Theo Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh: “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phậnngười trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trác
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng được mởrộng, càng mang tính chất đa dạng thì nhu cầu về thông tin càng trở nên bứcthiết và quan trọng Chính vì vậy kế toán quản trị ra đời và tồn tại là điều tấtyếu đối với việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị, điều hành các tổchức, doanh nghiệp Một bộ phận cơ bản của kế toán quản trị giúp cho doanhnghiệp có được một hệ thống cung cấp thông tin tin cậy và sự kiểm soát chặtchẽ đó là kế toán trách nhiệm Càng ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò
và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp trên thế giới Đối vớicác doanh nghiệp Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán tráchnhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẽ
Việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầucấp thiết, đặc biệt là các tổng công ty xây dựng với quy mô lớn, phạm vi hoạtđộng rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân Bêncạnh đó xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốcdân, nó có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược CNH – HĐH củanước ta hiện nay
Nhận thức rõ tầm quan trọng trên, tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường việc tổ chức hệ thống kế toán tráchnhiệm để đánh giá thành quả của từng bộ phận của Công ty là rất cần thiết
Do vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tạiCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường”
2 Mục đích nghiên cứu
* Về lý thuyết: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán
trách nhiệm trong một đơn vị tổ chức
Trang 2* Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kếtoán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Xây dựng VạnTường Trên cơ sở đó tìm ra những ưu, nhược điểm và đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thànhviên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về hệ thống kế toán trách nhiệm, công tác lập kế hoạch, cácbáo cáo nội bộ theo từng phân cấp quản lý tại Công ty TNHH một thành viênĐầu tư Xây dựng Vạn Tường
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về
kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Xây dựng VạnTường
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng làm cơ sởphương pháp luận
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể phân tích, tổnghợp, so sánh, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu để minh họa,…nhằm mục đíchphục vụ công tác nghiên cứu đạt kết quả tốt
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tráchnhiệm trong doanh nghiệp
Phản ánh thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm, phân tích những tồntại tại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường
Nghiên cứu đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm để gópphần nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản trị tạiCông ty TNHH một thành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường
Trang 36 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán kế toán trách nhiệm trong các doanhnghiệp
Chương 2: Thực trạng về kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH mộtthành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHHmột thành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP1.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1 Khái niệm về Kế toán trách nhiệm
Các tổ chức kinh doanh đều phải được hình thành từ nhiều bộ phận có
chức năng và nhiệm vụ khác nhau Nhà quản lý ở mỗi bộ phận có sự độc lậptương đối trong việc điều hành công việc của mình và phải hoàn thành nhữngnhiệm vụ được đặt ra từ bộ phận quản lý cao hơn Sự phân chia một doanhnghiệp, công ty thành các phòng ban hay các bộ phận giúp cho việc quản lý
dễ dàng và hiệu quả hơn Chính điều này làm phát sinh vấn đề làm sao đểđánh giá tốt nhất kết quả bộ phận Để hỗ trợ cho quản lý đo lường và kiểmsoát kết quả bộ phận, kế toán quản trị đưa ra việc vận dụng mô hình kế toántrách nhiệm Vậy, kế toán trách nhiệm là gì ?
Theo Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ
Chí Minh: “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận(người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về nhữngnghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánhgiá và báo cáo lên cấp trên trong tổ chức, thông qua đó, các cấp quản lý caohơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổchức” [5, tr.155]
Còn theo Joseph G Louderback III, Jay S Holmen, Geraldine E.Dominiak (1999): “Kế toán trách nhiệm là sự thu thập và báo cáo thông tinđược dùng để kiểm soát hoạt động và đánh giá quá trình thực hiện Một hệthống kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin tài chính trong hệ thốngkiểm soát quản trị nói chung” [11, tr.412]
Trang 5Một quan điểm nữa của Herry R.Anderson, Belverd E Needles, James
C Caldwell, Sherry K Mills (1996) cũng nhấn mạnh đến hệ thống thông tinbáo cáo của kế toán trách nhiệm: “ Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thôngtin báo cáo gồm :
(1) Phân loại sắp xếp các dữ liệu tài chính thành những phạm vi tráchnhiệm trong một tổ chức
(2) Báo cáo những hoạt động của mỗi phạm vi chỉ nên bao gồm nhữngdoanh thu và chi phí được phân loại mà nhà quản lý đó có thể kiểmsoát ” [9, tr.201]
Theo PGS.TS Phạm Văn Dược – Trưởng khoa Kế Toán – Kiểm toán –Trường Đại học Kinh tế TP HCM và cô Đặng Kim Cương – giảng viên bộmôn kế toán cho rằng: “ Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán tập hợp kếtquả theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm cá nhân, nhằm giám sát và đánh giákết quả của từng bộ phận trong tổ chức” [4, tr.266]
Như vậy, kế toán trách nhiệm phải đưa ra những khái niệm, những công cụ,phương pháp, chỉ tiêu được dùng để đánh giá thành quả của từng bộ phận,thông qua đó hướng các bộ phận đến việc thực hiện mục tiêu chung của tổchức
1.1.2 Cơ sở hình thành của kế toán trách nhiệm
Kế toán quản trị có một vai trò rất lớn, là công cụ quan trọng cung cấp
thông tin cho nhà quản trị trong việc ra quyết định và thông qua đó đánh giákết quả thực hiện quyết định Việc đánh giá thực sự có hiệu quả hay khôngcòn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức kinh doanh mức độ phân quyềncủa tổ chức
“Kế toán quản trị với chức năng tổ chức là cơ sở để kế toán quản trịthực hiện tốt kế toán trách nhiệm, đồng thời tạo lập ra những dòng thông tintrong doanh nghiệp” [8, tr 12]
Trang 6Khi có sự phân cấp quản lý, các bộ phận trong tổ chức được phânquyền thông qua việc ủy quyền, trách nhiệm giải quyết công việc đượcchuyển giao thông qua những kế hoạch, văn bản, chế độ, quy chế,…gắn liềnvới lợi ích do trách nhiệm tạo ra Song song với việc phải hoàn thành nhiệm
vụ được giao về các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, các cấp quản lý phảichú trọng về hiệu quả kinh doanh của nó và phù hợp với mục tiêu chung của
tổ chức Nghĩa là phải có được sự liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức vừađảm bảo được việc hoàn thành mục tiêu của bộ phận được giao, vừa đảm bảođược mục tiêu chung của tổ chức Như vậy, cần phải có một công cụ đánh giátrách nhiệm một cách đáng tin cậy, kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kếtoán quản trị được hình thành có chức năng và nhiệm vụ cung cấp thông tinmột cách hữu ích cho việc đánh giá thành quả quản lý
Để hình thành hệ thống trách nhiệm phải xuất phát từ yêu cầu quản lýcủa mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm ra đời từ những năm
1970 do đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để thíchứng với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữacác doanh nghiệp ngày càng khốc liệt các doanh nghiệp phải mở rộng quy môsản xuất kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu
1.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước
1.1.3.1 Vai trò của kế toán trách nhiệm đối với việc cung cấp thông tin
Như ta đã biết, nhiệm vụ của nhà quản lý là ra các quyết định mà quyếtđịnh đó có khả năng đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của tổ chức vàkiểm soát việc thực thi các quyết định đó Ngoài nguồn cung cấp thông tincho các nhà quản lý là hệ thống kế toán tài chính, các nhà quản lý vẫn cần cóthêm thông tin mang tính kiểm soát, dự báo, chẳng hạn như thu nhập và chi
Trang 7phí phân chia theo bộ phận, lúc này kế toán trách nhiệm là một bộ phận của
kế toán quản trị đóng vai trò hỗ trợ đắc lực trong việc cung cấp thông tin chonhà quản lý
Kế toán trách nhiệm không chỉ đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, rõràng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn xác định ai,
ở đâu là người chịu trách nhiệm, bộ phận nào có quyền kiểm soát đối với hoạtđộng xảy ra Mối liên hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Thông tin
Trách nhiệm
Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ giữa Kế toán trách nhiệm và nhà quản trị các cấp
Theo PGS.TS Đào Văn Tài – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,
“Kế toán trách nhiệm là phương pháp kế toán thu thập và báo cáo các thôngtin dự toán và thực tế về các “đầu vào” và “đầu ra” của các trung tâm tráchnhiệm” [7, tr 88] Như vậy, hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ thiết lập mạnglưới thông tin trong doanh nghiệp từ cấp quản lý cấp dưới lên cấp quản lý caohơn
1.1.3.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm đối với việc quản lý kiểm soát
Nhà quản lý sau khi đã triển khai thực hiện kế hoạch thì bước tiếp theo
là kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đó Để làm được điều này, nhà quản
lý cần được kế toán cung cấp các báo cáo thực hiện để đánh giá, có tác dụngnhư một phản hồi giúp nhà quản lý nhận diện ra những vấn đề còn tồn tại cầnphải có tác động của quản lý
Kế toán quản trị giúp cho chức năng kiểm tra và đánh giá bằng cáchthiết kế và phân tích các thông tin trên các báo cáo có dạng so sánh được Cácnhà quản lý sử dụng các báo cáo đó để kiểm tra, đánh giá trong các lĩnh vực
Trang 8thuộc trách nhiệm của mình để có thể điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được cácmục tiêu đề ra.
Vai trò của báo cáo kế toán trách nhiệm phục vụ cho chức năng kiểmsoát quản lý và kiểm soát hoạt động Các nhà quản lý sử dụng các báo cáo đó
để kiểm tra, đánh giá; các nhà quản lý thừa hành thường đánh giá từng phầntrong phạm vi họ được phân quyền kiểm soát; các nhà quản lý cấp cao hơn thìkhông trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành hoạt động kinh doanh hàngngày mà đánh giá dựa vào các kết quả báo cáo thực hiện của từng bộ phậnthừa hành mà kế toán quản trị cung cấp
1.2 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.2.1 Sự phân cấp quản lý
1.2.1.1 Nội dung sự phân cấp quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý
“Các nhà quản lý cho rằng hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ phát huy tácdụng và hoạt động có hiệu quả nhất trong những tổ chức thực hiện sự phâncấp quản lý”.[12]
Phân cấp quản lý có thể hiểu là sự phân chia quyền lực xuống cấp dưới,quyền ra quyết định không còn của một người hay một nhóm người nào đó
mà trải rộng trên toàn tổ chức Qua đó, các cấp quản lý khác nhau được quyền
ra quyết định liên quan đến phạm vi trách nhiệm của họ
Sự phân quyền là cơ sở của phân cấp quản lý tài chính, việc giaoquyền cho cấp dưới luôn đi kèm theo trách nhiệm trong quản lý tài chính ứngvới sự phân quyền đó Như vậy, có thể hiểu rằng phân cấp quản lý tài chính là
sự giao quyền về quản lý tài chính cho cấp dưới trong đó có quy định vềquyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp Phân cấp quản lý tài chính gồm phâncấp về quyền lực quản lý và khai thác tài sản trong hoạt động kinh doanh,
Trang 9quyền và trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nhà nước và các bên liên quannhư nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, các cổ đông
1.2.1.2 Ảnh hưởng của sự phân cấp quản lý đến mục tiêu quản lý
Để hệ thống kế toán trách nhiệm hoạt động thực sự hiệu quả, cần thiết phảixem xét các ảnh hưởng của phân cấp quản lý đến các mục tiêu quản lý
Ảnh hưởng tích cực :
- Việc ra quyết định được coi là thuận lợi nhất ở nơi trực tiếp phátsinh vấn đề vì nhà quản trị ở các cấp đều có quyền ra quyết định ở các mức độkhác nhau và chịu trách nhiệm về công việc của cấp mình quản lý, do vậy họ
sẽ quản lý bộ phận của họ hiệu quả hơn
- Việc cho phép các nhà quản lý các bộ phận được ra các quyết địnhgiúp họ có được sự độc lập tương đối trong điều hành công việc của mình,phát triển kỹ năng, tăng khả năng ứng xử các tình huống và được tập luyện về
kỹ năng quản lý khi họ được nâng cấp trong tổ chức và được giao trách nhiệmlớn
- Khi có sự phân cấp quản lý, các nhà quản lý cấp cao bớt phải giảiquyết các vấn đề xảy ra hàng ngày và do đó có thời gian tập trung lập các kếhoạch chiến lược
- Giao trách nhiệm và quyền được ra quyết định tại các bộ phận nêntính chính xác và thực thi của các quyết định là rất cao Ngoài ra còn khuyếnkhích người quản lý nổ lực hết mình với công việc được giao
- Sự phân cấp quản lý gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản
lý nên cung cấp cơ sở khi đánh giá thành quả ở các cấp quản lý, đồng thời dễphát hiện ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai phạm
Ảnh hưởng tiêu cực:
- Các nhà quản lý thường có xu hướng tập trung vào hoàn thành côngviệc của bộ phận mình quản lý hơn là hướng đến mục tiêu chung của tổ chức
Trang 10- Các nhà quản lý không quan tâm đến quyết định của họ ảnh hưởngnhư thế nào đến bộ phận khác.
- Khi bộ máy tổ chức có càng quá nhiều phân cấp thì sự cạnh tranhthành tích giữa các bộ phận nhiều, sự kiểm soát càng khó
Chính từ những ưu và nhược điểm trên nhà quản trị doanh nghiệpcần phải xác định đúng đắn mức độ phức tạp của tổ chức để từ đó thực hiệnphân quyền cho phù hợp Nếu quyền lực được phân tán quá rộng thì nhà quảntrị sẽ khó kiểm soát hoạt động của các bộ phận Ngược lại, nếu nhà quản trị ápdụng mô hình tập trung quyền lực thì sẽ không có thời gian tập trung cho các
kế hoạch chiến lược vì phần lớn thời gian dành cho công việc chi tiết hằngngày Do vậy, mục đích nhà quản trị cấp cao là thiết kế mạng lưới các trungtâm trách nhiệm của tổ chức, sao cho các cá nhân có trách nhiệm đối với cáchoạt động mà họ có quyền kiểm soát
1.2.2 Các trung tâm kế toán trách nhiệm
1.2.2.1 Khái niệm trung tâm trách nhiệm
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân(2009): “Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức hoạt động
mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phậnmình đối với nhà quản trị cấp cao” [6, tr.179]
Trung tâm trách nhiệm được hình thành từ đặc điểm tổ chức bộ máyhoạt động của từng doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào đặc điểm hoạt độngkinh doanh theo từng ngành nghề cụ thể Trung tâm trách nhiệm phát huy tácdụng khi cơ chế quản lý tài chính được phân cấp cụ thể cho từng người, từng
bộ phận gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong từng hoạt động cụthể Báo cáo kết quả kinh doanh của từng bộ phận gắn với trách nhiệm củatừng nhà quản trị cụ thể có giá trị rất cao đối với hiệu quả hoạt động của từng
bộ phận trong hiện tại và tương lai
Trang 111.2.2.2 Phân loại trung tâm trách nhiệm và nội dung kế toán
Trung tâm trách nhiệm rất đa dạng và phong phú vì nó phụ thuộc vàođặc điểm của hoạt động kinh doanh, phạm vi hoạt động, ngành nghề sản xuấtkinh doanh Song, mỗi một trung tâm trách nhiệm cụ thể thường gắn với mộtnhà quản lý để xác định rõ trách nhiệm của các trung tâm trong việc tạo ra kếtquả và hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp
Thông thường trong các doanh nghiệp, trung tâm trách nhiệm đượcchia thành bốn loại trung tâm, đó là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu,trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư
a Trung tâm chi phí
a.1 Khái niệm trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịutrách nhiệm, hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trungtâm, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn
Trung tâm chi phí thường được hình thành tại các phân xưởng, đội sảnxuất, tổ sản xuất gắn với trách nhiệm của quản đốc phân xưởng, tổ trưởng tổsản xuất, đội trưởng đội sản xuất
a.2 Phân loại trung tâm chi phí
Một trung tâm chi phí có thể có nhiều đơn vị chi phí tùy thuộc vàoviệc cân nhắc về lợi ích và chi phí của việc vận hành, kiểm soát Phân tíchchênh lệch dựa trên chi phí định mức và các kế hoạch ngân sách được theodõi và điều chỉnh liên tục chính là phương thức điển hình của việc đo lườnghiệu quả hoạt động của trung tâm chi phí
Có hai nhóm trung tâm chi phí đó là trung tâm chi phí tiêu chuẩn vàtrung tâm chi phí dự toán
►Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí, vàcác mức hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm
Trang 12đều được xây dựng định mức cụ thể Ở trung tâm chi phí tiêu chuẩn, chỉ tiêuchi phí tính cho một đơn vị là yếu tố cơ bản để xác định tổng chi phí tiêuchuẩn Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm kiểm soát chiphí thực tế phát sinh , để vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất và vẫn đảm bảo kếhoạch chi phí, tính cho từng đơn vị sản phẩm và tính cho toàn bộ.
► Trung tâm chi phí dự toán (trung tâm chi phí tùy ý): là trung tâm chi phí
mà các yếu tố chi phí được dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ đượcgiao tính chung, không thể xác định cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm hoặccho từng công việc của trung tâm Nhà quản trị trung tâm chi phí tùy ý cótrách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh, sao cho phù hợp với chi phí
dự toán đồng thời đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn khác với trung tâm chi phí dự toán ở chỗ, sảnphẩm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn có thể định lượng cụ thể, chính xác, ví
dụ như lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ; trong khi sản phẩm của trung tâmchi phí tùy ý thường khó định lượng chính xác, vì chúng thường thể hiện bằngnhững hoạt động phục vụ, những ý tưởng, ví dụ như sản phẩm của khối tổchức hành chính, bộ phận nghiên cứu và phát triển về sản phẩm mới,
a.3 Nội dung kế toán của trung tâm chi phí
Mục tiêu của trung tâm trách nhiệm chi phí là tối thiểu hóa chi phí Đầuvào của trung tâm là các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất như nguyên vậtliệu, tiền công và tình hình sử dụng máy móc thiết bị,… có thể được đo bằngnhững thước đo khác nhau Đầu ra của trung tâm là các chỉ tiêu phản ánh kếtquả sản xuất như số lượng và chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm
Kế toán trách nhiệm chi phí có nhiệm vụ kiểm soát các khoản mục và yếu
tố chi phí phát sinh theo các định mức và dự toán đã xây dựng Lập các báocáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị Phân tích sự
Trang 13biến động của các định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung,… Từ đó xác định những nguyên nhân ảnh hưởng
và đưa ra các biện pháp nhằm giảm chi phí thấp nhất
b Trung tâm doanh thu
b.1 Khái niệm
Trung tâm doanh thu là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà ngườiquản lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với doanh thu đạttrong phạm vi mình quản lý
Trung tâm trách nhiệm doanh thu thường phát sinh tại các bộ phận bánhàng của một công ty như cửa hàng, siêu thị, phòng kinh doanh, bộ phận tiếpthị,…Trung tâm trách nhiệm doanh thu gắn với trách nhiệm của các cửa hàngtrưởng, trưởng bộ phận bán hàng, trưởng phòng kinh doanh
b.2 Nội dung kế toán của trung tâm doanh thu
Mục tiêu của trung tâm doanh thu là tối đa hóa doanh thu trên các thịtrường Đầu vào của trung tâm doanh thu đó là số lượng và chất lượng hànghóa, sản phẩm, dịch vụ chuẩn bị mang đi tiêu thụ Đầu ra của trung tâm đó làcác chỉ tiêu doanh thu bán hàng, tổng số tiền thu về thể hiện bằng thước đogiá trị
Kế toán trách nhiệm doanh thu, lập báo cáo về doanh thu các mặt hàng,ngành hàng thị trường, thời gian,… theo yêu cầu quản trị Từ đó phân tíchdoanh thu của từng mặt hàng, doanh thu theo thị trường, doanh thu theo cửahàng, doanh thu theo thời gian… để xác định những nhân tố ảnh hưởng đếndoanh thu, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao doanh thu và thoả mãn nhucầu của thị trường
c Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà ở đó nhà quản lýphải chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt được tại đơn vị quản lý Lợi nhuận
Trang 14chính là kết quả của doanh thu trừ đi chi phí, do đó nhà quản lý có tráchnhiệm kiểm soát cả doanh thu và chi phí trong phạm vi quản lý của mình Vídụ: một nhà hàng của khách sạn, một chi nhánh của một công ty, một công tyđược tổng công ty giao thầu xây lắp một dự án.
d Trung tâm đầu tư
d.1 Khái niệm
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài việcphải chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trung tâm, cònphải chịu trách nhiệm với vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ
Do vậy, nhà quản trị trung tâm đầu tư được quyền ra các quyết định về đầu tưvốn và sử dụng vốn lưu động Được xếp vào loại trung tâm đầu tư là Hộiđồng quản trị, các công ty con độc lập…
d.2 Nội dung kế toán của trung tâm đầu tư
Đầu vào của trung tâm đầu tư là vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh,vốn cho các phương án,…Đầu ra của trung tâm là lợi nhuận thu về từ kết quảhoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu doanh thu và chi phí Để đánh giá tráchnhiệm của trung tâm đầu tư các nhà quản trị thường hay sử dụng chỉ tiêu ROI(return on investment)
Xem xét xấu trúc tổ chức của Tổng công ty xây dựng G trong sơ đồsau mô tả các trung tâm trách nhiệm của Tổng công ty
Trang 15Sơ đồ1.2: Mô hình tổ chức tại Tổng công ty xây dựng G
Cấp tổng công ty: Tổng Giám đốc (hoặc Chủ tịch) của tổng công ty là ngườichịu trách nhiệm về lợi nhuận được tạo ra trong tổng công ty, đồng thời cũngchịu trách nhiệm về vốn đầu tư của tổng công ty Tổng giám đốc có quyềntrong việc ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn đầu
tư trong tổng công ty Toàn bộ tổng công ty xây dựng G được xem là mộttrung tâm đầu tư
Cấp khu vực: Giám đốc các khu vực (ví dụ : Khu vực phía Nam) trongtổng công ty xây dựng G là người chịu trách nhiệm và có quyền ra quyết định
KHU VỰC PHÍA NAM
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG VẬT TƯ
Trang 16ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn đầu tư của khu vực mình phụ trách Mỗi khuvực của tổng công ty xây dựng G cũng được xem là trung tâm đầu tư.
Cấp công ty: Giám đốc các công ty (ví dụ : Công ty X, Công ty Y,…)trong từng khu vực là người chịu trách nhiệm về lợi nhuận tạo ra trong công
ty Tuy nhiên, giám đốc công ty không có thẩm quyền ra các quyết định vềvốn đầu tư của công ty mình quản lý Mỗi công ty được xem là một trung tâmlợi nhuận
Cấp bộ phận/phòng ban: Công ty Z có 5 bộ phận trực thuộc, đó là cácPhòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế toán, Phòng Nhân sự, Phòng Vật
tư Người quản lý các bộ phận này chỉ chịu trách nhiệm về chi phí phát sinhcủa bộ phận nên được xem là trung tâm chi phí
Cấp xí nghiệp, chi nhánh: Là những đơn vị phụ thuộc công ty Z chịutrách nhiệm những phần việc do công ty ủy quyền Trong các xí nghiệp, chinhánh cũng có một số phòng ban giống như cấp công ty Đây cũng được coinhư trung tâm lợi nhuận
Cấp phân xưởng, đội xây lắp: Các phân xưởng sản xuất, đội xây lắp lànhững bộ phận trực thuộc trong Công ty Z Quản đốc là người quản lý hoạtđộng của phân xưởng sản xuất, đội trưởng là người đứng đầu các đội xây lắp
sẽ chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất của phânxưởng, đội Vì vậy, mỗi phân xưởng sản xuất, đội xây lắp được xem là mộttrung tâm chi phí
Tóm lại, để phân loại các bộ phận, đơn vị trong tổ chức vào các loạitrung tâm trách nhiệm hợp lý nhất thì nên căn cứ vào nhiệm vụ chính của bộphận, đơn vị đó
Trang 171.2.3 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
1.2.3.1 Nội dung báo cáo kế toán trách nhiệm
Trong nội dung hệ thống kế toán trách nhiệm, báo cáo kế toán làphương tiện quan trọng để cung cấp thông tin, xác định trách nhiệm cụ thểcủa các nhà quản trị đối với từng bộ phận mà mình quản lý
Để cấp quản trị cao nhất trong một tổ chức có thể nắm được toàn bộtình hình hoạt động của bộ phận, định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ cấpthấp báo cáo lên cấp cao hơn trong hệ thống về những chỉ tiêu tài chính chủyếu của trung tâm trong một kỳ gọi là báo cáo thực hiện trách nhiệm
Theo Hilton (1991) : “Một báo cáo thực hiện trách nhiệm trình bàycác số liệu dự toán, số liệu thực tế và số chênh lệch những chỉ tiêu tài chínhchủ yếu phù hợp theo từng loại trung tâm trách nhiệm Thông qua báo cáothực hiện, nhà quản lý (bằng cách sử dụng phương pháp quản lý theo ngoạilệ) sẽ kiểm soát được các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả” [10,tr.265] Như vậy, báo cáo thực hiện trách nhiệm chú trọng vào việc thực hiệncác dự toán và phân tích các chênh lệch, vì thế để so sánh đánh giá các khoảnchênh lệch này một cách phù hợp và đúng đắn, kế toán quản trị sẽ sử dụng dựtoán linh hoạt nhằm cung cấp một mức chuẩn cho việc so sánh, đánh giá tìnhhình thực hiện dự toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận
1.2.3.2 Xây dựng các loại báo cáo kế toán trách nhiệm
Trên cơ sở nội dung kế toán của các trung tâm trách nhiệm đã trình bày
ở trên, luận văn tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cụ thể trongcông ty xây dựng nhằm cung cấp thông tin hoạt động và đánh giá hiệu quảhoạt động của từng trung tâm
a Xây dựng các báo cáo dự toán
“Các báo cáo dự toán được xây dựng dựa theo các trung tâm tráchnhiệm Báo cáo dự toán của các trung tâm trách nhiệm hình thành nên một hệ
Trang 18thống các báo cáo xuyên suốt phục vụ cho công tác quản trị từ cấp lãnh đạothấp nhất đến cấp cao nhất” [13]
► Xây dựng Báo cáo dự toán của trung tâm chi phí
Đặc thù các công ty xây lắp hiện nay là:
- Giao khoán cho các đội thi công với khối lượng và đơn giá giaokhoán theo định mức thiết kế
- Các đội thi công thường thuê nhân công và máy thi công khi nhậnđược công trình
- Chi phí chung được tính cố định trên chi phí nhân công theo đúng quyđịnh về xây dựng cơ bản
Do vậy, giá thành sản phẩm xây lắp (công trình, hạng mục công
trình, ) chủ yếu là biến phí Dựa vào định mức giao khoán các công trình,
Đội trưởng đội thi công chịu trách nhiệm lập Báo cáo dự toán trung tâm chiphí Báo cáo dự toán cần phải được lập chi tiết theo các hao phí tạo nên đơngiá từng hạng mục công trình (vì khối lượng giao khoán từng hạng mụcthường không thay đổi nhiều so với thiết kế) Đây chính là cơ sở để các tổ thicông hạng mục công trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát tổ viên, vật
tư xuất dùng trong quá trình thi công [1], [2]
► Xây dựng Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận
Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận được thiết kế theo từng côngtrình, hạng mục công trình Chịu trách nhiệm chính về các báo cáo này làgiám đốc các công ty xây lắp Căn cứ vào các công trình trúng thầu, khốilượng dự kiến các công trình, hạng mục công trình mà các đội thi công, xínghiệp trong công ty đảm nhận, các công ty xây lắp lập báo cáo dự toán lợinhuận để làm cơ sở đánh giá việc thực hiện, kết quả kinh doanh qua việc tổnghợp đầy đủ doanh thu, chi phí Do tính chất “giao khoán” nên bên cạnh việcquản lý tài chính, công ty còn phải kiểm soát các đội thi công, các xí nghiệp
Trang 19về chất lượng công trình và tiến độ thực hiện Kiểm soát chất lượng côngtrình là việc kiểm soát các đội thi công tuân thủ đúng thiết kế trong quá trìnhthi công; kiểm soát tiến độ thực hiện là kiểm soát việc tuân thủ tiến độ theo kếhoạch.
► Xây dựng Báo cáo dự toán của trung tâm đầu tư
Báo cáo dự toán trung tâm đầu tư được lập tại cấp cao nhất của Tổngcông ty Báo cáo dự toán được lập làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạtđộng của các công ty thành viên và hiệu quả của từng lĩnh vực hoạt động màTổng công ty đã đầu tư Để có thể so sánh và đánh giá hiệu quả của việc đầu
tư vào các công ty thành viên một cách chính xác, bên cạnh dự toán của trungtâm đầu tư, Tổng công ty cần lập thêm bảng dự toán kết quả đầu tư của Tổngcông ty vào từng công ty thành viên
b Xây dựng các báo cáo thực hiện (báo cáo thành quả)
Trong nội dung hệ thống kế toán trách nhiệm, báo cáo kế toán làphương tiện quan trọng để cung cấp thông tin, xác định trách nhiệm cụ thểcủa các nhà quản trị đối với từng bộ phận mà mình quản lý
Để cấp quản trị cao nhất trong một tổ chức có thể nắm được toàn bộ tình hìnhhoạt động của tổ chức, định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ cấp thấp nhấtphải báo cáo dần lên các cấp cao hơn trong hệ thống về những chỉ tiêu tàichính chủ yếu của trung tâm trong một báo cáo gọi là báo cáo thực hiện Báo cáo thực hiện hay còn gọi báo cáo thành quả sẽ phản ánh kết quảtài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệchgiữa kết quả thực tế so với dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trongbáo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm
► Đối với trung tâm chi phí: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí
gồm các khoản mục chi phí thực tế, chi phí dự toán và các khoản chênh lệchgiữa chi phí thực tế so với dự toán
Trang 20Định kỳ (hàng tháng), tổ trưởng tổ thi công thuộc đội đánh giá sơ bộ khốilượng đã thực hiện và đối chiếu với kế hoạch tiến độ thi công, định mức thiết
kế Việc theo dõi sâu sát, thường xuyên như vậy giúp tổ trưởng tổ thi côngbên cạnh việc quản lý các chi phí phát sinh thuộc phạm vi trách nhiệm củamình còn kịp thời phát hiện, hạn chế những sai sót phát sinh ngoài dự toán;phòng ngừa được việc thi công không đúng thiết kế phải phá dỡ làm lại, chậmtrễ tiến độ thi công Khi hạng mục thi công đã hoàn thành, tổ trưởng tổ thicông kết hợp với các bộ phận có liên quan (bộ phận cung ứng vật tư ) tổnghợp toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh và gởi báo cáo về cho Trung tâm chiphí (đội thi công) Trung tâm chi phí sẽ sử dụng các báo cáo này để lập báocáo tình hình thực hiện chi phí Báo cáo này là căn cứ quan trọng để đánh giáthành quả của trung tâm chi phí
► Đối với trung tâm doanh thu: Báo cáo tình hình thực hiện doanh
thu bao gồm doanh thu thực tế, doanh thu dự toán cùng với khoản chênh lệchgiữa doanh thu thực tế so với dự toán
► Đối với trung tâm lợi nhuận: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm
phí, báo cáo thu nhập bộ phận
Từ các báo cáo của các trung tâm chi phí trong công ty gửi về, kết hợp với sốcông trình đang nhận thầu, các công ty xây lắp tiến hành lập các báo cáo thựchiện với tư cách là trung tâm lợi nhuận để đánh giá hoạt động của mình và gởibáo cáo về Tổng công ty Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận đượcthiết kế cho từng công trình, hạng mục công trình Báo cáo thể hiện sự chênhlệch giữa lợi nhuận (lãi/lỗ) thực tế với lợi nhuận (lãi/lỗ) theo dự toán củatrung tâm
► Đối với trung tâm đầu tư: Báo cáo trình bày thu nhập và tình hình
đầu tư theo dự toán và theo thực tế
Trang 21Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư (báo cáo hiệu quả đầu tư) đượclập tại Tổng công ty và tại các công ty xây lắp để theo dõi, phân tích, đánh giáhiệu quả, chất lượng đầu tư Đây là báo cáo tổng quát nhất trong các loại báocáo của các trung tâm trách nhiệm Báo cáo này giúp cho Hội đồng quản trị
và Ban giám đốc có cái nhìn tổng thể về tình hình đầu tư của Tổng công ty(hay công ty); xem xét và đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư vào từngcông ty thành viên (hay việc đầu tư của công ty) Báo cáo còn giúp cho Hộiđồng quản trị và Ban giám đốc có những thông tin cần thiết cho việc ra cácquyết định
Như vậy báo cáo thành quả chú trọng vào việc thực hiện các dự toán vàphân tích các chênh lệch, vì thế để so sánh đánh giá các khoản chênh lệch nàymột cách phù hợp và đúng đắn, kế toán quản trị sẽ sử dụng dự toán linh hoạtnhằm cung cấp một mức chuẩn cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện
dự toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Mục đích của việc phân tích báo cáo thành quả bộ phận là xem xét chitiết các đối tượng hay từng bộ phận đóng góp bao nhiêu trong thành quảchung, bên cạnh đó sẽ đánh giá được thành quả của từng bộ phận thông quaviệc xem xét số dư bộ phận Thông qua phân tích báo cáo thành quả bộ phận
có thể xác định được mặt tồn tại và các khả năng còn tiềm ẩn ở từng bộ phậntrong tổ chức, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, các phương án hoạt độngcũng như các quyết định kinh tế thích hợp
1.2.4 Đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm
1.2.4.1 Đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm chi phí
a Đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm chi phí tiêu chuẩn
Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm điều hành hoạtđộng sản xuất ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch sản xuất được giao,đồng thời đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí tiêu
Trang 22chuẩn Do vậy, khi đánh giá kết quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn, kế toánquản trị sẽ đánh giá hai nội dung đó là có hoàn thành nhiệm vụ được giao vềsản lượng sản xuất hay không và chi phí thực tế phát sinh có vượt quá địnhmức tiêu chuẩn hay không ?
Nếu nhà quản trị hoàn thành kế hoạch sản xuất nhưng chi phí thực tế phátsinh vượt quá định mức tiêu chuẩn, thì kế toán quản trị sẽ thực hiện phân tíchxác định nguyên nhân:
- Đối với biến phí: Xác định biến động về giá và về lượng của từng yếu tố chiphí theo các công thức sau:
Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức)
Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế - Lượng định mức)Biến động về giá phản ánh giá của một đơn vị nguyên liệu hay của một đơn vịthời gian để sản xuất ra một sản phẩm đã thay đổi như thế nào
Biến động về lượng phản ánh mức tiêu hao vật chất và lượng thời gian haophí để sản xuất ra một sản phẩm đã thay đổi như thế nào
Biến động xảy ra do nhiều yếu tố tác động, vừa chủ quan vừa khách quan.Biến động có thể do chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp hay do cácyếu tố của môi trường bên ngoài gây ra Tuy nhiên, nếu nhà quản trị xác địnhđúng nguyên nhân và chỉ định đúng yếu tố nào đã gây ra biến động thì mới cóthể có biện pháp đúng đắn và kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các biếnđộng đó theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp
- Đối với định phí sản xuất chung: xác định các nhân tố gây nên biến độngcủa định phí sản xuất chung so với dự toán theo các công thức sau:
Biến động kế hoạch = Mức thực tế - Mức dự toán
Biến động hiệu suất = Giá phân bổ x (Mức hoạt động thực tế - Mức hoạt độngtheo định mức)
Trang 23Biến động kế hoạch phản ánh chênh lệch giữa định phí thực tế so với định phí
dự toán
Biến động hiệu suất phản ánh định phí sản xuất chung chi ra trong kỳ thựchiện có phục vụ công suất tối đa chưa
b Đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm chi phí tuỳ ý
Nhà quản trị trung tâm chi phí tùy ý có trách nhiệm điều hành hoạtđộng sản xuất ở trung tâm, sao cho hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thờiđảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí dự toán Do vậy, khiđánh giá kết quả trung tâm chi phí cũng sẽ đánh giá hai nội dung: Có hoànthành nhiệm vụ được giao hay không, thể hiện qua khối lượng công việc hoặccác tiêu chuẩn thực hiện các công việc vô hình và chi phí thực tế phát sinh cóvượt quá chi phí dự toán hay không
Trách nhiệm của trung tâm chi phí đối với mục tiêu chung là:
- Hoàn thành kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng sản phẩm đầy đủ cho nhu cầutiêu thụ, đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất trong mối quan hệ với kế hoạchtiêu thụ
- Hoàn thiện định mức và dự toán chi phí
- Kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính, góp phần giatăng lợi nhuận
- Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thựchiện các định mức và dự toán chi phí
1.2.4.2 Đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu
*Chỉ tiêu đánh giá
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận của bộ phậnDoanh thu của bộ phận
Tỷ lệ chi phí của bộ phận = Chi phí của bộ phận
Trang 24trên doanh thu Doanh thu của bộ phận Phương pháp đánh giá trung tâm này cũng sử dụng phương pháp phântích tình hình thực hiện doanh thu giữa thực tế và dự toán, giữa kỳ này và kỳtrước (hiệu quả), so sánh các chi phí đầu vào tại trung tâm để đánh giá hiệunăng hoạt động của trung tâm liên quan đến việc bán hàng và tiêu thụ sảnphẩm.
* Trách nhiệm chính của trung tâm doanh thu đối với mục tiêu chung
- Hoàn thiện dự toán về tiêu thụ sản phẩm
- Lập kế hoạch tiêu thụ hoặc đưa ra các phương án tiêu thụ để doanh thu đạtcao nhất
- Kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc
độ tăng trưởng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí
- Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến việc thựchiện dự toán tiêu thụ và sự phát sinh của chi phí của các bộ phận trong kỳ kếhoạch
1.2.4.3 Đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận
Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh để tạo
ra lợi nhuận cao, ngoài ra trung tâm lợi nhuận còn có trách nhiệm kiểm soátchi phí phát sinh
Khi đánh giá kết quả của trung tâm lợi nhuận sẽ đánh giá mức lợi nhuận thựchiện so với kế hoạch được giao thể hiện qua công thức sau:
Mức tăng/ giảm lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận kế hoạch
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế / Lợi nhuận kếhoạch
Do lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ chi phí, nên doanhthu và chi phí chính là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Để đánhgiá chính xác kết quả của trung tâm lợi nhuận, kế toán quản trị trước hết sẽ
Trang 25xác định phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soát được,trên cơ sở đó xác định mức lợi nhuận do trung tâm lợi nhuận tạo ra rồi thựchiện đánh giá theo các chỉ tiêu cơ bản sau:
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu =
Lợi nhuận trước thuế thu nhập của trung tâm
Tổng doanh thu của trung tâm
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn được cấp =
Lợi nhuận trước thuế thu nhập của trung tâmVốn sản xuất kinh doanh bình quân được cấp
* Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận đối với mục tiêu chung
- Đánh giá trung tâm lợi nhuận có đạt được định mức chi phí, doanh thutheo mục tiêu chung đã xây dựng trong dự toán hay không
- Xem xét những nguyên nhân tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ;xác định trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận khi thực hiện mục tiêu chi phí,doanh thu của trung tâm lợi nhuận trong kỳ
- Đánh giá mức đóng góp doanh thu, lợi nhuận vào mục tiêu chung khinhận vốn được cấp cho trung tâm
1.2.4.4 Đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm đầu tư
Đối với trung tâm đầu tư, các nhà kế toán quản trị thường sử dụng haiphương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả các trung tâm đầu tư đó là: Tỷ
lệ hoàn vốn đầu tư (Return on investment – ROI) và thu nhập thặng dư(Residual Income – RI)
► Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on investment – ROI)
* Chỉ tiêu ROI được xác định theo công thức sau:
Vốn đầu tư
Trang 26ROI = Doanh thu Lợi nhuận x Vốn đầu tưDoanh thu
ROI = Số vòng quay của vốn
đầu tư (ROS) x Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Công thức tính toán ROI có 2 thành phần là lợi nhuận và vốn đầu tư
Chỉ tiêu lợi nhuận được sử dụng trong công thức ROI là lợi nhuậntrước trả lãi vay và thuế thu nhập Lý do của việc sử dụng lợi nhuận trước trảlãi vay và thuế thu nhập trong công thức tính ROI là để phù hợp doanh thu vàvốn kinh doanh đã tạo ra nó
Vốn đầu tư có thể được hiểu là tổng giá trị tài sản trên bảng cân đối
kế toán, bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu, trị giá hàng tồn kho, nhàxưởng, máy móc thiết bị và các khoản vốn khác được sử dụng trong hoạtđộng của một trung tâm đầu tư Vốn đầu tư trong công thức tính thường là sốbình quân giữa vốn đầu năm và cuối năm Nếu có biến động về vốn đầu tư thìphải tính bình quân từng tháng trong năm Những khoản vốn không được xếpvào loại vốn hoạt động là giá trị đất đai để xây dựng nhà xưởng trong tươnglai hoặc giá trị tài sản cố định thuê ngoài
Giá trị của tài sản cố định trong vốn đầu tư khi tính ROI có thể đượctính theo giá trị còn lại của tài sản cố định hoặc tính theo nguyên giá ban đầu ROI được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư vàcác doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau để xem nơi nào đạt hiệu quả caonhất, làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý Ngoài ra, ROI còn được sử dụng
để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhằm tìm ra giải pháp đểkết quả hoạt động tốt hơn Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soátchi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư
Trang 27* Các biện pháp làm tăng ROI:
- Tăng doanh thu (chi phí có thể không đổi hoặc giảm xuống): doanhthu tăng trong khi chi phí không đổi hay giảm xuống sẽ làm mức lợi nhuậntăng lên
- Giảm chi phí hoạt động (doanh thu không đổi hoặc tăng): trong biệnpháp này, các nhà quản trị cố gắng giảm các khoản chi phí hoạt động mà mụctiêu chủ yếu là giảm biến phí, đặc biệt là tăng năng suất lao động để giảm chiphí lao động trong một đơn vị sản phẩm
- Doanh thu giảm với tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm chi phí: giảipháp này được thực hiện khi phải cắt giảm các hoạt động không hiệu quả haygiảm bớt sản xuất các mặt hàng không mang lại hiệu quả cao Mức lợi nhuậntrong trường hợp này giảm đi do doanh thu giảm nhưng đồng thời cũng cắtgiảm được các chi phí tạo gánh nặng cho công ty nên cuối cùng tỷ số ROI vẫntăng lên so với lúc chưa cắt giảm bớt hoạt động
- Giảm vốn hoạt động: biện pháp giảm vốn hoạt động bình quân đặttrọng tâm vào việc làm giảm các loại hàng tồn kho không hợp lý về nguyênvật liệu, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm làm ứ đọng vốn, tích cực thu hồicác khoản phải thu một cách nhanh chóng để tránh vốn bị tồn đọng và giatăng số vòng quay của vốn
* Một số điểm hạn chế của chỉ tiêu ROI:
- ROI có khuynh hướng chú trọng đến việc thực hiện ngắn hạn hơn làquá trình sinh lời dài hạn, do vậy nhà quản trị quá chú trọng vào ROI có thể
bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư mà kết quả của chúng chỉ thể hiện về lâu dài
- Chỉ tiêu ROI không phù hợp với mô hình vận động của tiền tệ trongphân tích vốn đầu tư vì nó bỏ qua thời giá của tiền tệ
Trang 28- ROI có thể không hoàn toàn chịu sự điều hành của nhà quản trị cấp cơ
sở vì sự hiện diện của trung tâm đầu tư có quyền điều tiết ROI (do sự phân bổchi phí chung và vốn từ cấp quản lý cao hơn)
Để khắc phục những hạn chế của ROI và để khuyến khích các nhà quảntrị các trung tâm đầu tư tận dụng mọi cơ hội kinh doanh có đem lại lợi nhuậncho tổ chức nói chung, người ta sử dụng một chỉ tiêu đánh giá khác để bổsung, đó là chỉ tiêu thu nhập thặng dư (RI)
► Thu nhập thặng dư (Residual Income – RI)
Thu nhập thặng dư là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanhnghiệp sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn đã đầu tư vào bộ phận đó Chỉ sốnày nhấn mạnh đến khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một
bộ phận hay toàn doanh nghiệp
RI = Lợi nhuận của trung tâm đầu tư – Chi phí sử dụng vốn Chỉ tiêu RI cho biết được lợi nhuận thực tế đã mang về là bao nhiêu saukhi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn đã đầu tư để có được lợi nhuận trên
Ưu điểm khi sử dụng chỉ tiêu thu nhập thặng dư để đánh giá việc thựchiện, thì mục tiêu mà các nhà quản lý của trung tâm đầu tư nhắm đến là tối đahóa thu nhập thặng dư RI Chừng nào mà RI của một phương án/dự án cònlớn hơn không (0), dự án sẽ được chấp nhận vì nó làm tăng tổng RI của trungtâm đầu tư Bên cạnh đó, khi đánh giá thực hiện công việc của trung tâm đầu
tư thì chỉ tiêu thu nhập thặng dư (RI) sẽ đánh giá tốt hơn chỉ tiêu sức sinh lờicủa vốn ROI
Hạn chế của chỉ tiêu RI, đó là chỉ tiêu lợi tức còn lại phản ánh số tuyệtđối về lợi nhuận tăng thêm, nên nó không dùng để so sánh thành quả giữa cáctrung tâm đầu tư có quy mô khác nhau, vì nó có xu hướng nghiêng về trungtâm đầu tư có quy mô lớn Trung tâm đầu tư có quy mô càng lớn thì lợi tứccòn lại thu được càng nhiều, nhưng điều đó chưa thể đánh giá hoạt động của
Trang 29trung tâm đầu tư đó có hiệu quả hơn vì có thể chỉ đơn giản là nó sử dụng vốnnhiều hơn.
► Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA)
Để khắc phục các hạn chế của ROI và RI, suốt những năm 1990, thunhập thặng dư được xác định lại và đổi tên thành chỉ tiêu giá trị kinh tế tăngthêm (EVA) Thuật ngữ này được Stern Stewart&Co sáng tạo ra trong lúc cốgắng tìm kiếm cách thức đo lường mức lợi nhuận kinh tế (economic profit)thật sự mà một doanh nghiệp nào đó có thể tạo ra Nhờ đó mà chúng ta có thểxác định được mức độ thành công cũng như thua lỗ của doanh nghiệp trongmột khoảng thời gian nào đó một cách chính xác hơn và đơn giản hơn Giá trịkinh tế gia tăng- EVA cũng là một thước đo hữu ích đối với nhà đầu tư khimuốn xem xét một cách định lượng giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra chonhà đầu tư Nhà đầu tư cũng có thể dùng thước đo EVA để so sánh doanhnghiệp này với các doanh nghiệp khác cùng ngành một cách nhanh chóng Nói cách khác, EVA đã tính cả vào chi phí cơ hội khi mà nhà đầu tư bỏvốn vào hoạt động kinh doanh Do vậy mà nó phản ánh chính xác hơn chi phí
sử dụng vốn của doanh nghiệp mà các phương thức truyền thống hình như đã
bỏ quên
Việc tính toán EVA cũng không phức tạp: Đầu tiên là tính toán thu nhập hoạtđộng sau thuế (NOPAT) Với NOPAT= thu nhập hoạt động*(1- thuế suất).Sau đó tính tổng vốn đã đầu tư(TC) Rồi tính chi phí sử dụng vốn bình quânWACC
Cuối cùng là : EVA= NOPAT- WACC%*(TC)
EVA giúp nhà đầu tư xác định được các doanh nghiệp có khả năng tạo ra giátrị hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh Nếu các yếu tố khác đềutương tự nhau, doanh nghiệp nào có EVA cao hơn thường là sẽ tốt hơn so vớicác doanh nghiệp có EVA thấp hơn, hay tệ hơn là EVA âm
Trang 30* Trách nhiệm của trung tâm đầu tư đối với mục tiêu chung:
- Trung tâm phải thực hiện các biện pháp để cải thiện tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
- Xem xét cân đối mở rộng đầu tư dài hạn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khắc phục việc quá chú trọng vào khuynh hướng đầu tư ngắn hạn không phát triển đầu tư mà thu hẹp, giảm vốn hoạt động khi muốn tăng chỉ tiêu ROI
- Phân cấp về quản lý, xác định trách nhiệm và quyền ra quyết định về lượng vốn đầu tư ở các cấp quản lý Tránh khuynh hướng quản lý cấp cao can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cấp thấp hơn
- Sử dụng một cách linh hoạt chỉ tiêu ROI, RI để đánh giá thành quả của các trung tâm, nhằm hướng hoạt động của các trung tâm đến việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trang 31Kế toán trách nhiệm là một bộ phận quan trọng của kế toán quản trị, đó
là một công cụ để đánh giá thành quả quản lý của các cấp quản trị một cáchđúng đắn và đầy đủ Qua đó giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, doanh thu,lợi nhuận và vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn
Mỗi một doanh nghiệp có thể bao gồm 4 trung tâm trách nhiệm là trungtâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.Mỗi một trung tâm sẽ tương ứng với một cấp quản trị thích hợp, phụ thuộcvào quyền kiểm soát của nhà quản trị đối với trung tâm đó Tùy theo từngtrung tâm, kế toán trách nhiệm sẽ có những công cụ để đánh giá thành quảkhác nhau
Việc đánh giá đầy đủ và chính xác thành quả quản lý của các cấp quảntrị sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin quan trọng trong việc đưa ranhững phương thức hiệu quả nhất hướng đến mục tiêu chung của tổ chức
Đối với các doanh nghiệp xây lắp với đặc điểm nhu cầu vốn lớn, yêucầu kỹ thuật phức tạp, thời gian thi công kéo dài, phân bổ ở xa khu vực kinh
tế xã hội tập trung nên công tác quản lý đánh giá các công trình xây dựngkhông phải việc đơn giản Vì vậy, vận dụng các công cụ của kế toán tráchnhiệm sẽ cung cấp thông tin thích hợp phục vụ cho mục tiêu đánh giá thànhquả quản lý của doanh nghiệp trên
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Vạn Tường trực thuộc Bộ Tư Lệnh Quân khu 5 – Bộ Quốcphòng, được thành lập theo Quyết định số: 480/QĐ-QP ngày 17 tháng 04 năm
1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Tiền thân của Công ty là Trung đoàn công binh 476 trực thuộc Bộ Tưlệnh Quân khu V, được thành lập năm 1976 Lúc này do đặc điểm của nềnkinh tế là kế hoạch hóa tập trung, nên trung đoàn chỉ hoạt động mang tínhcầm chừng, quy mô hoạt động nhỏ hẹp, cơ sở vật chất sơ sài ít hiệu quả.Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình phòng thủ quốcphòng, các công trình công nghiệp, giao thông mà quân đội và nhà nước giaocho
Khi đất nước chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa,việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên tất cả các lĩnh vực là vấn đề cấp thiết.Chính điều này đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực xây dựng tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt, phứctạp Để hoạt động được trong một môi trường như vậy bắt buộc Công ty phải
ra sức phấn đấu, nổ lực, đổi mới mình để đứng vững trên thương trường
Với hơn 27 tỷ giá trị đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị bằng nhiềunguồn vốn khác nhau gồm: hơn 60 máy ủi, máy đào, máy tự hành, xe vận tải
tự đỗ các loại, 35 máy dò tìm bom mìn, 1 dây chuyền trạm bê tông tươi, 2 dây
Trang 33chuyền sản xuất đá xây dựng công nghiệp công suất 150 tấn/h, 2 phòng thínghiệm…Cùng với cán bộ quản lý có năng lực, đội ngũ công nhân có taynghề cao, Công ty Vạn Tường đủ khả năng và năng lực cạnh tranh đấu thầu,đảm nhận thi công các công trình giá trị lớn, đòi hỏi yêu cầu chất lượng kỹthuật cao, hiện đại
Ngày 21/07/2009 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số:2357/QĐ – BQP về việc chuyển Công ty Vạn Tường thành công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - Công
ty con; và Quyết định số 4341/QĐ-BQP ngày 19/11/2009 về việc đổi tênCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vạn Tường thành Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư Xây dựng Vạn Tường (Tên tiếng nướcngoài: VANTUONG INVESTMENT STRUCTURE ONE MEMBER COMPANY LIMITED)
Trụ sở công ty: số 174 – Lê Đình Lý – TP Đà Nẵng
Vốn điều lệ: 150.000.000.000đ
Vốn kinh doanh: 150.000.000.000đ
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Công ty hoạt động với những ngành nghề kinh doanh chính sau:
- Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng gồm:xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng công trình công ích,phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện lắp đặt hệ thống cấp thoátnước, lò sưởi, điều hòa không khí, hoàn thiện công trình xây dựng…
- Xây dựng và sửa chữa các công trình thủy: cầu tàu, bến cảng, cáccông trình biển, công trình thông tin liên lạc, đường dây và trạm biến áp đến110KV, thi công đường cáp quang, san lấp mặt bằng
Trang 34- Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng Lắp đặt trang thiết bị cho cáccông trình xây dựng Trang trí nội ngoại thất, khai thác đá và các loại vật liệuxây dựng.
- Khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ, vận tải đường bộ, dịch vụnhà khách, kinh doanh nhà, gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại, bảodưỡng và sữa chữa ôtô, xe máy, cho thuê máy móc, thiết bị ngành xâydựng…
2.1.3 Tổ chức hoạt động của công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư xây dựng Vạn Tường:
+ Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lương;
+ Phòng Đấu thầu – Kỹ thuật thi công;
Trang 35+ Chi nhánh Công ty tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
- Công ty Vạn Tường có các công ty con, công ty cổ phần sau đây:+ Công ty con do công ty mẹ nắm giữa 100% vốn điều lệ: Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên VATUCO.378
+ Các công ty con do Công ty mẹ góp vốn chi phối:
(Xem chi tiết tại phụ lục 1 - sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý củaCông ty)
2.1.3.2 Phân cấp quản lý tại Công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường
Công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường từ khi chuyển đổi hoạt động
theo hình thức công ty mẹ - công ty con thì hình thành hai khối chính: khốihạch toán phụ thuộc và khối hạch toán độc lập
Trong khối hạch toán phụ thuộc bộ máy quản lý bao gồm: Hội đồngthành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, các phòng ban tham mưu, cácđơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc
Đối với khối hạch toán độc lập là các đơn vị kinh tế có tư cách phápnhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước vàpháp luật về hoạt động kinh tế của mình Giám đốc là người quản lý và điềuhành công ty Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc, các phòng thuộccông ty Nhìn chung chức năng nhiệm vụ, phân cấp quản lý tại khối hạch toánphụ thuộc cũng giống khối hạch toán độc lập
Trang 36Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban:
- Ban Tổng giám đốc Công ty là cơ quan chịu trách nhiệm về mọi mặttrong điều hành tổ chức sản xuất, hoạt động kinh doanh theo Luật doanhnghiệp nhà nước, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu của
Bộ Tự lệnh Quân khu 5 giao và Nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy Công ty
- Tổng giám đốc Công ty chịu trách nhiệm phân công rõ chức năng,nhiệm vụ công tác cụ thể cho từng Phó Tổng giám đốc thuộc quyền, cáctrưởng phòng ban Công ty mẹ, giám đốc Công ty TNHH MTV Vatuco.378,Giám đốc các xí nghiệp, chi nhánh và đội trưởng trực thuộc tạo thành mốiliên kết ràng buộc giữa các thành phần trong công tác điều hành thực hiệnnhiệm vụ
- Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác tổchức, điều hành sản xuất kinh doanh Công ty theo Điều lệ đã được Bộ Quốcphòng phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật
- Các phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo sựphân công của Tổng giám đốc, đồng thời phải nêu cao tinh thần trách nhiệmtrong việc giám sát, nghiên cứu các biện pháp và cơ chế quản lý thích hợptrong sản xuất kinh doanh của từng kỳ kế hoạch để đề xuất với Tổng giámđốc công ty quyết định thực hiện, không ngừng nâng cao hiệu quả trong sảnxuất kinh doanh
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Giúp giám đốc Công ty quản lý côngviệc kinh doanh, có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về nhu cầu sảnxuất xây lắp, khai thác khách hàng, cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo
về tình hình thị trường, khách hàng
- Phòng Tài chính kế toán: có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công
ty việc quản lý tài chính trong toàn Công ty Tổ chức công tác kế toán toànCông ty theo đúng quy định của Nhà nước và chế độ kế toán Có trách nhiệm
Trang 37xây dựng kế hoạch tài chính Công ty Kiểm tra các đơn vị trực thuộc về việcquản lý tài sản, tiền vốn tại đơn vị Triển khai và quản lý việc sử dụng cácnguồn vốn đúng mục đích và hiệu quả
- Phòng Chính trị: Quản lý công tác cán bộ, các tổ chức chính trị củacông ty như công đoàn, thanh niên, phụ nữ Ngoài ra còn tham gia đề xuất,sắp xếp kế hoạch nhân sự cho cán bộ công nhân viên trong công ty
- Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Quản lý về tiền lương và cáckhoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, đồng thời theo dõi giờcông lao động, ngày làm việc, tăng ca, nghỉ phép của công nhân viên, theo dõitình hình tuyển dụng nhân sự
- Phòng Đấu thầu – Kỹ thuật thi công: Tổ chức kiểm tra giám sát, đềxuất phương án thi công về mặt kỹ thuật cho các công trình, nghiên cứu cácđịnh mức kinh tế kỹ thuật và kiểm tra việc thực hiện Tổ chức lập hồ sơ thamgia đấu thầu công trình
- Phòng Vật tư – thiết bị: Là cơ quan giúp hội đồng thành viên, Tổnggiám đốc Công ty về công tác quản lý chung, đơn vị chịu trách nhiệm trựctiếp về công tác quản lý, sử dụng kiểm kê trang thiết bị xe máy, dụng cụ thicông do đơn vị mình quản lý Công tác quản lý sử dụng xe máy tuân thủ theoquy định của TCVN 4087-85 về sử dụng xe máy xây dựng và Luật giao thôngđường bộ Việt Nam
Chịu trách nhiệm giám sát, quản lý vật tư, thiết bị trong quá trình thicông tránh thất thoát, tìm nguồn vật tư đảm bảo và ổn định, thực hiện thamgia ký kết hợp đồng mua vật tư cung cấp cho các đội xây lắp
- Văn phòng: Phụ trách công tác hành chính tổng hợp, quản lý trangthiết bị, cơ sở vật chất tại cơ quan công ty, bố trí đón tiếp khách công ty, điềuđộng xe đưa đón khách và cán bộ đi công tác…
Trang 382.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư xây dựng Vạn Tường
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty (Xem chi tiết phụ lục 2 - sơ đồ 2.2)
- Tại công ty, phòng tài chính kế toán theo dõi, thực hiện việc cấp phátvốn góp tại các công ty con; tập hợp số liệu báo cáo của các xí nghiệp, cáccông ty con; theo dõi, phân bổ các khoản chi phí chung toàn công ty Đứngđầu phòng kế toán là kế toán trưởng, điều hành chung Giúp việc cho kế toántrưởng có phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán Nhân viên kế toánthực hiện phần hành kế toán theo sự phân công của kế toán trưởng
- Công ty áp dụng luật kế toán và các chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006 của Bộ Tài chínhban hành ngày 20/03/2006
- Hình thức kế toán áp dụng là chứng từ ghi sổ Đây là hình thức phùhợp với doanh nghiệp có khối lượng nhập, xuất vật liệu lớn, chủng loại vậtliệu phong phú và tình hình nhập xuất diễn ra liên tục
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên cơ quan tài chính các cấp
- Kế toán trưởng Công ty: Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụcủa Phòng Tài chính – Kế toán theo Điều lệ và Quy chế hoạt động sản xuấtkinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức công tác kế toán của Công
ty Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc, các cơ quan chức năng trong nội bộCông ty và các cơ quan quản lý cấp trên Hướng dẫn các đơn vị thành viênthực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, chế độ kế toán và các quy định liên quanđến công tác tài chính kế toán
Trang 39- Kế toán trưởng chi nhánh: Là người được Tư lệnh Quân khu hoặcTổng Giám đốc Công ty bổ nhiệm để kiểm tra, giám sát các hoạt động thu,chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp đối với Công ty và Nhà nước, thanh toán
nợ tại các đơn vị Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành bộ máy tài chính – kếtoán của đơn vị theo phân cấp để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao
- Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Công ty: là người chịu tráchnhiệm trực tiếp với kế toán trưởng, thực hiện công việc do kế toán trưởng ủyquyền Phối hợp với các phòng ban chức năng Công ty thẩm định hồ sơ vềxây dựng cơ bản hoàn thành liên quan đến nguồn kinh phí và các dự án đầu tưcủa Công ty Kiểm tra báo cáo tài chính của các Công ty con và đơn vị trựcthuộc cung cấp cho người phụ trách và đề xuất các vấn đề liên quan đến côngtác tài chính khác Trực tiếp theo dõi, lập các thủ tục về bảo lãnh hợp đồng,bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tạm ứng… và lập các dự án vay vốn đầu tư chiềusâu với Ngân hàng và trình ký duyệt
- Trợ lý kế toán: Tham mưu đề xuất cho đồng chí Kế toán trưởng cácphương án xử lý tài chính liên quan, các biện pháp quản lý nhằm tăng cườnghiệu quả công tác tài chính của đơn vị Thực hiện có hiệu quả các nội dungcông việc khi được đồng chí Trưởng, phó phòng phân công
- Kế toán tổng hợp: là người tham mưu và chịu trách nhiệm trước kếtoán trưởng về những thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính Tiếnhành tổng hợp, xử lý các chứng từ để phản ánh vào sổ kế toán theo chế độquy định của nhà nước và quân đội Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp đểtiến hành lập báo cáo từ xí nghiệp trực thuộc, lập báo cáo chung cho toàncông ty Tham gia công tác kiểm tra thường xuyên, thanh quyết toán theo mẫuquy định về các khoản chi ngoài giá thành như: quyết toán bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp…Tham gia kiểm tra
Trang 40thường xuyên các đơn vị thuộc cấp mình quản lý theo sự phân công của ngườiphụ trách, lập các hợp đồng và thanh lý hợp đồng kinh tế nội bộ giao khoán
về xây lắp cho các đơn vị thi công thuộc cấp mình quản lý
- Kế toán TSCĐ và công nợ: Tiến hành theo dõi chi tiết công nợ theođối tượng phải thu, phải trả Đôn đốc thu hồi các khoản công nợ, cung cấpcho người phụ trách danh sách công nợ tại các đơn vị cơ sỏ khi có yêu cầu độtxuất, theo dõi tình hình biến động TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao cho các
bộ phận, tính tiền lãi vốn vay
- Kế toán thuế, kế toán thanh toán: Thực hiện trách nhiệm tính toán, kêkhai và tổng hợp thanh toán quyết toán thuế với chi cục thuế theo đúng thờihạn quy định Thực hiện thanh toán các khoản công tác phí, nghỉ phép theochế độ và theo dõi các khoản thanh toán với đơn vị trực thuộc
- Kế toán tiền mặt, ngân hàng: Theo dõi, hạch toán đầy đủ vào sổ kếtoán các khoản thu ,chi, đối chiếu với tiền mặt hiện có tại đơn vị Kế toánngân hàng có trách nhiệm với toàn bộ hoạt động liên quan đến các ngân hàng
2.2.3 Phân cấp quản lý
2.2.3.1 Quản lý tài sản, vốn sản xuất kinh doanh
- Các công ty con , xí nghiệp, chi nhánh và đơn vị trực thuộc của Công
ty mẹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng bảo toàn phát triển nguồn vốn và tàisản được giao Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ giaohàng năm, các công ty con, chi nhánh trực thuộc được quyền huy động vốn