1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo lý sơn – quảng ngãi

24 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 253,5 KB

Nội dung

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi” làm luận án nhằm tìm hiểu các loại hình tín ngưỡng trong đời sống của cư dân Lý Sơn.Những g

Trang 1

DẪN LUẬN

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnhvực, thì vấn đề gìn giữ những giá trị đặc trưng của văn hóa điều mang tính cấpbách và cần thiết, bởi văn hóa không chỉ là động lực, sức mạnh tổng hợp mà còn

là cốt cách, bản sắc của dân tộc Việt Nam Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi” làm luận án

nhằm tìm hiểu các loại hình tín ngưỡng trong đời sống của cư dân Lý Sơn.Những giá trị văn hóa tín ngưỡng được dung hợp, tích hợp, thực dụng và linhhoạt trong quá trình giao lưu – tiếp biến từ các lớp văn hóa Sa Huỳnh, văn hóaChăm, văn hóa Đại Việt trên vùng đất biển đảo này Qua nghiên cứu, chúng ta

sẽ hiểu rõ hơn vai trò tín ngưỡng của cư dân Hơn thế, huyện đảo Lý Sơn lại gắnvới lịch sử về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa Kết quả nghiên cứu sẽ giúp “chắp nối” những đứt gãy từ truyềnthống đến hiện đại, trả lại giá trị vốn có rất đặc trưng của Lý Sơn Giúp các loạihình văn hóa tín ngưỡng này có điều kiện bảo tồn và phát huy giá trị, cũng nhưkhẳng định và thừa nhận cái mới tích cực được tích hợp trong từng loại hình vănhóa tín ngưỡng này Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trịvăn hóa qua các loại hình tín ngưỡng trên đảo Lý Sơn, đó là những vấn đề màngười nghiên cứu quan tâm và sẽ công bố, mong muốn có những đóng gópkhoa học và thực tiễn nhất định khi đề tài hoàn thành

2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Mục đích nghiên cứu: hệ thống lại các tư liệu thành văn, những kết quả

nghiên cứu để tìm ra những giá trị đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của cưdân huyện đảo Lý Sơn Nhận diện và lý giải một số hiện tượng của tín ngưỡng.Cung cấp thêm tư liệu về văn hóa tín ngưỡng cho công tác giảng dạy, học tập vềvăn hóa ở các trường, các viện nghiên cứu Góp thêm tư liệu phục vụ cho côngtác quản lý của các ban ngành chức năng huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

và Trung ương có những chính sách tốt hơn trong việc quản lý tín ngưỡng, tôngiáo

- Đối tượng nghiên cứu: các loại hình tín ngưỡng đặc trưng đã từng gắn bó

trong đời sống cư dân Lý Sơn hơn vài trăm năm, nhưng đến nay vẫn được cưdân gìn giữ, duy trì, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đó

Từ việc tìm hiểu những biến đổi của các loại hình tín ngưỡng đó, chúng ta thấynhững điểm tương đồng và dị biệt so với những vùng khác ở Việt Nam Từ đó,nêu lên và lý giải những đặc điểm và vai trò của tín ngưỡng ở Lý Sơn Luận án

đã vận dụng các lý thuyết vùng văn hóa, sinh thái học văn hóa, giao lưu tiếpbiến văn hóa, chức năng luận vào thực tiễn những vấn đề cần nghiên cứu này.Bởi chính các yếu tố đó đã tác động đến loại hình kinh tế, ngành nghề theo từngkhu vực cư trú đã tạo nên những loại hình tín ngưỡng của từng khu vực nhằmđáp ứng nhu cầu tâm linh

Trang 2

- Phạm vi nghiên cứu: thời gian nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng của cư dân

Lý Sơn cả lịch đại lẫn đồng đại Về không gian nghiên cứu gồm ba xã: An Hải,

An Vĩnh và An Bình Những giá trị văn hóa tín ngưỡng của từng vùng là sự đúckết, sáng tạo và tích lũy từ trong đời sống sinh kế của cư dân nhằm đáp ứng nhucầu tâm linh thông qua hành vi giao tiếp và ứng xử bằng những nghi lễ, tập tụcgắn liền với môi trường biển đảo Lý Sơn

3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

3.1 Nhóm tài liệu viết về lịch sử, văn hóa, con người Quảng Ngãi

Trước năm 1945, có các tác giả viết về Quảng Ngãi tỉnh chí như Nguyễn Bá Trác - Nguyễn Đình Chi - Khiếu Lựu Kiều in trong Nam phong tạp chí (1933) và sách Địa dư Quảng Ngãi của Nguyễn Đóa - Nguyễn Đạt Nhơn

(1939) cũng được biên soạn nhiều vấn đề như văn hóa, tín ngưỡng, phong tục…

của các cộng đồng tộc người ở Quảng Ngãi Cuốn Lịch triều hiến chương loại

chí của Phan Huy Chú (1960), Non nước xứ Quảng tân biên (1969) của Phạm

Trung Việt đã viết về lịch sử xã hội hình thành tỉnh Quảng Ngãi, còn về Lý Sơn

thì Ông đã viết: “trước năm 1604 thì Lý Sơn là một đảo hoang nên sau đó 15 vị tiền hiền từ đất liền ra khai hoang lập ấp” Về tín ngưỡng, Ông chỉ nêu về tín

ngưỡng đua ghe của cư dân nhân ngày giỗ Tổ mà thôi (Phạm Trung Việt, 1969,

tr 30) Cuốn Hải ngoại kỷ sự (1962) của Thích Đại Sán đã nghiên cứu từ những

năm 1695 nhưng chủ yếu đề cập đến Cù lao Chàm, Quảng Nam, Hội An vàvùng đất Thuận hóa, bởi những vùng này có bến tàu tập họp hàng hóa của người

