+ Thứ hai, khái niệm xác định chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ có thể cùng loại hoặc khác loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau nhằm khắc phục hạn chế như đã p
Trang 1
PHẠM MINH HUYỀN
HỦY BỎ HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ HẢI YẾN
HÀ NỘI – 2013
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, thông tin nêu trong Luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn không sao chép
từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Minh Huyền
Trang 3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU VÀ HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH 5
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU……… 5
1.1.1 Khái niệm và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu……… 5
1.1.2 Chức năng của nhãn hiệu……… 8
1.1.3 Các loại nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam……… 10
1.1.4 Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu……… 14
1.2 KHÁI QUÁT VỀ GCNĐKNH VÀ HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH…… 15
1.2.1 Khái quát về GCNĐKNH……… 15
1.2.1.1 Khái niệm GCNĐKNH……… 15
1.2.1.2 Giá trị pháp lý và hiệu lực của GCNĐKNH……… 16
1.2.2 Hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH……… 18
1.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH……… 18
1.2.2.2 Ý nghĩa của việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH……… 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VỀ HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH……… 23
2.1 QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH……… 23
2.1.1 Căn cứ hủy bỏ toàn bộ hiệu lực GCNĐKNH……… 24
2.1.1.1 Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu……… 24
2.1.1.2 Nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp GCNĐKNH……… 30
2.1.2 Căn cứ hủy bỏ một phần hiệu lực GCNĐKNH……… 44
2.1.3 Hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH do sự không trung thực của người nộp đơn 46
2.2 QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH 47
2.2.1 Chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH 47
2.2.2 Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH 48
2.2.3 Cơ quan có thẩm quyền xem xét hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH 48
Trang 4
2.2.4 Trình tự hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH 49
2.3 QUY ĐỊNH VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH 51
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH……… 55
3.1 THỰC TIỄN HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH……… 55
3.1.1 Kết quả đạt được……… 55
3.1.2 Một số hạn chế……… 63
3.2 NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH……… 65
3.2.1 Nguyên nhân của những vướng mắc, khó khăn liên quan đến hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH……… 65
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH……… 66
3.2.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH 66
3.2.2.2 Nhóm các giải pháp khác nhằm hoàn thiện cơ chế hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH 69
KẾT LUẬN……… 70
Trang 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, nhãn hiệu trở thành công cụ hữu hiệu để chiếm lĩnh thị trường, là sợi dây liên kết giữa người tiêu dùng với các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ Không chỉ là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, nhãn hiệu hiện nay còn là một yếu
tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại, làm gia tăng lợi ích cho các chủ sở hữu cũng như hỗ trợ việc xây dựng uy tín, danh tiếng cho các doanh nghiệp Khi đã được bảo hộ, nhãn hiệu mang lại cho chủ sở hữu độc quyền trong việc sử dụng, khai thác cũng như ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu Chính vì lý do đó, không ít các chủ thể kinh doanh đã không tiếc thời gian, công sức và tiền bạc để đầu tư xây dựng và phát triển nhãn hiệu nhằm dành được sự tin tưởng, tín nhiệm của người tiêu dùng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế Cũng xuất phát từ đó, nhiều chủ thể kinh doanh đã đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được người khác sử dụng từ trước và được người tiêu dùng
ưa chuộng tại các quốc gia khác nhằm ngăn chặn việc tiếp cận thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực cũng như tiến hành hoạt động kinh doanh dựa trên uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu Điều này đã gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực, khiến cho họ mất đi quyền tiếp cận thị trường, mất đi mối quan hệ hợp tác kinh doanh, dẫn đến sự bất công trong cạnh tranh thương mại, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, cũng có một
số tổ chức, cá nhân do thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết và hạn chế trong khả năng sáng tạo đã đăng ký những dấu hiệu không có khả năng phân biệt, mang tính mô tả hoặc xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của những chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực cũng như làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng Do đó, trong những năm qua, Việt Nam cũng như các quốc
Trang 7
gia khác trên thế giới đã không ngừng xây dựng, củng cố và hoàn thiện cơ chế, hệ thống pháp luật về hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể liên quan, hạn chế các tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu cũng như góp phần xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN) hiệu quả hơn Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ việc về hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH đã chỉ ra một số điểm thiếu sót, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong việc đánh giá, kết luận Trong khi đó, theo dự báo của một số chuyên gia, cùng với sự gia tăng về số lượng GCNĐKNH được cấp, việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH cũng sẽ có xu hướng gia tăng bởi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt trong khi khả năng sáng tạo cũng như nhận thức về pháp luật sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp còn hạn chế
Hơn nữa, trên thực tế, việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH là một trong những vấn
đề khá nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu cũng như
gây ra nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều trong dư luận, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích quốc gia, vùng miền
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH – Thực
trạng và Giải pháp” là cần thiết nhằm đưa ra cái nhìn khách quan, toàn diện về vấn đề
này dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, đánh giá thực trạng hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của cơ chế hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH trên thực tế
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, các vấn đề về đăng ký, xác lập quyền đối với nhãn hiệu, bảo hộ, thực thi QSHCN đối với nhãn hiệu đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, tuy nhiên, cho đến nay vấn đề hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH vẫn còn là vấn đề chuyên môn khá mới mẻ Qua tìm hiểu của tác giả, tại Việt Nam, vấn đề hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH mới chỉ được đề cập một cách khái quát
trong Luận văn thạc sĩ “So sánh pháp luật và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam
Trang 8
với các điều ước quốc tế và pháp luật một số nước công nghiệp phát triển” của tác giả
Vũ Thị Phương Lan năm 2002; Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá
theo quy định của Việt Nam và cộng hoà Pháp” của tác giả Đặng Thị Thu Huyền năm
2004 và mới đây nhất là Khóa luận tốt nghiệp “Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn
hiệu” của tác giả Nguyễn Mai Ly năm 2013 Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này
mới chủ yếu tiếp cận vấn đề hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH dưới góc độ lý thuyết, trong khi đó, theo tác giả được biết, hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề hủy
bỏ hiệu lực GCNĐKNH dưới góc độ lý thuyết kết hợp với thực tiễn nhằm chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả cơ chế hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH tại Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nhãn hiệu và việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH, nghiên cứu việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phân tích một số vụ việc
về hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH diễn ra trong những năm gần đây để chỉ ra một số bất cập, thiếu sót trong quy định của pháp luật, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH trên thực tế
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định và hướng dẫn của các tổ chức quốc tế chuyên về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật các quốc gia phát triển Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê thực tiễn hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH tại Việt Nam, phân tích một số vụ việc trên thực tế để đánh giá khái quát, đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và
cơ chế hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH
5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là để tổng hợp, khái quát các quy định của pháp luật cũng như tìm hiểu thực tiễn hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH để từ đó chỉ ra những bất cập, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
Trang 9
của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả của việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH trên thực tế
Với đề tài này, tác giả mong muốn tổng hợp các quy định của pháp luật về căn
cứ, trình tự, thủ tục tiến hành hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH, phân tích một số vụ việc cụ thể trong thực tế để qua đó góp phần nâng cao nhận thức và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH gây thiệt hại cho lợi ích của mình cũng như có căn cứ phản bác lại các yêu cầu của bên thứ ba yêu cầu hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH của mình
6 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn nghiên cứu của tác giả bao gồm
Chương 3: Thực tiễn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và
một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Trang 10
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU VÀ HỦY BỎ HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU
1.1.1 Khái niệm và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Cùng với sự phát triển mãnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và giao lưu thương mại toàn cầu, nhãn hiệu đã dần trở thành một tài sản vô hình có giá trị và là đối tượng điều chỉnh của nhiều Điều ước quốc tế (ĐƯQT) song phương và đa phương như Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Thỏa ước Madrid năm 1891
về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa… Các ĐƯQT này về cơ bản đã điều chỉnh khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu như quy định các nguyên tắc, thiết lập cơ chế đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế nhưng chưa đưa ra một khái niệm
về nhãn hiệu Hiệp định TRIPs là hiệp định đầu tiên có quy định khái niệm cũng như đặc điểm của nhãn hiệu một cách khái quát, toàn diện và mang tính quy chuẩn Cụ thể,
Khoản 1 Điều 15b Hiệp định TRIPs có quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp
các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được xác định thông qua quá trình
sử dụng Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”
Như vậy, theo Hiệp định TRIPs, việc xác định một dấu hiệu bất kỳ có thể đăng
ký làm nhãn hiệu hay không sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng và tính phân biệt của các dấu hiệu đó Đây cũng là cách tiếp cận khá phổ biến của nhiều quốc gia khi đưa ra định
Trang 11
nghĩa nhãn hiệu trong pháp luật của mình, hình thành cách hiểu chung tương đối thống nhất về nhãn hiệu
Trên cơ sở các ĐƯQT đã gia nhập và ký kết, pháp luật Việt Nam đã đưa ra khái
niệm về nhãn hiệu hàng hóa tại Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1995 như sau: “Nhãn hiệu
hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh
BLDS năm 1995 đã xác định nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu có khả năng phân biệt và chức năng của nhãn hiệu hàng hóa là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Tuy nhiên, khái niệm trên còn một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn cũng như với tinh thần của một số ĐƯQT mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia như:
+ Thứ nhất, khái niệm đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa là tên gọi chung cho những dấu hiệu để phân biệt cả hàng hóa và dịch vụ;
+ Thứ hai, khái niệm xác định chức năng của nhãn hiệu chỉ là để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ cùng loại, tức là những “hàng hóa, dịch vụ có cùng bản chất (cấu tạo,
thành phần, hình dáng…), có cùng chức năng (công dụng, mục đích sử dụng) và có
Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nhãn hiệu vẫn có thể thực hiện chức năng phân biệt đối với hàng hóa, dịch vụ khác loại nhưng tương tự hoặc có liên quan đến nhau của các chủ thể khác nhau Ngoài ra, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chức năng của nhãn hiệu không chỉ dừng lại để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại mà còn có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ khác loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau nếu việc sử dụng nhãn hiệu có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
1 Điều 785 BLDS 1995
2 Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu hàng hóa số 191/QCXN ngày 06/04/1994 của Cục SHCN
Trang 12
+ Thứ ba, khái niệm quy định “nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ”, điều này
dẫn đến cách hiểu dấu hiệu được thừa nhận là nhãn hiệu hàng hóa nếu là những tập hợp các chữ cái có thể ghép lại thành từ hoặc ngữ có nghĩa hoàn chỉnh Tuy nhiên, trên thực
tế vẫn tồn tại những nhãn hiệu không hoàn toàn là từ có nghĩa mà chỉ là những chữ cái hoặc chữ số được ghép lại với nhau như SONY, NOKIA3…
Do đó, để khắc phục và hoàn thiện quy định về nhãn hiệu hàng hóa, Luật Sở
hữu trí tuệ (Luật SHTT) năm 2005 đã đưa ra khái niệm nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu
là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
Đây là một khái niệm mang tính khái quát hơn so với quy định của BLDS năm
1995 cũng như phù hợp hơn với thực tiễn và quy định của các ĐƯQT, cụ thể:
+ Thứ nhất, khái niệm sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” thay cho “nhãn hiệu hàng hóa” dùng để chỉ những dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ Điều này khiến việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” chính xác hơn cũng như phù hợp hơn với các thuật ngữ được sử dụng cho các loại nhãn hiệu khác như “nhãn hiệu tập thể”, “nhãn hiệu liên kết”, “nhãn hiệu chứng nhận” và “nhãn hiệu nổi tiếng”
+ Thứ hai, khái niệm xác định chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ (có thể cùng loại hoặc khác loại) của các tổ chức, cá nhân khác nhau nhằm khắc phục hạn chế như đã phân tích ở trên đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ khác loại nhưng tương tự hoặc có liên quan chặt chẽ với nhau;
+ Thứ ba, khái niệm không đưa ra giới hạn chỉ những tập hợp các chữ cái có thể ghép lại thành từ hoặc ngữ có nghĩa hoàn chỉnh mới được đăng ký là nhãn hiệu
Như vậy, theo Luật SHTT năm 2005, các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau được coi là nhãn hiệu Tuy nhiên, để được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đăng ký và bảo hộ là nhãn hiệu, các dấu hiệu phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định, cụ thể là:
3 Th.S Vũ Thị Hải Yến, Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa trong BLDS, Tạp chí Luật học số 3, năm 2003
4 Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005
Trang 13
Thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều màu sắc5
Thứ hai: Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác6 Cụ thể, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt quy định khoản 2 Điều 74 Luật SHTT7 Việc đánh giá khả năng phân biệt của một dấu hiệu được xem xét cụ thể tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2011 (Thông tư 01/2007/TT-BKHCN), theo đó mục 39 của Thông tư xác định các trường hợp để đánh giá tính phân biệt của dấu hiệu theo các nhóm: dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số (dấu hiệu chữ), dấu hiệu dạng hình vẽ, hình ảnh (dấu hiệu hình), dấu hiệu kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ các trường hợp ngoại lệ được áp dụng khi đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình quy định tại các điểm a, c, đ khoản 2 Điều 74 Luật SHTT Bên cạnh các quy định
về tính tự phân biệt của dấu hiệu, pháp luật còn xem xét khả năng phân biệt của dấu hiệu khi đối chiếu với các dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu và các yếu tố khác như chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ, tên thương mại đang được sử dụng nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ
Thứ ba: Không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu quy định tại Điều 73 Luật SHTT và Mục 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
1.1.2 Chức năng của nhãn hiệu
5 Khoản 1 Điều 72 Luật SHTT
6 Khoản 2 Điều 72 Luật SHTT
7 Khoản 1 Điều 74 Luật SHTT
Trang 14
Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Bên cạnh đó, nhãn hiệu còn có các chức năng khác như chức năng bảo đảm chất lượng và chức năng quảng cáo, tiếp thị
- Chức năng thông tin nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ:
Nhãn hiệu chứa đựng những thông tin giúp người tiêu dùng có thể nhận ra những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã từng sử dụng hoặc đã được biết đến của nhà sản xuất, nhà cung cấp nào đó và họ hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng, hiệu quả của hàng hóa, dịch
vụ của những cơ sở kinh doanh đó Như vậy, nhãn hiệu khiến người tiêu dùng có thể nghĩ rằng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đều có cùng nguồn gốc hoặc có mối liên hệ giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp khác nhau sử dụng nhãn hiệu giống nhau Đối với các hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất theo hợp đồng li-xăng, nhãn hiệu còn đóng vai trò chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa đó
- Chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa đã cho phép các nhà sản xuất, nhà cung cấp cạnh tranh với nhau để chào bán ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ cùng loại cho cùng một đối tượng người tiêu dùng Vì vậy, người tiêu dùng có thể lựa chọn trong số các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh đó và cần phải phân biệt để nhận diện được đúng hàng hóa, dịch vụ mà họ thấy hài lòng khi sử dụng hoặc đang muốn tìm kiếm Khi đó, các dấu hiệu hay nhãn hiệu mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm khi đưa ra thị trường chính là nhân tố chủ yếu để người tiêu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Như vậy, nhãn hiệu chính là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng nghĩ đến nhà cung cấp cũng như sản phẩm, dịch vụ của họ một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất, do đó có thể coi nhãn hiệu là biểu tượng xác định tính cá biệt của hàng hóa, dịch vụ của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh khác nhau
- Chức năng bảo đảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ:
Nhãn hiệu chứa đựng thông điệp về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đối với người tiêu dùng Thật vậy, đa số người tiêu dùng đều không muốn trở thành người thử
Trang 15- Chức năng quảng cáo và tiếp thị:
Nhãn hiệu là dấu hiệu cô đọng dùng để chỉ sản phẩm, dịch vụ nên luôn được coi
là công cụ hữu hiệu trong việc tiếp thị, quảng cáo cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm xây dựng mối liên hệ giữa người tiêu dùng với sản phẩm, dịch
vụ và uy tín của sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo, góp phần quan trọng vào việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng Việc sử dụng nhãn hiệu sẽ giúp cho các hoạt động xúc tiến thương mại giảm lượng thông tin cần truyền đạt, tạo dấu ấn dễ nhận biết, dễ ghi nhớ đối với người tiêu dùng cũng như giảm thiểu các chi phí liên quan khác khi tiến hành quảng cáo, tiếp thị
1.1.3 Các loại nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hiện nay, pháp luật Việt Nam ghi nhận các loại nhãn hiệu sau đây:
- Nhãn hiệu hàng hóa: là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của các tổ chức, cá nhân khác nhau8 Thông thường, nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho các sản phẩm
có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm do con người sản xuất, chế tạo Nhãn hiệu hàng hóa có thể được gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa và các phương tiện kinh doanh liên quan đến quá trình quảng cáo, phân phối hàng hóa đó Ví dụ: Nhãn
hiệu “ALPENLIEBE ORIGINAL” sử dụng cho các sản phẩm kẹo thuộc nhóm 30;
8 Khoản 16, Điều 4 Luật SHTT
Trang 16nhu cầu Ví dụ: Nhãn hiệu sử dụng cho dịch vụ tài
chính, tiền tệ thuộc nhóm 36; Nhãn hiệu sử dụng cho dịch vụ đào tạo thuộc nhóm 4110
- Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân không phải là thành viên tổ chức đó11 Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất, nhà cung cấp (thường là hiệp hội, hợp tác xã…), trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn
đó Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Ví dụ:
Nhãn hiệu tập thể “THANH HÀ, HIỆP HỘI SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI THIỀU
Trang 17
THANH HÀ, hình” bảo hộ cho các sản phẩm vải sấy khô (nhóm 29) và vải tươi (nhóm 31) do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, Hải Dương làm chủ sở hữu12
- Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu13 Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính… của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó, tổ chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch
vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận tương ứng Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận “Binh Thuan DRAGON FRUIT, hình”
bảo hộ cho sản phẩm quả thanh long tươi (nhóm 31), mua bán quả thanh long tươi (nhóm 35) do Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận làm chủ sở hữu14
- Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau15 Nhãn hiệu liên kết có hai loại: thứ nhất là nhãn hiệu liên kết gồm một
Trang 18
loạt các nhãn hiệu tương tự nhau được một chủ sở hữu đăng ký cho các hàng hóa cùng loại hay tương tự nhau, ví dụ Công ty TNHH Nhật Linh đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau như: LiOA, LYOA, LÊOA, LIWA, LYWA cho các sản phẩm máy
tự động ổn định điện áp (nhóm 9); thứ hai là nhãn hiệu liên kết bao gồm các nhãn hiệu giống hệt nhau nhưng đăng ký cho nhiều sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau, ví dụ như Công ty Shiseido Co., Ltd đăng ký nhãn hiệu “Shiseido” cho sản phẩm mỹ phẩm (nhóm 3), dụng cụ và vật liệu lau chùi, vật liệu làm bàn chải (nhóm 21) và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ viện (nhóm 42) Nhãn hiệu liên kết mang lại cho chủ sở hữu nhiều lợi ích như: tiết kiệm tương đối chi phí cho việc quảng cáo, giới thiệu và xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từng nhãn hiệu riêng biệt bởi nhãn hiệu liên kết tạo cho người tiêu dùng liên tưởng là các hàng hóa, dịch vụ có cùng nguồn gốc, vì vậy, họ có cơ sở để tin tưởng và yên tâm khi sử dụng các hàng hóa, dịch
vụ đó Nhãn hiệu liên kết cũng hạn chế tối đa việc các tổ chức, cá nhân khác lợi dụng
uy tín của nhãn hiệu mà đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và gây ra tranh chấp, xung đột quyền lợi với chủ sở hữu nhãn hiệu
- Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam16 Tại Việt Nam, pháp luật đã quy định tại Điều 75 Luật SHTT một số tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng như số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp… Nhãn hiệu nổi tiếng là thành quả đầu tư và là tài sản có giá trị rất lớn của các chủ
sở hữu nhãn hiệu khi đã xây dựng được một nhãn hiệu mạnh được biết đến rộng rãi không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn được biết đến rộng rãi trên thị trường quốc
tế, mang tính toàn cầu Chính bởi vậy, các nhãn hiệu này thường xuyên bị làm giả mạo hoặc bị xâm phạm, ảnh hưởng lớn đến uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu Do đó, nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ theo quy chế đặc thù như quyền sở hữu được xác lập trên cơ
16 Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT
Trang 19
sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ chống lại các nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn ngay cả khi chúng được dùng cho các hàng hóa, dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng Ví dụ: Nhãn hiệu “INTERBRAND” thuộc sở hữu của INTERBRAND GROUP (England) đã được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực định giá và xây dựng thương hiệu, được ghi nhận trong Bản án số 1388/2012/KDTM-ST ngày 13/09/2012 giải quyết tranh chấp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa INTERBRAND GROUP và Công ty Cổ phần Thương Hiệu Quốc tế (INTERBRAND MEDIA CO.,LTD)17
1.1.4 Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu
Theo quy định hiện hành, QSHCN đối với nhãn hiệu về cơ bản được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục
Sở hữu trí tuệ) theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT Ngoài ra, đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế (nhãn hiệu của các chủ thể nước ngoài đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng không tiến hành nộp đơn trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà nộp đơn thông qua Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới theo quy định của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu) thì QSHCN đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu Quyết định và giấy chứng nhận nói trên có giá trị như văn bằng bảo hộ cấp cho người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, QSHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối
17 Nguồn: Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh
Trang 20Sở hữu trí tuệ sẽ đóng dấu nhận đơn vào tờ khai đơn, trong đó có ghi số đơn và ngày nộp đơn Sau khi được tiếp nhận, đơn sẽ được thẩm định về hình thức để khẳng định sự phù hợp hình thức của các tài liệu kèm theo đơn với quy định của pháp luật Thời hạn thẩm định về mặt hình thức của đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn Nếu đơn thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn và trong vòng 01 tháng, người nộp đơn phải có ý kiến hoặc sửa chữa, bổ sung thiếu sót trong đơn Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và đơn này sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong tháng thứ hai kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ Sau đó, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định về nội dung Bất cứ người thứ ba nào cũng
có quyền có ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó Thời hạn thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn Căn cứ vào kết quả thẩm định đơn, nếu dấu hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp GCNĐKNH, ghi nhận vào đăng bạ và công bố quyết định cấp GCNĐKNH trên Công báo sở hữu công nghiệp
1.2 KHÁI QUÁT VỀ GCNĐKNH VÀ HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH
1.2.1 Khái quát về GCNĐKNH
1.2.1.1 Khái niệm GCNĐKNH
Do ý nghĩa ngày càng quan trọng của nhãn hiệu trong sự phát triển kinh tế nói chung và đối với từng chủ sở hữu nói riêng, pháp luật của nhiều quốc gia cũng như của Việt Nam có quy định về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm
18 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP
Trang 21
quyền nhằm xác lập QSHCN của tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu, bảo đảm quyền lợi cho chủ sở hữu nhãn hiệu, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các bên liên quan Điều 92 Luật SHTT có quy định tên gọi của văn bằng bảo hộ xác lập QSHCN đối với nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Trên cơ sở
đó, GCNĐKNH có thể được định nghĩa như sau:
GCNĐKNH là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu nhằm xác lập QSHCN của tổ chức, cá nhân đó đối với nhãn hiệu
Pháp luật hiện hành quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục thẩm định và cấp GCNĐKNH là Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Về cơ bản, GCNĐKNH ghi nhận các nội dung bảo hộ đối với nhãn hiệu như sau:
+ Số GCNĐKNH;
+ Chủ sở hữu GCNĐKNH: Tên, địa chỉ;
+ Đối tượng bảo hộ: mẫu nhãn hiệu, mầu sắc nhãn hiệu, loại nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu và nội dung khác xác định phạm vi bảo hộ như nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng các yếu tố nào;
+ Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu;
+ Số Quyết định cấp GCNĐKNH, ngày cấp;
+ Số đơn, ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
+ Các sửa đổi, gia hạn
1.2.1.2 Giá trị pháp lý và hiệu lực của GCNĐKNH
* Về giá trị pháp lý của GCNĐKNH:
GCNĐKNH là văn bản xác lập QSHCN của tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cấp sau khi tiến hành quy trình thẩm định về hình thức và nội dung theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Vì vậy, về
cơ bản GCNĐKNH có giá trị pháp lý như sau:
- GCNĐKNH là căn cứ hợp pháp để chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành các hoạt động, biện pháp nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp luật quy định mà không có nghĩa vụ phải chứng minh sự tồn tại của quyền sở hữu đối với nhãn hiệu Cụ thể, chủ
Trang 22
sở hữu chỉ cần cung cấp GCNĐKNH đang có hiệu lực như là một chứng cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu để từ đó thực hiện các quyền, nghĩa vụ như quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu, quyền định đoạt đối với nhãn hiệu, nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu cũng như được bảo hộ trước những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Ví dụ trong quá trình nộp đơn yêu cầu cơ quan Quản lý thị trường xử lý hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu Shiseido, chủ sở hữu nhãn hiệu là Công ty Shiseido Co., Ltd chỉ cần cung cấp GCNĐKNH số 5648 bảo hộ nhãn hiệu “Shiseido” cho các sản phẩm mỹ phẩm và dụng cụ có liên quan thuộc nhóm 03 và 21 là căn cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu và do đó, Shiseido Co., Ltd có quyền yêu cầu Quản lý thị trường xử lý các hành vi xâm phạm Hoặc trong quá trình đăng ký chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu “ALPENLIEBE ORIGINAL” tại Cục Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu nhãn hiệu là Công ty Perfetti Van Melle S.P.A chỉ cần cung cấp GCNĐKNH số 31506 bảo hộ nhãn hiệu “ALPENLIEBE ORIGINAL” cho các sản phẩm bánh kẹo thuộc nhóm 30 là căn cứ chứng minh Công ty là chủ sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu Bên cạnh đó, GCNĐKNH cũng là căn cứ để chủ sở hữu chống lại các cáo buộc của chủ thể khác cho rằng việc sử dụng nhãn hiệu là xâm phạm quyền hay xung đột với lợi ích của bên thứ
ba
- GCNĐKNH là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xác định phạm vi, nội dung bảo hộ đối với nhãn hiệu, từ đó tiến hành các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cũng như xử lý các hành vi xâm phạm quyền trên thực tế Căn cứ vào các nội dung ghi nhận trong GCNĐKNH, cơ quan thực thi cũng như cơ quan giám định đánh giá, kết luận các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Cụ thể, căn cứ vào phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, bao gồm mẫu nhãn hiệu, màu sắc, nội dung bảo hộ và danh mục hàng hóa, dịch vụ được ghi nhận tại GCNĐKNH, cơ quan có thẩm quyền so sánh dấu hiệu bị nghi ngờ với nhãn hiệu, đồng thời so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ để kết luận dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không Trên cơ sở đó, cơ
Trang 23
quan nhà nước phối hợp xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế
* Về hiệu lực của GCNĐKNH:
Điều 93 Luật SHTT quy định GCNĐKNH có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm Như vậy, GCNĐKNH có thể có hiệu lực vô thời hạn nếu chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn tiếp tục yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu và nhãn hiệu vẫn đáp ứng các điều kiện bảo hộ Đây là điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… khi văn bằng bảo hộ các đối tượng này chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn và chỉ trong một khoảng thời gian tối đa nhất định Điều này là hợp lý vì nhãn hiệu chỉ là các dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân nên việc bảo hộ nhãn hiệu vô thời hạn không ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng trong việc phát triển khoa học công nghệ Việc yêu cầu gia hạn hiệu lực GCNĐKNH một mặt là nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý hành chính, mặt khác, đây cũng là cơ hội để chủ sở hữu nhãn hiệu đánh giá lại giá trị và việc sử dụng nhãn hiệu để quyết định có nên tiếp tục duy trì hiệu lực của GCNĐKNH hay không
1.2.2 Hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH
1.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH
Pháp luật về sở hữu trí tuệ từ trước đến nay chưa định nghĩa về hủy bỏ văn bằng bảo hộ QSHCN nói chung cũng như hủy bỏ GCNĐKNH nói riêng Các nhà làm luật đã xây dựng cách hiểu về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thông qua các quy định xung quanh vấn đề này như quy định người có quyền yêu cầu hủy bỏ, các trường hợp hủy
bỏ, căn cứ hủy bỏ, thủ tục hủy bỏ và giải quyết khiếu nại hủy bỏ GCNĐKNH
