1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố môi trường marketing ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo – Thorakao. Từ đó đề xuất các chính sách marketing mix.

15 2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 351,17 KB

Nội dung

Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo với thương hiệu Thorakao là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hóa mỹ phẩm. Cũng như các doanh nghiệp khác Lan Hảo có rất nhiều cơ hội để phát triển thị phần, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Lan Hảo cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức. Vậy những cơ hội và thách thức Lan Hảo đã và sẽ gặp phải là gì? Thông qua bài thảo luận này, nhóm chúng tôi sẽ phân tích những tác động của môi trường marketing đến các hoạt động marketing của Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo. Từ đó đề xuất ra những chính sách marketing mix, góp phần cải thiện hoạt động marketing của Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo nói riêng và các công ty sản xuất mỹ phẩm của Việt Nam nói chung.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng được nâng cao Mối quan tâm của cả hai giới tới ngoại hình ngày càng lớn do đó mỹ phẩm dần trở thành một sản phẩm tiêu dùng quen thuộc Thị trường

mỹ phẩm ngày càng mở rộng, không còn giới hạn về giới tính hay độ tuổi, tiềm năng phát triển của ngành hàng này không ngừng tăng cao Tuy nhiên trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới, trên thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đến từ các quốc gia khác nhau Thị trường mỹ phẩm tuy đầy tiềm năng nhưng sự cạnh tranh giữa các thương hiệu cũng vô cùng khốc liệt Trước bối cảnh đó các công ty sản xuất hóa mỹ phẩm của Việt Nam có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức để có thể phát triển thương hiệu của mình

Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo với thương hiệu Thorakao là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hóa mỹ phẩm Cũng như các doanh nghiệp khác Lan Hảo có rất nhiều cơ hội để phát triển thị phần, phát triển sản xuất kinh doanh Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Lan Hảo cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức Vậy những cơ hội và thách thức Lan Hảo đã và sẽ gặp phải là gì? Thông qua bài thảo luận này, nhóm chúng tôi sẽ phân tích những tác động của môi trường marketing đến các hoạt động marketing của Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo Từ đó đề xuất ra những chính sách marketing mix, góp phần cải thiện hoạt động marketing của Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo nói riêng và các công ty sản xuất

mỹ phẩm của Việt Nam nói chung

Trang 2

I Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo và thương hiệu Thorakao

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Lan Hảo

1.1.1.Giới thiệu sơ lược.

 Tên chính thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Mỹ Phẩm Lan Hảo – THORAKAO

 Tên giao dịch quốc tế: THORAKAO Cosmetic Company, Limited

 Trụ sở chính: 241 Bis Cách Mạng Tháng Tám – Q.3 – Tp.HCM

 Điện thoại: (84-8) 38325946/ 38332741

 Fax: (84-8) 8341830

 E-mail: thorakao@hcm.vnn.vn

 Website: www.thorakaovn.com

 Ngành nghề chính: sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm

Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo tiền thân là Hãng Mỹ Phẩm Lan Hảo do bà

Hà Thị Lan Hảo thành lập từ năm 1957, chính thức đổi tên công ty thành Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo từ năm 1961 Trụ sở chính đặt tại 241 Bis Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất hóa mỹ phẩm, với một số sản phẩm ban đầu như: kem dưỡng da trân châu, dầu gội hoa hồng, xà bông thơm, nước bóng tóc Parafine và chải tóc hiệu Brillantine

Năm 1969 hãng đã mở chi nhánh tại Campuchia và bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang các nước Ðông Nam Á Đến năm 1987, sau 12 năm tạm ngưng sản xuất, công ty đã tái lập vẫn với thương hiệu truyền thống Thorakao Trải qua những bước tiến đầy khó khăn, công ty

đã thiết lập thị trường vững chắc trên toàn lãnh thổ Việt Nam với sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại, mẫu mã, nhãn hiệu

Hiện nay công ty có hơn 70 loại sản phẩm bao gồm các loại kem thoa da, dưỡng da, chăm sóc da, dầu gội đầu, các loại nước hoa, kem đánh răng, chất tẩy rửa được sự tín nhiệm của khách hàng từ trước thập niên 60, và cũng là một trong nghững công ty đi đầu về phát minh sáng chế mỹ phẩm từ thảo dược thiên nhiên làm đẹp cho phụ nữ

1.1.2.Hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 3

Nhà máy sản xuất mỹ phẩm của Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo đặt tại GMP tại số 1191, quốc lộ 1A, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM Có vị trí địa lý thuận lợi, xa khu dân cư, nằm trên quốc lộ 1A nên dễ dàng cho việc giao thông vận tải Ngoài ra công ty đang đầu tư xây dựng nhà xưởng mở rộng đạt chuẩn GMP có tổng diện tích lên đến 50.000m2 với kinh phí lên đến 1triệu USD với những trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới

Hiện Lan Hảo có 4 trung tâm chăm sóc da Thorakao nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh đội ngũ hơn 30 cán bộ, quản lý, chuyên viên tư vấn, chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm Các trung tâm chăm sóc da này có nhiệm vụ kiểm tra, tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng về tình trạng làn da của mình để có thể lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp từ thiên nhiên

Ngoài nhà mày sản xuất mỹ phẩm và bốn trung tâm chăm sóc da, Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo hay Thorakao còn có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời công ty cũng phân phối các sản phẩm mỹ phẩm của mình từ nam ra bắc thông qua các kênh bán lẻ như chuỗi siêu thị Co-op mart, Big C, nhà sách Nguyễn Văn Cừ và một số siêu thị khác

1.2.Các dòng sản phẩm chính và thương hiệu Thorakao.

1.2.1.Các dòng sản phẩm chính:

Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo có hơn 70 loại sản phẩm với ba dòng sản phẩm chính bao gồm mỹ phẩm dưỡng da, mỹ phẩm dưỡng tóc và mỹ phẩm dưỡng thể Phần lớn các sản phẩm của công ty đều được làm từ tinh dầu và các thành phần thảo dược thiên nhiên

Mỹ phẩm dưỡng da bao gồm: Sữa rửa mặt (Sữa rửa mặt trắng da sữa bò, sữa rửa mặt

dưa leo, sữa rửa mặt hạt nghệ, sữa rửa mặt hạt nghệ trị mụn, sữa rửa mặt Cam, sữa rửamặt Rosse, sữa rửa mặt trái cây), kem dưỡng da (Kem tẩy tế bào chết, Kem chống thâm quầng mắt, Kem dưỡng da trân châu, Kem sữa dê, Kem sâm, Kem chống nhăn, Kem nghệ trắng da ngừa mụn, Kem trị nám, Kem trị mụn, Kem dưỡng da gấc, Kem nghệ Lanya ), Kem lột nhẹ (Kem lột trái cây, kem lột nghệ, kem lột nhẹ Nha Đam, Kem lột nhẹ Freewoman.)

Mỹ phẩm dưỡng thể bao gồm: Sữa tắm (Sữa tắm nghệ, sữa tắm Mật Ong, sữa tắm

Sữa bò, xà bông Nghệ ), Sữa dưỡng thể (Tảo biển, kem Massage, Kem dưỡng da tay .), Kem đặc trị (Kem trị nứt gót chân, kem chống nẻ chân, Lotion cho phụ nữ mới sinh.), Lăn khử mùi Thorakao, kem chống nắng sunrise

Trang 4

Mỹ phẩm dưỡng tóc bao gồm: Dầu gội (Dầu gội hoa bưởi, Dầu gội Tỏi, Dầu gội Cao

Bồ kết, Dầu gội Bồ Kết, Dầu gội Hạt Vừng, Dầu gội Lô Hội (Aloe Vera), Dầu gội Hướng Dương (Sunflower), Dầu gội Trà Xanh, Dầu gội Chanh- Sả-Bạc Hà.), Lotion dưỡng tóc (Dầu bóng hoa hồng (Silky hair Coat), Kem xả mượt tóc (các loại hương hoa), Gel chải tóc (Rose hair, Aloverer hair), Gel chải tóc Hướng Dương

