1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô tả hệ thống ngữ âm của thổ ngữ ở Phú Yên

20 373 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 263,67 KB

Nội dung

Vậy nên thổ ngữ mà tôi đang sử dụng là thổ ngữ Phú Yên mà đặc trưng là của thị trấn Phú Hiệp.Sau đây tôi xin trình bày về phương ngữ mà tôi dang sử dụng và những đặc điểm khác biệt của t

Trang 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Hạnh

MSSV: 1256010046

Bài thi cuối kì

Môn học: Phương ngữ học và phương ngữ tiếng Việt

Đề bài: Mô tả hệ thống ngữ âm của thổ ngữ mà anh ( chị ) đang sử dụng

Tôi được sinh ra và lớn lên tại thị trấn Phú Hiệp, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên Tôi sinh sống và học tập tại Phú Yên cho đến năm 18 tuổi và năm 19 tuổi vào thành phố Hồ Chí Minh để học Cả bố và mẹ tôi cũng là người Phú Yên và họ đang sinh sống, làm việc tại đây

Vậy nên thổ ngữ mà tôi đang sử dụng là thổ ngữ Phú Yên mà đặc trưng là của thị trấn Phú Hiệp.Sau đây tôi xin trình bày về phương ngữ mà tôi dang sử dụng và những đặc điểm khác biệt của thổ ngữ này với tiếng Việt toàn dân

Tiếng Phú Yên thuộc vùng phương ngữ Nam Trung Bộ, thuộc dải phương ngữ Bình – Phú- Khánh- Thuận nên mang những đặc điểm ngữ âm đặc trưng của vùng Nét đặc trưng này hình thành do sự biến đổi về mặt ngữ âm, xảy ra đều đặn ở tất cả các thành phần âm tiết : hệ thống âm đầu thiếu phụ âm xát môi /v-/ và âm xát đầu lưỡi bẹt /z-/ nhưng lại xuất hiện phụ âm môi /w-/ và âm mặt lưỡi /j-/; không có âm đệm; hệ thống âm chính biến đổi phức tạp; cặp âm cuối /-n/, /-t/ của tiếng Việt chuẩn chuyển thành cặp /- ŋ/, /-k/ trong tiếng Phú Yên; hệ thống thanh điệu không

có sự phân biệt giữa thanh ngã với thanh hỏi

Do đặc thù mất âm đệm nên tiếng Phú Yên không còn đầy đủ bốn kiểu mở đầu âm tiết như tiếng Việt chuẩn

1.Thanh điệu

Trong phương ngữ Phú Yên, hệ thống thanh điệu chỉ có 5 thanh Đó là : thanh ngang (1), thanh huyền (2), thanh hỏi- ngã (4-3), thanh sắc (5), thanh nặng (6) Trong tiếng Phú Yên thanh ngã được phát âm giống thanh hỏi nên tạm gộp lại thành thanh hỏi ngã, kí hiệu là 4-3

1.Thanh ngang :

Trang 2

Thanh ngang trong tiếng Phú Yên là một thanh thuộc âm vực cao

Đường nét của thanh ngang dường như bằng phẳng, không tạo đường gãy khúc như thanh sắc, thanh nặng hay thanh ngã- hỏi

2.Thanh huyền :

Thanh huyền trong tiếng Phú Yên thuộc âm vực thấp Đường nét của thanh huyền trong tiếng Phú Yên cũng gần như bằng phẳng, có sự dao động lên xuống nhưng không tạo nên đường gãy khúc Thanh huyền có độ cao xuất phát gần bằng độ cao xuất phát với thanh ngang nhưng khi kết thúc có sự hạ thấp cao độ xuống mức thấp hơn mức xuất phát, tạo nên một đường dốc đi xuống rõ nét.Có âm điệu hơi đi xuống, cường độ không đổi

3 Thanh hỏi –ngã :

Trong tiếng Phú Yên không có sự phân biệt thanh ngã và thanh hỏi, hai thanh này được thể hiện giống nhau nên được gộp chung lại là thanh hỏi – ngã

Có độ cao xuất phát thuộc âm vực thấp và thấp hơn độ cao xuất phát của thanh ngang và thanh huyền Đường nét của thanh không bằng phẳng, có hiện tượng đi xuống một ít sau lúc khởi đầu, sau đó chuyển hướng đi lên rõ rệt và kết thúc ở âm vực cao

4 Thanh sắc : là thanh thuộc âm vực cao Sự thể hiện thanh sắc có hiện tượng hạ thấp cao độ một ít sau lúc khởi đầu và kết thúc Độ cao kết thúc của thanh sắc đạt được mức cao nhất so với các thanh khác

5 Thanh nặng :

Thanh nặng trong tiếng Phú Yên là một thanh thuộc âm vực thấp, có độ cao xuất phát thấp hơn độ cao xuất phát của thanh huyền Đương nét của thanh nặng không bằng phẳng, xuất phát đi xuống và kết thúc chuyển hướng đi lên

Trang 3

2 Âm đầu:

Phụ âm đầu luôn gắn liền với vị trí và chức năng mở đầu âm tiết Trên chữ viết, phụ âm đầu được thể hiện bằng hệ thống âm vị học gồm các âm bật ra và âm tắc thanh hầu

So với hệ thống phụ âm đầu của tiếng Việt chuẩn có thể thấy tiếng Phú Yên thiếu phụ âm xát môi răng /v-/ và phụ âm xát đầu lưỡi bẹt /z-/ nhưng lại xuất hiện phụ

âm môi /w-/ và âm mặt lưỡi /j-/ Trong đó, phụ âm xát mặt lưỡi /j-/ thay thế cho phụ âm xát môi răng /v-/ và phụ âm xát đầu lưỡi bẹt /z-/, còn phụ âm xát hai môi /w-/ thay thế cho phụ âm tắc gốc lưỡi ồn /k-/, âm tắc gốc lưỡi vang / ŋ-/, âm tắc thanh hầu /ʔ-/ và âm xát thanh hầu /h-/ khi chúng phân bố trước âm đệm /-w-/ Những đặc điểm biến đổi về phụ âm đàu trong thổ ngữ Phú Yên:

2.1 Âm vị /w-/

Âm đệm /-w-/ khi đứng sau các phụ âm gốc lưỡi /k-/, /ŋ-/ và các phụ âm tắc thanh hầu /ʔ-/, /h-/ thì các tổ hợp [kw-], [ŋw-], [ʔw-], [hw] được chuyển thành [w-]

[wɐ:2 jɐ:i] hòa giải

[bɐ:2 wɐ:i6] bà ngoại

[wɐŋ:2 wɛ:w2] ngoằn ngoèo

[wɐ:ŋ1 jɐ:4-3] hoang dã

[wɤŋ:5 liʌŋ6] huấn luyện

[wɐ:4-3 wi:t5 ] quả quýt

[wɐ:ŋ5 ʔɐŋ:1

] quán ăn [wɐ:ŋ1 tɤm1 ] quan tâm

2.2 Lẫn lộn Âm vị /s-/ và âm vị /ʂ-/

Trong tiếng Phú Yên âm vị /s-/ và âm vị /ʂ-/ được thể hiện gần như là một, Âm vị /s-/ và âm vị /ʂ-/ đều được người Phú Yên thể hiện là [s-]

[sɐ:k5 sɯk:5] xác suất

Trang 4

[sɯ:4-3 sɯ:6] xử sự

[sɯ:5 sɤ:4-3] xứ sở

[sɐp:5 si:p5] sắp xếp

[sɤw:1 sɐ1] sâu xa

[sɐ:1 sɤ:w1] xa xôi

[sɤw:5 si:5] xấu xí

2.3 Âm vị /l-/

Âm vị /l-/ được phát âm là một âm xát đầu lưỡi vang [l-]

Ví dụ: [lɐ:ŋ1 tʰɐ:ŋ1

] (lang thang ) [lɐ:m6 fɐ:k5] (lạm phát )

2.4 Lẫn lộn âm vị /ʈ-/ và âm vị /c-/

âm vị /ʈ-/ và âm vị /c-/ được người Phú Yên thể hiện là [c-]

[cɐ:i1 cɛ:4-3] trai trẻ

[cɐ:ŋ1 ci:5] trang trí

[cɐw:1 cuʌk5] chau chuốt

[cɐ:m6 co:4-3] chạm trổ

[cɤŋ:4-3 ci:6] chẩn trị

[ci:4-3 cɔ:4-3] chỉ trỏ

[cɛ:1 cɤ4-3] che chở

2.5 Âm vị /j-/

Trang 5

Phụ âm đầu /v-/ và /z-/ được thay thế bằng âm vị /j-/, âm vị /j-/ được người Phú Yên thể hiên là [j-]

[di:1 jiʌ2] đi về

[jɯk:6 tʰɐm:4-3

] vực thẳm [jɤw:5 jɤ:k5] dấu vết

[jɐŋ:1 min:1] văn minh

[jɤŋ:2 ʈɐŋ:1

] vầng trăng

[jɐ:i4-3 wɐ:2] giải hòa

[jɐi4-3] / [vai3] vải

[jiɘ:k5] / [ viet5]viết

[jɐ:ŋ2] / [vaŋ2] vàng

[di:1 jo:1] / [di1 vo:1] đi vô

[jɤ:i5] / [vɤ:i5] với

[jɐ:w1 tiʌp5] giao tiếp

[jiʌŋ1 fɤŋ:5] viên phấn

[jɤw:6 jɐ:4-3] vội vã

[kɔ:ŋ1 ji:t6] con vịt

[jɐ:1 jɐ:w5] gia giáo

[jɯʌŋ1 jɐ:i1] vươn vai

[jiʌŋ6 kɤ:5] viện cớ

[jiʌk6 lɐ:m2] việc làm

[ju:i1 jɛ:4-3] vui vẻ

[χɤw:4-3

ji:6] khẩu vị

Trang 6

2.6 Âm vị /k-/

Phụ âm /k-/ khi phân bố trước âm đệm /-w-/ thì cả tổ hợp [kw-] chuyển thành [w-] trong tiếng Phú Yên

[wiʌŋ2 lɯk:5] (quyền lực)

[wɐ:4-3 wi:t5] quả quýt

[wiʌŋ1 ɣʌ:p5] quyên góp

[wiʌŋ5 liʌŋ5] quyến luyến

[wiʌk5 ci:5] quyết chí

[win:5 wɐ:ŋ5] Quýnh quáng

2.7 Âm vị /h-/

Phụ âm /h-/ khi phân bố trước âm đệm /-w-/ thì cả tổ hợp [hw-] chuyển thành [w-] trong tiếng Phú Yên

[wi:t5 sɐ:w5] huýt sáo

[wiʌk5 tʰoŋm5

] huyết thống [wi:1 wɐ:ŋ2] huy hoàng

3.Âm đệm:

Âm đệm /-w-/ khi phân bố sau âm đầu và trước các âm chính sau /-i:-/, /-i-/, /-ɐ-/,/-ɤ-/, /-ɤ:-/, /-ɛ-/ thì âm đệm /-w-/ bị triệt tiêu hoàn toàn

[tiʌŋ1 ʈiʌŋ2

] tuyên truyền

[hi1 hi:w6] huy hiệu

[ŋiʌk6 tʰɯk:5

] nguyệt thực [tʰi:4-3 tʰu:4-3

] thủy thủ

Trang 7

[lɛ:2 lɛ:k6] lòe loẹt

[lɤŋ:5 wɤŋ:5] luấn quấn

[ɲɤ:m6 mɐw:2] nhuộm màu

[liʌŋ6 tɤp:6] luyện tập

[ŋɛ:1

ŋɤi:4-3] ngoe nguẩy

[ŋɐk:6 dɤ:ŋ1] ngoặc đơn

[ŋɐŋ:2 ŋɛ:w2] ngoằn ngoèo

[ŋɐk:6 ŋɛ:w6] ngoặt ngoẹo

[ŋɤi:1 ŋɤi:4-3] nguây nguẩy

[ŋiʌŋ1 bɐ:ŋ4-3]nguyên bản

[tʰiʌŋ2 bɛ:2] thuyền bè

[tʰɤ:4-3 sɯʌ1] thuở xưa

Khi âm đệm /-w-/ phân bố sau các âm đầu /ʔ-/, /h-/, /k-/, /ŋ-/ thì cả tổ hợp /ʔw-/, /hw-/, /kw-/, /ŋw-/ chuyển thành phụ âm xát môi /w-/

[wɐ:ŋ1] oan

[wɐ:1] qua

[wɘ:n1] quên

[wɯŋ:2] quần

[wɐ:i2] ngoài

[dɤw:5 wiʌŋ2] dấu huyền

Khi âm đệm /-w-/ phân bố sau phụ âm xát gốc lưỡi /χ-/ thì cả tổ hợp [χw-] chuyển thành [f-]

Trang 8

[ku:4-3 fɐ:i1] củ khoai

[fɐ:ŋ1 dɐ:4-3] khoan đã

[fiʌ1 fɐk:5] khuya khoắt

[sɯk:5 fɛ:4-3] sức khỏe

[ciʌ2 fɐ:5] chìa khóa

[fɛ:k5] khoét

[fi:1 ʔɐ:w5]khuy áo

[fɤi:5 ] khuấy

Khi âm đệm /-w-/ phân bố trước âm chính /-ɤ-/ và âm cuối /–n/, /-t/ thì âm đệm bị lược bỏ, đồng thời /-ɤ-/ chuyển thành nguyên âm ngắn cùng hàng nhưng có độ mở hẹp hơn [-ɯ-]

[lɯŋ:1 ciʌŋ4-3] luân chuyển

[tu:i4-3 tɯk:5] tuổi tuất

[mi:4-3 tʰɯk:6

] mĩ thuật [cɯŋ:4-3 hɐ:w5] chuẩn hóa

4 Âm chính

4.1 Âm chính /-ie-/

Âm chính /-ie-/khi phân bố trước âm cuối /-ø/, /-ŋ/, /-k/ được thể hiện không có sự khác biệt so với tiếng Việt chuẩn nhưng yếu tố thứ hai có độ mở rộng hơn và nhích

về phía sau thành [-iʌ-] Tức

Vần –ia,-uya, -ya được phát âm là [-iʌ-]

Vần –iên, -iêng, -uyên được phát âm là [-iʌŋ-]

Vần –iêt, -iêc, -uyêt được phát âm là [ -iʌk-]

Trang 9

[liʌŋ1 ti:p5] liên tiếp

[tiʌk5 hʌw kp] tiết học

[liʌŋ5 tiʌk5] luyến tiếc

[ŋiʌŋ1

jɛ:ŋ6] nguyên vẹn

[kɐ:i1 tʰiʌ2

] cái thìa

[dɛ:m1 fiʌ1] đêm khuya

[χiʌŋ1

] khiêng

Âm chính /-ie-/ khi đứng trước âm cuối /-m/, /-p/, /-w/ thì được chuyển thành

nguyên âm đơn dài cùng hàng có độ mở hẹp nhất [-i:-] Tức, vần –iêm được phát

âm là [-i:m], vần –iêp được phát âm là [-i:p], các vần –iêu được phát âm là [-i:w] [ni:m2 ti:n1] niềm tin

[li:m1 si:4-3] liêm sỉ

[tʰi:p6 ] thiệp

[ci:w2 tɤw:5] chiều tối

[ti:p5 tʰi:6] tiếp thị

[hɐ:k6 ti:w1] hạt tiêu

[fi:w1 li:w1] phiêu lưu

[ti:m2 nɐŋ:1] tiềm năng

[ɲi:p5 jɐ:1 ] nhiếp gia

[bi:w4-3 do:2] biểu đồ

[ni:m2 nɤ:4-3] niềm nở

[buŋm5

ʐi:w1] bún riêu

[si:w1 tʰi:6

] siêu thị

Trang 10

[kɐ:i5 ni:w1] Cái niêu

[hɐk6 di:w2] hạt điều

4.2 Âm chính /-e-/

Trong các âm tiết có âm cuối môi /-m/, /-p/, /-w/, nguyên âm hàng trước có độ mở hẹp vừa /-e-/ chuyển thành nguyên âm dài cùng hàng nhưng có độ mở hẹp [-i:-] [ni:m2 kɜn:1] nêm canh

[ti:m1 ʈɤw:2

] têm trầu

[tʰi:w1

tai:1] (thêu tay )

[tʰ i:m1 bɤ:k5] (thêm bớt )

[kɤ:m1 ni:p5] cơm nếp

[kɐ:i5 li:w2] cái lều

[ni:w1 ɣɯʌŋ1] nêu gương

[ni:w5 ɲɯ:1] nếu như

[ʐi:w1 ʐɐ:w1

] rêu rao [di:w2 dɐŋ:6] đều đặn

Trong các chu cảnh còn lại, âm chính /-e-/ chuyển thành nguyên âm dài hàng giữa

có cùng độ mở [-ɘ:-]

[rɘ:4-3] rể

[tɘ:t5] (tết)

[hɘ:t5] (hết)

[cɘ:n1 cɘ:t5] (chênh chếch )

Trang 11

4.3.Âm chính /-ɛ-/

Âm chính /-ɛ-/ trong các vần “anh, ách” được chuyển thành [-ɛ-] Như vậy, các vần

“anh, ach” được phát âm là [-ɜn:], [-ɜt:]

[ŋɜn:1

lɘ:ŋ1] nhanh lên

[tʰɜt:5 tʰɯk:5

] thách thức

4.4.Âm chính /-ɯ:/

Âm chính /-ɯ:-/ là nguyên âm dài hàng sau không tròn môi có độ mở hẹp nhất [-ɯ:-]

[kɐ:i5 lɯ:1] (cái lư)

[cɯ:4-3] (chữ )

[tʰɯ:1] (thư )

Âm chính /-ɯ:-/ khi phân bố trước bán nguyên âm cuối /-i/ được người Phú Yên thể hiện là nguyên âm đơn dài tương ứng [-ɯ:-], đồng thời âm cuối [-i] bị lược mất [cɯ:4-3] chửi

[ŋɯ:4-3

] ngửi

[χuŋ1

kɯ:4-3] khung cửi

[ɣɯ:4-3] gửi

Âm chính /-ɯ:-/ khi đứng trước âm cuối /-w-/ thì cả tổ hợp [-ɯ:w] được chuyển thành [-i:w]

[ʈi:w2 tɯʌŋ6] Trừu tượng

[hi:w1 ʈi:6] Hưu trí

[li:w1 lɐ:k6] Lưu lạc

Trang 12

[ti:w6 ʈɯʌŋ2] Tựu trường

[ŋiʌŋ1

ki:w5] Nghiên cứu

[ŋi:w1

lɐ:ŋ1] Ngưu lang

[si:w1 tɤm:2] Sưu tầm

[jɘ:2 hi:w1] về hưu

[χi:w5

jɐ:k5] khứu giác

[jɐ:w1 li:w1] giao lưu

[bi:w1 fɤm:4-3] bưu phẩm

[ti:w4-3 lɯʌŋ6] tửu lượng

[mi:w1 kɤ:5] mưu kế

4.5.Âm chính /-ɯɤ-/

Âm chính /-ɯɤ/ khi phân bố trước âm cuối /-ø/, /-ŋ/, /-k/ được thể hiện là nguyên

âm đôi về cơ bản giống với tiếng Việt chuẩn nhưng yếu tố thứ hai có độ mở rộng hơn thành [-ɯʌ-]

Tức, vần –ưa được phát âm là [-ɯʌ],

Vần –ương, -ươn được phát âm là [-ɯʌŋ],

Vần –ươc, -ươt được phát âm là [-ɯʌk]

[dɯʌ1 dɔ:ŋ5] đưa đón

[mɯʌ1] mưa

[kɐ:i5 kɯʌ1] cái cưa

[ŋɐi:1 sɯʌ1] ngày xưa

[tɯʌŋ1 ʔɤ:k5] tương ớt

Trang 13

[mɯʌŋ5] mướn

[hɐ:i2 hɯʌk5] hài hước

Âm chính /-ɯɤ-/ khi phân bố trước bán âm cuối môi /-w/ thì cả tổ hợp [-ɯɤw] được chuyển thành [-i:w]

[cɐ:i1 ʐi:w6

] Chai rượu

[bi:w5 ko4-3] Bướu cổ

[kɔ:ŋ1 χi:w1

] Con khướu [kɔ:ŋ1 hi:w1] con hươu

Âm chính /-ɯɤ-/ khi đứng trước bán nguyên âm cuối /-i/ thì chuyển thành nguyên

âm đơn dài tương ứng [-ɯ:-], đồng thời âm cuối [-i] bị lược bỏ

[kɔ:ŋ1 ŋɯ:2] con người

[lɯ:4-3 dɐ:w1] lưỡi dao

[tɯ:1 mɐ:k5] tươi mát

[dɯ:2 ʔɯ:1] đười ươi

[so:5 mɯ:2] số mười

[dɐm:5 kɯ:5] đám cưới

[nu:6 kɯ:2] nụ cười

Âm chính /-ɯɤ-/ khi đứng trước âm cuối /-m/ thì tổ hợp ɯɤm] bị lược bỏ âm [-ɯ-] và được chuyển thành [-ɤ:m]

[lɤ:m6 ] lượm

[tɤ:m1 tɤk:5] tươm tất

Trang 14

4.6 Âm chính /-ɤ-/

Khi /-ɤ-/ phân bố trước bán nguyên âm cuối /-w/, /-i/ thì chuyển thành nguyên âm ngắn hàng giữa nhưng có độ mở rộng hơn [-ɐ:-]

[dɐw:2] đầu

[lɐ:i6 dɐi:1] lại đây

Khi /-ɤ-/ phân bố trước bán nguyên âm cuối /-m/ thì chuyển thành [-ɐ-]

[kɐm:2] Cầm – cằm

[dɐm:2 diʌ2] Đầm đìa- đằm đìa

Âm chính /-ɤ-/ khi phân bố sau âm đệm /-w-/ thì cả tổ hợp /-wɤ-/ được người Phú Yên phát âm thành [-ɯ], tức âm đệm bị lược bỏ còn nguyên âm [-ɤ-] chuyển thành nguyên âm ngắn cùng hàng có độ mở hẹp nhất [-ɯ-] Hai phụ âm cuối phân bố sau vần [-wɤ-] là /-n/, /-t/ của tiếng Việt chuẩn cũng được chuyển thành [-ŋ], [-k] trong tiếng Phú Yên, tức [-wɤn] và [-wɤt]được phát âm là [-ɯŋ:] và [-ɯk:]

[lɯŋ1 fiʌŋ1] (luân phiên)

[sɐ:ŋ4-3 sɯk:5] sản xuất

[tʰu:4-3 tʰɯk:6] thủ thuật

[ nɐm:1 ɲɯŋ6 ] năm nhuận

[muʌ2 sɯŋ1] mùa xuân

[cɯŋ4-3 bi:6] chuẩn bị

Âm chính /-ɤ/ khi đứng trước âm cuối /-ŋ/, /-n/thì được chuyển thành nguyên âm cùng dòng nhưng có độ mở hẹp hơn [-ɯ-]

Trang 15

[tɯŋ:2 lɤw:2] tầng lầu

[bɐ:ŋ2 cɯŋ:1] bàn chân

4.7 Âm chính /-ɑ:-/

Trong các loại hình âm tiết, nguyên âm dài hàng sau không tròn môi có độ mở rộng nhất /-ɑ:-/ của tiếng Việt chuẩn chuyển thành nguyên âm dài hàng giữa có độ

mở rộng vừa [-ɐ:-]

[bɐ:1 mɐ:5] ba má

[tɐ:i1] tay

[lɐ:m1 lu:4-3] lam lũ

Âm chính /-ɑ:-/ khi đứng trước âm cuối /-u/ thì cả tổ hợp [-ɑ:u] được chuyển thành [-ɤw:]

[jɤw:2] Giàu  giầu

[mɤw:2 sɐ:k5] Màu sắc  mầu sắc

4.8 Âm chính /-ɑ-/

Trong các âm tiết khép và nửa khép, /-ɑ-/ được thể hiện là nguyên âm ngắn hàng giữa có độ mở rộng vừa [-ɐ-] Tức,

Vần –ăn, -ăng được phát âm là [-ɐŋ:],

Vần –ăt, -ăc được phát âm là [-ɐk:],

Vần –ăm được phát âm là [-ɐm:],

Vần –ăp được phát âm là [-ɐp:]

Trang 16

[ʐɐw:1 ʐɐm1] rau răm

[sɐŋ:1 bɐk:5] săn bắt

[kɐ:i1 kɐp:6] cái cặp

Âm chính /-ɑ-/khi đứng trước âm cuối /-m/, /-p/ ở một số âm tiết nhất định được người Phú Yên thể hiện thành một nguyên âm cùng hàng nhưng có độ mở hẹp vừa [-ɤ-]

[ʈɐ:i5 bɤp:5] trái bắp

4.9 Âm chính /-uo-/

Âm chính /-uo-/ khi phân bố trước âm cuối /-ø/, /-ŋ/, /-k/ được thể hiện là một nguyên âm đôi về cơ bản giống với tiếng Việt chuẩn nhưng yếu tố thứ hai có độ

mở rộng hơn thành [-uʌ] tức,

Vần –ua được phát âm là [-uʌ-],

Vần –uông, -uôn được phát âm là [-uʌŋ],

Vần –uôc, -uôt được phát âm là [-uʌk]

Âm chính /-uo-/ khi phân bố trước cặp phụ âm cuối /-m/, /-p/ thì bị đơn hóa thành thành nguyên âm đơn dài hàng sau không tròn môi có độ mở hẹp vừa [-ɤ:-]

[kɐ:i5 bɤ:m2] (cái buồm)

[lɤ:m6 tʰɤ:m6

] (luộm thuộm)

Âm chính /-uo-/ khi kết hợp với âm cuối /-i/ thì cả tổ hợp [-uoi] được chuyển thành [-u:i-] Tức là vần –uôi thành -ui

[ku:i5 nɐm:1] cuối năm

[kɔ:n su:i5] con suối

[ŋu:i1 ŋɐk:5

] nguôi ngắt

[kɔ:n1 nu:i1] con nuôi

Trang 17

[dɤw:2 du:i1] đầu đuôi

[kɔ:n1 mu:i4-3] con muỗi

[ʈɐ:i5 cu:i5] trái chuối

[tu:i4-3 tɐ:k5] tuổi tác

4.10.Âm chính /-o:-/

Âm chính /-o:-/ là một nguyên âm dài hàng sau tròn môi có độ mở hẹp vừa [-o:-] [to:1 fɤ:4-3] tô phở

[sɛ:1 ko:6] xe cộ

Âm chính /o:-/ khi đứng trước các âm cuối /-m/, /-p/, thì chuyển thành [-ɤ:-] Tức vần –ôm được phát âm là [-ɤ:m], -ôp được phát âm là [-ɤ:p]

[hɤ:p6 kɤ:m1] hộp cơm

[kɔ:ŋ1 tɤ:m1] con tôm

Âm chính /-o:-/ khi phân bố trước nguyên âm cuối /-i/ thì cả tổ hợp [-o:i] được phát

âm là [ɤw:] Tức là vần ôi thành vần âu

[bɐ:2 nɤw:6] bà nội

[tʰɤw:4-3

lɯʌ4-3] Thổi lửa

[kɤ:m1 sɤw:1] Cơm sôi

[kɐ:i5 cɤw:4-3] Cái chổi

[kuʌ4-3 ʔɤw:4-3] Quả ổi

[ʈɐ:w1 dɤw:4-3] Trao đổi

[nʌw ŋm5

hɤw:4-3] Nóng hổi

Ngày đăng: 29/03/2018, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w