Chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan khoa học Mác – Lênin, là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật; là hệ thống lý luận, phương pháp luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học.
Trang 1ĐỀ BÀI:
DỰA VÀO CÁC CHUYÊN ĐỀ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐÃ ĐƯỢC HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ANH/CHỊ HÃY LÀM RÕ VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG, LIÊN HỆ VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ CÔNG TÁC CỦA BẢN THÂN.
BÀI LÀM
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là bộ phận lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng nhân loại C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu sắc và hoàn bị Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin vừa là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa là điều kiện tiên quyết để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra
I Thế giới quan và thế giới quan khoa học
1 Đặc điểm của thế giới quan
Thế giới quan xuất hiện từ rất sớm ngay từ thời nguyên thuỷ và cho tới nay
nó có nhiều định nghĩa khác nhau Song có thể nói, thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về vị trí của con người trong thế giới ấy Trong thế giới quan, những yếu tố cảm xúc và trí tuệ, niềm tin và tri thức hoà quyện vào nhau Rõ ràng, thế giới quan không tự nhiên
mà có Nó được hình thành trên cơ sở hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người Nó luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển cùng quá trình phát triển của thực tiễn xã hội Do đó, Thế giới quan có những đặc điểm
cơ bản sau:
(1) Thế giới quan phát triển cùng với sự phát triển của con người và xã hội thông qua hoạt động của mình
(2) Thế giới quan luôn có mối quan hệ con người với thế giới Sự hiểu biết đúng đắn mối quan hệ đó sẽ định hướng và chỉ đạo hoạt động của con người phù hợp với hiện thực luôn luôn vận động và phát triển nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu và lợi ích của con người cũng như của xã hội
(3) Thế giới quan là sản phẩm tinh thần của con người, phản ánh hiện thực thông qua nhận thức, nhu cầu, lợi ích của cá nhân, của những tập đoàn người hay của toàn xã hội
Trang 2(4) Thế giới quan phụ thuộc vào trình độ nhận thức, nhu cầu, lợi ích của mỗi
cá nhân, mỗi nhóm người, mỗi tập đoàn người và của toàn xã hội Do đó, trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi xã hội, mỗi dân tộc, mỗi giai cấp có thể tồn tại nhiều thế giới quan khác nhau
2 Vai trò của thế giới quan khoa học.
Thế giới quan có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người, mỗi giai cấp, cộng đồng người và của cả loài người Nó giúp con người định hướng đúng trong cuộc sống, xác lập được nhân sinh quan đúng đắn, tích cực Trên cơ sở đó, con người xác định đúng thái độ, cách thức hoạt động và cách sống của riêng mình Khi xác định đúng được mục tiêu, lý tưởng, hoài bão, ước mơ con người mới phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng, hoài bão, ước mơ đó Thế giới quan còn giúp con người định hướng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Đối với nhận thức, thế giới quan giúp con người xác định xem con người có khả năng nhận thức thế giới hay không Trên cơ sở đó, con người mới tin vào sức mạnh nhận thức thế giới của mình hay không, mới có các giải pháp để nhận thức thế giới hiệu quả nhất Đối với hoạt động thực tiễn thế giới quan giúp con người
tự giác, chủ động xác định tính hướng đích trong hoạt động thực tiễn Do vậy, tránh được mò mẫm, tự phát, chệch hướng, vô định Thế giới quan giúp con người xác định đúng mối quan hệ của bản thân với người khác trong xã hội Trên cơ sở
đó giúp con người điều chỉnh những quan hệ qua lại giữa người với nhau và hành
vi của bản thân sao cho phù hợp với mục tiêu chung của xã hội và phù hợp quy luật khách quan của sự phát triển xã hội Thế giới quan là sự thống nhất hữu cơ giữa tri thức, niềm tin, lý trí và tình cảm Tri thức là sự hiểu biết sâu sắc của con người về thế giới, là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng đắn của con người, là sự phản ánh của thế giới khách quan của con người Tri thức có nhiều loại khác nhau, trong đó có tri thức về tự nhiên, về xã hội
và về con người Sự hình thành và phát triển tri thức là một quá trình, thông qua toàn bộ hoạt động sống của con người Tri thức có thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Tuy nhiên, bản thân tri thức chưa trở thành thế giới quan Tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khoa học khi nó chuyển thành niềm tin khoa học của con người Chỉ khi đó thì tri thức mới trở nên bền vững và sâu sắc, mới có giá trị định hướng cho hoạt động của con người Niềm tin là một trạng thái tâm lý, tinh thần đặc biệt được phát triển trên cơ sở của tri thức Nó là động lực thúc đẩy khát vọng nhận thức và cải tạo hiện thực của con người Niềm tin có thể chia làm hai loại:
