SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIẾP CẬN TÁC PHẨM “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN DƯỚI GÓC NHÌN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT, NHẰM
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TIẾP CẬN TÁC PHẨM “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN DƯỚI GÓC NHÌN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT, NHẰM GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH LỚP 11 THPT.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2021
Trang 2MỤC LỤC
1 Mở đầu……… …… … ………… trang 1
1.1 L í do chọn đề tài……….……….……….1
1.2 Mục đích nghiên cứu……… ……… 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu……… ….……… ……….2
1.4 Phương pháp nghiên cứu……….2
1.5 Những điểm mới của SKKN……….2
2 Nội dung SKKN……… ……….3
2.1 Cơ sở lý luận của SKKN……… ……3
2.1.1 Không gian nghệ thuật……….…… 3
2.1.2 Thời gian nghệ thuật……….3
2.1.3 Không gian và Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân ……… ……….……4
2.1.4 Dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực……….4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN……… ….…….5
2.1.1 Thực trạng chung……….….…5
2.2.2 Thực trạng về giáo viên……….……… ….5
2.2.3 Thực trạng của học sinh 6
2.3 1 Một số vấn đề cần lưu ý……… ……….……6
2.3.2 Chuẩn bị của học sinh……….……… ……6
2.3.3 Chuẩn của giáo viên……….….6
2.3.4 Thiết kế giáo án……….… 7
2.4 Hiệu quả của SKKN……… …….…14
2.5.1 Kết quả thực nghiệm……….…….…… 14
2.5.2 Nhận xét về kết quả thực nghiệm……… ……….…14
3 Kết luận kiến nghị……….………16
3.1 Kết luận……… …16
3.2 Kiến nghị:……….… ……… 16
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo nghị quyết 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI; để tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, năm 2017, theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH củaBộ GD&ĐT ban hành…mỗi giáo viên cầnbám sát mục tiêu “dạy học phát triển năng lực người học”, thay đổi vai trò của mình từ “một nhà hiền triết, suối nguồn của tri thức” đến “ người hướng dẫn, đồng hành” cùng làm việc với học sinh, hướng dẫn các em học tập, trả lời các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận và giúp học sinh tổng hợp, áp dụng kiến thức để hình thành ở học sinh những năng lực cần thiết Đó là năng lực chung như giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác…cùng các năng lực đặc thù ở từng môn học.Đây là yêu cầu chung cho tất cả các môn học xong lại đặc biệt cấp thiết đối với môn Ngữ Văn, bởi cách dạy truyền thống dường như đã rất “ăn điểm” để đảm bảo “chất văn” cho môn học theo quan niệm của rất nhiều giáo viên Cách dạy học “truyền thụ một chiều” khiến học sinh bị động, máy móc trong tiếp cận tác phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường hiện nay
Hơn nữa, trong chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông, Nguyễn Tuân là một tác giả lớn.Các sáng tác của ông đều là những “Trang hoa”, “Tờ hoa” mà cách viết và ngôn ngữ sắc sảo như “một người thầy phù thủy của ngôn từ” (Nguyễn Đăng Mạnh) Trong đó, truyện ngắn “Chữ người tử tù”- một văn phẩm gần đạt tới sự hoàn mĩ, được đưa vào giảng dạy chính trong chương trình Ngữ Văn 11, là một trong những tác phẩm đã làm nên tên tuổi, định hình phong cách của một nhà văn bậc thầy, “sừng sững trước mắt ta với vóc dáng kiêu kì, với từng ngón tài hoa, với đôi cánh chập chờn như bay lượn trên đỉnh cao của nghệ thuật” (Tạ Ty).Trong tác phẩm, hai yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật thực sự là một loại ngôn ngữ đặc biệt, nhiều tầng nghĩa, góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện Vì vậy đọc –hiểu Chữ người tử tù dựa trên hai yếu tố thuộc phạm trù thi pháp học này có thể giúp học sinh không chỉ nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của nhà văn mà còn giúp học sinh vận dụng kiến thức để tìm hiểu những tác phẩm văn học cùng thể loại Từ đó hình thành được ở học sinh năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học- năng lực đặc thù của môn Ngữ văn
Trên đây là những lý do cơ bản để chúng tôi đi vào tìm hiểu và hoàn
thành đề tài: “Tiếp cận tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân từ góc
nhìn thời gian và không gian nghệ thuật, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực học sinh lớp 11 THPT”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Trang 4Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của chúng tôi là giúp nâng cao hiệu quả giờ dạy, tạo nên sự hứng thú cũng như sự chủ động, tích cực, sáng tạo cho học sinh trong việc đọc- hiểu tác phẩm, ngoài ra còn giúp học sinh có một phương pháp tiếp cận mới dưới góc nhìn của thi pháp học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học theo chủ trương của Bộ GD và Đào tạo
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và thực tế học tập của học sinh học chương trình ngữ văn 11cơ bản
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: Phương pháp khảo sát - thống kê trên cứ liệu cụ thể, phương pháp so sánh đối chiếu
1.5 Những điểm mới của SKKN.
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm này là tìm hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” dưới góc nhìn mới: Không gian và thời gian nghệ thuật Cụ thể là tìm hiểu nhân vật Ngục quan từ hai yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật Các bài nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Tuân đã có đề cập đến vấn đề này: Tài liệu (4), (5)(6), nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể, đầy đủ trong một tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân Với sáng kiến này, chúng tôi giúp học sinh không chỉ hiểu được đầy đủ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân Hơn nữa, các em còn
có thể vận dụng kiến thức thi pháp học để đọc - hiểu các tác phẩm văn học cùng thể loại Từ đó hình thành ở các em những năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ và văn học…
Trang 52 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Không gian nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật là một trong những khái niệm cơ bản của thi pháp học Nó là hình thức nghệ thuật tồn tại của tác phẩm văn học Nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn thi pháp học cho thấy hình thức của tác phẩm văn học là hình thức mang “tính quan niệm”, “tính nội dung” như Vugốtxki đã nói:
“Nghệ thuật bắt đầu ở nơi mà hình thức bắt đầu”
Nói một cách cụ thể thì “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vi trí, số phận của mình ở trong đó” (Trần Đình Sử) Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy Tìm hiểu không gian nghệ thuật của tác phẩm là đi tìm những giá trị về tư tưởng (nội dung) của tác phẩm
Mỗi thể loại, thời kỳ văn học khác nhau tồn tại những không gian nghệ thuật đặc trưng: không gian thần thoại gắn liền với những thần tính hoang dại, không gian sử thi gắn với những vùng đất thiêng ; “không gian trong văn học trung đại là không gian vũ trụ, không gian siêu cá thể, trong văn học hiện đại,
mà cụ thể là trong các tác phẩm văn xuôi lãng mạn như Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là không gian được đặt trong sự đối lập với vẻ đẹp và tích cách nhân vật” ( 9) Tìm hiểu không gian trong các tác phẩm này là đi tìm vẻ đẹp nhân bản của con người- “cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường ” (Thạch Lam)
2.1.2 Thời gian nghệ thuật.
Tìm hiểu thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề hiện đại của nghiên cứu văn học
Là đặc trưng của một yếu tố thuộc phương thức tồn tại của thế giới có cấu trúc riêng, thời gian nghệ thuật vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm “Các tác giả khi xây dựng, tổ chức tác phẩm thường chọn cho mình một cách xử lý thời gian như: độ dài thời gian của tác phẩm, mối liên kết thời gian như thế nào để tạo nên nhịp điệu của tác phẩm Thời gian hàng ngày liên tục, tuyến tính, nhưng nghệ thuật chỉ chọn những thời điểm có ý nghĩa, nối các thời điểm đó lại với nhau thành một chuỗi thể hiện dụng ý, tư tưởng của người viết” (9) Thời gian nghệ thuật tạo nên sự
ám ảnh trong sáng tác và dấu ấn trong phong cách của các tác giả Điều này hẳn người đọc nhìn thấy khá rõ trong những tác phẩm của Nam Cao, Thạch Lam Ngô Tất Tố của Việt Nam, Lỗ Tấn của Trung Quốc ở sách giáo khoa Ngữ văn 11,12; Đặc biệt tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân giúp người đọc có một cách tiếp cận mới mẻ về tác phẩm Chữ người tử tù so với cách tiếp cận truyền thống, tạo nét hứng thú mới cho học sinh khi chiếm lĩnh tác phẩm cũng như phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học
Trang 62.1.3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân.
Thời gian và không gian là hiện tượng của thế giới khách quan nhưng khi
đi vào tác phẩm nghệ thuật thì sẽ được soi rọi, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn Cảm quan về thời gian và không gian của Nguyễn Tuân gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn bó với mơ ước và lý tưởng của nhà văn.Vì vậy tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông cũng là một cách tìm chìa khoá mở cửa vào tác phẩm, để có thể lĩnh hội, cảm nhận nội dung tư tưởng của nhà văn trong từng văn phẩm
Một nét nổi bật trong thời gian nghệ thuật ở tác phẩm Nguyễn Tuân là nhà văn đã tạo nên một kiểu thời gian đặc biệt Đó là thời gian ít ỏi mà con người còn được hiện hữu trên cõi đời, được gặp gỡ tri âm, tri kỷ nhưng thời gian hiếm hoi ấy thời gian để “cái đẹp cứu vớt con người”, để cái đẹp được thăng hoa, tỏa sáng! Thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn: “Nguyễn Tuân người nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam” (4) Điều đó thể hiện rõ trong tác phẩm: Đèn đêm thu, khoa thi cuối cùng đặc biệt là Chữ người tử tù Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu tác phẩm từ yếu tố thời gian nghệ thuật
Không gian trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám
thường là không gian lạ, không gian đặc biệt: không gian kí vãng (Vang bóng
một thời) không gian kinh dị, ma mị (Chùa đàn, Rượu bệnh, Xác ngọc lam ); không gian ở nhà tù, không gian ở pháp trường nơi ngự trị của cái xấu, cái ác
để rồi ở đó lại là nơi khai sinh, tỏa sáng không gian văn hóa-không gian của cái đẹp, của tài năng, khí phách, thiên lương Điều này được thể hiện khá rõ trong tác phẩm: Bữa rượu máu, Chữ người tử tù của ông
“Đặc biệt hơn là từ không gian đặc biệt trên đã kéo theo một đặc điểm khác trong quan niệm về không gian nghệ thuật của Nguyễn Tuân là không gian hòa quyện thời gian Điều này đã đưa ông lên vị trí nhà văn bậc thầy của nền văn học Việt Nam” (6) Chính vì vậy chúng tôi đã đi vào tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn thời gian và không gian nghệ thuật để tìm hiểu chủ đề tư tưởng của tác phẩm Chữ người tử tù cũng như đặc trưng phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân
2.1 4 Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ giáo dục và đào tạo triển khai rõ trong “Tài liệu tập huấn giáo viên cấp trung học phổ thông” (8) môn Ngữ Văn Theo đó năng lực người học cần phát triển qua môn Ngữ văn, cấp THPT là năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ Văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học môn Ngữ Văn theo hướng
Trang 7tích hợp và dạy học đọc hiểu Cách dạy đọc - hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và nghệ thuật của văn bản, nhận ra được những khuynh hướng, tư tưởng của người viết, làm rõ phong cách của người viết, vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã học vào đọc và tìm hiểu các loại văn bản khác Từ đó hình thành cho các em năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân
Từ những đặc trưng cơ bản trên của phương pháp dạy học mới, chúng tôi nhận thấy khi triển khai đọc – hiểu tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dưới góc nhìn thời gian và không gian nghệ thuật yêu cầu giáo viên phải soạn nhiều câu hỏi với mức khác nhau, nhiều câu hỏi có tính gợi mở, sáng tạo, vận dụng; học sinh được làm việc nhiều hơn, tạo cho các em năng lực khái quát, tổng hợp cao hơn, kiến thức thi pháp học giúp các em vừa khám phá được nội dung của tác phẩm vừa hiểu được quan niệm, tư tưởng cũng như phong cách của nhà văn Không những vậy, các em còn có thể vận dụng kiến thức thi pháp học
để đọc – hiểu các tác phẩm khác, thay đổi quan niệm thụ động, máy móc trong việc học Văn của các em, hình thành ở các em những năng lực tích cực như:giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ và văn học…Đáp ứng được một phần yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát huy năng lực học sinh Vì vậy chúng tôi đã đi vào tìm hiểu và hoàn thành đề tài: “Tiếp cận tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dưới góc nhìn thời gian và không gian nghệ thuật, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực học sinh lớp 11 THPT”
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thực trạng chung
Vấn đề đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đã được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa vào nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI Các Sở giáo dục đào tạo đã tích cực triển khai học tập chuyên đề đối với giáo viên nhằm bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp thời đại mới, đáp ứng mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục và đào tạo nước nhà Song thực tế kết quả đổi mới dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục vẫn chưa được cải thiện thỏa đáng Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành mối quan tâm, trăn trở chung từ Bộ đến Sở và từng giáo viên
2.2.2 Thực trạng về giáo viên.
Thực tế dạy học hiện nay cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trong các nhà trường diễn ra thiếu đồng bộ và chưa có chiều sâu Trong các môn học, nhất là môn Ngữ Văn thì việc dạy học theo lối truyền thụ một chiều vẫn diễn ra phổ biến Thỉnh thoảng vẫn có những giáo viên nỗ lực tìm đường sao cho tiết dạy của mình đạt hiệu quả cao nhất Nhưng số đó không phải là nhiều Một phần vì tâm lí ngại thay đổi nhưng phần lớn là do học sinh do xu thế của thời cuộc không còn “mặn mà”, thậm chí quay lưng với môn Văn mặc dù đó là môn học chính, giáo viên cũng vì thế không còn giữ được bầu nhiệt huyết với
Trang 8nghề Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường hiện nay
2.2.3 Thực trạng về học sinh
Do lối dạy học truyền thụ một chiều đã theo các em trong nhiều lớp, cấp học cho nênhiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh THPT có nhận thức lệch lạc về bản chất của việc học môn Văn Các em nghĩ rằng, không học được các môn tự nhiên thì tìm đến học khối xã hội; học Văn chỉ cần nghe, ghi chép và học thuộc là được Điều này dẫn đến việc các em tiếp thu kiến thức một cách bị động, máy móc theo sự truyền đạt một chiều từ thầy cô.Và vì vậy, vấn
đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn
Từ thực trạng trên, để chất lượng giáo dục môn Ngữ Văn đạt kết quả tốt hơn, để học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về môn học, giúp các em hứng thú hơn, phát huy tính tích cực, chủ động của các em trong mỗi giờ học, góp phần tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học Văn trong nhà trường hiện nay, hình thành được năng lực tích cực cho học sinh theo yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, tôi đã mạnh dạn áp dụng thi pháp học trong tiếp cận tác phẩm văn học Cụ thể là tiếp cận một góc nhỏ của lĩnh vực thi pháp học là không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, sách Ngữ Văn 11, cơ bản
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận tác phẩm Chữ người tử tù dưới
góc nhìn thời gian và không gian nghệ thuật.
- Đây là vấn đề của thi pháp học, vấn đề không dễ đối với tất cả các đối tượng học sinh cho nên trước hết giáo viên nên áp dụng đối với đối tượng học sinh lớp chọn sau đó mới áp dụng đến đối tượng học sinh đại trà
- Cần dựa trên mục tiêu bài học trong sách giáo viên và phần ghi nhớ sách giáo khoa để làm căn cứ triển khai bài học theo mô hình mới: Không gian và thời gian trong tác phẩm Chữ người tử tù
2.3.2 Chuẩn bị của học sinh
Vai trò chủ động của học sinh không chỉ thể hiện ở những lần giơ tay phát biểu xây dựng bài trong các tiết học mà khâu chuẩn bị ở nhà cũng rất quan trọng Không nên quan niệm rằng chỉ cần soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa là đủ Sự tìm tòi chính là bước đầu giúp các em tự nghiên cứu, phát hiện để đi đến cảm, hiểu một tác phẩm văn chương Việc đọc văn bản
và phát hiện ra những đặc điểm về cách lựa chọn thời gian và không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học ở nhà thì tiết học trên lớp sẽ có hiệu quả đáng
kể
2.3.3.Chuẩn bị của giáo viên:
Theo quan niệm đổi mới, học sinh là chủ thể sáng tạo trong các giờ học Nhưng không thể phủ nhận vai trò định hướng, tổ chức của giáo viên Ở bài học được triển khai theo hướng thi pháp mới này đòi hỏi giáo viên phải soạn được
Trang 9hệ thống câu hỏi ở các mức độ khác nhau, phát huy năng lực tư duy, năng lực tổng hợp, khái quát, vận dụng sáng tạo kiến thức mới để có thể phát huy tính tích cực, sáng tạo ở các em học sinh, hình thành ở các em những năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
2.3.4 Thiết kế giáo án tìm hiểu nhân vật viên Quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” dưới góc nhìn thời gian và không gian nghệ thuật, nhằm phát triển năng lực học sinh lớp 11 THPT.
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a Kiến thức
Giúp HS:
- Nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm:
- Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù: tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, nghệ thuật dựng cảnh, tạo không khí trang trọng…
- Phân tích được phong cách Nguyễn Tuân qua truyện ngắn Chữ người tử tù
b Kĩ năng
- Đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
c Tư duy, thái độ
- Rèn luyện ý thức biết yêu quý cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng Trân trọng tấm lòng của nhà văn Nguyễn Tuân
2 Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tổng hợp, so sánh
II PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1 Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2 Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn; vở ghi…
III CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
Trang 103 Bài mới.
A Hoạt động khởi động
Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhân vật viên Quản ngục là nhân vật thể hiện rõ quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và cũng thể hiện đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn - luôn khám phá con người ở phương diện cái đẹp, cái tài hoa nghệ sĩ, dù con người ấy ở địa vị xã hội nào: một người
ăn mày, một kẻ tử tù, một tên đao phủ hay một viên coi ngục…Đi vào tìm hiểu nhân vật để ta hiểu được những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật của một nhà văn “độc đáo vô song”(Anh Đức) bậc nhất trong nề văn học dân tộc
B Hoạt động hình thành kiến thức mới
GV hướng dẫn HS: Tìm hiểu nhân vật viên Quản ngục
Trao đổi thảo luận nhóm: 5 phút
Đại diện nhóm trình bày giấy trong
GV đưa ra các nội dung thảo luận cho từng nhóm, điều hành các nhóm học sinh làm việc theo các câu hỏi :
Nhóm 1:
Không gian xuất hiện của nhân vật viên Quản ngục ? Từ đó nói lên điều gì? Nhóm 2:
Trong không gian của nhà tù, ngục quan tỏa sáng vẻ đẹp gì? Qua thái độ, cách đối đãi và biệt đãi Huấn Cao?
Nhóm 3:
Thời gian xuất hiện của nhân vật? Ý nghĩa của thời gian nghệ thuật đối với việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật?
Nhóm 4:
Ngục quan có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích?
GV bình luận:
Như một bông hoa sen giữa bùn lầy, trong cái tối tăm dơ dáy của ngục tù, nơi ngự trị của cái xấu, cái ác Ngục quan vẫn hiện lên với vẻ đẹp đáng quý, một nhân cách cao cả của người biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài.Đặt nhân vật trong không gian và thời gian để tạo nên sự đối lập giữa thế giới ngoại cảnh (nhà tù) với vẻ đẹp nhân cách của nhân vật; đối lập giữa thời gian tối tăm với điểm sáng trong tâm hồn Ngục Quan Từ đó người đọc thấy được cách quan sát, miêu tả tinh tế và lối viết truyện hiện đại của Nguyễn Tuân, lối viết đặc trưng của bút pháp lãng mạn Không những vậy, việc lựa chọn thời gian và không gian này mang ngụ ý của tác giả và thể hiện qua niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp Nhà vănkiếm tìm và khám phá cái đẹp trong cái xấu, trong cuộc sống tăm tối của nhà
tù để khẳng định và tôn vinh cái đẹp ấy, tạo nên ấn tượng đặc biệt cho người đọc
Giáo viên tiểu kết:
Không gian và thời gian nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật Ngục quan “thanh âm trong trẻo giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”