1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày những lý do nên ủng hộ hay phản đối quan điểm nên tăng học phí đối với giáo dục đại học

20 794 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 46,38 KB

Nội dung

Mức thu học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, ch

Trang 1

ĐỀ TÀI : Trình bày những lý do nên ủng hộ hay phản đối quan điểm nên tăng

học phí đối với giáo dục đại học

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa và quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáo dục càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Giáo dục bậc đại học là một trong những hoạt động quan trọng góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề và tăng nguồn thu cho đất nước đặc biệt là trong bối cảnh nguồn nhân lực nước ta hiện nay đang rất dồi dào nhưng thiếu chất lượng Việc nâng cao chất lượng đòi hỏi cần có kinh phí để đầu tư trang thiết bị, đồ dùng cho người dạy cũng như người học được tốt hơn Song kinh phí đó được lấy từ đâu? Vì vậy đặt ra câu hỏi có nên tăng học phí hay không?

CHƯƠNG I : CÁC LÝ LUẬN CHUNG

Trang 3

1.1 Khái niệm học phí

Học phí đại học là khoản chi trả của gia đình/sinh viên để nhận được những lợi ích của giáo dục đại học như cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai và mức thu nhập suốt đời cao hơn (Đại học Kobe và UNESCO Bangkok, 2014); Học phí đại học là giá mà sinh viên và phụ huynh trả cho dịch vụ giáo dục đại học vì những lợi ích cá nhân (Wei Huang

và Haiquan Wu, 2008)

1.2 Cơ sở để quy định học phí

- Quy định học phí đại học từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021

Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 2016 đến năm học 2020

-2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động):

Đơn vị: VNĐ/tháng/sinh viên

Khối ngành,

chuyên ngành

đào tạo

Năm học 2015-2016

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

1 Khoa học xã

hội, kinh tế,

luật; nông, lâm,

thủy sản

610.000 670.000 740.000 810.000 890.000 980.000

2 Khoa học tự

nhiên; kỹ thuật,

công nghệ; thể

dục thể thao,

nghệ thuật;

khách sạn, du

lịch

720.000 790.000 870.000 960.000 1.060.00

0

1.170.000

Trang 4

3 Y dược 880.000 970.000 1.070.00

0

1.180.00 0

1.300.00 0

1.430.000

Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động), cụ thể:

Đơn vị: VNĐ /tháng/sinh viên

Khối ngành, chuyên

ngành đào tạo

Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018

Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

1 Khoa học xã hội,

kinh tế, luật; nông, lâm,

thủy sản

1.750.000 1.850.000 2.050.000

2 Khoa học tự nhiên;

kỹ thuật, công nghệ; thể

dục thể thao, nghệ

thuật; khách sạn, du

lịch

2.050.000 2.200.000 2.400.000

3 Y dược 4.400.000 4.600.000 5.050.000

- Mức thu học phí đại học năm 2010-2011 đến 2014-2015:

Mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 như sau:

(đơn vị: VNĐ/tháng/sinh viên)

Trang 5

Nhóm

ngành

Năm học

2010 -2011

Năm học

2011 -2012

Năm học

2012 -2013

Năm học

2013 -2014

Năm học

2014 -2015

1 Khoa học

xã hội, kinh

tế, luật;

nông, lâm,

thủy sản

290.000 355.000 420.000 485.000 550.000

2 Khoa học

tự nhiên; kỹ

thuật, công

nghệ; thể

dục thể

thao, nghệ

thuật; khách

sạn, du lịch

310.000 395.000 480.000 565.000 650.000

3 Y dược 340.000 455.000 570.000 685.000 800.000

- Mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập không được hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên được xác định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thường xuyên trình cấp thẩm quyền cho phép và phải công khai mức học phí cho người học biêt trước khi tuyển sinh Mức thu học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên

áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện

tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư

- Mức thu học phí các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí Học phí các cơ sở giáo dục của nhà đầu tư nước ngoài do các nhà đầu tư quyết định nhưng phải thực hiện Quy chế công khai của Bộ Giaso dục và Đào tạo quy định để người học, các cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính biết thực hiện việc kiểm tra, giám sát

 Có sự khác nhau về mức thu học phí vì:

Về phía nhà trường, mức học phí được so sánh với chi phí đào tạo, bao gồm cả đầu tư phát triển Về phía người học, mức học phí so sánh với triển vọng thu nhập trong tương

Trang 6

lai Về phía quản lý hệ thống, mức học phí so sánh với thu nhập trung bình đầu người

và so sánh với các quốc gia khác

Để giải quyết thất nghiệp, các trường buộc phải nâng cao chất lượng đào tạo mà nguồn lực tài chính lại là điều kiện cần để thực hiện việc này Vì vậy, chủ trương tăng học phí là cần thiết nếu đặt đúng mục tiêu Hơn nữa, mức học phí hiện nay dù sao cũng còn thấp so với các nước Tính trung bình học phí 1 năm ở trường công của Mỹ là 9.804 USD, chiếm 17,7 % GNI đầu người; ở Malaysia là 8.500 USD, chiếm 79% GNI đầu người

 Học phí được sử dụng để:

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập (như sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có, xây dựng nhỏ các Phòng học, Phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá học sinh - sinh viên; mua sắm, thuê mướn cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc khác cú liên quan)

+ Bổ sung kinh phí cho các hoạt động của sự nghiệp giáo dục đào tạo, kể cả hỗ trợ thi tốt nghiệp (Bao gồm tất cả các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, kể cả chi cho thi tốt nghiệp ở các trường và cơ sở giáo dục - đào tạo, chi nghiệp vụ quản lý quỹ học phí tại cơ sở)

+ Hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy Bao gồm chi hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy của giáo viên, cán bộ nhân viên phục vụ giảng dạy và các bộ phận liên quan, chi khen thưởng và chi phúc lợi tập thể ở các trường và các cơ sở giáo dục đào tạo

- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức học phí theo quan điểm của người học có thể chia thành 3 nhóm yếu tố chính sau:

Nhóm 1: Đặc điểm của bản thân người học: Các yếu tố trong nhóm này gồm: Thị hiếu và kỳ vọng trong tương lai

Nhóm 2: Đặc điểm hộ gia đình: Các yếu tố trong nhóm này gồm: Thu nhập của người tiêu dùng và dân số

Nhóm 3: Chất lượng giáo dục của trường Đại học: Các yếu tố trong nhóm này gồm: Giá hàng hóa liên quan và chất lượng giáo dục của các trường đại học

Theo cách tiếp cận từ người học thì học phí hay mức chi phí khi tham gia học đại học càng thấp càng tốt trong khi đó họ lại mong muốn nhận được các dịch vụ, chất lượng giảng dạy càng cao càng tốt

Trang 7

1.3 Quan niệm về chia sẻ học phí GDĐH và vấn đề học phí.

Quan niệm chia sẻ lợi chi phí GDĐH cũng là hệ quả của việc xem GDĐH không hoàn toàn là lợi ích công mà có phần là lợi ích tư Theo đó, chính phủ phải có các chính sách qui định mức độ chia sẻ tài chính giữa nhà nước, phụ huynh người học và bản thân

họ, cũng như các doanh nghiệp và cộng đồng nói chung Quan niệm về chia sẻ học phí tất yếu dẫn đến chính sách thu học phí, một chính sách được mọi nước quan tâm

Ở một số nước việc đề xuất thu học phí thường gặp nhiều khó khăn Ví dụ như ở Đức: ở đây chính phủ muốn các trường đại học thu học phí để giảm bớt kinh phí bao cấp của nhà nước, trong khi đó các trường đại học lại đòi quyền thu học phí nhưng lại yêu cầu chính phủ không được cắt giảm ngân sách cấp cho các trường đại học Do đó chủ

trương thu học phí không được chấp thuận chính sự cam kết về một nền GDĐH đã đặt toàn bộ gánh nặng tái chính của GDĐH nên vai chính phủ

Ở Việt Nam, ở thập niên đầu thế kỉ 21 chủ trương tăng học phí GDĐH đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trình quốc hội nhưng đều bị phản đối mạnh mẽ nên phải gác lại Đầu năm 2007- 2008 nhà nước đưa ra quyết định 157/2007 QĐTTG và 319/2008 QĐTTG

về chủ trương huy dộng khoảng 30-35 nghìn tỉ để cho khoảng 1/3 sinh viên nghèo vay với l lãi suất thấp để theo học và sẽ trả sau khi tốt nghiệp, là một cố gắng lớn của chính phủ, sẽ tạo cơ hội tực hiện chính sách năng học phí ở các trường đại học

1.4 Quan niệm GDĐH là hàng hoá

Việc huy động tái chính từ các nguồn tư nhân, nhất là việc chuyển từ quan niệm GDDH là lợi ích công sang lợi ích tư tất yếu dẫn tới quan niệm dịch vụ GDĐH là hàng hoá có thể mua bán trên thị trường có nhiều ý kiến chống lại quan niệm này, tuy nhiên không thể phủ nhận thực tế tại các trường đại học phản ứng gay gắt của nhiều tổ chức lớn trên theses giới đối với hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATs chứng tỏ đây

là một cuộc dấu tranh lâu dài Cho nên UNESCO cũng phải chấp nhận một giải pháp nước đôi: ‘’Thương mại GD là một thực tế nhưng GDĐH không thể mua bán như các loại hàng hoá khác Chính phủ và các trường đại học không thể từ bỏ quan điểm GDDH

là một hàng hoá công và mục tiêu cuối cùng là lợi ích công toàn cầu

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM NÊN ĐỒNG Ý HAY PHẢN ĐỐI QUAN ĐIỂM TĂNG HỌC PHÍ ĐẠI HỌC

2.1 Vì sao nên tăng học phí

Tăng học phí là vấn đề hết sức nhạy cảm, tạo nên các luồng dư luận khác nhau Mức tăng này có ảnh hưởng nhiều đến những người nghèo hay không? Có giúp tăng chất lượng đào tạo lên tương xứng với tăng học phí hay không? Hai câu hỏi này liên quan

Trang 8

đến chất lượng đào tạo và công bằng xã hội và nêu một câu trả lời thỏa đáng theo hướng tích cực thì việc tăng học phí là đúng đắn Kinh phí ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cán bộ giảng dậy, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm, thư viện, phòng học, năng lực quản lí giáo dục và nhiều yếu tố khác

Theo Bộ GD&ĐT cũng như lãnh đạo một số trường ĐH, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì phải có kinh phí, do đó có việc tăng học phí… việc tăng học phí nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ĐH công lập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều cần thiết Kinh phí ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo phụ thuộc hàng loạt yếu tố: chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy; chương trình đào tạo; cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm, thư viện, phòng học; năng lực quản lý giáo dục và nhiều yếu tố khác Trước hết, muốn có đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng, trường đại học phải đưa ra một mức thu nhập tương đối thu hút Giải quyết tăng thu nhập cho giảng viên cũng chính để cho trường tiếp tục tồn tại, nhiều trường khi

có điều kiện là tăng số lượng sinh viên mỗi lớp học trên một trăm, thậm chí một số môn học quan trọng cũng ghép lớp 400, 500 sinh viên, nhờ đó tiết kiệm chi phí đào tạo rất lớn (cần ít giảng viên, trả số tiền giảng ít) Nhưng chính điều này đã làm giảm chất lượng đào tạo rất nhiều, giảng viên không thể nào vận dụng phương pháp lấy sinh viên làm trung tâm trong việc học, cũng như không thể cho thảo luận nhóm, bài tập lớp, làm chuyên đề Như vậy, có thể thấy một trong những nguyên nhân chính của sự thiếu hụt số lượng cũng như chất lượng thấp là do vấn đề thu nhập của giảng viên

Cơ sở vật chất hiện nay trong các trường cũng là vấn đề hết sức bức xúc Sổ sách và ghế ngồi trong thư viện theo đầu sinh viên là rất thấp, số phòng thí nghiệm máy móc thiết bị không đủ và rất lạc hậu Nhiều trường khoa có 2000 sinh viên mà chỉ có 100 máy tính Với hiện trạng này, dễ hiểu vì sao chất lượng đào tạo thấp Do đó cần có nguồn tiền để đầu tư vào cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy

Như vậy tăng nguồn kinh phí là điều hết sức cần thiết để tăng chất lượng hiện nay Nhưng vấn đề là nguồn ở đâu ra thì khả thi và hợp lí? Ngân sách là nguồn chính yếu xưa nay, đòi hỏi tăng them nữa không phải đơn giản vì ngân sách quốc gia đã chi cho giáo dục gần 17%, một tỉ lệ cao so với các nước trên thế giới Mặt khác nếu ngân sách

có tăng chi cho giáo dục thì cần nhiều hơn cho cấp học thấp và vùng sâu vùng xa để đảm bảo cho công bằng xã hội Nguồn từ nghiên cứu khoa học hiện nay rất khiêm tốn, trong các năm qua, các trường đại học nhận chưa đến 4% tổng số kinh phí cho nghiên cứu khoa học từ ngân sách, vấn đề này lỗi không phải do các trường mà do cơ chế từ lâu

đã tách giảng dậy đại học và nghiên cứu khoa học riêng biệt, hậu quả dẫn đến không có nghiên cứu khoa học, các giảng viên giảng bài tương tự như giảng cấp bốn ( với giáo trình hoặc bài giảng có sẵn lên thuyết giảng cho sinh viên, mà không biết vấn đề đang giảng này trong thực tế nó ra sao, và làm sao hướng dẫn cho sinh viên ứng dụng) Hiện

Trang 9

nay, hầu hết các trường đều tăng cường nghiên cứu khoa học từ các nguồn hợp tác quốc

tế, các công ty kinh doanh và các cơ quan quản lí nhà nước nhưng với mục tiêu chính là tăng thu nhập cho giảng viên để tiếp tục công việc giảng dạy Muốn tăng thêm từ nguồn này đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng cao mới có thể tạo ra kết quả nghiên cứu được chấp nhận ( mới được trả tiền) và số lượng đông để vừa thực hiện được giảng dạy vừa làm nghiên cứu Nhưng tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên lại mâu thuẫn với nguồn kinh phí hiện có