Ngoài ra Thorakao hiện còn đang phát triển một số dòng mỹ phẩm trang điểm như kem nền, phấn trang điểm, nước hoa hồng và son môi Bên cạnh đó còn một số ít sản phẩm khác như dầu khuynh diệp, cồn xoa bóp, nước rửa tay…

1.2.2.Thương hiệu Thorakao – Thiên thần sắc đẹp

Ban đầu, dòng chữ Thorakao xuất phát từ tiếng Latin, có nghĩa là “Thiên thần sắc đẹp”, chính vì vậy logo của Thorakao là hình ảnh một tiên nữ cách điệu, trông như nữ thần Hy Lạp Qua đó, thông điệp lâu đời của Thorakao là: “Trắng mịn và đẹp như thiên thần”, thể hiện mong muốn mang đến cho chị em phụ nữ vẻ đẹp như thiên thần.Với thông điệp ấn tượng, sản phẩm tốt, Thorakao đã thống lĩnh thị trường miền Nam từ năm 1961 cho đến những năm 90

Thương hiệu Thorakao của công ty Lan Hảo là một thương hiệu khá lâu đời tại Việt Nam, hơn 40 năm có mặt trên thị trường mỹ phẩm Thorakao là tên thương hiệu chung của tất cả các dòng sản phẩm mà công ty Lan Hảo đã và đang kinh doanh, bao gồm cả sản phẩm trong nước và xuất khẩu

Hiện nay Thorakao đã có hơn 70 chủng loại mặt hàng với nhiều tên gọi khác nhau nhưng hầu hết đều lấy chung thương hiệu là Thorakao Ngoài thương hiệu Thorakao, công ty Lan Hảo còn phát triển thêm một số thương hiệu khác nhưng chưa có tính cách rõ ràng, chưa gây được ấn tượng vì thiếu các hoạt động truyền thông và xây dựng cho các thương hiệu này Có thể kể đến như X.O, LANYA, FREEWOMAN, ROSSÉ, PONSON, JULIET

Trang 5

II Phân tích các nhân tố môi trường marketing ảnh hưởng đến hoạt động marketing

và kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.Môi trường vĩ mô

2.1.1 Môi trường nhân khẩu học

Năm 2014, tổng dân số của Việt Nam đã lên đến trên 90 triệu người Trong đó nam chiếm 49,33% và nữ chiếm 50,67% Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi chiếm 69,4% trên tổng dân số (Theo Tổng Cục Thống Kê) Đây là một trong những tín hiệu khả quan đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo nói riêng

Nam;

49.33%

Nữ; 50.67%

Biểu đồ 1.1:Cơ cấu dân số Việt Nam theo giới tính năm 2014 (Nguồn Tổng Cục Thống Kê)

Bởi mặc dù cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm không còn

bị hạn chế ở giới tính hay độ tuổi Tuy nhiên nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở chị em phụ nữ vẫn vượt trội hơn so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi Như vậy với cơ cấu dân số như trên, Thorakao hoàn toàn có cơ sở để tập trung phát triển các chính sách marketing hướng vào đối tượng người tiêu dùng là chị em phụ nữ Không chỉ có thế 49% nam giới trên tổng dân số cũng là một lượng khách hàng tiềm năng đáng kể để khai thác Theo xu hướng hiện đại, tỷ lệ sử dụng mỹ phẩm của nam giới mặc dù thua kém chị em phụ nữ nhưng cũng đang không ngừng tăng lên

Ngoài ra đến hết năm 2015, theo thông báo của Bộ xây dựng tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 35.7% (tăng 1.2% so với năm 2013) Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành sản xuất kinh doanh mỹ phẩm Bởi tỷ lệ tiêu dùng mỹ phẩm ở thành thị cao hơn

so với ở nông thôn rất nhiều Thứ nhất là do mức sống ở thành thị cao hơn, thứ hai là do người dân ở thành thị có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với những xu hướng trang điểm, làm đẹp Do đó nhu cầu sử dụng tăng cao, việc tiêu thụ sản phẩm cũng diễn ra nhanh chóng hơn

Trang 6

Trong năm 2016, ngành Xây dựng sẽ phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 36.8% Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển đối với ngành sản xuất mỹ phẩm ở Việt Nam nói chung và đối với Thorakao nói riêng

2.1.2 Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 tăng 6,68% so với năm 2014 GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 45,7 triệu đồng/người, tương đương 2109 USD/người Xét về góc độ sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng năm 2015 tăng 9,12% so với năm 2014, tích lũy tài sản tăng 9,04% (Theo Tổng Cục Thống Kê) Đây đều là những con số đáng kể so với các năm trước đó Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi

rõ rệt sau khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2007 Nền kinh tế phát triển, sức mua của người dân tăng lên, nhu cầu về làm đẹp và sử dụng các sản phẩm hóa mỹ phẩm cũng tăng lên Đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Thorakao nói riêng để phát triển các chính sách marketing, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm

Bên cạnh đó Việt Nam còn đang dịch chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường, đồng thời từng bước chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Việt Nam đã ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ, là thành viên của ASEAN, APEC, là thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006, và mới nhất là hiệp định TPP Trong điều kiện đó, cạnh tranh

sẽ ngày càng gia tăng cả về quy mô và mức độ, đặt ra cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và thorakao nói riêng Hiện tại các sản phẩm của Thorakao bán lẻ trên thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 20%, trong khi đó số lượng xuất khẩu lại chiếm đến 80% doanh thu Như vậy đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, việc đầu

tư xuất khẩu ra sản phẩm ra nước ngoài của thorakao sẽ ngày càng thuận lợi hơn Tuy nhiên

vị thế trên thị trường mỹ phẩm nước nhà lại khó mà giữ được, trong khi lượng bán lẻ đã ít

mà các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới lại ồ ạt đổ về Việt Nam khi mở cửa Việc này đòi hỏi Thorakao phải có những chính sách phù hợp để có thể phát triển sản xuất kinh doanh

2.1.3 Môi trường chính trị - luật pháp

Hiện tại Việt Nam có rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước Đặc biệt trong năm 2016 Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư đã tiến hành dự thảo về việc ban hành Luật Hỗ Trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Dự kiến sẽ trình Chính phủ vào tháng 7 năm 2016 Là một doanh nghiệp vừa với tổng số vốn đầu tư gần 30

tỷ đồng, Thorakao hiện đang rất cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ để có thể mở rộng thị phần cũng như phát triển sản xuất kinh doanh ở thị trường trong nước Các điều luật sắp được ban hành có thể khẳng định là một lợi thế cho Thorakao có thể ổn định và phát triển

Trang 7

Tuy nhiên, bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, chính phủ Việt Nam cũng từng bước ban hành các điều luật mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài nhằm mục đích hướng tới toàn cầu hóa Theo Thông tư số 06/2006 / TT-BYT: Các công ty mỹ phẩm có thể tự do nhập khẩu các sản phẩm mỹ phẩm vào Việt Nam Các nhà nhập khẩu mỹ phẩm cần xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra ban đầu cho các loại mỹ phẩm nhập khẩu Giấy chứng nhận phải được phát hành bởi nhà sản xuất Và các công ty này được yêu cầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm Nội dung Quảng cáo phải tuân theo quy định của Bộ Văn Hóa Thông Tin Thuế được giảm từ 50% xuống còn 30%~20% tùy theo mặt hàng được áp thuế Như vậy những điều luật trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty mỹ phẩm nước ngoài xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Việt Nam mà không phải chịu ràng buộc gì nhiều

về mặt kỹ thuật cũng như mức độ an toàn của san phẩm Chẳng thế mà trên thị trường hiện nay có rất nhiều các nhãn hàng sản phẩm khác nhau đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Âu Mỹ Chưa kể việc kiểm soát không nghiêm ngặt dẫn đến một lượng lớn mỹ phẩm xách tay được nhập về Việt Nam và buôn bán dưới nhiều hình thức khác nhau Đây là một thách thức lớn dành cho các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước, khi mà thị phần trong nước vốn

đã ít ỏi, nay càng khó khăn hơn trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng mỹ phẩm nước ngoài

2.1.4 Môi trường tự nhiên - công nghệ

Mỹ phẩm Thorakao hầu hết đều là các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc điều chế các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ thiên nhiên đã không còn gặp phải nhiều khó khăn như trước, chi phí cho việc chiết xuất sản phẩm cũng được giảm đáng kể Đây là một điều kiện thuận lợi cho Thorakao vốn đang đi đầu trong các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm ở Việt Nam về đặc tính thiên nhiên của sản phẩm cũng như đi đầu trong phân khúc giá rẻ

Tuy nhiên công nghệ của Thorakao vẫn còn rất nhiều hạn chế, khởi nguồn từ những công thức chiết xuất mang tính truyền thống của gia đình bà Hà Thị Lan Hảo Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Thorakao đã có những bước cải tiến đáng kể trong việc mở rộng quy mô sản xuất từ quy mô hộ gia đình sang sản xuất công nghiệp, mà vẫn giữ nguyên được những giá trị như khi sản xuất sản phẩm thủ công Tuy nhiên những cải tiến này vẫn còn chưa đủ Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế trên thế giới, công nghệ sản xuất của các nước phát triển cũng ngày một tăng cao Dây chuyền công nghệ hiện đại với những tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng được mọi khách hàng khó tính nhất Đây vẫn là điều mà Thorakao còn thiếu Việc đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại, cũng như học hỏi một quy trình làm việc cũng như phương pháp quản lý phù hợp là những việc mà Thorakao cần

và nên làm

Trang 8

2.1.5 Môi trường văn hóa - xã hội

Mỹ phẩm cũng là một sản phẩm chịu sự ảnh hưởng của văn hóa – xã hội Cùng sử dụng mỹ phẩm nhưng ở mỗi vùng khác nhau lại có những quan điểm tiêu dùng khác nhau

Ví dụ như ở Châu Á thường dùng mỹ phẩm trang điểm nhẹ nhàng, nhưng ở phương Tây thì lại có thói quen trong điểm đậm Ở Việt Nam, phụ nữ thường sử dụng sản phẩm trang điểm chứ không hay dùng các sản phẩm dưỡng và chăm sóc da Ngược lại ở Hàn Quốc, Nhật Bản

họ chú trọng đến việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da và trang điểm khi đi ra ngoài Ở những nước này nam giới cũng sử dụng nhiều sản phẩm mỹ phẩm hơn so với nước ta Bởi vậy thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, tuy nhiên có xu hướng gia tăng trong thời gian tới Thói quen sử dụng ít các sản phẩm chăm sóc da ở phụ nữ Việt Nam cũng gây khó khăn lớn đến các công ty sản xuất mỹ phẩm dưỡng da như Thorakao Tuy nhiên cùng với sự hội nhập toàn cầu, xu hướng sử dụng và tiêu dùng mỹ phẩm của phụ nữ Việt Nam đang có những bước thay đổi rõ rệt Chị em phụ nữ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc làn da của mình, thay vì chỉ sử dụng mỹ phẩm trang điểm như trước Điều này là một cơ hội lớn giúp cho Thorakao phát triển thị phần trong nước

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, một đặc điểm văn hóa khác ở người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước,

