Hộ sản xuất kinh doanh là thành phần kinh tế cơ bản và có vai trò quan trọng trong toàn nền kinh tế đất nước. Để sản xuất kinh doanh diễn ra thông suốt thì vốn là thành phần không thể thiếu, vì vậy ngoài vốn tự có có hạn thì các hộ sản xuất kinh doanh rất cần có nguồn tài trợ vốn cho các hoạt động của mình. Vay vốn các ngân hàng thương mại là hình thức được sử dụng rộng rãi, có độ tín nhiệm cao, do đó các hộ sản xuất khi cần vốn sản xuất kinh doanh thường vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Em chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cẩm Lệ Đà Nẵng” với mục đích muốn hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất mà đơn vị đang thực hiện trên địa bàn quận Cẩm Lệ, từ đó có thể hiểu thực tế hoạt động này để có được một phần kiến thức thực tiễn về hoạt động ngân hàng. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số hoạt động liên quan tới tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị như hoạt động: huy động vốn, cho vay và thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 20112013 Nghiên cứu về các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn. Nghiên cứu và đánh giá các kết quả đạt được đối với hoạt động liên quan đến đề tài. Ngoài ra nhận định tình hình thực tiễn về những khó khăn và bất lợi gặp phải của ngân hàng và khách hàng và đưa ra phuơng hướn giải quyết. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh trong phạm vi cho vay vốn ngắn hạn trong khoảng thời gian từ năm 20112013 tại ngân hàng Agribank chi nhánh Cẩm Lệ. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thông qua quá trình thực tập, số liệu hoạt động tại đơn vị, thông tin trên các sách, báo, các văn bản pháp lý và một số nguồn khác. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp bao gồm các nội dung sau: Chương I: Cơ ở lý luận chung về cho vay ngắn hạn và cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại Chương II: Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Quận Cẩm Lệ – Đà Nẵng Chương III: Giải pháp đối với hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi NHNoPTNT nhánh Cẩm Lệ – Đà Nẵng Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành đề tài khóa luận này.
Trang 1CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY NGẮN HẠN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY
1.1.1 Khái niệm cho vay
Căn cứ theo khoản 16, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
năm 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của cho vay
1.1.2.1 Nguyên tắc 1: Vốn vay phải đảm bảo tiền vay
Nguyên tắc này đưa ra nhằm đảm bảo nguyên tắc cân đối trong quy luật lưuthông tiền tệ, tạo điều kiện cho sự vận động tín dụng nói riêng và đồng vốn nóichung gắn với quá trình vận động của nền kinh tế, tránh lạm phát tiín dụng, mất ổnđịnh kinh tế
Là nguyên tắc nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động cho vay đốivới các khách hàng vay Khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ, đảm bảo tiềnvay sẽ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng Các tài sản làm đảm bảo phải thuộcsở hữu hợp pháp của bên đi vay, phải đảm bảo có giá trị và giá trị sử dụng, được thịtrường chấp nhận Ngoài các tài sản hữu hình, ngân hàng còn cho khách hàng vaybằng hình thức đản bảo khác mà không sử dụng tài sản của bên đi vay như hìnhthức tín chấp, bảo lãnh…
1.1.2.2 Nguyên tắc 2: Vốn vay phải có mục đích sử dụng hợp pháp, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả
Mục đích của ngân hàng trong hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ, thúc đẩy pháttriển đời sống kinh tế- xã hội
Đối với các hoạt động kinh doanh trái phép, phạm luật ngân hàng sẽ khôngthực hiện cho vay dưới bất kỳ hình thức nào
Khi khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng thì khách hàng phải nêu rõ mụcđích sử dụng vốn trong hồ sơ xin vay vốn và khách hàng phải sử dụng vốn vay vàođúng mục đích mà khách hàng đã nêu ra Ngân hàng có quyền đình chỉ và thu hồi
Trang 2nợ nếu phát hiện bên vay không thực hiện đúng cam kết về mục đích vay đã đượcký kết trước đó Thông qua việc kiểm soát mục đích vay của khách hàng, ngân hàngcó thể hạn chế và giảm thiểu rủi ro cho vay.
1.1.2.3 Nguyên tắc 3: Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi
Do ngân hàng là tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, do đó khingười đi vay trả nợ, ngoài việc trả khoản nợ gốc đã vay thì khách hàng sẽ phải trảthêm một khoản chi phí lãi ngoài vốn gốc đã vay Các chi phí bao gồm khoản lãi đãđược lựa chọn và ký kết trong hợp hồng tín dụng và một số khoản phí khác (nếucó)
1.1.3 Vai trò của cho vay
1.1.3.1 Đối với ngân hàng thương mại
Trong các hoạt động của NHTM, cho vay là hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi
ro nhưng đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các NHTM dựa vào sựchênh lệch giữa lãi cho vay và lãi huy động
1.1.3.2 Đối với khách hàng
Hoạt động cho vay của ngân hàng tạo điều kiện để các khách hàng vay cónguồn vốn để sử dụng cho các hoạt động của mình như: tiêu dùng, đầu tư sản xuấtkinh doanh,… với nhiều kỳ hạn, mức lãi suất, phương thức chi trả phong phú Dovậy khách hàng có thể lựa chọn các hình thức vay phù hợp với mình, chủ độngtrong việc trả nợ cho ngân hàng Hoạt động cho vay góp phần cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh của khách hàng diễn ra thuận lợi hơn, khách hàng có nguồn vốnđầu tư để tạo thu nhập cho bản thân và gia đình
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế
Thông qua chức năng phân phối lại vốn, thoạt động cho vay góp phần thúcđẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế Điều này thể hiện qua việc ngân hànghỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh tạo lợinhuận, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sốngnhân dân
Hoạt động cho vay là một bộ phận trong chính sách tài chính quốc gia, thựchiện điều hòa lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện ổn định tiền tệ Việc mở rộng hay thuhẹp hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ cho chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiềnvà từ đó góp phần ổn định kinh tế quốc gia
Trang 31.1.4 Phân loại cho vay
1.1.5.1 Phân loại theo thời hạn cho vay
a, Cho vay ngắn hạn
Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm Mục đích của loại cho vay nàythường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp và cáckhoản chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
b, Cho vay trung hạn
Thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5 năm, sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến thiết bị, công nghệ, mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng dự án
c, Cho vay dài hạn
Thời cho vay trên 5 năm Loại vốn vay này thường được sử dụng đáp ứngnhu cầu sử dụng, đầu tư dài hạn các hoạt động của các dự án, xây dựng nhà ở, muasắm trang thiết bị, phương tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.5.2 Phân loại theo mục đích cho vay
a, Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh
Là hình thức cho vay nhằm hỗ trợ, tài trợ vốn cho đối tượng vay sử dụng chomục đích sản xuất kinh doanh của mình
b, Cho vay tiêu dùng
Là hình thức cho vay đối với cá nhân có nhu cầu chi tiêu cho hoạt động tiêudùng cá nhân như: cho vay mua sắm phương tiện đi lại, cho vay mua sắm vật dụnggia đình,…
1.1.5.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo
a, Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
Là hình thức cho vay mà số tiền được cấp ra dựa vào giá trị của tài sản đượcđem ra đảm bảo (cầm cố hoặc thế chấp) Có thể đảm bảo bằng các loại chứngkhoán, các hợp đồng chứng khoán, bất động sản,…
b, Cho vay đảm bảo không bằng tài sản
Là sự cam kết của một người hoặc tổ chức về việc trả nợ vay của một kháchhàng vay đối với ngân hàng khi khách hàng này không thể trả nợ khi đến hạn
1.1.5.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng
a, Cho vay chính phủ
Là hình thức mà khách hàng vay là các tổ chức chính phủ vay vốn nhằm thực
Trang 4hiện tài trợ cho các hoạt động của mình hoặc để trả nợ công.
b, Cho vay các tổ chức tài chính khác
Là hoạt động cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác nhằm hỗ trợ vốnngắn hạn và cấp thiết, thường là các khoản vay qua đêm
c, Cho vay doanh nghiệp
Là hoạt động cho vay mà khách hàng vay là các doanh nghiệp vay nhằm bổsung vốn lưu động, hỗ trợ hoạt động mua săm trang thiết bị, máy móc sử dụng trongquá trình hoạt động kinh doanh
d, Cho vay cá nhân
Là hoạt động mà ngân hàng cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng chomục đích tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhỏ
1.1.5.5 Phân loại theo phương thức cho vay
a, Cho vay thấu chi
Là hình thức cho vay gắn liền với việc sử dụng tài khoản tiền gửi vãng laicủa cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua việc sử dụng vượt số dư trong một hạnmức cho phép
b, Cho vay từng lần
Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm các thủ tục cần
thiết (lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định xét duyệt cho vay…) và ký kết hợp
đồng tín dụng Phương pháp này áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốnkhông thường xuyên hoặc ngân hàng thấy cần thiết phảo áp dụng phương pháp chovay này để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay được chặt chẽ
c, Cho vay theo hạn mức tín dụng
Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuậnmột hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoản thời gian nhất định Hạn mứctín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoản thời gian nhất địnhmà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
d, Cho vay theo dự án đầu tư
NHTM cho khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư; nhận tài trợ trung, dài hạn cho các dự ánđầu tư, giúp các doanh nghiệp xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư trangthiết bị, phát triển cơ sở hạ tầng
Trang 5e, Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng
NHTM nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vaytrong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rúttiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHTM Khicho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, NHTM nơi cho vay và khách hàng phảituân theo các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHTM về phát hành và sửdụng thẻ tín dụng
f, Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Hạn mức tín dụng dự phòng là khoản hạn mức tín dụng mà các NHTM camkết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhấtđịnh (ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa NHTM và khách hàng).NHTM và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòngvà lãi suất cho vay nếu phát sinh tiền vay
g, Cho vay hợp vốn(đồng tài trợ)
Cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) là hình thức cấp tín dụng thông quaviệc tham gia tài trợ vốn của từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó có một tổ chứctín dụng đứng ra làm đầu mối
1.1.5.6 Phân loại theo phương thức trả nợ
a, Cho vay trả góp
Đây là loại cho vay mà việc hoàn trả gốc và lãi theo định kỳ Loại cho vaynày thường áp dụng đối với các khoản vay có thời gian dài như: cho vay bất độngsản, cho vay tiêu dùng với những tài sản có giá trị cao Ngoài ra còn cho vay đối vớimột số loại cho vay có giá trị nhỏ đối với những nhà kinh doanh nhỏ
b, Cho vay hoàn trả một lần
Tiền vay (gốc và lãi) được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ 1 lầnkhi đến hạn Loại cho vay này được áp dụng cho các khoản vay có giá trị nhỏ vớithời hạn không dài
c, Cho vay theo yêu cầu
Là hình thức cho vay nà việc hoàn trả gốc và lãi được thực hiện nhiều lầnnhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàngvà khách hàng Thời gian trả nợ tùy thuộc vào khả năng đáp ứng tài chính của kháchhàng
Trang 61.1.5.7 Phân loại theo xuất xứ tín dụng
a, Cho vay trực tiếp
Là hoạt động cho vay mà khách hàng trực tiếp đến ngân hàng xin vay và làngười trực tiếp trả nợ cho khoản vay này
b, Cho vay gián tiếp
Là một khoản vay được thực hiện bằng cách các chiết khấu các chứng từ cógiá hoặc mua lại chứng từ nợ thương mại theo thỏa thuận giữa ngân hàng với kháchhàng
1.1.5.8 Căn cứ vào đồng tiền cho vay
a, Cho vay bằng đồng nội tệ
Là hoạt động cho vay mà việc giải ngân của ngân hàng và việc chi trả củakhách hàng sử dụng đồng nội tệ
b, Cho vay bằng đồng ngoại tệ
Là hoạt động cho vay mà việc giải ngân của ngân hàng và việc chi trả củakhách hàng sử dụng đồng ngoại tệ và phải tuân thủ theo các quy định về ngoại hối
1.1.5.9 Phân loại theo loại hình kinh tế
a, Cho vay thương mại dịch vụ
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ theo quy định của Nhà nước
b, Cho vay nông nghiệp
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt
c, Cho vay lâm nghiệp
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựclâm nghiệp: trồng rừng, khai thác và chế biến tài nguyên rừng theo đúng quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về hoạt động nông nghiệp
d, Cho vay ngư nghiệp, thủy sản
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcnuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản
e, Cho vay công nghiệp
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựchoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trang 71.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHTM
1.2.1 Khái quát hộ sản xuất kinh doanh
1.2.1.1 Khái niệm hộ sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào phụ lục số 1 ban hành kèm theo quyết định số
909/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 22/07/2010 “Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế mà các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.”
1.2.1.2 Đặc điểm của hộ sản xuất kinh doanh
Các quan hệ giao dịch của hộ sản xuất với ngân hàng thương mạikhông thường xuyên và có quy mô không lớn, khách hàng nhiều và thường phân tán
Trình độ sản xuất, trình độ văn hóa và ý thức pháp luật của hộ sảnxuất còn hạn chế
Các hộ sản xuất kinh doanh thường hoạt động theo kiểu tự phát, do đó họkhông có chiến lược định hình rõ ràng Việc áp dụng khoa học kỹ thuật – công nghệchưa theo đúng hướng dẫn, họ thường quan tâm đến giá cả, sản lượng, doanh thumà chưa quan tâm sâu sắc tới chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Đa phần các hộ sản xuất tại nước ta hiện nay có trình độ học vấn chưa caobằng các đối tượng kinh tế khác, do đó việc hiểu biết, cập nhật các văn bản, quy chếpháp luật của họ có phần hạn chế
Tài sản của hộ sản xuất có giá trị nhỏ và khó phát mãi
Các hộ sản xuất kinh doanh có thu nhập khá thấp so với các đối tượng kinh tếkhác, do đó tài sản của họ có giá trị nhỏ Các hộ sản xuất kinh doanh thường sửdụng bất động sản để sử dụng làm tài sản đảm bảo khi vay vốn tại ngân hàng Khi
Trang 8khách hàng không đủ khả năng trả nợ thì việc phát mãi các tài sản này ngân hànggặp khá nhiều khó khăn.
Hộ sản xuất thường có thói quen giao dịch ở gần nơi họ sinh sống
1.2.1.3 Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh
Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Trong một nền kinh tế thì bất cứ thành phần kinh tế nào cũng là một bộ phậnrất quan trọng Các hộ sản xuất kinh doanh góp phần cho việc tăng trưởng kinh tế,tăng thu nhập quốc dân thông qua hoạt động đầu tư vào một số lĩnh vực kinh tế, tạo
ra thu nhập không chỉ chi chính hộ sản xuất kinh doanh mà còn tạo ra thu nhập chongười lao động khác
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việclàm ở nông thôn
Việc sản xuất, kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh cần một lượng laođộng phù hợp, do đó việc hoạt động của các hộ sản xuất kinh doanh tạo công ănviệc làm cho người lao động thông qua việc thuê và sử dụng nguồn lao động nhànrỗi, không có công ăn việc làm Do vậy có thể nhận thấy tầm quan trọng của hộ sảnxuất trong hoạt động giảm tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia
Thông quá việc sử dụng lao động, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp có tác động đếnviệc giảm thiểu phần nào tình hình bất ổn do vi phạm trật tự xã hội trên địa bàn nơicác hộ sản xuất kinh doanh thực hiện hoạt động của mình
Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển
Hộ sản xuất tạo ra các sản phẩm, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, hànghóa cung cấp nguồn thực phẩm, hàng hóa thủ công mỹ nghệ, cung cấp nguyên vậtliệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến, từ đó tạo thêm nguồn hàng hóa phongphú cho quốc gia Từ đó tạo động lực cho nền kinh tế hàng hóa phát triển, đẩy mạnhviệc hợp tác kinh tế trong và ngoài nước
1.2.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh
1.2.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh
Cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh là việc ngân hàng sử dụngnguồn vốn của mình thực hiện hoạt động cho vay, hỗ trợ và bổ sung nguồn vốn chocác phương án sản xuất kinh doanh cho các hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốntrong ngắn hạn
Trang 91.2.2.2 Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh
a Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủcác điều kiện sau:
- Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự:
Là cá nhân, hộ gia đình cư trú tại nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở
Là đại diện cho hộ gia đình (chủ hộ hoặc đại diện chủ hộ) giao dịch với ngânhàng cho vay phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự
- Mục đích sử dụng vốn phải hợp pháp
- Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với các quy định của pháp luật
- Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết
- Thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật
b Đối tượng cho vay
Là các hàng hoá, vật tư, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị bao gồm cả thuếgiá trị gia tăng, các khoản chi phí để khách hàng thực hiện việc đầu tư, sản xuất,thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh của mình
c Nguồn trả nợ
Là các khoản thu nhập của hộ gia đình sản xuất kinh doanh từ kết quả cả cáchoạt động sản xuất, kinh doanh đó
d Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay không quá 1 năm, thời hạn cụ thể do sự thoả thuận giữangân hàng và khách hàng, thời hạn cho vay căn cứ vào các điều kiện sau: chu kỳsản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng
e Mức cho vay
NHTM căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cùngkhả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay phù hợp
Căn cứ vào vốn tự có để tính nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng:
- Khách hàng phải có vốn tự có ít nhất 10% tổng nguồn vốn để đầu tư sảnxuất, kinh doanh
- Vốn tự có có thể thấp hơn quy định nếu khách hàng có mức tín nhiệm caovà đuợc giám đốc nơi khách hàng vay quyết định
f Lãi suất cho vay
Trang 10Lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quyđịnh của các NHTM và quy định của NHNN.
Lãi suất áp dụng với khoản nợ gốc quá hạn không quá 150% lãi suất trên hợpđồng
g Phương thức cho vay
Dựa vào đặc điểm sử dụng vốn và đặc điểm nguồn trả nợ của khách hàng màcó các phương thức cho vay sau: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng,cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay ưu đãi
h Cách thức trả nợ gốc và lãi vốn vay
NHTM và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vay như sau:
- Các kỳ hạn trả nợ gốc
- Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạnriêng
- Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thíchhợp, phù hợp với quy định của pháp luật
- Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn vàkhông đuợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, hoặc không đuợc gia hạn nợ hoặclãi thì NHTM chuyển toàn bộ dư nợ sang nợ quá hạn
- NHTM và khách hàng có thể thoả thuận về điều kiện số lãi vốn vay, phíphải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từngày vay đến ngày khách hàng trả nợ
- Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ thì khách hàng vay bằng ngoại tệ nàophải trả nợ bằng ngoại tệ đó Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác cần thực hiệntheo sự thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng phù hợp với các quy định ngoạihối của Chính phủ
i Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn nợ gốc và lãi
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và gia hạn nợ gốc
- Trường hợp khách hàng không trả đuợc nợ gốc đúng kỳ hạn đã cam kếttrong hợp đồng và có văn bản đề nghị thì NHTM xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ
- Trường hợp khách hàng không trả hết nợ gốc trong thời hạn cho vay và cóvăn bản gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ Thời gian gia hạnnợ đối với các khoản vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng Nếu khách hàng đề nghị gia
Trang 11hạn quá thời gian này do nguyên nhân khách quan và ngân hàng muốn tạo điều kiệncho khách hàng trả nợ thì Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị hoặc Tổng Giám đốcNHTM xem xét quyết định và báo ngay cho ngân hàng sau khi thực hiện.
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi và gia hạn nợ lãi:
- Trường hợp khách hàng không trả đuợc nợ lãi đúng kỳ hạn đã cam kếttrong hợp đồng và có văn bản đề nghị thì NHTM xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ
- Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay và cóvăn bản gia hạn nợ lãi thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ lãi
j Miễn giảm lãi
NHTM căn cứ vào các điều kiện sau:
- Khách hàng bị tổn thất về tài sản liên quan đến vốn vay như thiên tai, hỏahoạn, các tổn thất do môi trường kinh doanh thay đổi, hay các tổn thất liên quan đếncác tác nhân khác dẫn đến khó khăn về tài chính
- Mức độ miễn giảm lãi vốn vay phù hợp với khả năng tài chính của NHTM
k Chuyển nợ quá hạn
Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn vay đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng, nếu khách hàng không trả được nợ gốc và lãi đúng hạn và không đuợc ngânhàng nơi cho khách hàng vay gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì ngân hàng nơi cho vaychuyển toàn bộ số dư nộ gốc của hợp đồng tín dụng đó qua nợ quá hạn
Các truờng hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích bị chấm dứt cho vay,ngân hàng nơi cho vay phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn cam kết hoặc chuyểntoàn bộ nợ gốc sang nợ quá hạn
Lãi suất nợ quá hạn được áp dụng bằng 150% lãi suất trên hợp đồng
1.2.2.3 Phân loại
a, Phân loại theo hình thức đảm bảo
Cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản: Là hình thức cho vay mà sốtiền được cấp ra dựa vào giá trị của tài sản được đem ra đảm bảo (cầm cố hoặc thếchấp) Có thể đảm bảo bằng các loại chứng khoán, các hợp đồng chứng khoán, bấtđộng sản,…
Cho vay ngắn hạn có đảm bảo không bằng tài sản
Là sự cam kết của một người hoặc tổ chức về việc trả nợ vay của một kháchhàng vay đối với ngân hàng khi khách hàng này không thể trả nợ khi đến hạn
Trang 12Người đứng ra đảm bảo phải có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính.
b, Phân loại theo loại hình kinh tế
Cho vay thương mại dịch vụ
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ theo quy định của Nhà nước
Cho vay nông nghiệp
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt
Cho vay nuôi trồng thủy sản
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcnuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản
Cho vay công nghiệp
Là loại hình cho vay đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vựchoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm công nghiệp, tiểu thu công nghiệp
c, Phân loại cho vay theo phương thức cho vay
Cho vay thấu chi
Là hình thức cho vay gắn liền với việc sử dụng tài khoản tiền gửi vãng laicủa cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua việc sử dụng vượt số dư trong một hạnmức cho phép
Cho vay từng lần
Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm các thủ tục
cần thiết (lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định xét duyệt cho vay…) và ký kết
hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuậnmột hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoản thời gian nhất định Hạn mứctín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoản thời gian nhất địnhmà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Đây là hìnhthức cấp tín dụng của TCTD cho khách hàng bằng cách khách hàng chỉ cần làm 1bộ hồ sơ trong 1 kỳ để vay nhiều khoản vay mà tổng mức vay tối đa (hạn mức tíndụng) và lãi suất đã được hai bên thỏa thuận
1.2.2.4 Hồ sơ cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh
Trang 13a, Hồ sơ do ngân hàng lập:
- Báo cáo thẩm định và tái thẩm
- Biên bản họp hội đồng tín dụng đối với trường hợp phải thông qua hội đồngtín dụng
- Các loại thông báo: thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ, thôngbáo nợ quá hạn…
- Sổ theo dõi thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng)
b, Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập:
- Hợp đồng tín dụng
- Giấy nhận nợ
- Hợp đồng đảm bảo tiền vay
- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay
- Biên bản xác định rủi ro bất khả kháng (đối với trường hợp nợ gặp rủi ro)
c, Hồ sơ do khách hàng lập
- Hồ sơ vay vốn: gồm giấy đề nghị vay vốn; kế hoạch sản xuất kinh doanh;báo cáo tình hình sản xuất, báo cáo kết quả dự tính trong giai đoạn vay
- Hồ sơ pháp lý: gồm chứng minh nhân dân, sổ hộ khấu; giấy đăng ký kinhdoanh (nếu có); giấy phép hành nghề (đối với ngành nghề cần giấy phép); các giấytờ cần thiết khác Ngoài ra, đối với khách hàng vay từ lần thư hai trở đi thì khôngcần phải những tài liệu này, ngoại trừ trường hợp khách hàng thay đổi địa chỉ cư trúvà nơi sản xuất
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay
+ Đối với trường hợp vay có tài sản đảm bảo: gồm giấy tờ pháp lý chứngnhận (đối với các tài sản cần chứng nhận) hoặc giấy tờ pháp lý về sở hữu (bảnchính); giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản và các giấy tờ liên quan khác
+ Đối với trường hợp đảm bảo bằng hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất: hợpđồng thế chấp; bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng dất; trích lục bản đồ thửađất và các giấy tờ liên quan khác
+ Đối với trường hợp đảm bảo bằng tài sản hình thanh từ vốn vay: giấy camkết tài sản hình thành từ vốn vay hoặc các công văn của Chính phủ
+ Đối với trường hợp đảm bảo bằng bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba:gồm các cam kết của khách hàng hoặc do sự chỉ định của chính phủ và cam kết bảo
Trang 14lãnh của bên thứ ba.
+ Đối với trường hợp vay không có tài sản đảm bảo: gồm các cam kết củakhách hàng hoặc do sự chỉ định của chính phủ
1.2.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh
a, Nhân tố chủ quan
Thu thập thông tin
Việc thu thập các thông tin liên quan tới khách hàng nếu không thực hiệnđúng quy trình và các quy tắc có thể dẫn tới việc cho vay không đúng đối tượng,cho vay sai mục đích Từ đó dẫn tới các rủi ro trong cho vay Do đó việc thu thậpthông tin cần được thực hiện chặt chẽ, từng bước và đúng các quy định đã đề ra
Khả năng phân tích của nhân viên ngân hàng
Nhân viên ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay, khitiếp xúc với khách hàng Để hiểu được khách hàng vay và đánh giá khách hàng vaythì nhân viên ngân hàng cần có khả năng phân tích khách hàng tới vay Do đó khảnăng phân tích của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay ngắnhạn đối với hộ sản xuất
Phẩm chất đạo đức của nhân viên tín dụng
Để thẩm định khách hàng vau và mục đích vay của khách hàng vay một cáchkhách quan thì phẩm chất đạo đức của nhân viên tín dụng cần được đặt lên hàngđầu
b, Nhân tố khách quan
Thông tin do khách hàng cung cấp
Nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng là cơ sở cho việcthẩm định và lựa chọn cho vay Do hộ sản xuất có sự đặc thù kinh tế riêng biệt nênviệc cung cấp thông tin sai lệch khiến việc thẩm định gặp khó khăn và có tác độngtiêu cực đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng
Uy tín của khách hàng trong hoạt động vay vốn tại ngân hàng
Uy tín của khách hàng được đánh giá thông qua phẩm chất đạo đức, hoạtđộng vay vốn tại ngân hàng trước đây và các hoạt động kinh doanh trong quá khứcũng như hiện tại Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất kinh doanhcủa khách hàng từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng trong tương lai
Trang 15 Năng lực tài chính và phương án vay vốn của khách hàng
Khả năng tài chính của khách hàng và phương án vay vốn là điều kiện khôngthể thiếu khi khách hàng thực hiện vay vốn tại ngân hàng cũng như là điều kiện ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng Do đó, ngânhàng cần chú trọng công tác thẩm định khả năng tài chính cũng như phương án sảnxuất kinh doanh của hộ sản xuất
Môi trường kinh tế - chính trị, pháp luật
Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế như: tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất vàsự tang trưởng của một nền kinh tế có tác động lớn đến hoạt động cho vay đối vớiHSX Sự biến động của nền kinh tế cũng góp phần tác động đến tâm lý của HSX,tác động đến khả năng tiêu thụ hàng hóa và từ đó ảnh hưởng đến kahr năng trả nợcủa khách hàng cho ngân hàng
Môi trường chính trị, pháp luật trong từng thời kỳ như hệ thống pháp luật, sựthống nhất các văn bản luật, định hướng kinh tế quốc gia trong từng thời kỳ có tácđộng mạnh tới hoạt động cho vay của HSX, môi trường pháp luật có khả năng gây
ra rủi ro do sự không đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản luật được ban hành
Môi trường tự nhiên
Các hộ sản xuất kinh doanh là đối tượng chịu nhiều tác động khi môi trườngtự nhên có sự biến động, đặc biệt đối với các hộ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
Do vậy ngân hàng có thể gặp các rủi khi khách hàng bị tác động dẫn đến các rủi robất khả kháng từ sự biến động của tự nhiên, dẫn tới việc sản xuất kinh doanh khôngđạt hiệu quả, từ đó tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng
1.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá
a, Chỉ tiêu về doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền thực tế mà ngân hàng đã giải ngân cho cáckhách hàng của mình trong một thời kỳ Do chỉ tiêu này mang tính thời kỳ nên nócó khả năng đánh giá kết quả của việc giải ngân vốn huy động của ngân hàng trongmột thời kỳ và do đó khi kết hợp doanh số cho vay các thời kỳ ta có thể xác địnhđược kết quả cũng như hiệu quả của việc cho vay Doanh số cho vay ngày càng caochứng tỏ quy mô vay tăng, thể hiện mức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sảnxuất kinh doanh của khách hàng tăng lên
b, Chỉ tiêu doanh số thu nợ
Trang 16Doanh số thu nợ là tổng tiền mà ngân hàng thu lại được từ các khoản vay đãđến thời hạn thanh toán (trước hạn và quá hạn) Bên cạnh các công tác cho vay thìcông tác thu nợ cũng được ngân hàng chú trọng, đây là cơ sở đảm bảo cho hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng được diễn ra bình thường.
c, Chỉ tiêu tổng dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà các đơn vị vay vốn còn nợ ngân hàngtính đến một thời điểm nhất định hoặc tính bình quân trong một khoảng thời giannhất định Dư nợ không phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ do dưnộ có thể tồn tại năm này qua năm khác nếu còn nằm trong thời hạn hợp đồng Nếu
dư nợ thấp cho thấy ngân hàng chưa tích cực trong việc mở rộng hoạt động cho vay,khả năng tiếp thị khách hàng chưa cao,… Nếu dư nợ cao thì chúng ta cần nghiêncứu thêm về chỉ tiêu nợ xấu do nó chưa thể hiện được tính hiệu quả của hoạt độngcho vay
d, Chỉ tiêu nợ xấu
Nợ xấu là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc hoặc lãi đã quá thời hạntrả mà khách hàng chưa trả được nợ cho ngân hàng Nợ xấu bao gồm các nhóm nợtừ nhóm 3 đến nhóm 5 Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá các rủi ro trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng
Nợ nhóm 3: Là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn
Nếu nợ xấu cao thì hiệu quả của hoạt động cho vay sẽ giảm Do đó các ngânhàng cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhau nhằm hạn chế nợ xấu tồn đọng
e, Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu là số tiền vay đến hạn nhưng khách hàng chưa trả nợ Nếu chỉ tiêunày nhỏ phản ánh số lượng các món vay của ngân hàng là tốt và nếu chỉ tiêu này lớnthì cho thấy chất lượng cho vay của ngân hàng chưa hiệu quả Do đó các ngân hàngnên có các chính sách phù hợp nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu
Trang 17CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG GHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CẨM LỆ - ĐÀ NẴNG 2.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẨM LỆ - ĐÀ NẴNG
Tên đơn vị: Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánhQuận Cẩm Lệ - Thành Phố Đà Nẵng
Tên giao dịch: Agribank Chi Nhánh Cẩm Lệ - Đà Nẵng
Chi nhánh có trụ sở đặt tại: Số 349 đường Cách mạng Tháng 8- Phường HòaThọ Đông- Quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng
Điện thoại: (05113) 846.148-846.413
Fax: (05113) 846.776
Slogan: Mang phồn thịnh đến khách hàng
Logo:
Có 3 phòng giao dịch đặt tại: Hòa Phát, Khuê Trung, An Hòa
+ Phòng giao dịch An Hòa
Địa chỉ: 03 kiốt, Chợ Cẩm Lệ, phường Khuê Trung, Đà Nẵng
+ Phòng giao dịch Hoà Phát
Địa chỉ: 57 Lê Trọng Tấn, Đà Nẵng
+ Phòng giao dịch Khuê Trung
Địa chỉ: 138 Cách Mạng Tháng Tám, Đà Nẵng
Trang 182.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CẨM LỆ - ĐÀ NẴNG
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh Cẩm Lệ
-Đà Nẵng
Tiền thân của chi nhánh NHNo&PTNT quận Cẩm Lệ là NHNo&PTNThuyện Hòa Vang Đây là chi nhánh thuộc Sở Giao Dịch III tại Đà Nẵng và trựcthuộc NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT chi nhánh Hòa Vang được thành lập tháng 10/1988 với bộmáy tổ chức gồm một ngân hàng liên xã trực thuộc đó là Túy Loan, hoạt động tronglĩnh vực phát triển nông thôn trên 14 xã Chi nhánh NHNo&PTNT Hòa Vang là mộtđơn vị trực thuộc, có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch, kinh doanh và hạch toánkinh tế nội bộ
Tháng 5/1990, hệ thống ngân hàng một cấp chuyển sang hệ thống ngân hànghai cấp sau khi kinh tế Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường
Căn cứ vào quyết định số 14/HĐQT-TCCB ngày 04 tháng 01 năm 2006 củachủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc đổi tên NHNo&PTNThuyện Hòa Vang thành Chi nhánh NHNo&PTNT quận Cẩm Lệ
Chi nhánh NHNo&PTNT quận Cẩm Lệ ngoài trụ sở chính tại Hòa Thọ cóhai phòng giao dịch là: Phòng giao dịch Hòa Phát, Phòng giao dịch Khuê Trung vàphòng giao dịch An Hòa
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của địa phương, chi nhánhNHNo&PTNT quận Cẩm Lệ thực hiện tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh năm saucao hơn năm trước, tăng trưởng khá đều về cả quy mô lẫn chất lượng và hiệu quảkinh doanh Cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp Qua các năm hoạt động kinhdoanh của chinh nhánh đều có kết quả tốt, chất lượng tín dụng được nâng cao, tàichính lành mạnh
Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, khó khăn cũng không ít, môitrường kinh doanh xuất hiện cạnh tranh về cơ chế, lãi suất, kinh tế nông nghiệpnông thôn phát triển không đồng đều, trình độ hiểu biết của khách hàng không đồngđều đòi hỏi cán bộ của chi nhánh phải cố gắng, nỗ lực hơn để cùng vượt khó và pháttriển trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động và nảy sinh nhiều vấn đề phức tạpcó khả năng ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT Chi nhánh Cẩm Lệ - Đà Nẵng
Trang 19 Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theophân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT cấp trên.
2.2.2.2 Nhiệm vụ
NHNo&PTNT chi nhánh Cẩm Lệ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của
tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chứckinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với địnhhướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Kinh doanh các dịch vụ ngoại hối khi được tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam cho phép
Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụngvượt quyền phán quyết, trình lên NHNo&PTNT cấp trên quyết định Chấp hànhnghiêm chỉnh chế độ thông tin báo cáo, thống kê theo quy định và yêu cầu đột xuấtcủa Giám đốc NHNo&PTNT cấp trên
Kinh doanh các dịch vụ: thu - chi tiền mặt, nhận ủy thác cho vay củacác tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quyđịnh
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam Thực hiện bảo lãnh tín dụng bằng VND và ngoại tệ
Phát hành thẻ ATM sử dụng cho nhiều đối tượng như: học sinh sinhviên, công nhân viên chức, các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ sử dụng đối với nội địahoặc quốc tế Triển khai dịch vụ giải ngân qua thẻ ATM cho sinh viên vay vốn
Trang 20 Thực hiện thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối,…
2.2.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Chi nhánh NHNo&PTNT quận Cẩm Lệ
Phòng Kế
hoạch Kinh Doanh
Phòng Giao Dịch
An Hòa
Phòng Giao Dịch Khuê Trung
Phòng Giao Dịch Hòa Phát
Phó Giám ĐốcPhó Giám
Đốc
Trang 21quyền quyết định mọi công việc thuộc quyền hạn và chỉ đạo các hoạt động của cácphòng ban theo đúng kế hoạch chỉ tiêu giao nhằm mang lại hiệu quả hoạt động caonhất cho Chi nhánh.
Phó Giám Đốc: Chi nhánh NHNo&PTNT quận Cẩm lệ bao gồm 4 Phó giámđốc, trong đó:
Phó giám đốc phụ trách phòng kế toán ngân quỹ và phòng hành chính, cótrách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong công tác kế toán ngân quỹ và các công việc hànhchính, đảm bảo an toàn tài sản, không dể mất mát, chịu hoàn toàn trách nhiệm trướcban giám đốc chi nhánh và cơ quan liên quan về các quyết định của mình khi đượcủy quyền khi giám đốc đi công tác
Phó giám đốc phụ trách phòng Kế hoạch kinh doanh (Phòng tín dụng): Làngười được giám đốc ủy quyền và điều hành hệ thống tín dụng tại chi nhánh, cóquyền quyết định việc cho vay hoặc không cho vay Ngoài ra, phó giám đốc này còncó trách nhiệm theo dõi tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các đơn vịvay vốn, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước ban giám đốc và cơ quan lien quan vềquyết định của mình
Một Phó giám đốc phụ trách phòng giao dịch Khuê Trung và một phó giámđốc phụ trách phòng giao dịch Hòa Phát
b, Phòng Kế hoạch Kinh Doanh (Phòng tín dụng)
Đây là phòng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh củaNgân hàng với nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, phân tích thông tin, thẩm định dự án,giải quyết các hoạt động cho vay vốn và quan hệ tín dụng Từng cán bộ tín dụng(CBTD) được giao khoán và chịu trách nhiệm cụ thể đến từng địa bàn, từng ngànhhay từng cơ quan Ngoài ra các CBTD còn có trách nhiệm phụ giúp giám đốc chỉđạo công tác kế hoạch, chỉ đạo công tác huy động vốn, cho vay và thu nợ trên địabàn, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định phương án/dự án trướckhi quyết định cho vay
Trang 22 Đề ra các giải pháp về huy động vốn và cho vay một cách thích hợp và đề rabiện pháp ngăn chặn các phát sinh và rủi ro về nợ quá hạn.
Nhiệm vụ:
Thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc thẩm định vàphòng ngừa rủi ro
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định
Thực hiện kế hoạch đã được ngân hàng đề ra
Thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng, các hoạt động chăm sóckhách hàng
Thực hiện công tác cho vay, thu hồi vỗn và khác phục những rủi ro tín dụng
c, Phòng Hành Chính
Phụ trách các vấn đề về chi tiêu nội bộ của chi nhánh, chi tiền lương cán bộcông nhân viên của đơn vị Khi có nhu cầu chi tiêu phát sinh như mua sắm công cụdụng cụ, thiết bị phục vụ các hoạt động của ngân hàng thì phòng hành chính sẽ lậptờ trình theo cơ chế của cơ quan trình ban giám đốc duyệt để thực hiện và chịu tráchnhiệm thanh toán với kế toán theo đúng chế độ hiện hành
d, Phòng kế toán - ngân quỹ
Đây là bộ phận phản ánh, giám sát mọi hoạt động tài chính của đơn vị.Phòng chuyên thực hiện nghiệp vụ thanh toán kết hợp với phòng tín dụng trong việcthu nợ, thu lãi, trả lãi như huy động vốn, thực hiện chuyển tiền và là bộ phận chịutrách nhiệm lưu trữ số liệu, tài liệu thông tin, thực hiện hạch toán cân đối tài khoảntheo ngày, tháng, quý và năm Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo kế toán, điệnbáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNo&PTNT cấp trên
2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng
2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng từ năm 2011 - 2013
2.2.3.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2011-2013
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo ra nguồn vốn chính để thực hiệnviệc kinh doanh của các NHTM, do đó nghiên cứu hoạt động huy động vốn là côngviệc mà ngân hàng cần thự hiện dể đảm bảo kinh doanh hiệu quả, đảm bảo đủ vốnthực hiện hoạt động tín dụng, thực hiện các hoạt động thanh toán
Trang 23Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNN&PTNT Chi nhánh Cẩm Lệ
từ năm 2011-2013
ĐVT: Triệu VNĐ
(Nguồn: Trích từ Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011-2013)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm tronggiai đoạn từ năm 2011- 2013 Trong đó chủ yếu là vốn huy động từ hoạt động tiềngửi mà đa phần là tiền gửi từ dân cư Ngân hàng tự chủ về nguồn vốn của mình,ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động của mình thay vì việc đi vay và phát hànhgiấy tờ có giá với chi phí cao hơn
Xét về sự tăng trưởng tổng tiền gửi năm 2012 so với năm 2011 đã tăng17,050 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 1.79% Trong đó tiền gửi của cácTCTD và tiền gửi kho bạc tăng đáng kể, đặc biệt là tiền gửi tại kho bạc Nhà Nướcvới mức tăng lên tới 95.88% Đây là nguồn vốn vay thực sự hữu ích cho ngân hàngvì tiền gửi từ KBNN có mức chi phí rẻ hơn Và đây cũng là nguồn bù đắp thiếu hụtvốn do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà Nước vào thời gian đó Tuy nhiên lúcnày tiền gửi từ tầng lớp dân cư tuy vẫn chiếm tỷ trọng 87.84% tổng tiền gửi nhưnglượng tiền gửi của dân cư vào ngân hàng năm 2012 lại giảm đáng kể với lượng là30,500 triệu đồng, tương ứng với mức giảm là 3.67% so với năm 2011 Do lúc nàytâm lý người dân vẫn chưa thực sự ổn định sau lạm phát với tỷ lệ lạm phát năm
2011 ở mức cao, trung bình là 18.13% Do vậy, sang năm 2012, với sự lo ngại vềlạm phát, sự biến động thị trường, sự gia tăng giá vàng và đặc biệt là sự sụt giảm lãisuất huy động khiến người dân thay vì gửi tiền tại ngân hàng để hưởng lãi suất thì
Trang 24họ lại mua vàng để cất trữ và đầu tư.
Xét về cơ cấu vốn tiền gửi thì tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn sovới tiền gửi từ các tổ chức khác Tiền gửi dân cư chủ yếu là các khoản tiền gửi cókỳ hạn, chiếm 86.65% tổng lượng tiền gửi từ dân cư Tiền gửi của các TCTD khácchiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng tiền gửi, ở mức 0.05% tổng tiền gửi
Đến năm 2013, tổng tiền gửi tại ngân hàng là 975,750 triệu đồng, tăng0.54% so với năm 2012 và tăng với một lượng là 5,200 triệu đồng Trong đó mứctăng chủ yếu là do tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi từ dân cư Nhưng tiềngửi từ kho bạc Nhà Nước lại sụt giảm đáng kể Tiền gửi KBNN giảm 0.19% vớilượng tương ứng là 150 triệu đồng so với năm 2012 Mức gia tăng tiền gửi năm
2013 so với năm 2012 chậm hơn so với giai đoạn trước, do trong năm 2013 mức lãisuất huy động có sự biến động giảm từ 8.5% cuối năm 2012 còn 7% vào tháng 6năm 2013
Tóm lại, Chi nhánh luôn chú trọng tới hoạt động huy động các nguồn vốn từdân cư và tổ chức kinh tế bằng các chính sách ưu đãi hơn bởi nguồn vốn huy độngcủa ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng có thể hoạt động bình thường.Việc tiền gửi gia tăng đặc biệt là tiền gửi từ dân cư, KBNN và các tổ chức kinh tếcũng có thể khẳng định được đời sống nhân dân càng ngày càng được nâng cao docác chính sách đến từ các cấp chính quyền Thành Phố Đà nẵng nói chung và quậnCẩm Lệ nói riêng
Tuy nhiên, chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động của mình hơn, áp dụng các chínhsách phù hợp với văn hõa cũng như tập tính người dân và các tổ chức kinh tế trênđịa bàn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi để thực hiện các hoạt động của mình
2.2.3.2 Tình hình hoạt động cho vay chung Chi nhánh năm 2011-2013
Ngoài hoạt động huy động vốn thì hoạt động sử dụng vốn cũng là vấn đề màcác ngân hàng hết sức quan tâm Chi nhánh NHNo&PTNT quận Cẩm Lệ cũng rấtlưu ý hoạt động này, do đó ngân hàng đã sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có nhằmđẩy mạnh hoạt động sử dụng vốn trong đó có hoạt động cho vay Ngoài việc “chờđợi” các khách hàng có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng thì ngân hàng đã chủ độngtìm kiếm các dự án/ phương án có tính khả thi, thông qua các mối quan hệ để biếtđược những cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu về vốn để tư vấn cho khách hàng vềcác sản phẩm vay, các phương thức vay phù hợp với các đối tượng, từ đó tạo ra hoạt
Trang 25động thu lợi cho chi nhánh
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay tại NHNN&PTNT Chi nhánh Cẩm Lệ
từ năm 2011-2013
ĐVT: Triệu VNĐ
(Nguồn: Trích từ Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011-2013)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ta thấy:
Xét doanh số cho vay:
Doanh số cho vay tại chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm và tăng mạnhnhất là vào năm 2013 so với năm 2012 Năm 2012 tổng doanh số cho vay là470,370 triệu đồng, tăng 44.37% so với năm 2011 với một lượng là 144,570 triệuđồng Năm 2013 doanh số cho vay là 692,509 triệu đồng, tăng 47.23% so với năm
2012 với lượng tăng tương ứng là 222,139 triệu đồng Doanh số cho vay tăng doquy mô đầu tư của các khách hàng tăng lên và khả năng luân chuyển vốn của ngânhàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian vừa qua đạt hiệu quả tốt
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ cũng có sự chuyển biến qua các năm Doanh số cho vaynăm 2012 là 4411,440 triệu đồng, tăng 42.49% so với năm 2011, với lượng tăng là131,640 triệu đồng Sang năm 2013 doanh số thu nợ của chi nhánh là 654,241 triệuđồng, tăng 48.42% so với năm 2012 với lượng tăng là 212,841 triệu đổng Nguyên
Trang 26nhân là do cán bộ tín dụng đã không ngừng lỗ lực trong công tác thu hồi nợ vàthường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, để đôn đốc việc trả nợ cho ngânhàng và ngân hàng giữ được mối quan hệ tốt đối với khách hàng Các khách hàngcó sự cố gắng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, có thêm thu nhập, do đó có thể trảnợ cho ngân hàng.
Tổng dư nợ
Dư nợ là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nào đó.Tổng dư nợ đến năm 2011 là 252,000 triệu đồng, sang năm 2012 tổng dư nợ củangân hàng là 280,930 triệu đồng, tăng 11.48% so với năm 2011 với lượng tăng là28,930 triệu đồng Tổng dư nợ năm 2013 là 319,198 triệu đồng, tăng 13.62% so vớinăm 2012 và tăng với một lượng là 38,268 triệu đồng Dư nợ có xu hướng tăng là
do ngân hàng có những biện pháp nhằm tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợqua thời gian vừa qua
Nợ xấu
Chỉ tiêu này phản ánh những khoản nợ đã đến hạn mà Chi nhánh vẫn chưathu được Nợ xấu là chỉ tiêu mà ngân hàng nào cũng phải quan tâm Đây chính làphần rủi ro gắn với hoạt động tín dụng của ngân hàng Vì vậy khi rủi ro càng caodẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn càng lớn, từ đó làm cho nguồn vốn đầu tư của ngân hàngkhông đạt hiệu quả Chi nhánh Cẩm Lệ cũng như các NHTM khác trên thị trường,một mặt mở rộng quy mô bằng nhiều hình thức, cung cấp nhiều nguồn vốn đầu tưvào nền kinh tế, mặt khác cũng luôn quan tâm đến công tác quản lý nguồn vốn đầu
tư nhằm hạn chế rủi ro gặp phải trong hoạt động kinh doanh của mình
Nợ xấu của chi nhánh năm 2011 là 3,800 triệu đồng, sang năm 2012, nợ xấucủa ngân hàng là 8,315 triệu đồng, tăng 4,515 triệu đồng so với năm 2011 Đếnnăm 2013, nợ xấu của ngân hàng giảm 78 triệu đồng so với năm 2012, còn 8,237triệu đồng Nguyên nhân của việc giảm nợ xấu của ngân hàng do ngân hàng thựchiện các phương pháp thu nợ hiệu quả, hướng dẫn và tạo điều kiện cho khách hàngcó thể trả nợ một cách tốt nhất và các khách hàng đã có cơ hội thu được lợi nhuận từviệc sản xuất kinh doanh trong khi nền kinh tế có những biến động theo hướng tíchcực hơn vào năm 2013 Từ các nguyên nhân trên dẫn tới nợ xấu giảm hơn so vớinăm 2012 Tuy nhiên, năm 2013 nền kinh tế vẫn gặp một số bất ổn dẫn tới việc một
số khách hàng cũ chưa đủ khả năng trả nợ dẫn tới việc nợ xấu giảm nhưng còn cao
Trang 27hơn nhiều so với năm 2011 Do đó ngân hàng nên thực hiện nhiều biện pháp hơnnhằm giảm bớt nợ xấu trong ngân hàng trong thời gian tới.
Tỷ lệ nợ xấu
Do nợ xấu năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lượng nợxấu đã giảm hơn so với cùng kỳ, do vậy tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh cũng nằm trongsự biến động đó
Mặc dù dư nợ tăng lên khá nhanh nhưng tỷ lệ nợ xấu đã có sự chuyển biếntốt trong giai đoạn năm 2012 đến năm 2013 Vì vậy có thể khẳng định chi nhánh đãhết sức nỗ lực trong việc sử dụng các phương thức nhằm giảm thiểu nợ xấu trongkhi tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống NHNo&PTNT trong năm 2012 và 2013 đều trên3%
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trên chúng ta thấy chi nhánh đã thựchiện khá tốt các phương án và kế hoạch của mình, doanh số cho vay có sự gia tăngđều đặn, doanh số thu nợ cũng có sự tăng trưởng tốt Mặc dù dư nợ của chi nhánhtăng qua các năm nhưng vấn đề nợ xấu đã được cải thiện, tuy không lớn nhưngcũng giảm được phần nào nỗi lo của chi nhánh Tuy vậy, trong giai đoạn tới ngânhàng cần thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp của mình và cần có hướng đi mới phùhợp với sự thay đổi môi trường kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng, giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như tăng trưởng tín dụng lành mạnh
2.2.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011-2013
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNN&PTNT Chi nhánh Cẩm
Lệ từ năm 2011-2013
ĐVT: Triệu VNĐ
Trang 28(Nguồn: Trích từ Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011-2013)
Trang 29Để có được một loại hình kinh doanh phù hợp và như mong muốn thì ngườikinh doanh cũng rất mong muốn kết quả đem lại theo chiều hướng tốt, nên ngânhàng cũng phải làm sao với chi phí mà mình bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận khả quannhất Thông qua bảng số liệu 2.3 ta thấy Chi nhánh NHNo&PTNT Cẩm Lệ- ĐàNẵng trong giai đoạn 2011-2013 có kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Về lợi nhận: lợi nhuận của chi nhánh năm 2011 là 18,250 triệu đồng, năm
2012 là 20,380 triệu đồng, tăng 11.67% ứng với mức tăng là 2,130 triệu đồng so vớinăm 2011 Năm 2013, tổng lợi nhuận của chi nhánh là 18,450 triệu đồng, giảm9.69% ứng với mức giảm là 1,975 triệu đồng so với năm 2012, cụ thể là:
Tổng thu nhập của ngân hàng năm 2011 là 126,500 triệu đồng, sang năm
2012 tổng thu nhập của chi nhánh tăng thêm 5,800 triệu đồng, ở mức thu nhập là132,300 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4.58% so với năm 2011
Tuy nhiên đến năm 2013, tổng thu nhập của chi nhánh chỉ còn 108,055 triệuđồng, giảm đáng kể so với năm 2012 So với năm 2012, tổng thu nhập của ngânhàng giảm 24,245 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 18.33%
Trong đó doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng không cao, chỉchiếm trên 30% so với tổng thu nhập Nguồn thu chủ yếu của chi nhánh là từ cáckhoản thu khác, chiếm trên 67% so với các nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thutừ dịch vụ Thu nhập khác của chi nhánh cao hơn thu nhập từ hoạt động tín dụng là
do trong thời gian vừa qua nguồn vốn từ hoạt động huy động vốn nhiều nhưng hoạtđộng cho vay gặp nhiều khó khăn Các ngân hàng Việt Nam nói chung và chi nhánhnói riêng bị tác động tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM tại Việt Nam ở mức khá cao đặcbiệt là vào năm 2012, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tăng vọt, trong 9 thángđầu năm tỷ lệ này tăng khoảng 66% so với năm 2011 Do đó các ngân hàng thựchiện việc thắt chặt hoạt động cho vay, thực hiện chặt chẽ công tác thẩm định nhằmhạn chế các rủi ro có thể phát sinh Do vậy nguồn thu khác là phần chênh lệch từnguồn huy động và cho vay NH dùng để điều chuyển vốn về trụ sở chính Đây chínhlà thu nhập do thừa vốn tại ngân chi nhánh
Về chi phí của ngân hàng trong giai đoạn vừa qua có nhiều sự chuyển biếnthất thường Năm 2012, chi phí của chi nhánh tăng 3.39%, tức tăng 3,670 triệu đồng
so với chi phí năm 2011 Năm 2013, chi phí của chi nhánh giảm một lượng là22,270 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 19.9% so với chi phí năm 2012 Cụ
Trang 30thể là:
Chi phí trả lãi là khoản chi phí dung để chi trả lãi cho khách hàng gửi tiền,chi cho hoạt động phát hành giấy tờ có giá và chi trả khi đi vay vốn Tại chi nhánhkhoản chi này chỉ gồm chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng gửi tiền Năm 2011 chiphí trả lãi là 105,000 triệu đồng Sang tới năm 2012 số tiền chi trả lãi cho kháchhàng là 107,400 triệu đồng tăng 2.29% so với năm 2011 và tương ứng với mức tănglà 2,400 triệu đồng Việc chi trả lãi năm 2012 tăng so với năm 2011 là do doanh số
về huy động vốn tại chi nhánh tăng, do đó việc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàngtheo đó cũng tăng Năm 2013 khoản chi cho lãi giảm 21,300 triệu đồng, tương ứngvới tỷ lệ giảm là 19.83% so với năm 2012 Mặc dù số vốn từ tiền gửi tăng nhưngtăng không đáng kể, chỉ tăng ở mức 0.54%, cộng với việc lãi suất huy động giảm ởmức được cho là thấp nhất kể từ năm 2005 Do đó số tiền chi trả lãi của chi nhánhcho các khách hàng giảm
Các khoản chi khác chỉ chiếm trên 3% các khoản chi nhưng nó cũng là điềumà các ngân hàng quan tâm Các khoản chi khác năm 2012 tăng mạnh so với năm
2011 với mức tăng là 39.08% Năm 2013, chi phí này đã được giảm xuống 21.46%
so với năm 2012, giảm 970 triệu đồng Việc giảm chi phí này là do ngân hàng sửdụng các nguồn lực triệt để hơn, giảm thiểu lãng phí Các khoản chi khác là các chiphí cho các hoạt động thường xuyên của chi nhánh, là các chi phí chi cho việc trảlương nhân viên, chi phí mua sắm trang thiết bị, chi bảo hiểm, các khoản dự phòngrủi ro,…Mặc dù có xu hướng giảm nhưng chi nhánh cũng cần chú ý hơn đến cáckhoản này vì nó cũng tác động vào thu nhập của chi nhánh
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời gian vừa qua đạt kếtquả khá tốt, lãi hàng năm có xu hướng tăng trưởng cao khiến lợi nhuận theo đó tăngdần Khả năng sử dụng vốn của chi nhánh cũng đạt được kết quả tốt Tuy nhiên chinhánh cũng cần có nhều chính sách và biện pháp hơn nữa, tránh chủ quan dẫn tớinhững rủi ro ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh sau này, khi mà môitrường kinh doanh có nhiều sự biến động thất thường có thể dẫn tới nhiều rủi rohơn Do vậy, việc dự đoán biến động cũng như đề xuất một số biện pháp nhằm khắcphục những rủi ro có thể xảy ra chi nhánh cần đặc biệt chú ý, cũng như có sự thayđổi phù hợp với xu thế hiện đại
Trang 312.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HSXKD TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT QUẬN CẨM LỆ TỪ NĂM 2011 -2013
2.3.1 Quy định chung về cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng
2.3.1.1 Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc:
Vốn vay phải có mục đích và sử dụng đúng mục đích
Khi khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng thì khách hàng phải nêu rõ mụcđích sử dụng vốn trong hồ sơ xin vay vốn và khách hàng phải sử dụng vốn vay vàođúng mục đích mà khách hàng đã nêu ra Ngân hàng có quyền đình chỉ và thu hồinợ nếu phát hiện bên vay không thực hiện đúng cam kết về mục đích vay đã đượcký kết trước đó
Vốn vay phải có đảm bảo
Các tài sản làm đảm bảo phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên đi vay, phảiđảm bảo có giá trị và giá trị sử dụng, được thị trường chấp nhận Ngoài các tài sảnhữu hình, ngân hàng còn cho khách hàng vay bằng hình thức đản bảo khác màkhông sử dụng tài sản của bên đi vay như hình thức tín chấp, bảo lãnh…
Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi
Đến thời hạn kết thúc khoản vay, người đi vay sẽ phải thực hiện nhiệm vụ trả
cả gốc và lãi đã vay, các chi phí (nếu có) cho ngân hàng
2.3.1.2 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng theo mức lãi suất của Thống đốchoặc giám đốc ngân hàng quyết định nhưng không vượt quá lãi suất trần do NHTWquy định trong từng thời điểm, thời kỳ
Mức lãi suất cho vay cụ thể do giám đốc chi nhánh ngân hàng cho vay quyđịnh, nhưng không quá giới hạn trần lãi suất huy động vốn trên địa bàn nhằm bùđắp chi phí quản lý
2.3.1.3 Điều kiện vay
Để được vay vốn NHNo&PTNT, khách hàng phải thỏa mãn một số tiêu chínhất định theo quy định của Pháp luật cũng như các quy định của NHNo&PTNTtrên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng NHNo&PTNTnơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Trang 32a, Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật.
Đối với hộ sản xuất: có cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn nơi ngân hàngcho vay đóng trụ sở Nếu ngoài địa bàn, giám đốc sở Giao dịch, chi nhánh cấp I sẽquyết định
Đại diện hộ sản xuất đến giao dịch với ngân hàng cho vay là chủ hộ hoặc đạidiện chủ hộ có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự
b, Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, không vi phạm pháp luật, phùhợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với mụcđích được giao, thuê, khoán quyền sử dụng mặt đất, mặt nước
c, Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có tính hiệu quả
d, Có khả năng tài chính đảm bảo bảo trợ trong thời gian cam kết:
Vốn tự có
Vốn tự có tính cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng kỳcho phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với hoạt động cho vay vốn ngắnhạn với hộ sản xuất tối thiểu 10% nhu cầu vốn theo khoản 2 điều 13 quyết định666/QĐ-HĐQT-TDHo
Trường hợp khách hàng có độ tín nhiệm cao, vốn tự có cần thiết có thể thấphơn
Kinh doanh có hiệu quả: đảm bảo sinh lời trong quá trình sản xuất, kinhdoanh Nếu việc kinh doanh xảy ra tình trạng lỗ, khách hàng vay cần có phương ánkhắc phục lỗ hiệu quả, đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết
Không có nợ khó đòi, quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng
e, Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủvà NHNo&PTNT Việt Nam
Tài sản đảm bảo có thể là động sản hoặc bất động sản:
- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất;
- Sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác;
- Vàng , bạc, đá quí;
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật
f, Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả hoặc có phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với các quy định
Trang 33của pháp luật Có phương án dự trù nếu có rủi ro xảy ra với hoạt động sản xuất kinhdoanh.
2.3.2 Quy trình cho vay
Để thực hiện hoạt động cho vay với các khách hàng thì quy trình cho vayđược xây dựng nhằm đạt được tính hiệu quả đối với hoạt động cho vay, một quytrình cho vay mang thống nhất, liên tục, không thiếu sót sẽ giúp ngân hàng kiểmsoát được khoản vay, hạn chế được một số rủi ro CBTD cần thực hiện đầy đủ và tốtcác bước trong quy trình cho vay nhằm đạt được kết quả cao nhất và có được nhữngkhách hàng tốt cho ngân hàng Quy trình cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinhdoanh tại NHNo&PTNT được thực hiện qua 7 bước theo sơ đồ 2.2
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình cho vay ngắn hạn đối với HSXKD tại
NHNo&PTNT chi nhánh Cẩm Lệ
(Nguồn: Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT)
Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ
sơ vay vốn.
a Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu:
Cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro (CIF) thực hiện đăng kýthông tin và cấp mã số giao dịch cho khách hàng theo quy định hiện hành củaNHNo&PTNT Việt Nam (nếu khách hàng chưa có mã số giao dịch)
Cung cấp danh mục sản phẩm, dịch vụ của NHNo Việt Nam và phối hợp vớicác bộ phận có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụngdịch vụ (nếu có nhu cầu sử dụng)
1 Tiếp nhận hồ sơ,tư
vấn và hướng dẫn
khách hàng lập hồ sơ
5 Kiểm tra/ kiểm soát hồ sơ và giải ngân
2 Thẩm định các điều kiện vay, phương án vay vốn 3 Xét duyệt cho vay
4 Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng
6 Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý
phát sinh
7 Thanh lý hợp
đồng tín dụng và
giải chấp TSĐB
Trang 34b Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với NHNo Việt Nam:
Nhân viên tín dụng tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn; phương án SXKD Hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện các loại hồ sơ theo quy định, bổsung thông tin khách hàng (nếu có)
Hướng dẫn khách hàng mua bảo hiểm (bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểmvật chất đối với phương tiện cơ giới, bảo hiểm khác)
Khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng cần thu thập những thông tin cơbản sau:
- Tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu, số thành viêntrong gia đình, nhân thân người đại diện chủ hộ;
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, quy mô hoạt động;
- Năng lực quản lý, định hướng, phương thức sản xuất kinh doanh;
- Tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính;
- Khả năng sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của NHNo Việt Nam;
- Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, đồng tiền vay, thời gian vay,nguồn trả nợ, đồng tiền trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay;
- Những yêu cầu khác (thanh toán, thẻ, dịch vụ khác) của khách hàng đối vớingân hàng
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, cán bộ tín dụng chọn lọc các thông tincủa khách hàng; đồng thời khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng(CIC), Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro để làm cơ sở đánh giá, phân tích, thẩmđịnh và lập báo cáo thẩm định cho vay
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay.
a Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng:
Trường hợp hồ sơ chưa đủ, chưa đúng theo quy định của NHNo&PTNT ViệtNam thì đề nghị khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
Trường hợp hồ sơ và điều kiện vay không đáp ứng theo qui định củaNHNo&PTNT Việt Nam thì lập thông báo từ chối cho vay trình người có thẩm quyềnký, gửi cho khách hàng, đồng thời cập nhật các thông tin cần thiết theo quy định hiệnhành
Trường hợp điều kiện vay, hồ sơ vay đáp ứng đầy đủ theo qui định của
Trang 35NHNo Việt Nam, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện:
- Đăng ký các thông tin vào hệ thống IPCAS;
- Tham khảo kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng (nếu có);
- Báo cáo Trưởng phòng Tín dụng/Phòng Kế hoạch kinh doanh để phối hợpvới các bộ phận có liên quan cân đối nguồn vốn cho vay; cân đối nguồn ngoại tệ(nếu có), kiểm tra giới hạn tín dụng còn hay đã hết
- Sau khi có ý kiến chấp thuận của Trưởng phòng, tiến hành thẩm định và lậpbáo cáo thẩm định cho vay
b Thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay
Căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng, kết quả điều tra, thu thập các thôngtin CBTD thực hiện thẩm định các nội dung sau:
Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của phápluật
Mục đích vay vốn
Thẩm định khả năng, năng lực tài chính, của khách hàng
Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất,kinh doanh, dịch vụ
Phương án vay vốn
Thẩm định về đảm bảo tiền vay
Đánh giá tình hình khách hàng quan hệ với ngân hàng và lợi ích ngânhàng được hưởng
Sau khi thực hiện thẩm định và đánh giá, CBTD thực hiện lập báo cáo thẩmđịnh cho vay, kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay kèm báo cáo thẩmđịnh trình trưởng phòng xem xét
Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, Trưởng phòng/tổtrưởng tổ tín dụng có trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quyđịnh củaNHNo Việt Nam; nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoànthiện
Giám đốc chi nhánh thực hiện phê duyệt lại hợp đồng tín dụng
Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh:
- Nếu đủ điều kiện và đồng ý cho vay thì Phòng Tín dụng lập tờ trình và gửi
Trang 36kèm hồ sơ vay lên NHNo&PTNT cấp trên trực tiếp để xem xét phê duyệt dự án vayvốn vượt quyền phán quyết.
- Căn cứ phê duyệt của NHNo&PTNT cấp trên, chi nhánh thực hiện:
+ Nếu không được chấp thuận cho vay: cán bộ tín dụng lập thông báo bằngvăn bản trình giám đốc ký, gửi cho khách hàng biết lý do từ chối cho vay và nhậpcác thông tin cần thiết vào hệ thống
+ Nếu cho vay có điều kiện: Cán bộ tín dụng đề nghị khách hàng bổ sung hồ
sơ, tài liệu, giải trình theo yêu cầu và tuân thủ các điều kiện theo quy định
Thời gian thẩm định, quyết định cho vay: thực hiện theo quy định hiện hànhcủa NHNo&PTNT Việt Nam
Bước 4: Hoàn chỉnh các hồ sơ, ký kết hợp đồng
Ngân hàng thực hiện hoàn chỉnh dự thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảođảm tiền vay theo mẫu và tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng
Bước 5: Kiểm tra/ kiểm soát hồ sơ, giải ngân và giám sát sau khi cho vay
a Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân
Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã côngchứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho hoặc gửi giữ tài sản(nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản), cán bộ tín dụng tiếp nhận lại hồ sơ, kiểm tralại lần cuối
Nếu đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu thì thực hiện nhập các thông tin cần thiếtvào hệ thống và phối hợp cùng cán bộ có liên quan thực hiện giải ngân
Tùy trường hợp cụ thể, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp hoáđơn chứng từ hoặc bảng kê chứng từ có liên quan, phù hợp với mục đích vay vốn đểkiểm tra trước khi giải ngân
b Giải ngân tiền vay:
Trước khi giải ngân phải yêu cầu khách hàng ký nhận trên giấy nhận nợ hoặcphụ lục hợp đồng
Thực hiện việc lưu giữ bộ hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo&PTNTViệt Nam
c Giám sát sau khi cho vay
Cán bộ được giao theo dõi khoản vay có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc trả
Trang 37nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ Các khoản nợ đến hạn đều phải lậpthông báo gửi cho khách hàng trước 05 ngày làm việc so với ngày đến hạn nợ.
Việc kiểm tra sau khi cho vay theo định kỳ hoặc đột xuất do giám đốcNHNo&PTNT nơi cho vay quyết định
Các trường hợp bắt buộc phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên:
- Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ
- Khoản nợ quá hạn hoặc khả năng trả nợ không bảo đảm
- Các khoản nợ đã phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao (nhóm 3,4,5)
Kết quả kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cơ sở đểphân loại nợ và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định
Căn cứ vào các quy định hiện hành, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phảithường xuyên, định kỳ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiềnvay của khách hàng, kiểm tra định kỳ sau khi cho vay với các nội dung sau:
- Số lượng khách hàng phải kiểm tra định kỳ/tổng số khách hàng;
- Mức dư nợ của khách hàng từ bao nhiêu triệu đồng trở lên thì phải kiểm tra;
- Chậm nhất sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận tiền vay thì phải kiểm tra;
- Những nhóm nợ hoặc khách hàng cần phải kiểm tra định kỳ
Tuỳ theo điều kiện và tình hình cụ thể, giám đốc NHNo&PTNT nơi cho vayquyết định các biện pháp kiểm tra đột xuất đối với một hoặc một số khoản vay
Việc kiểm tra sau khi cho vay phải được lập thành biên bản và lưu cùng hồ
sơ tín dụng
Bước 6: Thu nợ gốc, lãi tiền vay và phí
Khi đến hạn của khoản vay, ngân hàng thực hiện hoạt động thu nợ Nếukhách hàng trả nợ đúng hạn thì ngân hàng thực hiện tiếp tục các bước tiếp theo
Nếu khách hàng không thể trả nợ thì thực hiện việc gia hạn nợ (nếu kháchhàng có đơn xin gia hạn nợ và được ngân hàng đồng ý), hoặc chuyển sang nợ quáhạn Nợ quá hạn sẽ được phân loại dựa vào thời gian quá hạn nợ của khách hàng
Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khách hàng gặp khókhăn về tài chính, được Chính phủ, NHNN thông báo cho khoanh nợ, xoá nợ,NHNo&PTNT nơi cho vay hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo hướng dẫn củaNHNo&PTNT Việt Nam gửi ngân hàng cấp trên trực tiếp để xem xét cho khoanhnợ, xoá nợ
Trang 38NHNo&PTNT nơi cho vay chỉ thực hiện khoanh nợ, xoá nợ cho khách hàngkhi nhận được thông báo của ngân hàng cấp trên.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải tỏa tài sản bảo đảm
Khi khách hàng trả hết nợ cho ngân hàng thì nhân viên giao dịch phối hợpvới nhân viên tín dụng kiểm tra kỹ lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tranh thusót, thu dư và sau đó thực hiện việc thu vốn và thu lãi tiền vay
Nhân viên tín dụng trình ban lãnh đạo ký thanh lý và lưu trữ lại hồ sơ tíndụng của khách hàng vay
Cuối cùng ngân hàng thực hiện giải tỏa TSĐB và giao lại các giấy tờ liênquan đến tài sản đảm bảo cho khách hàng
Thông qua việc phân tích quy trình cho vay trên chúng ta có thể thấy quytrình cho vay HSXKD tại chi nhánh khá chặt chẽ, nếu thực hiện tốt và đầy đủ cácbước trong quy trình thì sẽ hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến hoạt động cho vayngắn hạn đối với HSXKD Do vậy, các CBTD và lãnh đạo chi nhánh cần tích cựchơn trong quá trình thực hiện cho vay đối với khách hàng
2.3.3 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh năm 2011-2013 của Chi nhánh NHNN&PTNT quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng
2.3.3.1 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh
trong cho vay chung tại Chi nhánh NHNN&PTNT quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng
Cho vay ngắn hạn đối với HSXKD có vai trò khá lớn trong công cuộc pháttriển kinh tế xã hội của địa phương Do đó nghiên cứu công tác cho vay ngắn hạnđối với HSXKD trong các chỉ tiêu cho vay chung tại chi nhánh là rất cần thiết
Nhìn vào bảng số liệu 2.4 ta thấy:
Xét doanh số cho vay: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSXKD chiếm tỷ trọngtrên 20% doanh số cho vay ngắn hạn Riêng năm 2011, tỷ trọng cho vay ngắn hạnđối với HSXKD chiếm tỷ trọng là 22.13% trên tổng doanh số cho vay trong ngắnhạn Tỷ trọng này sang tới năm 2012 chỉ còn chiếm 20.86% và năm 2013 là 21.44%
so với doanh số cho vay ngắn hạnDoanh số cho vay ngắn hạn đối với HSXKD năm
2012 so với năm 2011 tăng 25,870 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 38.96%.Năm 2013 doanh số này tăng thêm 57,753 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 55% so