T TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN NAM BÌNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN DUY HƯNG QUẬN CẦU GIẤY - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ TH
Trang 1T TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN NAM BÌNH
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN DUY HƯNG QUẬN CẦU GIẤY - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN NAM BÌNH
KHÓA 2014 - 2016
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN DUY HƯNG QUẬN CẦU GIẤY - HÀ NỘI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
PGS.TS.KTS Phạm Trọng Thuật là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao
và giàu kinh nghiệm, đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả Khoa Sau ĐH - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc sỹ
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu được những kiến thức quý báu chuyên ngành Quản lý đô thị trong thời gian học tập tại Trường
Phòng Quản lý đô thị - UBND Quận Cầu Giấy - Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình
Gia đình, cùng bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè Đặc biệt mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, góp phần cải thiện công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Nam Bình
Header Page 4 of 120.
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ Danh mục các bảng biểu và sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU ……… 1
Lý do chọn đề tài ………1
Mục đích nghiên cứu ……… 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… 2
Phương pháp nghiên cứu ……… 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ……… 4
Kết quả đạt được ……… 4
Các khái niệm ……….4
Cấu trúc luận văn ……… 7
PHẦN NỘI DUNG ……… 8
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN DUY HƯNG - Q CẦU GIẤY - HÀ NỘI ………8
1.1 Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường trên thế giới và Việt Nam ………8
1.2 Công tác quy hoạch trên địa bàn Quận Cầu Giấy - Hà Nội ……… 10
1.3 Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng - Q Cầu Giấy - Hà Nội ………11
1.3.1 Vị trí địa lý ………11
Trang 61.3.2 Hiện trạng công tác sử dụng đất trên tuyến đường Trần Duy Hưng - Q Cầu
Giấy - Hà Nội ……… 14
1.3.3 Hiện trạng về kiến trúc cảnh quan trên tuyến đường Trần Duy Hưng - Q Cầu Giấy - Hà Nội ……… 17
1.4 Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng - Q Cầu Giấy - Hà Nội ……….38
1.4.1 Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ………38
1.4.2 Thực trạng bộ máy quản lý ……….40
1.5 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng - Q Cầu Giấy - Hà Nội ……… 43
1.6 Những vấn đề cần nghiên cứu ……… 44
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN DUY HƯNG - Q CẦU GIẤY - HÀ NỘI ………46
2.1 Cơ sở lý thuyết ………46
2.1.1 Xu hướng về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên thế giới ……… 46
2.1.2 Các lý thuyết về kiến trúc cảnh quan ……….46
2.1.3 Quản lý quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồng ………50
2.2 Cơ sở pháp lý ……… 52
2.2.1 Các văn bản Pháp lý có liên quan ……… 52
2.2.2 Các đồ án quy hoạch có liên quan ……….55
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng – Q Cầu Giấy – Hà Nội ……….55
2.3.1 Yếu tố Điều kiện tự nhiên ……… 55
2.3.2 Yếu tố Kinh tế - Văn hóa - Xã hội ……… 56
2.3.3 Yếu tố Hạ tầng kỹ thuật ……… 56
2.3.4 Đội ngũ quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ………57
2.3.5 Vai trò của cộng đồng ……… 58
Header Page 6 of 120.
Trang 72.4 Bài học kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Trần Duy Hưng – Q Cầu Giấy – Hà Nội ……… 59
2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới ……… 59
2.4.2 Kinh nghiệm trong nước ………61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN DUY HƯNG - Q CẦU GIẤY - HÀ NỘI …65 3.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý ……….65
3.1.1 Quan điểm ……….65
3.1.2 Mục tiêu ……….65
3.1.3 Nguyên tắc quản lý ……… 66
3.2 Giải pháp chung về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng - Q Cầu Giấy - Hà Nội ………66
3.2.1 Xây dựng tiêu chí quản lý ……… 66
3.2.2 Phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường ………….67
3.2.3 Giải pháp đối với công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ……….68
3.2.4 Giải pháp đối với công tác quản lý kiến trúc cảnh quan ……… 71
3.2.5 Giải pháp đối với công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật, tiện ích đô thị và cảnh quan môi trường ……… 79
3.2.6 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý……… 81
3.2.7 Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng với sự tham gia của cộng đồng ……….85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……… 89
Kết luận ………89
Kiến nghị ……… 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ
Header Page 8 of 120.
Trang 9.0
Hình 1.1 Đại lộ Champs Élysées, Paris, Pháp 8 Hình 1.2 Giao lộ Piccadilly Circus, London 9 Hình 1.3 Vị trí quận Cầu Giấy đối với Trung tâm và các vùng lân cận 12 Hình 1.4 Vị trí tuyến đường Trần Duy Hưng trong Quận Cầu Giấy 13 Hình 1.5 Ranh giới phạm vi nghiên cứu 13 Hình 1.6 Nhà ở thấp tầng trên tuyến đường nhìn từ KS Grand Plaza 20 Hình 1.7 Nhà ở thấp tầng trên tuyến đường nhìn từ Bộ KHCN 20 Hình 1.8 Tường rào Trường Đại học LĐXH đã xuống cấp 21 Hình 1.9 Một góc Lữ đoàn 205 - Bộ tư lệnh thông tin đã xuống cấp 22 Hình 1.10 Cổng và tường rào công trường được che chắn tạm bợ 23 Hình 1.11 Dự án chưa xây dựng được tận dụng tạm bợ để kinh doanh 23 Hình 1.12 Mặt đứng tuyến phố nhấp nhô với chiều cao khác nhau 24 Hình 1.13 Tuyến phố với rất nhiều nhà có mặt tiền vát chéo 25 Hình 1.14 Kiến trúc nhà phố lộn xộn và mất mỹ quan 25 Hình 1.15 Kiến trúc nhà phố lộn xộn và mất mỹ quan 26 Hình 1.16 Mất cân đối về tỷ lệ và khối tích 26 Hình 1.17 Màu sắc công trình trên tuyến đường 27 Hình 1.18 Vật liệu sử dụng cho công trình trên tuyến đường 28 Hình 1.19 Cầu vượt cho người đi bộ gần trường Đại học LĐXH 30 Hình 1.20 Nhà chờ xe bus đã xuống cấp 31 Hình 1.21 Trạm biến áp chiếm gần hết vỉa hè 32 Hình 1.22 Ô nhiễm từ các công trình đang thi công 33 Hình 1.23 Xe rác đi ngược chiều trên đường Trần Duy Hưng 34 Hình 1.24 Cây xanh hai bên vỉa hè còn chưa được quan tâm đầu tư 35 Hình 1.25 Biển quảng cáo tràn lan - Rác thải được tập kết trên vỉa hè 35 Hình 1.26 Vỉa hè nhiều đoạn đã hư hỏng 36
Trang 10Hình 1.27 Vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi buôn bán 37 Hình 3.1 Phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Hình 3.2 Mẫu nhà phố khuyến khích sử dụng 73 Hình 3.3 Mẫu trụ sở cơ quan khuyến khích sử dụng 74 Hình 3.4 Mẫu trụ sở balcony khuyến khích sử dụng 74 Hình 3.5 Mẫu cổng, tường rào khuyến khích sử dụng 75 Hình 3.6 Minh hoạ cây xanh tuyến đường 76 Hình 3.7 Minh hoạ cải tạo vỉa hè và bồn cây 77 Hình 3.8 Minh hoạ hệ thống chiếu sáng đường phố 78
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 Bảng thống kê số liệu hiện trạng sử dụng đất 15 Bảng 1.2 Bảng thống kê các phố giao cắt với tuyến đường Trần Duy
Sơ đồ 3.1 Phân cấp quản lý các hoạt động xây dựng cải tạo trên tuyến
đường Trần Duy Hưng 84
Header Page 10 of 120.
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành đất nước đang phát triển có thu nhập trung bình, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa - xã hội có bước phát triển; đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi
Song hành cùng với sự phát triển về kinh tế là quá trình đô thị hoá đang diễn ra
rộng khắp ở các tỉnh thành trên cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh
Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân… Nhiều vùng ven đô, ngoại thành cũ của Hà Nội nay được nằm trong quy hoạch của các khu vực đô thị hiện đại, các trung tâm kinh tế thương mại sầm uất hay các trung tâm chính trị mới của Thủ đô
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội Phía Đông giáp quận Đống
Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng như các quận, huyện khác của Thủ
đô, quận Cầu Giấy cũng đang phải đối mặt với những hậu quả do quá trình đô thị
Trang 12hoá quá nhanh đem lại Một trong những khó khăn trong công tác quản lý đô thị đó
là sự yếu kém trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên các tuyến phố; bộ máy quản lý đô thị còn chưa thống nhất, chồng chéo, thiếu sự phối kết hợp trong công tác; tốc độ phát triển quá nhanh về hạ tầng - kinh tế - xã hội và mối liên
hệ của các địa bàn lân cận đã không ít tạo áp lực cho công tác quản lý đô thị tại Quận Cầu Giấy
Tuyến đường Trần Duy Hưng là một trong những tuyến đường lớn, có vai trò quan trọng không chỉ đối với quận Cầu Giấy mà còn đối với cả Thủ đô Hà Nội Đường có chiều dài khoảng 2,5km, chiều hướng đông bắc tiếp giáp với đường Nguyễn Chí Thanh và Đường Láng, chiều hướng tây nam giao với đường Phạm Hùng và đường Khuất Duy Tiến Đây là cửa ngõ phía Tây nối ra đại lộ Láng - Hòa Lạc, nơi tụ hội của những công trình lớn của Thủ đô như Sân vận động Quốc gia
Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, siêu thị Big C Tuy nhiên, hiện nay tuyến đường đã xuống cấp nhanh chóng, không còn tương xứng với quy mô và vị trí của mình: hình thái kiến trúc lộn xôn, lai tạp, màu sắc không đồng nhất, công trình xuống cấp, cây xanh bị chặt hạ thay thế không đồng bộ Với vai trò và ý nghĩa như vậy, vấn đề quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên tuyến đường Trần Duy Hưng đã và đang được các cấp chính quyền hết sức quan tâm
Xuất phát từ những luận điểm trên, việc lựa chọn đề tài: Quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng - Quận Cầu Giấy - Hà Nội là
rất cần thiết, nhằm khắc phục các nhược điểm, bổ sung không chỉ lý luận mà còn đưa ra cách thức quản lý cho địa bàn
Trang 13Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên
phạm vi địa bàn nghiên cứu Những tác nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trong hiện tại và tương lai
- Phạm vi nghiên cứu: Tuyến đường Trần Duy Hưng - Quận Cầu Giấy - Hà
Nội Mỗi bên so với chỉ giới đường đỏ khoảng 50m (01 lớp công trình)
Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra: Phương pháp này trình bày các thành phần chủ yếu, các
bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục đích điều tra, nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử dụng, mối quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều tra cụ thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều tra
- Phân tích tổng hợp: Quá trình này bao gồm từ việc phân tích các yếu tố, tìm
ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm chung, riêng của các yếu tố đó Công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng cũng vậy, đòi hỏi việc phân tích các yếu tố tạo nên hình ảnh đô thị, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định phương pháp quản lý cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan với toàn tuyến
- So sánh đối chiếu: Công việc này yêu cầu các đối tượng nghiên cứu phải được
xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với nhau, với các thành tố bên ngoài
- Đề xuất giải pháp: Công tác nghiên cứu bao gồm việc phân tích những tồn tại
dựa trên việc khảo sát, điều tra kết hợp Phân tích tổng hợp Đề xuất các giải pháp cho khu vực nghiên cứu trên cơ sở giải quyết những tồn tại đó Phạm vi nghiên cứu
có giới hạn,tập trung vào việc đưa ra giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan cho trục đường, kết hợp quá trình nghiên cứu cộng đồng
- Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý: Phương pháp này đòi hỏi cộng
đồng tham gia vừa mang tính chất chiều rộng: đa dạng về cách tiếp cận, các vấn đề
đô thị gặp phải; tính chất chiều sâu: thể hiện việc “cộng đồng” được hiểu bao gồm
Trang 14không chỉ dân cư khu vực mà còn cả các tổ chức trong, tổ chức lân cận khu vực cần tham vấn, các chuyên gia, các thành phần lứa tuổi khác nhau, từ đó cùng có nhiều cách tiếp cận một vấn đề
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
- Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
- Các cơ sở lý luận, cơ sở khoa học liên quan tới công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực
- Đề xuất giải pháp thực hiện công tác quản lý trong hiện tại và tương lai, gắn kết bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng
- Kết luận, kiến nghị
Kết quả đạt được
- Phân tích những đặc trưng của khu vực
- Đưa ra giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan của khu vực
- Xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng tham gia đầu tư xây dựng, tiếp
nhận, quản lý các công trình xây dựng trên trục đường
Các khái niệm
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị: Quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị gồm những quy định quản lý không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố và tuyến
phố trong đô thị do chính quyền đô thị xác định theo yêu cầu quản lý
- Quản lý đô thị: Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực
vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố
- Thiết kế đô thị (Urban design): Được xác định như một hoạt động có tính chất
đa ngành tạo nên cấu trúc và quản lý môi trường không gian đô thị Theo Urban
Header Page 14 of 120.