ngoại quốc, mà không đề cập đến đảo Lý Sơn Cuốn sách Đại Nam nhất thống chí, (Người dịch: Phan Trọng Điềm, Người hiệu đính: Đào Duy Anh) của Quốc

sử quán triều Nguyễn (1970), cuốn Đại Việt sử ký toàn thư (1971) của Ngô Sĩ

Liên và các tác giả cũng đã có những ghi chép về lịch sử, địa lý, văn hóa vùng

đất Quảng Nam (bao gồm cả Quảng Ngãi ngày nay), nhưng chưa đầy đủ Sách Non nước xứ Quảng (1971) của Phạm Trung Việt đã viết về vùng đất Quảng

Ngãi trên nhiều lĩnh vực từ lịch sử - kinh tế - văn hóa - chính trị, cũng nhưnhững phong tục tập quán tín ngưỡng của dân gian Mặc dù tác giả chưa đi sâu

vào những vấn đề cụ thể theo từng lĩnh vực Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn (1998) Hoàng Việt nhất thống địa dư chí (Người dịch: Phan Đăng) của Lê Quang Định (2005) Luận án

về Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002) của Nguyễn Nhã đề cập đến đội Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn và

nguồn gốc của người Việt đầu tiên từ cửa biển Sa Kỳ di dân ra đảo vào thế kỷ

XVII (Nguyễn Nhã, 2002, tr 64 – 65) Sách Quảng Ngãi – một số vấn đề lịch

sử văn hóa (2008) của Nguyễn Đăng Vũ đã tổng hợp những bài viết về con

người và lịch sử, một số hiện tượng văn hóa dân gian của người Việt - QuảngNgãi

3.2 Nhóm tài liệu viết về văn hóa biển đảo

Trang 3

Sách Biển với người Việt cổ của Phạm Đức Dương, Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ (1996) là công trình nghiên cứu văn hóa biển của người Việt cổ chủ yếu từ khảo cổ học Sách Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam của Nguyễn Duy

Thiệu (2002) đã giới thiệu một cách tổng thể về quá trình hình thành và pháttriển các nhóm ngư dân qua khảo sát một số làng chài để thấy cơ cấu tổ chức xãhội truyền thống và hiện nay Điều này rất có ý nghĩa để xác định loại hình cưtrú, kinh tế, văn hóa của cư dân ở Lý Sơn có những điểm giống và khác trong

quá trình khảo sát nghiên cứu Sách về Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam bộ (2008) đã xác định những đặc trưng văn hóa biển, tìm hiểu

mối liên hệ với văn hóa Chăm và bước đầu luận giải những vấn đề liên quan

Sách Đời sống xã hội - kinh tế, văn hóa của ngư dân và cư dân vùng biển Nam

Bộ (2014) của Phan Thị Yến Tuyết là một công trình nghiên cứu tổng thể về xã

hội, kinh tế, văn hóa biển của cư dân và ngư dân vùng biển Nam Bộ với nhiềukhía cạnh như dân cư, học vấn, cơ cấu lao động, phương tiện đánh bắt, khai tháchải sản, nghề nuôi trồng hải sản, tín ngưỡng, tôn giáo, tri thức dân gian, ẩm thực

biển thông qua cách tiếp cận Nhân học biển Về nghiên cứu văn hóa biển ở một địa phương thì có một số công trình như: Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hòa (1970) của Lê Quang Nghiêm, Tục thờ cá voi ở các làng biển từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân (1999) của Trần Hoàng, Văn hóa biển làng chài Nhượng Bạn (2000)của Trương Minh Hằng; Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu” (2004) của Đinh Văn Hạnh - Phan An, Tín ngưỡng thờ Mẫu và nữ thần từ chiều kích văn hóa biển của vùng biển đảo Kiên Hải, Kiên Giang

(2010) của tác giả Phan Thị Yến Tuyết;… Các công trình trên là nguồn tài liệu

để người nghiên cứu hiểu hơn về văn hóa của ngư dân và cư dân trên khắp cácvùng biển Việt Nam, để so sánh đối chiếu văn hóa tín ngưỡng ở Lý Sơn nhằmtìm ra những đặc điểm và vai trò

3.3 Nhóm tài liệu liên quan đến văn hóa tín ngưỡng

Sách Văn hóa dân gian làng ven biển (2000) của Ngô Đức Thịnh đã

trình bày về văn hóa dân gian các làng ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa ThiênHuế, trong đó chú trọng đến người Việt với truyền thống văn hóa biển trong yếu

tố cấu thành văn hóa biển cận duyên truyền thống ở Việt Nam Đến năm 2001,

Ngô Đức Thịnh (chủ biên) cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam

với các loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam Trong phần tín ngưỡng tổ tiên, ông

nêu “một hiện tượng khá bí ẩn nhưng được con người tin tưởng, đó là âm phù – người chết phù hộ cho người sống hay mối quan hệ giữa người sống và người

chết cùng chung huyết thống lại càng gắn bó hơn” (Ngô Đức Thịnh, 2001, tr.

40) Đó cũng là đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng Sách Văn hoá truyền thống đảo Lý Sơn (Nhiều tác giả, 2002) giới thiệu về văn hoá vật chất và văn hóa tinh

thần của cư dân Lý Sơn Trong phần văn hóa tinh thần, đã đề cập đến phong tụcsinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình, tộc họ và cộng đồng nhưng mang tính kháilược Tuy vậy, đây là công trình bước đầu hỗ trợ tác giả định hướng trong

Trang 4

nghiên cứu thực địa Luận án Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi (2003) của Nguyễn Đăng Vũ đã khảo sát, miêu tả và phân tích các giá trị

văn hóa dân gian của người Việt vùng ven biển Quảng Ngãi trên các khía cạnh:tín ngưỡng – lễ hội, nghệ thuật dân gian, ngữ văn dân gian và nêu một số giá trịđặc trưng, giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, cũng trong luận ánnày tác giả cũng đề cập một số tín ngưỡng có liên quan ở huyện đảo Lý Sơn

Sách“Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn đã nói

đến con người vùng đất Quảng Ngãi nói chung và cư dân Cù Lao Ré nói riêng

về phong tục tín ngưỡng cúng tổ tiên, cúng thần như sau: “Cư dân nơi đây có tục thích đồng bóng, ham hát tuồng, người ốm không uống thuốc, thường mời thầy cúng về nhà bày cúng để mong khỏi bệnh Có việc vui mừng thì bày tiệc ăn uống và hát tuồng, không ngại phí tổn” (Quốc sử quán triều Nguyễn (tập 2),

2006, tr.474).Tư liệu từ sách này đã cung cấp thêm cho người nghiên cứu thông

tin về địa lý, kinh tế, chính trị của vùng đất Quảng Ngãi thời trước Sách Tín ngưỡng của cư dân ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng (2009) của Nguyễn Xuân

Hương đã cung cấp những tư liệu và thông tin về diện mạo và sinh hoạt tínngưỡng trong đời sống với những đặc trưng qua các hình thái tín ngưỡng củacộng đồng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng, như tín ngưỡng thờ Tiềnhiền có những tương đồng cúng tiền hiền ở xã An Vĩnh – Lý Sơn nhưng khácvới xã An Hải trong thành phần tham gia nghi thức cúng Tác giả đã nghiên cứucác hình thái tín ngưỡng của cộng đồng cư dân vùng ven biển Quảng Nam và

Đà Nẵng trên phương diện hệ thống và chức năng với các nội dung như tín

ngưỡng thờ cá Voi, tín ngưỡng thờ Mẫu, Âm linh và Tiền hiền Sách Văn hóa dân gian huyện đảo Phú Quốc và Lý Sơn (Trương Thanh Hùng & Phan Đình

Độ, 2012) đã giới thiệu các loại tín ngưỡng văn hóa dân gian ở hai huyện đảochứ chưa phân tích sâu về sự ảnh hưởng của chúng trong đời sống của cộng

đồng Đề tài về Đời sống tín ngưỡng của cư dân Việt ở đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi (Đề tài NCKH cấp trường, ĐH KHXH&NV, TP HCM, 2013) mà người

nghiên cứu là thành viên tham gia đã đóng góp một số khái quát về tín ngưỡngcủa cộng đồng và mối liên hệ với tín ngưỡng trong gia đình được thể hiện trong

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng như việc cúng Âm hồn ở huyện đảo Lý Sơn.Đây cũng chính là phần mà trong luận án này người nghiên cứu đã kế thừa từ đề

tài cấp trường để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu Sách về Xứ đàng trong: lịch

sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 – 18 (2014) của Li Tana đã trình bày

những ảnh hưởng trong tín ngưỡng đối với Nho – Phật – Đạo, đặc biệt văn hóatín ngưỡng Chăm góp phần củng cố cho các di dân người Việt về mặt tinh thần

và tâm lý Sách Văn hóa biển miền Trung - Việt Nam (2015) của Lê Văn Kỳ đã

nghiên cứu văn hóa biển của người Việt trên địa bàn 14 tỉnh thành từ ThanhHóa đến Bình Thuận, với những vấn đề chung về biển; văn học dân gian vùngbiển miền Trung; tục thờ phụng thần biển ở miền Trung trong phần này tácgiả đưa ra những loại hình tín ngưỡng có liên quan mật thiết đến luận án của

Trang 5

chúng tôi như tín ngưỡng thờ cá Voi, tín ngưỡng thờ mẫu, tục thờ cúng âm linh

và tục thờ cúng tiền hiền Đây cũng là những công trình đã giúp người nghiêncứu có những dữ liệu so sánh đối chiếu với tín ngưỡng cá Ông ở huyện đảo LýSơn, từ đó tìm ra những giá trị đặc trưng riêng của vùng biển đảo này

Dưới đây, người nghiên cứu xin chia theo nhóm công trình của các loại hìnhtín ngưỡng liên quan trực tiếp đến luận án

Nhóm công trình đề cập đến tín ngưỡng gia đình - dòng họ

Sách Tín ngưỡng dân gian Huế (1995) của Trần Đại Vinh đã nêu việc thờ

cúng tổ tiên, nghi thức lễ kỵ giỗ theo từng cách thờ phụng tổ tiên cũng khácnhau trong từng chi phái Tư liệu này liên quan đến nghi lễ thờ cúng việc lề nênrất cần thiết để so sánh với tín ngưỡng cúng Việc lề ở huyện đảo Lý Sơn Luận

văn Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (2011) của

Cao Nguyễn Ngọc Anh thể hiện từ nghi lễ của dòng họ đến lễ hội cộng đồng,

cũng như chức năng và vai trò của chúng Trong cuốn Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt (2015), tác giả Léopold Cadière viết về tín

ngưỡng gia đình và cộng đồng của người Việt ở vùng đất Ngũ Quảng1 và ởvùng đất kinh đô Huế ngày xưa qua việc thể hiện nghi thức cúng, cách bài trí,linh vị thờ có những điểm tương đồng mà hiện nay cư dân Lý Sơn vẫn còn lưugiữ và thờ phụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay cúng việc lề Sách về

Văn hóa gia đình dòng họ và gia phả Việt Nam (2015) của Trường

ĐHKHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM và Viện Lịch sử Dòng họ góp phần giảiquyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình, dòng họ vàgia phả, từ đó phát huy và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp Trong đó, người

nghiên cứu có bài tham luận về Tín ngưỡng cúng Việc lề trong gia đình, dòng họ của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi Ngoài ra, bài viết Tín ngưỡng cúng Việc lề- một tâm thức về cội nguồn của cư dân Việt khẩn hoang tại Nam Bộ (Phan Thị Yến Tuyết, 1999, tr 64) và Cúng Việc lề- một sinh hoạt văn hóa từ thời khẩn hoang của lưu dân người Việt (Qua cách thức cúng của họ Phan ở huyện Châu Thành – Long An) (Phan Kim Thoa, 2009, tr 71-72) cũng

giúp người nghiên cứu hiểu hơn quá trình hình thành và phát triển loại hình tínngưỡng này trên mảnh đất Nam Bộ để so sánh với Lý Sơn

Nhóm công trình đề cập đến tín ngưỡng Âm hồn

Trong cuốn Đình Nam bộ xưa và nay (1999) đã đề cập đến các vị thần thờ

phụng ở phương Nam, như Nam Hải Tướng Quân vốn có nguồn gốc từ ngườiChăm, là một vị thần được thờ cúng với Thủy Long Thần Nữ, Hà Bá ThủyQuan, Cửu Thiên Huyền Nữ, Thần Hổ,…Khi nói về âm hồn, Đạo giáo cho rằng

“âm hồn gồm mọi tầng lớp của xã hội, từ vua đến dân, từ người giàu đến người nghèo, từ con người đến côn trùng thú vật” (Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc

Tường, 1999, tr 138) Âm hồn cũng có quyền năng chi phối đến cuộc sống của

người dân nên phải cúng kiếng Đối với cư dân Lý Sơn, “những âm hồn đó là

1

Trang 6

những bậc linh thiêng, bề trên, sẽ trở thành phúc thần cho nhân dân nếu như họ được cúng lễ một cách chu đáo nên mới gọi là âm linh, cô bác” nên thể hiện niềm tin với đấng thiêng “vừa kính vừa sợ” qua nghi thức cúng Bạt thục hay cúng Chiêu hồn Theo Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: “tế có nghĩa là cúng dâng trọng thể, thường đọc văn cúng và có trống chiêng kèm theo” (Nguyễn

Như Ý, 1999, tr 1008) Như vậy, nghi thức tế lễ là một hành vi của tôn giáo,một nghi thức tỏ lòng thành kính đối với bậc “thiêng” để cầu mong những điềutốt đẹp Theo đạo Phật thì thập loại cô hồn gồm mười loại của tứ sanh và lụcđạo Khái niệm này có nguồn gốc từ thuyết vạn vật hữu linh nên mọi vật đều có

linh hồn Còn sách Phong tục thờ cúng (2005) của Toan Ánh đã ghi: “Đối với người Việt cổ, chết chưa phải là hết, thể xác tuy chết đi nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn hằng“lui tới”gia đình Thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất diệt” Đây chính là cơ sở để phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt phổ biến hay những vong linh của chúng sanh chết oan, từ đó xuất phát tục cúng âm hồn” (Toan

Ánh, 2005, tr 11) Về tín ngưỡng thờ cúng âm hồn của cư dân ven biển Quảng

Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng, bài viết Tục thờ cúng âm hồn dọc biển

(2006) của Nguyễn Đăng Vũ đã khái quát về tục cúng âm hồn dọc biển NamTrung Bộ và đưa ra những giá trị đặc trưng, giải pháp bảo tồn về loại hình tínngưỡng này trong điều kiện môi trường sinh thái, văn hóa biển Đối với Nho

giáo thường biểu hiện quan điểm “thượng tôn nhân nghĩa” về việc cúng âm hồn Khi tiếp cận từ quan niệm Phật giáo thì: “Chết đi là sự luân chuyển theo nghiệp của mình đã tạo trong đời trước… hay là sự biến chuyển từ cõi người trực vãng siêu thoát về miền Tây phương cực lạc, cõi vĩnh hằng ở Tây phương của A Di Đà” (Huỳnh Ngọc Trảng & Nguyễn Đại Phúc, 2013, tr 14 -16) Luận văn Lễ cúng chẩn tế của Phật giáo ở Nam bộ dưới góc nhìn văn hóa (2010) của

Phan Đình Đức đã nêu những giá trị mang tính nhân văn, tính dân tộc, tính địaphương của cộng đồng người Việt qua nghi thức cúng chẩn tế để cứu các vong

linh Vì vậy, để so sánh tín ngưỡng thờ cúng Âm hồn tại Lý Sơn với đất liền hay

vùng ven biển của Quảng Ngãi, người nghiên cứu cũng đã tham khảo luận văn

về Tập tục thờ cúng Âm hồn của người Việt ở Tây Nam Bộ của Vũ Minh Tuấn

(2012) Những tư liệu đó đã giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về loại hình tínngưỡng Âm hồn của cư dân huyện đảo Lý Sơn trong quá trình hình thành vàphát triển với một môi trường sinh thái là nơi biển cả đã gắn liền với đời sống

của cư dân Luận văn Tín ngưỡng thờ cúng Âm hồn của cư dân ven biển Quảng Ngãi dưới góc nhìn văn hóa (2013) của Phạm Tấn Thiên thể hiện nghi thức tế lễ

Âm hồn của cư dân ven biển ở Quảng Ngãi như một tín ngưỡng có sự dung hợp

giữa Nho – Phật – Đạo Trong cuốn Một góc nhìn về văn hóa biển (2014) của

Nguyễn Thanh Lợi với 19 bài nghiên cứu được trình bày trên nhiều lĩnh vực từđịa danh học, đến hành trình về biển, rồi đời sống kinh tế và văn hóa tín ngưỡngcủa cư dân vùng biển Những bài viết của tác giả đi vào từng loại hình tín

ngưỡng trong văn hóa biển ở Nam Trung Bộ Đặc biệt, bài Tục thờ cô hồn biển

Trang 7

ở Nam Trung Bộ đã cho thấy cái nhìn tổng thể về tục thờ cô hồn từ Hà Tĩnh trở

vào qua sự thích ứng của mỗi khu vực văn hóa – lịch sử trong quá trình hìnhthành nên loại hình tín ngưỡng này Người nghiên cứu cũng đã công bố bài viết

về Nghi thức tế lễ Âm hồn ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi nhằm cung cấp

thêm những quan niệm về tín ngưỡng có liên quan đến Âm hồn, cũng như sosánh những tương đồng và khác biệt với tục cúng Âm hồn ở Nam bộ mà trước

đó chúng tôi chưa tìm hiểu sâu, cũng như bổ sung thêm tư liệu điền dã trongnhững năm gần đây (Tác giả luận án, 2015, tr 43) Như vậy, tín ngưỡng thờcúng Âm hồn là một tín ngưỡng phổ biến ở miền Trung, có thể nhiều nhất ởnhững vùng ven biển, hải đảo bởi những nơi đó đầy trắc trở, hiểm nguy Về sắcthái biểu hiện của mỗi vùng thì khác nhau do điều kiện môi sinh của cộng đồnggắn liền với điều kiện lịch sử của từng cộng đồng

Nhóm công trình đề cập đến tín ngưỡng cá Ông

Vào thế kỉ XIX, có hai công trình Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn và Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cũng đã nhắc nhiều đến tục thờ cá Ông của cư dân miền biển nước ta Sách Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa (1970) của Lê Quang Nghiêm đã giới thiệu về

tục thờ cá Ông của ngư dân địa phương Đây là một hình thức tín ngưỡng chứanhiều nét văn hóa đặc sắc của ngư dân vạn chài gắn với nhiều huyền thoại, cũngnhư thể hiện sự dung hợp của tín ngưỡng này với Nho giáo, Phật giáo và Đạo

giáo Sách Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền(2007) của Ngô Đức Thịnh đã phântích khá rõ về tục thờ cá Ông ở vùng ven biển miền Trung nước ta trở vào ởphương diện nguồn gốc lẫn hình thức biểu hiện Liên quan đến tín ngưỡng thờ

cúng cá Ông của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn, người nghiên cứu có bài viết Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông ở Lăng Đông Hải – xã An Hải huyện đảo Lý Sơn in trong Kỷ yếu Hội thảo liên khoa Việt Nam học Đó là bước đầu nghiên cứu của

chúng tôi về loại hình tín ngưỡng này mà các học giả trước chưa đề cập đến nhưdanh xưng về cá Ông hay việc ứng hay cầu ứng mỗi khi ông lụy vào như năm

2014 tại lăng Chánh – An Hải có danh xưng “Đại Tướng Huỳnh Long Hải Tôn Thần” [PL Hình 107] Sách Tín ngưỡng dân gian những góc nhìn (2014) của Nguyễn Thanh Lợi cũng có bài viết về tục thờ cá Ông Tác giả đã phân tích từ

đặc điểm sinh học cho đến nguồn gốc thờ cúng của loài cá này, cũng như hìnhthức thờ cúng và về kiến trúc lăng Ông cùng các hình thức diễn xướng dân gian

Sách Thần, người và đất Việt (2014) của Tạ Chí Đại Trường đã nói đến tục thờ

cá Ông, được triều đình sắc phong là “trung đẳng thần” Tác giả còn lưu ý trong

các dinh vạn ở miền Trung, ngoài tục thờ cá Ông thì các vị thần biển khác đượcphối tự, cũng như mối quan hệ giữa hai hình thức diễn xướng dân gian gắn vớitục thờ cá Ông là hát bả trạo và hát bội Về danh xưng và giống loài cá Ông ở

Lý Sơn được người nghiên cứu lập bảng trong chương 2 Ngoài ra, tín ngưỡng

cá Ông cũng được nhà thờ họ Đặng thờ cúng như vị phúc thần “Ngài Thủ tướng Đức Ngư”

Trang 8

Nhóm công trình đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu

Về nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, bài viết Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam (1992) của Đinh Gia Khánh

đã phân tích nguyên nhân hình thành nên tục thờ Mẫu này, có nguồn gốc từtruyền thống nông nghiệp lúa nước, có chức năng che chở, bảo trợ và sinh sôigiúp họ đảm bảo nhu cầu căn bản và những khát vọng của cuộc sống Ngoài ra,

có nhiều công trình như: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam (2001) của Nguyễn Hữu Thông, Đạo mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á (2004) của Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận (2007) của Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam (2009)(2 tập) - Ngô Đức Thịnh , Tháp Bà Thiên Y A Na hành trình của một nữ thần (2009) của Ngô Văn Doanh, Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa (2010) của Nguyễn Văn Bốn, Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt ở xứ Quảng (2011) của Nguyễn Xuân Hương, Văn hóa thờ nữ thần - mẫu ở Việt Nam và Châu Á bản sắc và giá trị (2013) của Ngô Đức Thịnh., Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ bản sắc và giá trị (2014) của nhóm chủ biên Võ Văn Sen –

Ngô Đức Thịnh – Nguyễn Văn Lên Vì vậy, khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờMẫu ở huyện đảo Lý Sơn nên chúng tôi cần tìm hiểu loại hình tín ngưỡng này

để hiểu rõ hơn một số đặc trưng thông qua tư liệu điền dã cũng như những bàinghiên cứu của các học giả để tìm ra đặc điểm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lý Sơn.Việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là tục thờ cúng Thiên Y A Na tạihuyện đảo Lý Sơn qua những huyền thoại, nghi thức thờ cúng và lễ hội mới

hiểu được ra giá trị của nghi thức tế lễ này Cho nên chúng tôi có bài viết Tục thờ cúng Thiên Y A NA của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi in trong Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 82/2016 Sự thể hiện sắc phong của Bà được cư dân thần thánh hóa trong các bài văn tế là “ thượng thượng thượng đẳng thần” chứ không như sắc phong của triều đình nhà Nguyễn

là “trung đẳng thần hay thượng đẳng thần” Từ những nguồn tư liệu về tín

ngưỡng thờ Mẫu của nhà nghiên cứu đi trước được chúng tôi kế thừa, thamkhảo trong luận án này để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt sovới vùng khác,cũng như đặc trưng riêng của tín ngưỡng thờ Mẫu nơi đây

Nhóm công trình liên quan đến cộng đồng và cộng đồng cư dân

Sách Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng (2000) của Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang đề cập đến cộng đồng và phát triển cộng đồng bởi việc tạo nên một cộng đồng chính là nhân tố đoàn kết xã hội, tương quan và cơ cấu xã hội Hơn nữa, nhóm tác giả còn phân tích các thành phần tạo lập nên một cộng

đồng Để nghiên cứu vai trò của tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn thìchúng tôi sẽ xem xét theo từng khu vực cư trú, khu vực kinh tế nông, ngư đãảnh hưởng và hình thành nên những yếu tố tín ngưỡng quan trọng trong gia đình

- dòng họ nói riêng và cộng đồng cư dân nói chung Cuốn Văn hoá dân gian

làng ven biển (2000)của Ngô Đức Thịnh (chủ biên), là một công trình rất có ý

Trang 9

nghĩa trong việc nhận diện sự tương đồng và khác biệt của ngư dân ven biển từBắc bộ đến Thừa Thiên Huế Vì vậy, khái niệm làng cũng chính là không gianvăn hóa, là nơi mà con người biết cách sinh tồn, phát triển trong điều kiện môitrường phù hợp Điều đó đã giúp người nghiên cứu nhận diện không gian vănhóa của cộng đồng cư dân Lý Sơn rõ hơn, từ đó việc hình thành nên nét văn hóa

riêng biệt, độc đáo qua văn hóa tín ngưỡng Sách Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ (2004) của Trần Hồng Liên (chủ biên) đã so sánh đối chiếu ngư dân

Việt giữa hai làng biển ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Tác giả đã nghiên cứucộng đồng ngư dân theo phương pháp nghiên cứu trường hợp ở hai cộng đồngngư dân Phước Tỉnh (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Vàm Láng (Tiền Giang), nhằmphân tích khá rõ quá trình hình thành và phát triển, đời sống kinh tế và xã hội,sinh hoạt văn hóa của ngư dân bản địa, đã thể hiện mối quan hệ giữa môi trường

tự nhiên với nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, văn hóa của ngư dân Ngoài

ra bài viết:Người Việt (Kinh) vùng ven biển miền Trung hội nhập cùng biển cả: Trường hợp nghiên cứu ở Ninh Thuận, Bình Thuận” của Nguyễn Duy Thiệu; Thích ứng với biển của người Việt - nhìn từ khía cạnh sinh kế và tín ngưỡng thờ thần biển của cư dân ven biển (khảo sát từ một số cộng đồng ngư dân ven biển Trung Bộ, Việt Nam của Trần Thị An (2015), Tính cộng đồng trong hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân ven biển miền Trung cả Bùi Xuân Đính (2016) đã

có những góc nhìn và tư liệu quý về ngư dân Việt vùng Nam Trung Bộ để ngườinghiên cứu tham khảo cho luận án Khi nói đến mối quan hệ giữa cộng đồng và

cá nhân thì sự thể hiện biểu tượng trong tín ngưỡng sẽ được hiển bày trong tín

ngưỡng như một “ký hiệu văn hóa” qua phẩm vật cúng Sách Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố (2013) của Nguyễn Chí Bền là một công

trình dày công khảo cứu, sưu tầm, nghiên cứu lễ hội cổ truyền Việt Nam Từcông trình này, có thể nhận diện chủ thể và khách thể khá đa dạng trong lễ hội,những nhân vật được thờ phụng trong lễ hội, cùng với những thành tố tạo nên

tính thiêng của lễ hội Vì vậy, phần Cấu trúc lễ hội cổ truyền của người Việt thì

Ông đã sử dụng lý thuyết cấu trúc luận và chức năng luận để làm sáng tỏ cấutrúc và thành tố của lễ hội thông qua diễn trình thời gian và lát cắt không gian.Điều này rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, nhận diện các thành tố, giá trị của

