1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn THPT

11 286 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 84 KB

Nội dung

Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển

Trang 1

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN THPT

Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với

GV hiện nay Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say

mê cho HS quả thực là cả một vấn đề lớn Việc HS không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút HS bằng bài giảng của mình Thầy cô chưa thực sự có nhưng bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống thế nên việc dạy

và học chưa thực sự hiệu quả

Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người GV đứng lớp Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống tôi mạnh dạn xin được trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT

1 Sân khấu hóa tác phẩm văn học

Để tăng cảm hứng học tập môn ngữ văn cho các em học sinh và khuyến

khích tinh thần đọc sách, cũng như sự cảm thụ tác phẩm văn học và đồng sáng tạo cùng nhà văn Gv có thể cho các em hs học theo cách sân khấu hóa tác phẩm văn học Nghĩa là học Văn bằng diễn kịch Nghĩa là hs sẽ chuyển thể tác phẩm văn học thành vở diễn, sau đó thảo luận những vấn đề trọng tâm Từ đó rút ra những bài học cần thiết của tác phẩm

Gv có thể chọn tác phẩm phù hợp để áp dụng cách này Mỗi lớp sẽ được chia nhóm thành các êkip Trong êkip có các ban khác nhau như viết kịch bản, phụ trách diễn xuất, media, hậu cần, nhóm tổ chức hội thảo học sinh dàn dựng từ chính tác phẩm văn học các em đang học trong trường để chuyển thành vở diễn Các em tự xây dựng kịch bản, Gv chỉ duyệt Việc chuẩn bị phục trang, dựng cảnh, phân vai diễn xuất, rồi chọn nhạc, làm tiếng động để tạo nên một vở diễn ngắn ấn tượng đều là sáng tạo của học sinh

Học là thảo luận Khác với việc chỉ dừng lại ở dựng tiểu phẩm tham dự các hội thi, sân khấu hóa tác phẩm văn học được thực hiện tại từng lớp học và trở thành một phần của bài học Sau phần diễn kịch hs các nhóm sẽ cùng thảo luận về một

số vấn đề trọng tâm của bài học Với cách thức này, tất cả học sinh đều phải đọc tác phẩm để nắm nội dung, tìm những chi tiết đắt giá góp ý cho kịch bản

Việc dựng lại những câu chuyện trong bối cảnh thực tại của hàng chục năm trước trong cái nhìn mới mẻ của chính các em học sinh đã thổi luồng gió mới vào tác phẩm văn học, khiến tác phẩm văn học không xa rời thực tế cuộc sống hiện tại, không nhàm chán, đơn điệu mà có sức hấp dẫn mới Từ đó rút ra ý

Trang 2

nghĩa của tác phẩm hay trích đoạn tác phẩm để tất cả học sinh cùng nắm bắt và thấu hiểu

Nhiều tác phẩm văn học ở các thể loại từ cổ tích (lớp 10), tự sự, văn học hiện đại… có thể được lựa chọn đê sân khấu hóa cụ thể như: Lớp 10 “Tấm Cám”,

“Trọng Thủy – Mị Châu”, văn học tự sự, hiện đại Lớp 11 như “Vào phủ chúa trịnh” và “Chí Phèo”, kịch: “ Vĩnh biệt Cửu trùng Đài”, “Tình yêu và thù hận”, Lớp 12 “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, truyện : “Chiếc thuyền ngoài xa.”… Những tác phẩm này được các em hs chuyển sang dạng kịch, phân vai và diễn xuất Ngoài đầu tư cho diễn xuất, đa số các lớp tôi dạy đều đầu tư thêm trang phục, đạo cụ để phần biểu diễn thêm sinh động và chân thật, truyền tải hết nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đến người xem

Trong các năm qua thực tế giảng dạy, có nhiều nhóm học sinh của tôi đã

chọn Chí Phèo để sân khấu hóa Nhưng điều làm tôi rất ngạc nhiên là các em

không bị lặp lại, “Chí Phèo” của năm trước khác biệt với “Chí Phèo” của năm sau Mỗi nhóm học sinh nhìn nhận theo một cách riêng, mỗi nhóm chọn những điểm nhấn khác nhau Bởi vậy, chính các em đã là “đồng sáng tạo” với nhà văn”

Trong năm học 2016-2017, khi giảng dạy tác phẩm Chí Phèo, bằng cách Sân khấu hóa tác phẩm văn học, tôi nhận thấy các em rất hào hứng với bài học, tích cực than gia các khâu các bước Đặc biệt các nhóm đã rất tích cực đọc kĩ tác phẩm để có thể xây dựng được kịch bản cho vở diễn Tôi giao cho mõi nhóm chọn một cảnh ngắn để “diễn” Trong đó thật ấn tượng với một nhóm của hs lớp 11A8 với cảnh “Mối tình Chí Phèo – thị Nở”

Vở diễn của các nhóm được thể hiện khá thành công, và hs trong lớp rất hứng thú khi thảo luận các vấn đề sau khi tìm hiểu tác phẩm:

- Theo em, để cứu lấy những con người như Chí Phèo thì xã hội cần phải làm gì? Qua hình tượng nhân vật bất hủ Chí Phèo, theo em Nam Cao muốn đề cập tới một vấn đề quan trọng nhất là gì?

- Nếu được viết lại kết truyện Chí Phèo, em sẽ viết lại như thế nào?

- Nếu trong lớp ta có một “Chí Phèo” thì chúng ta có kỳ thị như làng Vũ Đại kỳ thị Chí Phèo của Nam Cao không?

- Trong tác phẩm Đời thừa - Nam Cao, nhà văn viết: Một tác phẩm thật giá trị, phải (…) làm cho người gần người hơn Từ câu chuyện tình yêu của thị Nở -Chí Phèo, em rút ra được bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cách sống trong cuộc đời như thế nào để người với người gần nhau hơn?

- Từ môi trường xã hội mà Chí Phèo sống, em cảm nhận như thế nào về môi trường sống của mình ngày hôm nay? Từ sự bi kịch tha hóa của Chí Phèo, em định hướng cho mình thái độ sống và cách sống như thế nào ?

- Em rút được ra thông điệp nào của nhà văn có ý nghĩa nhất trong việc xây dựng môi trường sống nhân ái ? Để xây dựng môi trường ấy em sẽ làm gì ?

Trang 3

Như vậy, việc sân khấu hóa tác phẩm văn học là một sáng tạo trong phương pháp dạy học văn mà tôi nghĩ không chỉ tạo được hứng thú trong học tập mà còn đem đến hiệu quả trong việc tự học của hs

Học văn bằng diễn kịch, bằng múa, bằng âm nhạc… giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội tiếp cận và cảm thụ văn bản theo nhiều cách khác nhau Cách học này khơi dậy lòng yêu thích môn Văn, phát huy khả năng tổ chức, biên kịch, diễn xuất của học sinh

Theo tôi, đổi mới đối với môn Văn trước hết phải thoát khỏi cách học một chiều thầy cứ đọc và trò cứ chép, những bài làm văn của các em lại được đi sao chép, cóp nhặt Chỉ khi các em được trải nghiệm, được hóa thân vào tác phẩm, nhân vật thì mới có thể khắc sâu vào tâm hồn, suy nghĩ của các em, mới có thể yêu thích môn Văn “10 giờ dạy học một chiều không bằng 2 giờ các em tự tìm tòi, thể hiện Chắc chắn những bài học này, những bài văn này sẽ theo các em suốt cuộc đời”

2 Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

a Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực.

Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiệu quả, đồng thời khơi dậy niềm hứng thú, yêu thích môn học Có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà GV có thể

sử dụng như: Thảo luận nhóm, Đóng vai, Nghiên cứu tình huống, Dự án, Động não, Đặt và giải quyết vấn đề… Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, bên cạnh những phương pháp truyền thống, tôi chỉ trình bày vài phương pháp mà bản thân đã áp dụng và đem lại hiệu quả giáo dục trong quá trình giảng dạy

Vận dụng linh hoạt, hiệu quả phương pháp Thảo luận nhóm.

HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS Đồng thời tránh sự nhàm chán, khoi dậy sự hứng thú

Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, GV vần tiến hành theo các bước: Bước chuẩn bị(giao nhiệm vụ): chuẩn bị đề tài, nội dung , phương tiện hỗ trợ Thực hiện nhiệm vụ: Chia nhóm theo yêu cầu , cử nhóm trưởng, người báo cáo, giáo viên quan sát, đôn đốc, nhắc nhở Yêu cầu thực hiện :Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe , tránh căng thẳng hoặc người được nói quá nhiều, làm việc quá nhiều Mọi

Trang 4

thành viên đều tích cực làm việc.Trình bày kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả các thành viên bổ sung thêm Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hỏi thêm

Gv đúc kết , bổ sung, nhấn mạnh, kết luận

Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, nhiều gv đã sử dụng phương pháp này Song qua việc dự giờ đồng nghiệp , tôi thấy rằng nhiều người có sử dụng phương pháp này chỉ mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả giáo dục Có tình trạng thảo luận nhóm nhưng chỉ có một, hai người trong mỗi nhóm là làm việc còn những thành viên khác ngồi chơi hoặc không tích cựa Khi nhận xét kết quả có tình trạng qua loa, quá nhanh khiến học sinh trong lớp không nắm bắt được đâu là nội dung đúng, sai, trọng tâm cần nắm Chính vì vậy để phương pháp này đem lại hiệu quả, góp phần khơi dậy sự hào hứng trong học tập theo tôi, người gv cần chủ động tổ chức thảo luận nhóm một cách linh hoạt Tùy từng đơn vị kiến thức, quỹ thời gian trong bài học mà chọn phương pháp thảo luận nhóm cho phù hợp

Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng khi dạy các bài Tiếng Việt, Làm văn

mà có phần thực hành hay chữa bài tập thì việc sử dụng phương pháp này rất hiệu quả, tạo được sự hứng thú cho hs, tránh nhàm chán, lớp trầm lắng Đặc biệt tránh tình trạng day những bài này theo cách truyền thống, bài thực hành, luyện tập nhưng chỉ là GV thực hành, luyện tập là chính, còn các em thì lại xem thực hành, xem luyện tâp Để cải thiện tình trạng này và sử dụng phương pháp thao luận nhóm hiệu quả, tạo sự hứng thú cho hs tôi đã thực hiện như sau:

Bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (CTNV 11, HKII), phần Luyện tập, Bài 1: Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

- Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống ruộng cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

- Thuyền ơi có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

(…)

Tôi mời ba em làm bài viết lên bảng, còn lại ở dưới lớp các em làm bài độc lập ra nháp Sau đó ghép nhóm, cứ hai bạn làm một nhóm Mời ba em khác lên bảng dùng phấn khác màu chữa phần bài mà mình cho là chưa đúng hoặc bổ sung phần còn thiếu sót Tương tự như vậy ở dưới lớp hai bạn được ghép nhóm đổi bài cho nhau để giúp nhau sửa chủa, bổ sung bài cho hoàn thiện Sau cùng,

GV chữa mẫu các bài trên bảng để các em đói chiếu đúng sai Với cách làm như trên, linh hoạt khi tổ chức hoạt động nhóm, tôi nhận thấy trong hoạt động nhóm

Trang 5

hs nào cũng được làm việc Giờ học vẫn sôi nổi, không nhàm chán mà lại đat được hiệu quả giáo dục

Tiết học Luyện tập thao tác lập luận bình luận, Bài tập 2: Anh (chị) tiếp tục luyện viết đoạn văn bình luận để bàn về một vấn đề (hiện tượng) đang được xã hội quan tâm ( như: vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…)

Tôi yêu cầu cả lớp thực hành làm bài tập Sau đó cứ 2 bạn cùng bàn là một nhóm Trong nhóm đổi bài cho nhau và sửa bài cho nhau Các em ai cũng được đóng vai là thầy, là cô để sửa bài cho trò cho bạn của mình Tôi đưa ra các tiêu chí sửa cho các em: nhận xét, sửa chữa, chấm điểm Nhận xét, sửa lỗi về nội dung kiến thức: đúng chủ đề, đầy đủ, sâu sắc Nhận xét, sửa lỗi về nội dung kỹ năng: Đúng hình thức một đoạn văn, có sử dụng tháo tác lập luận bình luận Cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt rõ rang lưu loát Lỗi chính tả… Qua thực tế bài dạy ở hai lớp 11A6 và 11A8 tôi thấy các em rất hào hứng và tích cực làm công việc của mình Các em còn thấy vui và hứng khởi vì mình không chỉ tham gia vào quá trình học mà còn tham gia vò quá trình “dạy”

Vận dụng linh hoạt, hiệu quả phương pháp hương pháp Đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng

xử nào đó trong một tình huống giả định `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm

và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm Các nhóm thảo luận chuẩn

bị đóng vai Các nhóm lên đóng vai Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho

Một số yêu cầu khi đóng vai: Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép Tình huống phải có nhiều cách giải quyết Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm Trong khi HS thảo luận

và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia

Trang 6

Trong phần hướng dẫn hs chuẩn bị bài Tình yêu và thù hận( Tích Rô-mê-ô và ét), (CTNV 11), tôi giao bài tập cho các em: Nhập vai Rô-mê-ô và

Giu-li-ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.

Trong phần hướng dẫn hs chuẩn bị bài Bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài(Trích Vũ Như Tô), tôi cũng yêu cầu các em làm bài tập: Chọn ít nhất 8 lời thoại liền tiếp

trong đoạn trích , nhập vai các nhân vật trình bày cảnh đoạn đã chọn qua hình thức một màn kịch ngắn

Ở cả hai bài trên, tôi đều kết hợp với phương pháp Đóng vai với phương pháp Thảo luận nhóm, yêu cầu các em trong nhóm chuẩn bị tích cực, chu đáo Đến giờ học, khi yêu cầu thực hiện bài tập, các em tỏ ra rất hào hứng, sôi nổi Thật bất ngờ là có một nhóm cuối lớp có những em tính cách rất trầm, ít thể hiện trước đám đông nhưng lần này bị phải thể hiện vai diễn mà lại diễn rất đáng yêu,

dù còn nhiều vụng về và chut rụt rè nhưng rất thuộc lời thoại nhân vật mà mình diễn nên lại thành công Đó là nhóm của em Hải và em Hiếu lớp 11A5 Và tôi

đã động viên, khích lệ cho tinh thần học tập của nhóm này là mỗi em ghi được 8 điểm

Khi dạy bài Tôi yêu em của Puskin, phần kết thúc bài học, tôi tích hợp giáo

dục kỹ năng sống cho hs bằng cách dùng phương pháp Đóng vai Câu hỏi như

sau: Giả sử em là nhân vật trữ tình trong bài thơ, có một tình yêu tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt nhưng đó chỉ là một tình yêu đơn phương từ phía em mà không được bạn nữ đáp lại Vậy khi tình cảm không được đáp lại như thế, em sẽ có thái độ ra sao và có cách ứng xử như thế nào?

Như vậy, vào một “ vai giả định” như trên học sinh có điều kiện được trình bày, bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử của bản thân Nhằm giúp các

em có một suy nghĩ sâu sắc, một cách ứng xử về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc

b Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực.

Có nhiều kĩ thuật day học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,

Kĩ thuật khăn trải bàn:

- Hình thức: trên khổ giấy A3, chủ đề thảo luận ghi ở chính giữa, chia các phần còn lại thành 4-6 phần theo số thành viên trong nhóm Mỗi người sẽ cùng ghi câu trả lời của mình vào các phần đã được chia (trong khoảng 3-5 phút) Sau đó đại diện nhóm dán giấy A3 lên bảng, thuyết trình Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

- Gv nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh trọng tâm (thống nhất ý kiến hoặc điều chỉnh cách hiểu nếu có cách hiểu, lý giải vấn đề, định hướng nếu sai lệch…)

- Mục đích :

+ Xác định trọng tâm bài học, ý nghĩa tác phẩm

Trang 7

+ Hiểu tác phẩm, đồng sáng tạo với nhà văn.

+ Giáo dục kĩ năng sống, rút ra bài học cho bản thân

Minh họa:

Trở lại với bài học Chí Phèo: Phần thảo luận tôi có câu hỏi:

- Theo em, để cứu lấy những con người như Chí Phèo thì xã hội cần phải làm gì? Qua hình tượng nhân vật bất hủ Chí Phèo, theo em Nam Cao muốn đề cập tới một vấn đề quan trọng nhất là gì? (Nhóm 1+2)

- Nếu được viết lại kết truyện Chí Phèo, em sẽ viết lại như thế nào? (Nhóm 3+4)

- Nếu trong lớp ta có một “Chí Phèo” thì chúng ta có kỳ thị như làng Vũ Đại kỳ thị Chí Phèo của Nam Cao không?( Nhóm 5+6)

Tôi nhận thấy với cách này, thay vì chỉ có 1-2 em được trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình mà tất cả các em buộc phải suy nghĩ, phải viết ý kiến đó ra trong cùng một khoảng thời gian nhất định Vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo điều kiện cho nhiều hs cùng hoạt động trong một bài tập Cũng tránh được sự nhàm chán

và ỷ lại , lười suy nghĩ của các em

Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”

Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:

GV nêu chủ đề GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp, Cứ như vậy cho đến khi

GV quyết định dừng hoạt động này lại

Mục đích: Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ , khám phá tri thức, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình dạy học Kiểm tra , đánh giá kiến thức của các em và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập Thu thập, mở rộng thông tin kiến thức

Yêu cầu câu hỏi: Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu Phù hợp với thời gian thực tế Không ghép nghiều câu hỏi cùng thành một câu hỏi móc xích, Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc

Minh họa: Kĩ thuật này tôi thường áp dụng khi day các tiết tự chọn về các tác phẩm văn học, khi cần hệ thống lại, ôn lại kiến thức cả tác phẩm có bài thì tôi cho các em tự chuẩn bị câu hỏi, có bài thì tôi biên soạn sẵn, ghi ra nhiều phiếu nhỏ, gấp lại và sau câu trả lời của mình em đó tự đặt câu hỏi hoặc lại gắp thăm câu hỏi cho bạn kế tiếp về tự ôn lại kiến thức sau đó áp dụng kĩ thuật này

Bài Chiều tối (Hồ Chí Minh), hệ thống câu hỏi như sau:

Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ Chiều tối vào thời điểm nào?

Trang 8

- Câu thơ “Cô vân mạn mạn độ thiên không” được dịch là “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” không đạt ở chỗ nào? Vì sao?

- Hình ảnh “ chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ “ trong câu thơ đầu có ý nghĩa gì?

- Hình ảnh “cánh chim” và “ chòm mây”trong bức tranh thiên nhiên buổi chiruf tối được tác giả quan sát ở điểm nhìn nào? Điểm nhìn đó cho ta thấy điều gì về tâm hồn và phong thái của thi nhân?

- Hình ảnh con người trong bức tranh chiều tối được khắc họa như thế nào?

- Tại sao chữ “hồng” được xem là “ nhãn tự” của bài thơ?

- Chữ “ma”, “bao túc” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4 nhằm diễn tả điều gì?

- Tính chất cô đọng, hàm súc của bài thơ có được là nhờ bút pháp nghệ thuật nào?

Qua việc áp dụng kĩ thuật này trong việc dạy của giá viên và việc học của hs sinh, tôi nhận thấy rằng việc hệ thống kiến thức trong ôn tập hiệu quả hơn rất nhiều so với cách truyền thống là gv tự hệ thống cho các em hoặc gv cứ tự đặt câu hỏi và yêu cầu các em cứ trả lời Thay vì gv hỏi thì hs sẽ được hỏi, hs sẽ hào

hứng và thích thú khi được tham gia vào quá trình dạy học , giờ học cũng vì thể

mà bớt đơn điệu, nhàm chán

Kĩ thuật “Trình bày một phút”

Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn

và cô đọng với các bạn cùng lớp Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra

sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào

Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học),

GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? HS suy nghĩ và viết ra giấy Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm

Kĩ thuật này tôi thường áp dụng ở phần tổng kết bài học nhằm kiểm tra xem khả năng nắm bắt kiến thức mà các em thu hoạch được và khả năng vận dụng cũng như kĩ năng diễn đạt khi trình bày một ý, một nội dung nào đó của các em

Chẳng hạn như sau khi học xong bài thơ Vội vàng(Xuân Diệu), tôi hỏi hs: Câu

thơ nào (hình ảnh thơ nào) trong bài thơ khiến em ấn tượng, yêu thích nhất? Vì sao? Hoặc hỏi Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp

gì ? Hoặc hỏi: Điều quan trọng nhất các em học được từ bài học hôm nay là gì?

Trang 9

3 Lồng ghép trò chơi trong dạy - học môn Ngữ văn

Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay đồng thời tạo được hứng thú trong học tập cho hs

Giới thiệu hình thức lồng ghép trò chơi trong tổ chức lớp học ở các giờ học Ngữ Văn THPT nhằm bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi, để giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh hoạ một

số trò chơi và những khả năng lồng ghép trò chơi đối với cả ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách

Một số hình thức lồng ghép trò chơi trong dạy và học Ngữ văn ở THPT:

Nguyên tắc: Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức

và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị)

Một số hình thức lồng ghép trò chơi: Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học để triển khai ở các bước khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài…) Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát

Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học Ngữ văn: giáo viên

có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học (trò chơi phát động, trò chơi hoạt động, trò chơi luỵên trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò chơi huy động kiến thức, trò chơi vận dụng kiến thức…), tự đặt tên trò chơi (theo nguyên tắc

vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em Ví dụ: Ô chữ, nhanh trí-nhanh tay, Bình thơ văn, Tiếp sức, Hùng biện…

Có nhiều trò chơi có thể lồng ghép vào giờ học Ngữ văn nhằm tạo không khí lớp học sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho các em Tôi sẽ trình bày một số trò chơi dễ áp dụng đem lại hiệu quả học tập cao:

Trò chơi Nhanh tay - nhanh trí

Minh họa: Bài ôn tập phần Văn học (CTNV 11- HKI ), để hệ thống lại toàn

bộ các tác phẩm, tác giả trong chương trình HKI, GV tổ chức trò chơi nho

Trang 10

nhỏ(trong vòng 10 phút) Gv chuẩn bị sẵn phiếu học tập đã kẻ sẵn bảng biểu lần lượt các cột mục: STT, Tên tác giả, Tên tác phẩm, thể loại, Năm sáng tác/ xuất

xứ, Nội dung, Nghệ thuật Chia lớp thành 6 nhóm Các nhóm thi viết các nội dung trên vào phiếu học tập, trong vòng 10 phút, không sử dụng bất kì sách , vở, tài liệu nào, nhóm nào viết được sống lượng nhiều và đầy đủ sẽ chiến thắng Hình thức thưởng, phạt do lớp quy định Việc lồng ghép trò chơi điền bảng, thảo luận nhóm khi dạy các bài Khái quát, Ôn tập khá phù hợp và đạt hiệu quả cao Thay vì cho HS lập bảng thống kê bình thường, trong giờ Ôn tập, GV chia lớp thành các nhóm khác nhau, cử đại diện trình bày, nhận xét… Bằng cách này, tôi nhận thấy giờ học sinh động, hào hứng hơn nhiều so với cách truyền thống

Trò chơi Tiếp sức:

Minh họa: Bài Thực hành về thành ngữ và điển cố (CTNV 11), Bài tập 6: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: tr sáu 7

Mẹ tròn con vuông.

Lòng lang dạ thú.

Trứng khôn hơn vịt.

Đi guốc trong bụng.

( )

GV cho hs làm bài tập bằng cách chơi trò chơi: Tiếp sức Gọi một HS xung phong giải thích một thành ngữ và đặt câu với thành ngữ đó Nếu trả lời đúng thì

sẽ được chỉ định mời một hs khác tiếp tục công việc này Yêu cầu là người kế tiếp không chọn thành ngữ mà bạn trước đó đã chọn Như vậy, hs làm bài tập thực hành bớt nhàm chán và hào hứng tham gia tích cực, sôi nổi, đem lại hiệu quả cho bài học

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, việc áp dụng một số biện pháp dạy – học hiệu quả trong giờ học Ngữ văn là rất cần thiết Việc làm này sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy của GV và học của HS Nó sẽ góp phần nâng cao hứng thú của HS trong mỗi giờ học Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn GV giảng dạy Ngữ văn ngoài việc phải không ngừng tự học để nâng cao chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức lí luận, kiến thức từ thực tế đời sống, còn cần phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp tự bồi dưỡng những phương pháp dạy học tích cực Với một tiết dạy học cụ thể đòi hỏi GV phải có sự sáng tạo, lòng yêu nghề Vận dụng linh hoạt trong từng tiết dạy để gây hứng thú học tập, tạo một không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp HS ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ văn, giúp việc dạy và việc học đạt kết quả cao

Những biện pháp mà tôi đề xuất trao đổi trên đây không quá khó thực hiện, cũng không cần các phương tiện dạy học quá hiện đại mà các nhà trường hiện nay

Ngày đăng: 27/03/2018, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w