2 - Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử phát triển của đồ gốm sứ Việt Nam qua các thời đại từ văn hóa Bắc Sơn đến thời Nguyễn, từ trên 8000 đến trên 1
Trang 1- Đồ gốm là sản phẩm bình dân, do dân làm ra, dân sử dụng, gắn bó với mọi tầng lớp cư dân trong xã hội… Khi hội có giai cấp, một số sản phẩm gốm cao cấp được làm ra phục vụ nhu cầu của quý tộc, sản phẩm này do thợ chuyên nghiệp làm ra Sản phẩm gốm vì thế mà nó cũng phần nào phản ánh tình trạng xã hội
- Gốm là tên gọi chung cho sản phẩm đất nung, tuy nhiên tùy chất liệu và độ nung khác nhau mà còn có các tên gọi khác là sành, sứ Hiện nay, người ta thường sử dụng một khái niệm chung là gốm sứ
- Đồ gốm sứ là loại tư liệu lịch sử quý giá, là di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể, phản ảnh những đặc trưng cũng như tính đặc thù trong bản sắc văn hóa khu vực lẫn thời đại
- Đồ gốm sứ tồn tại khắp nơi, vững bền về mặt vật chất nhưng dễ bị tác động gây biến dạng, bể vỡ, phản ánh rõ nét về tính chất và trình độ kỹ thuật chế tạo, các yếu
tố về mỹ thuật, xã hội, tính thời đại… Vì vậy, gốm sứ là loại tư liệu đặc biệt, đặc thù đối với các nhà nghiên cứu
- Đồ gốm sứ ra đời từ trên một vạn năm và tồn tại, không ngừng phát triển đến nay, trong tương lai, chưa biết khi nào gốm sứ hết vai trò trong đời sống vật chất và tinh thần của con người
Ý nghĩa, mục đích và yêu cầu
- Ý nghĩa: Đối với nghiên cứu lịch sử, đồ gốm là nguồn tư liệu vật chất quan trọng, là minh chứng vật chất cụ thể, góp phần làm sáng tỏ các vấn đề của xã hội thời quá khứ như: sự phát triển của kỹ thuật, đặc trưng văn hóa vùng miền và thời đại, đặc điểm và tính chất xã hội đương thời, mối quan hệ giao lưu thương mại và văn hóa…
Đồ gốm là căn cứ quan trọng để xác định niên đại di tích và vấn đề liên quan
Trang 22
- Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử phát triển của đồ gốm sứ Việt Nam qua các thời đại (từ văn hóa Bắc Sơn đến thời Nguyễn,
từ trên 8000 đến trên 100 năm cách ngày nay); giúp người học nhận diện được đồ gốm
sứ thuộc các thời đại, các khu vực khác nhau trên cơ sở những đặc điểm về chất liệu,
màu sắc, hình dáng, hoa văn, màu men, kỹ thuật chế tạo…
- Yêu cầu: Người học tham dự đầy đủ các buổi học để được hướng dẫn, tham gia thảo luận, trình bày hiểu biết và nhận thức của mình; Tự tìm hiểu và tham khảo các nguồn tài liệu được định hướng; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập như tiểu luận, bài kiểm tra; phát huy sự chủ động và sáng tạo trong quá trình tự học, tự nghiên cứu…
Trang 33
Chương 1: Những vấn đề chung về gốm sứ
1.1 Các khái niệm, thuật ngữ
Hiện nay, hầu như chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến sản phẩm đất nung, gốm sứ, tuy nhiên về cơ bản có những loại sau đây:
ở nhiệt độ cao, xương rắn chắc,
thường có màu nâu hoặc đen, gõ
có tiếng kêu thanh, độ nung trên
1000 0C, không thấm nước
Figure 1 Đồ đất nung
Figure 2 Đồ sành
Trang 44
3, Đồ gốm men (Ceramics): Là sản phẩm
làm bằng đất sét, độ nung dưới 1000 0C, phủ ngoài
một lớp men trước khi nung (bằng hợp chất gồm đá
nghiền nhỏ, vôi, tro trấu) Ở giai đoạn sớm, men
được phủ bên trong để chống thấm nước, về sau
men được phủ ngoài, ngoài yếu tố kỹ thuật, tráng
nem là vấn đề nghệ thuật
4, Đồ bán sứ: Là gốm làm bằng đất sét trắng
nhưng độ nung chưa đạt đến 10000C, có độ hút ẩm,
không thấu quang, có tráng men (trong và ngoài)
5, Đồ sứ (Porcelain, China): Là đồ gốm men cao
cấp khi xương gốm đạt đến độ thấu quang cao, màu
trắng, nguyên liệu xương gốm là caolanh (caolin), độ
nung trên 1000 0C
Figure 3 Đồ gốm men
Figure 4 Đồ bán sứ
Figure 5 Đồ sứ
Trang 55
(Hiện nay trên thế giới cũng chưa có cách gọi thống nhất các loại sản phẩm từ đất này: Ở Mỹ, sản phẩm được chế tạo bằng vật liệu phi kim loại qua quy trình tương tự làm gốm
sứ (dập bột, đổ rót, đúc, sấy khô nung, đốt… ) đều gọi chung là đồ gốm ceramics
Ở châu Âu,người ta chia sản phẩm sản xuất theo quy trình trên thành nhiều loại:
- Ceramics: dành cho sản phẩm là đồ gốm nung bằng đất sét thô chưa hoặc đã qua chế biến Thường thì sản phẩm này có màu vàng, không thật trắng và có độ hút nước cao Nhiệt độ nung từ 1.000 o C- 1.200 o C Cá biệt có loại cao cấp được gia công chế biến rất kỹ và nung đến 1.250 o
C
- Faience: liệt vào loại đồ gốm có nhiệt độ nung khoảng 1.050- 1.200 o C và độ hút nước rất lớn, do đó thường giòn và dễ răn men (rạn mặt men) sau một thời gian sử dụng, nhưng màu rất trắng Sản phẩm này được sản xuất bằng nguyên liệu là đất sét và cao lanh đã lọc kỹ
- Stoneware: Việt Nam gọi là đồ bán sứ, hoặc đồ đá Sản phẩm này chế tạo từ nguyên liệu như đồ sứ, nhưng nguyên liệu tuyển chọn không kỹ nên có hàm lượng sắt cao Khi nung
ra sản phẩm màu kem, trắng ngà hơi tối và chỉ nung một lần Nhưng vì nung ở nhiệt độ tương đối cao, từ 1.250 - 1280 o C nên có độ kết khối tốt, độ hút nước thấp và độ bền rất cao, chịu được sự va đập nên gọi là đồ đá
- Porcelain: Việt Nam gọi là đồ sứ được chế tạo bằng nguyên liệu: caolanh + tràng thạch + thạch anh Thông thường nguyên liệu tuyển chọn rất tốt, lọc kỹ, quá trình sản xuất trải qua 3 lần nung Nung nọn: ở 900 o C cho đất cứng, dễ lên men; nung lửa khử: ở nhiệt độ cao từ 1.300 - 1.400 o C sau khi tráng sản phẩm đã nung nọn; sau đó chuyển qua giai đoạn trang trí, thông thường trang trí có màu rực rỡ trên men nung từ 800-900 o
C và trang trí trong men nung ở nhiệt độ 1.200 - 1.250 o C Loại trang trí trong men là sản phẩm sứ cao cấp
- Bone China (sứ tro xương): có xuất xứ từ Anh, được chế tạo từ xương động vật đốt thành tro rồi pha vào cao lanh và tràng thạch Sản phẩm này được chế tạo rất công phu qua nhiều lần nung như sứ Lần đầu là nung xương mộc ở nhiệt độ 1.230 - 1.250 o C; lần hai nung men ở nhiệt độ 1.050 o C; cuối cùng là nung và trang trí ở 800 - 900 o C Điểm đặc sắc là sản phẩm này rất mỏng và trong suốt, rất bóng, màu hơi trắng ngà Nhược điểm là dễ bị trầy xước trên mặt men, nhưng sản phẩm trông thật hấp dẫn và rất quyến rũ
Ở Trung Quốc chia sản phẩm chế biến từ đất theo quy trình tương tự làm hai loại:
- Đào khí: Sành hay gốm là để chỉ đồ đất nung bằng đất sét chưa chế biến, rất khô gọi
là đồ đất nung Trong chủng loại này, sản phẩm được chế tạo từ đất sét đã lọc được gọi là tinh đào (sành mịn) hay thái đào (gốm màu) Nhiệt độ nung của chủng loại này thường là từ 1.100 - 1.280 o C Nhiệt độ nung càng cao thì độ kết khối càng tốt, càng ít hút nước do đó sức chịu lực cũng tốt hơn
- Đồ từ khí: là đồ sứ được chế tạo bằng cao lanh như mô tả ở trên Ngoài ra, sứ ở Trung Quốc còn có mặt hàng truyền thống đặc biệt là vẽ trang trí dưới men với màu xanh cobalt rất nổi tiếng và một số mặt hàng sứ khác được pha chế men cổ truyền như: men huyết
dụ, xanh ngọc…)
Trang 66
1.2 Kỹ thuật chế tạo đồ gốm, sứ
- Kỹ thuật làm gốm xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ văn hóa Bắc Sơn từ cách đây hơn 8000 năm, thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới Có thể sơ khai là việc nhào đất sét, cát với nước rồi nặn bằng tay tạo nên phôi
gốm, phơi khô rồi sử dụng, sau đó biết đến việc nung cho cứng hơn Xương gốm thuở ban đầu rất thô do nhiều tạp chất, hình dáng hết sức đơn giản
Có nhiều ý kiến cho rằng, giai đoạn đầu thì gốm đem phơi rồi dùng được gọi là gốm thô chưa nung, về sau người ta mới biết nung gốm để sản phẩm cứng hơn và ít thấm nước được gọi là gốm đất nung Cũng có ý kiến cho việc làm gốm sơ khai bằng cách đan khuôn nan theo ý mình rồi trát đất sét đã nhồi vào bên trong khuôn đan và phơi khô, sau đó đem nung
- Bước sang giai đoạn hậu kỳ thời đại
đồ đá mới – sơ kỳ thời đại kim khí (cách ngày nay 5000 – 4000 năm), kỹ thuật chế tạo đồ gốm bằng phương pháp bàn xoay xuất hiện, tuy nhiên phương pháp nặn bằng tay chắc vẫn còn phổ biến Giai đoạn này, gốm chắc dã được nung trong những chiếc lò đơn giản, nhiệt độ khống chế đều trên sản phẩm nên gốm chắc hơn
Figure 8 Nung gốm ngoài trời, trong chiếc lò đơn giản
Figure 6 Minh họa cho kỹ thuật làm gốm thời nguyên thủy
Figure 7 Làm gốm bằng tay và bằng
kỹ thuật bàn xoay
Trang 77
Bên cạnh sự tiến bộ về kỹ thuật, yếu tố mỹ thuật ngày càng được đề cao nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ Lúc đầu, gốm có hoa văn dấu thừng do kỹ thuật tạo nên, dần dà đồ gốm được trang trí bằng những môtip, đồ án hoa văn cầu kỳ với hình thức hình học mang trừu tượng bằng phương pháp khắc vạch, in ấn khi phôi gốm còn ướt…
- Đến giai đoạn sơ kỳ thời đại kim khí, đồ gốm bắt đầu đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật chế tác Đất sét và chất pha tạp được chọn lọc kỹ nên độ kết dính của xương gốm cao và chắc, gốm được nung với nhiệt độ cao khoảng từ 800 - 900ºC khiến xương chắc và bền, ít thấm nước, màu sắc đẹp
Các sản phẩm được thực hiện trên bàn xoay có xương gốm mỏng đều; bên cạnh gốm thô do xương có pha cát còn có gốm mịn, đây là sản phẩm cao cấp hơn, đất sét được pha thêm một loại cát nhỏ, hạt đều và hỗn hợp sét cát được lọc kỹ trước khi làm xương
Vào giai đoạn này, người ta chưa biết đến kỹ thuật phủ men nhưng lại tạo ra một lớp bên ngoài là áo gốm Áo gốm được làm từ loại đất sét tốt và qua tinh lọc loại
bỏ tạp chất, khi khi phủ lên mặt ngoài gốm sẽ mịn màng, đẹp mắt Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên (cách ngày nay khoảng bốn ngàn năm) được coi là mở đầu cho một giai đoạn phát triển cao của gốm đất nung Việt Nam
- Giai đoạn phong kiến Trung hoa đô hộ (Bắc thuộc), gốm tráng men, đồ sành,
đồ bán sứ xuất hiện do sự du nhập về cả sản phẩm và kỹ thuật từ Trung Hoa Gốm đất tiếp tục tồn tại, màu trắng hồng hay sữa đục; gốm sành có độ nung cao, xương chắc, màu nâu đỏ hay xám xanh, không thấm nước, gõ tiếng kêu thanh Gốm men (hay gốm tráng men) được làm từ đất sét trắng, nung ở nhiệt độ cao, xương mỏng, bóng, độ rắn cao và nhiều kích cỡ…, kỹ thuật làm gốm men phức tạp
(Về kỹ thuật tráng men, có thể hình dung như sau: Thông thường men được chế theo
hai cách khô và ướt, nhưng thợ làm gốm thường chế men theo kiểu men ướt:
Men được làm từ các nguyên liệu tự nhiên có sẵn, thành phần chính của men là tro, đất sét trắng, vôi sống và một số phụ gia khác; công thức pha chế men tro theo kinh nghiệm dân gian là: 2,5 bát đất sét trắng + 4,7 bát vôi sống + 12 bát tro, sau đó hòa vào nước khuấy đều
và lọc nhiều lần rồi thêm các phụ gia vào cho thích hợp và đánh đều thành men Muốn có men màu vàng thì trộn tro với đất màu vàng hoặc phù sa sông Hồng, trộn tro với đất sét trắng thì có men màu trắng ngà hoặc màu sữa, trộn tro với đất đỏ thì có men màu nâu
Trang 88
Cách tráng men: Tráng men còn được
gọi là phủ men hoặc láng men, có 2 cách
tráng men gồm “Kìm đúc”: tráng bên trong
trước rồi tráng bên ngoài sau; “Quay men”:
1tay đỡ sản phẩm, 1 tay quay chiếc bát trong
thùng men Cách quay này được các thợ
chuyên nghiệp hay dùng và khi quay trông
giống như một nghệ sỹ đang xiếc Hai cách
tráng men này dành cho các sản phẩm nhỏ,
các sản phẩm lớn thì dùng cách dội men hoặc
phun men Đối với gốm bạch ngọc hay gốm
không trang trí thì có hai lần tráng men Lần
đầu là tráng áo bằng cách nhúng xương gốm
vào men sau đó đem phơi thật khô rồi tráng một lớp nữa gọi là men bóng Đối với các sản phẩm có trang trí họa tiết hoa văn thì phức tạp hơn, càng nhiều họa tiết thì càng phức tạp Người thợ phải tráng nhiều lần cho mỗi sản phẩm kết hợp với tráng nhiều loại men hoặc vẽ trên men còn chưa khô hẳn rồi tráng tiếp với lớp khác và mỗi động tác phải tuân theo qui trình nghiêm ngặt)
Thời phong kiến độc lập từ các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ trở
đi, nghề gốm phát triển, hình thành các trung tâm gốm sành, gốm men nổi tiếng, sản phẩm phục vụ cho mọi tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên kỹ thuật làm gốm cao cấp có lẽ được du nhập từ Trung Hoa)
Đến thời Chúa Trịnh, để phục vụ cho nhu cầu xa xỉ trong sinh hoạt đồ sứ có nguồn gốc Trung hoa xuất hiện mà nguồn gốc của nó là việc đặt hàng, ký kiểu Đồ sứ tuy cùng một quy trình công nghệ sản xuất như gốm song ở một trình độ cao hơn Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là đất sét, đến đồ gốm cao cấp thì cũng chỉ dùng đến đất sét trắng bình thường, nhưng để làm ra đồ sứ phải dùng caolin (cao lanh), một loại nguyên liệu hiếm hoi hơn đất sét thường và đất sét trắng rất nhiều
Độ nung của lò sứ cao hơn độ nung lò gốm nhiều Để tạo ra đồ gốm chỉ cần nung ở nhiệt độ khoảng 7000
đến 8000 C, cao nhất cũng chỉ khoảng 1.0000
C, nhưng muốn nung thành đồ sứ, ngay cả đồ sứ nguyên thủy, lò nung phải đạt 1.200 - 1.3000C Với nhiệt độ như vậy, một số thành phần khoáng vật trong cốt đồ sứ nóng chảy ra thành chất pha lê làm cho đồ sứ cứng chắc, độ thấm nước rất thấp, hầu như không còn
độ thấm nước nữa Với những đồ sứ có thành mỏng, đồ sứ có tính chất bán thấu quang
và điều này hoàn toàn không có được đối với đồ gốm Do tiêu chuẩn cao như vậy về
Figure 9 Minh họa kỹ thuật tráng men cho gốm
Trang 99
nguyên liệu và độ nung, rõ ràng không phải nước nào, thời nào cũng có truyền thống sản xuất đồ sứ
1.3 Phân loại (các loại hình sản phẩm của gốm sứ)
Đồ gốm là sản phẩm sáng tạo và có nhiều cơ hội để sáng tạo nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong đời sống con người Đồ gốm cổ chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, thờ cúng, chôn cất người chết Thời hiện đại, khi kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh thì gốm không ngừng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau… Chúng ta có thể phân chia các loại đồ gốm, sứ như sau:
+ Gốm gia dụng: Là loại gốm dùng trong đời sống thường ngày như bát đĩa, ấm chén, thạp, lọ hoa, bình, bát điếu Gốm gia dụng được phân thành 2 loại : gốm dân dụng và gốm ngự dụng / quan dụng; nét đặc biệt giữa gốm ngự dụng là chất lượng tốt hơn: độ nung cao, xương mỏng, men bóng, màu sắc tinh tế và ở đáy sản phẩm bao giờ cũng có chữ “quan” hay “nội phủ”, họa tiết cũng đặc thù riêng như rồng, phượng
+ Gốm thờ: Là những sản phẩm được đặt trên bàn thờ, hương án, điện thờ, chùa, đình, miếu mạo…, bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, lọ, độc bình… Phần lớn các chân đèn, lư hương được làm bằng gốm men Ngoài ra, liên quan đến việc chôn cất người chết còn có loại gốm làm quan tài (chum, vò)
+ Gốm mỹ nghệ trang trí: Từ thời Lý bắt đầu xuất hiện những sản phẩm gốm trang trí có chủ đề, kiểu dáng vô cùng đa dạng, phần nhiều là con vật như rồng, phượng, uyên ương, các chi tiết trang trí khác…
+ Gốm kiến trúc, xây dựng: Dựa vào tính năng và tác dụng của nó, người ta có
thể chia ra 3 loại: Loại 1 là các sản phẩm mang tính thực dụng được sử dụng như một vật liệu để kiến tạo công trình như gạch chỉ, gạch vồ, ống cống ; Loại 2 là các sản
phẩm kết hợp tính thực dụng và trang trí mỹ thuật, bao gồm các loại ngói, ống
ngói, gạch hoa, gạch phù điêu… dùng để lợp mái hoặc ốp lát sân, tường; Loại 3 là các
sản phẩm chỉ để trang trí làm đẹp cho công trình như những đầu đao ở các mái đình, chùa, các rồng phượng gắn trên các bờ móc, bờ dải hoặc cột trụ
+ Ngày nay, chất liệu gốm còn tham gia vào các lĩnh vực của kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nghiên cứu…
Trang 1010
Chương 2 Phác họa tiến trình phát triển và đặc điểm của gốm sứ Việt Nam qua các thời đại
Đồ gốm ra đời đánh dấu một bước nhảy vọt trong lịch sử phát triển của con
người F.Engels trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà
nước” đã nêu lên đồ gốm là tiêu chí cho sự kết thúc của thời đại mông muội và mở
đầu cho thời đại dã man Cũng như vậy, các nhà khảo cổ trên thế giới thì cho đồ gốm
ra đời là sự kết thúc của thời đại đá cũ mở đầu cho thời đại đồ đá mới
Đồ gốm thường được sản xuất tại những trung tâm tồn tại qua nhiều đời, mang đặc điểm của một vùng đất, một thời đại về nguyên liệu, kỹ thuật, phong cách văn hóa địa phương Tuy đồ gốm dễ vỡ nhưng là mặt hàng được trao đổi ở nhiều mơi Nhờ đồ gốm mà có thể đoán định được mối quan hệ, giao lưu giữa các khu vực
Ở Việt Nam, khảo cổ học khẳng định có thể người nguyên thủy đã xuất hiện từ cách ngày nay trên dưới 80 vạn năm (phát hiện mới về di tích An Khê ở Gia Lai) nhưng phải đến thời kỳ văn hóa Bắc Sơn cách ngày nay khaongr 800 năm, đồ gốm mới được phát minh và dần phát triển
Nhìn chung, có thể phác họa tiến trình gốm, sứ Việt Nam qua các giai đoạn như sau: Thời tiền sơ sử 10 thế kỷ đầu công nguyên (thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc) thời phong kiến độc lập Ngô, Đinh, Tiền Lê thời Lý, Trần thời Lê – Mạc, Trịnh, Nguyễn Sau đây là khái quát tiến trình lịch sử của gốm Việt Nam qua các giai đoạn trên
2.1 Đồ gốm Việt Nam thời tiền - sơ sử
Khái niệm “Thời tiền – sơ sử” là viết tắt của thuật ngữ “tiền sử” (thời trước lịch
sử / thời đại đồ đá / thời nguyên thủy / mốc niên đại từ cách ngày nay hơn 4000 năm trở về trước) và thời “sơ sử” (buổi ban đầu của lịch sử / thời đại kim khí / mốc niên đại
từ cách ngày nay 4000 năm – 2000 năm)
Trong văn hóa Hòa Bình (cách ngày nay hơn 1 vạn năm), đến nay vẫn chưa có những chứng cứ chắc chắn về sự xuất hiện của đồ gốm, phải từ văn hóa Bắc Sơn thuộc giai đoạn muộn của sơ kỳ thời đại đồ đá mới cách ngày nay khoảng 8000 năm, đồ gốm mới chính thức xuất hiện
Trang 1111
Từ cách ngày nay 5.000 –
7.000 năm, cư dân văn hóa
Quỳnh Văn (ven biển Nghệ -
Tĩnh), văn hóa Đa Bút (trung du -
đồng bằng ven núi Thanh Hóa,
Ninh Bình), văn hóa Bầu Dũ (ven
biển Quảng Nam) đã làm ra và sử
dụng đồ gốm ngày càng nhiều
Đồ gốm thời kỳ này có
đặc điểm là đất sét pha cát để
tránh bị nứt nẽ trong lúc nung,
tạo nên loại “gốm thô” Gốm chủ
yếu nặn bằng tay, người thợ gốm
lúc này chưa biết đến phương
pháp bàn xoay, thành gốm dày
mỏng không đều, hình dáng
không cân đối Phần lớn, đồ gốm
được nung ngoài trời hoặc có thể chỉ là loại lò sơ khai nửa dưới đào trong đất, nửa trên đắp bùn, độ nung tương đối thấp, gốm không cứng
Chủng loại đồ gốm giai đoạn sơ khai này rất đơn giản, chủ yếu là đồ đun nấu và một ít đồ đựng sử dụng hàng ngày như nồi, vò, bình, bát, v.v và kiểu dàng khá đơn giản, phần lớn là đồ miệng đứng hoặc hơi loe, cổ thắt, vai nở, bụng đáy tròn, chưa có
đồ đáy bằng hoặc chân đế.Riêng trong văn hóa Quỳnh Văn, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số đáy nhọn với hình dáng đặc biệt Đồ gốm thời kỳ này chỉ trang trí hoa văn nghèo nàn, đơn giản, chủ yếu và hoa văn dấu thừng, dấu đập xuất phát từ yếu
tố kỹ thuật tạo nên chứ không phải thuần trang trí
Sang giai đoạn hậu kỳ thời đại đá mới (từ cách đây khoảng 5000 năm) văn hóa tiền sử tỏa rộng hầu khắp mọi nơi, từ bắc vào nam, từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng ven biển và cả các đảo gần bờ, hình thành các văn hóa mang tính đặc thù của địa phương, đặc trưng chung của đồ gốm thời này được chế tác khá cẩn thận, đẹp, kỹ thuật gằng tay và có thể có cả phương pháp bàn xoay Tuy nhiên, tùy từng vùng mà đồ gốm cũng thể hiện sắc thái riêng
Figure 10 Minh họa gốm thô thời văn hóa Bắc Sơn
Figure 11 Minh họa gốm Quỳnh Văn, Đa Bút
Trang 1212
Lúc này gốm vẫn còn thô nhưng cát pha trộn mịn hơn và ít đi, thành gốm mỏng đều, xuất hiện loại gốm có xương mịn Ở một số nơi xuất hiện gốm có phủ một lớp áo mỏng và tô thêm màu đỏ (của thổ hoàng) Hoa văn trang trí cũng trở nên phong phú, ngoài văn thừng thô và thừng mịn, còn có các loại văn khắc vạch các đường thẳng cắt nhau hoặc song song, văn các
đường cong hoặc văn hình sóng
nước, văn các hàng chấm giải,
văn đắp thêm hoặc văn trổ lỗ
Đáng chú ý là lúc này bắt đầu
xuất hiện một số đồ án hoa văn
phức hợp, tuy còn đơn giản
Về loại hình, đồ gốm lúc
này có nhiều kiểu dáng phong
phú Bên cạnh các đồ đun nấu, đồ
Ở lưu vực sông Hồng, trong khoảng thời gian từ cách đây 4000 đến 2500 năm là thời kỳ phát triển của các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun Có thể nói đây là giai đoạn đỉnh cao của gốm nguyên thủy Việt Nam
Trong thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, gốm có xương mịn và phủ áo ngày càng nhiều, phần lớn có màu hồng nhạt Ngoài văn thừng mịn hoặc thô, đặc trưng của giai đoạn này là những đồ án hoa văn khắc vạch kết hợp chấm giải với các mô típ khác nhau biến hóa phức tạp, phổ biến nhất là họa tiết hình chữ S và các hình tam giác đối xứng với các biến thể khác nhau Những vành hoa văn khác nhau này được trang trí trên cổ, vai và bụng đồ gốm làm cho các đồ án trở nên hài hòa sinh động…
Figure 12 Đồ gốm trong các văn hóa hậu kỳ đá mới
Trang 13tăng nhiều hơn, hoa văn mang phong cách
riêng Đến lúc này hầu như không còn loại
hoa văn khắc vạch kết hợp chấm giải tạo
thành các đồ án hình chữ S, hình tam giác
biến thể đối xứng nữa, mà thay vào đó là
văn kiểu khuông nhạc, hoa văn hình sóng
nước uốn, văn dấu thừng, in dấu đan
Figure 13 Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên
Figure 14 Hoa văn trên gốm Phùng Nguyên
Figure 15 Hoa văn trên gốm văn hóa Đồng đậu
Trang 1414
Tiếp theo là giai đoạn văn hóa Gò Mun Gốm thời này có bước tiến đáng kể về
kỹ thuật, tuy vẫn thuộc loại gốm thô nhưng được nung với nhiệt độ cao hơn (khoảng
800 – 9000C) nên cứng gần như sành, gõ vào tiếng kêu đanh Gốm có thành dày vừa phải, màu xám, sắc độ đồng đều, thanh mảnh hơn gốm thời Đồng Đậu Kỹ thuật bàn xoay thời kỳ này phổ biến và đạt trình độ cao, sản phẩm là những nồi, vò có độ gãy góc sắc nét ở phần miệng và vai, những đồ đựng lớn có thân tròn hình cầu cân đối đẹp mắt
Về loại hình, thời này vẫn phổ biến là đồ đun nấu, đồ đựng nhưng loại nào cũng
có những biến đổi trong chi tiết, tạo nên đặc trưng riêng của gốm Gò Mun Đặc điểm nổi bật nhất của gốm Gò Mun là sự phổ biến của gốm miệng loe với những mức độ khác nhau, hoa văn khắc vạch, chấm giải, chấm cuống rạ Tuy số lượng không nhiều, song cũng đáng chú ý là đến giai đoạn này xuất hiện loại vò có vai gãy, đánh dấu một bước tiến trong khâu tạo hình Bình bát thường gắn thêm chân đế
Hoa văn thời Gò Mun vẫn được tạo nên bằng các phương pháp truyền thống như dập lăn, in ấn, khắc vạch và có cả đắp nổi, nhưng phong cách và vị trí cũng có những điểm khác trước, xu hướng hình học hóa rõ nét và chủ yếu trang trí trên trên mặt bản miệng
Ở lưu vực sông Mã và sông Cả (Thanh Hóa, Nghệ An), gốm các văn hóa thời tiền Đông Sơn cũng có những giai đoạn phát triển tương tự Đồ gốm ở đây phần nhiều được miết láng, trang trí các đồ án hoa văn khắc vạch, chấm giải giống như gốm văn hóa Phùng Nguyên
Đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay từ 2000 – 2500 năm), kỹ thuật chế tạo đồ đồng phát triển đến đỉnh cao, nhận thức và trổ tài thẩm mỹ của người thợ hầu như tập trung cho việc tạo tác kiểu dáng và hoa văn trang trí trên đồ đồng Có lẽ vì
Figure 16 Đồ gốm văn hóa Gò Mun
Trang 1515
vậy mà đồ gốm thể hiện rõ xu hướng thực dụng hóa, thể hiện sự nghèo nàn về loại hình
và hoa văn trang trí
Trên lưu vực sông Hồng, đồ gốm văn hóa Đông Sơn được đặc trưng bởi “gốm Đường Cồ” có xương mịn, màu xám mốc, nung ở nhiệt độ cao (khoảng trên 9000C), gốm chín kỹ nên cứng chắc đanh, cổ cong tròn hình lòng máng, nhiều đồ gốm có chân
đế, hoa văn thừng biến thể đơn giản như hình tổ ong… Ở những nơi khác tại vùng Bắc Trung bộ, đồ gốm văn hóa Đông Sơn cũng có xu hướng như vậy Giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn, gốm văn hóa Hán bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là gạch để làm mộ và
đồ gốm in hoa văn ô vuông, ô trám…
Ở miền Trung Việt Nam, thời tiền sử - sơ sử được nhận diện thông qua các văn hóa Tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh, văn hóa này cũng có một truyền thống gốm độc đáo
Cư dân văn hóa Tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh có tập tục chôn người chết trong
vò gốm có nắp đậy, kích thước lớn Đồ gốm tùy táng trong các khu mộ chum là loại hiện vật rất phong phú về kiểu loại, hoa văn trang trí Gốm được chế tạo để làm đồ dùng sinh hoạt với các loại bình kiểu con tiện, bát sâu lòng, bát có chân đế cao, bát đáy tròn, các loại nồi, niêu, đèn…
Hoa văn trang trí trên gốm Sa Huỳnh cũng thể hiện bẳn sắc riêng, thường là những đồ án kết hợp các yếu tố khắc vạch, in răng sò, văn thừng, tô màu đỏ và màu chì, bố cục trong các băng ngang thể hiện các biến tấu như sóng biển…
Figure 17 Đồ gốm văn hóa Đông Sơn
Trang 1616
Ở lưu vực sông Đồng Nai, miền Đông Nam Bộ, đồ gốm văn hóa thời đại kim khí cũng có một quá trình phát triển và mang những đặc trưng địa phương rõ rệt Các giai đoạn Cầu Sắt - Bến Đò - Phước Tân - Cù Lao Rùa - đoạn Dốc Chùa đã hình thành nên truyền thống gốm khu vực Đồ gốm ở đây, buổi đầu, chủ yếu là gốm thô, thành gốm mỏng, độ nung thấp, gốm dễ vỡ vụn, hoa văn đơn giản, về sau gốm được nung cao hơn, tuy nhiên không phong phú đa dạng và đẹp bằng gốm Bắc bộ và gốm ven biển miền Trung…
2.2 Gốm Việt Nam trong 10 thế kỷ đầu công nguyên (thời kỳ Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc)
Về thời gian, thời kỳ này kéo dài 1117 năm, được tính từ năm 179 trước công nguyên (BC), khi cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược vào cuối thời An Dương Vương bị thất bại cho đến năm 938, khi Ngô Quyền giành được chiến thắng trên sông sông Bạch Đằng, mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc ta
Figure 18 Đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh
Trang 1717
Giai đoạn lịch sử này chứa đựng những nội dung và đặc điểm khá đặc biệt, có thể thấy ít nhất có ba vấn đề quan trọng như sau:
- Đây là thời kỳ nền văn hóa Đông Sơn tiếp tục tồn tại với sức sống mãnh liệt
- Đây là thời kỳ tiếp biến văn hóa giữa văn hóa Việt và văn hóa Hán
- Đây cũng là thời kỳ tạo ra những tiền đề quan trọng cho nền văn minh Đại Việt bắt đầu từ thế kỷ X
Có thể thấy thời kỳ này có ba giai đoạn khác nhau như sau:
1 Từ đầu thế kỷ II BC đến đầu thế kỷ I sau công nguyên (AC) - giai đoạn thuộc Triệu Đà và Tây Hán: Nền văn minh Đông Sơn tiếp tục phát triển và bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Hán, dẫn đến sự dung hợp văn hóa Hán - Việt
2 Từ đầu thế kỷ I đến thế kỷ VI ( Đông Hán - Lục Triều): Sự dung hợp mạnh
mẽ văn hóa Hán - Việt
3 Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X (Tùy - Đường): Trực tiếp chuẩn bị những điều kiện, tiền đề cho thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam và nền văn minh Đại Việt thời
Lý - Trần
Trước đây, khi nói đến gốm thời kỳ này, người ta chỉ chú ý đến loại gốm mà kiểu dáng và hoa văn trang trí cũng như màu men hoàn toàn giống với đồ gốm thời Hán, Lục Triều và Tùy - Đường phát hiện trong các ngôi mộ gạch kiểu vòm cuốn Tuy nhiên, đồ gốm thời này phong phú và phức tạp hơn nhiều Chúng không những cho thấy sự bành trước của dòng gốm từ phương Bắc xuống mà còn phản ảnh sức sức sống của truyền thống gốm dân tộc đã được hình thành từ thời dựng nước
Về đại thể, có thể nói có 2 dòng gốm song song phát triển và có ảnh hưởng qua lại suốt trên một ngàn năm thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc Đó là dòng gốm tiếp nối truyền thống gốm thô văn hóa Đông Sơn và dòng gốm mịn tráng men mang phong cách gốm phương Bắc Hai dòng gốm này, về chất liệu, kỹ thuật chế tác, kiểu dáng cũng như phong cách trang trí hoàn toàn khác nhau, dễ dàng nhận biết:
- Về dòng gốm thô tiếp nối truyền thống gốm văn hóa Đông Sơn, cho đến nay chúng ta phát hiện được chưa nhiều (hoặc mọi người ít chú ý) Sở dĩ có hiện tượng này
vì từ trước đến nay, khảo cổ học 10 thế kỷ đầu công nguyên tập trung vào công cuộc tìm kiếm khai quật nghiên cứu các khu mộ táng thuộc văn hóa Hán, mộ táng là đối tượng dễ bắt gặp, dễ phát hiện, dễ bị phá hỏng trong quá trình xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, nhà máy xí nghiệp… nên loại đồ gốm mịn tráng men phong cách phương Bắc thu được số lượng khá lớn, lấn át đồ gốm thô truyền thống trong khối tư liệu tiếp cận được
Trang 1818
Từ khi bị nhà Hán xâm lược, văn hóa Đông Sơn vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển theo một hướng mới, đồ gốm cũng theo hướng dân gian hóa Đồ gốm tiếp nối truyền thống chất liệu thô và có xu hướng mịn rõ nét, hoa văn chủ yếu vẫn là dấu thừng và vài đường văn khắc vạch đơn giản, màu sắc thường là hồng nhạt, chủng loại gồm đồ đun nấu và đồ đựng thường dùng hàng ngày như nồi, niêu, vò, bình, bát,v.v
Trong mộ gạch kiểu vòm cuốn, xuất hiện đồ gốm mang phong cách Đông Sơn - Hán, đó là loại nồi, ấm có nắp, đáy có 3 chân thấp, thân không trang trí hoa văn và cũng không phủ men, hoặc loại lọ gốm màu hồng nhạt, miệng loe cao, cổ eo, bụng thon đều, chân đế choãi, mặt cắt ngang bụng hình vuông, trên vai có một đôi núm khá đẹp giống loại “hồ” vuông thời Tây Hán, nhưng chất liệu thì hoàn toàn khác
- Dòng gốm mang phong cách văn hóa phương Bắc là sản phẩm gốm cao cấp phục vụ cho cuộc sống của tầng lớp quan lại quý tộc người Hán và người Việt So với gốm truyền thống bản địa thì dòng gốm này được sản xuất với kỹ thuật tiến bộ hơn nhiều Chúng được làm từ loại đất sét trắng, sàng lọc kỹ càng nên gốm mịn, rất mịn
Toàn bộ đều được làm bằng phương pháp bàn xoay nhanh, nên gốm dày mỏng đều đặn, kiểu dáng tròn trặn, được nung trong lò gần hình tròn có ống khói nhỏ, ở Trung Quốc người ta gọi là lò “màn thầu”, do có độ nung cao nên gốm cứng, gõ vào tiếng nghe đanh
Gốm trang trí đơn giản, thường là vài đừng chỉ chìm chạy quanh thân gốm hoặc vài đường văn sóng nước Phổ biến hơn cả và được xem là hoa văn đặc trưng cho loại gốm này là văn in hình học như văn in ô vuông, văn in ô vuống in thêm các ấn hoa văn hình vuông hoặc tròn, văn in ô trám lồng, văn in hình sống lá, trong đó đẹp nhất là văn
in ô vuông
Đáng chú ý hơn cả là đồ gốm phủ men Có thể nói hầu hết đồ gốm thuộc dòng gốm này đều được phủ một lớp men mỏng màu trắng đục hơi vàng hoặc phớt màu xanh lục Một số để mộc rồi tráng men, số khác vừa trang trí hoa văn vừa tráng men
Có thể nói, đây là lần đầu tiên gốm men xuất hiện ở mước ta Lớp men tương đối mỏng, lại chôn lâu ngày dưới đất nên một số lớn đồ gốm lớp men bị bong
Dòng gốm này khá phong phú và ổn định về loại hình và kiểu dáng Thường gặp hơn cả là loại bình kiểu con tiện, có miệng rộng, cổ cao, vai xuôi, bụng tròn, chân
đế choãi mà người Trung Hoa gọi là “hồ” (những nhà sưu tầm cổ vật nước ta gọi nôm
na là “đầm xòe”); là loại bình bụng nông có 3 chân dẹt, giữa bụng có một vành gờ nổi
Trang 19Trong các ngôi mộ Hán có số lượng khá lớn đồ gốm kích thước nhỏ phỏng theo
đồ thực dụng, được gọi là đồ “minh khí” như mô hình nhà, giếng, chuồng lợn, bếp lò, nồi, vò, bình có quai, bình có vòi hình đầu gà (được giới khảo cổ Trung Quốc cho là hiện vật tiêu biểu cho đồ gốm thời Tấn ở Trung Quốc, có niên đại khoảng thế kỷ 4 sau công nguyên)
Muộn hơn, trong một số mộ gạch kiểu vòm cuốn xuất hiện phổ biến một loại vò gốm (đúng hơn là bán sứ) kích thước tương đối lớn, thành dày, trên vai có 4 đến 6 núm Toàn thân phủ men màu ngà xám Loại vò thành dày nhiều núm ngang này rất giống với vò phổ biến thời Tùy - Đường ở Trung Quốc, có niên đại vào khoảng thế kỷ
6 - 9 Trước đây, nhiều người nghĩ chúng được làm từ Trung Hoa mang sang Việt
Figure 19 Đồ gốm văn hóa Hán
Trang 2020
Nam, Gần đây, chúng ta đã phát hiện được khá nhiều khu lò gốm thời Bắc thuộc ở Cổ Loa (Hà Nội), Đại Lại, Luy Lâu (Bắc Ninh), Thanh Lãng, Đồng Đậu, Lũng Hòa (Vĩnh Phúc), Tam Thọ (Thanh Hóa) đã tìm thấy chứng cứ của việc sản xuất loại gốm này và
vì vậy nên có ý kiến gọi đây là dòng gốm Việt - Hoa…
Như vậy, trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, đồ gốm và nghề gốm nước ta vẫn tiếp tục phát triển và có những tiến bộ rất lớn trong ckỹ thuật làm gốm Bên cạnh nghề sản xuất gốm thô truyền thống Đông Sơn có cải tiến để làm ra những đồ gốm thô mịn tiếp cận gốm mịn có kiểu dáng và phong cách hoa văn truyền thống, đã xuất hiện một dòng gốm hoàn toàn mới về kỹ thuật (như lò nung gốm kiểu
“Màn thầu”, xuất hiện gốm phủ men) và kiểu dáng và phong cách hoa văn (xuất hiện các hoa văn in kỷ hà vạ các loại đồ gốm phỏng đồ đồng Trung Quốc thời Bắc thuộc)
Sự có mặt của hai dòng gốm trên cho thấy sức sống mạnh mẽ của truyền thống gốm dân tộc đã được hình thành từ thời dựng nước đủ sức chống lại chính sách đồng hóa của ngoại bang, đồng thời cũng chi thấy văn hóa gốm Việt Nam không đóng kín,
mà luôn mở rộng tiếp thu những nhân tố tiến bộ để phát triển, tạo điều kiên cho sự bùng nổ mạnh mẽ sau khi giành được độc lập trong thời Lý - Trần
Figure 20 Hũ bán sứ Đường
Trang 2121
2.3 Gốm sứ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê
Trước khi bước vào kỷ nguyên Đại Việt cường thịnh, lịch sử dân tộc ta đã trải quan một giai đoạn bản lề vô cùng quan trọng: Từ năm 905, khi Khúc Thừa Dụ đem quân từ Hồng Châu về Đại La đảm nhiệm lại chức Tiền bộ sứ, giữ quyền quản lý đất nước cho đến năm 1010, khi Lý Công Uẩn lên ngôi và định đô ở Thăng Long Trong khoảng hơn một thế kỷ đó, lịch sử dân tộc ta trải qua những sự kiện lớn lao như: Ngô Quyền xưng vương sau chiến thắng Bạch Đằng, chấm dứt ngàn năm đô hộ của phong khiến phương Bắc; sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đóng đô tại Hoa Lư, lập nên nước Đại Cồ Việt; Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống
Các nhà sử học cho đây là thế kỷ "đại bản lề", đoạn tuyệt với đêm dài tăm tối dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc và mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự chủ và phát triển mạnh mẽ
Trước nhu cầu xây dựng nhà cửa, dinh thự, cung điện, chùa chiền , gốm vật liệu xây dựng và sinh hoạt trở thành nhu cầu cần thiết Thời kỳ này cũng đã hình thành
"con đường lụa trên biển" và gốm cũng là mặt hàng sôi động, điều này không thể không kích thích sự phát triển của nghề thủ công sản xuất gốm của Đại Cồ Việt
Có thể phân loại những đồ gốm thời Đinh - Tiền Lê thành các nhóm sau:
- Gốm xây dựng: Là loại vật liệu để xây dựng tường thành, cung điện, chùa chiền, nhà cửa Khảo cổ học đã phát hiện những loại gốm như: gạch xây tường (có đóng dấu “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, “Giang Tây quân”, “Giang Tây chuyên”); gạch lát nền hình vuông có mặt trang trí hình đóa sen hoặc đôi chim phượng; ngói bản, ngói ống và các loại gốm trang trí
- Gốm gia dụng: cùng với những loại gốm sứ Trung Hoa tồn tại ở Việt Nam, giai đoạn thế kỷ IX-X, nhiều đồ gốm gia dụng đã được sản xuất trong nước, đó là các loại gốm sành và gốm men Về loại hình gồm có các loại bình, lọ, chậu, ấm, nồi, đĩa
Có thể thấy rằng, đây là giai đoạn mở đầu cho dòng gốm men ngọc thời Lý sau đó (các phát hiện ở Hoa Lư - Ninh Bình và Quần Ngựa - Hà Nội là những tài liệu minh chứng sinh động)
Trang 2222
2.4 Gốm sứ Việt Nam thời Lý, Trần
Nhà Lý thay nhà Tiền Lê và tồn tại 216 năm (1009 - 1255) Dưới triều đại nhà
Lý, xã hội Đại Việt đã ngày càng ổn định, công cuộc dựng nước được triển khai trên quy mô lớn, văn hóa ngày càng mở mang và phát triển toàn diện
Trước hết, nhà Lý ra sức củng cố vững chắc và hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từ trung ương đến địa phương, mở khoa thi để kén chọn nhân tài (1075), ban bố bộ Hình thư (1042) và đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, tăng cường tổ chức quân đội được, chính sách đoàn kết dân tộc
Về kinh tế, nhà Lý chú trọng nông nghiệp bằng các chính sách tích cực như bảo
vệ sức lao động, sức kéo, miễn giảm tô thuế, chiêu tập dân phiêu tán, đẩy mạnh thủy lợi và khẩn hoang, khuyến khích các nghề thủ công phát triển Năm 1040, Lý Thái Tông xuống chiếu buộc tất cả mọi người trong triều phải sử dụng gấm vóc trong nước
để may y phục
Các nghề thủ công quan trọng như gốm, khai khoáng được chú ý phát triển, việc
Figure 21 Gạch, vịt gốm thời Đinh
Trang 2323
giao lưu buôn bán với các nước láng giềng được mở rộng, nhiều nước như Xiêm La (Thailand), Trảo Oa, Tam Phật Tề (Indonesia, Malaysia), Trung Quốc đều có quan hệ buôn bán với nhà Lý
Đến cuối thế kỷ XII, nhà Lý bắt đầu suy vong, nội bộ triều đình lục đục, nạn cát
cứ diễn ra nhiều nơi, nhân dân mất mùa, đói kém , ngày 10/1/1225, Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho triều đại nhà Trần (kéo dài 175 năm (1225 - 1400) với 13 đời vua)
Dưới thời Trần, chế độ phong kiến trung ương tập quyền được khôi phục và tăng cường về mọi mặt Với những chính sách tích cực, kinh tế cũng bắt phát triển nhanh chóng, nhà Trần đã tổ chức khẩn hoang, củng cố đê điều; công thương nghiệp cũng đạt nhiều bước tiến mới, chợ búa, phường thợ phát triển, xuất hiện các làng nghề thủ công, nhà nước quy định chế độ tiền tệ, đo lường, thương cảng Vân Đồn vẫn tiếp tục phát huy vai trò trong ngoại và nội thương
Một trong những đặc điểm quan trọng về tình hình chính trị xã hội là ba lần nhà Trần chiến thắng các cuộc xâm lăng của giặc Nguyên Mông Điều này đã nâng cao tinh thần dân tộc một cách mạnh mẽ và thổi một luồng sinh khí vào thời đại, tác động đến văn chương, giáo dụng, nghệ thuật và cả các sản phẩm thủ công
Về đồ gốm, sau hơn ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ và giai đoạn bản lề Ngô – Đinh – Tiền Lê, nhờ sức sống mãnh liệt và sức sáng tạo, cởi mở, những người thợ gốm nước ta đã đưa kỹ thuật sản xuất đồ gốm lên một bước phát triển mới
Đồ gốm thời này không những nhiều về số lượng, phong phú độc đáo về loại hình và kiểu dáng, mà chất lượng cũng ngày một nâng cao, không những sản xuất các loại gốm và sành bình thường phục vụ cuộc sống tầng lớp bình dân mà đã cho ra lò những đồ gốm đẹp phục vụ tầng lớp quý tộc và cả xuất khẩu Tiêu biểu cho gốm chất lượng cao là gốm men ngọc (thời Lý) và gốm hoa nâu (thời Trần)
Gốm men ngọc
Gốm men ngọc ra đời ở một số nước phương Đông, trong đó sớm nhất và nổi tiếng nhất là Trung Quốc Gốm men ngọc Trung Quốc thời bấy giờ được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, sưu tầm Một số nước như Nhật, Triều Tiên, đã đưa thợ sang Trung Quốc học hỏi Tài liệu lịch sử Triều Tiên cho biết vào khoảng thế kỷ thứ 10,
Trang 24Phương Tây gọi gốm men ngọc thời Tống là gốm màu Celadon Giớí nghiên cứu nước ta gọi loại gốm này là gốm men ngọc là dựa vào màu men rất đặc trưng của
nó gây cho ta cảm giác ngọc thạch Với vẻ đẹp lộng lẫy quý phái của nó, trước đây những đồ gốm nen ngọc phát hiện ở Việt Nam đều cho là xuất xứ từ Trung Quốc
Tư liệu khảo cổ phát hiện mấy năm gần đây cho thấy vào thời Lý - Trần trên đất nước ta đã có một số trung tâm sản xuất gốm men ngọc như vùng Thiên Trường ở Nam Định, quanh kinh thành Thăng Long và nổi nhất là Thanh Hóa, nhưng rất tiếc là cho đến nay chưa phát hiện được một khu lò gốm men ngọc nào cụ thể, mà chỉ có mảnh
gốm dưới đáy ghi “Thiên Trường phủ chế” Và gốm men ngọc trước đây cũng được
xem là đặc hữu của thời Lý, tương đương với thời Tống ở Trung Quốc, nhưng những phát hiện gần đây cho thấy gốm men ngọc nước ta ra đời trong thời Lý, tiếp tục tồn tại trong thời Trần
Gốm men ngọc thời Lý - Trần được làm từ đất sét trẳng, và có thể có pha thêm một tỷ lệ nhất định caolin, đất được sàng lọc kỹ càng, tạo hình bằng bàn xoay nên thành gốm tương đối mỏng đều đặn, hình dáng tròn trặn cân đối, được nung với nhiệt
độ cao, xương gốm đã chớm cháy, cứng, gõ vào tiếng kêu thanh Đặc trưng cơ bản cũng như giá trị của loại gốm này là ở màu men ngọc
Màu men ngọc chủ yếu là do ôxit sắt (FeO) tự nhiên tạo ra Do vậy nguyên liệu chính làm ra men ngọc là các loaị đất đá có chứa ôxit côban, ôxit crôm Do thành phần các loại ôxit trên trong đất đá cùng kiến trúc lò nung và vị trí sắp xếp sản phẩm trong lò
mà sản phẩm có màu ngọc với những sắc độ khác nhau như ngọc xanh lá cây, ngọc xanh rêu, ngọc ngã màu nâu nhạt hoặc phớt vàng…
Trang 2525
Men của gốm men ngọc Việt Nam thời Lý - Trần là men đất và men tro, do đó
độ trong và độ tinh khiết không được cao như gốm men ngọc Trung Quốc Tuy vậy, men ngọc thời Lý - Trần đều có độ thủy tinh hóa cao, nên men tương đối trong và độ bóng khá cao, nên gốm men ngọc thời này sờ mát tay, nhìn dịu mắt, cho ta cảm giác ngọc thạch
Màu ngọc thạch trong, bóng, dịu mát lại được phủ tương đối dày lên xương gốm
đã được chạm khắc với độ sâu nông khác nhau làm cho hoa văn có chiều sâu, ẩn hiện lung linh
Gốm men ngọc thời Lý - Trần chủ yếu trang trí bằng phương pháp khắc chìm khi phôi gốm đã được hong phơi gần khô Phần lớn hoa văn được khắc vẽ chìm mặt ngoài sản phẩm, nhưng đối với một số sản phẩm có miệng rộng như bát sđĩa thường được khắc vẽ cả mặt trong lẫn ngoài Các hoa văn ở đây không được khắc chạm tỉa tót
tỷ mẫn, mà là khắc theo lối vẽ phóng bút, nên nét khắc có chỗ nông chỗ sâu, nét to nét nhỏ giống như nét vẽ có chỗ đậm chỗ nhạt, nét lớn nét bé Chính nhờ các nét khắc vẽ phóng đó nên sau khi tráng men hoa văn có độ đậm nhạt khác nhau tạo nên cảm giác lung linh sinh động hơn Ngườì thợ gốm lúc bấy giờ với trình độ kỹ thuật cao và bằng cảm hứng nghệ thuật phong phú của mình đã phóng tay thể hiện những hoa lá cây trái thường gặp trong thiên nhiên một cách sinh động, rất có hồn
Không những thế, nét khắc vẽ trên gốm men ngọc thường một bên sâu một bên nông, một đầu to một đầu bé hoặc giữa to hai đầu bé, làm cho hoa văn lúc ẩn lúc hiện dưới lớp men ngọc trong bóng càng trở nên linh hoạt sống động
Hoa văn trên gốm men ngọc gặp thường gặp nhất là hình ảnh hoa lá sen và hoa cúc dây Đối với hoa văn sen không những xuất hiện nhiều mà cách thể hiện cũng rất khác nhau Có khi chỉ là vài cánh sen, có khi là cả một bông sen, có khi chỉ là hoa sen hoặc lá sen, có khi gồm cả hoa lá trong một đồ án, có khi hoa lá được thể hiện rất hiện thực, có khi hoa lá được thể hiện một cách tượng trưng cách điệu Nếu như hình ảnh hoa lá sen bắt gặp trong nhiều loại sản phẩm khác nhau từ, bát, đĩa, ấm, âu, liễn, thì hình ảnh hoa cúc chủ yếu trang trí trong lòng loại bát sâu lòng với các đồ án hoa cúc dây chằng chịt khắp lòng bát
Gốm men ngọc không những đẹp ở sự hài hòa giữa màu sắc long lanh của men ngọc với sự mềm mại uyển chuyển của những đường nét hoa văn khắc vẽ chìm, mà còn đa dạng và độc đáo về các loại hình và kiển dáng sản phẩm
Trang 2626
Gốm men ngọc thời Lý - Trần thường gặp là những thứ phục vụ cho việc ăn uống thường ngày như bát, đĩa, ấm, âu, liễn… Ngoài ra cũng có một số dùng trong việc thờ cúng, trưng bày có tính chất nghệ thuật Nhìn chung gốm men ngọc thời Lý có kích thước tương đối nhỏ, tuy vậy vẫn có ngoại lệ là một số bát đĩa khá lớn, đường kính tới khoảng 30cm
Giá trị của gốm men ngọc, không những được thể hiện trên lớp men trong bóng như cẩm thạch và những đồ án hoa văn hoa lá sen, hoa cúc dây, khi cách điệu khi hiện thực còn được thể hiện trên kiểu dáng của sản phẩm
Có thể nói, hầu hết bát, đĩa, ấm, liễn, âu gốm men ngọc thời Lý - Trần nhìn tổng thể hoặc từng bộ phận, ít nhiều đều gắn với hình ảnh hoa sen, có khi là gương sen, có khi là cánh sen, có khi là lá sen, có khi là cả một bông sen Nhiều ấm, âu mặt ngoài khắc chìm văn cánh sen bao quanh thân, nắp đậy cao có núm, vành nắp uốn cong tạo dáng hình lá sen sinh động Một loại ấm khá phổ biến lúc bấy giờ với các kích cở to
Figure 22 Gốm men ngọc thời Lý - Trần
Trang 27Gốm hoa nâu (hoặc men nâu)
Bên cạnh gốm men ngọc, loại gốm hoa nâu cũng được đánh giá cao về nghệ thuật tạo dáng và nghệ thuật trang trí Nếu như nói gốm men ngọc có vẽ đẹp lộng lẫy quý phái, thì gốm hoa nâu có cái đẹp chắc khỏe, dân dã, rất Việt Nam, không nơi nào
có được, khác với gốm đen lò Kiến (Phúc Kiến), gốm nâu lò Trường Sa (Hồ Nam), gốm Xukhôthai (Thái Lan)
Gốm hoa nâu được làm từ đất sét thường hay đất sét trắng, có pha thêm một ít caolin, phủ men nâu trắng ngà, trang trí hoa văn bằng phương pháp khắc vạch và bôi màu nâu lên hoa văn với độ đậm nhạt, sâu nông, dày mỏng khác nhau làm cho hoa văn trở nên sinh động
Cùng thuộc dòng gốm hoa nâu còn có loại gốm nền nâu hoa trắng cũng rất độc đáo Chỉ nhìn qua thì không thể phân biệt được, nhưng quan sát kỹ, thì một loại là nền trắng hoa nâu, một loại là nền nâu hoa trắng Loại này không phải là tráng men nâu, mà vẫn là tráng men trắng, phần nền men trắng bị cạo bỏ, tô màu nâu hoặc không cạo bỏ men trắng, mà tô màu nâu trực tiếp lên men trắng
Phần lớn các loại men và màu nâu của gốm hoa nâuđược làm ra từ nguyên liệu đất đá hoặc đất và tro trấu có trộn vôi Màu nâu được tạo nên bằng lượng ôxit sắt có trong đá son, đá thối, rĩ sắt và cả trong đất phù sa, là những thứ rất sẵn trong thiên nhiên
Gốm hoa nâu là loại gốm chỉ nung qua lửa một lần và thuộc dòng gốm tô màu trên men, màu chảy hòa vào lớp men nên có độ bóng cao Trong quá trình phát triển mấy trăm năm, gốm hoa nâu từ chỗ chỉ làm ra những đồ dùng hàng ngày kích thước nhỏ trang trí các hình hoa lá đơn giản tiến lên sản xuất những đồ đựng kích thước lớn
có hoa văn trang trí phức tạp cầu kỳ nhưng về loại hình, kiểu dáng và hoa văn vẫn giữ nguyên phong cách chung của gốm hoa nâu Đó là những đồ gốm chắc khỏe, thành dày, cân đối, tráng men màu trắng ngà, trên đó vẽ hoa lá, động vất rồi tô màu
Trang 2828
Với phương pháp vẽ rồi tô màu như trên, có thể nói phương pháp trang trí hoa văn trên gốm hoa nâu từ bố cục, nét vẽ đến tô màu rất gần với hội họa và điêu khắc Tuy chỉ có hai màu trắng ngà và nâu, nhưng nhờ ở nét khắc sâu nông cũng như độ đậm nhạt dày mỏng của lớp men mà các đồ án hoa văn trở nên sinh động không khác gì một bức tranh
Hoa văn trên gốm hoa nâu thường là hoa sen, hoa súng, hoa cúc, hoa thị, hoa chanh và hình động vật như cò, công hoặc cá, tôm…, hạn hữu lắm mới gặp hình rồng hoặc lực sĩ đấu giáo Hoa văn được bố cục thành mảng, có chính có phụ Phần lớn hoa văn được sắp xếp vào trong các băng ngang, thường là 3 băng, băng giữa rộng hơn trang trí các mảng hoa văn lớn, 2 băng hẹp ở trên và dưới trang trí hoa văn nhỏ hơn Cũng có sản phẩm trong băng ngang lớn ở giữa lại chia thành các ô dọc, trong trang trí các hoa văn giống nhau, thường là một bông sen nở hoặc một cành hoa cúc Tuy ít hơn, song cũng có khi các họa tiết hoa lá được bố cục liên kết lại thành các đồ án dây nối dây, cành tiếp cành rất đẹp
Sản phẩm gốm hoa nâu thường gặp là chậu, bát, ấm, vò, chum…, nhưng phổ biến hơn cả là thạp và liễn Thạp và liễn được xem là sản phẩm có tính tiêu biểu cho gốm hoa nâu