1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TÀI LIỆU ôn THI LỊCH sử VIỆT NAM QUỐC tế học

84 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 564,5 KB
File đính kèm TM QUỐC TẾ HỌC.rar (243 KB)

Nội dung

TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ VIỆT NAM QUỐC TẾ HỌC CHỦ ĐỀ 1: VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ CHO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Cách đây hơn 68 năm, mùa thu năm 1945, lần đầu tiên trong lịch sử, toàn thể nhân dân Việt Nam thực sự được nắm trong tay quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cấu hạnh phúc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, một bước ngoặt ngoan mục cho lịch sử dân tộc.Tố Hữu, trong những lời thơ của mình, đã không thể giấu được niềm sung sướng ấy: “Mặt trời đỏ huyền kỳ mọc lên ôi náo nức Nhạc dân gian cuồn cuộn bốc hồng trần Ta đi đây, là trăm vạn thiên thần Chiều chiến thắng phá tan quân quỷ sứ Ta đi dưới bốn nghìn năm lịch sử Đêm nay tràn hoa đỏ nghị vàng tươi Ta đi đây với thế kỉ hai mươi Mạch suối trẻ trong dòng người vô định” (Vui bất tuyệt – Tố hữu) Đây được xem là móc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, một sự kiên mà toàn thể nhân dân Việt Nam và những người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam đều tường tận. Dưới gốc nhìn của sinh viên ngành Quốc tế học, chúng em xin phép được tìm hiểu và trình bày chủ đề này dựa trên những vấn đề nổi bật như sau: • Vài nét về quá trình chuẩn bị Cách mạng • Vấn đề thời cơ • Diễn biến chính • Vai trò của Đảng và Hồ Chí Minh • Nguyên nhân thắng lợi và gía trị trường tồn của Cách Mạng I. Vài nét về quá trình chuẩn bị Cách mạng Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi bằng cuộc tổng khởi nghĩa trong 15 ngày (từ ngày 14 đến 18/8/1945). Để có được thắng lợi trong 15 ngày, thắng lợi phải giành được một cách nhanh chóng, ít đổ máu, Cách mạng tháng Tám được chuẩn bị trong 15 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) đến năm 1945. Trong 15 năm đó, sự chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng của Đảng Cộng sản thể hiện ở các mặt sau : 1. Sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) và thông qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng lãnh đạo cách mạng. Đảng trở thành người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, với đường lối cách mạng đúng đắn. Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị nhân tố tất yếu đầu tiên cho thời kì vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam. 2. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 : Cao trào cách mạng 1930 - 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã diễn ra mạnh mẽ trong toàn quốc mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Cao trào này đã khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng đã được thực hiện trong thực tiễn, Đảng ta ngày càng trưởng thành, được Quốc tế Cộng sản công nhận là một bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản, hình thành trong thực tiễn khối liên minh công nông. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập lần nhất, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi. 3. Thoái trào cách mạng 1932 - 1935 : Đây là thời kì địch đã tiến hành khủng bố và đàn áp dã man.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tiếp tục đấu tranh chống khủng bố, phục hồi trong phong trào cách mạng, chuẩn bị cho phong trào cách mạng mới.Qua phong trào, Đảng và nhân dân đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm thành công cũng như thất bại, khắc phục khó khăn và sai lầm để Đảng chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới. 4. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 : Trước sự thay đổi tình hình quốc tế và trong nước, Đảng phát động một cao trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đòi hỏi các quyền tự do dân chủ cơm áo và hoà bình, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai. Cao trào đấu tranh dân chủ diễn ra sâu rộng với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.Cao trào đó đã giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chủ trương cách mạng của Đảng trong nhân dân, nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, hướng quần chúng đi theo ngọn cờ cách mạng của Đảng, hình thành một đạo quân chính trị hùng hậu cho các mạng, tiếp tục rèn luyện Đảng và quần chúng trong thực tiễn cách mạng, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm mới. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi. 5. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 : 6. Cuộc tập dượt cuối cùng, toàn diện và trực tiếp đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. a Sự chuyển hướng về chiến lược và sách lược của Đảng qua các Hội nghị lần 6 (11/1939) và Hội nghị lần 8 (5/1941) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Nội dung: • Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. • Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. • Nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. • Tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa khi có thời cơ. b Chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng; phát triển lực lượng chính trị quần chúng, mở rộng các tổ chức cứu quốc và Việt Minh; đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị. c Duy trì đội du kích Bắc Sơn, thành lập các đội cứu quốc quân, lập ra Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn - Vũ Nhai và Cao Bằng; thực hiện chủ trương “sửa soạn khởi nghĩa”, và “sắm vũ khí đuổi thù chung” d Phát động cao trào Kháng Nhật, cứu nước rộng rãi, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, chuẩn bị thực lực để chuyển sang tổng khởi nghĩa (từ tháng 3 đến đầu tháng 8 năm 1945). Kết luận : Qua 15 năm chuẩn bị và tích luỹ lực lượng, trực tiếp là thời kì 1939 - 1945 đã tạo nên một lực lượng cách mạng hùng hậu bao gồm cả lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang, tạo lực và thế cách mạng ở cả vùng nông thôn và đô thị, chờ đợi một thời cơ ngàn năm có một. II. Vấn đề thời cơ cách mạng 1. Thời cơ là gì? Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định nhất, có lợi nhất cho việc phát huy mọi sức mạnh, đảm bảo cho một việc có thể tiến hành để giành thắng lợi. Chủ nghĩa Mác - Lênin xem việc nắm vững thời cơ và kiên quyết hành động khi có thời cơ là “nghệ thuật lãnh đạo cách mạng” của Đảng và của giai cấp vô sản; nó thể hiện rõ tính chất, phẩm chất, lòng trung thành, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trình độ, tài nghệ của người cộng sản. Thời cơ là nhân tố khách quan, xuất hiện khi tình thế cách mạng được hình thành, song nhận thức đúng thời cơ là yếu tố chủ quan. Trong mọi hành động của con người, khi nào thống nhất được điều kiện khánh quan với nhận thức chủ quan thì sẽ đạt được thành công. Một cuộc cách mạng muốn thành công nhanh chóng và ít phải đổ máu thì ngoài việc chuẩn bị chu đáo cần phải biết chớp thời cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa điều kiện thuận lợi về khách quan và chủ quan; trong đó, điều kiện chủ quan giữ vai trò quan trọng nhất. Cũng theo Chủ Nghĩa Mác-Lênin, thời cơ bùng nổ và thắng lợi của một cuộc cách mạng thì phải hội đủ 3 điều kiện sau đây: • Kẻ thù đã suy yếu đến mức không thể thống trị như cũ được nữa • Quần chúng bị thống trị họ không thể sống như cũ được nữa • Đội tiên phong của cách mạng – tức Đảng đã sẵn sàng lãnh đạo cách mạng. 2. Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám • Về kẻ thù: Phát xít Nhật ngày càng bại trận.Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ dội hai quả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hirosima và Nagaxaki. Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc – Trung Quốc. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện khiến quân Nhật ở Đông Dương như “rắn mất đầu”, suy yếu rệu rã, chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang đến cực độ. Quân pháp: vốn đã bị quân Nhật đảo chính vào đêm ngày 9/3/1945. Mặc dù, chúng có âm mưu muốn tái chiếm nước ta nhưng trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, Pháp không kịp trở tay. Quân Đồng minh: 16 nghìn quân Anh chưa vào miền Nam và 200 nghìn quân Tưởng chưa vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật • Về phía ta: Dưới chinh sách thống trị hà khắc của đế quốc phát xít, Pháp, Nhật đã đẩy nhân dân ta đến cảnh cùng cực, nạn đói 1944-1945 làm 2 triệu đồng bào ta bị chết đói và hàng triệu người khác ngắc ngoải.Quần chúng nhân dân không thể sống như cũ được nữa, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật trở nên gay gắt. Tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu nước, có tư tưởng dân chủ, tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngả về phía cách mạng. Tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Thông qua quá trình chuẩn bị lâu dài vềlực lượng chính trị, lực lượng vũ trang; đặc biệt thông qua khởi nghĩa từng phần,các cao trào kháng Nhật cứu nước, quần chúng cách mạng lúc này đã sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền. Đảng CSĐD đã chuẩn bị đầy đủ.Thông qua các Hội nghị BCHTW 11/1939, 11/1940, 5/1941, Đảng giương cao ngọn cờ GPDT lên hàng đầu. Đảng có quyết tâm cao, sẵn sàng lãnh đạo quần chúng, chủ động chuẩn bị lực lượng cách mạng chu đáo, xây dựng và mở rộng Mặt trận Việt Minh, tận dụng tốt sự đoàn kết tin tưởng của nhân dân, góp phần thúc đẩy thời cơ chin muồi . • Thời cơ ngàn năm có một là vì: Thời cơ cho cách mạng tháng Tám chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn (từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh (15/8) đến trước khi quân đồng minh kéo vào nước ta (đầu tháng 09/1945)) => Tổng khởi nghĩa diễn ra một cách nhanh chóng và ít phải đổ máu.Khi thời cơ cách mạng đến, ta phải nhận thức đúng thời cơ và kiên quyết hành động cách mạng.Nếu chúng ta không tiến hành khẩn trương thì thời cơ sẽ đi qua. Mặt khác, nếu tổng khởi nghĩa nổ ra sớm hơn, cách mạng sẽ gặp khó khăn vì phát xít Nhật tuy yếu và đang trong cơn giãy chết, nhưng nếu chúng tập hợp quân để phản kháng thì cách mạng sẽ gặp nhiều tổn thất nặng nề, cách mạng sẽ đổ nhiều xương máu. Nếu Tổng khởi nghĩa nổ ra muộn hơn thì quân đồng minh Anh, Pháp, Trung Hoa dân quốc kéo vào nước ta thì cách mạng sẽ mất đi thế chủ động, [...]... thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước Phong trào trên toàn quốc: 02-04/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nông diễn ra đòi tăng lương giảm giờ làm, giảm sưu thuế (công nhân đồn điền Phú Riềng, Dầu Tiếng,…), nhân ngày quốc tế lao động 01/05 cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho... mạng Việt Nam + Quê quán tại làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông + Năm 1874, ông đỗ Cử nhân, triều đinh phân là Giáo thụ Phủ Hoài nhưng ông từ chối + Chính phủ Pháp cử ông vào Hội đồng thành phố nhưng ông cũng không nhận + Năm 1879, ông mở trường dạy học tại nhà ( số 4 Hàng Đào) + Tháng 3.1907, ông liên kết với những người cùng chí hướng lập ra trường Đông Kinh nghĩa thục + Năm 1913, ông bị... lo việc biên soạn tài liệu học tập cho học sinh, các tài liệu tuyên truyền - Thành phần tham gia: Lê Đại, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế… - Nhà trường đã soạn và in một số sách giáo khoa, tài liệu tuyên truyền viết bằng chữ Hán - Cuốn Quốc dân độc bản được in hàng vạn bản vẫn không thỏa mãn nhu cầu người đọc - Sách giới thi u những kiến thức cơ bản về xã hội, quốc gia, quốc dân, định nghĩa... trào đào tạo them được nhiều cán bộ cách mạng mới, để lại nhiều bài học kinh nghiệm, kể cả bài học thành công và thất bại 6 Trong giai đoạn 1929-1933, Việt Nam đương đầu với rất nhiều thách thức và cơ hội a Thách thức: Kinh tế: 1929-1933, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam suy thoái (công nghiệp suy giảm; nông nghiệp: ruộng đất bỏ hoang, lúa gạo sụt giá; thương nghiệp xuất... đến học Tài liệu giảng dạy, học tập do đông kinh nghĩa thục Hà Nội cung cấp + Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), trường Phong Phú được tổ chức, thu hút con em các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên đến học Hoạt đông của trường cũng giống như các nghĩa thục khác + Ở Phan Thi t, trường Dục Thanh là một trung tâm giáo dục theo kiểu đông kinh nghĩa thục Nội dung giảng dạy gần giống như các trường tiểu học trong Nam Kỳ - Ở Nam. .. tiểu học và trung học Những học sinh quá nghèo được nhà trường sắp xếp cho ăn ở ngay trong kí túc xá - Các môn khoa học tự nhiên thì trường dùng sách giáo khoa của các trường tiểu học Pháp, các môn khoa học xã hội thì nhà trường tự soạn để dạy viết bằng chữ Hán như: Nam quốc vĩ dân, Nam quốc lịch sử - Nội dung các sách rất chú trọng đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc Các sách... đày sang Nam Vang  Nguyễn Quyền ( 1869-1941) hiệu là Đông Đường, quê ở làng Thượng Trì, Thượng Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Ông là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại Nguyễn Quyền + Do ông từng đỗ Tú tài khoa Tân Mão năm 1891, được bổ làm Huấn đạo tỉnh Lạng Sơn, nên người đương thời thường gọi ông là Huấn Quyền + Năm 1907, ông từ quan rồi cùng với Lương Văn Can lập trường Đông Kinh nghĩa... bài in hoặc nói chuyên về một số đề tài lịch sử, quá khứ oanh liệt của dân tộc, ca ngợi các nhân vật lịch sử có công với nước, Cách mạng tư sản Pháp, đấu tranh giành độc lập Mĩ… rồi liên hệ với tình hình của Việt Nam lúc đó, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục, hàng hàng nội, cắt tóc ngắn… - Trong các buổi bình văn, thường giới thi u những bài thơ văn ái quốc, kêu gọi duy tân do nhà trường sáng... Kinh nghĩa thục + Ông làm Giám học của trường này Sau 9 tháng trường đã bị đóng cửa + Nguyễn Quyền cũng là người đứng ra lập hãng Hồng Tân Hưng bán hàng công nghệ nội hoá với mục đích tự cường kinh tế và cạnh tranh với các hãng buôn ngoại quốc + Năm 1908, ông bị bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), kết án khổ sai chung thân rồi đem đày ra Côn Đảo + Năm 1910 ông được tha về tại Bến Tre + Năm 1920 ông đến Rạch Giá,... hư tật xấu trong giai đoạn bấy giờ  Về mặt kinh tế: - Đông Kinh nghĩa thục hô hào lập các hội buôn như: + Đỗ Chân Thi t có 1 hiệu kim hoàn ở phố hàng Bạc + Đồng Lợi Tế ở phố Mã Mây chuyên buôn bán hàng nội hóa + Hiệu Tụy Phương ở gần ga Hàng Cỏ chuyên buôn bán thuốc Bắc + Hoàng Tăng Bí và Nguyễn Quyền mở côngty Đông Thành Xương ở phố Hàng Gai vừa buôn bán hàng tạp hóa, vừa dệt xuyến hoa đại đóa, ướp . TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ VIỆT NAM QUỐC TẾ HỌC CHỦ ĐỀ 1: VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ CHO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Cách đây hơn 68 năm, mùa thu năm 1945, lần đầu tiên trong lịch sử, toàn thể nhân dân Việt Nam. chói lọi trong lịch sử dân tộc, một sự kiên mà toàn thể nhân dân Việt Nam và những người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam đều tường tận. Dưới gốc nhìn của sinh viên ngành Quốc tế học, chúng em. ta ngày càng trưởng thành, được Quốc tế Cộng sản công nhận là một bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản, hình thành trong thực tiễn khối liên minh công nông. Cao trào cách mạng 1930 -

Ngày đăng: 17/08/2015, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w