TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2
KHOA NGU VAN
BUI THU THUY
TUC LAM VIA - NET VAN HOA DAC SAC
CUA NGUOI THAI O HUYEN QUY HOP -
NGHE AN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyén nganh: Viét Nam hoc
Trang 2TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2
KHOA NGU VAN
BUI THU THUY
TUC LAM VIA - NET VAN HOA DAC SAC CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN QUỲ HỢP -
NGHỆ AN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học
TS Nguyễn Thị Tính
Trang 3LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp với dé tai: Tuc lam via -
Nét văn hoá đặc sắc của người Thái ở huyện Kỳ Hợp - Nghệ An, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trưởng Đại học Su
phạm Hà Nội 2, các thay cô khoa Ngữ Văn nơi tôi đang học đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi được học tập, cũng như giúp đỡ tôi các thú tục cần thiết trong quá trình viết và làm khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt, bài khóa luận của tơi được hồn thành không thể không nhắc
đến sự khích lệ, động viên, sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của giảng viên
hướng dẫn: 1S Nguyên Thị Tĩnh
Do kiến thức, khả năng và thời gian còn hạn chế nên bài viết của tôi không tránh khỏi nhiêu thiếu sót Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo, bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Thị Tỉnh Kết quả thu được là hoàn tồn trung thực và khơng trùng với kết quả nghiên cứu cúa những tác giả khác
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình trong khóa luận này
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2015 Sinh viên
Trang 5MUC LUC
9527.100005 1
1 Lý do chọn đề tầi + cv 1 1v 39H cư cưng 1
“/003i0vi8i13i 120i 1 2
3 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề sex Hư nreereree 2
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .-. + sec vesEsrxrxrerererercee 4 5 Phương pháp ngh1Ên CỨu . «+ 5+3 5555555555 rrre 4 6 Dong gop cla KhOa WAN 1.0.0.0 4
7 Bố cục của đề tài - ác tuc ng 1n Hưng ng te nghe ra 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 6
1.1 Đặc điểm tự nhiên -c-cct2ttrrrrtrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 6
IZNN(/1.L ha Cg l nnne 6
1.1.2 Khí hậu, thời HIỄN c+Scc St H111 11 rau 6 1.1.3 NgUÔN HƯỚCC c1 1111111111111 111111111111 11 1101111111010 1x 7 1.2 Đặc điểm xã hội - tt ni 7 I'NP N 0) 1., /0nnẽ ch 7 IÐ \L.).S'.,,1 /14 7 1.3 Sơ lược về văn hóa vật chất, tính thần và xã hội 9 "An 9 1.3.2 Am ẨÏHỰỨC QQ Q HH SH TH TH H0 0 00 616654 9 1.3.3 Trang phục của dân tỘC Thái - HH 1111111115515 1334 10 IÝ“mxL.;5.A nã (+ 11 1.3.5 Ngôn ngữ, CHIP Viet ccececcccccscssccesssscssssecescecssscesesessacesesesesestsesesen 12 02822127) 0E NNốố a.a 12
Trang 62.1 Quan niém vé tin nguGng cha ngudi Thai - 2s s++s+ezzscee 14 2.1.1 Quan niém vé tin NQUONG.ccccccccccccccescscssscesesesesestsasecacsssssescseseseees 14 2.1.2 Sơ lược về thầy mo, thầy CÚNG - - «ki 16
2.2 Quan niệm của người Thái về hồn vía . - 5-5-5 xxx: 17
2.3 Quá trình thực hiện lễ buộc vía của người Thái ở huyện Quỳ Hợp - Nh Ad 19
VI Šf§1,1›5-:: 1:.: T'TgtTii 20
2.3.2 Địa điểm làm ÏỄ - Sex S411 EE111E1 11011 11111111111121 21 0 20
2.3.3 Thành phân tham gia - Sát 1151 1111111111111 1x 1c 21
VN P5 T(tUẠỌỤOỤOẬÀẶẠẠỌẠŨO Ă 21 VN» Ÿ:L/)1.NNMI<ỊỤIIẮĨI 23
2.4 Cac trudng hop phat 1am Via 26
2.4.1 Buộc vía theo nghỉ lễ vòng đời ( Gém 4 giai đoạn cuộc doi) 26
2.4.2 Các trường họp buộc vía kháC - «s31 155333555<<+4 34 2.5 Giá trị truyền thông của lễ buộc vía - 5c xxx cx re, 36
2.3.l GA Ír† VĂH ÏLO(T Q Q G o0 0 TK 1 00 14 37
2.3.2 Giả FrỊ lỊCh Sử — XỔ HHỘÏ Ặ QC HH HH KH nu nen vu 37
“SG, 8u 06 an nốe 38
))282212).1 070" .aa4 Ỏ 39
CHƯƠNG 3 NHỮNG BIÊN ĐÔI TRONG TỤC LÀM VÍA CỦA
ĐƠNG BÀO THÁI Ở HUYỆN QUỶ HỢP - NGHỆ AN 41 3.1 Những biến đổi trong tục làm vía . ©5522 +c+csEsreeseeeerscee 41
3.1.1 Biến đổi HÍCh CỰC si can S H E11 111 151151111111115115115 1111511155 41
NT ng an 43 3.2 Nguyên nhân biến đối 2-2 k xxx xxx ergrrrerrrersree 44
Tiểu kết chương Ö - + c+ se TT E115 11111111111 rrrkd 47
KẾT LUẬN - - E52 E21 E2 E515 111 111115151511 1511 111111151111 xrk 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất Việt
Nam hình chữ S, mỗi dân tộc mang trong mình một bản sắc văn hóa, một âm
hướng truyền thống riêng Tất cả những bản sắc ấy lại hội tụ thành một vườn hoa văn hóa đa sắc màu trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất.Văn hóa dân tộc là kết tinh tinh hoa cuộc sống, là tiếng nói của các thế hệ cha ông từ bao đời truyền lại Việc tìm hiểu nền văn hóa dân tộc là trách nhiệm của những thế
hệ sau, có như vậy, thế hệ chúng ta - các thế hệ tương lai mới có thể hiểu được
những øì cha ông đã gửi găm lại thông qua các giá trị văn hóa, để từ việc hiểu biết đi đến tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa ấy
Phong tục, tập quán vốn là những đặc trưng mang đậm nét văn hóa của từng cộng đồng tộc người Có những phong tục ăn sâu bám rễ duy trì mối quan hệ, sự ôn định trong cộng đồng theo một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ, xáo trộn, thay đôi sẽ dẫn đến những biến đôi trong đời sống cộng đồng, xã hội Phong tục, tập quán còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi dân tộc Do đó Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phong tục, tập quán của các cộng đồng, nhất là người dân tộc thiểu số nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tỉnh hoa văn hóa nhân
loại để xây dựng xã hội ôn định, văn minh, phát triển bền vững Việc nghiên
cứu đề tài tục làm vía giúp chúng ta có được cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về vônvăn hóa truyền thông của các dân tộc nói chung và dân tộc Thái tại huyện Quỳ Hợp nói riêng Qua đó thấy được chúng ta cần giữ gìn cái gì, phát huy cái gì đang là vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu, lý giải bằng phương pháp
Trang 8Quy Hop là một huyện miễn núi của tỉnh Nghệ An, tuy xa xôi nhưng
giàu tiềm năng phát triển nên rất được Đảng và Nhà Nước chú trọng, quan
tâm Việc sưu tằm, nghiên cứu, bảo tôn giá trị văn hóa phong tục làm vía giải
hạn là một hoạt động văn hóa, lễ tục mang màu sắc tín ngưỡng dân gian
truyền thông của đồng bào dân tộc Thái ở Quỳ Hợp
Phong tục làm vía giải hạn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tính thần
của đồng bào Thái Đó là văn hóa tín ngưỡng giải quyết mặt tâm lý không
riêng người ôm yếu mà còn giúp cả các thành viên trong cộng đồng thoát khỏi những ràng buộc của nhiều con ma Từ đó các thành viên trong gia đình sống khỏe mạnh hơn
Là một sinh viên nghiên cứu về văn hố, tơi thấy được những giá trị tục
làm vía mang lại là cơ sở thực tiễn để bảo tồn giá trị dân gian truyền thống của đồng bào Thái Việc bảo tồn bản sắc văn hóa phong tục làm vía ở huyện Quỳ Hợp góp phần xây dựng nền tảng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc Từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tàiTực làm vía- Nét văn hoá
đặc sắc của người Thải & huyén Quy Hop - NghệAnlàm đề tài nghiên cứu cho
khoá luận của minh
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một cách cụ thể về tục làm vía giải hạn của người Thái ở Quỳ
Hợp trong xã hội cùng những thay đổi của nó để hiểu được những giá trị sáng tạo và lưu truyền trong văn hóa truyền thống, thể hiện những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Thái
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong danh mục các công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc học, có thể gặp những khía cạnh văn hóa khác nhau của các tộc người trên đất nước ta Trong đó ta gặp rất nhiều đề tài viết về dân tộc Thái, dường như đây là một
Trang 9sự quan tâm và ưu ái với những người nghiên cứu Ta có thể kế đến hai công
trình nghiên cứu như: Nghệ Án ký của tác giả Bùi Dương Lịch, Địa dir tinh Nghệ An của Dao Van Hy, 1a hai cuỗn sách khảo cứu và ghi chép về thiên nhiên, con người khu vực miền núi Nghệ An nói chung
Thời gian gần đây, nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà
việc nghiên cứu về người Thái đã được tiến hành một cách sâu sắc, có hệ
thống và toàn diện hơn Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, tạp chí viết về người Thái nói chung cũng như đời sông tính thần của người Thái nói riêng đã được công bô Trong số đó, có thể kế đến các tác phẩm như: Từm
hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam do Cầm Cường chủ biên, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội (1993); Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam do nhà
dân tộc học Cầm Trọng chủ biên, trong cuốn này có viết * Trong nghiên
cứu lại vút lên một mảng khác của khoa học — văn hoá THÁI đã tham gia
nhiều quá trình hình thành và phát triển các nền văn hoá của những dân tộc khác nhau ở vùng Đông Nam Á Từ nhiều góc độ nghiên cứu như thế, khoa học xã hội và nhân văn ở khắc năm châu lục địa đã dần hình thành bộ môn
THAI HOC ”
Riêng người Thái ở Quỳ Hợp được cuỗn Lịch sử Đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam huyện Quy Hop — Nghệ Tĩnh của Nxb Nghệ Tĩnh, cuỗn Đjø chí
huyện Qu) Hợp của Ninh Viết Giao biên soạn, Nxb Nghệ An (2003); và cuốn
Trang 10Mong rằng đề tài Tục làm vía — nét văn hoá đặc sắc của người Thái ở huyện Quỳ Hợp — Nghệ An sẽ góp phần bỗ sung, đem đến những cái nhìn mớiđầy đủ và phong phú hơn về tục lệ buộc vía của người Thái, qua đó cũng giúp người đọc phần nào có thê phân biệt, so sánh nghí lễ buộc vía — nét văn hóa của người Thái ở những vùng miền khác nhau trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu văn hóa của cộng đồng người Thái, tục lệ buộc vía của người Thái ở Quỳ Hợp cũng như những biến đổi trong giai đoạn hiện
nay
Đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu tại huyện Quỳ Hợp — Nghé An Nhưng tập trung vào các xã có người Thái sinh sống đông đúc như: Châu Lộc, Châu Đình, Thọ Hợp
5 Phuong pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để hoàn thành khoá luận:
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Thực hiện trên cơ sở nguồn
tài liệu đã thu thập, tiến hành xử lý và chọn lọc tài liệu liên quan phục vụ cho
đề tài Tục làm vía — Nét văn hoá đặc sắc của người Thái ở huyện Qu) Hợp — Nghệ An
Phương pháp so sánh — đối chiếu: so sánh đặc điểm trong tục làm vía của người Thái huyện Quy Hợp với huyện Kỳ Sơn — Nghệ An
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp điền dã, phương pháp logic, tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau để có được cái nhìn đầy đủ và chính xác về đối tượng nghiên cứu
6 Đóng góp của khoá luận
Đề tài cung cấp những tư liệu giúp người đọc hiểu rõ hơn về tục làm
Trang 11Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tục làm vía trong đồng bao dân tộc, từ đó giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong tục làm vía giải hạn để
nó không bị mai một theo thời gian
Bên cạnh đó đề tài còn có ý nghĩa giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình cảm trân trọng và biết giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đối với mọi người dân Việt Nam cũng như những
người con xứ Nghệ, nhất là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước
7, Bồ cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảovàPhụ lục, dé tài được
chia làm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 2.Tìm hiểu tục làm vía của người Thái huyện Quỳ Hợp - Nghệ An trong xã hội truyền thống
Trang 12NOI DUNG CHUONG 1
TONG QUAN VE DIA BAN NGHIEN CUU
1 1 Đặc điểm tự nhiên
1 1.1 Vi tri dia ly va dia hình
Quy Hop là huyện miễn núi phía tây bắc của tỉnh Nghệ An, tuy xa xôi
nhưng giàu tiềm năng phát triển Huyện có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía bắc giáp huyện Quỳ Châu
Phía nam giáp huyện Tân Kỳ và Anh Sơn Phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn
Phía tây giáp huyện Con Cuông và Quỳ Châu
Từ Quỳ Hợp chúng ta có thể ngược theo quốc lộ 48 nối với quốc lộ 7, qua huyện Tương Dương và Kỳ Sơn chừng 150km sẽ đến nước bạn Lào Nếu xuôi theo quốc lộ 48, Quỳ Hợp chỉ cách thủ đô Hà Nội 340km
Quỳ Hợp có địa hình núi thấp, phức tạp, nhiều núi rừng hiểm trở, đặc biệt có nhiều lèn đá vôi cao sừng sững và kéo dài
1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Huyện Quỳ Hợp năm trong tỉnh Nghệ An là vùng có khí hậu phân hoá theo chiều Bắc - Nam, chiều Đông - Tây và theo độ cao của địa hình
Ở đây, vào mùa nóng, nhiệt độ trung bình thường là 30 - 35C, có khi lên đến 40°C, mưa lớn, giông tố xuất hiện vào những ngày tháng nóng nực này và thường có gió mùa Tây Nam khô nóng (gió Lào)
Trang 13Nhìn chung, khí hậu vả thời tiết Quỳ Hợp có những thuận lợi cho cây trồng vả vật nuôi phát triển, nhưng cũng kéo theo sự phát triển của nhiều loại sâu dịch bệnh, nẫm mốc, gầy khó khăn trong việc bảo quản lương thực, thực phẩm, các hàng hoá, sản phẩm
1.1.3 Nguồn nước
Ở Quỳ Họp, cùng với bạt ngàn đôi núi tự nhiên bao la là hệ thông sông
suối bao quanh như: sông Con, sông Dinh, sông Nậm Đuống, sông Nậm Tôn, khe Đá
Hệ thống sông suối đã cũng cấp nguồn nước tươi mát, bồi đắp cho các cánh đồng ngô, lúa xanh tươi như ở Châu Quang, Châu Lý, Châu Đình, Đồng Hợp hàng trăm ha cây cao xu, cây cam, cây chè
1.2 Đặc điểm xã hội
1.2.1 Lịch sử hình thành
Huyện Quỳ Hợp được thành lập từ năm 1963 trên cơ sở tách 10 xã:
Châu Quang, Châu Thành, Châu Hong, Châu Lộc, Châu Thái, Châu Sơn,
Châu Cường, Châu Lý, Châu Đình, Châu Yên thuộc huyện Quỳ Châu và 3 xã: Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Đàn Từ ngày mới thành lập, huyện có 13 xã, đến nay, huyện đã có 20 xã và một thị trấn Đây là
huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh
quyển miễn tây Nghệ An 1.2.2 Tình hình dân cw
Huyện Quỳ Hợp có 21 xã, thị trấn Đó là thị tran Quỳ Hợp và 20 xã:
Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành, Châu Cường, Châu Quang, Châu Thái,
Châu Lý, Châu Sơn, Châu Đình, Nam Sơn, Bắc Sơn, Văn Lợi, Thọ Hợp, Tam Hợp, Minh Hợp, Đồng Hợp, Liên Hợp, Yên Hợp, Châu Lộc, Nghĩa Xuân Tính đến hết ngày 31/12/2007, dân số của huyện Quỳ Hợp là 125.367 người
Trang 14Thái, Thô chiếm 52% dân số cả huyện Mỗi dân tộc một phong tục tập quán, một sắc thái riêng góp phần tạo nên một bức tranh đa màu sắc về văn hoá với nhiều tiềm năng phát tiễn kinh tế, xã hội
Theo các nhà nghiên cứu, người Thái là tộc người có mặt đầu tiên ở Quỳ Hợp Và có thể nói, miền núi Nghệ An, trong đó có Quỳ Hợp là quê
hương lâu đời của người Thái Người Thái chiếm khoảng 70% dân số miền
núi Nghệ An và cũng khoảng 70% số người Thái trong cả nước.Họ có mặt ở
Nghệ An muộn nhất là đầu thế kỷ thứ XV Họ từ Tây Bắc vào Nghệ An theo 2 ngả: một là từ Tây Bắc vào Thanh Hóa rỗi vào Nghệ An; hai là từ Tây Bắc vòng qua Lào rồi mới vào Nghệ An Người Thái vào Nghệ An nhiều đợt, có
nhóm đến định cư ồn định, có nhóm thì biến động Có nhóm di cư đến mang
theo cả tổ chức “bản - mường” một cách chặt chẽ (như nhóm Tày Mương); có nhóm đến lẻ tẻ, ở xen ghép với những nhóm đã đến trước (Tày Thanh, Tày Mười)
Người Thái ở Quỳ Hợp có dân số khoảng 43.123 người (năm 2007), cư
trú chủ yếu ở 14/21 xã, thị trắn.Người Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái,
hệ Thái- Kađai với các tên gọi khác nhau như: Tày, Tày Khao (Thái Trắng),
Tay Dam (Thai Den), Tay Mudi, Tay Thanh, Hang Tổng những tên gọi này thường chỉ những sắc thái khác nhau của các nhóm địa phương
Trước cách mạng tháng Tám, người Kinh ở Quỳ Hợp không nhiều, khoảng dăm ba chục người là cùng Tuy nhiên sau cách mạng, nhất là sau cuộc kháng chiến chống Pháp, với chính sách khai khẩn tiềm năng đất đai,
phát triển kinh tế, người Kinh lần lượt lên các huyện miền núi, trong đó có
Quy Hop Người Thổ vốn có mặt ở Quỳ Hợp rất sớm và có mối quan hệ gần
gũi, mật thiết với người Kinh và người Thái ở đây
Trang 15Trong quá trình lao động sản xuất, bên cạnh những giá trị vật chất đạt
được như nhà ở, âm thực, trang phục người Thái nơi đây còn có đời sống văn hoá tỉnh thần, xã hội phong phú và đa dạng, thậm chí đã trở thành tín ngưỡng
1.3.1 Nhà ở
Mỗi bản làng của người Thái có trung bình từ 30 - 40 nóc nhà.Người Thái làm nhà bằng gỗ rất lớn vả chắc chăn nhất so với các cư dân trong vùng Có thể nói vùng Quỳ Hợp nói riêng và Nghệ An nói chung đã tập trung được
nhiều kiểu nhà sản của người Thái ở Tây Bắc
Nhà ở của người Thái được thiết kế theo kiêu chung mà cộng đồng các
dân tộc miền núi thường làm Do là kiểu nhà sàn, thường làm bằng tre, gỗ,
nứa vả có hai tầng, tầng trên cao hơn tầng đưới khoảng 1,5 - 2m để tránh hơi âm, thú dữ và cũng là nơi trú ngụ của gia súc, gia cằm Tầng trên là noi sinh hoạt của mọi người trong gia đình, được đi lên bằng hai chiếc thang đóng liền vào nhà sàn Nhà của họ thường thoáng đăng và rộng do ít khăn phên vách và hàng cột giữa
Nhà thường có ba hoặc năm gian, dài khoảng 60m, rộng khoảng 20m, thông thường là ba gian với hai đầu hồi Người Thái có tục cắm ngặt người lạ vào các phòng riêng trong các gian này,ngoại trừ trường hợp được chính chủ gia đình mời vào khám bệnh cho người ốm hoặc phải khám xét nhà
Trong những năm gần đây đã xuất hiện xu hướng xây nhà đất hoặc nửa
sản nửa đất do một số gia đình biết lợi dụng mái núi dốc làm nhà 1.3.2 Âm thực
Trước đây người Thái thường ăn gạo nếp, ngô khoai, gần đây họ trồng
thêm lúa tẻ và ăn cơm tẻ Họ ăn được nhiều loại thực phẩm, thức ăn thường
được xào nẫu hoặc rang muỗi Họ thích ăn chua, ăn tái với nhiều loại gia Vi,
Trang 16tập quán truyền thống của đồng bảo Thái nơi đây Đồng bào Thái uống nước suối trong, bên cạnh đó còn uống nước là cây trong rừng như cây cỏm xôi, lá
vang
Ruou trang (14u xiéu) va rrou can (lau x4) là hai loại rượu cửa người Thái, thường được dùng trong những dịp hội hè, cưới xin, ăn mừng nhà mới Khi ăn cỗ, đàn ông thường uống rượu trăng trước, ăn cỗ xong mới uống
rượu cân
1.3.3 Trang phục của dân tộc Thái
Từ trước tới nay, trang phục của người Thái được ca ngợi bởi sự đơn
giản, duyên dáng và thanh lịch, nhưng Ít a1 biết được, để có bộ trang phục
“hút hồn” như vậy, người dân đã phải khéo léo kết hợp từng chí tiết để tạo nên hình ảnh những cô gái Thái rất riêng
Phụ nữ Thái mặc khá cầu kỳ và đẹp mắt Ngày thường họ mặc áo ngắn
có tay và mồ ngực, được may sát vào thân làm nổi bật các đường nét trên cơ
thể Chiếc váy họ mặc là một mảnh vải hình chữ nhật dài, khi mặc xếp đôi lại
và cuộn theo thân người, có cạp trắng hoặc đỏ Khác với chân váy của người Thái ở Tây Bắc thường không có hoa văn hoặc hoa văn đơn giản thì chân váy của phụ nữ Thái Quỳ Hợp có thêu hoa văn trang trí rực rỡ, thường là hình rồng, hươu, nai, hoa lá hay các hoa văn kỷ hà
Khăn Piêu là vật dụng “cầm tay” của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay trong các dịp hội hè Piêu có hai loại, một loại được thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ và loại kia chỉ là một tắm vải bông nhuộm chàm.Chiếc
khăn Piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thê hiện sự tỉ mi, khéo
léo của người thêu
Nói đến trang phục người Thái thì không thể không nhắc tới các đồ
trang sức đeo trên người như vòng cô, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc trên đầu,
Trang 17So với trang phục của nữ, trang phục người Thái nam đơn giản hơn Họ mặc áo cộc xẻ thân trước với hàng khuy cải bằng xương, gỗ hay bằng vải tết
lại, quân có cạp, khi mặc thường túm lại rồi thắt bắt chéo trước bụng, ống
quần rộng mà ngăn trên mắt cá chân Cả quần và áo thường có mảu chảm, được may bằng vải bông do phụ nữ trong gia đình đệt thành Họ thường đi chân đất hoặc đi dép đan bằng sợi mây hoặc sợi tre móng
Ngày nay, người Thái sử đụng trang phục như người Kinh để tiện cho việc sinh hoạt Nhưng không vì thế mà trang phục truyền thống của họbị mắt đi Nó vẫn còn được giữ gìn và lưu truyền đến ngày nay, sử dụng trong những dịp lễ tết, cưới hỏi Việc mặc trang phục của dân tộc mình trong những dịp sinh hoạt cộng đồng đã trở thành niềm vinh dự và tự hào của ba con Thai noi đây
1.3.4 Tang ma
Từ xưa đến nay, người Thái ở huyện Quỳ Hợp có tục chia của cho người chết, trong đó có một con trâu để dắt theo về trời Bởi đồng bảo Thái quan niệm “chết” có nghĩa là “về trời” chứ “chết” không phải là “hết”, mà về
trời thì vẫn phải làm ăn, nghĩa là vẫn phải có con trâu để kéo gỗ, kéo cày
Đến tận ngày nay, tục lệ ay vẫn còn tôn tại ở một số địa phương
Đám tang truyền thông của người Thái thường diễn ra trong ba ngày, sang ngảy thứ tư mới đi chôn cất Khách khứa đến dự đám tang thường ở lại đến hôm đi chôn cất xong xuôi mới về Và vẫn đề ăn uống của khách được gia đình có người chết quan tâm và lo lăng
Ngày nay, nhờ các chính sách của chính quyền, người Thái ở Quỳ Hợp đã chấm dứt được hủ tục “người chết, trâu cũng chết theo”, giảm được đáng
kế chỉ phí Và đặc biệt, nhờ làm tốt công tác vận động tuyên truyền mà 100%
đám tang ở Quỳ Hợp không để người chết trong nhà quá 48 tiếng, không ăn
uống linh đình dài ngày
Trang 181.3.5 Ngôn ngữ, chữ viết
Người Thái là một trong số ít các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết từ lâu đời Theo các tài liệu nghiên cứu, chữ Thái xuất hiện và được sử dụng khoảng thế kỷ X - XI, đến nay đã được thế giới công nhận là một trong bốn văn tự cổ của Đông Nam Á và ở Việt Nam Từ vị thế của một dân tộc có chữ viết, người Thái nhận thức được nền tảng tỉnh thần quý báu của dân tộc mình, từ đó dần hình thành bản sắc riêng của dân tộc, góp phân tạo nên tính đa dạng trong sự thống nhất
Cho tới ngày nay, nước ta có tất cả 8 loại chữ Thái cô (cũng có ý kiến cho rằng chữ viết của người Thái có lịch sử khoảng 800 năm).Chữ Thái ở Việt Nam có nhiều hệ chữ, riêng ở tỉnh Nghệ An có 3 hệ chữ Thái: hệ Lai - Tay, hệ Xứ - Thanh và hệ Lai - Pao, trong đó hệ chữ Lai - Tay được sử dụng
nhiều hơn cả, ở các huyện như: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp Tuy nhiên
hiện nay chỉ còn một số Ít người Thái biết và hiểu được chữ Thái cổ
Ngôn ngữ Thái của đồng bảo nơi đây cũng giỗng như các nhóm Thái
khác, là ngôn ngữ đơn âm, có thanh điệu, có phân biệt ý nghĩa và cấu tạo theo thứ tự chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần cấu tạo khác
Tiểu kết chương 1
Trên miền Tây Bắc xứ Nghệ, ngày 19/4/1963, huyện Quỳ Hợp được thành lập theo quyết định số 53/CP của Hội đồng Chính phủ Địa danh Quỳ
Hợp ra đời từ đấy Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyền miền Tây Nghệ An
Quỳ Hợp là một miền quê văn hoá, từ năm 2001 đã được Bộ Văn hố Thơng tin và Uỷ ban nhân dân tỉnh chọn chỉ đạo thực hiện thí điểm “Đề án
Trang 19mién Trung Qua nhiều năm thực hiện, Quy Hợp đã đạt được những kết quả tốt đẹp
Người Thái là tộc người đầu tiên có mặt ở Quỳ Hợp Có thể nói, miền núi Nghệ An, trong đó có Quy Hợp là quê hương lâu đời của người Thái với những đặc điểm văn hoá vật chất và tinh thần phong phú Cùng với sự phát triển của xã hội, sự nâng cao về mặt nhận thức, đồng bào Thái đã và đang dân khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế, văn hoá vùng
Đến với Quỳ Hợp hôm nay, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những
ngôi nhà sản cô độc đáo của người Thái, có dịp được hiểu thêm về phong tục
tập quán của họ như: tục lệ buộc vía, tục cưới xin, tang ma Bên cạnh đó, du
khách về dự các lễ hội sẽ được thưởng thức các món ăn mang hương vị riêng
của núi rừng, được thưởng thức những làn điệu suối, lăm, nhuôn của người Thái, câu hò, điệu dân ca ví dặm của người Nghệ An góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu làm phong phú đời sống tỉnh thần, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của quần chúng nhân dân
Trang 20CHUONG 2
TUC LAM VIA CUA NGUOI THAI O HUYEN QUY HOP - NGHE AN TRONG XA HOI TRUYEN THONG
2.1 Quan niệm về tín ngưỡng của người Thái
2.1.1 Quan niệm về tín ngưỡng
Tôn giáo, tín nghưỡng, phong tục tập quán luôn gắn liền với sự ra đời của mỗi tộc người Đó là những yếu tô góp phần làm nên bản sắc riêng, giúp phân biệt giữa các tộc người với nhau Điều đáng nói là ở đâu, phong tục ấy cũng luôn được giữ gìn và gắn bó mật thiết với đời sống con người
Như bao dân tộc khác, tín ngưỡng dân gian của người Thái vô cùng đa dạng Theo họ, vũ trụ quan gồm ba thế giới, một thế giới ở trên trời cao và hai thế giới cùng tồn tại ở mặt đất, một bên là thế giới của những người sống và một bên là thế giới của ma Thế giới trên trời có Then Luông là đẳng tôi cao
nhất cai quản trời đất, loài người và vạn vật, Then Luông được các quân thần
giúp việc Còn đưới trần gian, bất cứ ở nơi nảo cũng có các ma (phi) cai quản Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, ma nương, ma rừng, ma suối Những vị thần trên trời,
các ma dưới trần kể trên cùng với ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đắm), những
ông, bà, cụ ky đã khuất (pú pầu) là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người Nam trong quan niệm chung của người Thái, người Thái ở huyện Quy Hợp - Nghệ An cũng quan niệm răng trời đất được chia làm ba mường tương đương với ba thế giới:
Trang 21Ở giữa là Mương Đin (mường Côn hay mường người), nằm ngay dưới Mương Pha, là thế sống của sự sông muôn loải
Dưới cùng là Mương Phi (mường ma), là thế giới của cõi âm
Tuy cùng trong địa bàn tỉnh Nghệ An nhưng người Thái ở hyện Kỳ Sơn lại có quan niệm về vũ trụ khác với quan niệm của người Thái ở huyện Quỳ Hợp Người Thái huyện Kỳ Sơn cho rằng tầng dưới cùng của vũ trụ không phải là Mương Phi - mường của cõi âm, mà là Mương Bọoc Đai - là thế giới trong lòng đất của những người tí hon, là nơi vẫn tồn tại sự sống bình thường như con người Có lẽ do sự khác nhau đó mà quan niệm về tâm linh và các nghi lễ liên quan của hai huyện cũng khác nhau
Có thể nói, người Thái bắt đầu hình thành tín ngưỡng dân gian từ khi
CON TBƯỜI biết chôn đồng loại Xuống đất sau khi họ đã chết Họ quan niệm, trên thân thể con người, những hôn (khuân) ở đầu người tập trung thành một ma (phi) và lên troi- noi ngy tri cua Then Cac hồn ở tứ chỉ tập trung thành ma nha và nương tựa nơi bàn thờ người chết trong nhà Ma nhà cũng tôn tại với người sống, trong thế giới của người sống Các hồn ở thân cây cũng hợp lại thành một ma để về Mường Pú Pẫu ở trong rừng, nơi chôn người chết, Mường Pú Pẫu ứng với Mường Ma Các thế lực vô hình luôn có mỗi quan hệ
trực tiếp với con người nhưng con người lại không thể liên hệ trực tiếp với
chúng, mà phải thông qua một lớp người đặc biệt Đó chính là thầy mo - những người làm câu nỗi cho người sống với thế giới bên kia
Người Thái cũng tin nhiều vào các sức mạnh của ma, quỷ, thần theo
quan niệm vạn vật hữu linh truyền lại từ xa xưa Tuy nhiên, do sự phát triển
của xã hội, những hiện tượng này đã giảm bớt rất nhiều Cũng như vậy, việc bùa, yếm, chài, điềm lành, điềm dữ vẫn còn là nỗi lo lắng trong tâm thức dân gian
Người Thái ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, cũng giống như đồng tộc của
Trang 22minh 6 Tay Bắc luôn tin rang có một lực lượng siêu nhiên với sức mạnh vô
hình, nó có những ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sông của con người Vì thế mà toàn bộ đời sống tâm linh của họ là dựa trên cơ sở niềm tin vào
thần thánh Và con người phải làm hài lòng thần linh bằng các lễ cúng do thầy
mo chủ trì
2.1.2 Sơ lược về thây mo, thây cúng
Thay mo của người Thái ở miền Tây Nghệ An nói chung có thê là đản
ông hoặc đàn bà, có thể là người già hoặc người trẻ Và theo truyền thống, một người muốn trở thành mo thì phải biết các nghi lễ, phải thông thuộc các bài cúng và cách thức cúng, đồng thời phải thuộc các dòng họ được chọn làm mo Theo người Thái ở Quỳ Hợp, trong chín dòng họ gốc do trời ban xuống thì họ Lương được thế tập làm mo “Lương ê mo, Lò ê tạo” (Lương làm mo, Lò làm tạo) Nhưng trên thực tế thì ở Quỳ Hợp ngảy nay có nhiều dòng họ có thể làm mo
Trong ngôn ngữ của người Thái ở Quỳ Hợp, thuật ngữ “mo” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau “Mo” có thê được coi là danh từ khi nói đến một chức danh trong xã hội (mo mường), cũng có khi là một động từ nhằm chỉ
việc thực hành một nghì lễ mang tính tín ngưỡng, tâm linh như “làm mo”,
trong nhiều trường hợp lại dùng để chỉ làm “nghề một” hay “nghề môn”, chỉ những người chữa bệnh bằng phép thuật
Trong xã hội Thái truyền thông, những người làm mo được phân thành nhiều loại: mo măng sư, mo mường, mo cúng
Thầy mo có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc thực hành các
nghi lễ tâm linh của người Thái Họ là hiện thân của tri thức văn hoá dân gian, là người am hiểu các phong tục tập quán của cộng đồng và hướng người dân đến những hành động, ứng xử tốt đẹp Đối với cộng đồng, họ là những
Trang 23thế mà các thầy mo giỏi đều được cả bản mudng kinh né
Đề thể hiện lòng biết ơn, những người được thầy mo giúp đỡ luôn có lễ lạt trả công Lễ to hay nhỏ là tuỳ tâm mỗi người, mỗi hoàn cảnh mà đền đáp sao cho xứng đáng Lễ thường là nửa con gà, một gói xôi, chai rượu hay cũng có thể là một vải chục nghìn cùng trâu cau
2.2 Quan niệm của người Thái về hồn vía
Giống như bao dân tộc khác, người Thái quan niệm trong con người có 2 phan:phan thé xdc va phan hồn vía Phần thể xác sẽ không thể đi lại, nói
cười hay làm bất cứ một hoạt động øì nếu thiếu hồn vía
Con người ta tồn tại được là nhờ có linh hôn, linh hồn của người nào
được khỏe mạnh, thoải mái thì người đó mới được mạnh khỏe và hoạt động bình thường Ngược lại, linh hồn của người nào không khoẻ mạnh thì người đó không bình thường, không minh mẫn để làm ăn được Hồn vía con người là đo Bôn/ Then (ông trời) ở mường trời ban cho, sau khi đúc từ khuôn Bầu ra Hồn vía này được ngụ ở trong cây chuối hoặc con cá ở trong vườn trời, do người trời canh giữ Vì vậy, con người xuống trần gian sống nhưng vẫn “nỗi” với hồn vía ở mường trời Khi cây chuối héo hoặc con cá trong vườn trời chết đồng nghĩa với việc người trần gian chết Hay khi hồn vía người rong chơi, thất lạc, hoặc buôn tủi thì tức là con người bị ôm Muốn an ủi vía, rủ vía về, thì phải cúng lễ “sửa”, cúng lễ dé “gọi vía”, “buộc vía”, buộc chỉ cô tay dé giữ
hồn vía trở lại, ở lại với cơ thể, giúp cho người khỏe mạnh, bình an
Và người Thái cho rằng, người có khả năng giao tiếp với hôn vía, với Then chính là mo - ngườido nhà trời cử xuống để trông coi hồn vía Mo ngụ ở trong cái giỏ Hó treo nơi buông nằm của con người (người Thái ai cũng phải có ] cái giỏ nhỏ từ khi sinh ra) Cái giỏ này không phải là cải giỏ bình thường nên gọi là Hó, tức là “cái nhà”, có khi được gọi là “nhà vàng” (Hó căm) Mo xuông trân gian thì “hóa kiêp” vào trong người nào mà mo chọn Và nêu
Trang 24người đó “mê” nghề mo (bói, đoán số, khài cúng, chữa bệnh),thì Then sẽ “ban” cho người đó khả năng đặc biệt, người đó sẽ theo thầy học và hành nghề mo
Theo người Thái ở Quỳ Hợp, số lượng hồn vía con người khá nhiều, có “30 vía đăng trước, 50 vía sau lưng”, vía ngón chân, ngón tay, tai, vai, tim, gan bộ phận nào cũng có vía; nên tính ra tất cả đến 900 hồn, vía (điều này khác với quan niệm của người Thái ở Tây Bắc là đàn ông có 7 hồn vía, đàn bà có 9 vía) Trong số vía đó thì có vía đỉnh đầu là rất quan trọng, gọi là “vía
gốc” Vía gốc ngụ trong tóc người, người nào búi tóc thì búi tóc của họ là
thiêng liêng và phải được giữ gìn cân thận Những vía còn lại là “vía ngọn”, vía phụ Vía còn ngụ trong áo, trong bóng người, trong chăn màn, gối, giường Vì vậy có những phép bùa nhằm yếm giường năm, áo, bóng người
Người Thái cho răng khi người chết thì hồn vía chia làm ba, một vía lên bàn thờ, một vía về nghĩa địa, một về lại trời Con chết thì cha ở bàn thờ phải nhường chỗ cho con, đời dần ra khỏi nhà và lên trời (cùng với hồn trước đây) Nhưng khoảng cách giữa trần gian và mường trời không thành vấn dé, con cháu cúng bái có mâm cỗ gọi về thì hồn vía về ngay Hồn vía cha mẹ tổ tiên hầu như hiển hiện bên con cháu, thường trực ở gần bên chứ không xa tý nảo
Xét trong quan niệm về hồn vía của người Thái, nhìn có vẻ mê tín, duy tâm, nhưng thật ra lại rất duy vật, biện chứng Hồn vía là phan tinh than cua
con người, mặt tinh thần này gan bó chặt chẽ với mặt thể xác vật chất của con
người Tâm lý học cho răng mặt tinh thần, tâm lý có mỗi liên hệ qua lại với
mặt sinh ly cơ thể của con người Tâm lý ôn định, trong lành thì sẽ giúp cho
Trang 25Đó là lý do người Thái có tục lệ buộc vía cho con người: có một loạt những lễ buộc vía trong suốt cả vòng đời một con người, có những lễ buộc vía trong những trường hợp đặc biệt khác nữa (như ôm đau, đón khách quý, trước lúc đi xa, hoặc đi xa về .)
2.3 Quá trình thực hiện lễ buộc vía của người Thái ở huyện Quỳ Hợp-
Nghệ An
Quỳ Hợp là một trong những nơi bảo tồn và lưu giữ nhiều nét văn hoá đặc trưng của người Thái Vừ xa xưa, tín ngưỡng dân gian không những là một nghi lễ tốt đẹp trong đời sống tâm linh mà nó còn là nét văn hố truyền thơng tốt đẹp của dân tộc Đặc biệt, tín ngưỡng dân gian của người Thái là nơi
chứa đựng nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá độc đáo của dân tộc, tiêu biểu là tục lệ buộc vía của đồng bào nơi đây, một nghi lễ tâm linh mang nhiéu gia tri
văn hoá truyền thống của dân tộc
Vào thời xã hội chưa phát triển, người Thái cũng như cộng đồng xã hội loài người sống chủ yếu dựa dẫm, phụ thuộc vào tự nhiên Họ luôn cảm thấy
sợ hãi, rụt rè trước các hiện tượng tự nhiên bởi họ không thể lý giải, không thể hiểu và không dám đối mặt với nó Và để giải thoát cho chính mình, họ đã tìm
đến lối thoát tâm linh, họ tin vào các lực lượng siêu nhiên như thần thánh, hay tổ tiên của chính mình với hi vọng được che chở, phù hộ, đưa họ thoát ra khỏi những điều họ đang sợ hãi Cứ như thế, cùng với việc phát triển của cuộc sống thì niềm tin vào đắng siêu nhiên của đồng bào Thái ngày càng được củng cô và ăn sâu vào tiêm thức Tục lệ buộc vía của người Thái cũng vì lẽ đó mà ra đời
Có rất nhiều hình thức buộc vía với quy mô to nhỏ khác nhau, nhưng
quá trình thực hiện cơ bản của một lễ buộc vía thường diễn ra theo mô típ sau:
Trang 262.3.1 Thời gian làm lễ
Không quy định thời gian cụ thể, không bắt buộc phải theo ngày, theo
mùa; lễ buộc chỉ cổ tay (lễ buộc vía) của người Thái ở Quỳ Hợp có thể diễn ra
vào bất kỳ ngày tháng nảo trong năm, chỉ cần một cá thể nào đó có việc như đi xa, mới ốm day, tinh than bat an, vo chéng mới cưới nhau, cầu chúc sự vui vẻ Và tuỳ vào điều kiện, gia cảnh khác nhau thì gia chủ có thể thực hiện
một buổi lễ buộc vía dài ngày hay ngắn ngày
Lễ buộc vía được tiến hành nhiều nhất và được coi là lễ quan trọng nhất vào những ngày đầu xuân hoặc cuối năm hay dịp mông một tết Đối với những lễ buộc vía lớn như: lễ cưới, lễ mừng thọ, hay là làm nhà mới thì việc
chọn ngày giờ sẽ khắc khe hơn Ngày được chọn còn phải phụ thuộc vào độ
tuôi, ø1ờ sinh, căn, mệnh của người được làm vĩa
Khác với người Quỳ Hợp, người Thái ở Kỳ Sơn lại chọn thời điểm buộc vía là vào buổi tối.Vì họ cho rằng buỗi tôi mang tính thiêng liêng, sự giao hoà giữa thế giới tâm linh, âm dương không giới hạn khoảng cách và như thế mới gọi được hồn vía gia chủ về Điều này thể hiện sự khác biệt trong quan niệm, nhận thức của đồng bào Thái ở hai huyện khác nhau nhưng lại trong cùng một tỉnh, chứng tỏ sự đa dạng trong văn hoá người Việt Tuy nhiên nó cũng gây ra những khó khăn nhất định trong công tác sưu tâm và đánh giá văn hoá của từng vùng miễn
2.3.2 Địa điểm làm lễ
LỄ buộc vía thường được tô chức tại nhà người làm vía đang ở, hoặc
nhà của người làm lễ cho người làm vía (nhà cha mẹ, anh em )
Trang 27gol via về Có thê ØỌI Vía ở mọi nơi, những nơi mà vía có thể bị lạc mất như sông, suối, ao, rừng
2.3.3 Thành phân tham gia
Trong buổi lễ, hai thành phần quan trọng nhất không thể thiếu chính là thầy mo va người được làm vía Nếu thiếu hai thành phần này thì buôi lễ sẽ không có ý nghĩa Ngồi ra cịn có ơng bà, cha mẹ, anh em, con cháu Ở
những buổi lễ buộc vía lớn thì còn có bạn bè và hàng xóm láng giềng tham
dự
Người Thái cho rằng buổi lễ buộc vía càng trở nên có giá trị, người buộc vía sẽ có được sự vui vẻ, may mắn nếu những người được mời dự buổi lễ đến đông đủ, bởi điều này thể hiện sự quan tâm, quý mến của khách đối với gia chủ cũng như người được làm vía Và ngược lại, nếu buổi lễ có ít người tham gia thì không chỉ người được làm vía mà cả gia đình đều sẽ rất buồn tủi, đồng nghĩa với việc giá trị của budi 1é bi giảm đi
2.3.4 Lễ vật
Mâm lễ dâng lên của người Thái ở huyện Quỳ Hợp thường là gà, cá và
các món ăn gần gũi với tập quán của người dân Trong mâm lễ phải có đủ thủ
cấp của các con vật dâng lễ, điều này thể hiện ý nghĩa tròn vạnh về tình cảm, không thể thiếu hụt, khập khiếng của người dâng lễ Lễ vật dâng lên là lợn thì được coi là sang, còn không thì cũng phải có cá, gà để bày tỏ lòng thành của
người làm lễ
Đồ lễ thường được đặt trong một chiếc sàng, hoặc rá, rồi đặt lên mâm
được làm bằng mây Trong mâm lễ có:
- Hai con gà luộc đặt trên đĩa hoặc lá chuối, để nguyên con, kẹp cánh, hai chân kẹp bên đầu con ga, phan nội tạng đặt vào trong bụng hoặc bên ngoai Chon được gả trông màu đỏ, vàng là tốt nhất, kiêng kị việc dùng gà
đen làm lễ
Trang 28- Hai bát cơm nếp (hoặc có thể là cơm tẻ), một bát để cơm vậy còn một bát có xé một ít thịt gà để vào trong bát Xới cơm chỉ được xới một lần
- Hai chai rượu đặt ở hai bên, nếu dùng một chai thì đặt ngoài mâm lễ, hai chén rượu nhỏ
- Một nắm đũa và số đũa phải là số chăn Việc lẫy đữa làm lễ cũng là một việc vô cùng quan trọng Người trong gia đình bốc một năm đũa, không
quan trọng là bao nhiêu chiếc Nếu số đũa là chăn thì lễ buộc vía mới được
tiến hành Nếu bốc được số đũa lẻ thì sẽ phải bốc lại Mỗi người trong gia
đình sẽ được bốc ba lần, nếu cả ba lần đều bốc số đũa lẻ thì phải cho người
thân khác đến bốc cho đến lúc bốc được số đũa chắn mới thôi Lý giải điều
này, người Thái cho răng số chẵn tượng trưng cho người sông còn số lẻ tượng trưng cho người chết, và việc bốc được số đũa chăn còn thông báo một “thông điệp bí ân” của hồn via là: hồn vía của người làm vía đã sẵn sàng để tham gia lễ cúng - Một đĩa trầu cau đã được têm và bố sẵn (nếu người được làm vía còn nhỏ tuôi thì không cần) - Một đĩa đựng tiền lẻ (không bắt buộc) - Một bát muỗi trắng
Việc săm lễ phải tuân thủ quy tắc số lượng, đồ lễ phải là số chẵn, thể hiện sự có đôi có cặp Và không chỉ người hành lễ, người được làm lễ, mà ngay cả người sửa soạn mâm lễ cũng phải ăn mặc gọn gàng, chỉnh tẻ, thể hiện sự coi trọng tính chất trang nghiêm của buổi lễ cũng như tôn trọng các lực
lượng siêu nhiên Đồ lễ chưa cúng phải kiêng kị tuyệt đôi việc động vào hay
ăn trước, mâm lễ dọn ra phải được trông coi can than néu pham 16i gi sé bi
coi là có lỗi với tổ tiên, với linh hồn
Trong buổi lễ, một vật quan trọng không thẻ thiếu đó chính là chỉ dùng
Trang 29via thường là sợi chỉ đen (nhuộm chàm) được người Thái làm ra từ hai
nguyên liệu chính là bông và tơ tằm, có chiều dài khoảng 20 - 30cm.Có một
số ý kiến cho răng, xưa kia, người Thái ở Quỳ Hợp dùng sợi dây gai để buộc vía Nhưng theo những người am hiểu về văn hố truyền thơng của dân tộc Thái thì người Thái xưa kia không dùng sợi gai để buộc vía mà sợi gai chỉ được dùng để buộc cần rượu trong lễ “ăn cơm uống rượu chung” của đôi vợ
chồng mới cưới
