Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Hoạt động NCKH của SV là một trong những nội dung, hình thức đào tạo ở đại học Hoạt động NCKH sẽ hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tư duy sáng tạo của SV, biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn
bị cho người học tiếp tục học lên trên ở các bậc học cao hơn sau tốt nghiệp
Thực tế, hoạt động NCKH của SV Trường ĐHKHXH&NV trong những năm qua được thực hiện dưới dạng tham luận, tiểu luận, luận văn, bài tập NCKH và đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của SV còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa khơi dậy phong trào NCKH rộng khắp trong Nhà trường
Thực tế đó đã đặt ra vấn đề là phải chú trọng hơn nữa đối với công tác quản
lý hoạt động này ở Nhà trường, nói cách khác là cần phải có những biện pháp quản lý mang tính đồng bộ, khả thi để điều khiển, kích thích động lực học tập, nghiên cứu sáng tạo của người học Để góp phần tìm giải pháp cho thực tiễn đã
nêu ra ở trên tác giả chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV” làm đề tài luận văn thạc sĩ
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động NCKH của SV và quản lý hoạt động NCKH của SV, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐHKHXH&NV
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của SV
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH của SV Trường ĐHKHXH&NV
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của SV Trường ĐHKHXH&NV
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV
Trang 25.2 Giới hạn về đối tượng
Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của SV ở các cấp quản lý từ đội ngũ cán bộ, giảng viên, cấp bộ môn, cấp khoa, cấp trường đại học
6 Giả thuyết khoa học
NCKH của SV có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học, vì thế trong những năm qua Đảng ủy Ban giám hiệu Trường ĐHKHXH&NV đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động NCKH của SV Tuy nhiên việc quản lý còn có những hạn chế nhất định Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý như tác giả đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng NCKH của SV Trường ĐHKHXH&NV nói riêng và đào tạo của Trường ĐHKHXH&NV nói chung trong giai đoạn hiện nay
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3 Nhóm các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học
Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của SV Trường ĐHKHXH&NV
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của SV Trường ĐHKHXH&NV
Trang 3Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ thời Trung Hoa cổ đại đã có quan điểm về cách học tích cực, các nhà tư tưởng giáo dục cho rằng, học là quá trình sáng tạo, là sự tìm tòi, khám phá và theo họ đó là cách học hiệu quả, tiêu biểu cho tư tưởng học về cách học tích cực thời kỳ này là Khổng Tử (551- 479) trước công nguyên
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
* Những nghiên cứu về phương pháp luận và phương pháp NCKH của sinh viên đại học
- Năm 1992: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thi Đức đã cho xuất bản giáo trình
“Phương pháp luận và các phương pháp NCKH giáo dục” dành cho SV Cao học [17]
* Những nghiên cứu về quản lý hoạt động NCKH ở trường đại học
- Vận dụng những thành tựu về khoa học quản lý nói chung vào quản lý giáo dục, các công trình nghiên cứu, giáo trình của Nhà trường quản lý giáo dục, các tác giả: Đặng Quốc Bảo [3], Trần Kiểm [19], Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Ngọc Quang, đã cung cấp nhiều vấn đề về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, trong đó có nội dung quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng, đây
là những vấn đề có liên quan chặt chẽ tới công tác quản lý giáo dục, trong đó có quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở các trường đại học
1.2 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
1.2.1 Khái niệm quản lý
Tác giả Đặng Quốc Bảo [3] quan niệm: “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”
Quản lý là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý để điều kiển, hướng dẫn các hành vi, hoạt động của họ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
1.2.2 Khái niệm khoa học
Theo chúng tôi: Khoa học là một quá trình nhận thức tìm tòi, phát hiện các quy luật của sự vật, hiện tượng và vận dụng các quy luật đó để sáng tạo ra các giải pháp tác động vào thế giới phục vụ lợi ích con người Khoa học vừa là một dạng sản phẩm hoạt động của con người, do con người tích luỹ được vừa là
Trang 4một phương thức sản sinh ra trí thức và nhận thức một cách đặc biệt có tính chất hệ thống
1.2.3 Khái niệm nghiên cứu khoa học
NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những vấn đề
mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới [10, tr.20]
1.2.4 Khái niệm hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Theo chúng tôi có thể hiểu: Hoạt động NCKH của SV ở trường đại học là một hình thức tổ chức dạy học của nhà trường, đó là quá trình vận dụng các kiến thức tổng hợp và phương pháp luận NCKH vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của người dạy, nhằm phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện phương pháp và các phẩm chất tự học, tự nghiên cứu, góp phần hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường đại học
1.2.5 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Như vậy theo chúng tôi có thể hiểu khái niệm quản lý hoạt động NCKH
của SV như sau: Quản lý hoạt động NCKH của SV là tổng thể những cách thức tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý hoạt động NCKH của
SV đến quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức điều khiển thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng kết quả NCKH của SV, nhằm thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo đã đặt ra
1.3 Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học
1.3.1 Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học
Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học bao
gồm:
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
-Tổ chức các hội thảo khoa học
- Tham gia viết các bài báo khoa học
1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học
1.3.2.1 Quản lý công tác tư tưởng nhận thức về nghiên cứu khoa học
của sinh viên
Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động NCKH của SV thì người chủ thể quản lý cần làm tốt việc giáo dục tuyên truyền ý nghĩa, vai trò, tầm quan
Trang 5trọng của NCKH cho SV từ đó tác động lên nhận thức tạo tiền đề để thực hiện các nội dung về quản lý hoạt động NCKH của SV được tốt hơn
1.3.2.2 Phân cấp thực hiện quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
- Quản lý ở cấp trường
- Quản lý ở cấp phòng, khoa, đơn vị quản lý SV
- Quản lý của cán bộ, giảng viên hướng dẫn SV NCKH
1.3.2.3 Quản lý các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Nguồn lực gồm: nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ hướng dẫn, SV),
nguồn vật lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị), nguồn tài lực (kinh phí)
1.3.2.4 Quản lý các hình thức nghiên cứu khoa học và kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên
Kỹ năng NCKH của SV là năng lực vận dụng những tri thức, phương pháp, cách thức, phương tiện, kinh nghiệm đã có vào nghiên cứu giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập, rèn luyện theo mục tiêu yêu cầu đào tạo có tính mới và sáng tạo
1.3.2.5 Kiểm tra, đánh giá, ứng dụng hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên
Công tác kiểm tra đánh giá là chức năng cuối cùng của quản lý Nhà trường muốn biết hiệu quả trong việc thực hiện các nội dung, kế hoạch, tiến độ thực hiện các kế hoạch đó thì phải thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Để quản lý tốt hoạt động NCKH của SV cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của Thủ trưởng Ban giám hiệu Nhà trường, sự phối hợp thường xuyên giữa nhà trường và xã hội tạo điều kiện của các cơ quan chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra kịp thời uốn nắn những lệch lạc, nắm bắt, phân tích, bao quát tình hình để đưa ra những quyết định đúng đắn đẩy mạnh hoạt động NCKH của SV
