1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HƯỚNG dẫn học SINH TIẾP cận tác PHẦM CHỮ NGƯỜI tử tù TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 11 BẰNG HÌNH THỨC sân KHẤU hóa

22 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ những vấn đề trên, người viết lựa chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm “Chữ người tử tù” trong chương trình Ngữ văn 11 bằng hình thức sân khấu hóa.. Trong chươn

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Có một nhà văn từng nói: “Văn là người Học văn là để học làm người”.

Ngữ văn là bộ môn mang đến cho học sinh nhiều kiến thức, giúpcác em bồi đắp tình cảm tốt đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn trongsáng Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổthông là một bài học đạo đức dành cho HS Môn Văn thật sự là môn học quantrọng giúp cho HS học tốt các môn học khác

Có một thực tế đáng buồn nhưng không thể phủ nhận, đó là hiện nay họcsinh ngày càng thờ ơ với môn Ngữ văn Vậy, vấn đề này do đâu? Thiết nghĩ,một phần thuộc về xã hội Khi sống trong thời kì Công nghiệp hóa – hiện đạihóa, con người như bị cuốn hút vào cơn cuồng phong vật chất, hay xu hướngviệc làm, văn chương bị đẩy xuống hạng thứ yếu Và một trong những nguyênnhân trực tiếp dẫn đến tình trạng HS quay lưng với văn chương là thuộc vềchúng ta – những người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho HS Trong mỗi chúng

ta không phải ai cũng đủ sức để truyền đến HS tình yêu, sự say mê đối với mônhọc vốn nặng về tư duy hình tượng Qủa thực, ngày trước, chúng ta cứ vô tưbiến HS thành kẻ “ăn theo nói leo”, cứ vô tư truyền đạt kiến thức theo lối “đổnước vào bình”, “cô đọc trò chép”, “cô cảm trò nhận” Và hậu quả của nhữngtiết dạy không có gì mới mẻ khuấy động tâm hồn các em là không khí nặng nề,tâm lí mệt mỏi, thậm chí là buồn ngủ, dần dần cứ đến giờ Văn, các em …lại thởdài ngao ngán! Nhận thức rõ về giá trị của văn chương cũng như thực tế dạyhọc, những người làm công việc dạy học chúng ta đã rất chú trọng đến việc đổimới phương pháp dạy học nhằm khơi gợi tình yêu với văn chương của HS Tuynhiên, hiệu quả mới dừng lại ở mức nhất định, chưa đồng bộ

Chiều 27/12/2018, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báocông bố chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình này được xây dựngtheo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển của các nướctiên tiến, nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quảgiáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp;phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh Trong đó, đổi mới phương phápdạy học là một giải pháp then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương

Trang 2

trình này, đặc biệt với môn Ngữ văn - đây là điều rất cần thiết Trong đó nhiệm

vụ đầu tiên là làm cách nào để người học luôn sẵn tâm thế và yêu thích môn học,

từ đó say mê, chủ động tích cực coi học tập là nhiệm vụ hàng đầu

Với tư cách là một GV trẻ, người viết luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào

để biến những tiết học lí thuyết tẻ nhạt thành những giờ học sôi động, biến cáchhọc đọc - chép thụ động, miễn cưỡng thành sự tự nguyện của HS? Xuất phát từ

những vấn đề trên, người viết lựa chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm “Chữ người tử tù” trong chương trình Ngữ văn 11 bằng hình thức sân khấu hóa.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hướng vào mục đích tìm tòi và khẳng định vai trò, tácdụng của việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của họcsinh trong quá trình học Văn thông qua hình thức sân khấu hóa Từ đó, ngườidạy có điều kiện triển khai hướng dạy học tích cực vào việc nâng cao chất lượngdạy học Văn ở nhà trường; đồng thời giúp học sinh tiếp cận được những phươngpháp học mới để học sinh có thể tự tìm hiểu khám phá nhiều tri thức ở trong vàngoài chương trình

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Ở đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu việc tiếp cận tác phẩm bằng hình

thức sân khấu hóa”; vận dụng hình thức sân khấu hóa khi tìm hiểu tác phẩm

“Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này người viết sử dụng một số phương pháp sau vàonghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp so sánh

Trang 3

II NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Những vấn đề chung

Bác Hồ đã từng căn dặn các thế hệ HS : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quanh để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Và như Jacques Delors đã nói : “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để đào tạo nên tương lai” Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Trong chương trình sách giáo khoa mới hướng tới mục tiêu nhằm củng

cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng, nâng caohiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thựctiễn… Vậy nên, hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học chúng tôi nghiên cứutrên đây đảm bảo mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường vớithực tế xã hội

2.1.2 Sân khấu hóa tác phẩm văn học

Khái niệm nghệ thuật diễn xuất sân khấu hay nghệ thuật trình diễn, nghệthuật biểu diễn… được dùng để chỉ một nghệ thuật tồn tại bằng phương thức

“diễn” trên sàn diễn bởi con người Trong nghiên cứu văn học nghệ thuật, cáchtiếp cận này nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại haymột hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực sự ra sao? Bằng cách thức

Trang 4

nào? trong bối cảnh nào? ai là người thực hiện? ai là người tham gia? Sân khấu

là nghệ thuật mang tính tổng hợp cao Trong một tác phẩm sân khấu hội tụ giátrị văn học, diễn xuất, hội họa, múa,… Phương pháp sân khấu hóa là những hoạtđộng đại chúng được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu Các nộidung sinh hoạt được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng nghệ thuật dàn cảnh vàbiểu diễn

Hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học rất đa dạng: múa - hát, ngâm,

vẽ, diễn kịch… Mỗi hình thức được sử dụng phụ thuộc vào đặc điểm thể loạicủa tác phẩm văn học đó và sự sáng tạo của HS Trong phạm vi của đề tài này –

áp dụng cho một số tác phẩm văn học tự sự trong chương trình 11, chúng tôi xinphép được đề cập tới hình thức diễn kịch – hóa thân Theo PGS.TS Trần Thị

Tuyết Oanh trong cuốn “Giáo dục học, tập 1”: “Đóng kịch là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản

và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp HS hiểu sâu sắc nội dung học tập” Trong

cuốn “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường – NXB Đại học sưphạm Hà Nội, 2005”, tác giả Phan Trọng Ngọ đã đề cập đến phương pháp đóng

kịch: “Phương pháp đóng kịch trong dạy học là giáo viên cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theo các vai diễn Qua đó, họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng nhờ các kỹ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản”.

Đối với bộ môn Ngữ văn, khi “sân khấu hóa”, “ kịch hóa tác phẩm vănhọc”, HS được tham gia đóng vai, hóa thân vào các nhân vật, nhà văn hay mộttình huống giả định Bằng việc nhập vai vào các nhân vật, hay “vai giả định”,các em sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếptrong suốt hoạt động đóng vai Người học tiếp nhận thông tin bằng nhiều kênh:thị giác, thính giác, xúc giác Tức là các em có cơ hội được nhìn, được hòa mìnhvào tác phẩm, được hóa trang thành các nhân vật; nói những lời nói của nhânvật; diễn những việc làm, hành động, diễn biến tâm lí của nhân vật; nói chuyện,đàm đạo cùng với nhà văn Việc dựng lại những câu chuyện trong bối cảnh thựctại của hàng chục năm trước trong cái nhìn mới mẻ của chính các em HS sẽ thổiluồng gió mới vào tác phẩm văn học, khiến tác phẩm văn học không xa rời thực

tế cuộc sống hiện tại, không nhàm chán, đơn điệu mà có sức hấp dẫn mới Từ đórút ra ý nghĩa của tác phẩm hay trích đoạn tác phẩm để tất cả HS cùng nắm bắt

và thấu hiểu, nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung hơn

Trang 5

Tuy nhiên, khác với việc chỉ dừng lại ở dựng tiểu phẩm tham dự các hộithi, sân khấu hóa tác phẩm văn học được thực hiện tại từng lớp học và trở thànhmột phần của bài học Sau phần diễn kịch, HS các nhóm sẽ cùng thảo luận vềmột số vấn đề trọng tâm của bài học Với cách thức này, tất cả HS đều phải đọctác phẩm để nắm nội dung, tìm những chi tiết đắt giá góp ý cho kịch bản

Ngoài ra, phương pháp này còn hình thành khả năng tự học, đánh thức tưduy nghiên cứu độc lập, tạo dựng khả năng liên kết nhóm, sự tự tin và kĩ năngthuyết trình trước đám đông Đúng như một nhà giáo dục học người Mĩ đã từng

nói “trước một vấn đề, thầy nói cho tôi, tôi sẽ quên, cho tôi xem, có thể tôi sẽ không nhớ, nhưng cho tôi tham gia thì tôi sẽ hiểu Tôi hiểu bởi thầy đã dạy cho tôi cách học mà tôi không tìm thấy trong bất kì quyển sách nào…”.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Qua thực tế giảng dạy của bản thân, cũng như khảo sát quá trình dạy của

GV và quá trình học của HS tại trường THPT Tống Duy Tân trong những giờhọc văn bản tự sự trong chương trình, chúng tôi nhận ra một số thực trạng sau:

Nhưng năm gần đây, GV đã ý thức về việc thay đổi phương pháp dạy họctích cực Và với việc thay đổi phương pháp dạy học đã mang lại một số hiệuquả, HS hứng thú hơn, tuy nhiên, hiệu quả chưa mang tính đột phá, đại trà Nhìnchung, trong các giờ học, GV còn phải làm việc quá nhiều Và do giới hạn phânlượng thời gian ngắn, trong khi lượng kiến thức cần đạt thì nhiều, cho nên mỗigiờ học, GV như đang “chạy đua” cùng thời gian để tránh “cháy bài, cháy giờ”

Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống hay rút ra những bài học kinh nghiệm,những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thì lại không được chú trọng hoặc làquá hời hợt, qua loa Hơn nữa, với phương pháp học Văn bằng diễn kịch, đóngvai này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đầu tư về thời gian, kinh phí nên tâm lí của

đa số GV còn e ngại ở khâu chuẩn bị Cho nên mức độ sử dụng chưa phổ biến,

đa số các GV chỉ sử dụng phương pháp này trong các giờ hội giảng, có người

dự giờ, nhận xét, đánh giá; hoặc sử dụng chưa đồng bộ ở một số GV, một số lớp

Từ phía HS, qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: Theo xu hướng chọntrường, chọn nghề hiện nay, đa số HS chọn môn tự nhiên để học Các em họcmôn Ngữ văn với mục tiêu “lấy điểm” mà chưa thấy được giá trị bồi đắp tưtưởng, tình cảm cho mình Hơn nữa, cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ

Trang 6

thông tin là sự xuống dốc của văn hóa đọc Đa số HS không thích đọc tác

phẩm Cần thông tin gì có thể search google! Soạn bài cũng search google, tìm câu trả lời cũng search google, có bạn mượn vở ghi, vở soạn của các anh, chị

khóa trước hoặc của lớp khác để chép lại, ghi lại mà không hiểu vấn đề bài học.Một giờ học Văn diễn ra trầm lắng, nặng nề, GV là người độc diễn, HS là cáimáy ghi vô hồn Còn gì đọng lại sau mỗi tiết học ấy? HS nhớ nhầm tên tác giảvới tác phẩm khác, gắn tên nhân vật này với nhân vật kia…

Từ thực tế nêu trên, chúng ta cần có biện pháp để phát huy cao nhất tínhtích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê, tự nguyện học tập ởcác em, giúp các em khám phá những giá trị của những tác phẩm văn học, như

M Goóc-ki đã từng nói: văn học là nhân học.

Như vậy, qua khảo sát, người viết nhận thấy từ cơ sở lý luận và thực tiễncủa việc dạy học tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 11, việc vận dụnghình thức sân khấu hóa vào quá trình giảng dạy là điều cần thiết Đây sẽ là cơ

sở, nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy giúp người viết có căn cứ để thực hiện

- Bước 1: Nêu chủ đề, chia nhóm, giao nhiệm vụ cảnh diễn cho từng nhóm.Quy định thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện

- Bước 2: Xác định mục tiêu

- Bước 3: Các nhóm thảo luận sân khấu hóa nội dung

- Bước 4: Các nhóm thực hiện sân khấu hóa

- Bước 5: Lớp thảo luận, nhận xét

- Bước 6: GV kết luận

Quy trình trên mặc dù nhiều bước nhưng công việc chưa thực sự rõ ràng,còn rườm rà, khó triển khai, nhất là đối với dạy học những tác phẩm tự sự Vìvậy, người viết xin đề xuất quy trình gồm 3 công đoạn: bước 1 là công việc của

Trang 7

GV, bước 2 là công việc của HS, bước 3 là công việc của cả GV và HS thựchiện Cụ thể:

- Bước 1: Về phía GV:

+ Chuẩn bị nội dung, tình huống thực hiện sân khấu hóa

+ Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm về vai diễn, vấn đề thảo luận.+ Quy định rõ ràng về thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện

- Bước 2: Về phía HS:

+ Thảo luận nhóm: dự kiến kịch bản

+ Phân các bạn: phân vai diễn, đạo cụ, hóa trang, sân khấu,…

+ Dự kiến thời gian tiến hành và tiến hành tập luyện theo kịch bản

- Điều quan trọng của bước 3 là thảo luận vấn đề trọng tâm của tiết học saukhi trình diễn

- Quy trình này có thể đơn giản hơn hoặc nhiều thao tác hơn tùy vào hìnhthức sân khấu hóa mà GV lựa chọn

2.3.2 Cách thức tiến hành công việc

* Cách thức diễn vai trực tiếp

Quy trình diễn vai trực tiếp được tiến hành trong tiết học Hình thức diễn vaitrong tiết học được tiến hành đan xen với hoạt động lên lớp của GV Các bướctiến hành đơn giản, nhanh và gọn hơn:

- Bước 1: GV nêu tình huống sân khấu hóa

- Bước 2: HS tiếp nhận và suy nghĩ; Tiến hành sân khấu hóa trước lớp

- Bước 3: GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức

Quy trình này, người dạy vẫn đảm bảo các khâu lên lớp: khởi động, hìnhthành kiến thức, luyện tập, vận dụng, mở rộng GV lựa chọn hình thức sân khấu

Trang 8

hóa trong hoạt động lên lớp thay vì sử dụng các kiểu câu hỏi khác nhau để triểnkhai các nội dung bài học GV đưa ra một tình huống đóng kịch cụ thể, HS vàovai để các em trình bày nội dung, cách hiểu, cách cảm nhận,…về vấn đề đượcnêu ra Từ đó, GV định hướng, tổng kết lại yêu cầu cần đạt Với cách diễn kịchnày, GV và HS không mất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo nội dung bài học,học sinh có hứng thú hơn cách nêu câu hỏi truyền thống Đây cũng là một hìnhthức dạy học “nêu vấn đề”, có khả năng đem lại những kết quả tích cực cho hoạtđộng dạy học so với phương pháp dạy học truyền thống

* Cách thức diễn vai có sự chuẩn bị trước ở nhà

Đây là quy trình bắt đầu từ cuối tiết học trước, hoặc tiết học đầu tiên củabài học có nhiều tiết lên lớp Quy trình cơ bản vẫn gồm ba bước như quy trìnhchung, sự khác nhau thể hiện ở mức độ công việc của từng bước Cụ thể:

- Bước 1: Giáo viên:

+ Chuẩn bị tình huống sân khấu hóa

+ Giao nhiệm vụ sân khấu hóa cho các nhóm

+ Hướng dẫn HS lựa chọn xây dựng kịch bản phù hợp với chủ đề bài học.+ Tạo mối liên hệ giữa GV và HS để liên lạc, chia sẻ thông tin, “tư vấn” cho

HS khi HS gặp khó khăn

+ Định lượng thời gian cụ thể, kế hoạch kịch bản

- Bước 2: Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao:

+ HS tìm tòi cùng nhau thảo luận để xây dựng kịch bản, nội dung thảo luận.+ Trao đổi lại với GV về nội dung, cách thức tiến hành kịch bản

+ Phân công công việc của từng thành viên một cách khoa học: trưởng

nhóm, thư ký, vai diễn, chuẩn bị đạo cụ, …

+ Tiến hành tập luyện vai diễn theo kịch bản, đảm bảo thời gian quy định.+ Thể hiện kịch bản và vai diễn trước lớp theo yêu cầu của GV

- Bước ba: Nhận xét, đánh giá:

+ Các nhóm nhận xét vai diễn của nhau, phản biện- giải trình (nếu có)

+ GV nhận xét, đánh giá quá trình chuẩn bị, nội dung kịch bản, kỹ năng, hiệu quả, tổng kết lại nội dung bài học

Trang 9

2.3.3 Một số hình thức diễn vai trong dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù”

“Chữ người tử tù” là một truyện ngắn trữ tình lãng mạn giàu kịch tính Tác phẩm được kết cấu theo lối “vẽ mây nẩy trăng”, tác giả để cho viên quản ngục

và thầy thơ lại xuất hiện trước Huấn Cao - nhân vật trung tâm của tác phẩm.Truyện có những trang trữ tình ngoại đề, độc thoại nội tâm rất sâu sắc và những

trang viết đầy kịch tính mà nổi bật là cảnh cho chữ Nếu chỉ phân tích nhân vật

thì không thể khai thác hết nội dung tác phẩm, cũng như nét tài hoa trong phongcách nghệ thuật Nguyễn Tuân Vì vậy, với đề tài này, tôi chỉ xin đưa ra một số

hình thức diễn vai trong dạy học tác phẩm “Chữ người tử tù” nhằm nâng cao

hiệu quả tìm hiểu tác phẩm

2.3.3.1 Hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm

Đối với một tác phẩm tự sự, nhân vật có vai trò rất quan trọng Nhân vậtchính là nơi mang, chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tácphẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn Mộtnhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phận riêng.Muốn phân tích nhân vật, chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quanđến nhân vật trong tác phẩm để từ đó mà tìm hiểu suy luận, tìm ra đặc điểm, tínhcách của nhân vật Và để hiểu rõ, cảm rõ hơn về tính cách của nhân vật, HS –người đọc cần thiết đặt mình vào vị trí của nhân vật đó Để làm được điều này,tôi áp dụng hình thức hóa thân vào nhân vật Tùy vào năng lực của HS, từng lớphọc, việc hóa thân vào nhân vật sẽ diễn ra ở yêu cầu khác nhau: yêu cầu tái hiệnlại nhân vật hoặc yêu cầu suy luận

* Dạng nhân vật tái hiện:

Đây là hình thức tổ chức cho HS hóa thân vào các nhân vật trong tácphẩm tự sự Thay vì cho các em đọc xuôi tác phẩm, GV có thể phân vai cho HS

có thời gian chuẩn bị, sau đó tái hiện lại nhân vật trong SGK Với việc hóa thânvào nhân vật, HS có thể kết hợp thêm một số lời thoại khác, kếp hợp với ngônngữ, điệu bộ, …để trình bày con người, hoàn cảnh, sự kiện… bằng suy nghĩ chủquan của người trong cuộc Để tăng hiệu quả của phương pháp này, GV nênchia vai nhân vật cho nhiều nhóm trình diễn theo từng sự việc, từng nội dung bốcục của bài dạy Nội dung này sẽ được GV giao nhiệm vụ từ tiết học trước đó

Trang 10

Học văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, hóa thân nhân vật Viên

quản ngục trình bày suy nghĩ về nhân vật Huấn Cao GV chia lớp thành 3 nhóm

+ Nhóm 1: Trước khi Huấn Cao đến nhà lao (Cảnh nhà tù).

+ Nhóm 2: Lúc ở trong tù.

+ Nhóm 3: Cảnh xin chữ và cho chữ

Dự kiến kịch bản do HS viết lời thoại:

Lời dẫn: Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình

nên bị kết án tử hình Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà

tù Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổitiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo:

Nhóm 1: Trước khi Huấn Cao đến nhà lao

Cảnh 1: Viên quản ngục và thầy thơ lại

1 Viên quản ngục: (đọc xong phiến trát thì quay lại nói với thầy thơ lại):

Này thầy bát, cứ công văn này thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án chém Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao Tôi nghe cứ ngờ ngợ…Huấn Cao? … Hay là cái người là vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không? (nói xong đưa công văn cho thầy

có tài bẻ kháo và vượt ngục nữa.

4 Thầy thơ lại: Dạ bẩm, vậy ra y văn võ đều tài cả Chặc (chặc lưỡi) chà…

5 Viên quản ngục: Ờ, cũng gần như vậy Sao thầy lại chặc lưỡi?

6 Thầy thơ lại: Tôi thấy những người tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, cũng chẳng nở xuống tay.

7 Viên quản ngục: Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời Nhỡ ra lại vạ miệng thì khốn Thôi, thầy lui về mà trông nom việc dưới trại giam Mai chúng ta phải dậy sớm để nhận tù nhân đấy.

8 Thầy thơ lại – Cúi chào rồi đi ra cửa

Trang 11

Lời dẫn: sớm hôm sau, lính tỉnh dẫn đến cửa ngục thất sáu tên tù mà côngvăn chiều hôm qua đã báo trước cho ngục quan biết rõ tên tuổi, làng xóm và tộihình Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước:

Nhóm 2: Lúc ở trong tù

Cảnh 3: Nhận tù

11 Huấn Cao dẫn đầu sáu phạm nhân bước vào

12 Bọn lính: Bẩm thầy, tên này là chủ xướng, hắn nguy hiểm và ngạo ngược nhất bọn, mong thầy để tâm cho.

13 Viên quản ngục (nói gạt): Ta biết rồi, việc quan đã có phép nước Các chú chớ nhiều lời.

(Viên quản ngục, Thầy thơ lại, Huấn Cao cùng bước vào, Viên Quản Ngục

và Thầy Thơ Lại bước thẳng vào cánh gà luôn, Huấn Cao đi vòng rồi ngồixuống bên trái sân khấu)

Cảnh 4: Phòng giam Huấn Cao

(lấy giấy vụn rải xuống dưới sàn diễn nơi Huấn Cao ngồi)

14 Thầy thơ lại: Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng Trong buồng đây lạnh lắm.(nói rồi đưa mâm rượu thịt cho Huấn

Cao )

Huấn Cao thản nhiên nhận (Đúng lúc đó, Viên quản ngục đến)

15 Viên quản ngục (bước tới chỗ Huấn Cao, chân trái quỳ, chân phải

chống): Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều Miễn là ngài giữ kín cho Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy riêng cho tôi nhiều lắm Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết Tôi sẽ cố gắng chu tất.

Ngày đăng: 22/05/2021, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w