CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý, bằng các phương pháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thuur pháp luật hiện hành; thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, cộng động, xã hội, người tiêu dùng và đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiễm xã hội của mình bằng các đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử ( Code of Conduct – CoC). Trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có liên quan đến các cam kết của doanh nghiệp về: • Quyền con người; • Đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên (doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội); • Đảm bảo các tiêu chuẩn về lao động và môi trường ( thông thường phải tốt hơn luật); • Tuân thủ pháp luật của nước sở tại; • Thực hiện, kiểm tra, giám sát và công khai thông tin; Các bộ quy tắc ứng xử (CoC) chỉ là một công cụ để thực hiệm trách nhiệm xã hội trong phạm vi doanh nghiệp 1.1.2 Bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động An toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các quy định của nhà nước về các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động là trách nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình, bảo vệ lợi ích của người lao động được thể hiện trên các nội dung: