1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư

86 151 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 28,86 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BÁO CÁO TỎNG KÉT

ĐÈ TAI KHOA HOC VA CONG NGHE CAP TRUONG TRONG DIEM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BAO CAO TONG KET

ĐÈ TAI KHOA HOC VA CONG NGHỆ CÁP TRƯỜNG TRỌNG DIEM

NGHIÊN CỨU HỆ THONG KIEM SOÁT CHI PHI DAU TU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DUNG VON NHA NƯỚC CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

Mã số: 94-2012/KHXD-TĐ

Trang 3

` MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của đề tài 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước

2 Mục đích và ý nghĩa của đề tài 2.1.Mục đích nghiên cứu 2.2 Ý nghĩa nghiên cứu 2.2.1 Ý nghĩa khoa học 2.2.2 Ý nghĩa thực tiễn 2.2.3 Ý nghĩa kinh tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Những đóng góp của đề tài

CHUONG I: CO SO LY LUAN VE CONG TAC KIEM SOAT CHI PHÍ ĐÀU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VÓN NHÀ

NƯỚC

1.1 Một số khái niệm về chỉ phí đầu tư xây dựng công trình và quá trình hình thành chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

1.1.1 Một số khái niệm về chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

1.1.2 Quá trình hình thành chỉ phi đầu tư xây dựng công trình

1.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đẫu tư

1.1.2.2 Giai đoạn thực hiện đâu tư

1.1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác vận hành

1.2 Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu của công tác kiểm soát chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

1.2.1 Khái niệm về kiểm soát chỉ phí đầu tư xây dựng công trình 1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát chỉ phí đầu tư xây dựng công trình 1.2.3 Yêu cầu của kiểm soát chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

1.3 Phân biệt giữa quản lý chi phí và kiểm soát chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

1.4 Nội dung cơng tác kiểm sốt chỉ phí đầu tư xây dựng công trình 1.4.1 Nội dung kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình trên giác

độ chủ đầu tư

1.4.1.1 Nội dung kiểm soát chỉ phí trong giai đoạn lập dự án đầu tư

1.4.1.2 Nội dung kiểm soát chỉ phí trong giai đoạn thiết kế và lập dự toán

1.4.1.3 Nội dung kiểm soát chỉ phí trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu

Trang 4

"<5 ~”

1.4.1.5 Nội dung kiểm soát chỉ phí quản lý dự án và các công việc

không đấu thầu

1.4.1.6 Nội dung kiểm soát chỉ phí khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng 1.4.2 Nội dung kiểm soát chỉ phí đầu tư xây dựng công trình khi chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu

1.4.2.1 Kiểm soát chỉ phí vật liệu 1.4.2.2 Kiểm sốt chỉ phí nhân cơng 1.4.2.3 Kiểm soát chỉ phí máy thi cơng 1.4.2.4 Kiểm sốt chỉ phí trực tiếp khác 1.4.2.5 Kiểm soát chỉ phí chỉ phí chung

1.5 Những qui định của pháp luật về kiểm soát chi phi đầu tư xây

dựng công trình 1.6 Nhận xét

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DUNG CONG TRINH SU DUNG VON NHA NƯỚC

Ở NƯỚC TA VÀ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI

2.1.Qúa trình đổi mới chính sách về công tác quản lý, kiểm soát chỉ

phí đầu tư xây dựng công trình

2.2.Những tồn tại của công tác kiểm soát chỉ phí đầu tư xây dựng

công trình sử dụng vốn nhà nước và các nguyên nhân chủ yếu (thực trạng)

2.3 Một số kinh nghiệm về công tác kiểm soát chỉ phí đầu tư xây

dựng công trình ở nước ngoài

2.3.1 Kinh nghiệm quản lý chi phí ở Trung Quốc 23.2 Kinh nghiệm quản lý chỉ phí ở Singapore

2.3.3 Công tác kiểm soát chỉ phí của ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

2.3.4 Kinh nghiệm quản lý chỉ phí ở Anh 2.3.5 Kinh nghiệm quản lý chỉ phí ở Mỹ 2.3.6 Kinh nghiệm quản lý chỉ phí ở Autrailia

2.3.7 Tổng kết kinh nghiệm quản lý chỉ phí ở Mỹ và một số nước khác 2.4 Nhận xét chung và phương hướng hoàn thiện

2.4.1 Nhận xét chung

2.4.2 Phương hướng hoàn thiện

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THONG KIEM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH SỬ Tưng

VĨN NHÀ NƯỚC CỦA CHỦ ĐÀU TƯ

3.1 Nhóm các biện pháp chung:

3.1.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách về kiểm soát chỉ phí

3.1.2 Năng lực về nhân sự của chủ đầu tư

Trang 5

3.2.1 Sử dụng mô hình tích hợp thiết kế & = công —- Mô hình cam kết

về chất lượng với chỉ phí tối ưu

3.2.2 Hoàn thiện biểu mẫu lập dự toán và dự trù kinh phí thi công xây lắp

3.2.3 Hoàn thiện loại hợp đồng xây dựng về giá

3.2.3.1 Đối với hợp đồng xây dựng trọn gói:

3.2.3.2 Đối với hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh

Trang 6

Hình 1.1: Hệ thống giá xây dựng trong quá trình đầu tư xây dựng Hình 2.1: Sơ đồ đầu vào và đầu ra của KSCP

Hình 3.1: Kỹ thuật quản lý giá trị thu được Hình 3.2: Qui trình quản lý và kiểm soát chỉ phí

Bang 2.1: Điều chỉnh TMĐT lần 1 Bảng 2.2: Điều chỉnh TMĐT lần 2

Bảng 2.3: So sánh giá dự thầu với giá dự toán Bang 2.4: So sánh giá HĐ với giá thanh toán

Trang 7

QLCL Quản lý chỉ phí KSCT Kiểm soát chỉ phí CĐT Chủ đầu tư NT Nhà thầu CT Công trình HMCT Hạng mục công trình VNN Vốn nhà nước VNSNN Vốn ngân sách nhà nước TMĐT Tổng mức đầu tư DT Dự toán XDCT Xây dựng công trình TKKT Thiết kế kỹ thuật

TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công

DAĐTXDCT Dự án đầu tư xây dựng công trình

HĐ Hợp đồng

KHĐT Kế hoạch đấu thầu

HSMT Hồ sơ mời thầu

Trang 8

1 _ Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của đề tài

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian qua việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình cho thấy còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý và KSCP đầu tư xây dựng, thất thoát và lãng

phí trong đầu tư xây dựng còn nhiều Tình trạng các công trình xây dựng thường xuyên phải điều chỉnh TMĐT, DT và phát sinh chỉ phí trong quá trình thực hiện dự

án còn khá phổ biến, đặc biệt là các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước Có

nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ngoài nguyên nhân khách quan bởi cơ chế chính sách về quản lý đầu tư còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng hay do đặc điểm, tính chất của sản phâm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, chu kỳ sản xuất dài, mà còn có nguyên nhân khác quan trọng là từ con người và bắt đầu từ người giữ vai trò giám sát trong bộ máy nhà nước Theo nhận định của Giáo sư

Nguyễn Trường Tiến (Hội Khoa học - Kỹ thuật xây dựng) đăng trên Tạp chí Kiểm

toán số 2/2011 thì lỗi sai phạm dẫn đến lãng phí và thất thoát vốn đầu tư xây dựng của Chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án chiếm khoảng gần 60%, trách nhiệm của các nhà thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị trên 30% và do các nhà quản lý tư vấn là hơn 10% Trong lúc cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư xây dựng của chúng ta đang từng bước hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với cơ chế thị trường thì việc tăng cường công tác quản lý và KSCP của chủ đầu tư là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tránh lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng công trình

1.2 Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước Ở nước ngoài, khi thị trường xây dựng phát triển chức năng KSCP từ Nhà nước

được thay thế bằng chức năng quản lý của xã hội thông qua các tổ chức tư vấn nghề

nghiệp, các kỹ sư định giá Đây là loại hình nghề nghiệp rat phd biến ở các nước phát

triển như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Singapo, Thái Lan Loại hình này được áp dụng

cho các dự án sử dụng mọi nguồn vốn kể cả nguồn vốn của Chính phá, trong khi đó

ở nước ta các dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì nhà nước vẫn nắm giữ quyền

quản lý trực tiếp và chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chỉ

phí

Ở nước ta, công tác quản lý và KSCP xây dựng gần đây đã là vấn đề thu hút

được sự quan tâm của nhiều người làm công tác xây dựng Đã có một số đề tài khoa

học và luận văn cao học nghiên cứu về quản lý và KSCP đầu tư xây dựng, chẳng hạn

như đề tài ''Nghiên cứu phương pháp KSCP xây dựng công trình phù hợp với nền

Trang 9

một số bài viết trên tạp chí xây dựng của TS.Dương Văn Cận - Viện Kinh tế xây

dựng về đổi mới cơ chế quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng Tuy nhiên cho đến nay ở

Việt Nam hầu như chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố,

đề cập cụ thể và giải quyết thấu đáo về hệ thống KSCP đầu tư xây dựng công trình

sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư

2 Mục đích và ý nghĩa của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục đích là xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSCP đầu

tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư, tạo điều kiện cho chủ

đầu tư thực hiện tốt trách nhiệm của mình về công tác quan ly chi phi đầu tư xây

dựng theo yêu cầu của pháp luật đã ban hành, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình

2.2 Ý nghĩa nghiên cứu

2.2.1.Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao tính khoa học và bổ sung

thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý và KSCP đầu tư xây dựng công trình Nó là tài liệu tham khảo tin cậy cho các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng ban hành

hoặc công bố nội dung KSCP đầu tư xây dựng công trình, đồng thời là tài liệu khoa

học cho các tổ chức/cơ sở đào tạo bỗi dưỡng kỹ sư kinh tế xây dựng và kỹ sư định giá xây dựng nhằm nâng cao nghiệp vụ xây dựng

2.2.2.Ý nghĩa thực tiễn

Thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu bức xúc của thực tiễn quản lý và KSCP đầu tư xây dựng công trình hiện nay ở Việt nam Mặt khác, nó đáp ứng được những yêu cầu

của quản lý xây dựng hiện đại trong nền kinh tế thị trường và những đòi hỏi đang đặt

ra tại Việt nam để hội nhập trong quá trình đầu tư xây dựng xây dựng công trình

2.2.3.Ý nghĩa kinh tế

Hệ thống KSCP đầu tư xây dựng công trình của đề tài tạo điều kiện để các chủ

đầu tư thực hiện tốt trách nhiệm của mình là hoàn thành việc đầu tư xây dựng công trình với chí phí thấp nhất nằm trong giới hạn TMĐT đã phê duyệt, đồng thời tạo cơ chế, hành lang cho các chủ thể có liên quan trong đầu tư xây dựng thực hiện, nhằm chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, thông

qua việc KSCP một cách có hiệu quả

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

Công tác quản lý và KSCP xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng công trình

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích định tính và sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu và

đề xuất

5 Những đóng góp của đề tài

-_ Hệ thống hóa cơ cở lý luận về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình nói

chung và KSCP đầu tư xây dựng nói riêng;

- Phan biệt giữa quản lý chỉ phí và KSCP đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước;

-_ Nêu được những tổn tại cơ bản và các nguyên nhân chủ yếu trong công tác quản lý chỉ phí và KSCP đầu tư xây dựng công trình ở nước ta trong những năm qua và hiện nay;

-_ Nêu được một số kinh nghiệm về công tác quản lý và KSCP ở một số nước trên

thế giới và trong khu vực có thể áp dụng cho Việt nam

-_ Đề xuất 5 nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách về KSCP đầu tư xây dựng

công trình;

-_ Đề xuất sử dụng mô hình tích hợp thiết kế & thi công (Mô hình cam kết về chất lượng với chỉ phí tối ưu);

- Hoàn thiện biểu mẫu lập DT và dự trù kinh phí thi công xây lắp tạo thuận lợi cho

việc quản lý và kiểm soát chỉ phí;

-_ Hoàn thiện loại hợp đồng xây dựng về giá làm căn cứ để kiểm soát chỉ phí, đặc biệt là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;

-_ Đề xuất sử dụng phương pháp giá trị thu được để KSCP

Trang 11

CHUONG I: CO SO LY LUAN VE CONG TAC KIEM SOAT CHI PHI DAU TU XAY DUNG CONG TRINH SU DỤNG VÓN NHÀ NƯỚC

1.1 Một số khái niệm về chỉ phí đầu tư xây dựng công trình và quá trình hình

thành chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

1.1.1 Một số khái niệm về chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,

vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đắt, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt

nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp & phát triển nông thôn, năng lượng và các công trình khác

Vốn nhà nước theo Điều 2 Nghị định 12/2009/NĐ-CP bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà

nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước Hiện nay, khái niệm “vốn

nhà nước” được hiểu là bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước

bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý (Khoản 1 Điều 4 Luật

Đấu thầu) Khái niệm “các vốn khác do nhà nước quản lý” chưa được xác định rõ

ràng Trước năm 2006 (trước khi có Luật Đầu thầu) vốn vay thương mại theo lãi suất

thị trường của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có phần vốn nhà nước tham gia hoặc liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với các đối tác không phải là nhà nước cũng được coi là vốn nhà nước Hiện không rõ liệu vốn vay thương mại như trên có còn được coi là vốn nhà nước không Sự không rõ ràng này gây khó khăn và phức tạp cho việc áp dụng qui định của pháp luật đối với các dự án đầu tư có các khoản vốn vay thương mại

Sử dụng vốn nhà bao gồm việc chỉ tiêu theo các hình thức mua, thuê, thuê mua

Việc xác định phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên trong TMĐT hoặc tổng

vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt, được tính theo từng dự án cụ thể, không xác định

theo tỷ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp

(nghị định 85)

Chi phi dau tư xây dựng cơng trình là tồn bộ chỉ phí cần thiết để xây dựng mới

hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình (Nghị định 112) Do đặc điểm của sản xuất xây dựng và đặc thù của công trình xây dựng, mỗi công

Trang 12

công nghệ trong quá trình xây dựng Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu

thị thông qua chỉ tiêu TMĐT xây dựng công trình ở giai đoạn lập dự án đầu tư, biểu

thị qua chỉ tiêu DT công trình ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật (công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (công trình thiết kế 2 bước), biểu thị qua giá

thanh toán ở giai đoạn thực hiện xây dựng công trình và giá quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng và được hình thành gắn

liền với quá trình đầu tư xây dựng công trình

1.1.2 Quá trình hình thành chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

Chỉ phí đầu tư xây dựng công trình được xác định theo từng công trình cụ thể,

phù hợp hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn

vốn và các qui định của nhà nước Việc lập và KSCP này phải được đảm bảo mục

tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời đảm bảo tính đúng, tính đủ phù hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình và yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường

Chi phi đầu tư xây dựng công trình được hình thành và quản lý qua ba giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình

1.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Đây là giai đoạn hình thành TMĐT và được xác định dựa trên thiết kế cơ sở, suất

vốn đầu tư hoặc chỉ phí các công trình tương tự đã thực hiện.TMĐT là chỉ phí dự

tính để thực hiện dự án đầu tư và được ghi trong quyết định đầu tư, là chi phí tối đa

ma CĐT được phép sử dụng dé dau tu va là cơ sé dé CDT lập kế hoạch và quản lý

vốn khi thực hiện ĐTXDCT đồng thời là một trong những căn cứ quan trọng để đảm

bảo tính khả thi và quyết định thực hiện dự án

Sơ bộ TMĐT của các công trình phải lập báo cáo đầu tư và các công trình áp dụng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phi các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phi ảnh hưởng tới TMĐT theo độ dài thời gian xây dựng công trình

1.1.2.2 Giai đoạn thực hiện đâu tư

Ở giai đoạn này chỉ phí xây dựng được biểu thị thông qua các loại giá xây dựng sau đây:

Dự tốn cơng trình XDCT (gọi tắt là dự toán) là chỉ tiêu biểu thị giá XDCT được tính toán và xác định theo CTXD cụ thể, trên cơ sở khối lượng các CV, TKKT hoặc TKBVTC, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của CT, HMCT và hệ thống định mức

XD, giá XDCT trong giai đoạn thực hiện DADTXDCT DTCT là cơ sở để xác định

Trang 13

Chi phi được lập trong khâu đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng

xây dựng bao gồm: giá gói thầu, giá dự thầu, giá đánh giá (chi phí trên cùng một mặt

bằng), giá đề nghị trúng thầu, giá trúng thầu, giá ký hợp đồng và giá thanh toán -_ Giá gói thâu: là giá trị gói thầu được xác định trong KHĐT trên cơ sở TMĐT hoặc

tổng vốn đầu tư, DT được duyệt và các quy định hiện hành (khoản 2, điều 10, Nghị

định 85)

-_ Giá dự thầu: là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thâu (giá sau thư giảm giá nếu có)

-_ Giá để nghị trúng thâu: là giá do BMT đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu cha HSMT -_ Giá trúng thầu: là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

-_ Chỉ phí trên cùng một mat bằng: bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chỉ phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chỉ phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dung Chi phi trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và được gọi là giá

đánh giá ‘

- Gid ky hop đồng được xác định khi ký hợp đồng do bên giao thầu và bên nhận đồng cùng đồng ý thống nhất xác định, là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả

cho bên nhận thâu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến

độ và các yêu cầu khác qui định trong hợp đồng xây dựng

- Gia thanh toán hợp đồng là giá đề nghỉ thanh toan bằng giá trị khối lợng hoàn

thành theo hợp đồng cộng giá trị khối lượng các công việc phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có) trừ đi chiết khấu tiền tạm ứng theo qui dinh cua HD

-_ Giá quyết toán hợp đồng là mức giá được chuẩn xác lại khi kết thúc hợp đồng mà CDT tra cho nhà thầu trên cơ sở giá hợp đồng đã ký, giá đã thanh toán, giá được thanh toán và các nghĩa vụ khác mà CĐT phải thực theo qui định của hợp đồng (giá thành toán lần cuối)

1.1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác vận hành

Khi kết thúc xây dựng và tiến hành nghiệm thu ban giao công trình đưa dự án vào khai thác vận hành là giá quyết toán vốn

Quyết toán vốn đầu tư là trách nhiệm của CĐT với nhà nước và với cấp trên Vốn đầu tư được quyết tốn là tồn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình

Trang 14

với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật Đối vớt các dự án sử dụng vốn NSNN thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn TMĐT

được cấp có thẩm quyển phê duyệt BAO CAO DAU TU (Đối với một số dự án) SƠ BỘ TỎNG MỨC ĐảU TƯ ĐỰ ÂN ĐÀU TƯ XDCT (GÒM THIẾT KÉ CƠ SỞ)

THIẾT KE KỸ THUẬT TỎNG MỨC ĐẦU TƯ

(Đồi với cụng trinh cấp đặc biệt cấp |) THIET KE bv THI CONG

THỰC HIỆN HỢP ĐÔNG GIÁ THANH TOÁN

KẾT THUC XAY DUNG a GIA QUYET TOAN

Hình 1.1: Hệ thống giá xây dựng trong quá trình đầu tư xây dựng

1.2 Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu của công tác KSCP đầu tư xây dựng công trình

1.2.1 Khái niệm về KSCP đầu tư xây dựng công trình

KSCP đầu tư xây dựng được hiểu là quá trình kiểm soát chỉ tiêu trong giới hạn

ngân sách bằng việc điều khiển việc hình thành chi phí, giá xây dựng công trình sao

cho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, nó là việc làm

thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lý dự án

nhằm bảo đảm cho dự án đạt được hiệu quả kinh tế đầu tư, lợi ích xã hội đã được xác

định

Có thể nói KSCP là việc thực hiện các hành động giám sát, kiểm tra, dự báo, điều chỉnh chỉ phí (hoặc báo cáo để chủ đầu tư thực hiện các các hành động điều

chỉnh chỉ phí) trong các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình nhằm khống chế chỉ phí trong giới hạn TMĐT được phê duyệt

KSCP là việc giúp dự án được thực hiện trong phạm vi TMĐT đã có, và lưu ý

Trang 15

KSCP đựợc sử dụng để giám sát chỉ phí cho dự án từ giai đoạn ý tưởng đến giai đoạn quyết tốn Con người, thơng qua phương pháp KSCP thực hiện giám sát sự hình thành chỉ phí, chỉ tiêu chỉ phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng công trình và đưa ra các giải pháp cần thực hiện nhằm bảo đảm chỉ phí đầu tư xây dựng công

trình nằm trong TMĐT đã được chấp thuận (bằng việc bảo đảm ngân sách công trình đạt được các mục tiêu hiệu quả như dự tính)

TMĐT giữ vai trò là giới hạn tối đa mà dự án được phép chỉ Tuy nhiên, do

tính phức tạp của các dự án đầu tư xây dựng nên khi triển khai các bước thiết kế kỹ thuật hoặc bước thiết kế bản vẽ thi công lại hình thành các chỉ tiêu chỉ phí chỉ tiết và

cơ sở dữ liệu (khối lượng và đơn giá) sát với thực tế hơn các chi phí được xác định

từ bước thiết kế cơ sở của dự án Vì vậy, đòi hỏi chủ đầu tư các dự án phải thông qua các tư vấn chuyên môn về tiên lượng, DT để khống chế, điều chỉnh sao cho không

vượt chỉ tiêu chỉ phí của bước trước, việc làm này gọi là kiểm soát chỉ phí

Hệ thống kiểm soát chỉ phí đầu tư xây dựng của Chủ đầu tư là kế hoạch của Chủ đầu tư và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các cán bộ kiểm

soát chỉ phí cần phải tuân theo Có thể hiểu như sau: Hệ thống kiểm sốt chỉ phí là

tồn bộ các cơ chế nghiệp vụ; các quy trình; các biểu mẫu nghiệp vụ cộng với một

cơ cầu tô chức kiểm soát chi phí nhằm đảm bảo mục tiêu của cơng tác kiểm sốt chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

1.2.2 Mục tiêu của KSCP đầu tư xây dựng công trình

KSCP dự án là việc xem xét để phát hiện hay ngăn chặn những gì trái với qui định nhằm bảo đảm chỉ phí đầu tư xây dựng công trình nằm trong ngân sách đã được chấp thuận KSCP không có nghĩa là cắt giảm tối đa chỉ phí, mà là kiểm soát để chỉ đúng, chỉ đủ thông qua các hoạt động như:

- Giám sát sự hình thành chi phí và bảo đảm các chi phí của các hang mục công trình, công việc, gói thầu và toàn bộ công trình được xác định đúng, đủ phù hợp với yêu cầu thiết kế, tiến độ, quy định về quản lý chỉ phí và các yêu cầu cần thực hiện khác của chủ đầu tư;

- Khống chế các chỉ phí thực hiện đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình, cống việc, gói thầu nằm trong dự toán, giá gói thầu tương ứng đã xác định

trước của chủ đầu tư;

- Dự báo khả năng biến động chỉ phí và thực hiện các biện pháp nhằm điều chỉnh, khống chế các chỉ phí phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình,

Trang 16

- Khống chế chỉ phí đầu tư xây dựng công trình nằm trong giới hạn TMĐT được

phê duyệt;

Tóm lại KSCP nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

- Bảo đảm đúng giá trị cho đồng tiền của chủ đầu tư bỏ ra phù hợp cho mục đích

đầu tư xây dựng công trình, cân bằng giữa chất lượng và ngân quỹ đầu tư;

- Đảm bảo rằng chỉ phí phân bổ vào các bộ phận phù hợp với yêu cầu của chủ đầu

tư và nhà thiết kế;

- Giữ cho chỉ phí nằm trong ngân sách của chủ đầu tư 1.2.3 Yêu cầu của KSCP đầu tư xây dựng công trình

Chỉ phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán và quản lý để

bảo đảm hiệu quả của dự án Chính vì vậy chủ đầu tư phải thực hiện công tác KSCP

và đáp ứng các yêu cầu sau:

- Việc KSCP phải được thực hiện ngay từ giai đoạn lập dự án và trong suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở KSCP của từng hạng mục công

trình, gói thầu, cơng việc và tồn bộ công trình

- Việc KSCP được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực về

quan ly chi phi

- Có cách thức KSCP phù hợp với đặc điểm, nội dung chỉ phí theo từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình, công việc, gói thầu của công trình

- Ngoài ra cùng cần có thêm các công cụ hỗ trợ cho việc KSCP như: hệ thống số liệu, hệ thống báo cáo, bảng biểu và phần mềm thích hợp sử dụng trong quá trình

thực hiện kiểm soát chỉ phí

1.3 Phân biệt giữa quản lý chỉ phí và KSCP đầu tư xây dựng công trình

Quản lý chỉ phí là các hoạt động mang tính chất quản lý về chỉ phí bao gồm cả các biện pháp quản lý nhà nước về chỉ phí đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước

và cả định hướng cho thị trường xây dựng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác thông qua việc nhà nước ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến quản lý chỉ

phí xây dựng như nguyên tắc, phương pháp hình thành các chỉ tiêu chi phí và biện pháp quản lý chúng mang tính chất nhà nước như công bố hệ thống chỉ tiêu định

mức, đơn giá để các chủ đầu tư, các nhà tư vấn cũng như các nhà thầu tham khảo

vận dụng để xác định giá gói thầu hoặc giá hợp đồng để thỏa thuận giữa các bên; hoặc nhà nước công bố các chỉ số giá xây dựng để giúp các chủ đầu tư, các nhà tư vấn và các nhà thầu vận dụng trong quá trình điều chỉnh TMĐT, DT xây dựng công

trình, DT chỉ phí xây dựng, làm căn cứ tham khảo để điều chỉnh giá hợp đồng và

Trang 17

Quản lý chỉ phí dự án bao gồm những qui trình yêu cầu đảm bảo cho dự án được hoàn tất trong sự cho phép của ngân sách Những qui trình này gồm:

+ Lập dự toán; + Lap ngan qui;

+ Kiểm soát chỉ phí

Như vậy quản lý chỉ phí dự án là việc tổ chức và điều khiển các hoạt động liên quan đến chỉ phí của dự án để đảm bảo cho dự án được hoàn tất trong sự cho phép

của ngân sách, còn KSCP là một trong các hoạt động của quản lý chỉ phí

Trên thực tế thuật ngữ “quản lý chi phí” khá quen thuộc và được sử dụng rộng

rãi Sự xuất hiện của thuật ngữ “kiểm soát chỉ phí” đã khiến khá nhiều người cho

rằng cũng chính là quan ly chi phí Tuy nhiên có những điểm giống nhau và khác

nhau giữa các thuật ngữ này, xem xét qua các góc độ sau:

Thứ nhất về tên gọi, từ ngữ tiếng Anh diễn tả và giải nghĩa các thuật ngữ này

theo từ điển tiếng Việt Thuật ngữ quản lý chi phí đầu tư xây dựng là quá quen thuộc và được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp luật về xây dựng Riêng thuật ngữ

KSCP đầu tư xây dựng mới xuất hiện trong thời gian gần đây ở một số văn bản pháp

luật như nghị định 12/2009/NĐ-CP và nghị định 112/2009/NĐ-CP đã khiến nhiều người cho rằng nó cũng chính là quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng Ở góc độ nào đó thì chúng có điểm giống nhau, tuy nhiên khái niệm quản lý chi phí bao hàm nội dung bao quát hơn khái niệm kiểm soát chỉ phí

Tên gọi “Kiểm soát chỉ phí” theo tiếng Anh 1a “Cost Control” con “quản lý chỉ phí”

la “Cost Management”

ms 66

Thuật ngữ “Quản lý” theo từ điển được giải nghĩa là “Tổ chức và điều khiển các hoạt

động theo những yêu cầu nhất định” trong khi “Kiểm soát” lại là “Xem xét để phát

hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định” Như vậy có thể thấy rằng ngay đầu tiên

đã thấy tên gọi cũng như việc giải nghĩa của các thuật ngữ này là khác nhau

Thứ hai xét về mục đích của việc quản ly chi phí và kiểm soát chi phí Trong khi mục đích của việc quản lý chỉ phí là bảo đảm việc thực hiện quản lý chỉ phí đầu

tư xây dựng công trình (TMĐT, dự toán, định mức, đơn giá, thanh quyết tốn cơng trình ) tn thủ đúng các quy định của nhà nước (Luật, Nghị định, Thông tư, văn

bản công bố) thì KSCP chỉ nhằm mục đích cụ thể hơn đó là hoàn thành việc đầu tư xây dựng công trình với chỉ phí thấp nhất trong giới hạn TMĐT đã được phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tiến độ quy định

Thứ ba xét về đôi tượng thực hiện việc quản lý chi phi và kiểm soát chỉ phí Do

các quy định về quản lý chỉ phí được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp

Trang 18

04/2010/TT-BXD ) nên đối tượng thực hiện cũng đã được quy định Theo đó việc quản lý chi

phí đầu tư xây dựng có sự tham gia của rất nhiều đối tượng, đó là Chính phủ, các Bộ

ngành, UBND cấp tỉnh, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn và các cơ quan khác như thanh tra, kiểm toán theo chức năng nhiệm vụ liên quan đến quản

ly chi phi dau tu xây dựng Ngược lại, việc KSCP chỉ có một đối tượng thực hiện chính là chủ đầu tư hoặc là tổ chức tư vấn mà chủ đầu tư thuê thực hiện KSCP trong

trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc này

Thứ tư là về phạm vi thực hiện Trong khi phạm vi thực hiện quản lý chi phi rất

rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, nội dung như TMĐT, dự toán, chỉ số giá, định mức, đơn giá, thanh toán, quyết toán với rất nhiều các quy định, hướng dẫn có tính quy

phạm pháp luật bắt buộc phải tuân thủ thực hiện thì phạm vi thực hiện của việc

KSCP chỉ liên quan đến chủ đầu tư thông qua quy trình, biện pháp khống chế, kiểm

soát việc chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng công trình làm sao cho các chỉ phí thanh tốn cho cơng trình trong từng thời kỳ, thời điểm, mốc tiến độ luôn nằm trong chỉ phí đã dự tính (kế hoạch chỉ phí) và đạt mục tiêu cuối cùng là giá trị quyết tốn cơng trình ln nằm trong giới hạn TMĐT đã được phê duyệt

Thứ năm là công cụ thực hiện và mục tiêu đạt được của việc quản lý chỉ phí và kiểm soát chỉ phí Công cụ để quản lý chỉ phí chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản công bố của nhà nước liên quan đến chỉ phí đầu tư xây dựng công trình từ các quy định của Luật đến các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ và các cơ quan nhà nước khác Các quy định này liên quan đến việc các nội dung, khía cạnh, vấn đề khác nhau liên quan đến chỉ phí đầu tư xây dựng và

thông qua hành động thâm tra, phê duyệt, giám sát, kiểm tra, thanh tra của các tổ

chức, cá nhân được phân công (cơ quan thâm định, phê duyệt, thanh tra, kiểm toán,

cơ quan cấp phát, thanh toán ) nhằm mục tiêu là bảo đảm việc xác lập, thực hiện

chỉ tiêu các chỉ phí đầu tư xây dựng tuân thủ đúng hướng dẫn, đúng quy định pháp

luật Ngược lại, công cụ của việc KSCP chỉ là hệ thống dữ liệu, số liệu chỉ phí đầu tư

xây dựng công trình, hệ thống các báo cáo, giám sát KSCP theo từng giai đoạn do chủ đầu tư quy định, thiết lập thông qua các cá nhân có trình độ chuyên môn thích hợp thực hiện giám sát, phân tích, dự báo, điều chỉnh chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

Thứ sáu là quá trình thực hiện và kết quả đạt được của việc quản lý chi phí và

kiểm soát chỉ phí Đối với việc quản lý chỉ phí, các hành động quản lý như thâm tra,

thẩm định, phê duyệt, thanh tra, kiểm tra thường xảy ra trong giai đoạn nhất định của quá trình đầu tư, nên không mang tính liên tục và chủ động, đôi khi hành động sai ở

Trang 19

Ngược lại, hành động KSCP mang tính liên tục, chủ động Trong đó các chỉ phí thực hiện các công việc, công trình luôn được kiểm tra, so sánh với dự tính, kế hoạch,

được giám sát và điều chỉnh liên tục, kịp thời với mục tiêu cần đạt được là giới hạn chỉ phí ở giai đoạn sau luôn thấp hơn giai đoạn trước Kết quả đạt được của việc quản lý chỉ phí là các quy định, hướng dẫn về lập, sử dụng chỉ phí đầu tư xây dựng của nhà nước được tuân thủ nhưng mục tiêu cuối cùng là quyết toán vốn đầu tư nằm

trong giới hạn TMĐT đã được phê duyệt có thể vẫn không đạt được Nói một cách

khác, có thể thực hiện tất cả các hành động quản ly chi phí nhưng có thể không mang

đến kết quả cuối cùng là chỉ phí nằm trong giới hạn TMĐT đã phê duyệt trong khi

nếu thực hiện KSCP đúng phương pháp cho kết quả cuối cùng là chỉ phí nằm trong

giới hạn TMĐT đã phê duyệt

Như vậy có thể nói rằng có sự khác nhau giữa quản lý chi phí và kiểm soát chỉ phi.Theo tác giả Alphonse,Dellisola,.,PE (tài liệu “Value Engineering: Practical Application for Design, Construction, Maintenance & Operation” do RS Mean xuất bản năm 2007) thì ““ Có sự khác nhau giữa quản lý chi phí và kiểm soát chỉ phí

Quản lý một việc gì đó là hành động hoặc cách thức kiểm soát, chỉ đạo hoặc

giám sát việc đó Theo đó, quản lý chi phí chỉ được coi là thành công khi đạt tới mục

tiêu chỉ phí KSCP là một quá trình, nói một cách khác là một loạt hành động có hệ

thống trực tiếp hướng tới các mục tiêu đã định trước Để thực hiện KSCP cần phải có các giới hạn ngân sách để so sánh, người quản lý có thể phát hiện ra các sai lệch

đúng lúc và thực hiện các hành động sửa chữa

Bài viết “Một số giải pháp KSCP nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động

doanh nghiệp” tại Tạp chí Kế toán 12/2008 đã viết “Quản ly chỉ phí là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng các nguồn vốn và chỉ phí, từ đó đưa ra

những quyết định về chi phi ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp KSCP là

một hoạt động quan trọng của quản lý chỉ phí Đối với nhà quản lý, để kiểm soát

được chỉ phí phát sinh hàng ngày, điều quan trọng là nhận diện ra các loại chỉ phí, đặc biệt là nhà quản lý nên nhận dạng những chỉ phí kiểm soát được dé đề ra các biện pháp KSCP thích hợp và bỏ qua những chỉ phí không thuộc phạm vi kiểm sốt của mình nêu khơng việc kiểm sốt sẽ khơng mang lại hiệu quả so với công sức, thời gian bỏ ra

KSCP trong đầu tư xây dựng công trình có thể là vấn đề mới, tuy nhiên trong

quản lý doanh nghiệp nói chung việc KSCP từ lâu đã là một công việc tất yếu khi

Trang 20

chỉ phí, chúng ta có thể kiêm soát được chỉ phí, từ đó có thể tiết kiệm chỉ phí, vấn đề chỉ tiêu sẽ hiệu quả hơn và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp

(bài viết Một số giải pháp KSCP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp-Tạp chí Kế toán 12/2008)

Minh chứng cho việc cần thiết phải KSCP và hiệu quả của nó trong hoạt động doanh nghiệp, báo Tuổi trẻ Online trong bài “Để không còn như Vinashin” đã viết “Vinashin gây nợ, nợ là của các công ty con Vậy muốn không còn như Vinashin thì phải kiểm soát được việc sử dụng tiền của các công ty con Như thế phải có được một phương pháp kiểm soát” Bài viết cũng đã xác định rất rõ và rất chính xác khi

gọi phương pháp kiểm soát chỉ tiêu của chủ doanh nghiệp là “tự bên trong” và khẳng

định phương pháp “tự bên trong” đã có tại các nước hơn nửa thế kỷ rồi”

Nếu coi việc bảo đảm mục tiêu hiệu quả đầu tư xây dựng công trình cũng

giống như bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc KSCP trong đầu tư xây dựng có lẽ cũng nên đặt ra không thể chậm chễ Lợi ích của việc KSCP là rất rõ ràng

và đối với các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn tư nhân vấn đề KSCP là không

thể thiếu trong quy trình quản lý kinh tế

Tuy nhiên, đối với các chủ đầu tư các công trình xây dựng sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, việc quản lý chính là phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của nhà nước thì việc thiếu các hướng dẫn cần thiết về KSCP đang là rào cản

trong việc triển khai thực hiện trách nhiệm của mình Để có thể giải quyết vấn đề

này cần có hướng dẫn từ phía cơ quan quản lý nhà nước có chức năng về KSCP đầu tư xây dựng công trình.Việc giải quyết các nội dung trên bằng một văn bản hướng

dẫn của nhà nước (ban hành hoặc công bố) một mặt phân biệt được nội dung “quản

lý chi phí” và “kiểm soát chỉ phí” mà từ trước đến nay nhiều người còn nhằm lẫn,

mặt khác tạo cơ chế hành lang cho các chủ thể có liên quan trong việc đầu tư xây

dựng công trình thực hiện nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua KSCP một cách hiệu quả

1.4 Nội dung công tác KSCP đầu tư xây dựng công trình

1.4.1 Nội dung KSCP đầu tư xây dựng công trình trên giác độ chủ đầu tư

Troág quá trình thực hiện đầu tư dư án khâu KSCP phải bao gồm: KSCP trong

giai đoạn lập dự án đầu tư, KSCP trong giai đoạn thiết kế, KSCP trong giai đoạn lựa

chọn nhà thầu, KSCP khi thanh toán, quyết toán hợp đồng, KSCP quản lý dự án và

các công việc không đấu thầu, KSCP khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng 1.4.1.1 Nội dung KSCP trong giai đoạn lập dự án đầu tư

Việc xác định TMĐT thường là đơn vị tư vấn lập dự án lập và chủ đầu tư chỉ

Trang 21

định hiện hành có tới bốn phương pháp xác định TMĐT với mức độ chính xác khác

nhau

Để chủ động, chủ đầu tư cần thực hiện việc giám sát quá trình lập TMĐT, một giúp chủ đầu tư kiểm soát được tiến độ mặt khác chủ động và có ý kiến kịp thời đối

với lập TMĐT của đơn vị tư vấn về lựa chọn phương pháp lập tổng mưc đầu tư, nội

dung và các thành phần chỉ phí trong TMĐT, thậm chí có thể yêu cầu đơn vị tư vấn xác định TMĐT theo nhiều phương án thiết kế cơ sở khác nhau nhằm lựa chọn phương án thích hợp về mặt chỉ phí đầu tư và tránh tình trạng phải sửa nhiều lần

cũng như nâng cao chất lượng lập TMĐT

Chủ đầu tư cần đối chiếu giá trị TMĐT do tư vấn lập với sơ bộ TMĐT trong chủ trương đầu tư hoặc ngân sách dự trù cho dự án Chủ đầu tư sau khi đã đối chiếu với khả năng vốn huy động để chấp thuận hay điều chỉnh TMĐT cho phù hợp dự trù

vốn thông qua các biện pháp như: điều chỉnh hay thay đôi giải pháp công nghệ,vật

liệu, thiết bị hay phương án thiết kế, nhằm tiết kiệm chỉ phí và tăng hiệu quả đầu

Mặt khác để nâng cao chất lượng lập TMĐT, chủ đầu tư cẦn xem xét và kiểm

tra nội dung TMĐT về thành phân, cơ cấu các khoản mục chỉ phí được tính và sự hợp lý của từng khoản mục cũng như giá trị tổng trước khi trình thẩm tra, thâm định

nhằm hạn chế tình trạng chất lượng TMĐT không đảm bảo mà vẫn trình thẩm tra,

thẩm định làm mất thời gian cho việc giải trình, chỉnh sửa, bổ sung

Sau khi có kết quả thẩm tra, thẩm định TMĐT, chủ đầu tư cần xem xét phân

tích và đánh giá các kiến nghị trong báo cáo thẩm tra, thẩm định để yêu cầu đơn vị tư vấn lập TMĐT chỉnh sửa, bổ sung cho hợp với qui định của nhà nước và đảm bảo

TMĐT được tính đúng, tính đủ và lập báo cáo trình cấp có thâm quyển phê duyệt TMĐT

Sau khi TMĐT được cấp có thâm quyền phê duyệt, chủ đầu tư cần tiến hành lập kế hoạch chi phi sơ bộ Kế hoạch chi phí sơ bộ là việc phân bổ TMĐT của dự án đã phê duyệt cho các phần của dự án, các bộ phận chủ yếu hay các gói thầu của công trình, tổng các chỉ phí trong kế hoạch chỉ phí sơ bộ bằng TMĐT đã phê duyệt Mục

đích củá việc lập kế hoạch chỉ phí sơ bộ là để xác định giới hạn chỉ phí cho từng

hạng mục công trình, gói thầu và phần việc của công trình làm căn cứ để khống chế chỉ phí ở các giai đoạn triển khai tiếp theo không vượt các giới hạn đó

1.4.1.2 Nội dung KSCP trong giai đoạn thiết kế và lập dự toán

Trang 22

kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 2 bước hoặc 3 bước) Nhiệm vụ

KSCP ở giai đoạn này thường tập trung vào các vấn đề sau:

Chủ đầu tư chủ động giám sát việc lập thiết kế xây dựng và DT công trình,

hạng mục công trình sau khi dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời kiểm tra và so sánh giữa giá trị DT của các phần trong dự án, các bộ phận chủ yếu của công trình hay các hạng mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chỉ phí sơ bộ mà đã được chủ đầu tư lập sau khi phê duyệt TMĐT Về nguyên tắc DT xây dựng công trình không được vượt kế hoạch chỉ phí sơ bộ Để thực hiện điều này, chủ đầu tư cần khống chế DT từng hạng mục công trình, từng bộ phận công

trình, phần việc thấp hơn giá trị tương ứng với nó ở trong kế hoạch chỉ phí sơ bộ Việc khống chế DT có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp như điều chỉnh thiết kế

xây dựng, thay đổi phương án sử dụng vật liệu, thiết bị công trình

Việc khống chế DT đạt yêu cầu, chủ đầu tư tiến hành tổ chức thẩm tra, thẩm

định dự toán Sau khi có kết quả thẩm tra, thẩm định dự toán, chủ đầu tư lại tiến hành kiểm tra, đánh giá về kết quả thẩm tra, thẩm định DT trước khi phê duyệt dự

toán Trong trường hợp giá trị DT của hạng mục công trình hay phần việc nào sau

khi thẩm tra, thẩm định mà vượt giới hạn đã định trong kế hoạch chỉ phí sơ bộ thì có thể đề xuất các biện pháp điều chỉnh phù hợp trước khi phê duyệt

Sau khi DT được phê duyệt, chủ đầu tư cần tiến hành lập kế hoạch chỉ phí chỉ tiết hay kế hoạch phân bổ DT cho các gói thầu, các hạng mục công trình hay cho các phần việc xây dựng sẽ được tổ chức đấu thầu hay không tổ chức đấu thầu Mục đích

của việc lập kế hoạch chỉ phí chỉ tiết là xác định giới hạn chỉ phí cho từng gói thầu,

hạng mục công trình hay phần việc xây dựng, làm căn cứ để khống chế chi phí cho

các công việc đấu thầu hay không đấu thầu sẽ được triển khai ở các giai đoạn (bước)

tiếp theo

1.4.1.3 Nội dung KSCP trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu

Việc KSCP khi tổ chức lựa chọn nhà thầu cần thực hiện cho từng gói thầu và theo từng giai đoạn (bước) của quá trình đấu thầu

KSCP ở giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu (tổ chức đấu thầu) hay hồ sơ yêu cầu

(tổ chức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp hay chào hàng cạnh tranh): Về nguyên tắc giá dự thầu không được vượt giá gói thầu được duyệt, nhưng trong thực tế nhiều trường hợp đã phải tổ chức đấu thầu lại mà một trong các nguyên nhân là giá dự

thầu cao hơn giá gói thầu Nguyên nhân chính của tình trạng này là giá gói thầu

thường được xác định trên cơ sở giá DT mà giá DT lại xác định theo qui định và

hướng dẫn của nhà nước, nhưng giá dự thầu của nhà thầu lại được xác định trên cơ

Trang 23

tình trạng này, chủ đầu tư cần tiến hành phân tích đánh giá và dự kiến khả năng tăng

hoặc giảm chỉ phí thực hiện các công việc trong gói thầu trên cơ sở các qui định, hướng dẫn hay yêu cầu kỹ thuật và giá cả thị trường ở thời điểm tổ chức đấu thầu để

điều chỉnh hay xử lý hồ sơ mời thầu, hồ sơ đề xuất nhằm khống chế giá dự thầu nằm trong giới hạn kế hoạch chỉ phí chỉ tiết Nếu cần thiết điều chỉnh giá gói thầu làm

căn cứ xét thầu trên cơ sở khối lượng và các qui định trong hồ sơ mời thầu hay hồ sơ

đề xuất

KSCP ở giai đoạn chuẩn bị ký hợp đồng xây dựng: KSCP ở giai đoạn này là việc bảo đảm làm sao cho giá ký hợp đồng không vượt chỉ phí giới hạn của gói thầu trong kế hoạch chỉ phí chỉ tiết Để làm được điều này thì chủ đầu tư cần kiểm soát giá trúng thầu và giá sau khi đàm phán hợp đồng Đối với quá trình hình thành giá trúng thầu, chủ đầu tư cần tiến hành phân tích đánh và làm rõ giá dự thầu để xác định giá đề nghị trúng thầu Sau khi có báo cáo thẩm định kết quả trúng thầu, chủ đầu tư cần tiến hành tiếp việc xem xét, đánh đánh để xác định giá trúng thầu trước

khi phê duyệt Trong quá trình đàm phán hợp đồng chủ đầu tư cần rà xoát các điều khoản của hợp đồng, các qui định của hồ sơ mời thầu để yêu cầu nhà thầu làm rõ tính khả thi thực hiện hợp đồng và khống chế khả năng phát sinh chỉ phí trong quá trình thực hiện hợp đồng, dự báo các khả năng tăng chí phí do phát sinh khối lượng và trượt giá hay các rủi ro đề tránh gây tăng chỉ phí thanh toán sau này, đồng thời làm căn cứ đề ký giá hợp đồng

