•Cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn:
Mối quan hệ phức tạp giữa các thành viên trong tập đoàn đòi hỏi phải có một cơ chế hợp lý, thống nhất để quản lý chúng. Mô hình tập đoàn hiện nay thường gặp nhất là mô hình công ty mẹ - công ty con, tức là dựa trên cấu trúc sở hữu vốn. Do đó cốt lõi của cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn cũng chính là cơ chế quản lý vốn. Hiện nay, cơ chế này đã được ban hành thành quy chế để áp dụng cho các công ty nhà nước và phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp khác tại Nghị định 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Hoạt động giám sát sẽ chỉ có tác dụng tích cực khi đã xây dựng được một cơ chế quản lý tài chính thực sự hợp lý. Nếu cơ chế quản lý đã chồng chéo, cồng kềnh, bất hợp lý, gây thất thoát tài sản của nhân dân thì dù giám sát tốt đến mấy cũng trở nên vô nghĩa.
Xây dựng một cơ chế quản lý tài chính hợp lý, tinh giản, cập nhập cho các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đang là một bài toán nan giải hiện nay, bởi các quan hệ kinh tế trong nội bộ tập đoàn cũng như giữa tập đoàn và bên ngoài tập đoàn đang không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng phức tạp hơn.
•Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám sát tài chính
o Hành lang pháp lý:
Thực tế cho thấy rằng, những nước có hành lang pháp lý ổn định, rõ ràng thì hoạt động quản lý và giám sát đều dễ dàng hơn tại những nước còn lại.
Các luật, lệ phải đạt mức độ hoàn chỉnh, hợp lý để có thể tạo ra sự công bằng cho tất cả các chủ thể kinh tế trong hoạt động kinh doanh.
Các luật, lệ này cũng phải được xây dựng trên nguyên tắc linh hoạt, bao
quát tất cả các tình huống xảy ra để có thể điều chỉnh kịp thời với sự phát triển của các quan hệ kinh tế.
Việc tuân thủ luật, lệ phải được cơ quan chức năng giám sát một cách công
khai, minh bạch. Nhân dân, những người chủ thực sự của tài sản nhà nước, có quyền giám sát và quyền tiếp cận thông tin về kết quả quản lý, giám sát của Chính phủ.
Pháp luật và các quy định cần được giáo dục cho người dân để nâng cao
nhận thức và hiểu biết.
o Ý chí của nhà cầm quyền:
Điều quan trọng nhất, cần thiết nhất trong hoạt động giám sát nói chung là
sự kiên quyết, công khai, chính trực, minh bạch từ phía chủ thể giám sát. Trong trường hợp chủ thể giám sát tài chính các TĐKTNN chính là chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu nhà nước, những người vừa chịu trách nhiệm quản lý vừa chịu trách nhiệm giám sát thì yếu tố này là điều kiện tiên quyết và khó khăn nhất để có thể thành công trong giám sát.
Vì giám sát tài chính các TĐKTNN có tầm quan trọng như vậy nên Chính
phủ cần có kế hoạch phân bổ nguồn lực và chính sách đầu tư phát triển cho cơ quan giám sát hết sức thận trọng. Bất kể một sự dư thừa hay thiếu hụt nguồn lực nào cũng đều làm giảm hiệu quả giám sát hoặc làm tiêu tốn những nguồn lực vốn đã rất khan hiếm như nhân tài, máy móc thiết bị hiện đại. Thậm chí khi dư thừa có thể tạo ra một bộ máy phức tạp, chậm chạp hơn cần thiết.