1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều kiện và thủ tục kết hôn - So sánh pháp luật CHXHCN Việt Nam với pháp luật CHDCND Lào

79 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 381,07 KB

Nội dung

Vì vậy, các nhà lập pháp Việt Nam cũng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã xây dựng thành hệ thống các quy định về vấn đề kết hôn nói chung và điều kiện, đăng ký kết hôn nói riêng thành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN CỪ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn khoa học và các đồng nghiệp Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SAMLY YANGKONGCHI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong hai năm học cao học tại trường Đại học Luật Hà Nội, tác giả luận văn đã được học và sinh sống trong môi trường giáo dục tốt nhất Việt Nam Với lòng say mê học hỏi và yêu mến đất nước, con người Việt Nam, tác giả luận văn đã rất vinh dự được học tập ở trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giáo viên trường Đại học Luật Hà Nội và khoa sau Đại học trường Đại học Luật Hà Nội Đặc biệt là thầy TS Nguyễn Văn Cừ đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tác giả luận văn trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SAMLY YANGKONGCHI

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

5 Đảng NDCM Lào Đảng nhân dân cách mạng Lào

Trang 5

MỤC LỤC

S.tr

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

THEO PHÁP LUẬT LÀO

1.2 Vấn đề đăng ký kết hôn theo pháp luật Lào qua các thời kỳ 11

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN,

THỦ TỤC KẾT HÔN – SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VIỆT NAM HIỆN HÀNH2.1 Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Lào so sánh với Việt

Nam

15

2.1.1 Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Lào 15

2.1.2 Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam 262.2 Thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật Lào so sánh với Việt Nam 46

2.2.1 Thủ tục kết hôn theo quy định của Lào 46

2.2.2 Thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam 492.3 Xử lý vi phạm về điều kiện, thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật

Lào so với Việt Nam

52

2.3.1 Xử lý vi phạm về điều kiện, thủ tục kết hôn theo quy định của pháp

luật Lào

53

2.3.2 Xử lý vi phạm về điều kiện, thủ tục kết hôn theo quy định của pháp

luật Việt Nam

54

Trang 6

CHƯƠNG 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP

DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC KẾT HÔN TẠI LÀO

3.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện và thủ tục kết hôn những

năm qua tại Lào

58

3.2 Hoàn thiện các quy định về điều kiện, thủ tục kết hôn theo pháp luật

Lào

61

3.3 Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về điều kiện, thủ tục kết hôn

theo pháp luật Lào

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hôn nhân giữa nam và nữ là cơ sở để hình thành gia đình, “nhiều gia đình cộng lại thành xã hội Hạt nhân của xã hội là gia đình” (Chủ tịch Hồ Chí Minh) Vì vậy, các nhà lập pháp Việt Nam cũng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã xây dựng thành hệ thống các quy định về vấn đề kết hôn nói chung và điều kiện, đăng

ký kết hôn nói riêng thành một chế định quan trọng hàng đầu trong pháp luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014

đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khoá 13, kỳ họp lần thứ 7 thông qua vào ngày 19-6-2014, gồm 9 chương, 133 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2015, Luật Gia đình Lào năm 1990, sửa đổi, được bổ sung năm

2008 gồm 4 chương và 51 điều, bao gồm nhiều chế định, mỗi chế định có vị trí và vai trò khác nhau điều chỉnh các mối quan hệ HN&GĐ Trong đó chế định kết hôn

và các quy định về điều kiện và đăng ký kết hôn là cơ sở pháp lý của vấn đề kết hôn

ở cả Việt Nam và Lào hiện nay Mục đích của pháp luật quy định các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là nhằm bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của việc kết hôn, giữ gìn thuần phong mỹ tục, trật tự trong gia đình và xã hội, không để các giá trị truyền thống bị xâm phạm, bảo đảm sức khoẻ, nòi giống hai dân tộc

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Luật HN&GĐ Việt Nam 2014 và Luật Gia đình Lào năm 1990, sửa đổi, được bổ sung năm 2008 cho thấy, các vấn đề liên quan đến điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn chưa được chú trọng Bên cạnh những thành công thì pháp luật về hôn nhân và gia đình ở cả hai nước vẫn còn tồn tại những bất cập cần khắc phục Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại, vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn ngày càng trở nên phổ biến Đặc biệt trong những năm gần đây, tình trạng người đồng tính chung sống với nhau diễn ra công khai không phù hợp với truyền thống và thuần phong mỹ tục của dân tộc…

Trang 8

Với những lý do trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài: “Điều kiện và thủ tục

kết hôn – so sánh pháp luật CHXHCN Việt Nam với pháp luật CHDCND Lào” làm

đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình Việc so sánh pháp luật hai nước nói chung

và pháp luật về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn nói riêng là cần thiết Một mặt của điều đó khẳng định, ghi nhận những thành công, mặt khác nhận thức được và khắc phục những hạn chế, bất cập trong pháp luật của nhau Bởi không có một hệ thống pháp luật nào là hoàn chỉnh, vấn đề là cần biết điều chỉnh nó phù hợp với thực tế Việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn của nhau không chỉ là học những cái hay mà còn rút ra được kinh nghiệm từ thực tế của nước bạn, để từ đó làm bài học cho việc xây dựng chính sách và pháp luật về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn tại quốc gia mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về hôn nhân và gia đình mà trong đó điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn là một vấn đề quan trọng, vì vậy, hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn

và thủ tục kết hôn đã được quan tâm từ rất sớm Đã có khá nhiều công trình khoa học tại Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này như: Bùi Minh Hồng (2001), Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn thạc sỹ "Các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ; Khuất Thị Thu Hạnh (2009), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sỹ

“Chế định kết hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000”; Tuy nhiên chưa có công trình so sánh pháp luật của hai nước Việt Nam và Lào về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn của các nhà khoa học Lào và của Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi nhất định của một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả tập trung nghiên cứu các điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn trong khuôn khổ Luật HN&GĐ năm 2014 của Việt Nam, trong đó chủ yếu phân tích các quy định cụ thể tại Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Luật này và Luật Gia đình Lào năm 1990 sửa đổi

và bổ sung năm 2008 Đồng thời, luận văn nghiên cứu trong phạm vi quan hệ hôn

Trang 9

nhân giữa công dân Việt Nam với nhau và giữa công dân Lào với nhau không có yếu tố nước ngoài Cụ thể một số vấn đề sau:

- Điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn theo pháp luật của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn của Lào và của Việt Nam

- Trên cơ sở thành công và hạn chế của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn của Lào và Việt Nam, từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn của Lào

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để phân tích, đánh giá các vấn đề.Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp diễn dịch, so sánh để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:

- Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về chế định kết hôn, các điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn

- Phân tích nội dung các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014; Luật Gia đình Lào năm 1990 sửa đổi, bổ sung năm 2008 đồng thời nêu lên những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn

- Tìm hiểu thực trạng kết hôn và các hiện tượng vi phạm các điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn ở Lào và Việt Nam trong những năm gần đây

Trang 10

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình áp dụng các điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn theo Luật Gia đình Lào năm 1990 sửa đổi ,bổ sung năm 2008 Trên cơ sở những thành công và hạn chế của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2014 và hoàn thiện pháp luật Lào về vấn đề này.

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là :

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về kết hôn và đăng ký kết hôn ở Việt Nam

và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Phân tích và so sánh các quy định hiện hành của Việt Nam và Lào về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn; Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về điều kiện, thủ tục kết hôn ở Lào

6 Những đóng góp của luận văn

Luận văn đã xây dựng khái niệm cơ bản về kết hôn và đăng ký kết hôn, sơ lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật về vấn đề kết hôn và thủ tụcđăng

ký kết hôn theo pháp luật Lào qua các thời kỳ.Trên cơ sở trình bày, phân tích, luận văn đã nghiên cứu so sánh một cách toàn diện quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn ở Lào và Việt Nam.Luận văn kiến nghị các giải pháp cụ thể, thiết thực để hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn của Lào

7 Kết cấu luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về kết hôn và đăng ký kết hôn theo pháp luật Lào

Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Lào về điều kiện, thủ tục kết hôn – so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam

Trang 11

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về điều kiện, thủ tục kết hôn tại Lào.

