Hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản: - Tư sản Việt Nam mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại, chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuấtcảng gạo ở Nam Kì, thành lập đảng Lập Hiến 1923=>ch
Trang 1PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1919 ĐẾN 2000
––**––
LỜI NÓI ĐẦU
Kì thi mới sẽ diễn ra sớm hơn mọi năm, với nhiều thay đổi liên tục – trắc nghiệm 60 câu trong một bàitổng hợp Sử, Địa, GDCD thì môn Sử chiếm 20 câu, phương pháp học cũng cần thay đổi Tuy nhiênhình thức tự luận vẫn có thể áp dụng cho các trường ĐH xét tuyển Tuy vậy, kiến thức SGK thì vẫn là
cơ sở nền tảng Nắm được nhu cầu ôn thi, sự quan tâm và đầu tư ngày càng nhiều của các bạn họcsinh THPT trên khắp cả nước để cho cách học của mình hiệu quả nhất, kết quả tốt nhất Chính vì vậy,
tài liệu ôn tập Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 2000 ra đời.
Tài liệu ôn tập Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 2000 được biên soạn dựa trên kiến thức, kinh
nghiệm học tập và tham khảo từ một số nhà giáo có kinh nghiệm như Châu Tiến Lộc, PGS.TS TrịnhĐình Tùng, các đề thi Tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng, Học sinh giỏi qua các năm Tài liệu dùng chomục đích ôn thi THPT, HSG các cấp, dùng cho giáo viên tham khảo Tài liệu này gồm có 2 chuyênđề:
Chuyên đề 1: Kiến thức cơ bản Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 2000
Chuyên đề 2: Tổng hợp câu hỏi Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 2000
Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh một phần nào về kiến thức để trang bị thật tốt chobản thân trong các kì thi sắp tới
Chúc các bạn thành công! Nguyễn Trường Thái
––––––––
Chuyên đề 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 2000
Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 – 1925
1 Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ I
a Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp (hoàn cảnh):
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lầnthứ hai ở Đông Dương nhằm bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra Thực dân Pháp tăng cườngđầu tư vốn với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp: được đầu tư nhiều nhất, chủ yếu vào các đồn điền cao su
- Công nghiệp: chú trọng đầu tư khai thác mỏ, mở mang thêm một số nghành công nghiệp chế biến
- Ngoại thương: có bước phát triển mạnh
- GTVT phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương
- Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế
Trang 2b Tác động (Những chuyển biến mới về kinh tế, giai cấp xã hội ở VN)
* Kinh tế: Kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới: về kĩ thuật và nhân lực Tuynhiên kinh tế VN phát triển mất cân đối, lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp
* Xã hội: Cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam có những chuyển biến mới:
Ingredients: rib, garlic, sugar, green onions, tomatoes, cucumber, coconut =>Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và bọn tay sai.
2 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925
a Hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản:
- Tư sản Việt Nam mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại, chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuấtcảng gạo ở Nam Kì, thành lập đảng Lập Hiến (1923)=>chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản,các hoạt động còn mang tính chất cải lương, thỏa hiệp
- Tiểu tư sản: đấu tranh sôi nổi đòi tự do dân chủ, thành lập một số tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩađoàn, Hội Phục Việt…Nhiều tờ báo ra đời: An Nam trẻ, Chuông rè…Sự kiện nổi bật là đấu tranh đòithả tự do cho Phan Bội Châu (1925), để tang Phan Châu Trinh (1926)=>theo khuynh hướng dân chủ
tư sản, mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ rệt
b Phong trào công nhân:
- Số cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát ở Sài Gòn – ChợLớn đã thành lập Công hội
- Năm 1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công, phản đối Pháp đưa lính sang Trung quốc,đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác
c Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1924):
- Năm 1911, Người bắt đầu cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước
- Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, sau đó gia nhập Đảng xãhội Pháp
- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gởi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai đòi quyền tự do dân chủ,quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam
- Tháng 7/1920, Người đọc bản Luận cương của Lênin và quyết định đứng về Quốc tế cộng sản.Tháng 12/1920, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộngsản Pháp Như vậy, Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam Đó
là con đường cách mạng vô sản: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, tinh thần yêu nước gắn liền vớitinh thần quốc tế vô sản
- Từ 1921-1923: sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủnghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ”, viết nhiều bài cho các báo “Nhân đạo”, “Đời sống côngnhân”, biên soạn tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”
- Cuối năm 1923: Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, 1924: Người dự và đọc thamluận về vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản
- Cuối năm 1924, người từ Liên Xô đi Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục líluận, xây dựng tổ chức cách mạng
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919-1924:
Trang 3+ Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN: con đường cách mạng Vô sản
+ Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị làm nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng Sản VN sau này
=>Công lao tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN là to lớn nhất vì nhờ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn mới có sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN, thực hiện cách mạng tháng 8 thành công, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, giành độc lập cho dân tộc.
––––––––
Bài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 – 1930
1 Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
a Sự thành lập:
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), mở lớp huấn luyện chính trị đàotạo cán bộ cách mạng để đưa về nước hoạt động Liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong
tổ chức Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức, lãnhđạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ ĐQ và tay sai
b Hoạt động :
- Ngày 21/6/1925: ra tuần báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội 1927, các bài giảng củangười được in thành tác phẩm Đường cách mệnh " nhằm trang bị lí luận cách mạng cho cán bộ vàquần chúng trong nước
- Đến năm 1927, hội đã xây dựng tổ chức cơ sở trong khắp cả nước
- Cuối 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá” để tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ýthức chính trị cho giai cấp công nhân Phong trào công nhân vì thế phát triển mạnh, trở thành nòng cốtcủa phong trào dân tộc trong cả nước, không chỉ bó hẹp ở một địa phương, một ngành mà có sự liênkết thành phong trào chung
c Vai trò:
- Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam
- Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ sang giai đoạn tự giác
- Là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị, tổ chức, đội ngũ cán bộ cho sự thành lập chính đảng vôsản ở Việt Nam
=> Hội VN Cách mạng thanh niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam
2 Việt Nam quốc dân Đảng
- Tháng 2/1927, Việt Nam Quốc dân đảng thành lập do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính lãnh đạo.Đây là tổ chức của giai cấp tư sản dân tộc VN
- Mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
- Thành phần : phức tạp gồm tư sản dân tộc, binh lính người Việt, nông dân khá giả, địa chủ
- Hoạt động:
+ Địa bàn chủ yếu ở Bắc Kì
Trang 4+ Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (2/1929)
+ Tổ chức khởi nghĩa: bắt đầu ở Yên Bái (2/1930), tiếp theo là Phú Thọ, Hải dương, Thái bình nhưngnhanh chóng thất bại Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém =>Cổ vũ lòng vũ lòng yêu nướccủa nhân dân Việt Nam Chứng tỏ xu hướng cứu nước dân chủ TS thất bại, chấm dứt vai trò lịch sửcủa giai cấp tư sản và xu hướng cách mạng tư sản ở Việt Nam
- Nguyên nhân thất bại: đây là tổ chức non yếu về chính trị, thành phần phức tạp, khởi nghĩa bị động,không có sự chuẩn bị chu đáo, thực dân Pháp lúc này còn đủ mạnh để đàn áp
3 Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929
a Hoàn cảnh ra đời:
- Năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh, trong đó khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế
- Tháng 3/1929, những hội viên tiên tiến của hội VN Cách mạng thanh niên đã lập chi bộ Cộng sảnđầu tiên tại số 5D, phố Hàm Long (Hà Nội)
- Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN cách mạng thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc) tháng5/1929, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận nên
bỏ Đại hội về nước
3 Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:
Trang 5- Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản ViệtNam
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt…do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Đây là bảncương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản VN
* Ngày 24/2/1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn xin gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam
(Tại ĐH III 9/1960 đã quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng)
=> Ý nghĩa hội nghị: đã thống nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng CS VN, vạch ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam Hội nghị mang tầm vóc một Đại hội thành lập Đảng.
c Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng Sản VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân VN Đảng
ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêunước Việt Nam
- Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, mộtĐảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ…
+ Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triểnnhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
4 Nội dung cơ bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 2/1930
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (gọi chung là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên) do Nguyễn ÁiQuốc soạn thảo được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930 Nội dung cơ bản nhưsau:
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổđịa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
- Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho Việt Namhoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh…
- Lực lượng cách mạng gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức Đối với phú nông, trung-tiểuđịa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập họ
- Lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam–đội tiền phong của giai cấp công nhân ï lãnh đạo cách mạng
=>Ý nghĩa: Đây là Cương lĩnh giải phóng dân tộc đầu tiên của Đảng, thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt nam Độc lập
tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
––––––––
Bài 14 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935
1 Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh
a Nguyên nhân bùng nổ phong trào 1930-1931 (hoàn cảnh).
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái, đời sốngnhân dân lao động, nhất là công nhân và nông dân cơ cực đói khổ Mâu thuẩn dân tộc, mâu thuẩn giaicấp ngày càng sâu sắc
Trang 6- Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp tăng cường khủng bố, càng làm tinh thần cách mạngcủa dân ta dâng cao.
- Trong bối cảnh lịch sử đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranhcủa quần chúng công-nông trên cả nước
b Diễn biến:
- Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Sang tháng 5, nhiềucuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5 đã nổ ra trên phạm vi cả nước Đến tháng 6, 7,8,phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi trên cả nước
- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Nhữngcuộc biểu tình của nông dân (có vũ trang tự vệ) với hàng nghìn người tham gia đòi giảm sưu thuế Cáccuộc đấu tranh này được công nhân Vinh-Bến Thủy hưởng ứng Tiêu biểu là cuộc biểu tình củakhoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930) Ở nhiều địa phương, hệ thống chính quyềnthực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã Trong tình hình đó, nhiều cấp Đảng ủy ở thôn xã đã lãnh đạonhân dân đứng lên tự quản lí đời sống, làm chức năng chính quyền, gọi là “Xô viết”
- Thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man, đến giữa năm 1931, phong trào dần dần lắng xuống
c Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm:
- Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đốivới cách mạng Đông Dương
- Qua phong trào, khối liên minh công – nông được hình thành
- Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tếcộng sản
- Để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liênminh công-nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh v.v
- Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởinghĩa tháng Tám sau này
2 Xô Viết Nghệ - Tĩnh
a Sự ra đời:
- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Ở nhiềuđịa phương, hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã Trong tình hình đó, nhiềucấp Đảng ủy ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống, làm chức năng chínhquyền, gọi là “Xô viết”
- Ở Nghệ An, Xô Viết ra đời từ tháng 9/1930 Ở Hà Tĩnh, Xô Viết hình thành khoảng cuối 1930 đầu1931
b Các chính sách của Xô Viết:
- Chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, quần chúng tự do sinh hoạt trong cácđoàn thể cách mạng, thành lập đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân
- Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các tứ thuế vô lý v.v
- Văn hoá-xã hội: Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, xoá bỏ mê tín, dị đoan, xây dựng nếp sống mới
Trang 7c Ý nghĩa:
Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng Xô Viết Nghệ-Tĩnh đã mang lại lợi ích cho nhân thể hiệntính ưu việt của chế độ mới Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân Xô Viết Nghệ - Tĩnh làđỉnh cao của phong trào 1930-1931 và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ của nhân dân trên cả nước
3 Luận cương chính trị tháng 10/1930
Do đồng chí Trần Phú khởi thảo, được thông qua trong hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng(10/1930)
* Nội dung cơ bản:
- Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng TS dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đườngXHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN
- Nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến, đế quốc
- Lực lượng: Công – nông
- Lãnh đạo: giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản
- Nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng VN và cách mạng thế giới
* Ưu điểm: Bản luận cương đã xác định được nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương, vạch
ra con đường đấu tranh giải phóng giai cấp và dân tộc
* Hạn chế: chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa vấn đề giải phóngdân tộc lên hàng đầu; đánh giá chưa đúng khả năng cách mạng của các giai cấp khác: TTS, TS dântộc, một bộ phận địa chủ
––––––––
Bài 15 PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939
1 Nguyên nhân dẫn đến phong trào 1936-1939 (Hoàn cảnh)
- Tháng 6/1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền đã cho thi hành nhiều chính sáchtiến bộ ở thuộc địa
b Trong nước:
- Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương và thi hành một số cải cách tiến
bộ Các đảng phái chính trị đua nhau hoạt động
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), thực dân Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộcđịa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế ở chính quốc Đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiềukhó khăn Chính vì thế họ hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Đông Dương
2 Những chủ trương của Đảng ta trong thời kì (1936-1939):
Trang 8Tháng 7/1936 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đề ra đường lối vàphương pháp đấu tranh.
- Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là chống chế độ phản động thuộc địa,chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình
- Kẻ thù trước mắt là bọn thực dân phản động Pháp và tay sai
- Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
- Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, tháng 3/1938 đổi thành Mặt trậnthống nhất dân chủ Đông Dương
3 Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
- Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
+ Phong trào Đông Dương đại hội (8/1936): Đảng vận động nhân dân thảo ra bản “dân nguyện” gửitới phái đoàn của quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương, tiến tới triệu tập Đông DươngĐại hội
+ Phong trào đón rước Gô đa và toàn quyền Brêviê (1937): lợi dụng sự kiện Gô đa sang điều tra tìnhhình và Brêviê sang nhận chức toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đónrước”, biểu dương lực kượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ
+ Cuộc mít tinh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 tại Hà Nội và nhiều nơi khác
- Ngoài ra Đảng còn tận dụng những hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong thời kì này như:đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
4 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
- Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là một phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, do Đảngcộng sản Đông Dương lãnh đạo, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách củaquần chúng nhân dân về dân sinh, dân chủ
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, đã tham gia mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực lượngchính trị hùng hậu của cách mạng; đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởngthành Đảng ta tích luỹ được nhiều kinh đấu tranh
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm:
+ Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
+ Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai hợp pháp
+ Thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc
- Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Támsau này
––––––––
Bài 16 PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM
(1939-1945), NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI
1 Tình hình VN trong những năm 1939-1945
Trang 9Tình hình thế giới Tình hình Việt Nam
Tháng 9/1939: CTTG II bùng nổ Nước Pháp
tham gia chiến tranh 6/1940, chính phủ Pháp đầu
hàng phát xít Đức
Pháp thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy ở
VN, huy động tối đa sức người, sức của cung cấp cho chiến tranh
Tháng 9/1940: Nhật vào Đông Dương, TD Pháp
đầu hàng làm tay sai cho Nhật
- Chính trị: Nhật vẫn giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để làm tay sai cho Nhật và
ra sức tuyên truyền về sức mạnh của Nhật và thuyết Đại Đông Á Việt Nam đặt dưới ách thống trị của Nhật- Pháp, tình hình chính trị phức tạp
- Kinh tế: Nhật – Pháp cấu kết với nhau để bóc lột dân ta → kinh tế điêu tàn, kiệt quệ
- Xã hội: ND chịu cảnh một cổ hai tròng → căm thù Nhật –Pháp → mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc
- Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to ở
nhiều nơi Tháng 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp,
độc chiếm Đông Dương
- Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị tăng cường hoạt động, quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa
=> Đảng ta phải nắm bắt kịp thời tình hình, đánh giá chính xác, đề ra đường lối đấu tranh phù hợp, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
2 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939)
Tháng 11/1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn-Gia Định), do tổng bíthư Nguyễn Văn Cừ chủ trì Hội nghị đã xác định:
- Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai,làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
- Chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất củabọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng…Khẩu hiệu lậpchính quyền Xô Viết được thay bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa
- Mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranhtrực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạtđộng bí mật
- Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tập trung mọi lực lượngvào nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng
* Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng 11/1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng: đặt nhiệm vụ giải phòng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ đấu tranh trực tiếp vận động cứu nước.
3 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)
- Trước sự chuyển biến khẩn trương của tình hình thế giới và trong nước, ngày 28/ 1/1941 lãnh tụNguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941,Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng)
- Nội dung hội nghị:
+ Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc
Trang 10+ Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, thực hiện người cày córuộng, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ Quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (19/5/1941) (gọi tắt là Việt Minh) nhằm đoànkết tất cả các giai cấp, tầng lớp đấu tranh chống Pháp-Nhật Giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở cácnước Lào, Cam pu chia
+ Hội nghị xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởinghĩa Nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân
- Ý nghĩa: hoàn chỉnh chủ trương đã đề ra từ Hội nghị Trung ương (11/1939), nhằm giải quyết mụctiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu
ấy Hội nghị có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám
4 Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1941-1945)
a Xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang (1941-1943)
- Xây dựng lực lượng chính trị: vận động quần chúng tham gia Việt Minh Cao Bằng được chọn là nơithí điểm cuộc vận động xây dựng các đoàn thể cứu quốc Ở nhiều tỉnh Bắc Kì và Trung Kì, các hộicứu quốc được thành lập Năm 1943, Đảng ban hành “Đề cương văn hóa VN” 1944, Hội văn hóa cứuquốc và Đảng dân chủ VN được thành lập, đúng trong hàng ngũ mặt trận Việt Minh
- Xây dựng lực lượng vũ trang: thành lập trung đội cứu quốc quân I và II (1941)
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng: chọn vùng Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng để xây dựng căn cứđịa cách mạng
b Công tác chuẩn bị Tổng khởi nghĩa (1943-1945): diễn ra gấp rút, khẩn trương:
- Đầu 1943, Chiến tranh thế giới chuyển biến theo hướng có lợi cho ta, sự thất bại của phe phát xít đã
rõ ràng Ban thường vụ Đảng họp, vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang
- Công tác chuẩn bị diễn ra khẩn trương đặc biệt ở căn cứ cách mạng: Bắc Sơn – Võ Nhai, Cao Bằng.5/1944, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giảiphóng quân được thành lập
- Từ tháng 4 đến tháng 6/1945, Việt Minh đã thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giảiphóng quân, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và khu giải phóng Việt Bắc
c Ý nghĩa: việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền diễn ra sớm, khẩn trương, toàn diện
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi khi thời cơ đến
5 Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
a Khởi nghĩa từng phần (Từ 3/1945 đến giữa tháng 8/1945)
* Chủ trương của Đảng:
Trang 11- Tháng 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành độngcủa chúng ta”.
- Nội dung chỉ thị:
+ Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật
+ Thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”
+ Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, mít tinh, bãi công, biểu tình … sẵn sàng khởi nghĩa khi có điềukiện
+ Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa
* Diễn biến khởi nghĩa từng phần (cao trào kháng Nhật cứu nước):
- Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng, nhiều xã, châu, huyện được giải phóng
- Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, phong trào phá kho thóc của Nhật thu hút hàng triệu người tham gia
- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy khởi nghĩa thành lập chính quyền cách mạng.Thành lập đội du kích Ba Tơ
- Ở Nam Kì: Việt Minh hoạt động mạnh mẽ nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang
* Chớp thời cơ khỏi nghĩa:
Nhận thấy đây là “thời cơ ngàn năm có một”, Đảng ta kịp thời phát động tổng khởi nghĩa trên cảnước:
- Ngày 13/8, thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, ra “quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổngkhởi nghĩa trong cả nước
- Từ ngày 14 đến ngày 15/8, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết địnhTổng khởi nghĩa và thông qua chính sách đổi nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền
- Từ ngày 16 đến ngày 17/8, Đại hội quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổngkhởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Uỷ ban dân tộc giảiphóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
Trang 12* Diễn biến:
- Ngày 14/8/1945: Ở nhiều địa phương đã phát động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa
- Chiều 16/8/1945: Một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến
về giải phóng thị xã Thái Nguyên
- Ngày 18/8/1945: Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, QuảngNam
- Ngày 19/8/1945: Hà Nội giành chính quyền, cổ vũ to lớn đối với cuộc Tổng khởi nghĩa trong cảnước
- Ngày 23/8/1945: Huế giành được chính quyền
- Ngày 25/8/1945: Sài Gòn giành chính quyền
- Ngày 28/8/1945: Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước
- Ngày 30/8/1945: Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ
* Kết quả: Đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp-phát xít Nhật, lật nhào chế độ phong kiến, lập nênnước Việt Nam dân chủ cộng hòa
6 Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập
- Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban dân tộc giải phóngViệt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội
- Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chínhphủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (28/8/1945)
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dânthủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độclập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
- Nội dung bản tuyên ngôn độc lập:
+ Nêu cơ sở pháp lí để đòi quyền bình đẳng, độc lập, tự do cho dân tộc
+ Tố cáo tội ác của Pháp – Nhật
+ Khẳng định chủ quyền của nước ta trên hai phương diện: pháp lí và thực tiễn
+ Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta
* Ý nghĩa: (giống như ý nghĩa cách mạng tháng 8 thành công)
- Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến tồn tại gần một ngànnăm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do; kỷ nguyên nhân dân lao độngnắm chính quyền, làm chủ đất nước
- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc
7 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945.
a Nguyên nhân thắng lợi:
Trang 13* Nguyên nhân khách quan: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh thắng phát xít tạo thời cơ
để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa
* Nguyên nhân chủ quan:
- Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn Vì vậy, khi Đảng cộng sản Đông Dương và ViệtMinh kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền
- Có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đề
ra đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác – Lênin, được vận dụng sáng tạo vàohoàn cảnh Việt Nam: kết hợp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội
- Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo trong 15 năm, rút kinh nghiệm qua các phong trào1930-1931, 1936-1939 Đặc biệt là quá trình xây dựng lực lượng trong thời kì vận động giải phóngdân tộc 1939-1945
- Trong những ngày khởi nghĩa, toàn đảng và toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết tâm giành độc lập tự
do Các cấp bộ Đảng và Việt Minh chỉ đạo khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo, chớp thời cơ nổi dậy giànhchính quyền
b Ý nghĩa lịch sử:
- Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ củathực dân Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiếntồn tại gần một ngàn năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do; kỷ nguyên nhân dân lao độngnắm chính quyền, làm chủ đất nước
- Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền,chuẩn bị những điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai; cổ vũ mạnh mẽ cácdân tộc thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc
* Bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương vàbiện pháp cách mạng phù hợp
- Đảng tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãitrên cơ sở liên minh công-nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô lập kẻ thù rồi tiến lênđánh bại chúng
-Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiếnhành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước
––––––––
Bài 17 NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN 19/12/1946
1 Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945.
a Thuận lợi:
- Nhân dân đã giành quyền làm chủ, phấn khởi và quyết tâm bảo vệ chính quyền
- Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo
Trang 14- Hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới phát triển.
b Khó khăn:
- Phải đối phó với kẻ thù đông và mạnh:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc kéo vào, theo sau là bọn tay sai như:Việt Quốc, Việt Cách nhằm cướp chính quyền của ta
+ Từ vĩ tuyến 16 vào Nam: quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta Lợidụng tình hình, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng
+ Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh quân Anh chống cách mạng
- Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang non yếu
- Kinh tế bị chiến tranh tàn phá, kiệt quệ, nạn đói hoành hành, tài chính trống rỗng rối loạn
- Tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số mùchữ
=> Đất nước đứng trước tình thế hiểm nghèo : “ngàn cân treo sợi tóc”.
2 Xây dựng chính quyền cách mạng
- Ngày 06/01/1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Trong kì họp đầu tiên quốchội thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập raBan dự thào Hiến pháp Cuối năm 1946, ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủCộng hòa
- Các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổthông đầu phiếu
- Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946) Lực lương dân quân tự vệ được củng cố và phát triển
=> Ý nghĩa: Ta đã xây dựng được bộ máy chính quyền thống nhất, hợp pháp Tạo cơ sở pháp lí vững chắc, giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ của đế quốc và tay sai.
3 Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
* Giải quyết nạn đói:
- Biện pháp cấp thời: kêu gọi nhân dân“nhường cơm sẻ áo”, nghiêm trị kẻ đầu cơ tích trữ gạo
- Biện pháp lâu dài: Hồ Chí Minh kêu gọi “tăng gia sản xuất”, giảm tô 25%, thuế ruộng đất 20%, chia
lại ruộng đất công…
- Kết quả: Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi
- Đến cuối năm 1946, trên toàn quốc gần 76 nghìn lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người
* Giải quyết khó khăn về tài chính:
Trang 15- Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước qua “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”, thu được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
- Đầu năm 1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam, đến cuối năm 1946 Quốc hội cholưu hành tiền Việt Nam trong cả nước
Nhận xét chung (ý nghĩa): Những biện pháp trên đã đưa cách mạng nước ta vượt qua khó khăn to lớn; củng cố và tăng cường sức mạnh cho chính quyền nhà nước, làm cơ sở chống thù trong, giặc ngoài; thể hiện tính ưu việt của chế độ mới; cổ vũ động viên nhân dân bảo vệ chính quyền và nền độc lập, tự do vừa giành được.
