Cơ sở pháp lý:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 63)

Việc phân chia thực hiện các chức năng của hoạt động giám sát tài chính của các tập đoàn hiện đang được quy định trong quyết định số 224 của thủ tướng chính phủ.Tiếp cận dưới giác đụ chủ thể giám sát, hoạt động giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước được phân chia ra thành:

1. Giám sát tài chính trong nội bộ tập đoàn :đây là hình thức giám sát

của ban giám đốc tập đoàn.

a. Chủ thể thực hiện

Ban giám đốc thực hiện chức năng giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thông qua các phòng, ban, phân xưởng, tổ đội hoặc các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.Và trong các mặt nói trên hoạt động tài chính của các đơn vị nằm trong tập đoàn luôn cần được nắm rõ.

Ban giám đốc giám sát diễn biến về hoạt động tài chính của tập đoàn để phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc và ngăn chặn, khắc phục những vi phạm, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh; đưa ra các quyết định về quản lý tài chính, các biện pháp xử lý, hoặc kiến nghị với chủ sở hữu (đại diện chủ sở hữu nhà nước) , với cơ quan chức năng của Nhà nước quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp.

c. Nội dung giám sát

Thứ nhất, ban giám đốc cần giám sát việc huy động, sử dựng và phân phổi các nguồn lực của tập đoàn bao gồm công ty mẹ cùng các đơn vị thành viên bao gồm: tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn lực khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;

Thứ hai, giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng vay và sử dụng vốn vay của tập đoàn; tình hình cung ứng, phân bổ tiền vốn, nguyên vật liệu, hàng hoá, lao động cho các bộ phận của tập đoàn cũng trong quá trình hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng; tình hình thực hiện các hợp đồng mua, bán tài sản và hợp đồng kinh tế khác.

Thứ ba,kiểm tra độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính, báo cáo khác và các thông tin kinh tế - tài chính theo quy định hiện hành. Phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của tập đoàn;

d. Phương thức giám sát

Ban giám đốc có thể giám sát tình hình tài chính của tập đoàn thông qua các phương thức sau:

- Giám sát thông qua các báo cáo của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.

- Thông qua kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của tập đoàn để thực hiện giám sát.

- Trực tiếp kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các phòng, Ban, phân xưởng tổ đội, xí nghiệp và bộ phận chuyên môn và người lao động.

2. Giám sát của chủ sở hữu i. HĐQT các tập đoàn

a. Chủ thể thực hiện

Là các thành viên Hội đồng quản trị của công ty mẹ, đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại tập đoàn,Các thành viên hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị (là Chủ tịch Tập đoàn) do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm

b. Mục đích giám sát

Với cương vị là người đại diện chủ sở hữu của nhà nước tại tập đoàn, HĐQT thực hiện giám sát thường xuyên, có hệ thống các hoạt động và quản lý tài chính của tập đoàn để nắm bắt kịp thời, đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại và có giải pháp khắc phục, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dựng vốn của tập đoàn.

c. Nội dung giám sát

Việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được giao, chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của Tập đoàn; xem xét tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng thanh toán nợ của tập đoàn kinh tế nhà nước;

Việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Điều lệ của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu liên quan đến quyền chủ sở hữu đối với hoạt động tài chính cũng như hoạt động kinh doanh nói chung;

Tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ trong tập đoàn.

d. Phương thức giám sát

Đối với HĐQT, các phương thức sau đây được sử dụng:

- Giám sát thông qua thông tin trên các Báo cáo của ban giám đốc công ty, trong đó quan trong nhất là báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính, ngoài ra còn có các báo cáo khác.

- Thông qua Ban kiểm soát của tập đoàn, HĐQT thực hiện giám sát theo nội dung giám sát của HĐQT công ty nhà nước đối với công ty thành viên.

- Trực tiếp làm việc với Ban giám đốc công ty thành viên hạch toán độc lập, Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty và giám đốc công ty TNHH một thành viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác hoặc người đại diện theo uỷ quyền.

e. Chế độ báo cáo

- HDQT của tập đoàn có trách nhiệm lập báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp và gửi tới Bộ Tài chính, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt báo cáo giám sát phải gửi tới Thủ Tướng Chính Phủ.

ii. Bộ Tài chính:

Thời điểm hiện tại bộ tài chính là cơ quan quản lý vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ quan quản lý nhà nước có chức năng giám sát tài chính.

Hiện tại ở BTC đã có Cục Tài chính doanh nghiệp với các nhiệm vụ: giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công, phân cấp và uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Trong đó, ở nhiệm vụ thực hiện 1 số quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có 2 nhiệm vụ cụ thể sau:

• Tổ chức thực hiện quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt

động của các doanh nghiệp nhà nước.

• Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu

nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp nhà nước.

• Tuy nhiên đồng thời với nhiệm vụ này, cục TCDN cũng đảm nhiệm luôn

nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp:

• Tham gia xây dựng và Hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính doanh nghiệp, về quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

• Tổng hợp đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; dự báo, đề xuất các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hội nhập của doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả chi ngân sách cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó Cục cũng là đơn vị quản lý các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp: Quản lý, điều hành Quỹ hỗ trợ sắp xếp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và các quỹ tài chính khác để hỗ trợ doanh nghiệp và Tổng hợp, giám sát việc quản lý các quỹ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, của các Hội và Hiệp hội ngành hàng

Về nhiệm vụ giám sát tài chính đối với các tập đoàn kinh tế của Bộ Tài Chính có các nội dung sau:

a) Mục đích giám sát

Bộ tài chính thực hiện giám sát tài chính đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại tập đoàn; đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Nội dung quản lý, giám sát tài chính của Bộ tài chính bao gồm:

- Việc bảo toàn và phát triển vốn;

- Tình hình và kết quả hoạt động tài chính;

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước;

- Hiệu quả đầu tư và kinh doanh;

- Chi phí tiền lương;

- Vay, nợ và khả năng thanh toán nợ;

- Vốn điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu vốn điều lệ;

c) Các phương thức giám sát:

- Giám sát thông qua các thông tin trên các Báo cáo của HĐQT, Tổng giám đốc của tập đoàn về thực hiện chức năng quản lý, điều hành; báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác hoặc người đại diện theo uỷ quyền về thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao; báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính và các báo cáo khác.Đồng thời, Bộ tài chính cũng thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên

- Thông qua các Sở, Ban, ngành của UBND cấp tỉnh hoặc các Cục, Vụ trơng cơ quan Bộ để giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện giám sát theo nội dung giám sát của chủ sở hữu tập đoàn.

- Trực tiếp làm việc với HĐQT, Tổng giám đốc tập đoàn, người đại diện hoặc người đại diện theo uỷ quyền phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.

- Trên cơ sở báo cáo của HĐQT, Ban giám đốc và thông qua các nguồn thông tin thu thập được trong quá trình giám sát, Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh về tình hình quản lý, sử dụng vốn, phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ.

d) Chế độ báo cáo

- Bộ Tài Chính có trách nhiệm gửi kết quả giám sát về tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ và khả năng thanh toán nợ của các TĐKTNN đến Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tổng hợp, phân tích đánh giá chung về kết quả giám sát, tình hình hoạt động của TĐKTNN đề báo cáo thủ tướng chính phủ.

- Hướng dẫn nội dung, chế độ báo cáo kết quả giám sát của chủ sở hữu theo quy chế này.

3. Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước:

Chủ thể giám sát:

- Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện bởi các Bộ quản lý ngành, Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh; việc giám sát được thực hiện theo các chức năng của từng đơn vị, tránh việc chồng chéo gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp.

Mục đích giám sát

- Hoạt động giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại TĐKT; đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nội dung giám sát

- Việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại TĐKT và đánh giá về tình hình, hiệu quả hoạt động của các TĐKT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w