viên hình thành cho các em lối sống lành mạnh, biết yêu quí thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em sinh sống và trong trường học. Môn địa lí lớp 7 là bộ môn có nhiều khả năng để tích hợp bảo vệ môi trường nhất chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn địa lí 7”.

Trang 1

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG:

1 Lí do chọn đề tài:

Tác động của con người, đặc biệt là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất Tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng đang đe dọa sức khỏe của con người, khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lụt lội…đang là những vấn đề có tính chất toàn cầu Tình hình thực tế hiện nay vấn đề suy giảm môi trường ngày càng trầm trọng Ở địa phương cũng như trong trường học, việc bảo vệ môi trường chưa đảm bảo vì vậy việc giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết

Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất

và có tính bền vững nhất, trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước.Thông qua giáo dục, mọi người được trang bị kiến thức và

ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện xử lí các vấn đề về môi trường Hơn thế nữa, giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước Hình thành những hành vi, thói quen ứng xử văn minh lịch sự với môi trường Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu

từ tuổi ấu thơ, từ trong ghế nhà trường

Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục của hiện nay, mục tiêu của giáo dục phải đảm bảo

ba yêu cầu: Kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy có nghĩa là ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh nhân cách, lối sống tốt

vì vậy khi giảng dạy môn địa lí ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, cần tích hợp bảo vệ môi trường vào bài học, để giúp cho các em có kiến thức về môi trường, tự giác thực hiện và học sinh cũng là lực lượng xung kích hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo

vệ môi trường cho gia đình và cho cộng đồng

Giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong các môn học nhất là môn địa lí Trách nhiệm của giáo viên hình thành cho các em lối sống lành mạnh, biết yêu quí thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên nhiên

và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em sinh sống và trong trường học

Môn địa lí lớp 7 là bộ môn có nhiều khả năng để tích hợp bảo vệ môi trường nhất chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn địa lí 7”

2 Mô tả nội dung:

- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường cụ thể thông qua môn địa lí 7

- Khi giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn địa lý giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập hơn

- Học sinh hiểu được những nguyên nhân và hậu quả của vấn đề suy giảm môi trường

từ đó giáo dục cho học ý thức bảo vệ môi trường qua việc làm và hành động cụ thể ,nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình ngay trong lớp, trường, địa phương

và rộng hơn nữa là cộng đồng, quốc gia, thế giới

- Hình thành cho học sinh niềm tin dựa trên cơ sở khoa học về khả năng của con người nói chung và của chính bản thân mình nói riêng, trong việc bảo vệ môi trường…

- Hình thành cho học sinh ý thức tự nguyện tự giác đề ra cho mình những quyết định đúng đắn, có ý thức trách nhiệm, có thái độ và hành động hợp lý về môi trường

- Giúp học sinh phát triển tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tế một cách có hiệu quả

- Làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn

-Việc giảng dạy tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lí 7 đã thực hiện qua

Trang 2

nhiều năm học thực tế giảng dạy ngay từ đầu năm học 2011-2012 Tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát việc nắm bắt kiến thức về bảo vệ môi trường của học sinh, kết quả đạt được như sau:

Số lượng

Qua số liệu trên tôi thấy một phần lớn các em chưa hiểu rõ lắm về vấn đề suy giảm môi trường thể hiện qua số liệu yếu, kém trên

II CÁC GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1 Xây dựng kế hoạch.

- Nghiên cứu cấu trúc chương trình:

+Cả năm 37 tuần (70 tiết)

+ Học kì I: 19 tuần (36 tiết)

+ Học kì II: 18 tuần (34 tiết)

- Nghiên cứu các nội dung, chương trình sách giáo khoa

- Chương trình áp dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý 7

1 Bài 1: Dân số - Mục 2: Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và XX

- Mục 3: Sự bùng nổ dân số

2 Bài 3:Quần cư Đô thị hóa - Mục 2: Đô thị hóa Các siêu đô thị

3 Bài 6: Môi trường nhiệt đới - Mục 2: Các đặc điểm khác của môi trường

4 Bài 9:Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. -Mục 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp

5 Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới

nóng

- Mục 1: Dân số

- Mục 2: Sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường

6 Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng -Mục 2: Đô thị hóa

7 Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa. - Mục 2: Cảnh quan công nghiệp

8 Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa - Mục 2: Các vấn đề của đô thị

9 Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Mục 1: Ô nhiễm không khí- Mục 2: Ô nhiễm nước

10 Bài 18: Thực hành - Bài tập 3

11 Bài 20: Hoạt động kinh tế của conngười ở hoang mạc - Mục 2: Hoang mạc đang ngày càng mở rộng

12 Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh -Mục 2: Việc nghiên cứu và khai thác môi trường.

Trang 3

13 Bài 30: Kinh tế châu Phi - Mục 1: Nông nghiệp

- Mục 2: Công nghiệp

14 Bài 32: Các khu vực châu Phi - Mục 2: Khu vực Trung Phi

15 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ - Mục 1: Nền nông nghiệp tiến tiến

16 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Mục 3: Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn

17 Bài 47: Châu nam cực - Mục 1: Khí hậu

18 Bài 55: Kinh tế châu Âu - Mục 3: Dịch vụ

19 Bài 56: Khu vực Bắc Âu - Mục 2: Kinh tế

2 Tổ chức thực hiện:

Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng Dưới đây tôi xin đưa ra một

số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí 7 tại Trường TH Cấp 2-3 Mỹ Phước

* Phương pháp đàm thoại:

Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy địa lý ở trường phổ thông từ trước đến nay Đàm thoại thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại

Ví dụ: Dạy Mục 2: Đô thị hóa, các siêu đô thị

Bài 3: Quần cư Đô thị hóa.

Câu hỏi: Quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới đã gây nên những

hậu quả xấu gì cho môi trường?

Từ đó học sinh thấy những tác hại đến môi trường và sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn Sau đó cho học sinh nhận xét Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận, chuẩn kiến thức liên hệ giáo dục các em có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường nơi các

em sinh sống và trong trường học, phê phán những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường

Yêu cầu học sinh xem hình 11.2 - Khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ

Bài 6 Môi trường nhiệt đới, mục 2 các đặc điểm khác của môi trường

Giáo viên hỏi học sinh nguyên nhân nào làm thoái hóa đất, diện tích xa van và nửa hoang mạc ở đới nóng ngày càng mở rộng? Học sinh sẽ trả lời là do hoạt động kinh tế của con người, từ đó giáo dục các em có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên, phê phán các

Trang 4

hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

Phần1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp: Học sinh biết được những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vấn đề cần đặt ra nhằm bảo vệ môi trường là gì? Em hãy cho ví

dụ và biện pháp cụ thể?

Sau đó giáo viên chuẩn kiến thức giáo dục học sinh trồng cây hạn chế sử dụng phân hóa học thuốc trừ sâu , ý thức bảo vệ cây xanh

Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng.

Dân số tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển thì khả năng dẫn đến đói nghèo Để thoát khỏi cảnh đói nghèo người dân xứ nóng đã khai thác quá mức nguồn tài nguyên hiện có của mình và điều đó rất nguy hiểm Dân số tạo ra sức ép tới tài nguyên, môi trường

Giáo viên đặt câu hỏi: Quan sát bảng dưới đây, nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á

Năm Dân số (triệu người) Diện tích rừng(triệu ha)

Học sinh trả lời : Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm: năm 1990 so với năm

1980 dân số tăng lên 23% trong khi diện tích rừng càng giảm 13%

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh “Rừng bị chặt phá làm nương rẫy”.Hỏi học sinh

vì sao diện tích rừng lại bị giảm nhanh như vậy?

Học sinh trả lời: Vì người dân phá rừng để mở rộng diện tích canh tác nhằm tăng sản

lượng lương thực, để mởđường giao thông, xây dựng nhà ở, nhà máy, khai thác rừng lấy gỗ, củi đáp ứng nhu cầu số dân đông

Giáo viên hỏi tiếp: Ngoài rừng, các nguồn tài nguyên khác như khoáng sản, nguồn nước

sẽ như thế nào nếu số dân tăng nhanh?

Học sinh trả lời: Nguồn khoáng sản bị cạn kiệt do khai thác quá mức, nguồn nước cũng

bị cạn kiệt

Giáo viên nhận xét đúng và hỏi: Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sẽ ảnh

hưởng gì tới môi trường?

Học sinh trả lời: Rừng bị khai thác quá mức sẽ gây lũ lụt, rửa trôi, xói mòn đất

Dân số đông, ý thức không tốt sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn: Bùng nổ dân số … môi trường bị tàn phá (trang 34

sách giáo khoa ) để khắc sâu thêm tác động của dân số đối với môi trường

Giáo viên hỏi: Để giảm sức ép dân số tới tài nguyên môi trường chúng ta cần phải làm gì?

Học sinh trả lời: phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống

nhân dân

Giáo viên khẳng định đúng và yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của

gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên môi trường

Từ đó có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề môi trường ở đới nóng

*Phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lí:

Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về môi trường giúp học sinh có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước,

Dân số tăng quá nhanh

Tài nguyên bị khai thác

quá mức

Môi trường bị hủy hoại

Trang 5

hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc

Cùng với những bức tranh sách giáo khoa, trong khi dạy địa lý giáo viên nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng chủ đề

Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và mô tả hiện tượng Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng

Ví dụ: Hình 17.2 cho em suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí?

Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên nhận xét bổ sung

Hình 17.2 Nhận xét về tai hoạ do mưa axit gây ra

Học sinh trả lời: cây cối bị chết khô vì mưa axit

Trong dạy học Địa lý, giáo viên nên sử dụng những tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa, nếu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giáo viên sẽ sưu tầm trên Internet những tranh minh họa đẹp hơn cùng một chủ đề để học sinh tăng thêm hứng thú trong học tập

Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3 và 17.4

- yêu cầu học sinh cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông rạch và nước biển Cách triển khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi nhóm, sau đó cho học sinh trình bày ý kiến của nhóm Cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp các câu trả lời, bổ sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh

Khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh

Trang 6

Ví dụ: Sử dụng ảnh 17.3 - SGK Địa lí 7 “Thủy triều đen” trên Đại Tây Dương do tai nạn

chở dầu

- Mục đích quan sát: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nước ở đới ôn hòa

-Tên bức tranh: “Thủy triều đen trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu chở dầu” Bức tranh thể hiện hiện tượng ô nhiễm nước biển ở Đại Tây Dương

- Mô tả hiện tượng: Váng dầu trên vùng biển

- Nguyên nhân: Do tai nạn của tàu chở dầu

- Hậu quả: Váng dầu làm ô nhiễm nước biển.

Hình 17.4-SGK

* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện và áp dụng như sau:

Ví dụ: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa (bài 15) Địa lí 7.

- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề:

Hoạt động kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

- Bước 2: Giải quyết vấn đề Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết: các nước phát triển là những nước có nền công nghiệp hiện đại phát triển đòi hỏi sử dụng nhiều nhiên liệu,

đã làm tăng lượng chất thải từ các nhà máy xí nghiệp…

Khói bụi do hoạt động của xe cộ và khu công nghiệp thải ra Nước thải, chất thải của các khu công nghiệp

- Bước 3: Kết luận: khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp và lượng phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa đã làm ô nhiễm không khí, đất và nước

Qua các nội dung vừa phân tích trên giáo viên hỏi xem học sinh có suy nghĩ như thế nào về việc ô nhiễm không khí và nước và các em có thái độ như thế nào? Từ đó giáo viên giáo dục học sinh ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước

Trang 7

Giáo viên cho học sinh liên hệ Việt Nam và địa phương nơi các em ở có trường hợp ô

nhiễm nước và ô nhiễm không khí hay không? cho ví dụ cụ thể và giáo dục tư tưởng học sinh bảo vệ môi trường

Hình ô nhiễm không khí Hình ô nhiễm nguồn nước

* Phương pháp thảo luận:

Phương pháp thảo luận là giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận (theo lớp hoặc theo

nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học

Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận

- Bước 2: Học sinh thảo luận ( cả lớp hoặc nhóm)

- Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính

Ví dụ: Bài tập 3 của Bài 18: Thực Hành - Địa lí 7

- Bước 1: sau khi học sinh vẽ xong biểu đồ, giáo viên nêu câu hỏi thảo luận.

Giải thích nguyên nhân và phân tích tác hại của lượng khí thải ngày càng tăng?

- Bước 2: Học sinh thảo luận

- Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, Giáo viên tóm tắt, củng cố và kết luận.

Giải thích nguyên nhân:

- Do quá trình công nghiệp hóa

- Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than đá

- Hiện tượng cháy rừng…

Phân tích tác hại của khí thải:

- Đốivới thiên nhiên: làm thủng tầng ôzôn, sự nóng lên của Trái Đất biến đổi và suy thoái môi trường sinh thái …

- Đối với con người: gia tăng các bệnh về đường hô hấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe

do bức xạ tia cực tím, phá hủy các công trình xây dựng do mưa

Bài 45 Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

Mục 3:Vấn đề khai thác rừng ở Amadôn: Giáo viên hỏi học sinh em hãy cho biết rừng Amadôn vai trò to lớn như thế nào? Việc khai thác rừng Amadôn với quy mô lớn ảnh hưởng đến môi trường ra sao? Tại phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amadôn? Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh sự cần thiết phải bảo vệ rừng Amadôn khỏi bị suy giảm, suy thoái Liên hệ việc khai thác rừng và bảo vệ rừng của Việt Nam, giáo dục học sinh chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong trường học, vận động gia đình trồng cây xanh xung quanh nhà và nơi địa phương

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Qua quá trình giảng dạy chú trọng tới việc giáo dục cho học sinh các biện pháp bảo vệ môi trường Tôi nhận thấy việc học sinh tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong

Trang 8

cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi, chủ động tích cực hơn.