Việc tăng học phí là nằm trong lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động và giao dần việc tự chủ toàn diện đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giảm chi ngân sách Nhà nước Thực tế cho thấy, kinh phí đào tạo của các trường

ĐH, CĐ hiện nay đều đang dựa vào nguồn thu từ học phí Do đó, việc tăng học phí theo

lộ trình mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng trong Dự thảo mới là cần thiết Bên cạnh đó, mức học phí và chi phí học tập ĐH ở Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thấp so với các nước trong khu vực, việc điều chỉnh theo lộ trình cũng là phù hợp với xu thế, nhất là khi

mà cộng đồng kinh tế ASEAN đang hình thành vào cuối năm 2015

2.2 Lợi ích của việc tăng học phí:

Tăng chất lượng giáo dục giảng dậy cho sinh viện và giảng viên góp phần nâng cao chất lượng cho nhà trường nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung

Bên cạnh vấn đề tăng học phí có một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là sinh viên đi học không nghiêm túc tăng học phí để họ tiếc số tiền bỏ ra mà học tập chăm chỉ hơn Học phí thấp sẽ có nhiều người lao vào học đại học kể, nếu học phí cao sẽ có ít người vào đại học và họ sẽ có hướng mới không nhất thiết phải học đại học mà học nghề hay hướng nghiệp ngay sau khi học xong cấp ba Vì không phải sinh viên nào sau khi học đại học xong tốn bao nhiêu tiền của công sức cũng xin được công việc như những gì đã

bỏ ra của cha mẹ và thầy cô

2.3 Tác hại của việc tăng học phí:

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra khiến cả chuyên gia giáo dục lẫn người học băn khoăn

là chất lượng đào tạo liệu có được cải thiện và theo kịp với lộ trình tăng học phí?

- Trên thực tế, một số gia đình không có khả năng chi trả mức học phí này Nếu không

có chính sách hỗ trợ, hệ quả sẽ là khoảng cách ngày càng nới rộng giữa các nhóm thu nhập khác nhau, tạo ra bất ổn xã hội

- Học sinh viên nghèo, sinh viên nông thôn sẽ mất cơ hội học tập khi gánh nặng học phí ngày càng trở nên quá tải Học phí tăng đè nặng lên vai các bậc phụ huynh khiến nhiều người không có khả năng chi trả cho việc học tập của con em mình

Trang 10

- Hơn nữa, khi học phí tăng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên Một số bạn sinh viên sẽ phải lao động, làm thêm để phụ giúp bố mẹ tiền ăn ở, sinh hoạt nên sẽ khó tập trung vào việc học

2.2.1 Lý do phản đối:

Việc tăng học phí là nằm trong lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động và giao dần việc tự chủ toàn diện đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giảm chi ngân sách Nhà nước

Tuy nhiên, Việt Nam còn là một nước nghèo, đời sống của người dân ở từng khu vực, vùng miền có sự khác biệt nên chắc chắn việc tăng học phí sẽ tác động không nhỏ đến xã hội, đặc biệt là đối tượng sinh viên nghèo, gia đình khó khăn

 Ý kiến của chuyên gia:

Theo giáo sư Hoàng Tụy - là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam thì việc tăng học phí chỉ nên thực hiện sau khi đã tiến hành các biện pháp chống lãng phí, chống tham nhũng

Giáo sư Hoàng Tuỵ nói thậm chí chỉ cần chấn chỉnh việc sử dụng các nguồn thu hiện thời của ngành giáo dục cũng đã đáp ứng được đáng kể việc tăng lương cho giáo viên và bổ sung kinh phí giáo dục Do vậy, ông nói, việc tăng thu để bù đắp các khoản thất thoát là điều vô lý

Cũng có ý tưởng chỉ tăng khoản thu đối với người giàu trong lúc duy trì mức đóng góp hạn chế đối với người nghèo, hoặc thậm chí cấp học bổng cho các đối tượng nghèo, được đưa ra

Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng Tuỵ nhận xét đây là một hình thức nhằm biến giáo dục thành một lĩnh vực kinh doanh, chuyển sang cổ phần hoá các đại học công để biến những nơi này thành các cơ sở kinh doanh và do vậy, làm mất đi tính công bằng của hệ thống trường công

Ông nói, trong bối cảnh số người nghèo là quá đông so với số người giàu, việc đầu tư giáo dục lẽ ra phải hỗ trợ người nghèo thì quá trình thực hiện từ trước tới nay lại thường

là ưu đãi người giàu, phục vụ tốt những đối tượng có tiền trong lúc người nghèo lại không được hưởng nhiều những lợi ích từ việc phát triển giáo dục

Ngày đăng: 25/04/2018, 11:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w