Cùng với việc sửa soạn mâm lễ buộc vía thì gia chủ cũng sẽ làm một mâm lễ nhỏ đặt lên bản thờ và cúng báo với tổ tiên Và dù được đặt ở đâu thì mâm lễ buộc vía vẫn phải đặt dưới bàn thờ tô tiên
Cùng chuẩn bị đồ lễ để tiến hành lễ buộc vía nhưng người Thái ở Kỳ
Sơn lại có những quan niệm khác người Thái ở Quỳ Hợp Trong mâm lễ gọi hồn của người Thái của Kỳ Sơn “ chỉ có một con gà luộc chín được chia làm
ba phan, hai phan là thịt và một phần là đầu, chân, lòng mẻ Các lễ vật khác gồm một nắm xôi, hai cái bát, hai sợi chỉ đen để buộc vía, năm đôi đũa, năm chén rượu (biểu thị sự vận hành theo ngũ hành) Và điều đặc biệt là trong mâm lễ của người Thái ở Kỳ Sơn phải có chiếc áo của người được buộc
vía, ” trong khi đó đồng bào Thái ở Quỳ Hợp lại không có những quan niệm như vậy (Theo VI Thị Kim Nhung, Tục làm vía của người Thái ở Kỳ Sơn, Nghệ An)
Điều nảy một lần nữa chứng tỏ sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hoá Việt Nam, nhưng một phan cũng đã tạo nên bản sắc văn hoá riêng của từng tộc người, từng vùng miễn
2.3.5 Hành lễ
Sau khi cúng báo cho ma nhà biết lý do tô chức lễ buộc vía, thầy mo
tiễn hành làm lễ gọi vía về Với mỗi trường hợp gọi vía khác nhau lại có các bài vía khác nhau Vì vậy, thầy mo phải ra ngoài bản đê gọi vía về sau khi đã
Trang 30làm lễ cáo tô tiên Khi đi, thầy mo mang theo cái giỏ đựng xôi, gà, cá, gạo, muối, áo của người bị ôm và một que củi còn đỏ than (tượng trưng cho bó đuốc thắp sáng, soi đường cho linh hồn theo ngọn đuốc này trở về nha)
Khác với lễ gọi vía của người Thái nơi đây, trong lễ gọi vía của đồng bào Thái ở Kỳ Sơn (Nghệ An), thầy mo phải có khăn Piêu và đem quấn thảnh một vòng quanh cô đi qua ngực để thòng trước ngực Nắm gọn trong Piêu có
một cá ép xôi nhỏ, trong ép xôi nhỏ có một miếng trầu cau, một vài hột nô của
gạo rang hoặc ngô rang
Trong lễ gọi vía, vật có ý nghĩa quan trọng là chiếc áo của người được
làm vía Người ta cho răng chiếc áo là vật tượng trưng cho con người, là nơi
trú ngụ linh hồn, khi linh hồn có thất lạc ở đâu thì sẽ theo cái áo đó mà trở về
với thể xác
Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ, người được làm vía ngồi phía trên hoặc bên mâm cúng Thầy cúng sẽ ngồi trước mâm lễ, anh em họ hàng ngồi xung
quanh và thầy bắt đầu làm lễ Nghỉ lễ làm vía bao gồm 3 phan:
- Phần 1: Thầy mo đọc bài cúng kể lại lý do làm lễ buộc vía, đánh mất
vía ở đâu? Đi đón vía về nhà như thế nào?
- Phần 2: Thầy mo đọc bải cúng đón vía về, mừng vía đã về nhà và mời vía ăn
Đọc xong lời cúng, thầy mo hoặc người nhà lẫy xôi và thịt gà xé sẵn chấm muối đút cho người được làm vía ăn, với ý nghĩa ăn cùng với linh hồn để cho có bạn, kế từ nay về sau hồn và xác sẽ không bao giờ lìa xa nhau Sau
do anh em, con chau, ho hang co thé lay Ít xơi và thịt ăn cùng, thể hiện sự
đoàn kết, chia sẻ với người được buộc vía
Trang 31người được buộc vía Sợi chỉ này như là sự níu giữ, buộc chặt vía ở lại mãi với thần chủ [rong khi đó, anh em họ hàng đến cầm tay người được buộc vía và vuốt ve, ý muốn an ủi, giữ vía lại với chủ Tiếp đó, anh em, họ hàng lại gần cùng nhau buộc chỉ vào cổ tay, nắm lây cô tay người được làm vía và nói nhỏ rằng đây là sợi chỉ đen để buộc vía lại, từ nay đừng đi đâu nữa, hãy ở lại mãi với chủ Điều này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, đoàn kết của các thành viên trong gia đình
Không giỗng như người Quỳ Hợp, người Thái ở Kỳ Sơn lại có cách thể hiện tình cảm, tinh thần đoàn kết thật đặc biệt Trong lúc thầy mo buộc chỉ cỗ
tay cho người được làm vía thì mọi người nắm lấy tay nhau tạo thành một vòng tròn khép kín trong mâm, thể hiện sự cô kết cộng đồng
Việc buộc vía không quy định số vòng (nhưng thường là một vòng) và
được buộc ở cả hai tay Số sợi vía được buộc không bị giới hạn, cảng nhiều
sợi được buộc vào tay thì càng chứng tỏ được sự quan tâm, chia sẻ, động viên
của người thân đối với người được buộc vía, càng giữ vía ở lại bên chủ lâu
hơn Sau đó, những người giả trong nhà sẽ lấy sợi chỉ buộc vào cỗ tay vợ (hoặc chồng) và con, cháu của người được làm vía như ý nói rằng cả gia đình hãy cùng nhau giữ lấy vía cho người ỗm.Sợi chỉ buộc vía xong sẽ theo con người mãi cho tới khi nó tự đứt và mất đi Nếu sợi chỉ siết chặt vào tay người được buộc thì mới cắt đi và đúc vào túi áo, túi quân chứ không được tự ý vứt
đi, bởi đó là hành động có tội với hồn vía, với thần linh
Trong suốt quá trình diễn ra buôi lễ,cha mẹ, họ hàng, anh em có lòng
đặt tiền lễ vào trong mâm cúng nhăm động viện, chia sẻ với người được buộc
vía Đây như một hình thức trao đổi tình cảm xuất phát từ tắm lòng.Kết thúc
buổi lễ, gia đình sẽ dọn mâm cho tất cả mọi người cùng dùng bữa cơm lễ
trong sự chúc tụng vui vẻ
2.4 Các trường hợp phải làm vía
Trang 32Dong bao Thai 6 Quy Hop co rất nhiều nghỉ lễ liên quan đến chu kỳ đời người với những nghi thức tiến hành độc đáo, đặc sắc,mang đậm nét văn
hoá truyền thống Những nghi lễ đó được tiến hành tuỳ hoàn cảnh, điều kiện
sống, có thể rất cầu kì, lễ vật lớn; cũng có thé rat don giản, lễ vật nhỏ Mỗi khi con người nhận được nghi lễ đó thì tâm lý, tính thần đều được an ủi,coi như đã hoàn tất một sự kiện trong đời; nếu không thì còn băn khoăn, vướng mắc, tâm lý có thể suy sụp, kéo theo sức khoẻ giảm sút, con người hoá đau ốm, bệnh tật Vì vậy, tuỳ ở quan niệm, nghỉ lễ vòng đời có thể rất quan trọng đối với người này và kém quan trọng đối với người khác Tuy nhiên có thể thấy răng đây là một nghi thức tâm linh chứa đựng nhiều tầng văn hoá, rất đáng quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu
2.4.1.Buộc vía theo nghỉ lễ vòng đời ( 4 giai đoạn cuộc đời)
2.4.1.1 Buộc vía cho trẻ sơ sinh (gâm 5 lữ nghỉ lỗ
- Mừng đứa trẻ ra đời, cảm ơn người nhà trời dẫn đường xuống
Khi đứa trẻ mới sinh ra, người nhà tổ chức lễ buộc vía và cũng là lễ
buộc vía đầu tiên trong đời Lễ buộc vía này mục đích là để “cảm ơn” những người “khách vàng”, “khách quý”, “con trời” - ở đây là “người nhà trời”, là “bà dẫn đường” (nhả đám tang) đã dẫn đường cho người mẹ đưa con xuống trần gian bình an, nay được sinh ra, mẹ tròn con vuông Người nhà đứa trẻ mời mo đến, mo đặt đứa bé lên một cái sàng và cúng, trình với tổ tiên đứa
cháu mới ra đời, mong tô tiên nhận mặt nó, trông coi no cho khôn lớn Mo lay
ngón tay chấm vảo bát nước, rồi chấm vào miệng đứa bé, cho nó được “uống
nước trời”, rồi mo lại chấm nước lên thóp đầu đứa bé, gọi là “chỏm vắn”, tức
Trang 33“ma” là đứa bé này không dang “bat” lam gì, hãy để cho nó sống! Đứa bé nhận được “hồn lúa” từ cái sàng gạo (để có sức khỏe, lớn mau)
Sau đó, mo buộc vào cổ vả tay đứa bé một cái “bùa hộ mệnh” được
khâu bằng vải đã được mo “phù chú” (vật làm bùa hộ mệnh có thể là gói thuốc, 1 mẫu rang lon 101, 1 mẫu nga voi v.v ) Mo dat tên cho đứa bé, cha mẹ đứa bé cũng ưng thuận Đó là tên “mo” của đứa bé, sau này cúng vía là
gọi theo tên này, bất luận là nó lớn lên, đi học có thêm tên mới Dân bản đến
mừng hai mẹ con, cùng uống bát thuốc cỏ và ăn bữa cơm thăm Mâm cúng có
XÔI gà, rượu, trầu cau
- Gọi hôn vía đứa trẻ về
Khi đứa trẻ nóng sốt, khóc quấy “Bố, mẹ bón cơm không thích/ Bú sữa thì không muốn/ Bú sữa toàn ngậm/ Bú sữa toàn nhả toàn phun/ Còn phun đi ngụm sữa/ Còn ngậm mãi cơm bón cơm búng”, thì phải đi hỏi mo xem nguyên nhân là do đâu Mo nói “Không có ma nào chọc/ Chẳng có tà nảo xâm/ Không có ma quỷ nảo từ đâu đến quấy/ Không tốt không đẹp bởi tại hỗn vía/ Hóa ra xấu ra hại chỉ tại vía trên đầu/ Ngày đứa trẻ chui háng mẹ về/ Khi
đứa trẻ luồn qua chan me ra/ Via trên đầu bị rơi lúc đó/ Rung lac mất đâu đó
xung quanh/ Vía trên đầu lạc sản to chưa quay lại/ Hồn vía vào sàn rộng chưa về lại thân mình/ Hồn vía còn gội đầu nơi ao bèo/ Vía trên đầu còn chống bè nơi ao sau nhà” Nhà phải đi kiếm cá để làm mâm cúng vía “Quăng chải rộng về nuéc/ Vai chai to vé vũng/ Kiếm được con cá Bán/ Bắt được con cá Khinh/ Phải mượn lời Mo Một lớn đến lo/ Phải xin lời Mo Mường đến cúng/
Vào sàn rộng gọi vía trở về/ Gọi vía về giữa nhà với chủ/ Gọi vía hồn về với
thân mình/ Về giữa nhà có mâm cơm mời/ Lại giữa gian có mâm cỗ cúng/ Có mâm cỗ chân giường mừng vía trở về/ Có cơm nơi chân giường cỗ to mừng vía trên đầu” Và “Vía đầu được ăn bữa trưa cỗ đẹp về ở cùng chủ/ Hồn via được ăn cơm mâm to về ở với thân mình/ Bé sôt thì giảm/ Bé ôm thì khỏi Bú
Trang 34stra lai thich/ Bu stra lại mừng/ Bé bú sữa không còn ngậm/ Bé bú sữa không phun/ Không phun ổi sữa mẹ/ Không ngậm cơm bón cơm búng/ Bé ăn com
trôi về chân/ Ăn cá trôi về chân về cang/ An com bang hạt xoàn mới trắng/
Ăn cơm băng miếng bánh, quả trứng mới hồng/ Nửa đêm lớn bằng mắt giỏ/ Gà gáy lớn bằng cả năm cả tháng” Mâm cúng chủ yếu là món cá Mo đọc bài cúng xong, buộc vào cô tay đứa trẻ một lạc
- Tiên bà dẫn đường về trời
Đứa trẻ lại ốm quấy, không bú không ăn, người nhà đứa trẻ lại đi hỏi mo Mo bói rồi nói “Không tốt không đẹp chỉ tại Bà chủ/ Xấu và hại tai Ba
dẫn đường/ Bà nàng đòi ăn cơm/ Soạn mâm cỗ đẹp tiễn Bả trở về/ Dọn mâm
cỗ to tiễn Bả dẫn đường/ Bà nội liền vác rô đi bắt/ Vác vợt vác rô đi xúc/ Xúc
lấy tôm lây tép/ Xúc lẫy con ốc bươu/ Lẫy cả Nều mắt húp/ Lấy cả Niễng tum
bay/ Day quật con cá rô/ Đầu gồ con tôm càng/ Về gói lại làm mọc/ Gói lá
đem vùi bếp/ Có cả đôi gà đẹp đang lớn/ Đôi gà lớn đang đẹp/ Có cả váy cham sản/ Có cả áo quét đất/ Sặc sỡ Piêu quấn đầu, trước trán/ Có cả gương và lược/ Có cả quạt và món tóc” (Nều và Niễng là loài bọ nước, vỏ cứng, ăn
được) Mâm cúng phải có món mọc Vì là mâm cúng cảm ơn và tiễn Bà dẫn
đường (bà Chơ Bít Chơ Bé) về trời nên có cả các đồ nữ trang - Đón mo từ trời xuống trông coi
Trang 35ngồi Hó trông cháu/ Bước chân lên ngồi giỏ phòng vệ cháu gái (trai)/ Lai day
cho cháu nhỏ biết cười/ Bà dạy cho biết lật sắp dễ dàng/ Biết bò thoăn thoăt/ Có mồm biết đi/ Có chân biết đi” (Hó là “nhà”, cái nhà bằng giỏ nhỏ, để mo
ở mường trời xuống ở) Mâm cúng gôm xôi gà, cá, trầu cau Cúng xong mo buộc vía cho đứa bé
- Cung via cam on Bon - Then
Đứa tré lai 6m quấy, mo bảo nguyên nhân là do “Ơm khơng khỏi là tại
Bồ chủ/ Xấu và hại tại ông Quáng Lông/ Mỗi người bố Bôn kiếm ăn một bữa/
Mỗi mặt người kiếm ăn một mâm/ Mỗi nhân khẩu kiếm ăn một cỗ” Vật cúng
lần này phải là chó “Kiếm được chó đực to đuôi hoa/ Chó đực độc đuôi xòa/ Chó to khéo đi săn/ Chó bản khéo săn nai săn hươu” (Bồ chủ/ Quáng Lông/ Bồ Bôn tức là Bôn/ Then - vị thần tối cao ở mường trời, người đã đúc ra đứa bé và cho xuống trần gian, đầu thai vào bụng mẹ) “Bồ Bôn được ăn trưa cỗ to mới lùa vía lại/ Bỗ chủ được ăn bữa chó to mới đuôi vía về/ Lùa vía về với chủ/ Đuôi hồn vía về ở với thân mình” Cúng xong Mo lại buộc vía cho đứa bé
2.4.1.2 Buộc vía cho trẻ em (nhỉ đồng, thiếu niên)
Trên đây là những lần buộc vía trong tuổi sơ sinh, trẻ nhỏ Đến tuổi nhỉ đồng - thiếu niên thì người ta buộc vía cho các em khi chúng đi thăm bà con, họ hàng ở xa (tỏ sự đón mừng, yêu thương, cầu mong sức khỏe), hoặc là khi
ching bi 6m đau Nếu chúng 6m đau ở độ tuổi 13, 14, thì người ta nghĩ đây là
ôm “cái lột” (qua khúc trẻ con) để trở thành “người lớn”, nên lễ buộc vía làm “to” hơn (ngầm hiểu đây là “lễ trưởng thành”) Mâm cúng có xôi gà, cá, rượu, cơm lam, chỉ để buộc cổ tay Lễ buộc vía có 2 bước, do thầy mo chủ trì:
Bước thứ nhất: Gọi vía về (Hoọng văn)
Như trên đã nói, người ta quan niệm ốm đau là do “hồn vía” rời khỏi than thé, thất lạc ở đâu đó, nên thầy mo phải đọc bài cúng để “gợi hồn vía” về
Trang 36Bài cúng có đoạn: “ Mời từ vía ngón gập khớp nối/ Vía ngón chân ngón tay múp míp/ Vía ngón út đeo nhẫn vàng/ Vía ở tai nghe thính cũng về/ Vía ở dái
tai vàng đeo cũng về/ Ở với tóc trên đầu “4 chục vạn, ngàn, trăm sợi” cũng về
hồn vía ơi!/ Đừng để thiếu mắt vía nào kéo buồn/ Đừng bỏ qua mất vía nào kẻo hờn kẻo giận ” Đọc xong bài cúng coi như “hồn vía” đã “về”, thầy mo chuyển sang nghi thức “buộc vía”
Bước thứ hai: Buộc vía (Hằng vấn)
“Buộc vía” là hình thức để “giữ” vía lại với co thể, không để “hồn via”
roi rung, thất lạc, hoặc tự tiện “đi chơi” nữa Cách thức “buộc vía” là phải
dùng sợi chỉ để “buộc vía” vào cô tay, coi như đã “buộc vía” vào với “thân mình” Thầy mo đọc bài cúng “Hằng văn”, có đoạn: “ Hồn vía về giữ lẫy “thân” lây “mình”, sống khỏe, sống mạnh/ Vía “búi tóc” (vía chủ) “phòng vệ”
thân mình suốt đời/ Đề từ nay trở đi/ Từ rày trở về sau/ Khỏi ôm đau - bởi cỗ
gà to “buộc vía búi tóc” ” Đọc bài cúng xong, thầy mo bắt đầu cầm lấy cô tay đứa trẻ (nhi đồng - thiếu niên), lấy một đoạn chỉ đã chuẩn bị sẵn, quấn may vòng quanh cô tay đứa trẻ, và buộc lại Đứa trẻ phải giữ lẫy chỉ buộc vía này, không được bứt ởi, như thế là kiêng, chỉ để nó tự đứt mà thôi Buộc vía xong, người ta an tâm là đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, trưởng thành
2.4.1.3 Buộc vía trong độ tuổi thanh niên
Con người khi trải qua hai lễ buộc vía dành cho trẻ sơ sinh và nhi đồng,
thiếu niên, sẽ tiếp tục trải qua lễ buộc vía ở độ tuổi thanh niên
Đến tuổi thanh niên, khi lấy vợ lấy chồng, ai cũng được buộc vía theo hình thức thứ 2, gọi là buộc vía mừng (chôm vắn), nhập vía cô dâu vào với ma nhà (hóng khánh), và buộc vía, ăn cơm uống rượu chung (xở khẩu lầu huém) Bữa cơm rượu nảy cũng được gọi là bữa cơm rượu hai người hoặc bữa cơm rượu “không mời”, ý nói hai người sẽ “chung thủy, không san sẻ
Trang 37trimg ludc, 2 ngon nén (bang nhau), 1 vo rugu cam 2 vòi, có sợi gai buộc 2 VÒI lại, 2 cây mía và gương, quạt, lược, váy áo, khăn, thắt lưng, vòng bạc
Khi cúng vía, ông mối (nếu ông môi không thông thạo thì phải mời mo) sẽ bố
đôi quả trứng cho mỗi người 1 nửa, ý nói từ nay tuy hai người nhưng là một; 2 cây nến được thắp lên cùng 1 lúc để chúng cùng tỏa sáng bên nhau; 2 cái vòi buộc vào nhau để nói sự gắn bó và sợi gai trăng là mong muốn sông thọ; 2 cây mía tượng trưng cho đôi đũa Cúng xong thì ông mối (mo) lẫy sợi chỉ đen buộc vào cô tay của chàng rễ và cô dâu Xong bà mối (lảm)/ mo làm lễ
buộc vía cho cô dâu (hằng văn pợ) và bà mối búi tóc cho cô dâu (tằng câu),
báo hiệu việc công nhận cô đã có chồng Khi búi tóc, bà mối lẫy 1 món tóc của bả chủ nhà độn thêm vào búi tóc của cô dâu, ý nói cô dâu sẽ tiếp nối gây dựng, cai quản gia đình
- Buộc vía, búi tóc cho cô dâu (Hằng văn, tầng cầu pợ)
Trong đám cưới, khi đón cô dâu vẻ, người ta đưa vào gian nhà trong,
trước hai mâm lễ: một mâm làm lễ buộc vía cho cô dâu, một mâm làm lễ “ăn
cơm chung” cho cả rễ và dâu, một mâm bày một con lợn luộc to cỡ vài chục
cân, một mâm bày gà luộc, cá nướng, xôi, muỗi ớt, trứng gà, khúc mía một
bộ váy thêu, khăn Piêu, dây thắt lưng hoa, một chiếc vòng bạc của mẹ chàng rễ đón cô dâu Cạnh đó là một vò rượu nhỏ với hai cái cần, buộc hai sợi gai, và hai cây nến sáp ong Ông mối (cũng là thầy mo) bắt đầu thắp nến làm lễ buộc vía cho cô dâu (cây nến phía ngoài là của chàng rễ, cây nến phía trong là của cô dâu; người ta xem hai cây nến có cháy đều khơng, và phỏng đốn về
tương lai của đôi vợ chồng, cháy đều, sáng, là tốt; ngược lại là xấu), báo với
Đăm nhà (tô tiên), thần cai quản của cải, nội trợ trong nhà (nhả búa ngân búa
căm), kết nạp cô dâu vào là thành viên trong nhà Ông mối vừa đọc (diễn
xướng) bài cúng vừa buộc chỉ cô tay cho hai người, gắp thịt cho hai người ăn, đưa chén rượu cho hai người uông: mời nữ thân (nhả búa ngân búa căm)
Trang 38chứng giám và cùng ăn uống để phù hộ độ trì cho đôi trẻ Trong khi ông mối (mo) cúng, thì bà mai (vợ ông mối) hoặc mẹ chàng rể búi tóc cho cô dâu Từ
đây, cô dâu được “đánh dẫu” là đã có chồng Bà lẫy món tóc của bả cụ để lại
(món tóc này gọi là “chọng”, món tóc truyền đời), nỗi - độn vào tóc cô dâu (gọi là “tám chọng”), có ý nghĩa là cô dâu sẽ “tiếp nỗi” cơ nghiệp của gia
đình, và búi tóc cô dâu lên trên đầu, hơi chếch về phía phải một chút, rồi đùng
trâm bạc (của đón dâu) cài lại
- Uống rượu, ăn cơm chung (Ky khau lau huém)
Tiến hành lễ buộc vía xong, ông mối (mo) chuyển sang làm lễ “uống
Tượu, ăn cơm chung” cho dầu và TẾ Ông lại đọc một bài cúng khác Đọc đến
đoạn “mời ăn”, thì ông bổ đôi quả trứng luộc đưa cho hai người ăn, mỗi người
một nửa (ý nói vợ chồng là “một”, phải đồng lòng chung sống với nhau), lại gắp thịt bón cho hai người ăn vài miếng: cuỗi cùng, vít cần rượu xuống cho hai người uông (vòi rượu buộc sợi gai, tỏ ý hai người sống già tóc bạc với nhau) Ông bắt chéo hai vòi rượu cho hai người cầm uống, tỏ ý hai người yêu thương nhau, quấn quýt bên nhau suốt đời Bài cúng có đoạn như sau: “ Hai em (dâu và rễ) cúi mặt về theo tiếng của ta/ Ngoảnh mặt về với tiếng ta gọi/ Tiếng ta gọi vía hai cháu (dâu và rể) phải dậy/ Tiếng ta thức vía hai cháu phải tinh ngu/ Dé “via búi tóc” (vía chủ) hai em tỉnh hắn ngủ đi / Mọi vía về cho đủ cả ngản/ Về với áo may dày/ Về với chăn nẹp tơ/ Về vào buông, vào ở giường năm/ Nuôi con đầu con thứ cho lớn/ Nuôi con út con ít cho nên/ Kéo của cải vào nhà cho dài cho lớn/ Về ở với gôi/ Nằm với áo/ Về vào ở cả đời
nơi ấy nhé, hai cháu ơi!”
Trang 392.4.1.4 Lễ buộc vía khi tuổi già
Người Thái rất kính trọng người già bởi người già là biểu tượng về sự
trường thọ của cả bản mường Cũng chính vì lẽ đó mà lễ buộc vía cho người già được đồng bào Thái chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng
Những người lên vai ông bà có cháu nội, ngoại, thì được gọi là già, bat kể 50 hay 60, 70 tuổi Con cái có nghĩa vụ tổ chức “buộc vía” cho cha mẹ,
nghi lễ cuối cùng trong đời người ta “Buộc vía” lần này với mục dich la dé
an ủi cha mẹ, cầu mong cha mẹ sống lâu, bình an, đồng thời cũng để tỏ lòng biết ơn công nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ; vì chăng bao lầu nữa cha mẹ
sẽ “về với Đăm” (tổ tiên), với Bôn - Then ở Mường Phạ (mường trời) rồi Vật
cúng là lợn, khoảng từ 50 kg trở lên, xôi, một chum rượu, hai cây mía, trầu
cau Nếu buộc vía cho cả hai người (cả cha và mẹ) một lúc, thì phải dùng hai con lợn, một con như trên và một con nhỏ hơn (khoảng 30 kg) cũng được Trước hết phải mời thầy mo (lần này phải mời Mo Môn, Mo Mường là mo
lớnchứ không phải “mo bản” như trước) đến xem ngày để tiến hành, một
người thôi sáo mo (Pi một) gọi là Nai Pi Đây là điểm khác với các cuộc buộc vía trên, lễ buộc vía này mo phải diễn xướng với sáo Mo cúng, đến đoạn mo bón cơm cho người được buộc vía (cha mẹ), thì con cái đều lạy cha (mẹ) và cũng bón cơm cho cha mẹ ăn, theo mo buộc chỉ cô tay cho cha mẹ Lễ buộc
via nay là bat buộc đối với mọi người con, nhất là con trai, va là trai cả Nếu
khi bỗ mẹ đang sông mà không làm được, thì khi chết cũng phải làm “bù” vào
trong đám tang
Có hai kiểu buộc vía cho người già: một là lễ buộc vía “chay”, tức là nhỏ hoặc là bước một, chưa day đủ lắm; và hai là lễ buộc vía to, đầy đủ lễ vật hơn, lợn to hơn
Trang 40- Buộc vía nhỏ
Người nhà soạn mâm cúng, lễ vật ra, thầy mo đọc bài “Hoọng văn” (gọi vía), rồi “Buộc vía” (Hằng văn) - buộc chỉ cổ tay cho gia chủ (cha mẹ, ông bà trong nhà) Con cái trong nhà, anh em họ hảng làng bản đến dự làm theo thầy mo, bón thức ăn cho gia chủ, buộc chỉ cổ tay cho họ, nói lời chúc mừng, cầu mong sức khỏe, sự bình an cho họ
- Buốộc vĩa to
Cách thức bày mâm cúng, lễ vật, các bước tiến hành nghỉ lễ này cũng như lễ “buộc vía nhỏ” ở trên, nhưng mâm cỗ to hơn, lợn cúng béo hơn, chum
rượu to hơn, mời rộng rãi hơn, tiễn hành trang trọng hơn, thầy mo cúng bài
dài hơn, diễn xướng xúc động hơn
Sau lễ buộc vía, ông bà cha mẹ toại nguyện, về mặt tâm lý là đã được
an ủI, động viên nên có thể sức khỏe tốt hơn, tâm trạng tốt hơn Cũng có
trường hợp người già, tuổi cao, hoặc bệnh nặng, thì lại ra đi một cách nhẹ nhàng, vì trong tâm thức họ nghĩ lần “buộc vía” vừa qua là “nghi thức vòng
đời” cuỗi cùng đối với họ rồi!
2.4.2 Các trường hợp buộc vía khác
- Buộc vía với lý do ốm đau: Đó là khi con cái hay có người ôm đau, cảm sốt, ăn uống không được, đêm khó ngủ hay khi trong nhà xảy ra điều trắc trở, oan trái gia đình tô chức buộc vía để trần, buộc vía vào cơ thể cho yên tâm, chắc chăn Vì đồng bào đó cho rằng lúc đó, vía mải đi chơi, vía vào tận rừng sâu hay lên núi cao, lên tận mường trời, lạc rừng, lạc suối, đôi khi nghe sắm chớp vía giật mình, hay nghe trong nhà có ai nói điều gì đó nặng lời
thì vía dỗi bỏ đi Cũng vì lẽ đó khiến cho người bị ôm đau Để làm cho người khoẻ mạnh trở lại thì phải gọi vía về để buộc vía Sau lễ buộc vía, nếu bệnh lui, người bệnh khỏe lên (tất nhiên là kết hợp với uống thuốc), thì ta chỉ có thể