1.4.1 Các yếu tố thuộc về nhà trường và xã hội có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Ở trường đại học, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu, đội ngũ cán bộ QL NCKH và GV đều nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của SV Những tri thức kinh nghiệm, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong nhà trường, trình độ và sự động viên khuyến khích, hướng dẫn của GV… là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động NCKH của SV
Trang 61.4.2 Các yếu tố thuộc về sinh viên có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hiện nay, trước sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đòi hỏi ngày càng cao đối với việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao Do đó, việc SV được đào tạo một cách thực học, thực nghiệp nhằm có được chuyên môn và năng lực toàn diện, tư duy sáng tạo đáp ứng yêu cầu của bên sử dụng lao động là vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay Chính vì thế, nhận thức và hành động tích cực của SV
về hoạt động NCKH ngay từ khi còn đang học ở trường đại học ngày càng được nâng cao và được thể hiện khá đa dạng
1.5 Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Thực hiện quản lý hoạt động NCKH là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường theo chủ trương của Đảng và Nhà nước “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp ” để hội nhập và phát triển thành
Nhiệm vụ quản lý hoạt động NCKH của trường đại học được thực hiện theo quyết định số: 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học công
Như vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã tạo ra hành lang pháp lý cho quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Kết luận chương 1
Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm về quản lý, khoa học, NCKH, hoạt động NCKH của SV và quản lý hoạt động NCKH của SV Căn cứ trên việc nghiên cứu một số nội dung khoa học giáo dục, luận văn đi sâu vào phân tích quản lý hoạt động NCKH của SV của Trường ĐHKHXH&NV Thiết nghĩ chất lượng quản lý hoạt động NCKH của SV, sẽ không ngừng được nâng cao khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chủ thể và đối tượng quản lý nhằm tạo
ra sản phẩm khoa học thực thụ, có chất lượng Đây sẽ là cơ sở phương pháp luận đúng đắn để đánh giá đúng thực trạng, đề xuất các biện pháp khoa học, phù hợp với quản lý hoạt động NCKH của SV Trường ĐHKHXH&NV
Trang 7Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
2.1 Giới thiệu chung về Trường ĐHKHXH&NV
Tổ chức tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05.06.1956) Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
2.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng
2.2.2 Đối tượng khảo sát
2.2.3 Nội dung khảo sát
2.2.4 Cách thức tiến trình khảo sát
2.3 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
2.3.1 Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
Hiện nay, phong trào nghiên cứu khoa học của SV đã trở thành hoạt động mang tính truyền thống và thực sự tạo môi trường khoa học trong công tác đào tạo của Nhà trường Thực tế trong những năm gần đây tỷ lệ SV NCKH có những bước chuyển cả về diện rộng và chiều sâu Đặc biệt, thông qua các hướng đề tài các em đã chọn thực hiện và kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học Nhà trường
Bảng 2.1: Tổng hợp đánh giá đề tài NCKH của SV Trường
ĐHKHXH&NV
TT Năm học
Đề tài đạt giải/Tổng số
đề tài
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
GHI CHÚ LOẠI
Trang 82.3.2 Tổ chức các hội thảo khoa học
Hàng năm, số lượng SV tham gia NCKH tại Hội nghị NCKH SV khá lớn: năm học 2009 - 2010: 21%; năm học 2010 - 2011: 18%; năm học 2011-2012: 18%;năm học 2012-2013: 19%;năm học 2013-2014: 23%
Bảng 2.2.Tổng hợp số lượng SV tham gia NCKH trường ĐHKHXH&NV qua các năm:
Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH 21% 18% 18% 19% 23%
(Nguồn: Số liệu khảo sát tại ĐHKHXH & NV)
2.3.3 Tham gia viết các bài báo khoa học
Đây có thể xem là một trong những khâu yếu nhất của SV về hoạt động NCKH Từ các đề tài NCKH, bài viết nội san chuyên ngành của SV, bài tiểu luận môn học hoặc các bài thảo luận… các em có thể chuyển thành các bài báo khoa học Để viết và đăng được một bài báo khoa học đòi hỏi SV được trang bị
