MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có một nơi để sinh ra, cũng có một nơi để nhớ để quay trở về đó gọi là quê hương.“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày sôngKhi trời trong gió nhẹ sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá…” (Quê hương – Tế Hanh) Vâng, những câu thơ trong bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh đã phần nào viết về một góc nhỏ của quê hương tôi. Đó chính là Cảnh Dương – một làng biển của huyên Quảng Trạch. Về Cảnh Dương vùng quê “đứng nơi đầu sóng gió” có “truyền thống đánh giặc giữ làng mãi mãi còn đây...” như trong lời bài hát “Quảng Bình quê ta ơi” của nhạc sĩ Hoàng Vân hôm nay để thấy được một làng biển trù phú, bình yên với những nếp nhà san sát, tàu bè tấp nập ngược xuôi... Người dân Cảnh Dương luôn lấy quá khứ hào hùng và những giá trị văn hóa đặc sắc , với truyền thống học hành , khoa bảng của quê mình làm nền tảng để rồi viết nên những trang sử mới bằng nhiều thành tựu đáng tự hào trên hành trình xây dựng và phát triển. Có lẽ vì thế mà Cảnh Dương quê tôi – nơi có bề dày lịch sử hơn 370 năm được người xưa và nay truyền tụng là một trong “ bát danh hương “ của tỉnh (Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim).Tôi chọn đề tài viết về một số nét văn hóa dân gian đặc sắc của làng biển Cảnh Dương như là một món quà thể hiện tình cảm của mình với quê hương, với những thế hệ tổ tiên đã xây dựng và phát triển làng như hôm nay. Đây cũng chính là dịp tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu kỹ về văn hóa làng. Đồng thời cũng là dịp để tôi giới thiệu với mọi người hiểu hơn về vùng biển quê tôi.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứuĐề tài gồm 3 phần : Mở đầu : 1. Lý do chọn đề tài2. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu Nội dung : 1. Thời gian, không gian, chủ thể văn hóa làng cảnh Dương 2. Một số nét đặc sắc của văn hóa làng Kết luận : 1. Rút ra kết luận của riêng mình 2. Kiến nghị thông qua tiểu luận 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn. Xâm nhập thực tế, khảo sát lấy thêm tư liệu tại làng Cảnh Dương. Đặc biệt là nguồn “ tư liệu sống” từ các cụ già ở trong làng.