Người học qua việc tiếp thu những tri thức cần yếu này về phương pháp dạy tiếng, và tri thức tiếng Việt mang tính thực hành, có thể ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại n
Trang 1Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,
trường hợp Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt
Nguyễn Thiện Nam
Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Tóm tắt Báo cáo của chúng tôi sẽ đề cập đến những nội dung sau:
1 Giới thuyết về phương pháp dạy tiếng
2 Phương pháp và phương pháp luận
3 Về khái niệm đào tạo giáo viên dạy tiếng
4 Dự kiến những bước cụ thể của một chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng nói
chung và giáo viên dạy tiếng Việt
5 Tính đa dạng của các chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng
6 Trường hợp tiếng Việt như một ngoại ngữ, thực tiễn và nhu cầu về việc đào tạo
phương pháp giảng dạy
7 Việc đào tạo về phương pháp dạy tiếng trên thế giới và ở Việt Nam
8 Giáo viên tiếng Việt như một ngoại ngữ cần có những tri thức cơ bản nào?
9 Kết quả của chương trình “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”
Toàn văn
1.0 Mở đầu
Phương pháp dạy tiếng là một bộ phận quan trọng trong ngôn ngữ học ứng dụng
Trong chương trình cử nhân và cao học Việt Nam học tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội đều có học phần liên quan đến
khái niệm này ở những mức độ phạm vi khác nhau Học phần “Phương pháp giảng
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thuộc chương trình cử nhân chiếm 3 tín chỉ
Ngoài ra, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng có chương trình
đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài” tương đương 10 tín chỉ Những học phần, chương trình như thế này có
Trang 2mục đích cung cấp cho người học những tri thức cần yếu về những gì mà một giáo
viên dạy tiếng cần có Người học qua việc tiếp thu những tri thức cần yếu này về
phương pháp dạy tiếng, và tri thức tiếng Việt mang tính thực hành, có thể ứng
dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
2 Phương pháp, phương pháp luận
2.1 Phương pháp, phương pháp luận
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu hai khái niệm: phương pháp (method) và phương
pháp luận (methodology)
2.1.1 Phương pháp
Nhóm Richard, trong từ điển ngôn ngữ học ứng dụng và dạy tiếng đã định
nghĩa:
“Phương pháp (trong dạy tiếng) là cách dạy một ngôn ngữ dựa vào những
nguyên tắc và thủ pháp có tính hệ thống, chẳng hạn sự áp dụng những quan điểm làm thế nào để một ngôn ngữ được dạy và học một cách tốt nhất” [8, 228]
Các tác giả của từ điển này cho rằng:
“Các phương pháp dạy tiếng khác nhau như phương pháp trực tiếp, phương pháp nghe nhìn, phương pháp nghe nói, phương pháp ngữ pháp-dịch, phương pháp con đường im lặng, và phương pháp giao tiếp… là kết quả của những quan điểm khác nhau về:
a Bản chất của ngôn ngữ
b Bản chất của việc học ngôn ngữ
c Mục đích và ĐỐI TƯỢNG giảng dạy
d Các loại chương trình (SYLLABUS) được sử dụng
e Vai trò của người dạy, người học và các tài liệu giảng dạy
Trang 3f Các kỹ thuật và thủ pháp được sử dụng” [8, 228]
2.1.2 Phương pháp luận
Nhóm Richard, cũng trong từ điển ngôn ngữ học ứng dụng nêu trên đã định
nghĩa như sau:
“Phương pháp luận - Methodology (trong dạy tiếng):
(1) là sự nghiên cứu việc luyện tập và thủ tục được sử dụng trong việc dạy và những nguyên tắc và lòng tin có trong đó
Phương pháp luận bao gồm:
(a) sự nghiên cứu bản chất của các KỸ NĂNG NGÔN NGỮ (như đọc, viết, nói nghe) và các cách/thủ tục để dạy chúng
