nghĩa vụ giám sát tài chính của chủ sở hữu Nhà nước ở Việt Nam: a. Kết quả đã đạt được
Đánh giá, nhận ra đầy đủ vai trò của các chủ thể trong hoạt động giám sát tài chính: hệ thống giám sát tài chính hiện tại đã có mặt khá đầy đủ các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan tới giám sát tài chính các tập đoàn kinh tế:
Về vị trí của các chủ thể giám sát: cơ chế giám sát hiện nay đã đề cập tới quyền và nghĩa vụ giám sát tài chính đối với các chủ thể cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Ban giám đốc: là những người điều hành các tập đoàn kinh tế, việc giám sát và nắm rõ được tình hình tài chính của tập đoàn là yêu cầu bắt buộc: nó giúp cho ban giám đốc có thể: quản trị rủi ro tài chính, ngăn chặn từ đầu các dấu hiệu xấu: nợ khó đòi vượt quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp; hoạch định các chiến lược tài chính về ngắn, trung, dài hạn, ngoài ra còn xác định kế hoạc tài chính cho các chương trình, các dự án của tập đoàn
Hội đồng quản trị: đại diện cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp, để đề ra được các đường lối, phương hướng phát triển đồng thời đánh giá được hiệu quả làm việc của các tập đoàn thì việc giám sát tài chính cũng là hoạt động cần thiết
Bộ tài chính: đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, một mặt Bộ tài chính là cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp trong đó có các tập đoàn kinh tế nhưng mặt khác bộ tài chính cũng là cơ quan quản lý vốn của nhà nước, và một phần trong số đó đang nằm tại các tập đoàn.Do đó, việc giao chức năng giám sát tài chính cho Bộ Tài Chính là hợp lý xét theo năng lực hiện tại thì chỉ Bộ tài chính là cơ quan phù hợp để đảm nhiệm.
Cơ quan
Về cơ bản, đã có sự định hình bước đầu về cơ chế phân công, phân cấp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước về vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty.
b. Hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên, bên cạnh các điểm đã đạt được trong việc phân cấp giám sát, vẫn còn tồn tại 1 số thiếu sót và cần hướng khắc phục.
- Việc phân công, phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn, tổng công ty còn những điểm chưa hợp lý, chưa làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND trong quản lý, giám sát việc sử dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn.
Nhiều cơ quan nhà nước có trách nhiệm còn chưa nắm được một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin về vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty. Một số Bộ, Ủy ban nhân dân chưa nắm được đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty trong khi Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài chính và chỉ tham gia quản lý vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty một cách gián tiếp thông qua các báo cáo của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tập đoàn, tổng công ty.
- Các tập đoàn có lượng đầu tư khổng lồ, số lượng đơn vị thành viên lớn. Sổ sách và các vấn đề của một tập đoàn, ngay cả một lãnh đạo của chính tập đoàn đó, nếu được phân lĩnh vực cũng chưa chắc nắm hết. Trong khi đó, hiện tại về phía chủ sở hữu nhà nước, chức năng giám sát vẫn được phân cho bộ tài chính, việc chỉ để
chức năng giám sát là 1 trong các chức năng của Bộ Tài Chính khiến cho không đủ nguồn lực dành cho hoạt động giám sát.
Công tác giám sát thường chỉ dựa vào báo cáo của các tập đoàn và các cơ quan kiểm toán, các cơ quan chức năng khác, việc giám sát chắc chắn không thể thực hiện thường xuyên và theo sát tình hình tài chính tại các tập đoàn.Tần suất giám sát như vậy chưa đủ, không đảm bảo có thể phát hiện nhanh, kịp thời các vấn đề của tập đoàn để điều chỉnh. Vì vậy đã đến lúc nên nghĩ tới việc tạo một thiết chế chuyên giám sát các tập đoàn nhà nước.
Các cuộc giám sát bị "khống chế" bởi thời gian và lực lượng chuyên gia tham gia, nên để nắm và hiểu thực tế của doanh nghiệp cũng đã là một nhiệm vụ rất khó, chưa kể đến còn có sự khác nhau về phương pháp đánh giá và kỹ năng đánh giá. Trong đó, đặc biệt là các đánh giá về thực trạng kinh doanh, thực trạng tài chính của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.
Về việc thành lập một cơ quan chuyên trách nhiệm vụ giám sát tài chính,vấn đề này đã được nhắc đến và thảo luận rất nhiều trong thời gian gần đây, nội dung chủ yếu nói đến thực trạng hiện tại nhiệm vụ của nó vẫn nằm trong bộ tài chính, 1 cơ quan chuyên trách- khi được thành lập- nhiệm vụ chủ yếu của nó sẽ là giám sát tài chính các tập đoàn kinh tế nhà nước.Việc tách ra thế không đơn thuần chỉ là thay đổi về hình thức ( từ 1 bộ phận ra đứng độc lập) mà còn cả về chất lượng vì khi đứng độc lập nhân lực,nguồn tài chính,quyền hạn cũng sẽ được phân định rõ và sẽ được tăng lên.
Nhìn sang mô hình của các nước khác,Singapore đã có G&I, Trung Quốc có SASAC, và đặc biệt là G&I với chức năng giám sát phần vốn của nhà nước,hiện Việt Nam đã có SCIC để quản lý nguồn vốn nhà nước, vậy cũng cần có 1 cơ quan chuyên trách để giám sát phần vốn đó và 1 trong những nhiệm vụ chủ yếu là giám sát tài chính đối với các tập đoàn kinh tế
Bộ tài chính hiện tại đã có Cục tài chính doanh nghiệp để đảm nhiệm vấn đề quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và thực hiện 1 phần quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng vai trò của Cục đối với chức năng giám sát của Bộ Tài chính theo tìm hiểu dường như không có hoặc là do không được nhắc đến.Bên cạnh đó, nếu Cục tài chính doanh nghiệp đã đảm nhiệm việc giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp thì cũng không nên để Cục đảm nhiệm 1 phần quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước
tại các doanh nghiệp bởi như vậy, có thể xem là việc đánh giá của Cục gần như là giống với Hội đồng quản trị tại các tập đoàn.Cần phải có 1 cơ quan tách biệt,không liên quan tới việc quản lý để thực hiện giám sát, có như vậy mới đảm bảo tính khách quan của các kết quả giám sát.
- Nhiệm vụ của bộ tài chính là ban hành cơ chế giám sát tài chính đối với mọi thành phần kinh tế nhưng hiện nay cơ chế mà bộ tài chính đưa ra đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước (có vị trí quan trọng) vẫn còn nhiều thiếu sót, những thiếu sót này sẽ được nói đến cụ thể trong các nội dung sau của hoạt động giám sát tài chính.
- Phương thức giám sát tài chính hiện nay của bộ tài chính vẫn dựa vào các báo cáo tài chính là chủ yếu, trong khi đó, vấn đề kiểm toán các báo cáo tài chính vẫn được giao cho kiểm toán nhà nước.Tuy nhiên, tần suất của kiểm toán nhà nước vẫn còn rất thưa, không thể kiểm toán hết tất cả các tập đoàn.Hiện tại,tần suất kiểm toán đối với các tập đoàn đang được chuyển từ 5 năm xuống còn 3 năm.Tuy nhiên khoảng thời gian này vẫn là quá dài.
- Hiệu quả giám sát của bộ tài chính vẫn thấp, quá trình phát triển của các tập đoàn kinh tế cùng với vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế, tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các tập đoàn kinh tế dù đánh giá chung là luôn có tình hình tài chính khá tốt vẫn có những lúc gặp khó khăn về tài chính, điều này đặt ra dấu hỏi về công tác giám sát, đánh giá để cảnh báo trước các khó khăn này
2.2.2 Cơ chế giám sát việc tạo lập và huy động vốn: 2.2.2.1 Cơ sở pháp lý
Cơ chế giám sát việc tạo lập và huy động vốn của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện tại dựa vào các quy chế về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước: 199/2007 và 09/2009, chúng ta sẽ xem xét lại 1 số vấn đề cơ bản của việc tạo lập và huy động vốn trước khi tìm hiểu về cơ chế giám sát về hoạt động này của tập đoàn hiện nay:
a. Đối tượng giám sát
- Vốn chủ sở hữu,hiện tại công ty mẹ của các tập đoàn đều đang là công ty nhà nước, sắp tới khi chuyển đổi sang hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005 thì các công ty mẹ này sẽ chuyển thành các công ty TNHH 1 thành viên có chủ sở hữu nhà nước, do vậy nguồn vốn trong các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện tại ta chỉ xem xét
đến nguồn vốn từ nhà nước.
Nguồn vốn của chủ sở hữu nhà nước tại các tập đoàn hiện được Bộ tài chính, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao vốn nhà nước đầu tư cho các công ty nhà nước mới thành lập, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty mẹ sẽ là người đứng ra nhận số vốn được giao.Vốn của nhà nước sẽ giao cho các tập đoàn tại thời điểm các tập đoàn kinh tế nhà nước được thí điểm thành lập.Sẽ không tổ chức giao vốn lại cho các tập đoàn.Khi các tập đoàn nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào, nhận thêm doanh nghiệp thành viên thì không tổ chức giao, nhận vốn lại mà chỉ điều chỉnh vốn nhà nước tại công ty nhà nước tương ứng với số vốn của các doanh nghiệp này trong báo cáo tài chính của các công ty nhà nước và tập đoàn kinh tế nhà nước.
- Nguồn vốn huy động bên ngoài hay nguồn vốn vay:
Hiện tại hoạt động này đang được quy định tại điều 17 Luật DNNN 2003: Các tập đoàn kinh tế nhà nước được quyền huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn của tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của tập đoàn.
Việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài, như sau :
Các tập đoàn thực hiện các khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải bảo đảm đủ các điều kiện sau:
1. Được ngân hàng Nhà nước xác nhận khoản vay nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài được duyệt.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng bình thường (không có nợ thuế với ngân sách Nhà nước, không có nợ quá hạn với các cơ quan, đơn vị trong nước và nước ngoài...).
3. Phải có sự đánh giá, xét duyệt phương án và chấp thuận mức vay vốn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp địa phương) và Bộ trưởng Bộ chủ quản (đối với doanh nghiệp Trung ương).
4. Được Ngân hàng đồng ý bảo lãnh, nếu bên cho vay yêu cầu phải có bảo lãnh.
Bên cạnh đó, để có thể quản lý được các nguồn vốn huy động từ bên ngoài, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Tập đoàn, hiện tại có 1 số quy định sau:
Đối với các khoản nợ phải trả, tập đoàn có trách nhiệm:
1. Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả gồm cả các khoản lãi phải trả; 2. Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của công ty nhà nước, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn;
3. Đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tập đoàn kinh tế nhà nước phải hạch toán toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh (tăng hoặc giảm tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và thời điểm ghi sổ kế toán) của số dư nợ phải trả vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.
b. Chỉ tiêu giám sát
i. Khả năng thanh toán nợ đến hạn
Về vấn đề giám sát quá trình tạo lập và huy động vốn,thực trạng hiện nay giám sát tài chính cho hoạt động này chủ yếu nhắm tới việc đảm bảo khả năng trả nợ của các tập đoàn kinh tế.Theo QĐ 224, còn chỉ tiêu để đánh giá về việc huy động vốn của tập đoàn kinh tế là nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn:
- Nợ phải trả quá hạn: là các khoản nợ đã quá thời hạn cam kết thanh toán cho các chủ nợ. Việc xác định nợ phải trả quá hạn căn cứ vào thời hạn thanh toán ghi trên khế ước vay nợ, hợp đồng kinh tế hoặc các chứng từ cam kết khác.
- Khả năng thanh toán nợ đến hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tổng giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn so với tổng số nợ ngắn hạn gồm cả nợ dài hạn đã đến hạn và được tính toán theo công thức sau:
Khả năng thanh toán nợ đến hạn = Tài sản lưu động hiện có Nợ ngắn hạn
Trong đó:
+ Tài sản lưu động hiện có được xác định là số dư cuối kỳ của toàn bộ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (mã số 100 Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01- DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
+ Nợ ngắn hạn: bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả (mã số 310 Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Đối với chỉ tiêu này các mức đánh giá sẽ là:
a) Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1: xếp loại A;
b) Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến 1: xếp loại B;
c) Doanh nghiệp có nợ phải trả quá hạn hoặc hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5: xếp loại C.
Từ việc đánh giá cho các doanh nghiệp trong tập đoàn ( công ty thành viên, công ty nhà nước góp vốn chi phối), kết hợp với các chỉ tiêu còn lại được quy định trong quyết định 224/2006 của thủ tướng chính phủ, các Tập đoàn sẽ được đánh giá, xếp loại.
ii. Các chỉ tiêu về đòn bẩy
Một chỉ tiêu khác cũng đã được xem xét tới đó là các chỉ tiêu về đòn bẩy, các chỉ tiêu này đã được yêu cầu nêu rõ trong các báo cáo về tình hình vốn và tài sản của các tập đoàn , các chỉ tiêu về đòn bẩy bao gồm: