Hiệp ước Pa-tơ-nốt - Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.. Qua những nội dung cơ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề kiểm tra có 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 – 2018 Môn: Lịch sử- Lớp 8 - Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3.0 điểm)
Học sinh hoàn thành nội dung ở bảng dưới đây:
1862 - Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông
Nam Kì và đảo Côn Lôn…
Hiệp ước Giáp Tuất
1883 - Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì
Hiệp ước Pa-tơ-nốt - Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn
với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến
Qua những nội dung cơ bản của các Hiệp ước nói trên, em có nhận xét gì về tinh thần chống Pháp của triều đình Nhà Nguyễn?
Câu 2: (3.0 điểm)
Cho bảng dữ liệu sau đây:
7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra lời kêu gọi văn thân và
nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước
Giai đoạn
1885 - 1888
Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì
và Bắc Kì
Giai đoạn
1888 – 1896
Phong trào vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và tổ chức cao
1883 – 1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy
1886 – 1887 Khởi nghĩa Ba Đình
1885 – 1895 Khởi nghĩa Hương Khê
a) Bảng dữ liệu trên đề cập đến phong trào yêu nước nào của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX? (0.5 điểm)
b) Em hãy trình bày đặc điểm của phong trào trên (2.0 điểm)
c) Tên những người lãnh đạo của phong trào này được dùng để đặt tên cho các con
đường, ngôi trường trong cả nước đã nói lên điều gì? (0.5 điểm)
Câu 3: (3.0 điểm)
Trình bày chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế của Pháp đối với Việt Nam trong những năm 1897 – 1914 Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?
Trang 2Câu 4: Lịch sử địa phương (1.0 điểm)
Học sinh xem hình trên và đọc dữ liệu sau đây:
“Tòa nhà là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng, được xây từ năm
1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế Thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên
Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh Xã Tây trong tiếng Việt Công trình được thiết
kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp Giữa mặt tiền có trang trí đắp nổi hình ảnh người phụ nữ cường tráng tiêu biểu cho nước Pháp cùng đứa trẻ đang chế ngự thú dữ Sau này hai lầu chuông ở hai bên, mang phong cách pha trộn hai văn hóa Ý và Pháp thời kỳ Phục Hưng, được xây thêm vào và trang trí bằng hai bức đắp nổi hai bên tiêu biểu cho nước Pháp cầm gươm đi chinh phục thuộc địa Phía trước công trình là bãi cỏ rộng có ghế đá và bồn kèn - nơi ban nhạc của hải quân Pháp thường trình diễn cho công chúng xem trong những dịp lễ trang trọng…”
(Theo Báo điện tử VnExpress.net)
Em hãy cho biết:
- Tên gọi hiện nay của công trình kiến trúc này là gì? (0.5 điểm)
- Công trình kiến trúc này nằm ở địa bàn Quận nào của Thành phố Hồ Chí Minh? (0.5 điểm)
-Hết -
Trang 3HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 – HKII NH: 17 – 18
1
1862 Hiệp ước Nhâm Tuất
(0.5)
- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh
miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
1874
(0.5)
Hiệp ước Giáp Tuất - Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6
1883 Hiệp ước Hác –măng
(0.5)
- Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì
1884
(0.5) Hiệp ước Pa-tơ-nốt
- Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến
* Nhận xét: Triều đình Nhà Nguyễn nhu nhược, không kiên quyết chống giặc, đầu hàng
giặc Pháp, chịu trách nhiệm về việc mất nước …(0.5)
2
- Phạm vi hoạt động: rộng lớn, chủ yếu là Trung Kì, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung
du, miền núi (0.5)
- Lãnh đạo: gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước (0.25)
- Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.(0.25)
- Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các dân tộc
thiểu số (0.25)
- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (0.25)
- Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã
thất bại (0.5)
c) Tên những người lãnh đạo của Phong trào này được dùng để đặt tên cho các con đường,
ngôi trường trong cả nước đã: thể hiện lòng cảm phục, biết ơn của nhân dân ta (0.25); đồng
thời thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta (0.25)
0.5
3
Trình bày chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế của Pháp đối với Việt Nam trong
những năm 1897 – 1914 Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì? 3.0
* Chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế của Pháp đối với Việt Nam trong những
năm 1897 – 1914:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền (0.25)
- Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại (0.25) Ngoài ra Pháp còn đầu tư một
số ngành như: xi măng, điện, chế biến gỗ (0.25)
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt (0.25) để tăng
cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự (0.25)
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam (0.25)
- Thuế: Đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các thứ thuế cũ, (0.25) nặng nhất là thuế muối,
thuế rượu, thuốc phiện… (0.25)
2.0
* Mục đích: nhằm vơ vét sức người và sức của của nhân dân ta… 1.0
* Công trình kiến trúc này nằm ở địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 0.5