(b) sự nghiên cứu việc chuẩn bị của KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG, các tài liệu và
sách giáo khoa dùng để dạy các kỹ năng
(c) sự đánh giá và so sánh các PHƯƠNG PHÁP dạy tiếng (ví dụ: PHƯƠNG
PHÁP NGHE NÓI)
(2) Bản thân những sự thực tập, những thủ tục, nguyên tắc và lòng tin Người ta
có thể phê phán hay khen ngợi phương pháp luận của một chương trình học nào đó
(3) (Trong nghiên cứu) Các thủ pháp được sử dụng để tiến hành khảo sát, điều tra, bao gồm những phương pháp được sử dụng để sưu tập và phân tích dữ liệu.” [8, 228]
Thực ra, trong dạy tiếng, việc phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm này là
một việc không dễ Chúng ta có thể hiểu một cách giản dị quan niệm này như sau:
phương pháp là hệ thống các quan điểm về việc giảng dạy còn phương pháp luận
thì xem xét các kỹ năng, kế hoạch liên quan đến bình diện của lớp học, chú ý vào
những hoạt động và nhiệm vụ của lớp học và sự quản lý quá trình học Phương
pháp luận cũng chính là sự đánh giá các phương pháp dạy tiếng, như điểm c trong
Trang 4định nghĩa của nhóm Richard Ở đây chúng ta không bàn đến điểm 3 của phương
pháp luận (trong nghiên cứu) tại định nghĩa của nhóm Richard Tuy nhiên, cũng có
nhiều cách hiểu đồng nhất phương pháp và phương pháp luận, cho rằng cả hai đều
chỉ là “cách dạy” mà thôi
Chúng ta xem xét phương pháp luận từ góc độ lớp học Sự tập trung chủ yếu
là những nhiệm vụ và hoạt động trong lớp học và việc quản lý việc học
Richards (1986) chỉ ra: mục đích của nhiều giáo viên dạy tiếng là tìm được
phương pháp đúng: “Lịch sử của nghề chúng ta trong hàng trăm năm qua đã ủng
hộ một niềm tin rằng những sự cải tiến trong việc dạy tiếng chính là kết quả của việc cải tiến các phương pháp và cuối cùng thì một phương pháp dạy tiếng hiệu quả sẽ ra đời” [7, 11] Ông tiếp tục cho rằng rất nhiều năm, người ta tin rằng, lý
thuyết ngôn ngữ học và ngôn ngữ học tâm lý đã phát hiện ra bí mật của việc thủ
đắc ngôn ngữ thứ hai và rồi vấn đề dạy ngôn ngữ thứ hai như thế nào được giải
quyết một lần cho tất cả
Về phương pháp, mặc dù có sự khác nhau, nhưng tất cả các phương pháp có
một điểm chung Chúng đều giả định rằng có một số những nguyên tắc riêng quyết
định việc học có xảy ra hay không
Swaffar et al [11, 58] thấy rằng: các giáo viên đã học một cách bài bản
trong một phương pháp nào đó thì lớp học thật sự của họ với hàng loạt hoạt động
và tình huống, đã làm cho phương pháp đó gặp nhiều vấn đề Nghiên cứu của
nhóm này lấy cứ liệu từ lớp học và học cho rằng những gì xảy ra trong lớp học là
cứ liệu rất quan trọng Nó quan trọng hơn những gì giáo viên được huấn luyện
3 Về khái niệm đào tạo giáo viên dạy tiếng
Không phải không có những quan niệm ngây thơ hoặc dung tục hóa việc
giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ rằng chỉ cần nói được tiếng Việt hoặc chỉ
cần tốt nghiệp đại học là có thể dạy được tiếng Việt Thực tế việc giảng dạy tiếng
Trang 5Việt một cách chuyên nghiệp đòi hỏi người giáo viên phải có sự tích hợp cần thiết giữa sự thông minh, óc tưởng tượng, tri thức tổng hợp đa ngành, tri thức cơ bản về ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng, tri thức cơ bản về tiếng Việt, và kinh nghiệm về kỹ năng đứng lớp dạy tiếng tốt… Làm một giáo viên dạy tiếng tốt khác với một bác sĩ giải phẫu, một luật sư, khác với cả một nhà ngôn ngữ học, tuy nhiên, cũng như bác sĩ, luật sư, nhà ngôn ngữ học, để trở thành một giáo viên dạy tiếng
chuyên nghiệp, cũng cần quá trình tuyển chọn, đào tạo đặc biệt và những kỹ năng
cần thiết trước khi được chấp nhận Chúng ta cũng có thể phân biệt một bác sĩ được đào tạo bài bản với một người tự xưng là thầy thuốc mà chưa qua trường lớp nào cũng như phân biệt giữa một giáo viên dạy tiếng chuyên nghiệp với một giáo
viên dạy tiếng “tay ngang”
Một đặc trưng của nghề dạy tiếng là chúng ta phải tiếp xúc với hàng loạt đối tượng người học khác nhau, với những điều kiện học, mục đích, lứa tuổi, quốc tịch, tiếng mẹ đẻ… khác nhau Nói cách khác, chúng ta phải chú ý đến từng cá nhân
một với những bối cảnh khác nhau Như vậy, về khía cạnh lý thuyết, cùng lúc, chúng ta phải chú ý tới tất cả đồng thời cũng phải chú ý đến từng cá nhân một
Thực tế là trên thế giới đã có hẳn ngành dạy tiếng (language teaching) thuộc ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics) và rất nhiều nhà ngôn ngữ học ứng
dụng đã xây dựng hẳn lý thuyết về giảng dạy và học tập ngôn ngữ thứ hai, có thể
kể ra hàng loạt tên tuổi như: Fries, C C., Lado, R.,Corder, S P., Selinker, L M.,
Ellis, R., Littlewood, W T., Richards, J C., Krashen, S.D., Long, M H.,
Larsen-Freeman, D.E., Bailey, N., Nunan, D.,
Nhóm Richard, J [8, 374 ] cho rằng: “Đào tạo giáo viên (teacher education)
là một lĩnh vực nghiên cứu đề cập tới sự chuẩn bị và phát triển nghề nghiệp của các giáo viên Trong lĩnh vực teachear education, thỉnh thoảng người ta phân biệt hai
khái niệm: teachear training – đào tạo giáo viên và teacher development - phát triển giáo viên
Trang 6Teacher training đề cập tới những kỹ năng giảng dạy cơ bản trong chương
trình tiền giảng dạy (preservice education), đặc biệt là đối với những giáo viên mới
bập vào nghề (novice teachers) Những kỹ năng này bao gồm những bình diện của
việc giảng dạy như việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng, việc quản lý lớp học, việc
dạy 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), các kỹ thuật giới thiệu và rèn luyện các đơn vị
ngữ liệu, kỹ thuật chữa lỗi
Teacher development chú ý đến giai đoạn sau khi đã qua giai đoạn đào tạo đầu tiên
và đề cập tới sự phát triển nghề nghiệp của các giáo viên, đặc biệt là các chương
trình tập huấn dành cho các giáo viên đang giảng dạy (Inservice Education).”
Chương trình này tập trung vào việc tự đánh giá của giáo viên, việc các giáo
viên khảo sát về những bình diện khác nhau của tiến trình giảng dạy và việc kiểm
tra cách tiếp cận đối với tiến giảng dạy của giáo viên Chương trình Inservice
programmes dành cho các giáo viên dạy tiếng cũng có thể được gọi là “Continuing
Education for Language Teachers (CELT)- Đào tạo tiếp tục đối với giáo viên dạy
tiếng
4 Dự kiến những bước cụ thể của một chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng nói chung và giáo viên dạy tiếng Việt
Đào tạo một giáo viên dạy tiếng thông thường phải thông qua những bước
sau:
• Tuyển chọn (selection)
Đây là khâu lựa chọn những ứng viên phù hợp, được chấp nhận trở thành
một học viên của khóa học và sau đó lựa chọn những ứng viên phù hợp để trở
thành giáo viên Chẳng hạn: đối với tiếng Việt hiện nay, có thể xếp theo thứ tự ưu
tiên như sau:
- Ứng viên có bằng thạc sĩ ngôn ngữ
- Ứng viên có bằng cử nhân ngôn ngữ
Trang 7- Ứng viên có bằng cử nhân Việt Nam học
- Ứng viên có bằng cử nhân Tiếng Trung/ tiếng Anh/ tiếng Nhật/ tiếng Hàn/tiếng
Pháp
- Ứng viên có bằng cử nhân văn học
- Ứng viên có bằng cử nhân lịch sử
- Ứng viên có bằng cử nhân các chuyên ngành khoa học xã hội – nhân văn khác…
• Bồi dưỡng tri thức tiếp tục (Continuing personal education)
Đây là khâu bổ sung tri thức chung cho học viên để khi trở thành giáo viên
thì giáo viên đó phải là một người “có học” Dĩ nhiên học viên của khóa học đào
tạo giáo viên không thể là người “kém hiểu biết”, tuy nhiên do những bối cảnh văn
hóa xã hội khác nhau giữa các nước, do sự thay đổi nhanh của thế giới nên các học
viên cần được bổ sung tri thức một cách tổng hợp
• Chương trình đào tạo nghề nghiệp chung cho một giáo viên (General professional training as a teacher)
Đây là khâu cần thiết đối với tất cả các giáo viên của mọi môn học (toán học,
lịch sử, địa lý ) chứ không riêng gì đối với giáo viên dạy tiếng Nội dung chủ yếu
của phần đào tạo này gồm: a) tri thức về bản chất của giáo dục trong quan hệ với
cá nhân và xã hội với các môn học như tâm lý giáo dục học, tâm lý xã hội học ; b)
tri thức về nền giáo dục của quốc gia; c) đạo đức và sự gương mẫu của giáo viên;
d) kỹ năng điều khiển lớp học; e) việc chuẩn bị bài giảng; f) vai trò và mối liên hệ
giữa chương trình với giáo trình; g) cam kết tự đào tạo
• Chương trình đào tạo riêng dành cho một giáo viên dạy tiếng (Special training as a teacher of a foreign or second language)
Khóa học có thể đào tạo được những giáo viên “lý tưởng” nói chung bao
gồm ba thành tố:
Trang 8a) thành tố lý thuyết (theory component)
b) thành tố kỹ năng (skills component)
c) thành tố thông tin (information component)
Thành tố lý thuyết bao gồm những tri thức mang tính lý luận về triết lý giáo dục học, về tâm lý học, ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng Tuy nhiên, để hiểu được những tri thức lý luận có tính liên ngành như triết lý giáo dục học, tâm
lý học, đòi hỏi người học phải có khả năng tiếp thu và phải có thời gian Vì vây, ở đây, chúng ta hiểu thành tố lý thuyết với ý nghĩa là những hiểu biết cơ bản nhất và
có lựa chọn Chẳng hạn, xét về mức độ thì tri thức về ngôn ngữ học cần thiết đối
với giáo viên dạy tiếng hơn là tri thức về tâm lý học, và tri thức về ngôn ngữ học
ứng dụng thì cần được đưa vào chương trình nhiều hơn là tri thức về ngôn ngữ học Ngôn ngữ học ứng dụng cần được phát triển cả về mặt lý luận lẫn thực hành Những tri thức về lý thuyết dạy tiếng rõ ràng là có thể đóng góp trực tiếp đối với
tiến trình đào tạo giáo viên dạy tiếng hơn là tri thức thuần túy về ngôn ngữ học hay
về tâm lý học Một nhà ngôn ngữ học tài ba như Chomsky không nhất thiết là một giáo viên tiếng Anh giỏi
Thành tố kỹ năng bao gồm tri thức của bản thân giáo viên về ngôn ngữ mình dạy, các thao tác dạy, và các hoạt động trong lớp học, bao gồm việc quản lý tiến trình học, qua đó giáo viên có thể đánh giá được sự tiến bộ của người học và
điều chỉnh tiến trình dạy của mình cho phù hợp Việc huấn luyện những kỹ năng
này đòi hỏi phải luyện tập nhiều, kể cả trong các tình huống dạy thật sự và dàn
dựng (simulated and genuine teaching situation) Trước hết nói về tầm quan trọng của tri thức về ngôn ngữ được dạy Nếu như tri thức của giáo viên về ngôn ngữ
mình dạy, (đối với chúng ta là tiếng Việt) mà không chuẩn xác thì chắc chắn sẽ dạy sai hoặc giải thích không đúng Kết quả là người học sẽ khó thành công khi gặp
phải một giáo viên không nắm vững tri thức tiếng Việt Người học, kể cả học sinh nhỏ tuổi, ngay từ đầu trình độ sơ cấp đã có thể nhận biết khá rõ giáo viên của mình
Trang 9là giỏi hay có vấn đề Và quả thật, nếu người học phát hiện được giáo viên của
mình thường không giải thích được hoặc giải thích theo kiểu “tiếng Việt nó thế” vì không nắm chắc tri thức tiếng Việt và không đủ tự tin, thì người học sẽ có cảm
giác thất vọng, thậm chí bức xúc, ảnh hưởng không tốt đến cảm hứng và kết quả
học tập Chính vì vậy, thành tố kỹ năng trong chương trình đào tạo giáo viên tiếng Việt như một ngoại ngữ trước hết chính là phải bảo đảm cung cấp cho người dạy tri thức đầy đủ, cơ bản, chính xác về tiếng Việt, về những nội dung tiếng Việt cần cho giờ học Một giáo viên tiếng Việt nhưng không có tri thức tiếng Việt tốt sẽ làm nản lòng người học và làm mất thời gian của chính bản thân mình và của người
học Có thể nói rằng, kỹ năng này là yêu cầu bắt buộc và cực kỳ quan trọng đối với một giáo viên dạy tiếng Việt
Thành tố thông tin bao gồm thông tin về phương pháp luận, về chương
trình giảng dạy và giáo trình mà giáo viên sẽ phải tuân theo và sử dụng, và về bản chất của ngôn ngữ
Thông tin về phương pháp luận (methodology) đề cập tới những tiếp cận khác nhau trong việc giảng dạy ngoại ngữ Những tri thức này không thể thay thế cho những kỹ năng cụ thể nhưng nó có thể cung cấp cho giáo viên những hiểu biết
cơ sở về những kỹ năng mà mình đang ứng dụng Và thông thường, những học
viên có học vấn cao thì thấy cần phải có tri thức nền lý thuyết này của lĩnh vực dạy tiếng
Thông tin về chương trình giảng dạy, giáo trình và tài liệu giảng dạy mà học viên sẽ sử dụng khi được vào nghề Những thông tin này sẽ trực tiếp giúp học viên nắm được công cụ “hành nghề” trước khi họ trở thành giáo viên trong một lớp học tiếng Việt thực sự
Thông tin về bản chất của ngôn ngữ Chúng ta cần hiểu rằng, khi một người trở thành một giáo viên dạy tiếng, người đó cần có tri thức về bản chất của ngôn ngữ và những điều thuộc về ngôn ngữ Trừ những học viên vốn là sinh viên ngành
Trang 10ngôn ngữ học, đã từng học về điều này trong chương trình dẫn luận ngôn ngữ học
(hầu như họ cũng đã quên), còn hầu hết những người tốt nghiệp những chuyên ngành khác, có lẽ không có được tri thức này Có hàng loạt nội dung mà học viên
cần phải nắm được như là những tri thức nền Ví dụ sự khác nhau cơ bản giữa giao
tiếp của con người và loài vật, các giai đoạn phát triển của quá trình thủ đắc tiếng
mẹ đẻ, quan hệ giữa nói và viết, khái niệm về chuẩn ngôn ngữ, tính đa dạng của
ngôn ngữ, các tiếng địa phương, tiếp xúc ngôn ngữ, ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ
và văn học…Đây là những thông tin liên quan đến tri thức ngôn ngữ học Một chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng cần chọn lọc và cung cấp những tri thức
này Học viên có thể đọc thêm một số sách dẫn luận ngôn ngữ học để bổ sung những thông tin này Nếu sinh viên ở các lớp cử nhân (trình độ tiếng Việt C) hỏi
giáo viên về những nội dung đó thì giáo viên không thể đưa ra một câu trả lời làm
cho sinh viên thất vọng
5 Tính đa dạng của các chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng
Trên thế giới rất ít chương trình đào tạo giáo viên có thể trở thành lý tưởng
Một lý do căn bản là hầu hết các chương trình đều thiếu thời gian để tiến hành một
khóa học toàn diện thực sự, một số chương trình thì đối tượng là các học viên chưa
đủ trình độ học vấn cơ bản, một số chương trình thì thiếu thốn về cơ sở vật chất,
thiết bị cho việc tập dạy Thông thường, học viên phải đối mặt với nhiều gánh nặng
tri thức và giải pháp khả dĩ trong điều kiện của học viên là sự phối hợp ở mức độ
có thể giữa lý thuyết, các kỹ năng, và thông tin
Như vậy những điều trên thể hiện một đặc trưng hiển nhiên của tiến trình
dạy và học ngoại ngữ: nghề dạy tiếng cần những giáo viên được đào tạo đầy đủ và
có thể giúp cho người học thu được kết quả tốt Và có một điều rất quan trọng trong toàn bộ quá trình đào tạo là phải nhen lên trong học viên ngọn lửa nhiệt tình,
cảm giác tự hào nghề nghiệp, khát vọng tiến bộ không ngừng về chuyên môn giảng
dạy trong suốt sự nghiệp của mình