Theo Từ điển Luật học, “hủy bỏ văn bằng bảo hộ là việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền không công nhận hiệu lực pháp lý của văn bằng đã được bảo hộ Văn bằng bảo hộ cho mỗi đối tượng QSHCN có thời hạn hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định Trong suốt thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ, nếu có tổ chức hoặc
Trang 24Nghiên cứu về hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, tác giả Nguyễn Mai Ly có
đưa ra định nghĩa như sau: “Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là sự kiện
pháp lý làm xóa bỏ hoàn toàn quan hệ pháp luật giữa chủ văn bằng bảo hộ và các chủ thể khác liên quan tới nhãn hiệu kể thời điểm cấp văn bằng bởi một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xuất hiện một trong các căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật” 20
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH là việc xóa
bỏ giá trị pháp lý của GCNĐKNH đã được cơ quan có thẩm quyền cấp khi xuất hiện một trong các căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH theo quy định của pháp luật GCNĐKNH sẽ hoàn toàn không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm cấp, theo đó, mọi quyền và nghĩa vụ pháp lý được thiết lập trên cơ sở GCNĐKNH cũng không được ghi nhận Như vậy, hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH có thể được định nghĩa như sau:
Hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH là thủ tục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành trên cơ sở yêu cầu của tổ chức, cá nhân nhằm xóa bỏ hoàn toàn giá trị pháp lý của GCNĐKNH kể từ thời điểm GCNĐKNH được cấp khi xuất hiện một trong các căn
cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH theo quy định của pháp luật
Như vậy có thể thấy hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH có các đặc điểm sau:
- Về căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH:
Căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH thông thường xuất phát từ việc đăng ký nhãn hiệu không tuân thủ đúng hoặc không thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định tại thời điểm xem xét cấp GCNĐKNH Cụ thể, căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH có thể là do người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không
19 Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, NXB Tư pháp – NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2006, tr.405
20
Nguyễn Mai Ly (2013); Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; Khóa luận tốt nghiệp; Trường Đại học
Luật Hà Nội; Hà Nội; tr.10
Trang 25
được chuyển nhượng quyền đăng ký nhãn hiệu, do đối tượng đăng ký là nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp GCNĐKNH hoặc do sự không trung thực của người nộp đơn Như vậy, có thể thấy, căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH thường xuất phát từ hành vi có lỗi của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc lỗi trong quá trình thẩm định cấp GCNĐKNH, đó chính là yếu tố khiến cho việc cấp GCNĐKNH được xem là trái với quy định của pháp luật kể từ thời điểm GCNĐKNH được cấp Trong khi đó, căn cứ chấm dứt hiệu lực GCNĐKNH có thể xuất phát từ một hành vi hợp pháp của chủ sở hữu trong quá trình sử dụng và khai thác nhãn hiệu như chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ QSHCN, chủ sở hữu không gia hạn hiệu lực GCNĐKNH hay từ những yếu tố khách quan như chủ sở hữu không còn tồn tại hoặc chủ sở hữu GCNĐKNH không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp
- Về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH:
Hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH xóa bỏ hoàn toàn giá trị pháp lý của GCNĐKNH cũng như quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu của chủ sở hữu kể từ thời điểm cấp GCNĐKNH, do đó, mọi giao dịch của chủ sở hữu nhãn hiệu với các chủ thể khác liên quan tới nhãn hiệu đều bị coi là vô hiệu Đây là điểm khác cơ bản với chấm dứt hiệu lực GCNĐKNH, cụ thể là việc chấm dứt hiệu lực chỉ làm ngừng hoàn toàn giá trị pháp lý của GCNĐKNH kể từ thời điểm GCNĐKNH bị chấm dứt hiệu lực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều đó có nghĩa là trước thời điểm bị chấm dứt hiệu lực, GCNĐKNH vẫn có giá trị pháp lý và QSHCN đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu vẫn tồn tại từ thời điểm cấp văn bằng Vì vậy, những giao dịch liên quan đến nhãn hiệu trước khi GCNĐKNH bị chấm dứt hiệu lực vẫn được công nhận là hợp pháp theo quy định
- Về thủ tục hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH:
GCNĐKNH bị hủy bỏ trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục luật định khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân Xuất phát từ việc GCNĐKNH do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định cấp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu nhằm xác lập QSHCN của tổ chức,
cá nhân đó đối với nhãn hiệu nên việc hủy bỏ GCNĐKNH cũng phải trên cơ sở quyết định hủy bỏ hiệu lực của chính cơ quan đã ra quyết định cấp GCNĐKNH Tuy nhiên,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ tiến hành hủy bỏ GCNĐKNH khi có yêu cầu của
tổ chức, cá nhân Ngoài ra, do việc hủy GCNĐKNH dẫn đến hậu quả pháp lý phức tạp
Trang 26
vì chủ sở hữu sẽ mất quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cũng như các giao dịch liên quan đến nhãn hiệu đều vô hiệu nên việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH cần phải được xem xét, đánh giá chặt chẽ theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm hạn chế những quyết định hủy không đúng đắn, gây thiệt hại tới chủ sở hữu GCNĐKNH
- Về thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH:
Xuất phát từ bản chất cũng như hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH, vấn đề này chỉ có thể bị yêu cầu xem xét trong một thời hạn nhất định kể
từ ngày cấp GCNĐKNH, trừ trường hợp văn bằng được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn Trong khi đó, việc chấm dứt hiệu lực GCNĐKNH có thể được yêu cầu tại bất kỳ thời điểm nào khi xuất hiện các căn cứ pháp lý dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực GCNĐKNH trên thực tế
1.2.2.2 Ý nghĩa của việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan
GCNĐKNH được cấp cho người không có quyền đăng ký hoặc cho nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ sẽ làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức khác Cụ thể, việc cấp GCNĐKNH cho người không có quyền đăng ký sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người đã đầu tư công sức, chi phí để xây dựng và phát triển nhãn hiệu, làm cản trở việc họ đăng ký nhãn hiệu và khiến cho những người chủ thực sự này bị mất nhãn hiệu, mất thị trường cũng như thiệt hại rất lớn khi đã bỏ nhiều thời gian, công sức và chi phí tạo dựng nhãn hiệu Việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH sẽ tạo cơ hội “trả lại” nhãn hiệu cho người chủ đích thực để họ có quyền
sử dụng, khai thác và phát triển nhãn hiệu
Bên cạnh đó, việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng đang được bảo hộ, loại
bỏ các hành vi xâm phạm, từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế của đất nước
Không chỉ vậy, cơ chế hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH còn là công cụ để các chủ thể bị cáo buộc có hành vi xâm phạm chống lại yêu cầu của bên đối phương khi đưa ra lập luận hành vi của họ không cấu thành hành vi xâm phạm vì nhãn hiệu được cấp GCNĐKNH của bên đối phương đáng lẽ không được bảo hộ và cần phải hủy bỏ hiệu lực Trong trường hợp này, việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH sẽ bảo đảm quyền lợi cho
Trang 27- Hạn chế các tranh chấp liên quan tới việc sử dụng nhãn hiệu
Việc cấp GCNĐKNH cho một chủ thể sẽ mang lại độc quyền sử dụng, ngăn chặn việc sử dụng cũng như định đoạt nhãn hiệu, do đó, việc cấp GCNĐKNH cho những nhãn hiệu không đủ điều kiện bảo hộ sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của những chủ thể khác, dẫn đến nhiều tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu Ví dụ việc cấp GCNĐKNH cho nhãn hiệu mô tả hàng hóa, dịch vụ sẽ khiến các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực không thể sử dụng dấu hiệu này cho hàng hóa, dịch vụ của mình, do đó phát sinh nhiều tranh chấp giữa chủ sở hữu GCNĐKNH được cấp với các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực mà việc giải quyết rất phức tạp và lãng phí nhiều thời gian, tiền bạc Vì vậy, việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH được cấp là biện pháp trực tiếp và cần thiết nhằm ngăn chặn, hạn chế việc phát sinh xung đột, tranh chấp về quyền lợi giữa các chủ thể
- Hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện pháp luật, góp phần xây dựng một hệ thống bảo hộ QSHCN hiệu quả hơn
Việc tồn tại cơ chế hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH sẽ tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xem xét và loại bỏ những nhãn hiệu được cấp không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật khỏi hệ thống nhãn hiệu đang được bảo hộ của quốc gia Trên cơ sở đó, các cơ quan thực thi có thể tiến hành các biện pháp mạnh mẽ để bảo
hộ QSHCN hợp pháp một cách hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như lợi ích chung của toàn xã hội Đồng thời, việc hủy
bỏ GCNĐKNH cũng nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét cấp GCNĐKNH cho các tổ chức, cá nhân, buộc các cơ quan này phải tuân thủ và áp dụng chính xác các quy định của pháp luật để hạn chế những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thẩm định cấp GCNĐKNH, đảm bảo sự công bằng cho
các chủ thể trong sản xuất, kinh doanh
Trang 28
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM VỀ HỦY BỎ
HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
2.1 QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ HỦY BỎ HIỆU LỰC GCNĐKNH
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 220 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH được áp dụng quy định pháp luật có hiệu lực đối với việc xét cấp GCNĐKNH đó Quy định này là hợp lý nhằm đảm bảo sự thống nhất cho các chủ thể liên quan trong việc áp dụng pháp luật khi xem xét căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH bởi khi xem xét, thẩm định cấp GCNĐKNH, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các điều kiện bảo hộ được quy định tại văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó nên việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH cũng phải áp dụng quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xét cấp GCNĐKNH, tránh trường hợp GCNĐKNH được cấp theo quy định của luật cũ nhưng bị hủy bỏ do không đáp ứng điều kiện bảo hộ theo luật mới
Trước khi Luật SHTT 2005 ra đời, vấn đề hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH đã được quy định trong các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ như: Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa (Ban hành kèm theo Nghị định số 197-HĐBT năm 1982); Pháp lệnh về bảo hộ QSHCN năm 1989; BLDS năm 1995; Nghị định 63/CP năm 1996 quy định chi tiết về
sở hữu công nghiệp và Nghị định số 06/2001/NĐ-CP năm 2001 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 63/CP Các quy định này, đặc biệt là BLDS năm 1995 và Nghị định 63/CP đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH trên thực tế, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có liên quan cũng như từng bước hoàn thiện
hệ thống bảo hộ QSHCN đối với nhãn hiệu Cụ thể, Điều 792 BLDS 1995 quy định GCNĐKNH có thể bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây: (i) Vào thời điểm cấp GCNĐKNH, nhãn hiệu nêu trong GCNĐKNH không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; (ii) GCNĐKNH được cấp cho người không có quyền nộp đơn; (iii) Những trường hợp khác do pháp luật quy định Trong trường hợp GCNĐKNH bị huỷ
bỏ thì không làm phát sinh QSHCN Hướng dẫn thi hành Điều 792 BLDS 1995, Khoản
Trang 29
2 Điều 29 Nghị định 63/CP có quy định hiệu lực GCNĐKNH bị huỷ bỏ hoàn toàn khi
có cơ sở để khẳng định rằng GCNĐKNH được cấp không phù hợp với các quy định của pháp luật với các lý do sau đây: (i) Người được cấp GCNĐKNH không có quyền nộp đơn yêu cầu cấp GCNĐKNH và cũng không được người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp GCNĐKNH chuyển nhượng quyền đó; (ii) Nhãn hiệu được bảo hộ không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ Hiệu lực GCNĐKNH bị huỷ bỏ một phần khi có căn cứ để khẳng định rằng phần tương ứng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ Khi bị huỷ bỏ, hiệu lực của phần bị huỷ bỏ bị coi như không phát sinh
Trên cơ sở kế thừa các quy định tại BLDS 1995 và Nghị định 63/CP, Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn đã có quy định khá đầy đủ toàn diện về căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH Ngoài ra, do thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy GCNĐKNH là năm năm kể từ ngày cấp GCNĐKNH, trừ trường hợp GCNĐKNH được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn, nên Chương 2 sẽ chỉ tập trung phân tích căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH theo quy định tại Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn như Nghị định 103/2006/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 122/2010/NĐ-CP; Thông
tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN
và Thông tư 18/2011/TT-BKHCN
2.1.1 Căn cứ hủy bỏ toàn bộ hiệu lực GCNĐKNH:
Khoản 1 Điều 96 Luật SHTT quy định các trường hợp GCNĐKNH bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực bao gồm:
- Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu;
- Nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp GCNĐKNH
2.1.1.1 Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu
Căn cứ này bao gồm hai điều kiện phải thỏa mãn đó là bản thân người nộp đơn không có quyền đăng ký và cũng không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu từ bất kỳ chủ thể nào có quyền đăng ký “Quyền đăng ký” ở đây có thể được
Trang 30
hiểu là khả năng pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp GCNĐKNH cho dấu hiệu của mình Theo đó, quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 87 Luật SHTT Căn cứ vào quy định này, các trường hợp hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH do người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu có thể được suy ra như sau:
- Khoản 2 Điều 87 quy định: “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương
mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu
đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó” Quy định này thừa nhận vai trò
đưa hàng hóa ra thị trường của các đơn vị phân phối khi mà trên thực tế, khá nhiều doanh nghiệp sản xuất hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường, không thể trực tiếp đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Vì vậy, việc cho phép các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như thúc đẩy sản xuất Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu này bị coi là không được phép, dẫn đến GCNĐKNH bị hủy bỏ hiệu lực nếu tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất mà nhãn hiệu này đã được người sản xuất sử dụng cho sản phẩm Bên cạnh đó, GCNĐKNH cũng có thể bị hủy bỏ hiệu lực nếu có căn cứ chứng minh mặc dù người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm nhưng họ không cho phép tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do họ sản xuất mà các cá nhân, tổ chức này đưa ra thị trường Ví dụ: Tập đoàn Zagro (Singapore) là nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật PinUp 41 AS Công ty TNHH
An Nông là nhà phân phối không độc quyền tại Việt Nam đối với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật PinUp 41 AS Tập đoàn Zagro chỉ định Công ty An Nông, đại lý của Tập đoàn, đại diện cho Tập đoàn Zagro trong việc đăng ký sản phẩm PinUp 41 AS với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, An Nông đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Trang 31số 47345 - Công ty An Nông là chủ thể không có quyền đăng ký nhãn hiệu như đã phân tích ở trên
- Khoản 3 Điều 87 quy định: “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có
quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ,
tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa
lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” Xuất phát từ bản chất của nhãn hiệu tập thể là nhiều người
cùng sử dụng chung nhãn hiệu, pháp luật quy định chỉ những tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp mới có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể Đây là điều kiện cần thiết
để tổ chức tập thể có thể đảm nhận trách nhiệm quản lý, kiểm soát sự tuân thủ theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch
21 Nguồn: Tài liệu được cung cấp bởi Văn phòng luật sư Minervas
Trang 32
vụ chỉ có thể được đăng ký bởi tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó, điều này nhằm bảo vệ lợi ích của các cá nhân, tổ chức tại địa phương đồng thời khuyến khích việc liên kết với nhau nhằm tạo dựng ấn tượng về những khía cạnh đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ cũng như đẩy mạnh việc hợp tác giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp trong việc tiếp thị và xây dựng uy tín cho sản phẩm, dịch vụ của mình Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật SHTT năm 2009 có bổ sung thêm quy định địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Quy định này là sự thể hiện nguyên tắc cân bằng giữa quyền lợi của
cá nhân, tổ chức và quyền lợi của cộng đồng trong bảo hộ QSHCN bởi lẽ nhãn hiệu được đăng ký là tài sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, tổ chức nhất định và họ
có độc quyền trong việc sử dụng cũng như ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu, trong khi đó, tên địa danh, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam lại là dấu hiệu có thể được sử dụng một cách trung thực của cả cộng đồng Vì vậy, việc đăng ký các dấu hiệu này phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tránh ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng
Căn cứ vào các quy định trên, ta có thể thấy GCNĐKNH đối với nhãn hiệu tập thể có thể bị hủy bỏ hiệu lực do người đăng ký không có quyền đăng ký nếu:
+ tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể không được thành lập hợp pháp, chỉ là một
cá nhân hoặc đại diện một nhóm người nhỏ lẻ thành lập không theo quy định của pháp luật thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của mình sử dụng;
+ tổ chức tập thể đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa
lý của hàng hóa, dịch vụ nhưng tổ chức đăng ký không phải là tổ chức tập thể của các
tổ chức, cá nhân tiến hành kinh doanh tại địa phương đó;
+ tổ chức tập thể đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với dấu hiệu địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam mà việc đăng ký không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Khoản 4 Điều 87 Luật SHTT quy định: “Tổ chức có chức năng kiểm soát,
chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng
Trang 33
hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép” Pháp luật có quy định chỉ có tổ chức mới có quyền đăng ký
nhãn hiệu chứng nhận, tuy nhiên lại không có quy định ràng buộc về việc thành lập hợp pháp mà chú trọng đến hoạt động của tổ chức đó Để đảm bảo yếu tố khách quan trong việc kiểm soát, chứng nhận các tiêu chí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, pháp luật quy định chỉ những tổ chức không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ đó mới được quyền đăng ký nhãn hiệu Ngoài ra, tương tự như nhãn hiệu tập thể, địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép
Căn cứ vào quy định trên, ta có thể thấy GCNĐKNH đối với nhãn hiệu chứng nhận sẽ bị hủy bỏ hiệu lực hoàn toàn nếu:
+ chủ sở hữu GCNĐKNH không phải là một tổ chức và không có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
+ tổ chức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận lại là tổ chức tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà mình kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đó;
+ tổ chức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận đối với dấu hiệu địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam mà việc đăng ký không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Khoản 5 Điều 87 Luật SHTT quy định: “Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có
quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: (i) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ”
Đây là một quy định mới của Luật SHTT hiện hành so với pháp luật trước đây
Trang 34
về các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu Trên cơ sở tôn trọng ý chí của các chủ thể, pháp luật thừa nhận sự tồn tại của các đồng chủ sở hữu đối với nhãn hiệu trong trường hợp có nhiều hơn một chủ thể cùng sở hữu, sử dụng một nhãn hiệu mà các chủ thể này không đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc không đáp ứng điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể cùng đăng ký một nhãn hiệu, hạn chế các tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu cũng như bảo
vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, pháp luật quy định các điều kiện để hai hay nhiều tổ chức, cá nhân cùng đăng ký một nhãn hiệu và trở thành đồng chủ sở hữu Căn
cứ vào quy định trên, hiệu lực GCNĐKNH đối với trường hợp hai hay nhiều tổ chức,
cá nhân cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu có thể hủy bỏ nếu
có căn cứ chứng minh:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu không nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc có
ít nhất một chủ sở hữu không tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ
- Ngoài các trường hợp như đã phân tích trên, GCNĐKNH có thể bị hủy bỏ hiệu lực nếu tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu không có quyền đăng ký nhãn hiệu mà cũng không được những người có quyền đăng ký nhãn hiệu chuyển giao quyền đăng
ký nhãn hiệu dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân được chủ thể có quyền đăng ký chuyển giao quyền đăng ký nhưng không đáp ứng các điều kiện như đối với người có quyền đăng
ký tương ứng Sở dĩ phải yêu cầu chủ thể nhận chuyển giao quyền đăng ký đáp ứng các điều kiện như đối với người có quyền đăng ký tương ứng là bởi khi được cấp GCNĐKNH, chính chủ thể này sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu theo quy định của pháp luật, do đó, yêu cầu này là hợp lý để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu GCNĐKNH cũng như quyền lợi của các bên liên quan
- Bên cạnh đó, Khoản 7 Điều 87 Luật SHTT cũng quy định: “Đối với nhãn hiệu
được bảo hộ tại một nước là thành viên của ĐƯQT có quy định cấm người đại diện
Trang 35
hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng” Như vậy, đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là
thành viên của ĐƯQT có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu khi không được sự đồng ý của chủ
sở hữu nhãn hiệu mà không có lý do chính đáng thì GCNĐKNH được cấp cho đại diện, đại lý cũng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
2.1.1.2 Nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp GCNĐKNH
Theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Không phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, chữ số, từ
ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc Như vậy, các dấu hiệu không nhận biết được bằng
“thị giác”, không cố định được dưới dạng các yếu tố liệt kê ở trên khiến người tiêu dùng không thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thông qua việc quan sát, nhìn ngắm sẽ bị coi là dấu hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ và do đó, GCNĐKNH cấp cho các dấu hiệu này sẽ bị hủy bỏ hiệu lực, cụ thể các dấu hiệu đó có thể là:
- Các dấu hiệu âm thanh: Âm thanh có tác động khá mạnh mẽ đến sự nhận thức của con người, đặc biệt là những âm thanh độc đáo, dễ nghe khi lặp đi lặp lại, dù người nghe không chủ ý lắng nghe thì những âm thanh đó vẫn vô thức được ghi nhận trong não bộ Chính vì vậy, hiện nay nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp đã sử dụng những âm thanh vui nhộn nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và tạo ấn tượng để người tiêu dùng nhận biết được về hàng hóa, dịch vụ ngay cả khi họ chưa nhìn thấy hàng hóa
Có hai loại dấu hiệu âm thanh thường được sử dụng đó là những âm thanh ghi lại dưới dạng các nốt nhạc hoặc tiết tấu nhạc ngắn do con người sáng tác (ví dụ như âm thanh của chương trình Windows) hoặc các âm thanh trong tự nhiên (như tiếng rì rào của biển cả) Tuy nhiên, do trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những khó
Trang 36
khăn trong quá trình đánh giá, quản lý, lưu trữ và công bố, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa quy định dấu hiệu âm thanh được bảo hộ làm nhãn hiệu Do đó, GCNĐKNH nếu cấp cho dấu hiệu âm thanh sẽ bị hủy bỏ hiệu lực do nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ
- Các dấu hiệu mùi vị: Mùi vị cũng có thể là yếu tố hấp dẫn người tiêu dùng và khiến cho họ có thể nhận biết hàng hóa qua mùi vị Hiện nay trên thế giới đã có một số doanh nghiệp đăng ký dấu hiệu mùi vị làm nhãn hiệu để giúp người tiêu dùng, đặc biệt
là người khiếm thị có thể nhận biết được sản phẩm thông qua mùi vị đặc trưng (ví dụ như mùi hoa Plumeria đăng ký cho sản phẩm sợi thêu) Tuy nhiên, việc đăng ký dấu hiệu mùi vị còn khá hạn chế do việc mô tả mùi vị là rất khó khăn và trên thực tế, dấu hiệu mùi vị không tạo ra hiệu quả cao trong việc phân biệt và nhận ra sản phẩm như hình ảnh hoặc âm thanh Có lẽ cũng chính vì lý do đó mà pháp luật Việt Nam chưa chấp nhận việc đăng ký dấu hiệu mùi vị làm nhãn hiệu và vì thế, GCNĐKNH nếu cấp cho dấu hiệu mùi vị cũng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
