Tiếng việt thực hành

21 110 0
Tiếng việt thực hành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Mối quan hệ giữa Thơ mới và Hát Nói Trong những năm đầu thập kỉ thứ 3 của thế kỷ trước xuất hiện một dòng thơ ca thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đó là thơ mới (hay còn gọi thơ lãng mạn). Thơ mới là một cuộc thơ ca trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc ở thế kỷ 20. Sự xuất hiện của thơ mới gắn với sự ra đời của phong trào thơ mới 19321945. Phong trào thơ mới đã mở ra “Một thời đại mới trong thi ca”, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca việt nam hiện đại. Thơ mới ra đời đã đem đến một làn gió hoàn toàn mới làm thay đổi những quy chuẩn của thơ ca truyền thống, phá vỡ tính quy ước, chuẩn mực đã ngự trị trong lối thơ cổ từ trước đó. Mặc dù thơ mới đã khẳng định được sự thắng thế trước thơ cũ nhưng từ trong mạch nguồn của nó vẫn có sự bắt nhịp với các lối thơ ca truyền thống, điều này được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ giữa Thơ mới và hát nói. Về mối quan hệ giữa thơ mới và hát nói thì nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã có những kiến giải sâu sắc về sự tiếp ứng trong cảm hứng sáng tác của hai thể loại này, ông cho rằng: Sau nhiều thế kỷ thơ thất ngôn ngự trị dẫu có ngâm khúc, truyện nôm và hát nói cũng không làm vị trí thơ thất ngôn trong thơ truyền thống lung lay đến những năm 30 của thế kỷ XX, Thơ mới ra đời như một sự nổi loạn, một cuộc cách mạng. Thơ mới lúc đó mới là nói thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận... với nội dung chủ yếu là biểu hiện những sắc thái tinh thần của con người cá nhân và các hình thức chủ yếu là thơ bảy chữ, tám chữ, năm chữ, lục bát. Các nhà thơ cũ công kích Thơ mới nhưng điều đáng chú ý là chỉ công kích về hình thức mà không nói về nội dung. Mặc dầu bị đả phá kịch liệt, Thơ mới vẫn nhanh chóng chiếm lĩnh văn đàn. Đến những năm 40 của thế kỷ XX, các nhà Thơ mới tuyên bố bỏ khái niệm Thơ mới, tuy thế có lẽ họ vẫn còn đôi chút mặc cảm nên tìm đến Tản Đà như một sự tìm về truyền thống, tìm một sự tiếp nối. Các yếu tố ở Tản Đà mà các nhà Thơ mới ca ngợi là cái phóng túng và tính cách đa tình. Những yếu tố ấy có ở trong nhiều bài thơ của nhiều thể thơ mà Tản Đà sử dụng nhưng các yếu tố đó lại là nét đặc trưng hát nói Tản Đà nói riêng và hát nói nói chung. Khi tìm sự liên hệ giữa hát nói và Thơ mới người ta thường nói về thể thơ như là một sự tiếp nhận thuần túy kỹ thuật là ở gieo vần, ở số chữ, nhưng như thế chưa đủ. Sự liên tục đó biểu thị các mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa thể loại và người sáng tác, người tiếp nhận. Với thể thơ thất ngôn truyền thống thì hát nói khác lạ trên ba bình diện: nó là thể thơ giàu chất văn xuôi, là thơ chơi của một công chúng văn học khác, của một môi trường văn học khác; nó cũng thể hiện con người nhà nho nhưng là nhà nho tự thoát ly thành người khác nhà nho tài tử. Cả ba yếu tố đó không phải là những yếu tố cá biệt, riêng lẻ, tách rời mà đó là những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Sự phát triển của văn học, của một thể loại văn học, không chỉ là tiến trình tự nó mà còn chịu sự tác động của công chúng văn học. Nhu cầu văn học, sinh hoạt văn học và phương thức phổ biến văn học tác động đến chức năng, tính chất của sự phát triển của thể loại, của bộ phận, của thành phần văn học, của nền văn học. Có thể nói rằng, công chúng của thơ chữ Hán chủ yếu là tác giả của nó những nhà nho. Công chúng của thơ nôm mở rộng phạm vi đến những người bình dân. Hát nói là loại thơ chơi, giàu tính chất văn nghệ nhất trong thơ truyền thống nhưng không được coi là chính thống. Công chúng của nó là những tài tử giai nhân, những khách thương tự do, những người học trò hỏng thi, những cầm nương, kỹ nữ giang hồ có nợ phong lưu. Họ là những người thoát ra khỏi sự kiểm soát của lễ giáo, của tâm lý dị nghị xướng ca vô loài, tập hợp nhau vào một tổ chức ngoài xã hội quan phương, tổ chức hát ca trù. Họ tham gia với nhu cầu thưởng thức văn nghệ, trả nợ cầm thi. Đó cũng là một lối chơi, cách hành lạc. Bài hát nói được trình bày có thể lấy bài cũ, có thể lấy bài mới hoặc sáng tác tại chỗ và các quan viên. có thể biểu thái độ tán thưởng bài hát, giọng hát bằng cách ném thẻ trù nơi quy định. Loại ý kiến phản hồi kịp thời như vậy đã tác động đến sáng tác. Khác với thi đàn, thi xã, thành phần tham gia tổ chức này không chỉ là trí thức cao cấp nên họ được phép không nghiêm nghị trong phạm vi, được phép lúc ngâm nga xáo trộn cổ kim đi. Hát nói chỉ tồn tại trong môi trường đó và nó được sáng tác để hướng tới, để đáp ứng nhu cầu giải trí văn nghệ của loại công chúng đó một công chúng mang đậm tính chất thị dân xã hội trung cận đại. Nó không còn là nhu cầu tự thân tác giả muốn bộc lộ tâm trí, nhu cầu làm văn để tải đạo, để minh đạo.

Ngày đăng: 21/04/2018, 14:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan