Giữa những năm 90, nghề khai thác đánh bắt hải sản gặp rất nhiều khó khăn, ngư trường ngày một xa, nguyên vật liệu phục vụ cho công tác khai thác, đánh bắt ngày một đắt đỏ, sản phẩm đánh bắt lên bờ không tiêu thụ được vì đến 70% cá tạp. Điều đó có nghĩa là 70% sản lượng đánh bắt không xuất khẩu được, tiêu thụ nội địa không hết. Vì vậy, phải đem đi làm khô, làm mắm, thậm chí khi thời tiết không thuận lợi, sản phẩm còn phải bỏ đi, làm phân bón. Từ đó, mà việc tìm hiểu về công nghệ chế biến Surimi là một loại sản phẩm được chế biến từ các loại cá tạp nhưng cho giá trị dinh dưỡng cao và giá trị kinh tế lớn là 1 điều rất đáng quan tâm. Ngoài ra, surimi còn là sản phẩm có lượng protein cao, lipit thấp, không có cholesterol nên cơ thể dễ hấp thu. Surimi còn là nguồn thực phẩm giàu đạm cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì, những người dễ dị ứng với mùi tanh của cá. Surimi và các sản phẩm surimi seafood như surimi giả tôm, giả cua, giả sò… vừa dễ ăn, tốt cho sức khỏe vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhiều đối tượng. Hơn thế nữa Cá Mối chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các loài cá ở Việt Nam, cá mối được xếp vào loài cá tạp thịt không ngon và mùi nặng không được giới tiêu thụ ưa thích nên được tận dụng làm sản phẩm giá trị gia tăng như surimi. Ở vịnh Bắc Bộ, chiếm 7,8% tổng sản lượng đánh bắt, đứng thứ 4 ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, chiếm 15% sản lượng và đứng hàng đầu trong ngành lưới giã. Trữ lượng cá Mối ở vùng biển nước ta ước tính vào khoảng 80.000 đến 100.000 tấn, sản lượng khai thác hàng năm có thể đạt 20.000 đến 30.000 tấn. Chính vì thế, em đã chọn đề tài: ”Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất surimi từ cá mối, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và biện pháp khắc phục”. Từ đó có thể tìm ra được những ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và biện pháp khắc phục góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.