đó là sở thích sính ngoại, đặc biệt là đối với các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp Hầu hết khi được hỏi sử dụng sản phẩm gì để chăm sóc sắc đẹp, ngay lập tức các sản phẩm đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Châu Âu đều sẽ được nhắc đến, tuy nhiên có rất ít người quan tâm đến các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam Một phần là do tâm lý sính ngoại, một phần

là do các sản phẩm mỹ phẩm Việt Nam, mà ở đây cụ thể là các sản phẩm của Thorakao còn yếu kém về mặt hình ảnh, mẫu mã, bao bì cũng như các chính sách marketing phù hợp, trong khi đó chất lượng không hề thua kém so với các sản phẩm nhập ngoại Đây là một trong những điểm yếu mà Thorakao cần phải khắc phục để có thể phát triển thị phần trong nước

Trang 9

2.2 Môi trường vi mô

2.2.1 Nhóm nội bộ doanh nghiệp

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Công ty Thorakao

Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy mặc dù là một doanh nghiệp cỡ vừ nhưng Công ty Thorakao

đã xây dựng được một bộ máy tổ chức và quản lý vô cùng rõ ràng, có sự chuyên môn hóa rõ rệt trong từng hoạt động Chức năng và công việc của các phòng ban không bị chồng chéo lên nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra suôn sẻ Từ đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp

Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty Thorakao bao gồm Hội Đồng Quản Trị

và Ban Giám Đốc Hai bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động, khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra trơn tru, nhất quán

Về Hội Đồng Quản Trị: Chủ Tịch Hội Đồng Quản trị hiện nay của công ty

Thorakao là ông Huỳnh Kỳ Trân chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, và ban hành các quyết định thông qua Hội Đồng Quản Trị Hội Đồng Quản Trị là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội Đồng Quản Trị giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

T.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P.Kế hoạch P.Marketing P.xuất

nhập khẩu

P.Hành chính P.Kế toán

Trang 10

thông qua Ban điều hành và các Hội đồng Có thể nói những định hướng của Hội Đồng Quản Trị có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động marketing của công ty, góp phần giúp các hoạt động marketing đi theo đúng định hướng chiến lược mà công ty đề ra

Về Ban Giám Đốc:

 Tổng Giám Đốc hiện nay của công ty là bà Võ Thị Ánh Nguyệt, toàn quyền quyết định các dự án đầu tư và phát triển của công ty, các phương án sản xuất kinh doanh tài chính và kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổng quát, chỉ đạo công việc gián tiếp đến các phòng ban của công ty Tổng Giám đốc cũng là người đại diện của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của công ty

 Phó giám đốc tài chính hiện nay của công ty là bà Võ Thị Thùy Trâm, Chỉ đạo điều hành các bộ phận kế toán tài vụ, bộ phận hành chánh, quản lý nguồn tài chánh và các hoạt động thu chi của công ty

 Phó Giám đốc kinh doanh hiện nay của công ty là ông Mai Tấn Dũng, có trách nhiệm chỉ đạo phòng kinh doanh, tổ chức và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty Báo cáo trước giám đốc tình hình hoạt động của công ty, đề xuất những phương án hoạt động, triển khai thực hiện những kế hoạch do giám đốc hoạch định

 Phó giám đốc sản xuất kiêm trưởng phòng sản xuất hiện nay của công ty là bà Huỳnh Thị Trúc Yến, trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất tại nhà máy Tổ chức điều hành nhà máy hoạt động theo đúng kết hoạch đã vạch

ra, đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Phó giám đốc sản xuất phụ trách các công tác bảo trì, sửa chữa và nâng cấp thiết

bị máy móc phục vụ sản xuất

Ban giám đốc phối hợp nhịp nhàng cùng với Hội đồng quản trị giúp cho việc điều hành mọi công việc trong công ty diễn ra trôi chảy và đi đúng định hướng cũng như hoàn thành mục tiêu chung Góp phần thuận lợi hơn cho việc thực hiện các hoạt động marketing đúng theo định hướng chiến lược ban đầu

Ngoài bộ máy lãnh đạo của công ty có một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến các

Ngày đăng: 30/03/2018, 04:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w