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT

HÔN THEO PHÁP LUẬT LÀO

1.1 KHÁI NIỆM KẾT HÔN, ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng.Quan hệ vợ chồng được hình thành từ khi việc kết hôn của hai bên nam nữ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận Mối quan hệ này tồn tại và phát triển theo quy luật của tự nhiên với mục đích đảm bảo sự sinh tồn, phát triển của xã hội loài người Từ khi xã hội loài người xuất hiện, chưa có bất kỳ một quy tắc, quy định pháp luật nào nhưng con người vẫn chung sống với nhau, sinh con đẻ cái và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác Vì vậy, quyền kết hôn là quyền tự nhiên của con người.Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử, với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xã hội và sự hình thành của Nhà nước, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội Do đó, kết hôn không còn là một quyền tự do mang tính bản năng của con người mà trở thành quan hệ xã hội mang lợi ích của giai cấp thống trị Pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây quy định việc kết hôn của nam và nữ phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc họ hàng thân thích Thậm chí nếu việc kết hôn mà không

có mối lái phải chịu phạt tiền để giữ lễ (Đại Việt Sử ký toàn thư kỷ nhà Hậu Lê phần 2), hôn nhân không đơn thuần là sự kết hợp giữa đôi bên mà hôn nhân còn là

sự giao lưu giữa các dòng họ, kèm theo đó là những mục đích về kinh tế, chính trị nhất định Chính vì vậy sự quyết định của cha mẹ là yếu tố bắt buộc trong quan hệ hôn nhân Do đó, nam nữ thời kỳ này kết hôn với nhau chủ yếu không xuất phát từ tình yêu và sự tự nguyện mà phụ thuộc vào lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế của gia đình, dòng họ mong muốn.Pháp luật của Nhà nước Việt Nam hiện nay quy định việc kết hôn của nam nữ phải dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động

Trang 13

Trong hệ thống pháp luật trước năm 1945 của Việt Nam chưa có văn bản nào

đề cập đến khái niệm kết hôn, ngay cả Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 cũng chưa xây dựng khái niệm này, mà được giải thích trong phần giải nghĩa một số danh từ của Luật HN&GĐ năm 1986 như sau: Kết hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật Việc kết hôn phải tuân theo cảc điều 5, 6, 7 và 8 của Luật HN&GĐ Đến Luật HN&GĐ năm 2000 khái niệm này chính thức được định nghĩa tại khoản 2 Điều 8: "Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Luật HN&GĐ năm 2014 tại khoản 5 Điều 3 quy định: “Kết hôn là việc nam

và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”

Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định vấn đề “một vợ một chồng” thành một nguyên tắc cơ bản khi kết hôn; thì dưới ảnh hưởng của đạo Hồi, một số quốc gia thừa nhận chế độ đa thê như các nước ở khu vực Trung Đông, Trung Á và một số nước ở khu vực Đông Nam Á Cụ thể, Iran là nước cho phép được lấy tối đa bốn vợ Những quy định khác nhau về kết hôn ở các quốc gia xuất phát từ đặc điểm phát triển ở mỗi xã hội khác nhau, ảnh hưởng của phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử khác khau, nên vấn đề kết hôn cũng có những quy định mang nét đặc thù riêng biệt của từng nhà nước ở mỗi quốc gia đó

Nếu như quan niệm Việt Nam coi chuyện tiếp xúc giữa trai gái như “lửa với rơm” thì người Lào lại quan niệm vấn đề nam nữ như “cát với nước” và theo lẽ tự nhiên, cát với nước thu hút nhau qua tiếp xúc, giao tế Trai, gái Lào làm quen, tìm hiểu nhau dễ dàng, cởi mở Người Lào rất quý con và bình đẳng giữa con gái với con trai Bởi vậy,con gái Lào từ mười sáu tuổi trở lên được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự các buổi lễ hội, hội chợ… Tình yêu đôi lứa tự nhiên nảy nở từ sự giao thiệp cởi mở, song vẫn được giữ trong khuôn khổ lễ giáo Từ xưa đến nay trong việc hôn nhân của người Lào, khi cha mẹ đôi bên đã quyết định bàn chuyện kết duyên cho con cái họ thì đôi nam nữ đã yêu nhau hoặc tối thiểu đã quen biết nhau rõ ràng Bởi vậy trong hôn nhân của người Lào, hiếm có cảnh lần đầu vợ

Trang 14

biết mặt chồng trong ngày cưới Điều đặc biệt là theo tập tục cưới xin ở Lào còn có tục khửn- xu (cho nợ lễ cưới), vợ chồng nghèo có thể về ở với nhau, sau khi làm ăn khá giả sẽ tổ chức lễ cưới theo phong tục của bản mường [6,tr.56] Pháp luật Lào không có định nghĩa về kết hôn mà chỉ có khái niệm thiết lập hôn nhân Theo đó, Luật Gia đình Lào năm 1990, sửa đổi và bổ sung năm 2008 quy định thiết lập hôn nhân là sự đồng thuận tự do, tình yêu và bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ (Điều

3, Luật Gia đình Lào) Dựa trên sự đề xuất của chú rể đối với cha mẹ chú rể và người thân lớn tuổi của chú rể và sự đồng ý của cha mẹ người phụ nữ và người thân lớn tuổi của người phụ nữ đó theo phong tục truyền thống (Điều 6, Luật Gia đình Lào) Các mối quan hệ hôn nhân phát sinh kể từ ngày kết hôn được đăng ký (Điều

12, Luật Gia đình Lào).Tuy không được quy định cụ thể nhưng ta có thể thấy kết

hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng dựa trên sự đồng thuận, tự do và tình yêu theo phong tục truyền thống của Lào.

Qua các phân tích nêu trên, theo tác giả có thể nêu ra khái niệm kết hôn như sau: Kết hôn là một sự kiện pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn Kết hôn phải đảm bảo các điều kiện về nội dung cũng như điều kiện về hình thức Dựa vào những quy định trên hai bên nam nữ kết hôn phải thể hiện và đảm bảo hai yếu tố:

Thứ nhất: Kết hôn phải thể hiện ý chí của hai bên nam nữ là mong muốn kết hôn với nhau, xác lập quan hệ vợ chồng Sự thể hiện ý chí của nam, nữ phải hoàn toàn tự nguyện không bị cưỡng ép, bị lừa dối

Thứ hai: Kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận Muốn được Nhà nước thừa nhận các bên phải xác lập quan hệ hôn nhân thông qua hình thức đăng ký và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn theo luật định

Có thể thấy rằng, thông qua Nhà nước và bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác động vào quan hệ HN&GĐ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp lý phù họp với ý chí, nguyện vọng của giai cấp đó Tính chất của vấn đề kết

Trang 15

một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp, ở xã hội nào thì tương ứng là chế độ hôn nhân phù hợp.

1.1.2 Khái niệm đăng ký kết hôn

Nếu như về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân.Thì dưới góc độ pháp lý, nghi thức được thừa nhận chính là nghi thức đăng kỷ kết hôn.Đăng ký kết hôn có thể coi là điều kiện về hình thức để cuộc hôn nhân có giá trị pháp lí, để trở thành vợ chồng thì phải đi đăng ký kết hôn và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn.Ngược lại, có Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở pháp

lý để xác định hai người là vợ chồng

Trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cụ thể giải thích thuật ngữ “đăng ký kết hôn” Tại

Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 chỉ quy định: “Việc kết hôn

phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật về hộ tịch Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn”.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Viện Khoa học pháp lí giải

thích “đăng ký kết hôn là hoạt động hành chính nhà nước, là thủ tục pháp lí cần

thiết làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam và nữ Để được đăng ký kết hôn, nam nữ phải khai làm tờ khai đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn Trên cơ sở đó, cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đăng ký kết hôn cho nam nữ, ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ Kể từ ngày đăng ký kết hôn, các bên nam nữ phát sinh quan hệ

vợ chồng trước pháp luật Nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”.

Về cơ bản thì đăng ký kết hôn ở Lào cũng giống Việt Nam, nghĩa là một cặp

vợ chồng muốn kết hôn với nhau phải làm đơn bằng văn bản nộp cho cán bộ đăng

Trang 16

ký tại văn phòng đăng ký gia đình tại nơi mà cặp vợ chồng cư trúhoặc của một bên hoặc tại nơi cư trú của các bậc cha mẹ của các cặp vợ chồng hoặc của cả hai bên (Điều 11 Luật Gia Đình Lào, Điều 12 Luật Đăng ký gia đình Lào) Tuy nhiên khi nhân viên đăng ký gia đình (xem xét trong thời hạn không quá 30 ngày) nhận thấy

đủ điều kiện cần thiết cấp giấy đăng ký kết hôn sẽ phải triệu tập trong sự hiện diện

có mặt trưởng thôn hoặc trưởng làng nơi người vợ hoặc người chồng cư trú làm chứng (Điều 12, Luật Đăng ký gia đình).Như vậy, dựa vào những căn cứ trên, đăng

ký kết hôn được hiểu là một trong những thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch tiến hành theo các trình tự và nghi thức được quy định trong pháp luật.Đăng ký kết hôn là nghi thức kết hôn duy nhất làm phát sinh quan hệ hôn nhân.Muốn trở thành vợ chồng, nam nữ phải xin đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn.Chỉ khi nào cơ quan đăng ký kết hôn đăng ký việc kết hôn cho họ, ghi vào sổ kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng Trên nguyên tắc đó, nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ, chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng

1.1.3 Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn

Việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với mỗi cá nhân mà quan trọng đối với cả xã hội

Trước hết, thông qua việc đăng ký kết hôn, Nhà nước công nhận và bảo hộ quan hệ hôn nhân của đôi nam nữ Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở pháp lí ghi nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa vợ và chồng, là căn cứ để bảo vệ các quyền

và lợi ích hợp pháp của các bên vợ chồng Qua thủ tục đăng ký kết hôn, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát quan hệ hôn nhân theo đúng pháp luật, ngăn chặn việc kết hôn trái pháp luật, bảo đảm được quyền tự do kết hôn của các bên nam nữ cũng như việc kiểm soát việc đăng ký và quản lí hộ tịch, đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trang 17

Ngoài ra, thông qua thủ tục đăng ký kết hôn, Nhà nước thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hôn nhân và gia đình cho các bên, giúp các bên hiếu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong cuộc sống hôn nhân Mặt khác, xét về mặt xã hội việc đăng ký kết hôn còn có ý nghĩa như một cam kết để vợ chồng cùng có trách nhiệm xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc và chung tay nuôi dạy con cái.Như vậy, đăng ký kết hôn có ý nghĩa không chỉ đối với mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống gia đình và xã hội.

1.2 VẤN ĐỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO PHÁP LUẬT LÀO QUA CÁC THỜI KỲ

Vấn đề đăng ký kết hôn là một phần quan trọng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình cũng như pháp luật về hộ tịch.Chính vì vậy, vấn đề này đã được cụ thể hoá khá sớm trong các quy định pháp luật Lào trước đây.Trải qua cùng với bao năm thăng trầm của lịch sử đất nước, pháp luật Lào về vấn đề này cũng dần được hình thành, phát triển và hoàn thiện

1.2.1 Vấn đề đăng ký kết hôn theo pháp luật Lào trong thời kỳ Vương quốc Lan Xang cổ

Lan Xang là vương quốc cổ của tổ tiên người Lào xưa chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, Việt Nam và Thái Lan và đặc biệt chịu ảnh hưởng từ văn hoá Việt Nam của nước Việt Cổ thế kỷ XIII và văn hoá Xiêm thế kỷ XV-XVII Xã hội thời kì này mang nặng những tư tưởng hà khắc, lạc hậu tồn tại từ nhiều thế kỉ trước đó Do vậy pháp luật thời kì này cũng ảnh hưởng rất nhiều từ hoàn cảnh xã hội nên đặc biệt chú trọng đến những lễ nghi tôn giáo, những tôn ti trật tự trong xã hội Pháp luật thời kỳ này chủ yếu là những văn bản ghi chép lại lời nói của “Bàn Nhà” (người đứng đầu vương quốc) và thoả thuận của hội đồng trưởng làng do đó còn được gọi là Luật Bàn Nhà [6,tr.67] Cho đến ngày nay những văn bản này không còn tồn tại nữa, nhưng những di chỉ khảo cổ được tìm thấy ở Luangphabang, Xiêng Khoảng cho thấy pháp luật thời kỳ này chưa đề cập đến các việc dân sự (sinh, tử, kết hôn) cũng không có việc khai báo giá thú và ghi vào sổ đăng ký gia

Trang 18

đình để giá thú có giá trị pháp lý như hiện nay Thời kỳ này, chỉ mới bắt đầu xuất hiện việc lập sổ gia phả của bản mường, nghĩa là chỉ ghi chép sự tăng lên hay giảm xuống của các thành viên trong bản mường Đây có thể xem là những dấu hiệu xuất hiện ban đầu có liên quan đến hộ tịch Việc kết hôn chủ yếu diễn ra trong bản mường, đôi khi cũng có trường hợp ngoại lệ trai gái bản mường này kết hôn với một trai gái ở bản mường khác Nam nữ muốn kết hôn chỉ cần trình báo với trưởng bản, trưởng mường và việc kết hôn được thực hiện theo nghi thức và nghi lễ kết hôn theo luật định Trong đó, nghi thức cưới hỏi là thủ tục bắt buộc Cưới hỏi đúng cách được coi là hợp pháp Lâu dài cách thức này đã trở thành phong tục tập quán được mọi người tự nguyện tôn trọng

1.2.2 Vấn đề đăng ký kết hôn theo pháp luật Lào trong thời kỳ Pháp thuộcThế kỷ XV-XVIII, Lào đã bị sáp nhập vào Xiêm, tuy nhiên, trong cuộc thám hiểm của Auguste Pavie, người Pháp đã quan tâm đến việc kiểm soát Mê Kông Khi

đó, người Pháp đã đô hộ Việt Nam và muốn chiếm cứ tất cả các chư hầu của nhà Nguyễn, bao gồm cả các vùng lãnh thổ còn lại của Lan Xang Điều này đã khiến Pháp tiến hành ngoại giao pháo hạm và những vụ đụng độ biên giới với tên gọi Chiến tranh Pháp-Xiêm vào năm 1893, khiến Xiêm buộc phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết nước Lào ngày nay và chia nước Lào thành hai sắc tộc là Lào Nùm (Lào vùng thấp) và Lào Thâng (Lào vùng cao)[6,tr.15]

Để phục vụ cho chính sách bóc lột của giai cấp thống trị và chiến tranh của thực dân Pháp, đầu những năm 90 của thế kỷ XIX, Bộ Dân Luật Lanxang được soạn thảo quy định bắt các bản làng ở các vùng Lào Nùm lập sổ sinh tử, giá thú Để giá thú có giá trị pháp lí, trong thời hạn sau khi đã thực hiện theo nghi lễ, tục lệ thì phải đến khai với viên sĩ quan trông coi sổ sinh tử và sổ giá thú Những quy định này không áp dụng cho các vùng dân tộc Lào Thâng.Tại Điều 40 Bộ dân luật Lanxang quy định về người dân có nghĩa vụ phải đi khai giá thú Đây là điều kiện

để giá thú có hiệu lực: “khi nào sự giá thú đã chiếu tục lệ mà làm rồi, thì chậm nhất

là trong hạn 15 hôm phải đến khai với sĩ quan giá thú để đăng ký vào sổ giá thú

Trang 19

Khai giá thú phải do cả hai vợ chồng đi với cha mẹ mình và ba người chứng… Đối với trường hợp không khai giá thú thì việc giá thú bị coi là vô hiệu.

Như vậy, có thể nói những quy định trên trong thời kỳ này đã bắt đầu thể hiện sự coi trọng về vấn đề đăng ký kết hôn của nhà làm luật Tuy nhiên, việc khai giá thú cũng như việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong thời kì này không xuất phát

từ mục đích nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhân dân mà để để phục vụ mục đích cai trị của giai cấp thống trị là bắt lính và đi phu

1.2.3 Vấn đề đăng ký kết hôn theo pháp luật Lào thời kỳ từ năm 1975 đến nay

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Pathet Lào với sự hỗ trợ của Việt Nam đã giải phóng toàn bộ nước Lào khỏi tay chính phủ phản động cách mạng Ngày 2 tháng 12 năm 1975, nhà vua Lào buộc phải thoái vị và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thành lập.Sau năm 1975, trước bối cảnh đất nước hoàn toàn độc lập Điều này đòi hỏi Lào phải có hệ thống pháp luật để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trên cả nước, ngày 19 tháng 4 năm 1976 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 03/CP ngày 19/4/1976 của Hội đồng chính phủ về vấn đề hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật cho nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, trong đó có việc xây dựng một đạo luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Trong thời gian chưa có Luật điều chỉnh thì việc kết hôn, đăng ký kết hôn … sẽ tạm thời áp dụng Bộ Dân Luật Lanxang có từ thế kỷ XIX

Năm 1979, Nhà nước Lào ban hành Nghị định số 04/1979/NĐ-Ttg ngày 20 tháng 3 năm 1979 hướng dẫn áp dụng Bộ Dân luật Lanxang về kết hôn và đăng ký gia đình giữa công dân Lào với nhau.Năm 1988, Nhà nước Lào ban hành Nghị định

số 11/1988/NĐ-Ttg ngày 15 tháng 4 năm 1988 về hướng dẫn các điều kiện kết hôn

và đăng ký gia đình giữa công dân Lào và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Lào

Trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật của Lào còn mang nặng tình hình thức, chưa có tác dụng điều chỉnh nhiều quan hệ trong hôn nhân và gia đình Điều

Trang 20

này xuất phát từ tính khả thi của luật, mặt khác xuất phát từ việc chưa có bộ luật điều chỉnh chung về vấn đề này, quan hệ hôn nhân và kết hôn vẫn diễn ra theo phong tục truyền thống của bản làng do đó mặc dù việc xây dựng Luật Gia đình Lào

đã được manh nha từ năm 1976 cho đến năm 1988 vẫn chưa được xây dựng xong

Nhìn chung, trong giai đoạn này, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Lào mới bắt đầu được hình thành, xây dựng Trước nhu cầu phát triển kinh tế, hội nhập thế giới, năm 1990, Lào ban hành Luật Gia đình số 07/90/SPA của Hội đồng nhân dân tối cao ngày 18 tháng 12 năm 1990 thông qua thay thế Bộ Dân luật Lanxang Tiếp đó năm 2008, Lào sửa đổi, bổ sung Luật Gia đình mới

Việc xây dựng đạo Luật Gia đình về hôn nhân và gia đình là một điều tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu trong nước Cho đến nay Luật Gia đình này vẫn có hiệu lực và tiếp tục được Quốc hội của Lào xem xét sửa đổi, bổ sung

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC KẾT HÔN – SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.1 ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LÀO

SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Kết hôn là sự kết hợp về mặt pháp luật và tự nhiên của hai bên nam nữ Sự kết hợp về mặt tự nhiên được hiểu là: tình yêu đôi lứa, sự đồng cảm về cuộc sống của hai bên đến độ chín muồi Sự kết hợp về mặt pháp luật có nghĩa là: Pháp luật đặt ra các điều kiện nhất định để sự kết hợp hôn nhân này có giá trị, và làm cơ

sở để giải quyết các phát sinh trong mối quan hệ đó Do đó, trong HN&GĐ không thể thiếu một trong hai yếu tố trên để đảm bảo sự bền vững

2.1.1 Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Lào

Luật Gia Đình Lào 1990 sửa đổi bổ sung năm 2008, quy định các điều kiện

kết hôn tại Điều 9: “Nam nữ lấy nhau thành vợ chồng phải tuân theo các điều kiện

sau:

1 Tuổi kết hôn phải từ 18 tuổi trở lên;

2 Có sự yêu thương nhau, đồng ý lấy nhau trên cơ sở đồng thuận của cả hai bên không bị ép buộc từ bất cứ phía nào hoặc cá nhân;

3 Người độc thân, góa vợ, góa chồng phải có tài liệu chứng nhận;

Điều 8, Nghị định số 198/2000/NĐ-CP 2000 về hướng dẫn Luật Đăng ký gia đình Lào quy định “Đàn ông và phụ nữ có quyền kết hôn tại mười tám tuổi Trong trường hợp đặc biệt và cần thiết, giới hạn này có thể được hạ xuống đến dưới mười

Trang 22

tám tuổi, nhưng không dưới mười lăm tuổi.Việc kết hôn phải được dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên không bị ép buộc từ bất cứ phía nào hoặc cá nhân”.

Việc kết hôn bị cấm khi: “Việc kết hôn không được tiến hành nếu thuộc các

trường hợp sau:

1 Người điên, người bị bệnh lây nhiễm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hay sức khỏe của vợ chồng và con cái; Hôn nhân giữa các cá nhân trong tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc thể chất thiếu hụt mà có thể trở thành một mối đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của vợ, chồng hoặc con cái của họ;

2 Người cùng họ hàng thân thiết như: bố, mẹ, cụ ông, cụ bà, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, con, cháu, chút, chit, chú, cậu, cô, dì.

Giữa bố, mẹ nuôi với con nuôi; giữa con riêng của vợ với bố dượng; con riêng của chồng với mẹ kế; giữa con rể với mẹ vợ, giữa con dâu với bố chồng.

Con riêng của vợ, con riêng của chồng có thể kết hôn với nhau trong trường hợp bố mẹ đã ly hôn” (Điều 10, Luật Gia đình Lào 1990 sửa đổi và bổ sung năm

2008)

Công dân Lào khi kết hôn cũng phải đáp ứng điều kiện đăng ký kết hôn:

“Một cặp vợ chồng có ý định kết hôn phải nộp văn bản yêu cầu các sĩ quan đăng ký gia đình Việc nghiên cứu và làm giấy đăng ký kết hôn: Đôi trai gái muốn kết hôn với nhau phải làm đơn hẳn hoi, sau đó đưa cho công an hộ khẩu – người có quyền hạn, trách nhiệm làm giấy phép kết hôn của huyện, thành phố trực thuộc tỉnh nơi một trong hai bên nam nữ cư trú Người có quyền hạn, trách nhiệm làm giấy phép kết hôn cho đôi nam nữ trong vòng không quá 01 tháng kể từ ngày nhận được giấy

tờ hợp lệ của các bên đương sự.Nếu thấy rằng đôi trai gái ấy có đủ điều kiện trong việc cưới xin Người có thẩm quyền phải cho triệu tập đôi trai gái ấy đến đăng ký kết hôn và có người thứ ba làm chứng”.(Điều 11, Luật Gia đình Lào năm 1990 sửa đổi bổ sung năm 2008)

Trang 23

Như vậy, pháp luật Lào hiện nay đã ghi nhận rõ ràng các điều kiện cần để hôn nhân của hai bên nam nữ có giá trị pháp lý Nghiên cứu cụ thể về các quy định

đó như sau:

2.1.1.1 Tuổi kết hôn:

Theo quy định của pháp luật Gia đình Lào nam, nữ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn.Tuy nhiênđộ tuổi kết hôn rất linh động “trong trường hợp cần thiết có thể hạ thấp dưới 18 tuổi nhưng không được dưới 15 tuổi” Vấn đề độ tuổi được các nhà làm luật của Lào quy định ngay tại Điều 9 của Luật Gia Đình Lào 1990 sửa đổi,

bổ sung năm 2008 thể hiện sự quan tâm và tầm quan trọng của độ tuổi trong quan

hệ hôn nhân Hầu hết tại các quốc gia trên thế giới đều có quy định độ tuổi tối thiểu

để kết hôn Độ tuổi này tại các nước khác nhìn chung đều quy định thấp hơn pháp luật Lào BLDS Cộng hòa Pháp thời kỳ đầu quy định: “Nam chưa đủ mười tám tuổi tròn, nữ chưa đủ mười lăm tuổi tròn không thể kết hôn’ (Điều 144) Tuy nhiên từ năm 2006 Cộng hòa Pháp đã quy định tuổi kết hôn của cả nam và nữ là đủ 18 tuổi ; Điều 10 Bộ luật Gia đình Hunggari quy định nam 18 tuổi, nữ 16 tuổi tròn mới được kết hôn Quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu không quy định độ tuổi tối đa trong vấn

đề kết hôn đảm bảo được quyền tự do kết hôn của công dân, không ai bị giới hạn độ tuổi khi quyết định việc hôn nhân

Quy định độ tuổi như hiện nay theo quy định của pháp luật Lào hiện hành đặt ra vấn đề: Cơ sở nào để quy định như trên? Theo nghiên cứu qua thực tiễn và phong tục, tập quán của dân tộc Lào nhà làm luật dựa trên những cơ sở sau:

* Cơ sở khoa học:

Các nhà khoa học Lào dựa trên phương diện phát triển về tâm sinh lý: Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là duy trì nòi giống Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: nam từ 16 tuổi, nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản, và “sự tuỳ nghi kết hôn khi con trai, con gái Lào đến tuổi trưởng thành” để nói đến vấn đề này [1,tr.7] Hiện nay, do sự phát triển của khoa học, ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khí hậu… độ tuổi này có thể thấp hơn Tuy nhiên,

Trang 24

để đảm bảo đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, sức khỏe của cả người bố và người mẹ được bảo đảm, thì độ tuổi sinh đẻ ở nam phải từ 18 tuổi trở lên và nữ từ 17 tuổi trở lên Theo quy luật sức khoẻ sinh sản làm mẹ an toàn, phụ nữ sinh con trước 18 tuổi

và sau 34 tuổi thường gặp nguy cơ cao trong quá trình thai nghén, sinh nở như: sảy thai, đẻ non, băng huyết, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén Phụ nữ từ 24 đến 29 tuổi có sức khoẻ sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện

Xét trên phương diện phát triển tâm lý, khi nam nữ đạt đến độ tuổi trưởng thành, cơ bản sẽ đạt được sự chín chắn trong suy nghĩ, nghiêm túc trong hành động, đảm bảo đưa ra quyết định đúng đắn trong việc kết hôn Dựa trên kinh nghiệm của Việt Nam và tình hình cụ thể tại Lào thì độ tuổi trưởng thành (đủ 18 tuổi) là độ tuổi

đã được nghiên cứu, tối thiểu đảm bảo sự phát triển đầy đủ về trí tuệ và thể chất Khi đạt được độ tuổi tối thiểu này, hai bên nam nữ có thể tự mình lựa chọn, quyết định việc kết hôn và ở độ tuổi này, hai bên nam nữ đã phần nhiều tự tạo lập được cuộc sống bản thân, không bị phụ thuộc vào gia đình Yếu tố này là cần thiết để đảm bảo cho hai bên nam nữ sau khi kết hôn xây dựng được một cuộc sống ổn định,

no ấm, bền vững

* Cơ sở thực tiễn:

Các cuộc khảo sát và nghiên cứu thống kê về tuổi kết hôn ở các vùng miền núi và dân tộc ít người của Lào thì nữ từ 15 tuổi đến 17 tuổi và nam từ 13 đến 18 tuổi kết hôn chiếm 65% [14,tr.25] Điều này đặt ra vấn đề: độ tuổi tối thiểu để kết hôn cần xem xét về nhiều mặt, đặc biệt cần tính đến tập quán của các dân tộc, vùng miền

Luật Gia đình Lào cũng có nhiều quan điểm tranh cãi về độ tuổi, xét về mặt thực tiễn việc hạ thấp độ tuổi kết hôn xuống 15 tuổi phù hợp với việc kết hôn của Lào giữa các vùng miền với thành thị là phù hợp với thực tiễn của Lào Sự tuỳ nghi trong kết hôn của Lào “trong trường hợp đặc biệt và cần thiết” có thể cho thấy sự phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội Lào là quốc gia đang ngày càng phát

Trang 25

pháp theo hướng bền vững, đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội của Lào Dân chủ thịnh vượng tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về hôn nhân và gia đình, trên

cơ sở đó, đảm bảo giá trị truyền thống và những nét đặc thù của pháp luật Lào dân chủ đồng thời đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật về hôn nhân và gia đình của Lào với pháp luật của các nước trên thế giới Trong giải trình của Hội đồng nhân dân tối cao Lào năm 1990 cho rằng: “…trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Lào đã có những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, góp phần nâng cao thể chất và trí tuệ của người Lào, vì vậy, việc quy định tuổi kết hôn từ 15 tuổi đến 18 tuổi như hiện nay là phù hợp” Nhưng ngược lại, pháp luật Lào không

có văn bản nào quy định trong trường hợp nào là đặc biệt, và thế nào là sự cần thiết

sẽ dẫn đến việc khó khăn trong việc áp dụng luật trên thực tế [10,tr.87] Do đó việc xem xét trường hợp nào là đặc biệt và cần thiết sẽ do sĩ quan đăng ký gia đình giải thích theo Điều 11, Luật Gia đình Lào như hiện nay là sự hạn chế cần được xem xét

để bổ sung

Có thể thấy, việc xác định chính xác độ tuổi kết hôn có ý nghĩa trong việc xác định hôn nhân trái pháp luật; đồng thời là cơ sở để xử huỷ việc kết hôn trái pháp luật Như vậy, độ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật Lào hiện hành căn cứ dựa trên cơ sở sự phát triển tâm sinh lý và thực tiễn của kinh tế – xã hội, phong tục tập quán khác nhau của người Lào Quy định độ tuổi kết hôn hiện nay thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Lào đối với sức khoẻ của nam và nữ, bảo đảm cho nam, nữ có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, đảm bảo cho con cái sinh ra được khoẻ mạnh về cả thể chất và trí tuệ

2.1.1.2 Đồng thuận tự nguyện kết hôn

Theo từ điển tiếng Lào và từ điển tiếng Việt thì “Đồng thuận” là sự bằng lòng, đồng tình về những vấn đề thường quan trọng Như vậy, đồng thuận kết hôn là quyền của nam, nữ.Đồng thuận kết hôn là không có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối

để kết hôn, đồng thời phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên Sự tự nguyện này xuất phát từ tình yêu thương từ cả hai phía, mong muốn trở thành vợ chồng, cùng

Trang 26

nhau xây dựng gia đình.Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc hôn nhân bền vững.Việc đánh giá yếu tố tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vụ về hủy hôn nhân trái pháp luật.

Để đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn đồng thuận, những người muốn kết hôn phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn nộp tờ khai kết hôn.“Một cặp vợ chồng có ý định kết hôn phải nộp văn bản yêu cầu các sĩ quan đăng ký gia đình Việc nghiên cứu và làm giấy đăng ký kết hôn: Đôi trai gái muốn kết hôn với nhau phải làm đơn hẳn hoi, sau đó đưa cho công an hộ khẩu – người có quyền hạn, trách nhiệm làm giấy phép kết hôn của huyện, thành phố trực thuộc tỉnh nơi một trong hai bên nam nữ cư trú Theo đó, hai bên nam nữ sẽ trả lời trực tiếp trước cán bộ phụ trách việc đăng ký kết hôn và đại diện cơ quan đăng ký kết hôn rằng họ đồng thuận kết hôn với nhau Đây cũng là một hình thức thể hiện sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề kết hôn.Chính vì quy định này mà pháp luật không cho phép cử người đại diện trong việc đăng ký kết hôn, không cho phép một trong hai người được vắng mặt tại lễ đăng ký kết hôn.Nếu thấy rằng đôi trai gái ấy có đủ điều kiện trong việc cưới xin Người có thẩm quyền phải cho triệu tập đôi trai gái ấy đến đăng ký kết hôn và có người thứ ba làm chứng”.(Điều 11, Luật Gia đình Lào 1990 sửa đổi, bổ sung năm 2008)

Sự đồng thuận kết hôn theo quy định của pháp luật Lào hiện hành phải đầy

đủ 3 yếu tố: 1 Yêu thương nhau; 2 Đồng ý sẽ chung sống với nhau; 3 Không bị ép buộc

Pháp luật quy định việc kết hôn phải có sự đồng thuận của hai bên nam, nữ nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn Do đó, đối với Người điên, người bị bệnh lây nhiễm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hay sức khỏe của vợ chồng và con cái; Hôn nhân giữa các cá nhân trong tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc thể chất thiếu hụt mà có thể trở thành một mối đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của vợ, chồng hoặc con cái của họ thì pháp luật cấm họ kết hôn Sự đồng thuận kết hôn của các bên nam, nữ xuất phát từ tình yêu chân chính giữa họ Đồng

Trang 27

thời, sự tự nguyện đó nhằm xây dựng gia đình và cùng nhau chung sống lâu dài Vì vậy nếu nam, nữ kết hôn nhưng không nhằm xây dựng gia đình và mong muốn chung sống lâu dài thì dù họ có tự nguyện Nhà nước cũng không công nhận quan hệ hôn nhân đó là hợp pháp

2.1.1.3 Nam, nữ kết hôn phải có giấy chứng nhận độc thân, hoặc đang goá

vợ, goá chồng

Điều 4, Luật Gia đình Lào năm 1990 sửa đổi bổ sung năm 2008 quy định:

“Hôn nhân được quản lý bởi hệ thống của một vợ một chồng” Theo quy định này, hiện nay ở Lào có hai quan điểm tranh cãi đó là:Một mặt, pháp luật Lào không quy định cấm người đang có vợ, đang có chồng không được kết hôn với người đang có chồng hoặc có vợ Việc một người có gia đình kết hôn với người đang có vợ/ chồng hoặc có người mới chỉ được xem là một trong những nguyên nhân ly hôn ở Lào

theo quy định tại Điều 20, nguyên nhân của ly hôn: “Người chồng hoặc vợ có thể

yêu cầu xin ly hôn dựa trên bất kỳ lý do sau đây: Ngoại tình; Sử dụng bạo lực hoặc những lời lăng mạ thô tục với nhau hoặc với cha mẹ hoặc người thân, hoặc hành vi chứng minh thái độ nghiêm túc không phù hợp để chung sống như uống rượu hay

cờ bạc thường xuyên; Từ bỏ gia đình mà không thông báo cho họ hay mà không gửi tin tức hoặc hàng hoá cho gia đình trong hơn ba năm; người chồng đang có vợ xuất gia hay vợ đang có chồng xuất gia; người nam hoặc người nữ đang có gia đình kết hôn gian dối với người nam và người nữ đang có gia đình” (theo tiếng Lào được hiểu theo hai nghĩa là đi tu hoặc xuất gia, ở đây tác giả dịch nghĩa xuất gia cho tương thích với ngôn ngữ Việt Nam) Do đó việc không quy định cấm kết hôn với

người đang có vợ có chồng là một hạn chế của Luật Gia đình Lào Bởi vì, nó sẽ làm rạn nứt mối quan hệ gia đình, sự bền vững của hôn nhân của xã hội Lào Không phản ánh hết được chế độ hôn nhân một vợ, một chồng tiến bộ trong pháp luật của Lào Một mặt khác pháp luật Lào đề cao nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng Nam, nữ muốn kết hôn phải có giấy chứng nhận độc thân, goá vợ, goá chồng làm

cơ sở để cơ quan đăng ký gia đình Lào cho phép đăng ký kết hôn Trong những năm qua, ở Lào tình trạng người có vợ, có chồng chung sống với người đang có vợ, có

Trang 28

chồng làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình, gây bất ổn định cho xã hội và xâm hại đến quan hệ một vợ một chồng được pháp luật bảo vệ… Giấy chứng nhận độc thân, goá

vợ, goá chồng không được quy định cụ thể sẽ do cơ quan nào phụ trách, cơ quan nào đảm bảo là giấy chứng nhận độc thân, goá vợ, goá chồng sẽ không bị can thiệp làm giả Do đó, rõ ràng nội dung của Điều 10 về điều kiện kết hôn ở Lào có sự mâu thuẫn cần được sửa đổi theo hướng cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng

2.1.1.4 Nam, nữ kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn:

a Nam, nữ kết hôn trong tình trạng sức khoẻ và thể chất khoẻ mạnh:

Luật Gia đình Lào năm 1990 sửa đổi và bổ sung năm 2008 không quy định trực tiếp đối với trường hợp mất năng lực hành vi dân sự là một trong những điều kiện kết hôn giống như Việt Nam mà thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật Lào Điều 32, Luật Dân sự Lào năm 2004 quy định: “… người mất năng lực hành vi dân sự là người trong tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc thể chất thiếu hụt không thể tự mình sinh hoạt và làm việc giống như người bình thường hoặc người bị một quyết định của toà án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người bị một quyết định của toà án tuyên là mất tích, hoặc người bị một quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận là đã chết…”

Tòa án ra quyết định tuyên bố người bị điên, bị bênh lây nhiễm, sức khoẻ và thể chất dựa trên kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền Pháp luật Lào quy định cấm những người đó kết hôn bởi vì:

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật của Lào, người kết hôn trong trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Gia đình Lào năm 2008 sẽ làm phát sinh các quyền

và nghĩa vụ giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ - con, sau khi kết hôn họ phải thực hiện trách nhiệm đối với gia đình và xã hội Do đó, những người bị mắc các bệnh tâm thần, người bị điên hoặc các bệnh khác không làm chủ được hành vi của mình thì không thể nhận thức và thực hiện được các nghĩa vụ, trách nhiệm làm vợ, làm

Trang 29

kết hôn là phải có sự đồng thuận của các bên nam nữ Những người bị mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác khiến không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nên không thể thể hiện được ý chí đúng đắn trong việc kết hôn, qua đó không thể đánh giá được sự đồng thuận của họ.

Thứ hai, dựa trên cơ sở khoa học, Người bị điên hay tâm thần, là loại bệnh

có tính di truyền hoặc rối loạn tâm thần do bị kích động hoặc tổn thương tâm lý từ các tác động xã hội Bệnh tâm thần cần phân biệt hai loại: rối loạn tâm thần do tổn thương thực thể của não và tâm thần phân liệt Rối loạn tâm thần do tổn thương thực thể của não là do chấn thương sọ não, u não, nhiễm khuẩn, đột quỵ não, chấn thương tâm lý Đây là các trường hợp bị bệnh do ảnh hưởng từ hậu sản, di chứng của tai nạn , có thể chữa khỏi hoặc không chữa khỏi Loại này không có yếu tố di truyền.Tâm thần phân liệt là một loại loạn thần nặng Bệnh có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác về cảm xúc dẫn đến những rối loạn

cơ bản về nhân cách theo kiểu phân liệt, làm mất tính hài hoà Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm thần học, thì bệnh tâm thần phân liệt là tác động tương

hỗ giữa các yếu tố môi trường và yếu tố gia đình.Các yếu tố môi trường không thuận lợi sẽ thúc đẩy các yếu tố di truyền tiềm ẩn làm cho bệnh bùng phát Các nghiên cứu cho thấy, nếu bố hoặc mẹ bị tâm thần phân liệt thì 16,4% con cái của họ mắc bệnh này; nếu cả bố và mẹ đều bị tâm thần phân liệt thì 68,1% con cái bị bệnh; các anh, các chị, em ruột của bệnh nhân tâm thần phân liệt có nguy cơ mắc bệnh là 14,3% [25], Người bị mắc các bênh lây nhiễm khi kết hôn sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người con làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội

Thứ ba, khoản 4, Điều 32 BLDS Lào năm 2004 quy định “Người giám hộ của người bị cho là mất năng lực hành vi dân sự của cơ quan có thẩm quyền sẽ thay mặt người bị cơ quan có thẩm quyền xác nhận là mất năng lực hành vi dân sự trong mọi giao dịch dân sự”; còn quyền kết hôn và ly hôn là quyền nhân thân, gắn với mỗi người Do đó, khi kết hôn, người mất năng lực hành vi dân sự không thể cử đại diện theo pháp luật, còn riêng bản thân họ không đủ nhận thức để thực hiện quyền trên

Trang 30

b.Cấm kết hôn giữa những người cùng họ hàng thân thiết; giữa bố, mẹ nuôi

với con nuôi; giữa con riêng của vợ với bố dượng; con riêng của chồng với mẹ kế; giữa con rể với mẹ vợ, giữa con dâu với bố chồng.

Luật Gia đình Lào năm 1990 về các trường hợp cấm kết hôn có quy định:

“Người cùng họ hàng thân thiết như: bố, mẹ, cụ ông, cụ bà, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, con, cháu, chút, chít, chú, cậu, cô, dì.

Giữa bố, mẹ nuôi với con nuôi; giữa con riêng của vợ với bố dượng; con riêng của chồng với mẹ kế; giữa con rể với mẹ vợ, giữa con dâu với bố chồng.

Con riêng của vợ, con riêng của chồng có thể kết hôn với nhau trong trường hợp bố mẹ đã ly hôn” (Điều 10, Luật Gia đình Lào 1990 sửa đổi và bổ sung năm

2008)

Việc giải thích như thế nào là Những người cùng họ hàng thân thiết được giải thích trong pháp luật Lào cấm anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; bác ruột, chú ruột, cậu ruột kết hôn hôn với cháu gái; cấm cô ruột, dì ruột kết hôn với cháu trai; cấm anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì kết hôn với nhau Pháp luật Lào có quy định cấm những người này lấy nhau, bởi vì:

Thứ nhất, về mặt khoa học: Việc cấm những người này kết hôn với nhau là

để đảm báo thế hệ tiếp theo khỏe mạnh, duy trì nòi giống không mang bệnh tật bẩm sinh Có thể có rất nhiều người mang trong mình những gen của mầm bệnh di truyền những không thể hiện ra, đó là những người mang bệnh di truyền tính ẩn, nếu như họ lấy người có cùng huyết thống, người mang họ hàng mang gen bệnh di truyền thì con cái của họ sẽ thể hiện rõ những bệnh di truyền mang tính ẩn của bố

mẹ Như vậy thì cơ hội bệnh di truyền sẽ bị tăng rất cao, nếu họ lấy người không cùng huyết thống cơ hội để cùng mang gen bệnh di truyền rất hiếm, vậy thì con cái

họ cũng sẽ hiếm bị mắc bệnh di truyền

Thứ hai, về mặt đạo đức xã hội, truyền thống, phong tục thì từ xưa, cả Lào đã

Trang 31

việc kết hôn như thế sẽ phá vỡ tôn ti trật tự trong họ hàng, cách xưng hô, những chuẩn mực đạo đức bị xâm phạm, suy đồi

Bên cạnh đó, quy định cấm kết hôn đối với những người có quan hệ trên còn nhằm làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình và phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc Nếu những người này kết hôn với nhau sẽ phá vỡ tôn ti trật tự trong họ hàng, cách xưng hô; những chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục bị xâm phạm

Pháp luật Lào quy định mở rộng không cấm kết hôn giữa con nuôi với con

đẻ là một điểm mới so với pháp luật Việt Nam nhưng phải tuân thủ điều kiện là bố

mẹ đã ly hôn.Cách quy định như hiện nay hơi phức tạp và khó hiểu về mặt câu chữ

Do đó, khi sửa đổi các nhà làm luật của Lào nên tham khảo quy định này của Việt Nam

Theo đánh giá của tác giả thì quy định hiện nay của pháp luật Lào mặc dù các mối quan hệ bị cấm kết hôn nêu trên là đầy đủ nhưng vì mang tính liệt kê, nên khái quát chưa cao, pháp luật vẫn còn khoảng trống.Hiện nay vấn đề đồng tính có

xu hướng muốn kết hôn và chung sống cùng nhau ngày càng phổ biến trên thế giới Việc kết hôn có quan hệ phát sinh của người đồng tính không được quy định trong pháp luật Lào nhưng ngay từ Điều 1 của Luật Gia đình Lào năm 1990 đã quy định:

“Luật gia đình Lào nhằm mục đích … bảo tồn và phát triển phong tục và truyền thống tốt đẹp” Trong lịch sử lập pháp của nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chưa bao giờ ghi nhận hôn nhân giới tính có quan hệ phát sinh đồng tính là nam với nhau hoặc là nữ với nhau Trong Lời nói đầu Luật Hình sự Lào năm 1999 quy định: “mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội, cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

và công dân Lào, mọi quan hệ xã hội xâm hại đến phong tục và truyền thống tốt đẹp của Lào bị cấm và bị xử lý hình sự” Hiến pháp Lào năm 2010 cũng quy định:

“công dân Lào không bị coi là có tội khi chưa có quyết định có hiệu lực của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền Công dân Lào sống và tuân thủ theo pháp luật được tự

do định đoạt công việc, tự do lựa chọn tình yêu và hôn nhân và được bảo hộ bởi nhà

Trang 32

nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” Nghĩa là công dân Lào được tự do trong hôn nhân, làm những việc mà pháp luật không cấm Nhà nước Lào không quy định hôn nhân đồng tình nghĩa là người đồng tính có thể kết hôn và nghĩa là họ-những người kết hôn đồng tính không làm trái với Hiến pháp Lào Nhưng nếu hôn nhân đồng tính là quan hệ xã hội xâm hại đến phong tục truyền thống tốt đẹp của Lào như Luật Hình sự Lào quy định thì nó sẽ bị cấm và thực tế những xâm hại như vậy

ở Lào sẽ bị xử lý rất nặng Tuy nhiên việc hôn nhân đồng tính có xâm hại đến phong tục và truyền thống tốt đẹp của Lào hay không thì không được quy định ở văn bản pháp luật nào của Lào Vấn đề hôn nhân đồng tính trong xã hội Lào hiện nay không nổi lên thành vấn đề nhức nhối, do đó các nhà làm luật Lào cho rằng chưa cần thiết phải ghi nhận và điều chỉnh Nhưng rõ ràng là trên thế giới đang tồn tại kết hôn đồng tính và khi xã hội Lào ngày càng phát triển đến độ cần sẽ làm phát sinh quan hệ hôn nhân đồng tính thì trong tương lai pháp luật Lào cần phải có những quy định về vấn đề này và những đề cập đến hôn nhân đồng tính phân tích sau đây của Việt Nam sẽ là bài học kinh nghiệm cho các nhà làm luật của Lào

2.1.2 Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định các điều kiện kết hôn tại Điều 8 như sau :

“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Trang 33

Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp khoản 2 Điều 5 quy địnhcấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu

về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,

mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;”….

Ngoài ra, nam, nữ kết hôn buộc phải đáp ứng điều kiện về hình thức tại Điều 9:

“1 Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2 Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn”.

Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay đã ghi nhận rõ ràng các điều kiện cần

và đủ để hôn nhân của hai bên nam nữ có giá trị pháp lý Nghiên cứu cụ thể về các quy định đó như sau:

2.1.2.1 Tuổi kết hôn

Trang 34

Tại điểm a, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Nam từ đủ

20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;Vấn đề độ tuổi được các nhà làm luật của Việt Nam quy định ngay tại Điều 8, Luật HN&GĐ Việt Nam thể hiện sự quan tâm

và tầm quan trọng của độ tuổi trong quan hệ hôn nhân Hầu hết tại các quốc gia trên thế giới đều có quy định độ tuổi tối thiểu để kết hôn Độ tuổi này tại các nước khác nhìn chung đều quy định thấp hơn pháp luật Việt Nam BLDS Cộng hòa Pháp thời

kỳ đầu quy định: “Nam chưa đủ mười tám tuổi tròn, nữ chưa đủ mười lăm tuổi tròn không thể kết hôn’ (Điều 144) Tuy nhiên từ năm 2006 Cộng hòa Pháp đã quy định tuổi kết hôn của cả nam và nữ là đủ 18 tuổi ; Điều 10 Bộ luật Gia đình Hunggari quy định nam 18, nữ 16 tuổi tròn mới được kết hôn Quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu không quy định độ tuổi tối đa trong vấn đề kết hôn đảm bảo được quyền tự do kết hôn của công dân, không ai bị giới hạn độ tuổi khi quyết định việc hôn nhân.Quy định độ tuổi như hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đặt ra vấn đề: Cơ sở nào để quy định như trên? Theo nghiên cứu qua thực tiễn

và phong tục, tập quán của người Việt Nam, và của dân tộc Lào nhà làm luật dựa trên những cơ sở sau:

a về cơ sở khoa học:

Xét trên phương diện phát triển về sinh lý: Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là duy trì nòi giống Nghiên cứu khoa học chỉ ra ràng: nam từ 16 tuổi, nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản, dân gian Việt Nam cũng có câu

“nữ thập tam (13), nam thập lục (16)” để nói đến vấn đề này Hiện nay, do sự phát triển của khoa học, ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khí hậu… độ tuổi này có thể thấp hơn Tuy nhiên, để đảm bảo đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, sức khỏe của cả người bố và người mẹ được bảo đảm, thì độ tuổi sinh đẻ ở nam phải từ 18 tuổi trở lên và nữ từ 17 tuổi trở lên Những đứa con của những cặp nam, nữ sinh con trước tuổi kết hôn hay mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, sức đề kháng yếu… bản thân sức khoẻ của người mẹ cũng không được đảm bảo, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, phụ khoa … Theo quy luật sức khoẻ sinh sản làm mẹ an toàn,

Trang 35

phụ nữ sinh con trước 18 tuổi và sau 34 tuổi thường gặp nguy cơ cao trong quá trình thai nghén, sinh nở như: sảy thai, đẻ non, băng huyết, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén Phụ nữ từ 24 đến 29 tuổi có sức khoẻ sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng ở thời kỳ tốt nhất

Xét trên phương diện phát triển tâm lý, khi nam nữ đạt đến độ tuổi trưởng thành, cơ bản sẽ đạt được sự chín chắn trong suy nghĩ, nghiêm túc trong hành động, đảm bảo đưa ra quyết định đúng đắn trong việc kết hôn Sử dụng cụm từ “cơ bản sẽ đạt được” bởi vì không phải ai cũng có sự phát triển đồng đều về tâm, sinh lý, trí tuệ Tuy nhiên, độ tuổi trưởng thành (đủ 18 tuổi) là độ tuổi đã được nghiên cứu, tối thiểu đảm bảo sự phát triển tương đối đầy đủ về trí tuệ và thể chất Khi đạt được độ tuổi tối thiểu này, hai bên nam nữ có thể tự mình lựa chọn và quyết định việc kết hôn Đồng thời, ở độ tuổi này, hai bên nam nữ đã phần nhiều tự tạo lập được cuộc sống bản thân, không bị phụ thuộc vào gia đình Yếu tố này là cần thiết để đảm bảo cho hai bên nam nữ sau khi kết hôn xây dựng được một cuộc sống ổn định, no ấm, bền vững

b về cơ sở thực tiễn:

Các cuộc khảo sát và nghiên cứu thống kê về tuổi kết hôn ở Việt Nam cho thấy, ở nông thôn và miền núi còn nhiều trường hợp kết hôn dưới tuổi luật định Theo kết quả thống kê về điều tra dân số và nhà ở cho thấy, đến năm 2009 cảnước

có khoảng 2% nam thanh niên và 8,5% số nữ thanh niên trong độ tuổi từ15 đến 19

đã từng kết hôn Ở tỉnh Lai Châu, một tỉnh miền núi khu vực phía Bắc nước ta có khoảng 1/3 số nam và nữ kết hôn trong độ tuổi từ 15 đến 19 và 21% số nam và nữ tuổi từ 15 đến 19 đã từng kết hôn [27,tr.5 ] Điều này đặt ra vấn đề: độ tuổi tối thiểu

để kết hôn cần xem xét về nhiều mặt, đặc biệt cần tính đến tập quán của các dân tộc, vùng miền

Khi xây dựng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, có nhiều quan điểm khác nhau về quy định độ tuổi: có quan điểm cho rằng nên hạ thấp tuổi cho phép kết hôn

để phù hợp với thực tế trong nước và hòa nhập với pháp luật quốc tế; có quan điểm

Trang 36

khác cho rẳng nên quy định độ tuổi kết hôn đối với nam và nữ là như nhau (đều từ

18 tuổi trở lên được phép kết hôn) Tuy nhiên, các quan điểm nêu trên đều không được chấp nhận Bởi vì Luật HN&GĐ năm 1959 và 1986 và 2000 đều quy định nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 1959 có hiệu lực ngày 13 tháng 01 năm 1960 cho đến Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành, quy định về độ tuổi kết hôn đã được thi hành hơn 50 năm và được thực hiện như một tập quán Mặt khác, quy định độ tuổi kết hôn tối thiếu cần xem xét các điều kiện địa lý, đặc điểm về trình độ dân cư Đồng thời cần quan tâm đến phong tục, tập quán tốt dẹp của các địa phương Do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 kế thừa Luật HN&GĐ năm 1959 và 1986, 2000 quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ.Việc tính độ tuổi kết hôn theo điểm a, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 đã thống nhất được cách tính tuổi còn hạn chế của Luật HN&GĐ năm

2000 Vì nếu áp dụng cách tính tuổi như Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ trước đây thì sẽ tạo sự tranh cãi: một là, tính theo tuổi tròn (tức là phải đủ 12 tháng mới tính là một tuổi và phải căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh được ghi trong giấy tờ hộ tịch để tính, hai là tính theo ngày đầy năm dương lịch và có sự mâu thuẫn với các Luật khác Cụ thể, Điều 20 BLDS năm

2005 quy định nữ chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên Người phụ nữ lấy chồng khi bước sang tuổi 18(17 tuổi cộng 1 ngày) được xem là một chủ thể của quan hệ HN&GĐ Tuy nhiên theo BLDS thì người này vẫn chưa là người thành niên, cho nên khi họ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự (trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày) phải được sự đồng ý của cha mẹ (là người đại diện theo pháp luật theo Điều 22 BLDS) Ngoài ra, quy định này còn mâu thuẫn với BLTTDS năm 2004 Khi người vợ chưa đủ tuổi thành niên họ không có năng lực hành vi TTDS khi tham gia quan hệ TTDS (Theo Điều 57 BLTTDS) Mặc dù đến Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc phục được vấn đề này, tuy nhiên, việc hiểu thế nào là từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 18 tuổi trở lên vẫn chưa có văn bản hướng dẫn Theo tác giả “từ đủ” ở đây được hiểu theo tuổi tròn là đủ 12 tháng dương lịch và phải căn cứ vào ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy tờ hộ tịch

Trang 37

để tính Ví dụ: Chị Trần Thị A sinh ngày 11/11/1997, đến ngày 11/11/2015 chị tròn

18 tuổi Lúc này chị A có quyền kết hôn theo Luật quy định

Cũng giống với quy định về độ tuổi của pháp luật Lào, ta có thể thấy, việc xác định chính xác độ tuổi kết hôn có ý nghĩa trong việc xác định hôn nhân trái pháp luật; đồng thời là cơ sở để xử huỷ việc kết hôn trái pháp luật Như vậy, độ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành căn cứ dựa trên cơ sở sự phát triển tâm sinh lý và thực tiễn của kinh tế – xã hội, phong tục tập quán khác nhau của người Việt Nam Quy định độ tuổi kết hôn hiện nay thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với sức khoẻ của nam và nữ, bảo đảm cho nam, nữ có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, đảm bảo cho con cái sinh

ra được khoẻ mạnh về cả thể chất và trí tuệ

ý chí giữa các bên Quyết định này không bị ảnh hưởng bởi ý chí của một người thứ

ba, vì một lợi ích về kinh tế, vật chất, tinh thần của ai khác Sự tự nguyện này xuất phát từ tình yêu thương từ cả hai phía, mong muốn trở thành vợ chồng, cùng nhau xây dựng gia đình Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc hôn nhân bền vững Việc đánh giá yếu tố tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vụ về hủy hôn nhân trái pháp luật

Để đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, những người muốn kết hôn

phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn nộp tờ khai kết hôn "Khi đăng ký kết

hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai

Trang 38

bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn Hai bên nam,

nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng”(khoản 3 Điều 18, Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 27 tháng 12

năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch) Theo đó, hai bên nam nữ sẽ trả lời trực tiếp trước cán bộ phụ trách việc đăng ký kết hôn và đại diện cơ quan đăng ký kết hôn rằng họ tự nguyện kết hôn với nhau Đây cũng là một hình thức thể hiện sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề kết hôn Chính vì quy định này mà pháp luật không cho phép cử người đại diện trong việc đăng ký kết hôn, không cho phép một trong hai người được vắng mặt tại lễ đăng ký kết hôn Pháp luật đã quy định chặt chẽ các thủ tục liên quan đến đăng ký kết hôn, đảm bảo việc kết hôn tự nguyện và phù hợp với nguyên tắc“Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,

vợ chồng bình đẳng” được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật HN&GĐ 2014

Sự tự nguyện trong kết hôn hay đồng thuận kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hànhphải đầy đủ 3 yếu tố: 1 Không bị ép buộc; 2 Không bị bên kia lừa dối; 3 Không bị cưỡng ép

- Ép buộc: có thể là bị ép buộc bằng vũ lực, bị ép buộc về tinh thần, về vật chất đối với bên kia Ép buộc kết hôn là hành vi sử dụng vũ lực hoặc không sử dụng vũ lực uy hiếp về vật chất và tinh thần của một người buộc người đó phải kết hôn Đối tượng ép buộc có thể là người thứ ba, có thể là một bên nam, nữ kết hôn Trường hợp này đặt ra tình huống: vì sự tôn kính, hiếu thảo với cha, mẹ mà kết hôn với người mình không có ý định kết hôn có bị xem là bị ép buộc và thiếu sự tự nguyện không? Theo quan điểm cá nhân, trường hợp này không bị xem là “bị ép buộc” và “thiếu tự nguyện” Vì dù nghe theo lời khuyên của cha, mẹ thì con vẫn có quyền tự quyết định Tuy nhiên, nếu cha, mẹ dùng tính mạng của mình mà uy hiếp,

Trang 39

- Lừa dối: Lừa dối là trường hợp một bên hoặc người thứ ba đã có hành vi cố

ý nói sai sự thật về một người nhằm làm cho bên kia hiểu sai mà kết hôn Nếu sự lừa dối mang tính chất nghiêm trọng thì mới mang tính chất thiếu tự nguyện Ngược lại, những lừa dối (nói sai tuổi tác, nghề nghiệp ) dẫn đến người kia nhầm tưởng

mà kết hôn thì chỉ bị xem là nhầm lẫn Đối với trường hợp này, nếu vì lý do nhầm lẫn đó mà nảy sinh mẫu thuẫn yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án chỉ xử ly hôn theo thủ tục ly hôn chứ không xử hủy kết hôn trái pháp luật

- Cưỡng ép: là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn… trái với ý muốn của họ;đây là yếu tố thể hiện rõ nhất việc vi phạm nguyên tắc tự nguyện kết hôn Sự cưỡng ép có thể vì yếu tố vật chất (trả nợ cho gia đình, trả nợ cho bản thân, trả nợ tình nghĩa ), cưỡng ép về tinh thần,

Ngoài ra, sự tự nguyện kết hôn của các bên phải nhằm đạt tới mục đích chung sống lâu dài, và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận Khi đó, sự

tự nguyện kết hôn mới đạt được ý nghĩa của nó

Ví dụ: A (quốc tịch nước ngoài) và B (quốc tịch Việt Nam) kết hôn với nhau

B không yêu A nhưng vì muốn có quốc tịch nước ngoài nên đã đồng ý kết hôn, rồi sau đó sẽ xin ly hôn khi đã đạt được mục đích của mình Trường hợp này, mặc dù

cả hai bên là tự nguyện không bị ai ép buộc, cưỡng ép, nhưng nó không nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng, thì vẫn bị xem là “kết hôn giả tạo”

Thực tế, những trường hợp được cho là vi phạm sự tự nguyện kết hôn nêu trên, thì vấn đề phát hiện và xử lý là khó khăn Do đó, hầu hết các vụ việc vi phạm đều bị phát hiện và xử lý sau khi có đơn yêu cầu hủy kết hôn của người trong cuộc, vấn đề giải quyết hậu quả của việc vi phạm này cũng được quy định rõ tại Điều 11, Điều 12 Luật này

Pháp luật quy định việc kết hôn phải có sự tự nguyện của hai bên nam, nữ nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn Do đó, đối với những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không có khả năng

Ngày đăng: 25/03/2018, 17:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Yoo Lang Sa (2007), Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật Gia đình ở Lào.2. Tài liệu Tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật Gia đình ở Lào
Tác giả: Yoo Lang Sa
Năm: 2007
20. Nguyễn Văn Cừ (2013), “Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Tòa án nhân dân (04.) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Tác giả: Nguyễn Văn Cừ
Năm: 2013
21. Nguyễn Hồng Hải (2002), “Một vài ý kiến về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn nhân”, Tạp chí Luật học (03), tr. 9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài ý kiến về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn nhân
Tác giả: Nguyễn Hồng Hải
Năm: 2002
25. Thu Hằng và Phương Liên (2013), “Những ảnh hưởng tiêu cực từ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, http://hcdc.org.vn/chi-tiet/105-1176/Huong-toi-xoa-bo-nan-tao-hon,-hon-nhan-can-huyet-thong-.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ảnh hưởng tiêu cực từ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tác giả: Thu Hằng và Phương Liên
Năm: 2013
28. Nguyễn Minh Hiện, “Bệnh tâm thần có di truyền không?”, Báo điện tử y khoa.net, http://www.ykhoa.net/yhocphongchong/benhiemgap/01 0063. htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tâm thần có di truyền không
26. Nguyễn Hưng (2013), http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat-chu-nhiem-uy- Link
16. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết sổ 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 Khác
17. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết sổ 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 Khác
18. C.Mác và Ph.Ăngghen (1980), C.Mác và PkẨngghen tuyển tập, tập 6 Khác
19. Đinh Thị Mai Phương (chủ biên), Bộ tư pháp, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, NXB Chính trị quốc gia, 2004 Khác
22. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 Khác
23. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thụât ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1999 Khác
24. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nắng, Hà Nội, 2000.3. Một số trang web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w