kỹ năng, tóm tắt vấn đề và cách thức triển khai viết một bài báo khoa học theo những chuẩn nhất định và đáp ứng được nội dung chủ đề khoa học Và, đặc biệt cần thiết phải có sự định hướng của các nhà khoa học, GV Bài báo khoa học của SV được đăng tải sẽ tạo ra tâm lý phấn khởi, hứng thú tích cực thúc đẩy niềm đam mê NCKH của SV
2.3.4 Đánh giá chung về hoạt động NCKH của SV trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2.3.4.1 Những thành tựu đạt được
Có thể nói, phong trào NCKH của SV giai đoạn 2011-2015 đã trở thành hoạt động mang tính truyền thống và thực sự tạo môi trường khoa học trong công tác đào tạo của Nhà trường Hàng năm, các công trình khoa học của SV Trường đạt các giải cao của Bộ Giáo dục - Đào tạo và ĐHQG HN Cụ thể, từ
2011 - 2015, 15 công trình của sinh viên đạt giải thưởng khoa học cấp Đại học
Quốc gia, 7 công trình đạt giải thưởng Tài năng khoa học trẻ của Bộ Giáo dục -
Đào tạo
2.3.4.2 Một số hạn chế
2.3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2.4.1.Thực trạng quản lý công tác tư tưởng nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
2.4.1.1 Tư tưởng, thái độ của SV với hoạt động NCKH
Trang 9Bảng 2.3: Thái độ của SV Trường ĐHKHXH&NV tham gia NCKH
Kết quả khảo sát (bảng 2.3) cho thấy có 20/450 người được hỏi cho thấy
SV “rất thích” tham gia NCKH chiếm 4,44% và 245/450 người được hỏi cho thấy SV “thích” tham gia NCKH chiếm 54,45%, như vậy con số SV tự nguyện
và có nhu cầu tham gia NCKH là 265/450 người chiếm 58,89% Cũng thông qua việc tiến hành khảo sát cho thấy tỷ lệ SV còn thờ ơ đến hoạt động NCKH còn khá lớn 127/450 chiếm 28,22%
2.4.1.2 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa hoạt động NCKH đối với SV
Bảng 2.4: Nhận thức về ý nghĩa hoạt động NCKH đối với SV
Trang 102.4.2 Thực trạng phân cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
2.4.2.1 Quản lý hoạt động NCKH của SV cấp Trường
Bảng 2.5: Đánh giá quản lý hoạt động NCKH của SV cấp Nhà trường
Có kinh phí, tạo điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết
2.4.2.2 Quản lý hoạt động NCKH của SV cấp khoa, bộ môn
Qua bảng 2.6 xếp bậc 1/5 là quản lý việc tổ chức hướng dẫn SV NCKH của cán bộ, giảng viên Hàng năm cán bộ quản lý SV phải căn cứ kế hoạch NCKH của Nhà trường, căn cứ điều kiện thực tế đơn vị mình để phát động SV đăng ký NCKH, lập kế hoạch đăng ký đề tài cho SV, liên hệ giảng viên hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc SV thực hiện theo đúng tiến độ
Trang 11Bảng 2.6: Đánh giá quản lý hoạt động NCKH của SV cấp khoa
Tạo điều kiện và thời gian
cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho cán bộ, giảng viên
2.4.2.3 Quản lý hoạt động NCKH sinh viên của cán bộ, giảng viên hướng dẫn
Bảng 2.7: Đánh giá quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên do
cán bộ, giảng viên hướng dẫn
Thứ bậc
Yêu cầu cao trong các
khâu, các bước hướng dẫn
Cung cấp tài liệu có liên
quan đến việc nghiên cứu
đề tài
1004 2,51 5 120 2,40 7 1124 2,50 6
Trang 12Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
tiến độ và kết quả nghiên
9 Đánh giá kết quả nghiên
cứu đề tài của SV 957 2,39 8 113 2,26 9 1070 2,38 8
r = 0,92
Có thể nói công việc hướng dẫn SV nghiên cứu của cán bộ, giảng viên là công việc quan trọng nhất góp phần vào thành công của công trình NCKH Qua bảng 2.8 xếp bậc 1/9 là công việc gợi mở cho SV lựa chọn, vận dụng các phương pháp nghiên cứu có hiệu quả được cả SV và cán bộ, giảng viên xếp ở vị trí quan trọng nhất, ở đây cũng thể hiện sự định hướng của người hướng dẫn được SV coi trọng, qua đó cũng thể hiện cán bộ, giảng viên hướng dẫn làm rất tốt công việc này
2.4.3 Thực trạng quản lý các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên
2.4.3.1 Nguồn nhân lực
Tính đến năm 2015, toàn trường có 531 cán bộ, trong đó có 372 cán bộ giảng dạy Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học hàng hậu: 195 tiến sĩ, 164 thạc sĩ, 6 giáo sư và 91 phó giáo sư; cơ sở vật chất của Nhà trường được tăng cường với các thiết bị công nghệ hiện đại…