4 Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo về chính quyền cách mạng
a Trước ngày 6/3/1946: hòa hoãn với Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Miền Nam
* Đối với thực dân Pháp:
- Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2
- Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược
- Đảng, chính phủ huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ Các đoànquân “Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ chiến đấu
=>Ý nghĩa: giam chân quân Pháp ở Nam Bộ, không cho chúng mở rộng địa bàn chiếm đóng ra miềnBắc, tạo điều kiện cho quân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài
* Đối với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai:
- Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung HoaDân quốc
+ Tránh xung đột cùng một lúc với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam
b Từ ngày 6/3 đến trước ngày 19/12/1946: Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta:
* Nguyên nhân việc ta hòa hoãn với Pháp (Hoàn cảnh ký kết Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946):
- Tháng 2/1946, Pháp và Trung Hoa Dân quốc ký Hiệp ước Hoa – Pháp, theo đó Pháp được thayquân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở miền Bắc
- Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dânPháp, hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù
Trang 16- Đảng và chính phủ quyết định chọn giải pháp “hòa để tiến”
* Biện pháp:
- Chính phủ ta đã kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 Nội dung như sau:
+ Pháp công nhận nước Việt Nam là quốc gia tự do, có Chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng
và là thành viên của Liên bang Đông Dương trong khối Liên hiệp Pháp
+ Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp giải giáp quân Nhật ở miền Bắc
+ Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức
- Sau hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, chống phá, quan hệ Việt – Phápcăng thẳng, có nguy cơ xảy ra chiến tranh 14/9/1946: Chủ tịch HCM kí tiếp với Pháp bản tạm ướcnhân nhượng cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế văn hoá g tạo điều kiện cho ta có thêm thờigian xây dựng, củng cố lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp, chuẩn bị bước vào cuộckháng chiến toàn quốc chống thưc dân Pháp không thể tránh khỏi
* Ý nghĩa của giải pháp “hòa để tiến” (đồng thời là ý nghĩa của hiệp định sơ bộ):
Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dânquốc và tay sai ra khỏi nước ta Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị mọi mặtcho kháng chiến lâu dài chống Pháp
a Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946?
- Mặc dù ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp vẫn tăng cường hoạt động khiêukhích tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn nhất là ở
Hà Nội
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và
để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội…Do đó, nhân dân ta không có con đường nào khác phải cầm súngđứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp
- Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lờ kêu gọi toàn quốc kháng chiến Cuộc kháng chiếntoàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu
b Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng thể hiện trong chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Banthường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CT HCM(19/12/1946), và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của tổng bí thư Trường Chinh (9/1947).Các văn kiện này đã nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiếnchống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ củaquốc tế
- Kháng chiến toàn dân: huy động lực lượng toàn dân tham gia kháng chiến
- Kháng chiến toàn diện: đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáodục…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp
Trang 17- Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta nhiều mặt, do
đó cần có thời gian chuyển hoá lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lênđánh bại kẻ thù
- Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: coi trọng sự ủng hộ bên ngoài nhưng bao giờcũng theo phương châm phải dựa vào sức mình là chính
2 Cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- Ở Hà Nội: khoảng 20h ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu Nhân dân khiêng bàn, tủ làmchướng ngại vật Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, chợ ĐồngXuân bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng và chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến Sau 2tháng chiến đấu, Trung đoàn thủ đô rút quân ra căn cứ an toàn
- Ở các đô thị khác: quân ta tấn công, bao vây tiêu diệt được nhiều tên địch
- Ý nghĩa: làm tiêu hào một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng âmmưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài
3 Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
a Âm mưu của Pháp: Sau khi chiếm được hầu hết các đô thị lớn trong cả nước, Pháp âm mưu mở
cuộc tiến công lên Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta, nhanhchóng kết thúc chiến tranh
b Diễn biến:
* Cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc : Pháp huy động 12.000 quân tiến công Việt Bắc tạo thành 2gọng kìm kẹp chặt Việt bắc
- Ngày 7/10/1947: một binh đoàn quân dù đổ bộ xuống chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới
- Cùng ngày, một binh đoàn xe cơ giới tiến theo đường số 4 lên Cao Bằng rồi theo đường số 3 vòngxuống Bắc Cạn, bao vây Việt Bắc về phía Đông và phía Bắc
- Ngày 9/10/1947: binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ theo sông Hồng và sông Lô lênTuyên Quang, bao vây căn cứ Việt Bắc về phía Tây
* Ta chủ động đối phó:
- Đảng chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”
- Quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn
- Trên mặt trận hướng đông : Ta phục kích đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lautiêu diệt nhiều đoàn xe cơ giới của địch
- Ở mặt trận hướng tây: Ta phục kích địch địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau,đánh chìm nhiều tàu chiến và ca nô
- Hai gọng kìm đông và tây của địch bị bẻ gãy Ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt bắc
Trang 18lâu dài với ta và thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiếntranh”.
4 Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
a Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến :
* Thuận lợi :
- Khách quan: 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời Từtháng 1/1950 Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giaovới ta
- Chủ quan: Từ năm 1947-1950, cuộc kháng chiến toàn diện đạt những thành tựu đáng kể, tiềm lựckháng chiến được tăng cường
* Khó khăn: Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương, giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơ ve: tăng cường hệthống phòng ngự trên đường số 4, lập hành lang Đông – Tây để cô lập Việt Bắc và chuẩn bị tấn cônglên Việt Bắc lần thứ hai để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
b Chủ trương của Ta: Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, ta
chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thôngbiên giới, mở đường thông sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc
- Khai thông đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa, quân đội ta trưởng thành, giànhđược thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc khángchiến
––––––––
Bài 19 BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP (1951-1953)
1 Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương
- Sau chiến dịch Biên Giới 1950, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược ĐôngDương
- Sau thất bại ở chiến dịch Biên Giới, Pháp vẫn tìm cách để nhanh chóng kết thúc chiến tranh Pháp đề
ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát xi nhi: xây dựng lực lượng cơ động chiến lược, xây dựng phòng tuyếncông sự xi măng cốt sắt, lập vành đai trắng đánh phá hậu phương của ta
Trang 19=>Đẩy cuộc chiến tranh lên qui mô lớn, gây cho ta nhiều khó khăn, nhất là vùng sau lưng địch
2 Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
a Nội dung đại hội:
- Thông qua báo cáo chính trị của Chủ tịch HCM và tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong những năm
đã qua
- Thông qua báo cáo bàn về cách mạng VN của tổng bí thư Trường Chinh
- Ở VN quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động VN
b Ý nghĩa:
- Đại hội đánh dấu bước phát triển mới, trưởng thành của Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với kháng chiến
- Đây là “đại hội kháng chiến thắng lợi”
3 Những thành tựu chủ yếu trong việc xây dựng hậu phương từ 1951-1953
- Vận động lao động sản xuất và tiết kiệm 1953 ở vùng tự do đã sản xuất được 2.757.000 tấn thóc
- Thủ công nghiệp và công nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu thiết yếu
- Đầu 1953, ta triệt để thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự do
c Văn hóa, giáo dục:
- Tiến hành cải cách giáo dục, có khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ
- Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt đời sống
- Hoạt động y tế phát triển
=>Ý nghĩa: Xây dựng hậu phương vững mạnh là nhân tố quyết định đến thắng lợi của chiến trường;trực tiếp góp phần vào thắng lợi trên mặt trận quân sự trong những năm 1951-1953, chiến cuộc Đông–Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Trang 20- Qua 8 năm xâm lược VN, Pháp thiệt hại ngày càng lớn: bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạnquân, tốn hơn 2.000 tỉ phrăng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, ngày càng lâm vào thế phòng ngự, bịđộng.
- Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh, đồngthời tích cực chuẩn bị thay thế Pháp
Pháp cử Na-va làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, đề ra kế hoạch quân sự mới
b Nội dung kế hoạch Na-va: chia thành hai bước
- Bước một: (thu – đông 1953 và xuân 1954) giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến côngchiến lược để bình định miền Trung và Nam, tập trung binh lực và xây dựng đội quân cơ động mạnh
- Bước hai: (từ thu – đông 1954) thực hiện tiến công chiến lược ở Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quyếtđịnh, buộc ta đàm phán theo điều kiện có lợi cho Pháp và kết thúc chiến tranh
Để thực hiện kế hoạch, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành càn quét,
mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa… nhằm phá kế hoạch tiến công của ta
2 Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954
a Chủ trương của ta : Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về
chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phảiphân tán lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt địch
b Diễn biến :
- Ngày 10/12/1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng thị xã Lai Châu, Pháp buộc phải đưa 6 tiểu đoàn
cơ động tăng cường Điện Biên Phủ biến nơi đây trở thành điểm tập trung quân thứ hai
- Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào – Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc Pháp phảităng viện cho Xê-nô (trở thành nơi tập trung quân thứ ba)
- Tháng 1/1954, liên quân Lào – Việt tiến công Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu vàtoàn tỉnh Phong-xa-lì, buộc Pháp tăng cường lực lượng cho Luông Pha-bang và Mường Sài (trở thànhnơi tập trung quân thứ tư)
- Tháng 2/1954, ta tiến công Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiệp Plây-cu Pháp buộc phảităng cường lực lượng cho Plây Cu (trở thành nới tập trung quân thứ năm)
c Kết quả - Ý nghĩa:
Sau những đợt tiến công của ta, Pháp buộc phải phân tán lực lượng thành 5 nơi tập trung quân (Đồngbằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê nô, Luông pha bang – Mường Sài, Tây Nguyên) Kế hoạch Na-vabước đầu phá sản Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào ĐiệnBiên Phủ
2 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
a Vị trí chiến lược của ĐBP ( Vì sao ta mở chiến dịch ĐBP? )
- Âm mưu của Pháp – Mĩ: Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam
Á nên Pháp cố nắm giữ Na-va xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ĐôngDương Pháp tập trung ở đây 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49
cứ điểm Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kếhoạch Na -va
Trang 21- Chủ trương của ta : Muốn kết thúc chiến tranh, ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.Tháng 12/1953, Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giảiphóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
=>ĐBP trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch
b Diễn biến : Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt
- Đợt 1, từ ngày 13/03 đến 17/03/1954: Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phânkhu Bắc
- Đợt 2, từ ngày 30/03 đến 26/04/1954: Ta tiến công các cứ điểm phía đông khu Trung tâm MườngThanh: E1, D1, C1, C2,A1 …,chiếm phần lớn các căn cứ của địch
- Đợt 3, từ ngày 01/05 đến 07/05/1954: Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam,tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch Chiều 7/5/1954 Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưuđịch đầu hàng và bị bắt sống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt
c Kết quả: Chiến dịch ĐBP thắng lợi Ta loại khỏi vòng chiến 16 200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu
toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh
d Ý nghĩa:
- Đây là thắng lợi to lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoaychuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của
ta giành thắng lợi
3 Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết Nội dung hiệp định
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
3 nước Đông Dương
- Các bên tham chiến ngừng bắn, thực hiện tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực: ở VN, lấy vĩtuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để tập kết, chuyển quân, tiến tới thống nhất thông qua tổngtuyển cử
- Cấm đưa quân đội, vũ khí, nhân viên quân sự vào Đông Dương Nước ngoài không được đặt căn cứquân sự ở Đông Dương Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sựnào
- VN tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956
* Ý nghĩa: Hiệp định Giơ ne vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bant củanhân dân 3 nước Đông Dương; đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, buộc Pháp phảirút hết quân về nước, chấm dứt chiến tranh, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranhxâm lược ở Đông Dương
* Hạn chế: Thành quả trong Hiệp định Gionevo chưa tương xứng với thắng lợi nhân dân 3 nước ĐôngDương đạt được trong năm 1953-1954: VN mới giải phóng được miền Bắc, Lào giải phóng được 2tỉnh Sầm Nưa và Phong xa lì, Cam pu chia không có vùng tập kết
4 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1954).
(1945-a Nguyên nhân thắng lợi:
Trang 22- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiếnđúng đắn, sáng tạo.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lựclượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọimặt
- Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung Sự đồng tình, ủng hộ, giúp
đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ
b Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỷ trênđất nước ta Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, là cơ sở
để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giớithứ hai Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trênthế giới ở Á, Phi, Mỹ La- tinh
––––––––
Bài 21 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC
MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)
1 Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 (Giảm tải kiến thức)
a Tình hình nước ta: Miền Bắc được giải phóng; ở miền Nam, Mĩ thay chân Pháp đưa Ngô Đình
Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt nước ta thành 2 miền, biến miền Nam trở thành thuộcđịa kiểu mới
2 Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1956)
- Trong hơn 2 năm (1954-1956), miền Bắc tiến hành tiếp đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất
- Kết quả: 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ được chia cho 2 triệu hộ nông dân,khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực
- Mặc dù có những sai lầm trong việc đấu tố tràn lan, thô bạo, đấu tố cả những địa chủ kháng chiếnnhưng Đảng và nhà nước đã kịp thời sửa sai Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thayđổi, khối liên minh công - nông được củng cố
3 Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960)
a Nguyên nhân (hoàn cảnh lịch sử):
- Trong những năm 1957-1959: chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấutranh của quần chúng; ra luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam, đặt cộng sản ra ngoài vòng phápluật, làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòihỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thủ thách
Trang 23- Tháng 01/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lựccách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm.
b Diễn biến:
- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2/1959), Trà Bồng(8/1959)…, sau lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở BếnTre Ngày 17/1/1960, nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh BếnTre), rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyềnđịch
- Phong trào lan rộng khắp miền Nam, đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, venbiển Trung Bộ và Tây Nguyên
- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” đã dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam (20/12/1960)
3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9/1960)
a Hoàn cảnh: Giữa lúc cách mạng hai miền Nam, Bắc có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao
động Việt Nam tổ chức đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội (9/1960)
b Nội dung đại hội:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền
+ Cách mạng XHCN ở Miền Bắc: đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cảnước
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam: có vai trò quyết định trực tiếp trong sự nghiệpgiải phóng Miền Nam
+ Cách mạng 2 miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động qua lại với nhau nhằm hoàn thànhnhiệm vụ chung của cả nước nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Thông qua báo cáo chính trị, báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng, thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1961-1965), bầu Ban Chấp hành Trung ương mới
c Ý nghĩa: Nghị quyết của đại hội là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi
CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
4 Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)
Trang 24- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cảithiện đời sống nhân dân
b Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không được củng cố Việc dilại trong nước và quốc tế thuận lợi hơn
c Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh
d Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển
e Miền Bắc còn làm nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam
=>Làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc Miền Bắc được củng cố, xây dựng thành hậu phương vững mạnh, chi viện kịp thời cho tiền tuyến miền Nam, giúp cho miền Bắc đánh bại 2 lần chiến tranh phá hoại do Mĩ gây ra
5 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam (Âm mưu và thủ đoạn)
- Cuối 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đề ra và thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”
(1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam
- Chiến lược chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hànhbằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật,phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta Âm mưu cơbản: “dùng người Việt đánh người Việt”
- Mĩ đề ra kế hoạch Stalây – Taylo: Bình định miền Nam trong 18 tháng
+ Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn
+ Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
+ Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt độngphá hoại miền Bắc, phong tỏa vùng biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắccho miền Nam
6 Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961-1965).
- Đấu tranh chống và phá ấp chiến lược: Diễn ra gay go quyết liệt, nhân dân Miền Nam kiên quyếtbám đất giữ làng phá thế kìm kẹp của giặc Cuối 1962, trên một nửa số ấp với gần 70% nông dân
Miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát Đến giữa 1965, ấp chiến lược – xương sống của “ chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản
- Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân ở các đô thị, nhất là ở Sài Gòn, Huế, Đà
Nẵng phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của “đội quân tóc dài” Phong trào đã làm cho
chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu Cuối 1963, Mỹ đảo chính lật đổ Diệm – Nhu Chính quyền SGkhủng hoảng
* Trên mặt trận quân sự:
- Tháng 1/1963 quân dân miền Nam giành thắng lợi to lớn ở Ấp Bắc (Mỹ Tho), chứng minh khả năng
quân dân miền Nam có thể đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Đông-Xuân 1964-1965, quân dân ta tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ và giành thắng lợi lớn ở
Bình Giã (Bà Rịa) đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, chiến tranh đặc biệt
Trang 25bị phá sản về cơ bản Tiếp đó, ta giành thắng lợi lớn ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài…khiến quân đội
Sài Gòn có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Như vậy, đây là thất bại có tính chất chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến
lược “chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân mĩ vào tham chiến ở miền Nam.
––––––––
Bài 22 NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM
LƯỢC (1965-1973)
1 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (âm mưu và thủ đoạn).
- Sau thất bại của “Chến tranh đặc biệt”, từ giữa 1965, Mỹ phải chuyển sang thực hiện chiến lược
“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến
hành bằng lực lượng quân Mỹ, quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn Nhằmnhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân tatrở về phòng ngư, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới
- Thủ đoạn (hành động): Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứquân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và1966-1967, gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
2 Quân dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” (1965-1968).
a Trên mặt trận chính trị, chống bình định:
- Ở các vùng nông thôn, nhân dân ta phá vỡ từng mảng lớn “Ấp chiến lược”
- Ở hầu hết các đô thị, nhân ta đấu tranh đòi Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ…
- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đượcnâng cao trên trường quốc tế
b Trên mặt trận quân sự:
- Chiến thắng Vạn Tường: Tháng 8/1965, Mĩ huy động 9000 quân và nhiều máy bay, xe tăng đánhvào thôn Vạn Tường Sau một ngày chiến đấu, ta giành thắng lợi lớn, đẩy lùi cuộc hành quân củađịch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên
Ý nghĩa: trận Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc đối với quân Mĩ, mở đầu cho cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam.
- Đập tan 2 cuộc phản công chiến lược của Mĩ:
+ Mùa khô lần thứ nhất (1965-1966) của Mỹ với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân
“tìm diệt” lớn.
+ Mùa khô lần thứ hai (1966-1967) của Mỹ với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân
“tìm diệt” lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta
Ý nghĩa: Đẩy quân Mĩ vào thế bị động
- Cuộc Tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968:
+ Sau thắng lợi trong 2 mùa khô, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi có lợi cho ta, năm 1968(tết Mậu Thân), ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam
Trang 26+ Ý nghĩa: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc chúng
phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh (thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”) và buộc Mỹ
chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán với ta ở Pari
3 Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ I của Mĩ (1965-1968)
- Mĩ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm:
+ Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
+ Ngăn chặn nguồn chi viện bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
+ Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí quyết tam chống Mỹ của nhân dân ta
- Mĩ dựng lên sự kiện “vịnh Bắc bộ”, đến tháng 2/1965, Mĩ ném bom đánh phá một số nơi, sau đó huyđộng lực lượng lớn không quân và hải quân đánh vào các mục tiêu quân sự, giao thông, nhà máy…
- Miền Bắc kịp thời chuyển các hoạt động sang thời chiến Thực hiện quân sự hóa toàn dân Phát độngphong trào thi đua chiến đấu, sản xuất trong mọi ngành, mọi giới Trong 4 năm (1965-1968), miềnBắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục tấn vũ khí, lương thực, thuốc men vào chiếntrường miền Nam, làm tròn nghĩa vụ hậu phương, góp phần quyết định cùng miền Nam đánh bại
“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
4 Chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh của Mỹ (âm mưu và thủ đoạn).
- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973)
- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành
bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân, hậu cần Mĩ, vẫn do Mỹ
chỉ huy bằng hệ thống cố vấn Thực chất đó là sự tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Quân đội Sài Gòn được sử dụng như một lực lượng xung kích để xâm lược Campuchia, tăng cườngchiến tranh ở Lào nhằm thực hiện âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
- Dùng thủ đoạn ngoại giao như thoả hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sựgiúp đỡ của các nước này, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta
5 Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ.
a Về chính trị:
- Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao
- Tháng 4/1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mỹ
- Ở thành thị, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sinh viên, học sinh nổ ra liên tục,đặc biệt là phong trào của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng Ở nông thôn, quần chúng nổidậy phá “Ấp chiến lược”, chống “bình định”
b Về quân sự:
- Tháng 4 đến tháng 6/1970, quân dân Việt Nam – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lượcCampuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn
Trang 27- Tháng 2 đến tháng 3/1971, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của 4.5 vạnquân Mĩ và quân Sài Gòn buộc quân Mĩ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Đường 9-Nam Lào.
- Cuộc tiến công chiến lược 1972: Từ tháng 3→ 6-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vàoQuảng Trị, sau đó phát triển khắp miền Nam, chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảngtrị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Ý nghĩa: Cuộc tiến công đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược VN hóa chiến tranh buộc Mĩ phải
tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức là thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”.
6 Quân dân Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ - chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
- Ngày 4/1972, Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần II với qui mô, mức độ ác liệt hơn lần I Từ 18đến 29/12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12ngày đêm nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định Pa ri theo hướng có lợi choMỹ
- Kết quả: Quân dân miền Bắc đã đánh trả không quân Mĩ những đòn đích đáng Trong 12 ngày đêm(18-29/12), ta bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 máy bay B52, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng
B52 của Mỹ, làm nên trận : “Điện Biên Phủ trên không”.
- Ý nghĩa: Thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứhai của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là chiến thắng trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi quyếtđịnh của ta, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc và ký Hiệp định Pari vềchấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
7 Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam
- Sau khi thất bại trong cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và HảiPhòng, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pari ngày 27/1/1973
- Nội dung hiệp định:
+ Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ViệtNam
+ Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc ViệtNam
+ Hoa Kỳ rút hết quânđội của mình và các nước đồng minh, cam kết không dính líu hoặc can thiệpvào nội bộ của miền Nam Việt Nam
+ Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do
+ Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểmsoát và ba lực lượng chính trị
+ Hai bên trao đổi tù binh và dân thường bị bắt
+ Hoa kì cam kết đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương,thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam
- Ý nghĩa lịch sử :
Trang 28+ Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấutranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước Mở ra bước ngoặt mới của cuộckháng chiến.
+ Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước Đó là thắng lợilịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
––––––––
Bài 23 KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG
HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)
1 Miền Nam đấu tranh chống “bình định, lấn chiếm”, tạo thế và lực giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
a Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn:
- Sau hiệp định Pa ri, Mĩ rút hết quân về nước nhưng vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợcho chính quyền Sài Gòn
- Chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Pa ri, mở các cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm” vùnggiải phóng của ta
b Chủ trương của ta: Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng(7/1973): nhiệm vụ cơ bản của cách mạng
miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp lục con đường bạo lực, nắmvững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao
c Chiến thắng Phước Long:
- Cuối 1974-đầu 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự, trọng tâm ở đồng bằng sông Cửu Long và ĐôngNam Bộ, giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Dường số 14-Phước Long (1/1975) Chính quyềnSài Gòn phản ứng mạnh đưa quân tái chiếm lại nhưng thất bại cong Mỹ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếudùng áp lực đe dọa từ xa
- Ý nghĩa: Chiến thắng Phước Long cho thấy rõ sự lớn mạnh của ta, sự suy yếu của quân đội Sài Gòn
và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế Chiến thắng phước Long là cơ sở để Bộ chính trị quyếtđịnh giải phóng miền Nam trong năm 1975-1976
2 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
a Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi nhanh chóng
có lợi cho cách mạng:
+ Sau hiệp định Pari, Mỹ đã rút hết quân đội về nước
+ Sau chiến thắng Phước Long, cho thấy suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ
là rất hạn chế
Điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam
- Trên cơ sở đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm
1975 – 1976, nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm
1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” Bộ chính trị nhấn mạnh sự cần thiết phảitranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giảm bớt sựtàn phá của chiến tranh
b Diễn biến: (Từ 4/3 đến 2/5/1975)
Trang 29* Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 24/3/1975))
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, do địch nhận định sai hướng tấn công của ta nên lựclượng ở đây mỏng Bộ chính trị đã chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975
- Diễn biến:
+ Đầu tháng 3/1975, ta đánh nghi binh ở Plâycu, Kon Tum
+ Tháng 10/3, ta bất ngờ tiến công và giành thắng lợi ở Buôn Ma Thuột Ngày 12/3, địch phản côngchiếm lại nhưng thất bại Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinhthần, hàng ngũ rối loạn
+ Ngày 14/3, địch rút chạy khỏi Tây Nguyên Ta chặn đánh, truy kích Đến 24/3 ta tiêu diệt toàn bộquân rút chạy và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên
- Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền, không thểcứu vãn được Chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiếnlược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam
* Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21/3-29/3/1975))
- Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đangtiếp diễn, ta quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng miền Nam→Trước tiên mở chiến dịch giải phóngHuế – Đà Nẵng
- Diễn biến:
+ Ngày 21/3, ta tấn Huế và chặn đường rút chạy của địch Ngày 26/3, ta giải phóng Huế và toàn bộtỉnh Thừa Thiên
+ Ngày 29/3: ta đánh và giải phóng thành phố Đà Nẵng
+ Cuối tháng 3 đầu tháng 4: một số tỉnh còn lại ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên, và một
số tỉnh Nam Bộ đã được giải phóng
- Ý nghĩa: gây nên tâm lý tuyệt vọng trong Nguỵ quyền, đưa cuộc Tổng tiến công của ta phát triển lênmột bước mới với sức mạnh áp đảo
* Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 30/4/1975))
- Sau thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ chính trị quyết định giải phóngmiền Nam trước mùa mưa, chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định mang tên chiến dịch Hồ ChíMinh
3 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975).
a Nguyên nhân thắng lợi :
Trang 30- Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vớiđường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệpcách mạng Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộcchiến đấu ở hai miền
- Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của cáclực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước
xã hội chủ nghĩa khác Phong trào đấu tranh phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân tiến
bộ thế giới
b Ý nghĩa :
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từsau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến
ở nước ta, trên cơ sở đó hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước
- Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất làphong trào giải phóng dân tộc
––––––––
Bài 24 VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC NĂM 1975
1 Tình hình hai miền Nam – Bắc sau 1975
a Thuận lợi:
- Miền Bắc đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng
- Đất nước chưa thống nhất về mặt nhà nước
2 Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
- Sau khi miền Mam giải phóng, ở 2 miền vẫn tồn tại 2hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, điềunày trái với nguyện vọng của nhân cả nước và thực tế lịch sử dân tộc→ đặt ra yêu cầu thống nhất đấtnước về mặt nhà nước
- Quá trình thực hiện thống nhất :
+ Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền tại Sài Gòn (1/ 1975)
+ Tổng tuyển cử quốc hội trong cả nước (25/ 4/ 1976)
Trang 31+ Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên( từ 24/ 6 – 3/ 7/ 1976): thông quacác chính sách đối nội, đối ngoại; quyết định tên nước là: CHXHCN Việt Nam, Quốc huy, quốc kỳ,quốc ca Việt Nam, thủ đô là Hà Nội, Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh; bầu các cơ quan,chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước, ban dự thảo hiến pháp gcông việc thống nhất đất nước về mặtnhà nước đã hoàn thành.
- Ý nghĩa: tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh tồn diện của đất nước,những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH, bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nướctrên thế giới
––––––––
Bài 26 ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH 1986-2000
1 Đường lối đổi mới đất nước của Đảng.
a Hoàn cảnh lịch sử (Nguyên nhân đổi mới)
* Chủ quan:
- Sau 10 năm thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), nước ta đạt nhiều thành tựuđáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là vềkinh tế – xã hội
- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phảitiến hành đổi mới
* Khách quan:
- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đòi hỏi Đảng
và Nhà nước ta phải đổi mới
b Nội dung đường lối đổi mới
Đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12.1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại các kì Đại hộitiếp theo
* Về kinh tế:
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề
- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN
- Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, mở rộngquan hệ kinh tế đối ngoại
* Về chính trị :
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
- Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác
2 Thành tựu và ý nghĩa kế hoạch 5 năm (1986 – 1990)
a Thành tựu:
Trang 32- Về lương thực thực phẩm: từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu
trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân
- Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, có tiến bộ về mẫu mã, chấtlượng Phần bao cấp của nhà nước giảm đáng kể
- Kinh tế đối ngoại mở rộng hơn trước: hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể
- Kiềm chế được một bước lạm phát, chỉ số tăng giá từ 20% (1986) giảm còn 4,4% (1990)
- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lí của nhà nước
- Bộ máy nhà nước được sắp xếp lại, đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủcủa nhân dân, tăng cường quyền lực cho các cơ quan dân cử
b Ý nghĩa: những thành tựu và ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là
đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp
c Khó khăn-yếu kém: tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động
thiếu việc làm, tham nhũng, mất dân chủ…chưa được khắc phục Đời sống của nhân dân chưa đượccải thiện đáng kể
––––––––
Chuyên đề 2 TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN TẬP SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 2000
Câu 1 Trình bày và nhận xét về chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
a Hoàn cảnh:
Pháp là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng nền kinh tế Pháp bị tổn thất nặngnề: 1,4 triệu người chết, thiệt hại hơn 2 tỉ phrăng Để bù đắp thiệt hại, hàn gắn vết thương chiến tranh,nhà cầm quyền Pháp tăng cường khai thác thuộc địa, đặc biệt là ở Đông Dương và Châu Phi
b Nội dung khai thác:
Thực dân Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam Chỉ trong vòng
6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu Việt Nam là 4 tỉ phrăng
c Các lĩnh vực khai thác:
- Trước hết là nông nghiệp, vốn đầu tư vào nông nghiệp tăng từ 52 triệu (1924) lên 400 triệu phrăng(1927), các đồn điền cao su mở rộng, nhiều công ty cao su được thành lập như Công ty Đất Đỏ, Công
ty Misơlanh, Công ty cây trồng nhiệt đới,
- Về công nghiệp, chú trọng vào khai thác các mỏ (mỏ than, thiết, sắt, kẽm) Nhiều công ty than đượcthành lập như Công ty than Hạ Long, Đồng Đăng, Đông Triều Bên cạnh đó một số cơ sở chế biến tơsợi ở Nam Định, nhà máy rượu, diêm, đường, nhà máy xay xát gạo được nâng cấp và mở rộng quymô
- Thương nghiệp, ngoại thương có sự tăng trưởng hơn trước Trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhậpvào Đông Dương chiếm 37%, đến những năm 1929 – 1930 đã lên 63% tổng số hàng nhập Quan hệgiao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh
Trang 33- GTVT phát triển nhanh nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyển vật liệu, hàng hóa Cáctuyến đường sắt Đông Dương, Đồng Đăng – Na Sầm được xây dựng và mở rộng Mở các cảng biểnmới như Bến Thủy, Hòn Gai.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền, cho vay Thực dânPháp còn thi hành biện pháp tăng thuế để bóc lột nhân dân ta
- Cơ câu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến ít nhiều song chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, một
số ngành Điều đó làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển không cân đối, ngày càng cột chặt vào nềnkinh tế Pháp Đông Dương là thị trường độc quyền của Pháp
- Tuy nhiên, ở mặt nào đó, nền kinh tế Việt Nam đã du nhập một phần yếu tố kinh tế tư bản chủnghĩa, làm cơ sở cho sự ra đời và phát triển của các giai cấp mới trong xã hội Việt Nam: đó là giai cấpcông nhân, giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản - những lực lượng cách mạng tiên tiến của thời đại
Câu 2 Trình bày sự phân hóa giai cấp xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Những biến đổi trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
a Sự phân hóa giai cấp xã hội ở Việt Nam:
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa trên quy mô lớn và chính sách thống trị của thực dânPháp, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam có những chuyển biến mới Do quyền lợi về kinh tế và địa
vị của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nên thái độ và khả năng cách mạng của mỗi giai cấpcũng khác nhau
- Sự phân hóa giai cấp:
+ Giai cấp địa chủ: Tiếp tục phân hoá, một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phongtrào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai
+ Giai cấp nông dân: Bị đế quốc, phong kiến thống trị, tước đoạt ruộng đất, bần cùng hoá Mâu thuẩngiữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt Đây là lực lượng to lớn của cáchmạng
+ Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc Họ có tinh thần dân tộc, chốngPháp và tay sai Đặc biệt có bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc và tha thiếtcanh tân đất nước, nên hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc
+ Giai cấp tư sản Việt Nam: vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thếlực kinh tế yếu Dần dần, họ bị phân hoá thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắnvới đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lậpnên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ
+ Giai cấp công nhân:
• Ra đời trong cuộc khai khác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng trongcuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1929 có 22 vạn người)
Trang 34• Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới (đại diện cho lực lượng sản xuất tiến
bộ, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỉ luậtcao, tinh thần cách mạng triệt để ), giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng: Bị thực dân
và giới tư sản bóc lột, có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa và phát huy truyền thống yêunước bất khuất của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới Do đó,giai cấp công nhân sớm trở thành lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất, vươn lên thành giai cấplãnh đạo cách mạng
b Tác động:
- Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trên đất nước Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc vềkinh tế và xã hội Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng tăng, chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhândân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai diễn rangày càng quyết liệt
- Trong xã hội Việt Nam có đầy đủ các giai cấp của một xã hội hiện đại Sự phát triển của giai cấpcông nhân, tư sản và tiểu tư sản là lực lượng mới và là cơ sở bên trong cho sự tiếp thu những tư tưởngcách mạng từ bên ngoài dội vào Việt Nam (tư sản và vô sản) Vì vậy, phong trào yêu nước sau Chiếntranh thế giới thứ nhất đã có sự chuyển biến mới
- Những giai cấp mới (vô sản và tư sản) cùng với sự tiếp thu hệ tư tưởng mới đã đưa phong trào yêunước Việt Nam từ 1919 đến 1930 phát triển với hai khuynh hướng: tư sản và vô sản
Câu 3 Những mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Vì sao lại có những mâu thuẩn đó ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẩn cơ bản :
+ Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp " Đây là mâu thuẩn chủ yếu nhất
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
- Để giải quyết các mâu thuẫn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản :
+ Đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu
+ Đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân
+ Hai mâu thuẩn ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nướcchống thực dân, phong kiến ở nước ta
* Nguyên nhân có những mâu thuẫn đó : Do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xã hội ta
phân hoá ngày càng sâu sắc Những giai cấp cũ (như giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân vẫncòn, giờ xuất hiện thêm những giai cấp mới, những tầng lớp mới (tiểu tư sản, tư sản và công nhân (vì
họ có hệ tư tưởng riêng, tiến hành cuộc đấu tranh cứu nước theo con đường riêng của mình Đó chính
là những điều kiện mới bên trong, rất thuận lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta từ sauchiến tranh thế giới thứ nhất, mà xu hướng tất yếu đưa tới thuận lợi là con đường cách mạng vô sản
Câu 4 Nêu những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài trong những năm 1920 - 1925 (Tham khảo )
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
- Sau những năm bốn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giớiquân phiệt Trung Quốc giam năm 1913 đến năm 1917 được tự do Ảnh hưởng của Cách mạng thángMười Nga và sự ra đời của nước Nga đối với Phan Bội Châu Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp
Trang 35bắt tại Hàng Châu (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế Phan Bội Châu không thể tiếp tục cuộc đấutranh mới của dân tộc.
- Năm 1923 : Lê Hồng Sơn , Hồ Tùng Mậu lập tổ chức Tâm tâm xã
- Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền đông Dương (Mécclanh) ở Sa Diện (QuảngChâu Trung Quốc) Việc không thành, Phạm Hồng Thái anh dũng hy sinh, tiếng bom nhóm lại ngọnlửa chiến đấu của nhân dân ta”như chim én nhỏ báo hiệu múa xuân”
- Năm 1922 : Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định, ông lên án chế độ quânchủ, hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, diễn thuyết chủ đề “Đạo đức và luận lý Đông -Tây” được nhân dân, thanh niên hưởng ứng Nhiều Việt kiều tại Pháp đã chuyển tài liệu tiến bộ vềnước Năm 1925, ông lập”Hội những người lao động trí thức Đông Dương”
Câu 5 Nêu khái quát những hoạt động của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong những năm 1920 - 1925.
Câu 6 Nêu khái quát phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1920 1925.
-HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu…
Ở Bắc Kì, các cuộc bãi công nổ ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, trong năm 1922
- Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlêcủa Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhândân Trung Quốc (8/1925) với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải cho những công nhân bị thải hồiđược trở lại làm việc đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân
Câu 7 Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ? Trình bày về quá trình hoạt động từ năm 1911 – 1930 và những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
Trang 36HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1 Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới vì:
- Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ
nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…
- Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…
- Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan BộiChâu, Phan Chu Trinh, nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ Các phong tràoĐông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt cách mạng lâm vào tình trạngkhủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra conđường giải phóng cho dân tộc
- Trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng chodân tộc Việt Nam
2 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :
a Từ năm 1911 đến 1918 :
- Ngày 5/6/1911, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước Tháng 7/1911,Người cập cảng Mácxây của Pháp
- Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp
và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnhhường Cách mạng Tháng Mười Nga Tư tưởng của Người dần dần biến đổi
- Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướnghoạt động của Người
b Từ năm 1919 đến 1923 :
- Ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai (Verseille) để chia nhau thịtrường thế giới Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự dodân chủ cho nhân dân Việt Nam
- Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Từ đóNgười hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba
- Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tánthành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp
và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từchủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo cách mạng vô sản Sự kiện đó cũng đánhdấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hộiliên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc
- Năm 1922, ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria)
c Từ năm 1923 đến 1924 :
- Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sảnviết nhiều cho báo Sự Thật và Tạp chí Thư tín quốc tế
Trang 37- Năm 1924, Người dự và đọc tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V Sau đó, Người từLiên Xô về Quảng Châu để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lậpchính đảng vô sản ở Việt Nam.
Tác dụng của những hoạt động trên đối với cách mạng Việt Nam :
* Về chính trị : Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tưtưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta nư viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sốngcông nhân” và “Bản án chế độ thực dân Pháp” Những tư tưởng mà người truyền bá sẽ là nền tảng tưtưởng của Đảng ta sau này Những tư tưởng đó là:
- Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộcđịa
- Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giaicấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa Đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc vàcách mạng thuộc địa
- Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng
- Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sảnđược vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin
e Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam:
- Tìm được con đường cứu nước đúng đắn : Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợptinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vàođầu năm 1930
- Cùng Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lập ra nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc
- Cùng Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chế
độ mới trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám
Trang 38- Cùng Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) thắng lợi.
- Cùng Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng chế độchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…
Câu 8 Trình bày phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1926 – 1930 Ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
a Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1926 – 1930:
- Trong hai năm 1926 – 1927, ở nước ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân, họcsinh Lớn nhất là bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su CamTiêm, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng,
- Năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt và lao động với công nhân đề tuyên truyền,
vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân Phong trào “vô sản hóa” phát
triển mạnh vào những năm 1928 – 1929, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng vàchất lượng
- Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam Tiêubiểu là:
+ Năm 1928, bãi công của công nhân nổ ra ở mỏ than Mạo Khê, đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa bếnThủy, nhà máy tơ Nam Định,
+ Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy điện NamĐịnh, đồn điền cao su Phú Riềng
- Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, sự lãnh đạo của tổ chức Thanh niên hay Tân Việt được mở rộng
- Việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ rằng giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, phong trào công nhân đã đóng vai trò trung tâmcủa phong trào giải phóng dân tộc Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam còn đánh dấu sự kết thúcquá trình từ tự phát đến tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam
b Ý nghĩa phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng:
- Phong trào công nhân là cơ sở để tiếp thu sự truyền bá của chủ nghĩa Mác Lênin, lí luận cách mạnggiải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc Qua đấu tranh, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật, ýthức chính trị của công nhân được nâng lên Phong trào công nhân có sự tổ chức chặt chẽ Giai cấpcông nhân ngày càng nhận thức rõ sức mạnh, vai trò và sứ mệnh của giai cấp mình
- Đến cuối 1929, phong trào công nhân Việt Nam có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc và giai cấpcông nhân thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức hút các lực lượng xã hội khác.Thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản
- Phong trào công nhân phát triển mạnh, có ý thức chính trị rõ rệt, cùng với phong trào yêu nước đòihỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng tiên phong Vì vậy đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành các tổchức cộng sản vào năm 1929, để đến đầu 1930 được Nguyễn Ái Quốc thống nhất thành Đảng Cộngsản Việt Nam
- Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào côngnhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam Như vậy phong trào công nhân là một nhân tố
để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 39Câu 9.Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
+ Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc
+ Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạngtháng Mười Nga
- Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trởthành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khảnăng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
Câu 10 Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam lí luận cách mạng gì? Lí luận đó được trình bày trong những tài liệu nào? Nêu ý nghĩa của
nó đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
a Lí luận mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam là lí luận cách mạng giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
b Thể hiện qua các tài liệu:
- Thông qua các tờ báo, các bài viết của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), báo Đời sống công nhân (Liên đoàn Lao động Pháp), Sự thật (Đảng Cộng sản Liên Xô), Tạp chí thư tín quốc tế (Quốc tế Cộng sản), báo Người cùng khổ, báo Thanh niên (trong những năm
- Là sự chuận bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Đặt nền mong1co7
sở để xây dựng cương lĩnh của Đảng sau này
Câu 11 Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào ? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Trang 40- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản(khác với con đường cũ: giải phóng dân tộc theo các khuynh hướng phong kiến hoặc dân tộc dânchủ)
- Những điều kiện khách quan và chủ quan:
+ Tác động của thời đại mới: thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản Các mâu thuẫn tronglòng chủ nghĩa đế quốc phát triển gay gắt Cách mạng tháng Mười Nga thành công Quốc tế Cộngsản được thành lập Thời đại đó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lí luận và thực tiễn để lựa chọnmột con đường cứu nước đúng đắn
+ Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và anh hùng Cáccon đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân tộc dân chủ đều không thành công Đất
nước lâm vào “tình hình đen tối tưởng như không có đường ra” đặt ra yêu cầu tìm ra một con đường
mới…
+ Do trí tuệ và nhãn quan của Nguyễn Ái Quốc: thấy được hạn chế trong các con đường cứu nước của
cha ông, thấy các cuộc cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ “chưa đến nơi”, phân biệt rõ bạn và thù của cách mạng Việt Nam trên phạm vi quốc tế, phát hiện trong luận cương của Lênin “con đường giải phóng cho chúng ta”…
Câu 12.Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Vai trò của Hội đối với Cách mạng Việt Nam.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
a Sự thành lập:
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu
là các cuộc đấu tranh của tầng lớp tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, có nhiều thanh niên trí thức, tiểu tư sản yêu nước sang TrungQuốc hoạt động cứu nước Tuy nhiên họ chưa có phương hướng chính trị đúng đắn
- Tháng 11 – 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu ( Trung Quốc), Người liên lạc vớinhững người Việt Nam yêu nước Tại đây , Người chọn một số thanh niên tích cực để đào tạo rồithành lập nhóm Cộng sản đoàn (2 – 1925)
- Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhằm tổ chức,lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ Pháp và tay sai để giải phóng dân tộc
- Ra báo Thanh niên và xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh để phục vụ công tác huấn luyện, tuyên
truyền Tác phẩm Đường cách mệnh vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng giải phóngdân tộc Việt Nam Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin được đẩy mạnh qua phong trào “vô sảnhoá”