Sau khi ký kết hợp đồng bước vào giai đoạn thực hiện hợp đồng, vấn đề quan trọng nhất về KSCP là các khoản thanh toán hợp đồng Để có cơ sở kiểm soát thanh toán hợp đồng thì chủ đầu tư cần so sánh giữa giá trị hợp đồng của các gói thầu với

giá gói thầu trong kế hoạch chỉ phí chỉ tiết, điều chỉnh kế hoạch chỉ phí chỉ tiết (nếu

cần thiết) để làm trần khống chế thanh toán hợp đồng sau này

1.4.1.4 Nội dung KSCP khi thanh toán, quyết toán hợp đồng

Nội dung kiểm soát chỉ phí khi thực hiện thanh toán các hợp đồng xây dựng, bao gồm:

- Kiểm tra khối lượng từng lần thanh toán cho nhà thâu theo tiến độ quy định trong hợp đồng (tư vấn, thi công xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị cho công trình) phù hợp với các quy định nghiệm thu khối lượng trong hợp đồng; so sánh giữa khối lượng hoàn thành thực tế và khối lượng dự tính theo tiến độ

Trang 24

- Kiểm tra giá trị để nghị thanh toán của nhà thầu, xác định sự hợp lý của các khoản đề nghị thanh toán Kiến nghị giá trị chấp thuận cho các lần thanh toán

- Giám sát quá trình thanh toán để bảo đảm không phát sinh các chi phi do lỗi chậm thanh toán của chủ đầu tư

- Khi kết thúc từng lần thanh toán, lập báo cáo trình chủ đầu tư với các nội dung chủ yếu sau:

+ Giá trị thanh toán thực tế theo các lần thanh toán quy định trong hợp đồng So sánh

với giá trị các lần thanh toán dự kiến trong kế hoạch chỉ phí chỉ tiết của gói thầu;

+ Nguyên nhân tăng giảm và các biện pháp xử lý đối với giá trị thanh toán thực tăng so với giá trị dự kiến;

+ Dự kiến giá trị thanh toán còn lại của hợp đồng, khả năng phát sinh chi phí và các biện pháp xử lý, khống chế chi phí bảo đảm giá trị thanh tốn khơng vượt giá hợp đồng dự kiến tối đa

Nội dung kiểm soát chỉ phí khi quyết toán các hợp đồng bao gồm:

- Xem xét và lập báo cáo đánh giá giá trị quyết toán cuối cùng của hợp đồng đối với nhà thầu

- Phân tích và để xuất các giải pháp giải quyết các chi phí bổ Hư 1À pat sinh trong việc thưc hiện hợp đồng Af G3 I S\ Sew me Durheul

- Lập báo cáo và đề xuất về các trách nhiệm, nghĩa vụ cân và Quyết fien quan đến

chi phí của nhà thầu và của cả chủ đầu tư theo hợp đồng

- Lập báo cáo so sánh giá trị quyết toán hợp đồng của từng gói thầu so với chỉ phí tương ứng trong Kế hoạch chỉ phí chỉ tiết Phân tích nguyên nhân tăng, giảm

1.4.1.5 Noi dung KSCP quan lý dự án và các công việc không đấu thầu Nội dung kiểm soát chỉ phí quản lý dự án và các công việc không tổ chức đấu thầu bao gồm:

- Lập kế hoạch chỉ tiêu cho từng tháng, từng giai đoạn trên cơ sở Kế hoạch chỉ phí

cho các công việc quản lý dự án và các phân công việc không tổ chức đấu thầu;

- Kiểm tra và giám sát các khoản chi tiêu trong chỉ phí quản lý dự án như các chi phí hành chính (đi lại, sử dụng xe ôtô, thông tin liên lạc, ), chỉ phí nhân sự (số lượng nhân viên dự án, thời gian làm thêm giờ, ), các khoản chỉ tiêu không tổ chức đấu

thầu;

- Lập báo cáo chỉ tiết trình chủ đầu tư về giá trị các khoản chỉ tiêu thực tế từng tháng, từng giai đoạn so sánh với kế hoach chỉ phí chỉ tiết tương ứng Kiến nghị các biện

pháp tiết kiệm chi tiêu hành chính, nhân sự và các nguồn lực khác môt cách hợp lý và

tiết kiệm

Người kiểm soát chi phí có thể lập kế hoạch kiểm soát chỉ tiêu (khoán, khống chế hoặc các biện pháp cắt giảm chỉ phíL!) nhằm bảo đảm các chi phí quản lý dự án

THU VIEN

Trang 25

và các phân công việc không tổ chức đấu thầu nằm trong giới hạn kế hoạch chỉ phí chỉ tiết mà chủ đầu tư đã phê duyệt

1.4.1.6 Nội dung KSCP khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng

Nội dung kiểm soát chỉ phí khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình bao gồm: - Giám sát quá trình lập hồ sơ quyết toán của chủ đầu tư;

- Kiểm tra tính đây đủ của các khoản mục chỉ phí, giá trị các khoản mục chi phí trong hồ sơ quyết toán trước khi trình thẩm tra, phê duyệt;

- Lập báo cáo về giá trị quyết toán vốn đầu tư theo từng khoản mục chỉ phí, gói thầu

So sánh và phân tích với tổng mức đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;

- Lập báo cáo xử lý các vấn đề liên quan đến chỉ phí trong giai đoạn quyết toán vốn

đầu tư;

Sau khi hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, Người kiểm soát chi phí lập kế hoạch lưu trữ số liệu về chỉ phí đâu tư xây dựng công trình

cho chủ đầu tư

1.4.2 Nội dung KSCP đầu tư xây dựng công trình khi chủ đầu tư tự thực

hiện gói thầu

KSCP trong giai đoạn thực hiện đầu tư là một phần quan trọng trong toàn bộ quá trình khống chế chi phí của dự án Hiểu được các loại chỉ phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ phí mới kiểm soát được chỉ phí, từ đó có thể đưa ra các biện pháp tiết

kiệm chỉ phí, hạn chế thất thoát cho CĐT Nội dung KSCP đầu tư xây dựng công trình khi chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu

Sau:

1.4.2.1 KSCP vat liệu

KSCP nguyên vật liệu trực tiếp phải tuân theo một quá trình kiểm soát cụ thê vì chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho từng công trình là có thật, được phản ánh

vào sổ sách đầy đủ, chính xác, được đánh giá đúng phù hợp với chuẩn mực, chế độ

kế toán hiện hành

Trên cơ sở các mục tiêu đó, các bước của quá trình kiểm soát được thể hiện như sau:

+Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng xét duyệt và thực hiện nghiệp vụ mua vật

tư, chức năng mua vật tư, chức năng bảo quản kho và kế toán vật tư +Ban hành các chính sách mua vật tư bao gồm:

- Chính sách thu mua vật tư: đưa ra nguyên tắc xác định thời điểm và số lượng cho

mỗi lần đặt hàng: dự trữ hợp lý đảm bảo quá trình xây lắp diễn ra liên tục, lượng tồn kho không nhiều hoặc dự trữ ở mức độ cần thiết để giảm thiểu chỉ phí hao hụt do vận

Trang 26

- Chính sách về chất lượng và giá cả của vật tư: nhằm xác định thứ tự ưu tiên trong điều kiện mua vật tư, có sự kết hợp hợp lý về chất lượng và giá cả

- Chính sách lựa chọn nhà cung cấp: do địa bàn thi công được xác định theo từng

công trình nên việc lựa chọn nhà cung cấp là rất khó khăn song cũng phải sàng lọc cân thận để chọn được nhà cung cấp với giá cả thấp nhất và chất lượng cao nhất

+ Thiết lập các thủ tục mua vật tư như: mọi nghiệp vụ mua vật tư đều được xét duyệt

của bộ phận mua hàng và phải lập Phiếu đề nghị mua vật tư

+ Thiết lập thủ tục giao nhận vật tư: nếu vật tư được nhập kho thì phải có ban kiểm

nhận đề kiểm tra số lượng và chất lượng của vật tư trước sự chứng kiến của thủ kho,

bộ phận thu mua và phải lập phiếu nhập kho đầy đủ chữ ký của các bên; nếu vật tư

không qua kho thì phải có hóa đơn mua hàng và biên bản giao nhận hàng;

+ Xây dựng định mức hao hụt vật tư: tùy thuộc vào đặc tính của một số loại vật tư mà phải xây dựng định mức vật tư và tỷ lệ hao hụt vật tư;

+ Hệ thống kế toán chỉ tiết vật tư: quy định các số sách chỉ tiết mở ra cho từng loại

vật tư, ghi chép cả về số lượng lẫn chất lượng Hệ thống này đảm bảo một sự đối

chiếu kiểm tra lẫn nhau giúp cho việc quản lý vật tư được chặt chẽ:

+ Hệ thống kế toán tổng hợp: phải có các số sách dé theo dõi vật tư, phân loại vật tư

theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành;

+ Xây dựng quy trình luân chuyền chứng từ;

+ Định kỳ phải có sự kiểm tra, kiểm kê vật tư

1.4.2.2 KSCP nhân công

Chỉ phí nhân công phải tuân thủ các chính sách, quy định về quản lý tiền lương, các chỉ phí phát sinh về tiền lương là có thật, được ghi chép đầy đủ, chính xác Được

thực hiện đầy đủ như sau:

+ Xây dựng các chính sách và định mức về lao động tiền lương: Thường xuyên đánh giá nhân viên và điều chỉnh mức lương thích hợp, các khoản tiền lương, tiền thưởng phải được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền;

+ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của DN CĐT với các chính sách đãi ngộ thỏa đáng, môi trường làm việc chuyên

nghiệp nñằm khai thác tốt nhất trí tuệ và đóng góp của cán bộ công nhân viên, gắn

kết người lao động làm việc lâu dài Đồng thời bố trí lao động hợp lý, bố trí công

việc đúng người để tận dụng năng lực của nhân viên, tiết kiệm chỉ phí;

+ Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng quản lý nhân sự, sử dụng lao động, tính lương, ghi chép lương, trả lương;

Trang 27

+ Trả lương: căn cứ vào bảng lương đã được duyệt

1.4.2.3 KSCP máy thi công

+ Phân chia trách nhiệm đối với các chức năng quản lý, vận hành máy, theo dõi, ghi

số, tính toán chỉ phí sử dụng máy

+ Phân loại máy thi công, tổ chức theo dõi cho từng loại, xác định thời gian sử dụng để thuận lợi cho việc trích khấu hao; phải có bộ hồ sơ riêng để theo dõi toàn diện máy thi công từ khi hình thành đến khi thanh lý hay nhượng bán

+ Có chế độ kiểm kê máy thi công, đánh giá tình trạng kỹ thuật để có biện pháp điều

chỉnh cũng như công tác bảo trì, bảo dưỡng

1.4.2.4 KSCP trực tiếp khác

Khoản mục chỉ phí này phản ánh các chỉ phí nảy sinh trong quá trình thi công mà không thé tinh toán, đo đếm chính xác khi lập dự toán Vì vậy chỉ phí này mang tính

chất bình quân, thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm(%) so với tổng chi phí vật

liệu, nhân công, máy thi công

Đặc thù lớn nhất của khoản mục chỉ phí này là có những chỉ phí mà bất kỳ công

trình nào cũng phải có (chỉ phí biển báo hướng dẫn an tồn cơng trường, chỉ dẫn đảm

bảo vệ sinh, chi phí bảo vệ môi trường ), ngược lại một số nội dung khác như chỉ phí vận chuyển máy móc thiết bị, di chuyển lực lượng lao động, không phải lúc nào cũng xuất hiện Vì vậy với những công trình có mức khoán cố định thường không đủ để trang trải các chỉ phí bỏ ra Thông thường các khoản này được tính vào chỉ phí cho công thông qua việc lập DT bổ sung

1.4.2.5 KSCP chung

Nội dung của chỉ phí chung rất đa dạng và phức tạp bao gồm:

- Chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại công trường: tiền lương chính và phụ

cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trích nộp cơng đồn, chi phí điện, nước

làm việc, công tác phí, chi phí văn phòng phẩm, bưu phí, nghiệp vụ phí, bảo hộ lao

động, khấu hao tài sản cố định, dụng cụ sinh hoạt, vật rẻ tiền mau hỏng;

- Chi phí phục vụ công nhân như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trích nộp cơng đồn, nước uống tại hiện trường, dụng cụ sinh hoạt;

- Chi phí phục vụ thi công tại công trường như: lều lán che mưa, nắng, nhà vệ sinh tại hiện trường, chi phí xác định cốt, tim, mốc, phục vụ trong quá trình thi công,

điều động nhân công lẻ tẻ, dọn dẹp bàn giao công trình;

- Một số chỉ phí khác bao gồm: chi phí bảo vệ công trình, tuyên mộ cho thôi việc lẻ tẻ, hỗ trợ việc đào tạo cán bộ quản lý và bồi dưỡng nâng cao tay nghề, luyện tập, thi đua, sơ kết, tổng kết, quảng cáo, lập hồ sơ hồn cơng

Trang 28

+ Tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đối với chỉ phí sản xuất

chung Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng công trình hoặc đội thi công, phải được tổ chức quản lý và theo dõi theo từng đối tượng cụ thể

+ Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục quy định đối với việc quản lý và hạch toán chi

phí sản xuất chung Phân chia các chức năng quản lý, ghi chép, theo dõi, kiểm tra đối với chỉ phí sản xuất chung;

+ Quy định trình tự ghi số, quá trình luân chuyển chứng từ Khi phát sinh các khoản chỉ liên quan đến chỉ phí sản xuất chung thì kế toán phải căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi số kịp thời và việc theo dõi chỉ phí sản xuất chung cũng đã được

lồng vào các chỉ phí trên nên phải có chế độ kiểm tra chéo lẫn nhau;

+ Tuân thủ các chế độ về tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) được tập hợp và tính toán ở chi phí sản xuất chung

+ Phải căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ để theo dõi tình hình TSCĐ dung cho đội thi công từ đó có công tác quản lý phù hợp;

+ Các khoản chỉ bằng tiền phải có chứng từ đầy đủ và có sự phê duyệt của những người có thâm quyền;

+ Đối với công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho thi công thì cần phải lưu ý đến công

cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần và phải có chứng từ phân bổ cụ thể, chính xác;

Như vậy từ những mục tiêu đến việc thực hiện còn trải qua quá trình kiểm soát là

đo lường kết quả, so sánh, phân tích nguyên nhân, xác định hành động thích hợp Vì thé CDT lap bang DT chi phí sản xuất chung cho từng công trình Dựa vào bảng tổng hợp chỉ phí và bảng dự toán, kế toán tiến hành so sánh, phân tích và tìm nguyên nhân

đối với những sai lệch lớn; từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo chất

lượng công trình và hoàn thành tốt tiến độ thi công

1.5 Những qui định của pháp luật về quản lý, KSCP đầu tư xây dựng công

trình

Vấn đề KSCP đã được chính thức dé cập, quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

Thứ nhất: Đề án “ Đổi mới cơ chế quản lí chỉ phí đầu tư xây dựng công trình” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1585/ TTg-CN ngày 09/10/2006

đã xác định:

- Thực hiện xã hội hóa công tác KSCP trong suốt cả quá trình đầu ư xây dựng công trình Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức tư vấn quản lí chỉ phí, các kỹ sư định giá xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện việc KSCP thông qua hợp đồng Các tô chức tư vấn quản lí chỉ phí, các Kỹ sư định giá xây dựng

Trang 29

-Thực hiện đào tạo các Kỹ sư định giá xây dựng tiếp cận với các quy định nghề

nghiệp của các tổ chức quốc tế có điều kiện tương tự như Việt Nam để hình thành

các tổ chức quản lí chi phí đầu tư xây dựng có tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lí và KSCP đầu tư xây dựng công trình Nhà nước quy định về điều kiện năng lực, quy chế hành nghề cũng như chính sách khuyến khích phát triển các tô

chức tư vấn quản lí chỉ phí và các Kỹ sư định giá xây dựng này

Thứ hai: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 đã quy định như sau:

- Chủ đầu tư được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện việc lập, thâm tra và

KSCP dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nguồn vốn sử dụng, điều kiện cụ thể của công trình xây dựng

Thứ ba: Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

- Ở Khoản 4 Điều 18 Quy định chung về điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân quản lý chỉ phí đã xác định 9 công việc về quản lý chỉ phí mà các tổ chức, cá nhân

khi thực hiện tư vấn phải có đủ điều kiện 1 trong 9 công việc đó là “KSCP xây dựng

công trình”

-Ở Khoản 2 Điều 25 Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư đã xác định 1 trong các

quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư là: “Tổ chức KSCP đầu tư xây dựng công trình

theo quy định”

- Thứ tư: Tại các Điều 3,4 và 7 của Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2009 về giám sát và đánh giá dự án đầu tư có qui định:

+ CDT cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện dự án; khối

lượng thực hiện; chất lượng công việc; các chi phí; các biến động;

+ Chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra thường xuyên dự án đầu tư do mình làm chủ đầu tư + Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc dự án đầu tư Thư năm: Những yêu cầu cụ thể về KSCP gắn với quá trình quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

- TMĐT xây dựng công trình: TMĐT được dự tính đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp với thời gian xây dựng công trình TMĐT là chi phi tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình (Khoản 3, Điều 3, Nghị định 112/2009/CP)

- DT xây dựng công trình: DT xây dựng công trình được xác định theo công trình

Trang 30

trình (Khoản 1, Điều 8, Nghị định 112/2009/CP) DT công trình được phê duyệt là

cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu (Khoản 3, Điều

10, Nghị định 112/2009/CP)

- Gia gói thầu, giá hợp đồng xây dựng: Gia gói thầu được xác định trên cơ sở TMĐT

hoặc tổng vốn đầu tư, DT được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan (Khoản 2, Điều 10, Nghị định 85/2009/CP)

- Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình: Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới

hạn TMĐT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Khoản 2, Điều 30, Nghị định

112/2009/CP)

1.6 Nhận xét

Qua xem xét, nghiên cứu các tài liệu có liên quan và các quy định hiện hành của

nhà nước về quản lý, KSCP đầu tư xây dựng nêu trên cho thấy:

Thứ nhất: Có sự khác biệt giữa nội dung công việc quản lý chỉ phí và kiểm soát chỉ phí Có thể hiểu “quản lý chỉ phí” là những nội dung liên quan đến chỉ phí đầu tư

do nhà nước quy định mà các chủ thể (người quyết định đầu tư, chủ đầu tu, tu van, nhà thầu xây dựng, cơ quan thanh toán và các cơ quan khác liên quan) bắt buộc phải

thực hiện khi đầu tư xây dựng công trình Mặc dù thực hiện đầy đủ các hành động,

nội dung quản lý này nhưng kết quả mong muốn như quyết toán không vượt TMĐT, giá dự thầu không vượt giá gói thầu, DT được duyệt có thể không đạt được Kiểm sóat chỉ phí mang tính mục tiêu cụ thể hơn và chỉ liên quan đến chủ đầu tư Trước

tiên nó là trách nhiệm của chủ đầu tư với mục tiêu cuối cùng là “TMĐT là chỉ phí tối

đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình” và “đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán nằm trong giới hạn TMĐT đã được cấp có thâm quyền phê duyệt” Để đạt được mục tiêu

này, chủ đầu tư phải thực hiện rất nhiều biện pháp, công cụ từ việc kiểm soát lập chỉ

phí đúng và đủ đến việc KSCP giai đoạn sau luôn thấp hơn giai đoạn trước (thực

hiện bất đẳng thức: TMĐT > DT > quyết toán) và toàn bộ quá trình kiểm soát đó gọi

chung là kiểm soát chỉ phí Để thực hiện kiểm soát chỉ phí, chủ đầu tư tự mình thực

hiện hoặc sử dụng tư vấn có năng kiểm soát chỉ phí

Thứ hai: Vấn đề về KSCP đã được đề cập tới trong văn bản của nhà nước ở mọi

cấp độ (Luật, Đề án và Nghị định) Đề án đổi mới cơ chế quản lý chỉ phí đầu tư xây

dựng công trình” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản 1585/TTg-CN

ngày 09/10/2006 lần đầu tiên đã định hướng việc “ xã hội hóa công tác kiểm soát chỉ

Trang 31

đầu tư có thể thuê các tổ chức tư vấn quản lý chỉ phí, các Kỹ sư định giá xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện việc KSCP thông qua

hợp đồng” Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây

dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 đã xác định rõ hơn cũng như thừa

nhận việc quản lý và kiểm soát chỉ phí: “ Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách

nhiệm quản lý chỉ phí dự án đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi công trình được đưa vào khai thác sử dụng” nhưng đồng thời cũng chấp

thuận việc chủ đầu tư “được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn đề thực hiện việc lập,

thẩm tra và KSCP dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nguồn vốn sử dụng, điều kiện cụ thể của công trình xây dựng” Tới nghị định 112/2009/NĐ-CP vấn đề

KSCP đã thể hiện khá rõ dưới hai nội dung: đó là KSCP là trách nhiệm của chủ đầu

Trang 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VÓN NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA VÀ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI

2.1.Qúa trình đổi mới chính sách về công tác quản lý, KSCP đầu tư xây dựng

công trình

Thực hiện lộ trình cải cách để hội nhập quốc tế nói chung và giải quyết các vấn đề của cơ chế quản lý chỉ phí đầu tư xây dung nói riêng, ngày 18 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Đề án Đổi mới cơ chế quản lý chỉ phí đầu tư xây

dựng công trình; trong đó định hướng theo một số mục tiêu cơ bản là:

- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về chỉ phí đầu tư xây dựng và trách nhiệm quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng - Hoàn thiện cơ chế quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng theo cơ chế thị trường Nhà nước chỉ hướng dẫn bằng các quy định có tính định hướng, tạo môi trường bình đẳng cho các chủ thê tham gia hoạt động xây dựng

- Xã hội hố cơng tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng, đặc biệt là tư vấn về quản lý dự án và khống chế chỉ phí đầu tư xây dựng

Nội dung cơ bản của đổi mới cơ chế quản lý chỉ phí tư vấn đầu tư xây dựng là cơ chế quản lý phải tiệm cận với phương thức quản lý theo thông lệ quốc tế Chi phi tư vấn được xác định chủ yếu bằng phương pháp lập DT “tháng - người” kèm theo

các chế định về tiền lương, điều kiện hợp đồng và các điều kiện cần thiết khác để

thực hiện phương pháp này Ngoài ra, chỉ phí tư vấn đầu tư xây dựng cũng có thể được xác định theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (đối với một số công việc tư vấn có

khả năng xác định được rõ nội dung, phạm vi công việc, yêu cầu sản phẩm hoàn

thành trong quá trình thương thảo hợp đồng) Nhà nước quản lý chỉ tư vấn đầu tư xây dựng thông qua việc hướng dẫn phương pháp xác định, quy định hành lang pháp lý đủ linh hoạt để tạo môi trường bình đẳng cho chủ thể tham gia hoạt động xây dựng

thoả thuận chỉ phí tư vấn và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của

minh

Để thực hiện đề án này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình Đây là bước ngoặt quan trọng, có tính đột phá nhằm cải cách cơ chế chính sách về quản lý

chỉ phí xây dựng, từng bước tiếp cận với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế Có thể khẳng định đây là bước thẻ chế hoá đường lối hội nhập sâu rộng và toàn diện đối với nền kinh tế thị trường trong khu vực và thế giới của Đảng và Nhà nước ta, đòi

Trang 33

là sự chuyển đổi từ nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo

định hướng XHCN Ngày 25/7/2007, Bộ Xây dựng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn số 05/2007/TT-BXD về lập và quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình,

Thông tư hướng dẫn số 06/2007/TT-BXD về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Việc quản lý chi phí xây dựng theo công trình, xây dựng cơ chế quản lý giá xây

dựng có tính đến biến động của thị trường, điều kiện đặc thù của từng công trình đã

tạo ra được sự linh hoạt trong quản lý chỉ phí, tăng cường khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng và giải quyết được những vấn đề có liên quan đến thanh toán vốn đầu tư xây dựng đang còn nhiều bắt cập trước đây, tiếp cận

thông lệ quốc tế và kinh tế thị trường, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào quá

trình định giá xây dựng, khắc phục tính bình quân trong hệ thống đơn giá xây dựng cũng như tính thiếu linh hoạt trong các cơ quan quản lý chỉ phí, trước các biến động của thị trường

Những điểm mới cơ bản so với những quy định trước đây về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình, gồm:

- Về nguyên tắc, quản lý chỉ phí theo cơ chế thị trường và bảo đảm mục tiêu, hiệu

quả đầu tư của dự án

- Về cơ chế, tỗ chức quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình linh hoạt hơn, phân

cấp rõ và nhiều hơn cho Chủ đầu tư

- Giảm sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình định giá xây dựng

- Tăng cường tính minh bạch và bình đẳng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu - Bồ sung công cụ quản lý chỉ phí theo cơ chế thị trường

- Quy định điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn quan ly chi phi

Tuy nhiên, sự vận động của cơ chế thị trường, sự phát triển kinh tế-xã hội đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cần thiết phải tiếp tục xem xét hoàn thiện cơ chế quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình, cụ thể : tiếp cận gần hơn nữa với cơ chế thị

trường; phân cấp nhiều hơn cho chủ đầu tư; làm rõ trách nhiệm hơn của các chủ thể

tham gia hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân quản lý

chỉ phí đầu tư xây dựng công trình v.v

Trước yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, tiếp cận với thông lệ quốc tế, thị trường

hố cơng tác lập và quản lý chỉ phí trong đầu tư xây dựng công trình, ngày 14

tháng 12 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Đây là Nghị định sửa đổi, bổ sung

một số nội dung quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của

Trang 34

phí trong đầu tư xây dựng công trình theo đề án của Bộ Xây dựng đã được Thủ

tướng Chính phủ thông qua và được pháp luật hoá, Nghị định 112/CP đã đạt được những mục tiêu đổi mới hết sức quan trọng sau:

Thứ nhất: Công tác lập chỉ phí của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng (chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn) đã có những thay đổi căn bản Họ đã biết

chủ động hơn, quyết đoán hơn, tự tin hơn và khẳng định được những kết quả tính

toán để xác định chỉ phí của các dự án đầu tư xây dựng công trình Đã xoá bỏ căn

bản được tinh trạng trông chờ vào quyết định "cho" của cơ quan có thâm quyền về định mức, đơn giá hoặc những vấn đề vướng mắc cơ chế giữa chủ đầu tư và nhà

thầu Với những nội dung đổi mới của Nghị định 112/CP, đã bước đầu hình thành được một đội ngũ những nhà tư vấn về kiểm soát chỉ phí có chuyên môn và

tính chuyên nghiệp cao Họ đã tư vấn giúp cho chủ đầu tư và luôn luôn đứng

cạnh chủ đầu tư với tư cách của người kỹ sư định giá

Thứ hai: Công tác quản lý chỉ phí của nhà nước đã có bước thay đổi về bản

chất, đã hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước về việc xác định chỉ phí, nhà nước

không đi làm thay công việc của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm thay cho doanh nghiệp như trước đây Và từ đó đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm đã quen từ gần 50 năm nay của những nhà quản lý, của các chủ thể tham gia hoạt động xây

dựng, chủ đầu tư, nhà thâu và tổ chức tư vấn

Thứ ba: Nâng cao được tính chun mơn hố phù hợp với cơ chế thị trường thông qua việc tạo lập một đội ngũ những người làm chuyên môn mà quốc tế gọi là

kỹ sư định giá dưới hai hình thức là tổ chức và tư vấn cá nhân hoạt động xuyên suốt

quá trình đầu tư xây dựng - q i Se

Thứ bốn: Nghị định 112/CP quy định các hoạt động lập và thâm định chỉ phí dự

án đầu tư xây dựng công trình mang tính xã hội hoá phù hợp với thông lệ quốc tế và mang tính thị trường Khác với các quy định về quản lý chỉ phí trước, Nghị định 112/CP quy định nhiều phương pháp lập tổng mức đầu tư, nhiều phương pháp

lập dự toán Theo đó chủ đầu tư, nhà tư vấn hay nhà thầu căn cứ điều kiện cụ thể, tính chat cu thé, công trình cụ thể của mình, khả năng cụ thể của nhà tư vấn để

quyết định lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất Khái niệm phù hợp phải được

hiểu là với phương pháp được lựa chọn thì đảm bảo được thời gian, đảm bảo độ chính

xác về giá trị của TMĐT hay của dự toán Chủ đầu tư có bốn phương pháp lựa

chọn để xác định TMĐT và có nhiều phương pháp khác nhau để lập dự toán, trong đó có 3 phương pháp khác phổ biến được nêu ở Nghị định này Như vậy chủ đầu tư

được tự do lựa chọn một trong các phương pháp cho phù hợp nhất với dự án của

Trang 35

này thường nằm ở phía nhà tư vấn Nhà tư vấn quản lý chỉ phí với năng lực kinh

nghiệm của mình, số liệu mà mình có để tư vấn lựa chọn cho chủ đầu tư xem xét

quyết định Ở đây một lần nữa lại thấy vai trò, trách nhiệm và năng lực của nhà tư

vấn Nghị định 112/CP quy định: Các tổ chức có chức năng thực hiện công

tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chỉ phí đầu tư xây dựng công trình phải căn cứ

các quy định của Nghị định và phương pháp mà người quyết định đầu tư hoặc chủ

đầu tư đã lựa chọn để xác định chỉ phi, để xem xét trong quá trình thanh tra,

kiểm tra, kiểm toán Quy định này đã làm yên tâm những chủ thể tham gia hoạt

động xây dựng

Thứ năm: Thị trường hoá các yếu tố chỉ phí như giá nhân công, giá vật

liệu, giá ca máy và các yếu tố cấu thành chỉ phí đầu tư xây dựng công trình Đây là một trong những nội dung quan trọng quy định của Nghị định để đảm bảo được tính thị trường Theo cơ chế mở này thì việc lựa chọn và quyết định giá cả là do chủ đầu

tư dự án Chủ đầu tư có thể tham khảo công bố giá nhân công, giá ca máy của Uỷ ban

nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng công trình để áp dụng cho công trình mình Việc công bố giá nhân công ở địa phương không có nghĩa là công bố giá tiền lương tối

thiểu và các chế độ của nhà nước quy định mà căn cứ vào mặt bằng thị trường tiền

lương ở địa phương mình để công bố làm cơ sở cho chủ đầu tư của các dự án tham khảo Ở từng địa phương cũng có thê đưa ra những quy định riêng về yếu tố tiền lương cho các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Thứ sáu: Làm rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu và nhà thầu tư vấn trong quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình Trước đây đã có quy định, nhưng không rõ, không rành

mạch Việc quy định rõ trách nhiệm và quyền của các chủ thể trong Nghị định

lần này cũng góp phần vào việc làm minh bạch trong cơ chế quản lý nói chung,

quản lý chỉ phí nói riêng của nhà nước

Thứ bảy: Làm rõ về thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh định

mức đơn giá Nghị định 112/CP đã chỉ rõ đối với các định mức mới, định mức đã có

trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bó thì do người quyết định đầu tư

xem xét quyết định Làm rõ hơn, chủ đầu tư được quyết định việc áp dụng, sử dụng

giá vật liệu xây dựng công trình, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công làm cơ sở cho việc lập đơn giá, DT xây dựng công trình

Trang 36

đúng mà trước hết là sớm cùng chung một nhận thức về sự đổi mới thì sự nghiệp đi

mới nêu trên chắc chắn sẽ thành công

2.2 Những tồn tại (thực trạng) của công tác KSCP đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước và các nguyên nhân chủ yếu

Qua công tác điều ta khảo sát về các nội dung liên quan đến quản lý, KSCP tại các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai lại cho thấy những vấn đề liên quan

đến việc KSCP như sau:

Thứ nhất: Cán bộ dự án đang có sự phân biệt không rõ ràng giữa quản lý chỉ phí và kiểm soát chi phí Qua khảo sát cho thấy có sự hiểu biết khơng đầy đủ về kiểm

sốt chỉ phí, một số cán bộ dự án cho rằng các quy định về quản lý chỉ phí hiện nay

ban hành theo các Nghị định, thông qua hướng dẫn của nhà nước có liên quan đến quản lý chỉ phí được hiểu là kiểm soát chỉ phí Nguyên nhân của tình trạng trên một mặt do những hạn chế về trình độ, năng lực của người quản lý nhưng mặt khác cũng

là việc thiếu hướng dẫn về kiểm soát chỉ phí

Thứ hai: Thiếu vai trò của KSCP khi lập TMĐT xây dựng công trình.TMĐT

được xác định ở giai đoạn lập dự án và dùng làm cơ sở lập kế hoạch, quan ly chi phi

khi thực hiện dự án.TMĐT còn là giới hạn tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng

để đầu tư xây dựng công trình Yêu cầu đối với TMĐT xây dựng công trình là vừa bảo đảm tính hiệu quả đầu tư vừa bảo đảm là mức trần đủ bao toàn bộ chỉ phí đầu tư

xây dựng Chính vì điều này, TMĐT phải đáp ứng yêu cầu cần phải được tính đúng, tính đủ

Tuy nhiên thực tế cho thấy, mặc dầu đã có quy định khá đầy đủ về các phương

pháp xác định TMĐT; TMĐT được xác lập bởi nhà thầu tư vấn có năng lực, kinh

nghiệm; TMĐT được thâm tra, thâm định phê duyệt theo đúng trình tự, quy định và

thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chỉ nhưng kết quả là TMĐT của đa số các công trình xây dựng đã vượt khỏi TMĐT phê duyệt ban đầu và hậu quả là hiệu quả đầu tư xác định ban đầu khi quyết định đầu tư đã bị thay đổi, kế hoạch huy động và sử dụng vốn ban đầu đã bị phá vỡ kèm theo những hệ lụy cần phải giải quyết (kéo dài thời gian thực hiện) do phải bố trí nguồn vốn để tiếp tục thực hiện công trình

Theo kết quả điều tra khảo sát (báo Đầu tư số 42/2009) cho thấy 13 trong tổng

số 139 dự án của Tổng Công ty Hàng không, 57/266 dự án của Bộ Giao thông vận

tải, 1103/5880 của Thành phố HCM trong năm 2009 phải điều chỉnh vốn đầu tư Qua số liệu trên cho thấy, việc điều chỉnh TMĐT là khá phổ biến ở các dự án đầu tư xây

dựng

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về việc thay đổi, điều chỉnh TMĐT của một công

Trang 37

Bảng 2.1: Điều chỉnh TMĐT lần 1 ry TONG MUC DAU TU GIA TRI (1000VND) TANG % 1 TMDT ban dau 1.999.000.000 2 Điêu chỉnh lân 1 2.500.110.625 12,5

Phân tích nguyên nhân của việc thay đổi, điều chỉnh giá trị TMĐT ban đầu và phê duyệt cho thấy:

-TMĐT ban đầu được xác định trên cơ sở diện tích xây dựng và suất đầu tư theo loại công trình; TMĐT điều chỉnh được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết ké

cơ sở và giá xây dựng công trình

-Suất đầu tư sử dụng để lập TMĐT ban đầu quá thấp nếu so sánh với dữ liệu suất đầu tư của loại công trình tương tự (có cùng quy mô, tính chất, yêu cầu kỹ thuật,

vật liệu sử dụng ); thiếu một số những chỉ phí cần bổ sung chỉ phù hợp với đặc

điểm công trình (vườn trên mái, sân đỗ trực thăng )

-Nhận thức của chủ đầu tư đối với vai trò xác lập TMĐT chưa đúng do vậy muốn giá trị TMĐT thấp dé dự án dễ được các cấp có thấm quyền chấp thuận, phê duyệt và sau đó trong quá trình thực hiện sẽ xin điều chỉnh, bổ sung lên vẫn phê duyệt giá trị TMĐT trên

-Tư vấn của dự án thiếu luận cứ, trình độ về quản lý chỉ phí và không bị giành

buộc trách nhiệm trong việc xác định sai giá trị TMĐT lên đã thiếu sót hoặc chiều

theo ý kiến của chủ đầu tư

Như vậy có thê thấy khi xác lập TMĐT ban đầu đã thiếu vai trò của người KSCP giúp chủ đầu tư Rõ ràng rằng, nếu có người KSCP đủ trình độ bên cạnh chủ đầu tư thì những thiếu sót của tư vấn lập TMĐT (về lựa chọn phương pháp xác định TMĐT chưa phù hợp, những nội dung công việc, hạng mục còn thiếu cần bổ sung ngoài yếu

tố suất đầu tư để đảm bảo cho TMĐT được tính đúng, tính đủ ) sẽ được hạn chế và

chủ đầu tư ít nhất cũng có được những ý kiến chuyên môn đứng trên quyền lợi của

chính chủ đầu tư

Thứ ba:Thiếu vai trò của KSCP khi lập DT công trình

Chỉ phí đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ

thi công được biểu thị bằng DT công trình Trong giai đoạn này thiết kế xây dựng

công trình được triển khai chỉ tiết, các đặc tính kỹ thuật, vật liệu xây dựng, thiết bị,

phương án thi công cho công trình được xác định do vậy DT công trình cũng được xác định chính xác hơn Theo quy định và phù hợp với quy trình chính xác hóa dần chi phi theo giai đoạn đầu tư xây dựng thì DT công trình xác định cần phải có giá trị

Trang 38

trình xây dựng khi xác định đã vượt TMĐT mặc dầu TMĐT đã thực hiện các hành

động quản lý chỉ phí theo quy định

Vẫn là công trình xây dựng đó điều chỉnh lần thứ hai như sau (nguồn báo Đầu tư số 42/2009): Bảng 2.2: Điều chỉnh TMĐT lần 2 TT | TONG MUC DAU TU GIA TRI(1000VND) TANG % 1 Điều chỉnh lần 1 2.500.110.625 2 Điều chỉnh lần 2 (do điều chỉnh | 4.995.000.000 99,8 dự toán)

Nguyên nhân của việc dự toán tăng được xác định như sau:

-Do điều chỉnh thiết kế;

-Do phải bổ sung chỉ phí các biện pháp thi công trong quá trình thực hiện xây dựng công trình (tăng chiều dài cọc nhồi bê tông cốt thép hoặc tăng số lượng cọc; sử

dụng các biện pháp đặc biệt để thi công hố móng, các kết cấu đặc biệt);

-Do sử dụng các vật liệu đặc chủng, có yêu cầu kỹ mỹ thuật cao;

-Do biến động giá vật tư, vật liệu xây dựng kẻ cả biến động tỷ giá do công trình sử dụng nhiều vật tư thiết bị nhập ngoại;

Phân tích dưới góc độ KSCP cho thấy trừ nguyên nhân biến động về giá nguyên vật liệu (không thể kiểm soát được nhưng đã được lường trước trong chi phí dự phòng)

thì các nguyên nhân còn lại đều có thể thực hiện được kiểm soát chi phí Cụ thể:

-Đếi với các thay đổi, điều chỉnh thiết kế : Điều chỉnh thiết kế nhưng phải tính

tốn ln chi phí do việc điều chỉnh thiết kế đó Nếu chỉ phí tăng phải yêu, cầu tính toán lại phương án thiết kế hoặc phải trả lời chi phí tăng thêm lấy từ đâu

-Đối với việc sử dụng vật liệu đặc chủng, có yêu cầu mỹ thuật cao: yêu cầu tư

vấn, thiết kế tìm kiếm, sử dụng các nguồn vật liệu rẻ tiền hơn nhưng vẫn bảo đảm

tính năng, yêu cầu kỹ thuật (ví dụ như công trình sử dụng đá ốp mặt ngoài công trình

bằng đá Ân Độ trong khi có thể sử dụng đá Thanh Hóa )

-Đối với những biến động tỷ giá do sử dụng vật tư nhập ngoại: yêu cầu tư vấn thiết kế tìm kiếm các nguồn vật tư, vật liệu trong nước hoặc các giải pháp kỹ thuật khác cho chỉ phí thấp hơn

Nhiu vậy có thể thấy việc thực hiện đầy đủ các hành động quản lý chỉ phí khi lập DT như thẩm tra, thẩm định cũng không thể khống chế việc tăng chỉ phí Hành động quản lý chỉ phí (lập, thẩm tra, thẩm định dự toán) của những người thực hiện chỉ đáp

ứng việc xác định đúng, đủ chỉ phí và tuân thủ các quy định của nhà nước có liên quan chứ ít chú ý tới việc tăng, giảm so với TMĐT bởi việc đó không thuộc trách

Trang 39

định DT do nhiều người làm, nhiều giai đoạn khác nhau ) Việc khống chế chỉ phí DT thấp hơn TMĐT phải thuộc về trách nhiệm của chủ đầu tư thông qua việc thực

hiện kiểm soát chi phí Chỉ có thông qua KSCP với việc sử dụng người đủ trình độ chuyên môn thì chủ đầu tư mới có được những tư vấn, cảnh báo về kiểm sốt chỉ phí, khơng lệ thuộc vào tư vấn thiết kế công trình, các nhà thầu (là những người không

chịu trách nhiệm và đôi khi hưởng lợi từ việc tăng chi phí của công trình)

Thứ bốn:Thiếu vai trò của việc KSCP khi đấu thầu, ký kết hợp đồng xây dựng Điều kiện để có thể trao thầu cho nhà thầu là nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và có

giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu được duyệt Thực tế đấu thầu trong thời gian qua

cho thấy có sự sai lệch giữa giá gói thầu và giá dự thầu của nhà thầu (giá này làm cơ sở để xác định giá đánh giá) Việc giá gói thầu đã xác định trong kế hoạch đầu thầu thấp hơn giá dự thầu của các nhà thầu dẫn tới tình trạng phải tổ chức đấu thầu lại làm

lãng phí cả về thời gian và chỉ phí Có thể xem xét giá dự thầu gói thầu 11B- Công

trình vệ sinh môi trường TP.Hồ Chí Minh sau đây (nguồn báo Đầu tư số 42/2009): Bảng 2.3: So sánh giá dự thầu với giá dự toán TT Tên nhà thầu Giá dự thầu Giá DT Tăng % so ` (1000VNĐ) (1000VNĐ) với giá dự toán 1 CTCP Phát triển KT 126.828.967 47.55 xây dựng 2 Tổng Công Ty xây 101.459.794 | 85.955.628 18.04 dựng số 1 ' 3 CT ĐTXD Cấp thoát 110.004.068 27.98 nước Như vậy, mặc dầu đã thực hiện các hành động quản lý (thẩm tra, phê duyệt hồ sơ mời thầu, giá gói thầu) nhưng giá dự thầu của các nhà thầu vẫn vượt khỏi DT gói thầu Phân tích nguyên nhân của tình trạng giá dự thầu cao hơn giá DT gói thầu cho

thấy các lý do chủ yếu sau:

- Giá gói thầu không được xác định dựa vào các dự kiến sau này như: điều kiện

của hồ sơ mời thầu, thời điểm tổ chức đấu thầu, phương pháp thanh toán mà

thường căn cứ DT được thẩm tra, phê duyệt (mà DT được thẩm tra phê duyệt cho

thường thực hiện trước thời điểm đấu thầu nên không phản ánh được điều kiện của

hỗ sơ mời thầu, thời điểm tổ chức đấu thầu vốn là điều kiện cơ bản để xác định giá dự thầu)

- Thiếu sự đồng nhất về một số cơ sở xác định giá dự thầu của nhà thầu và DT

dùng để làm giá gói thầu Trong khi DT dùng làm giá gói thầu chỉ căn cứ theo bản vẽ

thiết kế, hệ thống đơn giá xây dựng tỉnh, thành phố, các quy định vẻ lợi nhuận định

Trang 40

còn phải đáp ứng các yêu cầu, chỉ dẫn trong hồ sơ mời thầu, giá xây dựng phù hợp với thời điểm thị trường và điều kiện cụ thể của công trình Phân tích các gói thầu ở ví dụ trên cho thấy khi tính toán giá dự thầu ngoài khối lượng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu các nhà thầu đều tính thêm chỉ phí làm đêm, chi phí bảo đảm, điều tiết thi công trong điều kiện thành phó (yêu cầu trong hồ sơ mời thầu) mà DT phê duyệt

(làm cơ sở xác định giá gói thầu) hồn tồn khơng có các yếu tố này

Như vậy có thê thấy rằng việc xem xét giá gói thầu phù hợp với yêu cầu của hồ

sơ mời thầu, thời điểm đầu thầu và có những điều chỉnh cần thiết về giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu là rất cần thiết, tránh được hệ lụy của việc đấu thầu lại (điều

chỉnh giá gói thầu, kéo dài thời gian thực hiện xây dựng công trình, trượt giá ) ảnh

hưởng rất lớn tới hiệu quả đầu tư xây dựng công trình cả về mặt kinh tế và xã hội Thực tế trong quy trình quản lý chỉ phí của chủ đầu tư không tổ chức con người, bộ

phận để thực hiện công việc này hoặc không có khả năng, trình độ chuyên môn thích

hợp để thực hiện Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chủ đầu tư

tổ chức việc kiểm soát chỉ phí

Sau khi lựa chọn được nhà thầu trúng thầu việc chuẩn bị hợp đồng và giá ký kết hợp đồng là rất quan trọng bởi nó quyết định đến chỉ phí thanh toán cũng như khả năng phát sinh chỉ phí trong quá trình thực hiện hợp đồng Việc chuẩn bị hợp đồng một cách kỹ càng ngoài việc bảo đảm giá ký hợp đồng được khống chế trong giới hạn cho phép còn cho phép giúp tiết kiệm chỉ phí (do các nguyên nhân phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng) Tuy nhiên trên thực tế việc chuẩn bị hợp đồng và ký kết hợp đồng ít được chú ý tới khía cạnh chỉ phí mà chỉ tập trung giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong khi việc phát sinh chỉ phí hợp đồng cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do các quy định, điều khoản liên quan đến chỉ phí trong hợp đồng mà các quy

định, điều khoản này đã không được người có trách nhiệm, trình độ chun mơn

thích hợp kiểm sốt khi chuẩn bị hợp đồng và xác định giá ký kết hợp đồng

Thứ năm:Thiếu vai trò của việc KSCP thanh toán và quyết toán hợp đồng Thanh

toán hợp đồng được coi là nhiệm vụ trọng tâm của quản lý hợp đồng và được coi là

thành công khi giá trị thanh toán hợp đồng nằm trong giới hạn giá hợp đồng đã ký

kết Tuy nhiên, trên thực tế giá thanh toán hợp đồng thường vượt giá hợp đồng mà nguyên nhân là những thay đôi, bố sung, phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện

hợp đồng Có thể xem xét gói thầu số 2- Công trình xây dựng cầu Cần Thơ sau đây

Ngày đăng: 27/03/2018, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w