- Các dấu hiệu nhận biết bằng xúc giác (như dấu hiệu bề mặt chai đăng ký cho sản phẩm nước khoáng) được gắn lên hàng hóa giúp người khiếm thị lựa chọn được hàng hóa mà họ có nhu cầu Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa chấp nhận việc đăng ký dấu hiệu này nên nếu GCNĐKNH cấp cho dấu hiệu chỉ nhận biết bằng xúc giác thì cũng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
Thứ hai: Không có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn
hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
Như đã phân tích tại Chương 1, chức năng cơ bản của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, do đó, một nhãn hiệu được bảo
hộ phải có khả năng phân biệt Vì thế, GCNĐKNH cấp cho các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác cũng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực Đánh giá một dấu hiệu không có khả năng phân biệt làm căn cứ cho việc hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH cần xem xét dưới hai góc độ: (1) dấu hiệu không có khả năng tự phân biệt và (2) dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
Trang 37
với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác
* Dấu hiệu không có khả năng tự phân biệt: căn cứ vào các quy định hiện hành,
dấu hiệu không có khả năng tự phân biệt có thể được hiểu là dấu hiệu được tạo thành từ một hay một số yếu tố khó nhận biết, khó ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể khó nhận biết, khó ghi nhớ nên không có khả năng tác động vào nhận thức của người tiêu dùng, gây khó khăn trong việc nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch
vụ Do đó, trừ các trường hợp ngoại lệ đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến, GCNĐKNH cấp cho các dấu hiệu không có khả năng tự phân biệt sẽ bị hủy bỏ hiệu lực, cụ thể là các trường hợp sau đây:
- Đối với dấu hiệu chữ: Dấu hiệu chữ bị coi là không có khả năng tự phân biệt
và sẽ bị hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ Thái mà các ký tự đó không đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc không được trình bày dưới dạng đồ hoạ hoặc dạng đặc biệt khác22
Ví dụ: đăng ký dấu hiệu , , thì GCNĐKNH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
+ Ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ -
kể cả khi có kèm theo chữ số và các dấu hiệu này không được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác23 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu “HT”, “AC3” thì GCNĐKNH
sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
+ Một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy
22 Điểm 39.3.a Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
23 Điểm 39.3.b Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
Trang 38
luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản24 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu
“BAHNMCK” thì GCNĐKNH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
+ Ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt25 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu “NYLON” (vải sợi) sẽ bị hủy bỏ hiệu lực do từ này đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam
+ Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính hàng hoá, dịch vụ liên quan26 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu “Mobile” cho sản phẩm điện thoại di động hoặc dấu hiệu “KARAOKE” cho dịch vụ thuê phòng hát thì GCNĐKNH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
+ Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của hàng hoá hoặc nhãn hiệu tập thể), phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của hàng hoá, dịch vụ), thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ27 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu “Tốt”, “PERFECT”,
“CÔNG NGHỆ ITALY” thì GCNĐKNH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
+ Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu28 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu “Công ty cổ phần”, “GROUP”,
“Co., Ltd.”, “Xây dựng” thì GCNĐKNH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
- Đối với dấu hiệu hình: Dấu hiệu hình bị coi là không có khả năng tự phân biệt
và sẽ bị hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
24 Điểm 39.3.c Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
25 Điểm 39.3.d Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
26 Điểm 39.3.e Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
27 Điểm 39.3.g Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
28 Điểm 39.3.h Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
Trang 39
+ Hình hoặc hình hình học phổ thông như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm29 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu ∆ hoặc □, ◊ thì
GCNĐKNH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
+ Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh,
đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau30 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu quá
phức tạp, rắc rối, không dễ ghi nhớ thì GCNĐKNH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
+ Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi31
Ví dụ: đăng ký dấu hiệu là các ký hiệu giao thông, chữ thập trong ngành y tế, hình bánh răng chỉ ngành cơ khí thì GCNĐKNH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực
+ Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; địa điểm, phương pháp sản xuất, nguồn gốc địa lý, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu32 Ví dụ: đăng ký dấu hiệu hình quả cam tươi cho sản phẩm nước cam hoặc hình Điện Kremlin cho sản phẩm, dịch vụ từ nước Nga thì GCNĐKNH sẽ bị hủy
bỏ hiệu lực
- Ngoài ra, dấu hiệu kết hợp giữa yếu tố chữ và yếu tố hình có thể bị coi là không có khả năng tự phân biệt và sẽ bị hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH nếu yếu tố chữ và yếu tố hình không có khả năng phân biệt và không tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt
* Dấu hiệu không có khả năng phân biệt do trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
29 Điểm 39.4.a Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
30 Điểm 39.4.b Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
31 Điểm 39.4.c Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
32 Điểm 39.4.d Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
Trang 40
một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác Căn cứ vào chức năng của nhãn hiệu và mục tiêu điều chỉnh thống nhất của pháp luật, một dấu hiệu sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu nếu xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước Theo đó, hiệu lực của GCNĐKNH cấp cho các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác sẽ bị hủy bỏ hiệu lực, cụ thể trong các trường hợp sau:
- Dấu hiệu đăng ký bị coi là không có khả năng phân biệt nếu dấu hiệu đó trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác
Trước hết, để xác định được một dấu hiệu có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không cần đánh giá trên hai phương diện: (1) so sánh về dấu hiệu và (2) so sánh về hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu
(1) Đánh giá dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác: Việc đánh giá dấu hiệu đăng ký trùng với nhãn hiệu khác tương đối dễ dàng nhưng đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn làm căn cứ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH là khá phức tạp và gây nhiều tranh cãi Theo điểm 39.8 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, để đánh giá dấu hiệu có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là
“nhãn hiệu đối chứng” hay không cần phải dựa trên cơ sở so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa, hình thức thể hiện dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), từ đó đánh giá tác động của tổng thể nhãn hiệu tới nhận thức của người tiêu dùng, đồng thời tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng Theo đó:
● Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện
● Dấu hiệu bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu: (i) Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa hoặc hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó
có cùng một nguồn gốc; (ii) Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu