khác ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước đó cho cùng loại sản phẩm”.Tiếp thu
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VƯƠNG THANH THÚY
HÀ NỘI - 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ, nội dung trình bày trong Luận văn hoàn toàn trung thực
Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ
SENGDEUAN PRADICHITH
Trang 3Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận, nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình của các Thầy, cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội; sự quan tâm và tạo điều kiện học tập của cơ quan và sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giảng dạy; truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường
Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lờn cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên, TS Vương Thanh Thúy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn
Cảm ơn Gia đình và bạn bè đã luôn là nguồn động viên lớn lao giúp tôi vững tin học tập và hoàn thành Luận văn
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
SENGDEUAN PADICHITH
Trang 5CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU 5
1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 5
1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu 5
1.1.2 Đặc điểm của nhãn hiệu 7
1.1.3 Chức năng của nhãn hiệu 8
1.1.4 Phân loại nhãn hiệu 9
1.1.5 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 14
1.2 Sơ lược quá trình phát triển các quy định về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu tại Lào và Việt Nam 15
1.2.1 Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Lào 15
1.2.2 Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 17
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀO VÀ VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU 21
2.1 Quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 21
2.1.1 Theo quy định cuả pháp luật Sở hữu trí tuệ Lào 21
2.1.2 Theo quy định cuả pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 29
2.1.3 Nhận xét chung 41
2.2 Các trường hợp không được bảo hộ là nhãn hiệu 43
2.2.1 Theo quy định cuả pháp luật sở hữu trí tuệ Lào 43
2.2.2 Theo quy định cuả pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 48
2.2.3 Nhận xét chung 51
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI LÀO VÀ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀO 54
Trang 63.1.1 Thực trạng về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Lào 54 3.1.2 Thực trạng về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam 58
3.2 Một số khuyến nghị đối với pháp luật sở hữu trí tuệ Lào về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 64 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 7MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ở nước Lào và Việt Nam, các hoạt động liên quan đến việc xây dựng
và phát triển hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ bắt đầu từ rất sớm Hiện nay, mỗi quốc gia đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ, trong đó giữ vai trò chính là Luật sở hữu trí tuệ Song song với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng ở nước Lào và Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ Nhãn hiệu luôn đi cùng với sản phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bởi nó không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện uy tín của doanh nghiệp Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hiện nay tại các doanh nghiệp ở Lào và Việt Nam chưa được đầy đủ, thường gặp khó khăn trong cạnh tranh thương mại, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài
Bảo hộ nhãn hiệu tạo rất nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa
và quốc tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Ngoài ra, nếu việc bảo hộ nhãn hiệu tốt sẽ góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của Lào và Việt Nam Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, chống lại các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, làm cho người tiêu dùng không bị lừa dối
Để xây dựng được nhãn hiệu đáp ứng mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là một việc làm rất khó Việc bảo hộ nhãn hiệu có thành công hay không
Trang 8thì đầu tiên nhãn hiệu đó phải đáng ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp của Lào đã gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Trong lĩnh vực pháp luật nói chung và trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói riêng, sự so sánh giữa pháp luật các nước sẽ giúp chúng ta nâng cao kiến thức, nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu trong điều kiện bảo hộ nhãn hiệu của Nhà nước để hoàn thiện theo trình độ quốc tế và giữ được vai trò, bản chất của pháp luật Lào
Xuất phát từ đòi hỏi khoa học, yêu cầu thực tiễn và góp phần hoàn thiện điều kiện bảo hộ nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ
nhãn hiệu – So sánh giữa Pháp luật Sở hữu trí tuệ Lào và Việt Nam ” làm
đề tài nghiên cứu luận văn của mình Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu của pháp luật SHTT Việt Nam để từ đó làm rõ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định đó đúng đắn, góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến điều kiện bảo hộ nhãn hiệu của pháp luật Sở hữu trí tuệ Lào và Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu như:
Th.s Somdeth Keovongsack, “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Pháp luật và Doanh nghiệp, số
5, năm 2013; Th.s Somdeth Keovongsack, “Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu theo pháp luật Cộng hòa
Trang 9dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Pháp luật và kinh tế số 02 năm 2014; Đỗ Thị Hằng, “Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam”, 2004, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Văn Luật, “Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học,
2005, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Hà, “Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, 2011, Trường Đại học Luật Hà Nội; Đinh Đồng Vang, “Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, 2013, Trường Đại học Luật Hà Nội; Hồ Vĩnh Thịnh, “Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật liên minh Châu Âu” Đỗ Thị Minh Thủy, “Áp dụng pháp luật trong đánh giá khả năng “tương tự gây nhầm lẫn” của nhãn hiệu”, Thanh tra Bộ Khoa học & Công nghệ.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện điều kiện bảo hộ nhãn hiệu dưới góc độ so sánh giữa pháp luật Sở hữu trí
Lào và Việt Nam Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Điều kiện bảo hộ nhãn
hiệu – So sánh giữa pháp luật Sở hữu trí tuệ của Lào và Việt Nam” là việc
làm hết sức cần thiết nhằm so sánh pháp luật giữa hai nước liên quan đến các quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, qua đó đề xuất một số khuyến nghị đối với pháp luật SHTT Lào giúp nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu của pháp luật SHTT Lào trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề mang tính lý
luận về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu được quy định trong pháp luật Sở hữu trí tuệ của Lào và Việt Nam, đồng thời so sánh sự khác nhau giữa hai hệ thống pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Trang 10Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định về điều kiện
bảo hộ nhãn hiệu, các trường hợp không được bảo hộ là nhãn hiệu trong pháp luật Sở hữu trí tuệ Lào và Việt Nam
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ sự khác biệt giữa các quy định về điều
kiện bảo hộ nhãn hiệu của pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam và Lào; thực trạng về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Lào và Việt Nam Đồng thời chỉ ra những ưu điểm từ các quy định pháp lý của Việt Nam về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, trên cơ sở đó, pháp luật Lào có thể học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Tác giả nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng những phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để làm rõ sự khác biệt giữa pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam và Lào về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
6 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề khái quát chung về nhãn hiệu
Chương 2: Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Lào và Việt Nam về
điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Chương 3: Thực trạng về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Lào và Việt
Nam và một số khuyến nghị đối với pháp luật sở hữu trí tuệ Lào
Trang 11CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU
1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình thương mại hóa quốc tế, nhãn hiệu xuất hiện từ rất sớm và tồn tại cho đến nay Nhãn hiệu ra đời giữ một vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, là công cụ giúp người mua, người tiêu dùng có thể phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác một cách dễ dàng và lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, sở thích Nhãn hiệu dần trở thành tài sản vô hình rất đặc biệt, bởi nó biểu tượng cho chính hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp, quyết định không nhỏ tới tính cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ
Thuật ngữ “nhãn hiệu” ngày nay được sử dụng rất phổ biến trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, thương mại và trong đời sống hằng ngày Khái niệm nhãn hiệu được quy định trong Điều ước quốc tế (ĐƯQT)
về SHTT và được nội luật hóa trong pháp luật SHTT của hầu hết các quốc gia Thuật ngữ nhãn hiệu được sử dụng lần đầu tiên trong Công ước Paris năm 1886 Tiếp đó, tại Mục 1.1.a của Luật mẫu WIPO về nhãn hiệu, tên thương mại và cạnh tranh không lành mạnh cho các nước phát triển năm
1967, nhãn hiệu được định nghĩa là: “Các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ, hình, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp nhiều yếu tố nói trên Nhãn hiệu chỉ được chấp nhận bảo hộ nếu nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào
Trang 12khác ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước đó cho cùng loại sản phẩm”.
Tiếp thu và kế thừa một cách có chọn lọc, khái niệm nhãn hiệu được thể hiện trong Khoản 1 Điều 15b của Hiệp định về các khía cạnh liên quan
tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc một tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các
từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố minh họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng
ký làm nhãn hiệu…” Tính khái quát và tính quy chuẩn của khái niệm được
thể hiện: việc xác định bất kỳ một dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu trên thực tế hay không thì phải căn cứ vào tính phân biệt của các dấu hiệu đó
Cụ thể: bất kỳ một dấu hiệu nào, từ hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay mùi có khả năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khá thì đều được coi là nhãn hiệu
Và đây dường như cũng là cách tiếp cận chung của các nước khi đưa ra định nghĩa khái niệm nhãn hiệu trong pháp luật của quốc gia mình
Tại Điều 2 của Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC thì nhãn hiệu được
định nghĩa: “Một nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng thể hiện dưới dạng đồ họa, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các phác họa hình ảnh, từ ngữ, các chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao gói của hàng hóa mà các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể kinh doanh khác” Như vậy, nhìn chung các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy
định của Liên minh Châu Âu định nghĩa khái niệm có sự kế thừa và phù hợp
Trang 13với quy định của Hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đó là Hiệp định TRIPs Sự kế thừa các dấu hiệu mang tính truyền thống như từ, tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa, đồng thời
có sự mở rộng, phát triển các dấu hiệu khác có khả năng đáp ứng yêu cầu đăng ký nhãn hiệu như dấu hiệu âm thanh, hình ảnh ba chiều… Mặc dù, đối với nhãn hiệu đơn sắc Hiệp định TRIPs không nêu vấn đề bảo hộ nhưng tại Khoản 1 Điều 15b Hiệp định cũng nêu rõ chỉ riêng màu sắc không có sự kết
hợp với từ ngữ, hình ảnh thì “có thể đăng ký là nhãn hiệu”.
Qua các khái niệm về nhãn hiệu được quy định trong các ĐƯQT trên, chúng ta có thể thấy: tùy thuộc vào điều kiện hay hoàn cảnh của mỗi tổ chức quốc tế mà khái niệm nhãn hiệu được quy định khác nhau Mặc dù, nhãn hiệu được ghi nhận cấu thành từ nhiều dấu hiệu khác nhau nhưng chúng đều đảm bảo khả năng giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác Tuy là khái niệm mang tính khái quát nhưng các khái niệm trên đều có nội dung cơ bản giống nhau và mang tính mềm dẻo rất lớn trong pháp luật quốc tế Và tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ mà các quốc gia có những quy định về nhãn hiệu riêng biệt khác nhau
1.1.2 Đặc điểm của nhãn hiệu
Qua các khái niệm về nhãn hiệu được quy định trong các ĐƯQT, có thể thấy về cơ bản, các nhãn hiệu có một số đặc điểm chính sau đây:
Thứ nhất, bản chất của nhãn hiệu được thể hiện thông qua dấu hiệu
dùng làm nhãn hiệu Đó phải là một dấu hiệu hay tổ hợp nào đó mà có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác Điều này thể hiện đặc trưng chính của nhãn hiệu là khả năng phân biệt
Trang 14Thứ hai, các dấu hiệu về nhãn hiệu có thể là một hoặc nhiều từ ngữ,
chữ, số, hình, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao sản phẩm…
Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có khả năng đăng ký làm nhãn hiệu, không
được trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó
1.1.3 Chức năng của nhãn hiệu
- Chức năng phân biệt:
Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiểu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác bằng cách gây dấu ấn trong tâm trí của người tiêu dùng Khi hàng hóa có nhãn hiệu quen thuộc, người tiêu dùng sẽ mất ít thời gian để tìm ra loại hàng hóa, dịch vụ mà mình muốn sử dụng Từ đó, nhãn hiệu là cầu nối, giúp người tiêu dùng liên tưởng và nhớ tới doanh nghiệp cũng như sản phẩm của họ một cách nhanh nhất Vì thế, có thể nói chức năng phân biệt của nhãn hiệu là chức năng cơ bản và quan trọng hơn cả
- Chức năng thông tin về sản phẩm:
Chức năng thông tin về sản phẩm được thể hiện ở chỗ: thông qua nhãn hiệu quen thuộc người tiêu dùng cũng có thể nhận biết được công dụng, giá trị sử dụng, đặc tính… của hàng hóa Qua chức năng thông tin về sản phẩm, người tiêu dùng sẽ không phải đọc hết các thông tin khác nhau (in trên hàng hóa) để biết nguồn gốc của nhà sản xuất và các đặc tính của hàng hóa mà qua nhận biết nhãn hiệu, họ sẽ liên tưởng đến những thông tin gắn với nhãn hiệu
đó trong tiềm thức
Với chức năng thông tin về sản phẩm, nhãn hiệu dần trở thành một phương tiện hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc tạo lập, gìn giữ và phát triển thị phần kinh doanh của mình
Trang 15- Chức năng quảng cáo và tiếp thị:
Nhãn hiệu là một cách thức chỉ dẫn cô đọng về sản phẩm Bởi, thông qua các phương tiện truyền thông điện tử về các hoạt động quảng cáo và tiếp thị thì lượng thông tin cần đưa đến người tiêu dung sẽ được truyền tải rất nhanh Đồng thời, người tiêu dùng khi nghe, xem quảng cáo họ rất thích vì mới lạ và ngắn gọn Do vậy, việc sử dụng nhãn hiệu để quảng cáo và tiếp thị
sẽ tạo nên tâm lý thoải mái đón nhận và ghi nhớ nhãn hiệu một cách dễ dàng
ở người tiêu dùng
Khi quảng cáo đạt được sự thành công thì sẽ làm tăng sức mạnh thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với hàng hóa mang nhãn hiệu Sức mạnh thị trường của chủ sở hữu nhãn hiệu càng lớn thì thì người mua, người
sử dụng sẽ nhiều hơn và dễ dàng xâm nhập vào các thị trường nước ngoài,
thu được những lợi ích kinh tế rất lớn
1.1.4 Phân loại nhãn hiệu
Trong thực tiễn và lý luận, việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa rất quan trọng Hiện nay có rất nhiều tiêu chí được sử dụng để phân loại nhãn hiệu, có thể phân loại nhãn hiệu dựa trên những căn cứ như:
- Căn cứ vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu thì có ba loại
nhãn hiệu đó là: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình và nhãn hiệu kết hợp.
+ Đối với nhãn hiệu chữ: Đó là loại nhãn hiệu được sử dụng rất phổ
biến, bao gồm các ký tự là chữ cái, có thể kèm theo các chữ số; từ có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên riêng hay tên tự đặt…; ngữ có thể là một cụm từ hoặc nhiều cụm từ không thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu
Ví dụ: SANYO, DULUX, TOSHIBA…
Trang 16+ Đối với nhãn hiệu hình: Bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối
( hình không gian ba chiều) Tuy nhiên, những dấu hiệu hình được dùng đăng ký làm nhãn hiệu không phải đó chỉ là những hình và hình học đơn giản như các hình vuông hay hình tròn… hoặc hình vẽ, hình ảnh phức tạp khiến người tiêu dùng không nhận thức và không dễ ghi nhớ các đặc điểm của hình mà phải là những hình ảnh không phức tạp giúp cho người tiêu dùng dễ nhận thức và dễ ghi nhớ; hay những hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu…
Ví dụ:
+ Đối với nhãn hiệu kết hợp: Là nhãn hiệu được kết hợp cả từ ngữ và hình
ảnh Sự kết hợp này cũng tạo thành một tổng thể gây ấn tượng, dễ nhận biết, có khả năng phân biệt và đáp ứng được yêu cầu của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Do đó, loại nhãn hiệu này được các nhà sản xuất lựa chọn rất nhiều
Ví dụ:
- Căn cứ vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu thì có các loại nhãn
hiệu sau:
+ Nhãn hiệu hàng hóa: Đó là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những
người sản xuất khác nhau Tùy từng loại hình hàng hóa mà nhãn hiệu hàng
Trang 17hóa có thể gắn trực tiếp lên hàng hóa hoặc lên các bao bì, sản phẩm hàng hóa nhằm giúp người tiêu dùng có thể nhận biết dễ dàng và phân biệt hàng hóa này với hàng hóa của những cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.
+ Nhãn hiệu dịch vụ: Đó là dấu hiệu dùng để phân biệt dịch vụ, các
dịch vụ này do các chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp Thông thường, nhãn hiệu dịch vụ được gắn lên những sản phẩm vô hình do một người hay một tổ chức doanh nghiệp thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của đa số mọi người trong xã hội Đối với loại nhãn hiệu này thường được gắn lên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu nhận thấy dễ dàng Khi điều kiện đời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng cao như hiện nay thì các loại hình dịch
vụ càng trở nên phong phú, đặc biệt là các dịch vụ pháp lý hay thông tin liên lạc, ngân hàng… tăng rất nhiều về cả số lượng và chất lượng, đồng thời mức
độ cạnh tranh giữa các loại dịch vụ cũng rất gay gắt
Ví dụ như: cùng là dịch vụ về lĩnh vực ngân hàng như cho thuê két sắt, hay chuyển tiền nhưng thông qua nhãn hiệu, khách hàng có thể phân biệt được dịch vụ của Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng DongA Bank và Ngân hàng Viettinbank…
+ Nhãn hiệu tập thể: Là loại nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó1 Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất như hợp tác
xã hay tổng công ty Trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn gốc, phương phát sản xuất… và khi hàng hóa, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu Nhãn hiệu tập thể là một hình thức liên kết hiệu quả trong việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của một nhóm doanh nghiệp
Trang 18Ví dụ: Nhãn hiệu Xoài Cao Lãnh và hình là nhãn hiệu tập thể do Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ năm 2012.
+ Nhãn hiệu chứng nhận: Là loại nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu
cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toan hoặc cá đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng thực tế, đặc tính… của hàng hóa, dịch vụ đăng
ký Sau đó tổ chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn doa chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn đã định sẵn thì nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng
Ví dụ: Nhãn hiệu Thương hiệu Việt do người tiêu dùng bình chọn
+ Nhãn hiệu liên kết: Là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng
hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau (Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT) Đăng ký nhãn hiệu liên kết mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu Với việc đăng ký nhãn hiệu liên kết thì các chủ sở hữu các nhãn hiệu liên kết
Trang 19được độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ Đồng thời, chủ nhãn hiệu sẽ không cần phải xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từng nhãn hiệu riêng biệt, và có thể tiết kiệm được nhiều chi phí quảng cáo Nhãn hiệu liên kết làm cho từng sản phẩm dịch vụ mới dễ dàng vào thị trường, bởi nhãn hiệu đã được biết đến và chiếm được
sự tín nhiệm của người tiêu dùng
Nhãn hiệu liên kết có hai loại đó là: nhãn hiệu liên kết gồm một loạt các nhãn hiệu tương tự nhau được một chủ sở hữu đăng ký cho các hàng hóa cùng loại hay tương tự nhau và các nhãn hiệu giống hệt nhau nhưng đăng ký cho nhiều sản phẩm dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau
- Căn cứ vào mức độ thường được biết của nhãn hiệu gồm có: nhãn
hiệu thông thường, nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu được sử dụng, thừa nhận rộng rãi:
+ Nhãn hiệu thông thưởng: Là loại nhãn hiệu chưa được người tiêu
dùng biết đến rộng rãi, giá trị vô hình của nó thấp và chức năngchính của loại nhãn hiệu này đó là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể
+ Nhãn hiệu nổi tiếng: Điều 16 Hiệp định TRIPs quy định: “2 Điều 6 bis Công ước Paris (1967) sẽ được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp đối với các dịch vụ Để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước Thành viên tương ứng đạt được nhờ quảng cáo nhãn hiệu đó” Tại Việt Nam, nhãn hiểu nổi tiếng được quy định: “ là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” (Khoản
20 Điều 4 Luật SHTT) và đưa ra các tiêu chí rất cụ thể để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật SHTT như: Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang
Trang 20nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng
Như vậy, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, theo quy định của điều luật trên thì quyền sở hữu đối nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào các thủ tục đăng ký và về cơ bản các tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng của pháp luật Việt Nam phù hợp với các tiêu chí mà Hiệp định TRIPs đã đưa ra
+ Nhãn hiệu được sử dụng, thừa nhận rộng rãi: Mặc dù pháp luật về
SHTT hiện hành của Việt Nam chưa có điều luật hay văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về loại nhãn hiệu này một cách chi tiết Tuy nhiên, nó vẫn
được đề cập tại điểm g Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT: “Nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” và được coi như là một loại nhãn hiệu vì nó có
khả năng giúp các chủ thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ qua quá trình sử dụng
và đã được thừa nhận rộng rãi
1.1.5 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Theo từ điển Tiếng Việt, “điều kiện” có nghĩa là: “cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra” Như vậy, điều kiện bảo hộ
nhãn hiệu có thể hiểu đó là các yêu cầu cụ thể đối với đối tượng của sở hữu công nghiệp Chỉ khi nào các đối tượng của chủ sở hữu thỏa mãn các yêu cầu
cụ thể thì các đối tượng đó mới nhận được sự bảo hộ về mặt pháp lý, đủ điều kiện để bảo hộ Và điều kiện bảo hộ được quy định rất rõ ràng trong luật của
mỗi quốc gia Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ
Trang 21của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ,
kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng
ký là nhãn hiệu Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc
sử dụng Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”.
Như vậy, theo quy định của Hiệp định TRIPs thì điều kiện chung để một nhãn hiệu được bảo hộ đó là: phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác và các dấu hiệu phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu Bên cạnh
đó, với những trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng thì các thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng
và các dấu hiệu đó phải là dấu hiệu nhìn thấy được
1.2 Sơ lược quá trình phát triển các quy định về nhãn hiệu và bảo
hộ nhãn hiệu tại Lào và Việt Nam
1.2.1 Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Lào
Mặc dù, nhãn hiệu đã có từ thời cổ đại và việc bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức xuất hiện từ rất sớm, khoảng từ hơn hai thế kỷ trước Tuy nhiên, thuật ngữ về “nhãn hiệu” xuất hiện ở Lào và được quy định trong các văn bản pháp luật thì muộn hơn, chỉ cách khoảng hơn 10 năm trở lại đây
Sự hình thành của pháp luật sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở CHDCND Lào được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị định số 06/TTg ngày
Trang 2218/1/1995 về bảo hộ nhãn hiệu Theo Điều 2 của Nghị định này thì nhãn hiệu
được định nghĩa như sau: “Nhãn hiệu là một dấu hiệu có thể nhìn thấy được
có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng để làm nhãn hiệu của hàng hoá hoặc nhằm sử dụng để làm nhãn hiệu của một dịch vụ nào đó để xác nhận rằng, hàng hóa hoặc dịch vụ đó thuộc về chủ sở hữu của chủ nhãn hiệu hàng hóa đó tạo ra” Đây là văn bản pháp luật đầu
tiên quy định về bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tại CHDCND Lào với mục đích thống nhất việc quản lý bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi toàn quốc nhằm khuyến khích, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào CHDCND Lào Đồng thời khuyến khích các hoạt động kinh tế thương mại trong và ngoài nước, bảo đảm chất lượng sản xuất hàng hoá, bảo
vệ người tiêu dùng, ngăn chặn hành vi gian lận hàng hoá và hoạt động thương mại bất hợp pháp Tuy nhiên, khái niệm nhãn hiệu theo Nghị định này rất hạn hẹp đối với dấu hiệu có khả năng để được đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật của Lào Bởi vì, theo như quy định trên thì chỉ có dấu hiệu dưới dạng từ ngữ, hình ảnh và sự kết hợp giữa các yếu tố đó tạo ra được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc thì mới được coi là nhãn hiệu
Để tiếp tục tạo sự thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Ủy ban Quốc gia về Khoa học, Bộ Khoa học Công nghệ của Lào đã thông qua Quy định số 466/UQKCM ngày 7/3/2002 về đăng ký nhãn hiệu Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu cũng như khái niệm về nhãn hiệu tại CHDCND Lào trong thời gian này cũng chưa có các hướng dẫn chi tiết và chưa đạt hiệu quả cao Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm
2007, Quốc hội CHDCND Lào đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ số 08/QH ngày 24/12/2007 - đây là văn bản luật đầu tiên của Lào quy định rất chi tiết
về khái niệm nhãn hiệu
Trang 23Theo đó, tại Khoản 9 và Khoản 10 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2011 của Lào thì nhãn hiệu được quy định như sau: “Nhãn hiệu là bất kỳ dấu
hiệu có thể là hình ảnh, từ ngữ, chữ cái, chữ số, ký hiệu, tên người, màu sắc, hình thể hoặc hình dạng của vật hoặc với sự kết hợp giữa một hay nhiều các yếu tố đó với nhau và các dấu hiệu khác để sử dụng hoặc nhằm sử dụng để làm nhãn hiệu hàng hóa; Nhãn hiệu là một dấu hiệu nào đó có thể là hình ảnh, từ ngữ, chữ cái, chữ số, chữ ký, tên người, màu sắc, hình thể hoặc hình dạng của vật hoặc với sự kết hợp giữa một hay nhiều các yếu tố đó và các dấu hiệu khác để sử dụng với hàng hóa hoặc dịch vụ để phân biệt giữa hàng
định cụ thể khái niệm nhãn hiệu trong luật SHTT của Lào đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn để tạo ra cho sản phẩm của mình
có một dấu hiệu khác với các doanh nghiệp khác
Ngoài ra, để đảm bảo cho các dấu hiệu đáp ứng được các yêu cầu trở thành nhãn hiệu thì tại khoản 1, Điều 16 Luật SHTT năm 2011 Lào còn quy định điều kiện chung đối với dấu hiệu có khả năng đăng ký là: Nhãn hiệu có thể là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, thiết kế, chữ số, các yếu tốhình họa, hình dạng của hàng hóa (hình ba chiều) hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa và tổ hợp các màu sắc cũng như
tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu trên
1.2.2 Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
1.2.2.1 Giai đoạn trước khi ban hành Luật sở hữu trí tuệ
Văn bản pháp lý đầu tiên về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là: Điều
lệ về nhãn hiệu hàng hóa (kèm theo Nghị định số 197/HĐBT ngày 14/12/1982) do Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Theo đó,
Trang 24nhãn hiệu được bảo hộ pháp lý là “những dấu hiệu được chấp nhận, có thể
là từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình nổi hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc kết hợp” (Khoản 1 Điều 3) Qua quy
định, có thể thấy ở thời điểm này, pháp luật chưa thể hiện được chức năng phân biệt của nhãn hiệu mà chỉ tập trung vào yếu tố “được chấp nhận” của các dấu hiệu đăng ký Tuy nhiên, khái niệm trên cũng đã bước đầu chỉ ra những dấu hiệu có thể đáp ứng điều kiện bảo hộ đó là: từ ngữ, hình ảnh, hình
vẽ, hình nối hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc kết hợp Những dấu hiệu này có thể xem là các dấu hiệu truyền thống, phù hợp nhất định với quy định trong các ĐƯQT về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu mà Việt Nam là thành viên
Vào thời điểm những năm 80 của thế kỷ XX, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu, về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu bị chi phối nhiều từ chế độ quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, những quy định của Điều lệ nêu trên đã không còn phù hợp Do đó, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được thông qua ngày 28/1/1989 Theo đó, một dấu hiệu được bảo hộ nhãn hiệu phải đáp ứng
hai điều kiện: có thể là “từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” và những dấu hiệu này phải “dùng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau” (Khoản 4 Điều 4) Các quy định của Pháp lệnh cùng với các
Nghị định khác được ban hành trên cơ sở của Pháp lệnh đã tạo thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng
Năm 1995, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự, quy định về điều kiện bảo
hộ nhãn hiệu đã được xác định cụ thể Theo Điều 785 của Bộ luật Dân sự năm 1995, dấu hiệu được bảo hộ nhãn hiệu cần đáp ứng hai điều kiện cơ bản:
Trang 25thứ nhất, nhãn hiệu phải là dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu
tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; thứ hai, nhãn hiệu đó phải
có những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau So sánh với quy định của Hiệp định TRIPs, có thể thấy những điều kiện bảo hộ này có phạm vi bảo hộ hạn chế hơn Ví dụ như các yếu tố được quy định tại Điều 15 Hiệp định TRIPs như tên riêng, các chữ cái, chữ số, tổ hợp các màu sắc, tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ… không được quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995
Năm 2000, Nghị định số 54/2000/NĐ - CP ngày 03/10/2010 về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN cũng
ra đời Cũng trong khoảng thời gian đó, Việt Nam đã ký với Hoa Kỳ một hiệp định thương mại về bảo hộ quyền SHTT, các đối tượng của quyền SHCN Có thể nói, ở giai đoạn này, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu đã bước đầu được hình thành và tạo lập cơ sở pháp lý đối với vấn đề về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu và những vấn đề chung về nhãn hiệu
1.2.2.2 Giai đoạn kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được ban hành
Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 29/11/2006
đã đánh dấu bước phát triển của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Cũng từ
đó, nhãn hiệu được quy định đầy đủ và chi tiết hơn Ngoài Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 còn có các văn bản pháp luật điều chỉnh về sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng, đó là: Nghị định số 103/2006/NĐ - CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Thông tư số 01/2007 của Bộ khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006
Trang 26ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Theo đó, tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 nhãn hiệu được
quy định như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” Đây là một khái niệm mang tính
khái quát hơn rất nhiều so với các quy định về nhãn hiệu trong các văn bản pháp luật trước đó của Việt Nam Việc thay thế thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” bằng thuật ngữ “nhãn hiệu” và không giới hạn các dấu hiệu có thể được đăng ký làm nhãn hiệu cho phép các doanh nghiệp có thể mở rộng “bất kỳ dấu hiệu nào” mà dấu hiệu đó có khả năng phân biệt sản phẩm của của mình với sản phẩm của doanh nghiệp khác
Đồng thời, tại Điều 72 Luật SHTT Việt Nam quy định rất chi tiết các điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ, theo đó để được bảo hộ thì nhãn
hiệu phải đáp ứng các điều kiện như: “1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; 2 Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác” Đây là một hành lang pháp lý quan trọng để các nhà
sản xuất, kinh doanh dựa vào đó để tự tạo lập nhãn hiệu phù hợp cho mình
Trang 27CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀO VÀ
VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU
Các nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng đối với nền thương mại của bất
kỳ quốc gia nào, do đó, nhãn hiệu cần thiết phải được bảo hộ bởi hệ thống pháp luật quốc gia Để được bảo hộ, các dấu hiệu phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của pháp luật, tương ứng là các điều kiện để dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu Theo cẩm nang Sở hữu trí tuệ của WIPO thì có hai loại điều kiện đưa ra đối với một dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu: thứ nhất là các điều kiện liên quan tới chức năng cơ bản của nhãn hiệu - phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp, nhà sản xuất khác nhau; thứ hai
là các điều kiện cần đáp ứng để tránh các hậu quả mà nhãn hiệu có thể gây ra như sự vi phạm trật tự công cộng, đạo đức xã hội, có các đặc tính gây hiểu lầm về sản phẩm đối với người tiêu dùng…
Trên cơ sở những quy định chung này, pháp luật ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ đưa ra những quy định tương ứng, phù hợp với điều kiện về kinh tế,
xã hội, trình độ khoa học công nghệ của quốc gia mình để xác định các điều kiện bảo hộ đối với dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu
2.1 Quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
2.1.1 Theo quy định cuả pháp luật Sở hữu trí tuệ Lào
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hiện nay được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ Lào năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) Điều 16 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2011 quy định điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo
hộ như sau: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 Nhãn hiệu có thể là một dấu hiệu hoặc nhiều dấu hiệu kết hợp với nhau mà có thể phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của này với công ty khác
Trang 28Dấu hiệu có thể bao gồm từ ngữ, bao gồm cả tên người, hình ảnh, chữ số, sự kết hợp hình dạng, hình ba chiều hoặc bao bì của hàng hóa và sự kết hợp của mầu sắc cũng như sự kết hợp của các dấu hiệu nào đó;
2 Nhãn hiệu mà không giống với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu chỉ đẫn địa lý đã được đăng ký trước đó đối với hàng hóa hoặc dịch vụ trùng nhau;
3 Nhãn hiệu mà không tương tự với nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng
ký trước đó hoặc nhãn hiệu nổi tiếng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ trùng nhau, tương tự hoặc liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu đó có thể gây nhầm lẫn đến xuất xứ hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc gây sự hiểu lầm rằng nhãn hiệu đó liên quan với nhau hoặc có liên quan với người khác;
4 Nhãn hiệu mà không vi phạm điều cấm quy định tại Điều 23 của luật này”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật SHTT Lào thì nhãn hiệu hàng hóa muốn được bảo hộ phải đáp ứng bốn điều kiện Cụ thể:
* Điều kiện thứ nhất, nhãn hiệu có thể là một dấu hiệu hoặc nhiều dấu hiệu kết hợp với nhau mà có thể phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Dấu hiệu có thể hiểu là những biểu hiện nhìn thấy và thể nhận thức được, nắm bắt được qua khả năng thị giác của con người Qua những một hoặc nhiều dấu hiệu mà người tiêu dùng qua quan sát nhìn ngắm để phát hiện
ra loại hàng hóa, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn sao cho phù hợp Theo quy định của pháp luật SHTT Lào thì các dấu hiệu này có thể bao gồm:chữ cái, từ ngữ, tên người, hình ảnh, chữ số, sự kết hợp hình dạng, hình
ba chiều hoặc bao bì của hàng hóa và sự kết hợp của mầu sắc cũng như sự kết hợp của các dấu hiệu nào đó…
- Dấu hiệu là chữ cái, chữ số.
Chữ cái ở đây là chữ cái được sử dụng phổ biến thế giới hoặc chữ cái
Trang 29được dùng thông dụng tại quốc gia Lào Đây là những dấu hiệu được sử dụng phổ biến để đăng ký nhãn hiệu, bởi sự dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và điều quan trọng là dấu hiệu thông dụng, quen thuộc không chỉ đối với người tiêu dùng
mà còn đối với các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.Tập hợp chữ cái, chữ số có thể ghép lại thành từ hoặc ngữ có nghĩa hoặc không có nghĩa được dùng làm nhãn hiệu Ví dụ:
- Dấu hiệu từ ngữ
Từ ngữ bao gồm tập hợp các chữ cái có thể ghép lại thành từ và ngữ có nghĩa hoàn chỉnh để nói lên ý nghĩa nhất định Thông thường, ở Lào có những cách đặt tên nhãn hiệu như sau:
Thứ nhất, là sử dụng từ tự tạo, đó là từ được kết hợp từ các ký tự thành
một từ mới phát âm được và không có trong từ điển Ví dụ:
Trang 30Thứ hai, sử dụng từ thông dụng, thường là những từ hiện dùng và thực
sự có ý nghĩa trong bất kỳ ngôn ngữ nào Ví dụ:
Thứ ba, sử dụng các từ ghép, các từ hiện dùng và âm tiết dễ nhận biết
Ví dụ:
Thứ tư, sử dụng các từ viết tắt là những từ thông thường được tạo thành
từ chữ cái đầu tiên của tên công ty, các từ viết tắt có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó… Ví dụ:
Dấu hiệu từ ngữ được dùng làm nhãn hiệu bao gồm tên công ty, tên địa danh, họ tên, khẩu hiệu hay các từ bất kỳ hoặc chuỗi từ bất kỳ do chủ nhãn hiệu tạo ra Tên gọi, tên công ty là một dấu hiệu có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu Đây chính là sự kết hợp của các chữ cái được ghép lại với nhau tạo thành từ có nghĩa hoàn chỉnh Tuy nhiên, tên gọi, tên công ty chỉ được sử
Trang 31dụng làm nhãn hiệu khi bản thân nó đạt được tính phân biệt giữa tên gọi này với tên gọi khác khi gắn liền với hàng hóa, dịch vụ cụ thể Ví dụ:
Ngoài ra tên địa danh, và tên người cũng được sử dụng nhiều làm nhãn hiệu Khi sử dụng dấu hiệu này làm nhãn hiệu thì khó phân biệt với việc bảo
vệ tên gọi xuất xứ hàng hóa hay chỉ dẫn địa lý vì nó chỉ đến những khu vực địa lý mà người tiêu dùng thường nghĩ đó là nơi xuất xứ gốc của sản phẩm Trong khi đó tên người thì rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng, bởi có nhiều người tên giống nhau Do đó, không phải chủ hàng hóa, dịch vụ nào sử dụng tên người để đăng ký nhãn hiệu cũng được chấp nhận
- Dấu hiệu hình vẽ
Hình vẽ được hiểu là tập hợp các đường nét, mảng màu theo những nguyên tắc hội họa nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình dạng một vật thể nào đó trong tự nhiên Đây là loại dấu hiệu bao gồm các hình vẽ trang trí, các đường nét, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa Các hình vẽ, biểu tượng có tính phân biệt đều có khả năng đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu, bản thân dấu hiệu phải được trình bày một cách đặc biệt, ấn tượng tạo ra sự phân biệt đối với người tiêu dùng Ví dụ:
Trang 32Dấu hiệu hình ảnh, hình ảnh ba chiều.
Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ Dấu hiệu hình ảnh là cả dấu hiệu hai chiều và ba chiều Dấu hiệu hình ảnh ba chiều là loại dấu hiệu hình khối có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu, dạng điển hình nhất của dấu hiệu này là hình dáng hàng hóa hoặc hình dáng bao bì Việc đăng ký nhãn hiệu là hình dáng hàng hóa hay bao bì sản phẩm rất bổ biến vì khả năng phân biệt đạt được cao
Dấu hiệu hình ảnh có tác dụng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua thị giác, các dấu hiệu hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh ba chiều có xu hướng được ưa chuộng vì chúng thường tạo ra được ấn tượng mạnh mẽ, có sức lôi cuốn và thu hút, dễ tác động và in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng
vì chúng có khả năng phân biệt rất cao như: Ngôi sao ba cảnh nổi nằm trong vòng tròn của xe Mercedes, ba hình thoi chụm vào của Mishubishi là hai nhãn hiệu hình ảnh nổi tiếng Những hình ảnh này đã thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình hết sức khái quát, tiếp cận khách hàng một cách nhanh và làm cho khách hàng liên tưởng đến uy tín doanh nghiệp
Dấu hiệu kết hợp là sự kết hợp của hai hay nhiều nhiều dấu hiệu, kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình, theo đó pháp luật bảo hộ cho đồng thời cả hai dấu hiệu Sự kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình tạo thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và có khả năng phân biệt như: nhãn hiệu Halida với biểu tượng con voi Các dấu hiệu trên có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
Bên cạnh đó, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu hình ảnh với logo Bởi đây là hai dấu hiệu rất giống nhau, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng Logo là yếu tố đồ họa của nhãn hiệu, góp phần rất quan trọng trong việc nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu, củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu Logo
Trang 33là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm, dịch vụ mà nó đại diện, vì thế logo thường được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu Điểm khác biệt hoàn toàn so với nhãn hiệu đó là logo mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó Với tính đa dạng của các yếu tố đồ họa, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết, hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết, nó chính là biểu tượng đặc trưng cho doanh nghiệp sở hữu logo.
Điều kiện thứ hai, nhãn hiệu mà không giống với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký trước đó
Theo quy định tại Điều 22 Hiệp định TRIPs thìchỉ dẫn địa lý được định
nghĩa là: “những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay địa phương của một nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý quyết định” Như vậy, dấu hiệu chỉ dẫn địa lý của quốc gia Lào
có thể hiểu đó là những chỉ dẫn liên quan đến hàng hóa bắt nguồn từ quốc gia Lào, hay một địa phương nào đó ở quốc gia Lào, đặc biệt hàng hóa đó phải có chất lượng, uy tín hoặc có đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý tại quốc gia Lào quyết định
Chỉ dẫn địa lý giúp người tiêu dùng xác định được chính xác khu vực địa lý, nơi mà ở đó một hoặc nhiều doanh nghiệp đóng trụ sở và các doanh nghiệp này sản xuất hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý đó và các sản phẩm của doanh nghiệp này có chất lượng đặc thù Chỉ dẫn địa lý có thể bao gồm các dấu hiệu từ ngữ hoặc dấu hiệu hình ảnh hoặc biểu tượng mô tả một khu vực địa lý nhất định
Việc quy định các chủ sở hữu khi đăng ký nhãn hiệu phải đăng ký không giống với nhãn hiệunhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký trước đó là một trong những điều kiện rất hợp lý trong quy định
về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu Bởi nếu những dấu hiệu bảo hộ mà trùng hoặc
Trang 34tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước đó thì sẽ làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn và việc đăng ký nhãn hiệu của những cá nhân hay
tổ chức trước đó sẽ bị xâm phạm quyền và lợi ích về việc đăng ký nhãn hiệu của họ Thông thường, mỗi cá nhân sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu thì sẽ có “độc quyền” hoặc có quyền tự định đoạt đối với nhãn hiệu đó, vì vậy nếu hành vi sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký mà không được chủ
sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký đồng ý thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật
Tại Khoản 2 Điều 108 Luật SHTT Lào quy định rất chi tiết các hành vi
bị coi là vi phạm đối với quyền về nhãn hiệu, theo đó bao gồm những hành vi như: sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó cho hàng hóa hoặc dịch vụ; sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch
về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hoặc dịch vụ; sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ; sử dụng dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa hoặc phiên âm từ các nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa hoặc dịch vụ Như vậy, theo quy định của điều luật trên và để thỏa mãn các điều kiện được bảo hộ cũng như để việc bảo hộ được đúng theo quy định của pháp luật thì nhãn hiệu phải không giống với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký trước đó thì nhãn hiệu mới được bảo hộ
Điều kiện thứ ba, là nhãn hiệu không tương tự với nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký trước đó hoặc nhãn hiệu nổi tiếng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ trùng nhau, tương tự nhau hoặc liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu đó có thể gây nhầm lẫn đến xuất xứ hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc gây sự hiểu lầm rằng nhãn hiệu đó liên quan với nhau hoặc có liên quan với người khác
Trang 35Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu cơ bản để phân biệt hàng hóa của những người sản xuất khác nhau Nhãn hiệu là phản ánh thông tin, giúp người tiêu dùng biết về người đã sản xuất ra sản phẩm hoặc người bán sản phẩm một cách chính xác Nếu nhãn hiệu khác mà bảo hộ tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó thì sẽ gây nhầm lẫn sản phẩm cho người tiêu dùng và ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp đang kinh doanh các loại hàng hóa, sản phẩm trên thị trường
Bên cạnh đó, nhãn hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến, nó là thành quả đầu tư lâu dài và là tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đồng thời nhãn hiệu nổi tiếng đôi khi còn tạo ra thương hiệu cho quốc gia, vùng miền, nhưng nếu các doanh nghiệp khác sử dụng các dấu hiệu khác làm nhãn hiệu có tính tương tự nhãn hiệu nổi tiếng thì điều đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu của quốc gia, vùng miền có nhãn hiệu nổi tiếng đó
Mặt khác, nếu nhãn hiệu muốn được bảo hộ mà trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc họ lợi dụng việc đăng ký để lợi dụng làm giảm uy tín nhãn hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp trước đó Điều này, gây bất lợi rất lớn cho chủ nhãn hiệu hàng hóa và chủ nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký sử bảo hộ Do vậy, để được bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó phải không tương tự với nhãn hiệu hàng hóa trước đó hoặc nhãn hiệu nổi tiếng đối với hàng hóa, để không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến lợi ích của người đã đăng ký bảo hộ
2.1.2 Theo quy định cuả pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Điều 72 Luật SHTT năm 2005 Việt Nam quy định: Nhãn hiệu được
bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau: “1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp
Trang 36các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; 2 Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.
Như vậy, theo quy định của điều luật trên, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng những điều kiện cụ thể sau: thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; thứ hai: Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác
Điều kiện thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được:
Khoản 2 Điều 15 tại mục 2 của Hiệp định TRIPs quy định: “Các thành viên có thể quy định rằng để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” Qua quy định trên của Hiệp định chúng ta có thể thấy, điều kiện của nhãn hiệu được bảo hộ là các “dấu hiệu phải nhìn thấy được”, quy
định này dường như rất linh hoạt, không cứng nhắc đối với tất các chủ sở hữu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bởi, bên cạnh việc các nước thành viên có thể quy định rằng để được đăng ký là nhãn hiệu thì các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được nhưng các nước thành viên vẫn có quyền quy định rằng
để được đăng ký là các dấu hiệu thì không cần thiết các dấu hiệu đó phải là dấu hiệu nhìn thấy được
Ở Việt Nam, nếu hiện nay quy định điều kiện bảo hộ nhãn hiệu đối với
những dấu hiệu “không nhìn thấy được” dường như vượt quá khả năng Bởi
Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển, các điều kiện về cơ
sở vật chất, khoa học- kỹ thuật chưa cho phép làm được điều đó Do vậy,
Khoản 1 Điều 72 Luật SHTT năm 2005 của Việt Nam quy định: “chỉ những dấu hiệu nhìn thấy được mới có thể đăng ký nhãn hiệu” Đây là sự vận dụng
rất linh hoạt các quy định của Hiệp định TRIPs vào pháp luật SHTT Việt
Trang 37Nam, sự vận dụng đó rất hợp lý với Việt Nam trong thời điểm hiện nay, bởi vừa phù hợp với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam và vừa phù hợp, không trái với các quy định của Hiệp định TRIPs mà Việt Nam là thành viên.
Dấu hiệu nhìn thấy được có thể hiểu đó là những dấu hiệu mà con người có thể nhận thức, nắm bắt được về những đặc điểm của chúng thông qua khả năng thị giác của con người Thông qua những dấu hiệu đó, người tiêu dùng có thể quan sát để phát hiện ra các loại hàng hóa, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu để có thể lựa chọn cho mình nhãn hiệu phù hợp Ở Việt Nam, những dấu hiệu liên quan đến đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu được quy định rất chi tiết tại Luật SHTT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT Cụ thể, tại điểm 39.2 của Thông tư số 01/2007/TT - BKHCN Thông
tư của Bộ khoa học và Công nghệ ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/ NĐ- CP ngày22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp thì dấu hiệu nhìn thấy được chúng được thể hiện dưới dạng các chữ cái, chữ số,
từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, bao gồm cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một số hoặc một màu sắc nhất định
Như vậy, theo pháp luật SHTT Việt Nam hiện nay thì chỉ những dấu hiệu rõ ràng, cụ thể, khách quan và lâu bền, có thể nhận biết được bằng thị giác thì mới được bảo hộ là nhãn hiệu Tuy nhiên, không phải tất cả những dấu hiệu nhìn thấy được đều được bảo hộ mà những dấu hiệu nhìn thấy được nhưng chỉ là một màu sắc đơn lẻ, không có sự kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không thể hiện dưới dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc dấu hiệu đó trái với trật tự công cộng hoặc trái đạo đức thì sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu
Điều kiện thứ hai, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác
Trang 38Khả năng phân biệt là một trong những tiêu chí rất cơ bản để chúng ta xem xét một dấu hiệu bất kỳ có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu trên thực tế hay không Và ở các quốc gia, hầu như đều quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu như là điều kiện quan trọng để bảo hộ nhãn hiệu với một dấu hiệu nào đó
Ở Việt Nam, việc đưa ra điều kiện nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác thì sẽ được bảo hộ nhãn hiệu được quy định từ rất sớm tại các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực SHTT Cụ thể, tại Nghị định số 63/1996/ NĐ -
CP ngày 24/10/1996 đã có quy định dấu hiệu không có tính phân biệt thì không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hóa Tuy nhiên, để xác định được tính phân biệt của nhãn hiệu không phải là dễ dàng, vì Hiệp định TRIPs hay các văn bản pháp luật của các quốc gia cũng không quy định cụ thể tính phân biệt của nhãn hiệu là thế nào, mà chỉ quy định mang tính chung Cụ
thể, tại Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định: “Bất cứ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu” hay tại Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng chỉ quy định: “Trong Hiệp định này, nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người khác…” Như vậy, pháp luật
các nước cũng không đưa ra khái niệm về khả năng phân biệt của nhãn hiệu,
mà chỉ quy định những trường hợp nào dấu hiệu không có khả năng phân biệt
và từ đó sẽ dùng phương pháp loại trừ, nếu thuộc một trong những trường hợp
đó thì sẽ không được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu
Tuy nhiên, theo nghĩa thông thường thì chúng ta có thể hiểu nhãn hiệu có khả năng phân biệt là nhãn hiệu có thể làm cho người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ với các loại hàng hóa, dịch vụ khác của một doanh nghiệp nào