+ Niềm tin mù quáng
+ Niềm tin khoa học
Niềm tin chính là động lực mạnh mẽ, giúp cho mỗi con người có nghị lực phi thường, có thể vượt qua những giây phút hiểm nguy, giám hy sinh tính mạng
vì mục tiêu lý tưởng mà mình đã theo đuổi Thế giới quan thể hiện trí tuệ của con người, thể hiện trình độ tương đối cao của lý trí, bởi vì lý trí dựa trên cơ sở hiểu biết của con người với tư cách là một chỉnh thể và sự thống nhất những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ trong hoạt động của con người Lý trí của con người là sự
Trang 3thống nhất chặt chẽ giữa niềm tin và tri thức Lý trí không tách rời tình cảm mà gắn bó khăng khít, mật thiết tình cảm Tình cảm là hình thức phản ánh đặc biệt mối quan hệ của con người về thế giới và quan hệ của con người với nhau, thể hiện thái độ của con người về những tác động của thế giới đối với bản thân Vì vậy, tình cảm góp phần củng cố lý trí, làm cho lý trí có thêm sức mạnh Như vậy, từng yếu tố đơn lẻ trên không phải là thế giới quan Thế giới quan cũng không phải là số cộng giản đơn của các yếu tố đó Trong thế giới quan có sự thống nhất hữu cơ, biện chứng giữa tri thức, niềm tin, lý trí và tình cảm, là sự thể hiện toàn
bộ sự hiểu biết và kinh nghiệm sống, hoạt động của con người Thế giới quan sử dụng chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý luận của mình được gọi là thế giới quan Mácxit hay thế giới quan cộng sản chủ nghĩa Thế giới quan đó còn được gọi là thế giới quan khoa học, bởi vì nó phản ánh đúng đắn những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời đã được thực tiễn kiểm nghiệm
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thế giới quan cũng phát triển
và đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó rõ rệt nhất đã trải qua ba hình thức sau:
Một là, thế giới quan huyền thoại: là thế giới quan có nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa thực và ảo, đặc trưng - thể hiện đậm nét trí tưởng tượng của “tư duy nguyên thủy” Nó phản ánh những quan niệm của người nguyên thuỷ
về thế giới Mỗi dân tộc có những huyền thoại để giải thích về nguồn gốc dân tộc mình; nguồn gốc của những hiện tượng tự nhiên như sấm sét, mây, mưa… Chẳng hạn như thần thoại Hy Lạp; huyền thoại về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của Việt Nam Trong thế giới quan huyền thoại, các yếu tố thực và ảo (tưởng tượng), cảm xúc và trí tuệ, lý trí và niềm tin, cái người và cái thần hoà quyện vào nhau, chưa phân biệt rõ
Hai là, thế giới quan tôn giáo: là thế giới quan có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhân đối với thế giới, đối với con người, được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy Đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin cao hơn lý trí mà V.I Lênin cho rằng: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, vào những phép màu… Mặc dù vậy, thế giới quan tôn giáo cũng phản ánh khát vọng của con người muốn được giải phóng khỏi những bất công, đau khổ, muốn vươn tới thế giới hạnh phúc, ấm no Đồng thời, thế giới quan tôn giáo cũng phản ánh trình độ phát triển thế giới quan nhất định của con người
Ba là, thế giới quan triết học: là thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lý luận thông qua các khái niệm, các phạm trù, các quy luật Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và về bản thân con người mà còn chứng minh quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận Nếu thế giới quan huyền
Trang 4thoại, yếu tố biểu tượng cảm tính giữ vai trò chi phối; trong thế giới quan tôn giáo yếu tố niềm tin giữ vai trò chủ đạo, thì trong thế quan triết học, yếu tố tư duy lý tính đóng vai trò chủ đạo Thế giới quan triết học đã chứng minh những quan niệm của mình bằng những lập luận logic, bằng tư duy logic
Thế giới quan triết học cũng phản ánh tồn tại xã hội Do vậy, trong xã hội có giai cấp, thế giới quan triết học cũng mang tính giai cấp Triết học được coi là hạt nhân lý luận của thế giới quan, bởi lẽ, thông qua thế giới quan triết học mà những quan niệm về kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức được thể hiện Hơn nữa, triết học còn đóng vai trò định hướng cho sự củng cố, phát triển thế giới quan của mỗi
cá nhân, cộng đồng trong lịch sử Như chúng ta đã rõ, thế giới quan triết học duy vật đã trải qua ba loại hình lịch sử phát triển của mình:
Một là, thế giới quan triết học thô sơ, mộc mạc thời kỳ cổ đại Nó thể hiện những quan điểm duy vật mộc mạc, chất phát, giản đơn về thế giới
Hai là, thế giới quan triết học duy vật siêu hình ở thế kỷ XVII – XVIII Đặc trưng của thế giới quan triết học này là có quan niệm duy vật siêu hình, máy móc
về thế giới Theo thế quan duy vật siêu hình này, mọi bộ phận, mọi yếu tố, mọi quá trình trong thế giới (cả tự nhiên và xã hội) không có mối liên hệ tác động lẫn nhau, nếu có chỉ là ngẫu nhiên Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời kỳ phục hưng
Ba là, thế giới quan triết học duy vật biện chứng Thế giới quan triết học duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của thế giới quan duy vật, khoa học Do tiếp thu được toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng nhân loại, lại được hậu thuẫn bởi những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, nên thế giới quan triết học duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của thế giới quan triết học duy vật thô sơ, mộc mạc; thế giới quan triết học duy vật siêu hình Thế giới quan triết học duy vật biện chứng (gọi tắt là thế giới quan khoa học) không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực
Qua những phân tích ở trên, chúng ta đã hiểu rõ và sâu sắc hơn nữa về vai trò của thế giới quan và thế giới quan khoa học, đặc biệt là thế giới quan khoa học đem lại cho con người một định hướng, một phương pháp tư duy khoa học để con người tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới
II Chủ nghĩa duy vật biện chứng, vai trò phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan khoa học Mác – Lênin, là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật; là hệ thống lý luận, phương pháp luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học
1 Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 5Thể hiện qua tất cả các quan điểm, quan niệm của nó song có thể nhận thức nội dung này qua quan điểm duy vật về thế giới nói chung và quan điểm duy vật
về xã hội nói riêng
a Quan điểm duy vật về thế giới
Kế thừa tư tưởng của các nhà triết học duy vật và căn cứ vào các thành tựu của khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đi đến khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất; thế giới thống nhất ở tính vật chất và vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập với ý thức, quyết định ý thức và được ý thức phản ánh
b Quan điểm duy vật về xã hội
Quan điểm duy vật về xã hội là một hệ thống quan điểm thống nhất chặt chẽ với nhau, về sự ra đời, tồn tại, vận động phát triển của xã hội và các lực lượng thực hiện nhiệm vụ lịch sử đặt ra trong sự vận động và phát triển ấy
2 Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt
để và ở tính thực tiễn – cách mạng của nó
3 Phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
3.1 Phép biện chứng duy vật
a Sự ra đời của phép biện chứngs
Triết học ra đời từ thời cổ đại đánh dấu sự ra đời của phép biện chứng Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển có phồn vinh có suy vong Khởi đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ nét trong thuyết “âm - dương” của Trung Quốc, đăc biệt là trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ đại Đến khoảng thế
kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong tư duy triết học
mà đại diện là Đêcactơ – ông được coi là linh hồn của phương pháp siêu hình Trong khoảng nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đây là thời kỳ tổng kết các lịch sử triết học nhân loại và hình thành hệ thống lớn đó là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là Hêgen ông được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này Ngày nay phép biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vât Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực phù hợp với hiện thực Cho nên nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển Tuy nhiên sự hạn chế của phương pháp biện chứng này là tuy nó cho chúng ta thấy một bức tranh về sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển Hơn nữa phép biện
Trang 6chứng duy vật còn sửa được sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêgen - đại diện lỗi lạc của phép biện chứng Hêgen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là sự sao chép lại sự
tự vận động của “ý niệm tuyệt đối ”mà thôi Phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu óc của chúng ta chẳng qua là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan.Như vậy phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và sự phát triển chung nhất của thế giới Vì vậy P.Ăngen
đã định nghĩa: “phép biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.”