lễ hội của cư dân huyện đảo Lý Sơn thông qua cách tiếp cận này Sách Lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vấn đề bảo tồn và phát triển (2014) của Nguyễn Xuân Hồng đã nói lên quá trình cộng cư đan xen,

sinh sống của cư dân nên có những dấu ấn văn hóa trong quá trình giao lưu, tiếpbiến văn hóa tộc người Bởi môi trường sinh thái tự nhiên – xã hội nơi đây đãhình thành nên đặc trưng của lễ hội truyền thống phù hợp với môi trường đó Đểtiếp cận lễ hội thì cần phải xem xét vấn đề phân loại lễ hội, cấu trúc lễ hội, hìnhthái học lễ hội, cấu trúc xã hội tham gia lễ hội và sự biến đổi lễ hội theo tiếntrình thời gian Chúng tôi tham khảo một số công trình, bài viết liên quan đến lễ

hội như Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam (1990)của Sơn Nam, Lễ hội

Trang 10

dân gian của người Việt ở Nam bộ (2003) của Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu (2004) của Đinh Văn Hạnh - Phan An cũng

đã phân tích về lễ hội giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của ngưdân, giúp họ ổn định phát triển và thay đổi để phù hợp nhu cầu cuộc sống.Ngoài ra, còn có những công trình, tài liệu liên quan đến sự biến đổi và giá trịcũng như vấn đề bảo tồn và phát huy tín ngưỡng với tư cách là di sản văn hóaphi vật thể Đây là phần tổng kết để rút ra những đặc điểm, những giá trị của tínngưỡng trong gia đình – dòng họ, tín ngưỡng cộng đồng cư dân huyện đảo LýSơn Bởi văn hóa tín ngưỡng luôn biến đổi để đáp ứng nhu cầu tinh thần của

con người, thì người nghiên cứu tham khảo cuốn Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (2008) của nhiều tác giả đã cho thấy sự thay đổi

vấn đề tôn giáo tín ngưỡng từ nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã vận dụngphương pháp điền dã dân tộc học, như quan sát và tham dự để có nguồn tư liệuchính xác Trong sách này cũng có bài viết về sự biến đổi tôn giáo tín ngưỡngnước ta hiện nay gắn liền với bối cảnh phát triển của đời sống xã hội, nhu cầukinh tế, địa vị cá nhân, sự thay đổi môi trường sống,… đã giúp chúng tôi nhậndiện những nguyên nhân, nội dung biến đổi trong sinh hoạt tín ngưỡng hiện naycủa cư dân Vì vậy, tư liệu này đã giúp chúng tôi thực hiện phương pháp nghiêncứu, kĩ năng phân tích những vấn đề biến đổi trong sinh hoạt tín ngưỡng ở

huyện đảo Lý Sơn Sách Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập (2010) của Ngô Đức Thịnh

(chủ biên) đã đưa ra một số giá trị văn hóa cơ bản của tôn giáo, tín ngưỡng, lễhội cổ truyền Đồng thời, nêu những giải pháp nhằm bảo tồn, làm giàu, phát huycác giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

Tóm lại, những nguồn tư liệu trên nhằm tham khảo để thực hiện luận án này.Bởi nguồn tài liệu khá đa dạng ở nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết, quanđiểm tiếp cận cho đến tư liệu dân tộc học Những tài liệu của các chuyên gianghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực và cách tiếp cận liên ngành và có tính khoa họccao Người nghiên cứu sẽ quan tâm ở góc độ ngành văn hóa học Một số tài liệunhư sách vở, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài viết ở các hội thảo, tạp chímang tính cập nhật và góp cho người viết luận án có nhiều tư liệu cũng như gócnhìn mới hơn, có tính khoa học hơn cũng như sự ảnh hưởng đến chất lượng của

luận án

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary approach) để tìm hiểu về văn hóa tín

ngưỡng, như ngành Địa lý học, ngành Sử học, ngành Tôn giáo học, ngành Nhânhọc, ngành Tâm lý … Ở mỗi ngành gần đó, chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề với việcvận dụng các khái niệm, các lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu riêng phùhợp với từng ngành, nhưng trong quá trình thực hiện luận án này thì ngườinghiên cứu theo hướng chuyên ngành Văn hóa học

Trang 11

- Nghiên cứu định tính (Qualitative research) với các phương pháp và kỹ thuật

thu thập thông tin qua nghiên cứu lời kể (narrative research), quan sát - tham dự(participant and observation), phỏng vấn sâu (in – depth interviewing) hơn 50cuộc với những cư dân sinh sống tại Lý Sơn, phỏng vấn lịch sử hồi cố (oralhistory) để nghe những thông tin về cuộc sống cũng như văn hóa tín ngưỡng củagia đình – dòng họ và cộng đồng, qua hồi ức của người sống lâu năm tại LýSơn, ghi chép ở thực địa (fieldnotes), ghi âm, chụp hình ảnh để có bức tranhvăn hóa tín ngưỡng của cư dân huyện Lý Sơn Người nghiên cứu đã qua các đợtkhảo sát thực địa, tham dự trực tiếp trong những năm 2012, 2013, 2015, 2016 vànăm 2017 để có cứ liệu thực tiễn nhằm miêu tả, phân tích – tổng hợp lượngthông tin thu thập được, đã có cuộc khảo sát bằng cách phát 100 phiếu để làm

cứ liệu Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào tài liệu văn bản của các nhà nghiên cứu

đi trước kết hợp thông tin chuyển tải trên mạng Internet

- Phương pháp so sánh đối chiếu (Comparative method) nhằm vận dụng lý

thuyết văn hóa vùng để nhận diện, phân chia và tìm hiểu các hiện tượng tươngđồng và khác biệt thông qua so sánh lịch đại, đồng đại trong các hiện tượng vănhóa tín ngưỡng Bởi yếu tố vùng miền và điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội

đã có những tương đồng và dị biệt trong văn hóa Từ đó, rút ra những đặc điểm,vai trò của văn hóa tín ngưỡng của cư dân huyện đảo Lý Sơn

- Một số giả thuyết khoa học liên quan đến luận án với một số câu hỏi nhằm

để giải quyết mục tiêu của luận án như sau:

- Các dạng thức tín ngưỡng có mối quan hệ với môi trường sinh thái – vănhóa của cộng đồng cư dân huyện đảo Lý Sơn?

- Những yếu tố văn hóa truyền thống nông nghiệp và ngư nghiệp kết hợpvới những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của vùng đất này có tạonên diện mạo đặc trưng cho hệ thống tín ngưỡng cư dân nơi đây?

- Có thể nhận diện và lý giải một số hiện tượng của tín ngưỡng thông quanghi thức tế lễ, phẩm vật cúng hay thành phần tham dự không?

- Các tín ngưỡng Lý Sơn đã biến đổi như thế nào trong suốt hàng trăm nămtồn tại, phát triển của cư dân?

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

- Ý nghĩa khoa học của đề tài Văn hóa của một tộc người không chỉ là sự kế

thừa theo thời gian mà là sự chọn lựa trong quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa cáctộc người trong suốt chiều dài lịch sử, cũng như chịu sự chi phối bởi môi trường

tự nhiên và môi trường xã hội nơi tộc người sinh sống Mặt khác, cùng một tộcngười nhưng hoạt động kinh tế cũng có những khác biệt trong văn hóa Vì vậy,

cư dân Lý Sơn đã trải qua hàng thế kỷ với vùng đất này để thích ứng với môitrường sinh thái mới, sáng tạo cho mình một phức hợp văn hóa nhằm góp phầntạo nên những gía trị văn hóa của cư dân Lý Sơn Nghiên cứu tín ngưỡng không

Trang 12

chỉ hiểu biết về văn hóa của cư dân trong suốt chiều dài lịch sử mà còn phát huynhững khía cạnh phù hợp trong bối cảnh hiện nay

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa được tích hợp bởi 3 yếu tố: núi, đồngbằng và biển Vốn là một quốc gia có truyền thống làm nông nghiệp, hoạt độngsản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Do đó, khi khoahọc kỹ thuật còn chưa phát triển thì các sự vật hiện tượng tự nhiên đã được cưdân nông nghiệp thần thánh hóa để trở thành các đối tượng được tôn kính và thờcúng Đến vùng đất Trung Bộ, do yếu tố địa hình qui định nên bên cạnh các tínngưỡng liên quan đến nông nghiệp như thờ thần đất, thần sông, thần núi, … thìbắt đầu xuất hiện các tín ngưỡng cư dân đi biển đan xen như tín ngưỡng thờthần biển, thờ cá Ông… Đặc biệt, ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi có vị tríđịa lý, yếu tố sinh thái văn hóa đã hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng đadạng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân

Những đóng góp mới từ kết quả nghiên cứu của luận án, nghiên cứu về

văn hóa tín ngưỡng của cư dân huyện đảo Lý Sơn được một số tác giả đề cậptrong một số công trình nghiên cứu nhưng chủ yếu theo hướng tiếp cận từ góc

độ nhân học/ dân tộc học… Vì vậy, việc tiếp cận của đề tài tiếp cận từ góc độvăn hóa học là hướng nghiên cứu mới nhằm góp phần trong việc quản lý, bảotồn và phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng của cư dân huyện đảo Lý Sơn

– Quảng Ngãi Luận án sử dụng các lý thuyết như vùng văn hóa, sinh thái học

văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa, chức năng luận để phân tích đối tượngnghiên cứu cụ thể và sâu sắc hơn Việc vận dụng các phương pháp tiếp cận liênngành, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp so sánh đối chiếu…trong luận án nhằm lý giải, phân tích và giải quyết vấn đề Nguồn tư liệu đượcthu thập, khảo sát, phỏng vấn trong những năm qua cũng có ý nghĩa thực tiễn,nhằm nêu lên những nội dung với các dạng thức tín ngưỡng trên địa bàn huyệnđảo Lý Sơn Đây là tài liệu có giá trị về đời sống văn hóa tín ngưỡng của cư dân

Lý Sơn cho HVCH, NCS, SV các ngành Dân tộc học, Nhân học, Văn hóa học,

Việt Nam học Kết quả luận án có một số phát hiện khá thú vị, việc thờ cá Ông

tại nhà thờ họ Đặng như một vị phúc thần Điều này các nhà nghiên cứu về tínngưỡng ở khu vực Đông Nam Bộ và Nam bộ chưa phát hiện, hay sự chuyển đổihay kết hợp giữa tín ngưỡng gia đình – dòng họ và tín ngưỡng cộng đồng.Ngoài ta, tầm quan trọng của Shaman giáo đã ảnh hưởng đến các loại hình tínngưỡng gia đình – dòng họ và cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu

6 KẾT CẤU VÀ QUY CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN ÁN

Phần chính văn: ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận án có kết cấu 3

Ngày đăng: 19/03/2020, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w