Các em rất hứng thú trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, biết quan tâm đến môi trường nhiều hơn ,có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, học sinh đã nhận thức được ý thức bảo vệ môi trường ngay trong trường lớp, xung quanh trường tôi đã sạch sẽ hơn, khi tôi hỏi thăm phụ huynh thì ở nhà các em cũng biết vệ sinh và nhắc nhở động viên mọi người xung quanh cùng thực hiện Qua giảng dạy tích hợp bảo vệ môi trường trong môn địa lí lớp 7 đạt hiệu quả cao nên tôi tiếp tục thực hiện sáng kiến này vào giảng dạy ở khối địa lí lớp 9

Tích hợp bảo vệ môi trường giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo

vệ môi trường tự nhiên môi trường sống của chúng ta, nhận thức rõ và hiểu đúng những vấn

đề xảy ra trên thế giới, từ đó có thái độ, hành động tích cực tham gia các hoạt động tiết kiệm tài nguyên bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường

Điều này thể hiện qua biểu đồ chất lượng học tập ý thức bảo vệ môi trường trong học

kỳ II so với học kỳ I và khảo sát đầu năm học của khối lớp 7 kết quả tăng lên rõ rệt

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Số lượng Đầu năm: 89

HK I: 89

HK II: 89

IV KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:

- Sáng kiến “Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lí 7” có tính hữu dụng cao đối với bản thân, qua giảng dạy nhiều năm được áp dụng và rút ra kinh nghiệm, được mở rộng viết thành chuyên đề áp dụng trong giảng dạy và phổ biến trong tổ sử địa, hiện nay tôi vẫn tiếp tục thực hiện đề tài này ở khối lớp 9 và lớp 7 mà tôi được phân công giảng dạy Trong tổ các bạn đồng nghiệp cũng thực hiện đề tài này và đạt hiệu quả cao

- Có thể áp dụng trong việc giảng dạy môn địa lí cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông

- Nhân rộng toàn huyện thể hiện qua chuyên đề hội giảng

- Sáng kiến này có thể áp dụng cho nhiều khối lớp và nhiều môn học như: Giáo dục công dân - Lí - Sinh ở các khối cấp II và khối cấp III Đề tài này nếu được nhân rộng trong toàn trường thì có thể nói đây cũng là một trong những biện pháp thiết thực nhất làm “xanh -sạch - đẹp trong nhà trường”

V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1 Kết luận:

Việc giảng dạy tích hợp bảo vệ môi trường thông qua bộ môn địa lý là điều cần thiết đối

Trang 9

với nhận thức của học sinh Tuy nhiên cách thức tổ chức giảng dạy và lồng ghép một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết Tránh tình trạng tích hợp một cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung bài học thêm nặng nề

Qua đó, giáo viên và học sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn đối với việc bảo vệ môi trường

Nội dung quan trọng thiết thực nhất là vấn đề “xanh - sạch - đẹp trong nhà trường phổ thông” vận động các em thường xuyên tham gia xây dựng bảo vệ trường lớp, vườn trường, vườn hoa, cảnh quan nơi các em ở và có ý thức vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường Đồng thời hình thành cho các em lòng yêu quê hương đất nước, yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường Việc chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp của học sinh tốt hơn, các em tích cực sưu tầm tài liệu tranh ảnh có liên quan đến môi trường, đó cũng là tư liệu rất phong phú để giáo viên giảng dạy về môi trường đạt hiệu quả

2 Kiến nghị:

- Sở Giáo Dục cung cấp cho trường các tài liệu tham khảo và tranh ảnh bảo vệ môi trường

về môi trường của các môn học

- Phòng Giáo Dục cần tổ chức nhiều chuyên đề tích hợp bảo vệ môi trường để giáo viên học tập và giảng dạy tốt hơn

-Ban Giám Hiệu trường nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường cho học sinh tham gia

- Trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cần được tiến hành lồng ghép vào tất cả các môn học, các khối học để tất cả các em học sinh và tất cả các thầy cô giáo đều có chung một ý thức và trách nhiệm đối với môi trường sống của chúng ta

Trên đây là những kinh nghiệm giảng dạy tích hợp về môi trường mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và các cấp quản lí Giáo dục để đề tài càng hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Mỹ Phước, ngày 15 tháng 03 năm 2013

Người viết

Phan Thị Minh Lan

Xác nhận (của lãnh đạo đơn vị)

Trang 10

PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

1.Hội đồng khoa học cấp trường:

Hội đồng khoa học Trường nhất trí

xếp loại

Chủ tịch hội đồng khoa học

Ngày đăng: 02/05/2018, 13:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w