* Khái niệm:
Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin; là “khoa học về mối liên hệ phổ biến” và cũng là “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Theo quan điểm của Mác, cũng như của Hêghen thì phép biện chứng bao gồm cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức luận
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa:
“phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của
sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
b Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng
b1 Khái niệm mối liên hệ phổ biến:
Là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy định và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
=> Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
b2 Nội dung và tính chất của mối liên hệ
– Tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ: Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động lại là phương thức tồn tại của vật chất, là một tất yếu khách quan, do đó mối liên hệ cũng là một tất yếu khách quan
Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi
sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới
– Do mối liên hệ là phổ biến, nên nó có tính đa dạng: Các sự vật; hiện tượng trong thế giới vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì thế, khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cần phải phân loại mối liên hệ một cách cụ thể
Trang 7Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những loại mối liên hệ sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian, v.v Sự phân loại này là tương đối, vì mối liên hệ chỉ là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung
– Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ biến nhất của thế giới khách quan Còn những hình thức cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiến cứu của các ngành khoa học cụ thể
c Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó phản ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới Các sinh vật, hiện tượng trên thế giới
dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất đó là thế giới vật chất Xét dưới góc độ nhận thức lí luận, nó là cơ sơ lí luận của quan điểm toàn diện Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có nhận thức đúng về sự vật chúng ta cần xem xét nó: một là : trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó, hai là : trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp Hơn thế nữa quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức đúng sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó Nhưng quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tac động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng
Để tránh những phưng pháp luận sai lầm trong việc xem xét sự vật, hoạt động cần tránh chủ nghĩa chiết trung, thuật nguỵ biện Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian thời gian đó
Do đó chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xet và giải quyết mọi vấn
đề thực tiễn đặt ra
3.2 Vai trò phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
3.2.1 Khái niệm
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo, định hướng cho con người trong quá trình tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và trong thực tiễn và do
đó nó có ý nghĩa quyết định đối với thành bại trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người
Trang 83.2.2 Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
Được thể hiện bằng mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn GIữa lý luận
và thực tiễn thống nhất biện chứng với nhau Sự thống nhất đó bắt nguồn từ chỗ: chúng đều là hoạt động của con người, đều nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội để thoả mãn nhu cầu của con người
a Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn
Lý luận dựa trên nhu cầu của thực tiễn và lấy được chất liệu của thực tiễn Thực tiễn là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội Lý luận không có mục đích tự nó mà mục đích cuối cùng là phục vụ thực tiễn Sức sống của lý luận chính là luôn luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ cho yêu cầu của thực tiến
b Lý luận mở đường và hướng dẫn hoạt động của thực tiễn
Ví dụ: lý luận Mác - Lênin hướng dẫn con đường đấu tranh của giai cấp vô sản Sự thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn là tuỳ thuộc vào nó được hướng dẫn bởi lý luận nào, có khoa học hay không? Sự phát triển của lý luận là do yêu cầu của thực tiễn, điều đó cũng nói lên thực tiễn không tách rời lý luận, không thể thiếu sự hướng dẫn của lý luận
Vai trò của lý luận khoa học là ở chỗ: nó đưa lại cho thực tiễn các tri thức đúng đắn về các quy luật vận động, phát triển của hiện thực khách quan, từ đó mới có cơ sở để định ra mục tiêu và phương pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn
Quan hệ lý luận và thực tiễn mang tính chất phức tạp, quan hệ đó có thể là thống nhất hoặc mâu thuẫn đối lập
c Lý luận và thực tiễn là thống nhất
Lý luận và thực tiễn thống nhất khi giai cấp thống trị còn mang tinh thần tiến bộ và còn giữ sứ mệnh lịch sử Khi lý luận và thực tiễn thống nhất thì chúng
sẽ tăng cường lẫn nhau và phát huy vai trò của nhau Sự thống nhất đó là một trong những nguyên lý căn bản của triết học Mác- Lênin
d Sự mâu thuẫn của lý luận và thực tiễn
Xảy ra khi giai cấp thống trị trở nên phản động, lỗi thời, lạc hậu Khi mâu thuẫn nảy sinh, chúng sẽ làm giảm ảnh hưởng của nhau Điều đó dẫn đến mọi đường lối, chính sách xã hội trở nên lạc hậu và phản động
* Ý nghĩa:
Cần phải tăng cường, phát huy vai trò của lý luận đối với xã hội, đặc biệt là
lý luận xã hội mà quan trọng là lý luận Mác - Lênin và các lý luận về kinh tế
Trước chủ nghĩa Mác, trong lý luận nhận thức, phạm trù thực tiễn hầu như không có chỗ đứng nào Nhiều người còn hình dung thực tiễn với bộ mặt xấu xí của con buôn (Phơ-Bách) Trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, sau khi phê phán E Ma Khơ và một số ngươi khác đã ”cố gạt thực tiễn
ra khỏi lý luận nhận thức, coi thực tiễn như một cái gì không đáng nghiên cứu về mặt nhận thức luận, đã ”đem cái tiêu chuẩn thực tiễn là cái giúp cho mỗi người
Trang 9phân biệt được ảo tưởng với hiện thực đặt ra ngoài giới hạn của khoa học, của lý luận nhận thức để dọn chỗ cho chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri”
V.I.Lênin đã khẳng định: quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức (“V.I.Lênin toàn tập” – 1980)
Chính vì sự quan trọng của mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn nên đối với nước ta trong giai đoạn này cần đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và hoạt động Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới một cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội, mà trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm Đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một vấn đề hết sức mới mẻ chưa có lời giải đáp sẵn Và chúng ta cũng không bao giờ
có thể có một lời giải sẵn sau đó mới đi vào tiến hành đổi mới Quá trình đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế nói riêng và việc nhận thức quá trình đổi mới đó không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển
Vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải lấy hiện thực khách quan làm cơ sở cho hoạt động của mình Gắn lý luận vào thực tiễn để hoạt động trở nên khoa học, có cơ sở vững chắc Tinh thần
ấy chính là vấn đề cần nghiên cứu trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI
e Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận
mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận xuông Vì vậy, trong khi nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận, đã nhiều lần Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nang cho hành động cách mạng, và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo Lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động Những người cộng sản các nước phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác _ Lênin cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc và từng nơi (“Hồ Chí Minh: toàn tập”-1996)
Con đường biện chứng của sự nhận thức:
Nhận thức của con người diễn ra trên cơ sở thực tiễn và không ngừng vận động, phát triển Sự vận động và phát triển của nhận thức diễn ra một cách biện chứng:
- “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”
+ Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, được hình thành trong quá trình thực tiễn Giai đoạn này được hình thành thông qua các hình thức cơ bản nối tiếp nhau: cảm giác, tri giác, biểu tượng
+ Tư duy trì tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức dựa trên cơ sở những tài liệu do giai đoạn trực quan sinh động mang lại
Trang 10- Nhận thức của con người phát triển đến giai đoạn tư duy trìu tượng chưa phải là chấm dứt, mà nó lại tiếp tục vận động trở về với thực tiễn Nhận thức phải trở về với thực tiễn vì:
+ Mục đích của nhận thức là phục vụ hoạt động thực tiễn Vì vậy nó phải trở về chỉ đạo hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới
+ Đến giai đoạn tư duy trìu tượng vẫn có khả năng phản ánh sai lệch hiện thực Vì vậy, nhận thức phải quay trở về thực tiễn để kiểm tra kết quả nhận thức, phân biệt đâu là nhận thức đúng, đâu là nhận thức sai lầm
+ Thực tiễn luôn luôn vận động, phát triển Vì vậy nhận thức phải trở về với thực tiễn để trên cơ sở thực tiễn mới tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức
- Từ trực quan sinh động dến tư duy trìu tượng, và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn là một vòng khâu của quá trình nhận thức Nó cứ lặp đi lặp lại làm cho nhận thức của con người phát triển không ngừng, ngày càng phản ánh sâu sắc bản chất, quy luật của thế giới khách quan
c Vai trò của phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng
– Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện, lấy khách quan làm cơ sở, phượng tiện cho hành động của mình
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong
sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp
và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác, phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do
xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại
=> Quy luật phủ định của phủ định
=> Quy luật lượng và chất