Các nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 31)

Môi trường kinh doanh của tập đoàn:

o Đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi lĩnh vực, ngành:

Một điều dễ hiểu là mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sẽ có những đặc điểm riêng ảnh hưởng tới những quyết định quản lý. Ví dụ, hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và diễn biến của nó chỉ có thể được dự đoán trước một thời gian ngắn, mức độ chính xác chỉ ở mức tương đối. Các kế hoạch sản xuất lập ra vì vậy sẽ dựa nhiều vào kinh nghiệm trong quá khứ. Mà trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng khó lường (Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất) thì khả năng triển khai đúng kế hoạch là

khá thấp và các nhà quản lý tài chính cần đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời để đối phó. Còn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, điện tử thì ít chịu tác động của thiên nhiên hơn. Điều kiện tự nhiên chỉ là một trong các đặc điểm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn nhiều đặc điểm khác như thị trường tiêu thụ, tính chất của sản phẩm, trình độ ứng dụng công nghệ… Như vậy, việc giám sát không chỉ dựa vào những căn cứ pháp lý mà còn phải xét tới những đặc điểm này.

o Văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh hình thành qua một thời gian dài và có tầm ảnh hưởng sâu, rộng tới các quan hệ kinh tế. Nó thường có tính phân hóa theo vùng địa lý và mang các đặc điểm của xã hội nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Và bởi văn hóa kinh doanh phát triển theo cùng sự phát triển của nền kinh tế và tiến bộ xã hội nên nó cũng có tính chất thời kỳ.

Đã là các đặc điểm mang tính xã hội thì rất khó có thể lượng hóa được và càng khó để thể chế hóa. Vì thế văn hóa kinh doanh gây một số khó khăn cho công tác giám sát. Nếu là một xã hội mở, tiến bộ thì VHKD là bàn đạp đắc lực giúp cho hoạt động giám sát có thể diễn ra dễ dàng, trôi chảy. Nhưng nếu là một xã hội còn nhiều những quan niệm cũ, rơi rớt từ những chế độ cũ thì VHKD cũng bị ảnh hưởng theo lối đó và gây trở ngại cho hoạt động giám sát.

Sự phát triển của thị trường tài chính, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam:

o Thị trường tài chính còn ở mức đơn giản, các định chế tài chính, công cụ

tài chính chưa phát triển như một số nước khác trong khu vực, trong khi đây là những “cơ sở hạ tầng” để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư. Một thị trường tài chính phát triển cao sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong huy động vốn, đầu tư, phân phối lợi nhuận. Các công cụ tài chính đa dạng cũng giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, khi đó yêu cầu về mức độ phức tạp, tinh vi của hoạt động giám sát cũng phải tăng lên theo.

o Các nước đang phát triển trên thế giới đang tích cực hòa mình vào nền kinh

tế thế giới. Khi tham gia vào một sân chơi lớn như vậy, mỗi thành viên đều phải chấp nhận tham gia luật chơi chung, nếu không sớm hay muộn cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Một trong những vai trò quan trọng được Nhà nước giao phó của

TĐKTNN chính là tận dụng qui mô sản xuất lớn để tham gia vào các thị trường thế giới. Mức độ hội nhập càng sâu thì yêu cầu đối với hệ thống giám sát tài chính càng phải cao, nhằm bảo vệ các tập đoàn trước những rủi ro mới.

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về giám sát tài chính tập đoàn kinh tế

1.3.1. Kinh nghiệm giám sát tài chính tập đoàn kinh tế tại Singapore:

1.3.1.1. Mô hình giám sát tài chính các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế Singapore:

a. Một số đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng tới mô hình giám sát tài chính các TĐNN:

- Là nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức với trình độ chuyên môn hóa rất cao. Thị trường tài chính phát triển, các hoạt động tài chính rất đa dạng.

- Hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới:

+ Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (trong tất cả các phương diện của hệ thống quản lý tài chính).

+ Ứng dụng các phương tiện khoa học công nghệ, thông tin hiện đại.

- Số dân nhỏ dẫn tới khu vực kinh tế tư nhân nhỏ bé nhưng cũng giúp cho việc quản lý của Nhà nước trở nên dễ dàng hơn so với các nước đông dân. Đồng thời người dân Singapore có những hiểu biết cơ bản nhất định về các vấn đề kinh tế, tài chính và có ý thức chấp hành luật lệ.

b. Đặc điểm các tập đoàn Nhà nước:

- Chỉ có 1 công ty quản lý vốn Nhà nước duy nhất là Temasek (xét trong phạm vi quốc gia) giúp cho việc chỉ đạo luôn thống nhất, xuyên suốt.

- Tất cả các công ty đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Chất lượng nguồn nhân lực trong cấp quản lý cao.

- Chất lượng thông tin và tính minh bạch thông tin cao (áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về kế toán, tự nguyện công khai thông tin, tự nguyện kiểm toán độc lập).

- Có sự cạnh tranh giữa các công ty trong cùng TĐ tạo ra động lực phát triển. - Có sự cạnh tranh giữa tập đoàn Nhà nước và tư nhân ngay cả trong các ngành đặc biệt như sản xuất điện, nước

- Có sự độc lập giữa trách nhiệm quản lý đầu tư và trách nhiệm quản lý hành chính, thể hiện ở điểm Ban Quản trị tập đoàn Temasek có toàn quyền ra các quyết định về đầu tư, kinh doanh phù hợp với định hướng mà Bộ Tài chính đã đặt ra.

- Về tổ chức bộ máy giám sát:

Cơ quan giám sát tài chính các tập đoàn Nhà nước là G&I (Governance and Investment Directorate), là một ban trực thuộc Bộ Tài chính. Giám sát hoạt động của 2 cơ quan quản lý vốn Nhà nước là Temasek và GIC (Government Investment Corporate) là một trong ba nhiệm vụ cơ bản của G&I.

- Cơ chế giám sát:

• Chủ thể giám sát: công ty mẹ của tập đoàn và cơ quan giám sát của Nhà nước.

• Đối tượng giám sát: công ty Temasek (công ty mẹ) và GIC

• Nội dung giám sát của cơ quan giám sát của Nhà nước

• Hình thức giám sát: trực tiếp quan sát, kiểm tra; gián tiếp kiểm tra các báo cáo tài chính và các loại báo cáo khác.

1.3.1.2. Nhận xét về mô hình giám sát tài chính tập đoàn kinh tế tại Singapore:

- Hoạt động quản lý đầu tư và hoạt động giám sát được tách biệt và phân công trách nhiệm cụ thể cho Temasek và G&I, tạo điều kiện để hai công tác này được triển khai hiệu quả.

- Chủ thể giám sát bao gồm bản thân tập đoàn Nhà nước và cơ quan giám sát của Nhà nước. Tập đoàn Nhà nước có hệ thống quản trị nội bộ vững mạnh, trình độ chuyên môn cao và minh bạch. Cơ quan giám sát của Nhà nước là G&I có địa vị pháp lý rõ ràng, tạo tính độc lập và có trách nhiệm cao trong hoạt động giám sát.

- Toàn bộ phần vốn Nhà nước đã được tập trung dưới sự quản lý của công ty quản lý vốn Temasek, không tồn tại tình trạng cùng lúc có nhiều đại diện chủ sở hữu cho mỗi loại hình doanh nghiệp, do vậy chỉ có một cơ quan giám sát là G&I và công tác giám sát của G&I chỉ tập trung chủ yếu vào Tamasek. Điều này đã giúp cho bộ máy giám sát trở nên tinh giản, tập trung được các nguồn lực, đạt được chất lượng giám sát cao.

- Căn cứ để giám sát là hệ thống các văn bản pháp quy đều rõ ràng, ổn định, phù hợp và theo sát với tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, được truyền tải rõ ràng, cập nhập cho các doanh nghiệp kịp thời nhờ áp dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại.

1.3.2. Kinh nghiệm giám sát tài chính tập đoàn kinh tế tại Trung Quốc:

1.3.2.1. Mô hình giám sát tài chính các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế Trung Quốc:

a. Một số đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng tới mô hình giám sát tài chính các TĐNN:

- Là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết chặt chẽ của Nhà nước, phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Bộ phận doanh nghiệp Nhà nước chiếm vai trò và tỉ trọng đáng kể về vốn, tài sản, lao động… trong nền kinh tế quốc dân.

- Thị trường tài chính phát triển, các hoạt động tài chính rất đa dạng, các quan hệ tài chính cũng trở nên phức tạp hơn gây khó khăn cho hoạt động giám sát tài chính.

- Dân số đông, có sự phân hóa rõ ràng về điều kiện sống và các quyền lợi như học tập, tiếp cận thông tin… ngay cả giữa các vùng với nhau. Một bộ phận dân cư có điều kiện sống tốt hơn thì có thể tiếp cận thông tin nhanh và hiểu biết về tài chính, kinh tế. Còn lại phần lớn người dân có trình độ học vấn chưa cao, tạo nên lực lượng lao động dồi dào với chi phí rẻ.

- Diện tích rộng, vị trí địa lý thuận lợi mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, tạo điều kiện phát triển nhiều ngành, nghề. Công tác giám sát do vậy cũng phải được mở rộng về mặt chuyên môn.

b. Đặc điểm các tập đoàn Nhà nước:

- Chỉ có 1 công ty quản lý vốn Nhà nước duy nhất là CIC (China Investment Corporation), hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

- Chất lượng nguồn nhân lực trong cấp quản lý cao.

- Có sự cạnh tranh giữa các công ty trong cùng TĐ tạo ra động lực phát triển. - Có sự cạnh tranh giữa tập đoàn Nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên đối với các ngành như điện, nước, thông tin… thì doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm ưu thế.

- Có sự độc lập giữa trách nhiệm quản lý đầu tư và trách nhiệm quản lý hành chính, thể hiện ở điểm Ban Giám đốc CIC có toàn quyền ra các quyết định về đầu tư, kinh doanh phù hợp với định hướng mà Bộ Tài chính đã đặt ra.

c. Mô hình giám sát tài chính tập đoàn kinh tế Nhà nước tại Trung Quốc:

- Về tổ chức bộ máy giám sát:

Cơ quan giám sát tài chính các tập đoàn Nhà nước là SASAC (State-owned Assets Supervision and Administration Commission), là một cơ quan độc lập với Bộ Tài chính, do Quốc hội thành lập. Nhiệm vụ của SASAC bao gồm quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ngoài

lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm.

Do các tập đoàn của Trung Quốc rất đồ sộ và nằm ở khắp nơi trên đất nước nên ở mỗi địa phương đều có cơ quan giám sát tài chính của Nhà nước, chịu sự quản lý của SASAC.

- Cơ chế giám sát:

• Chủ thể giám sát: công ty mẹ của tập đoàn giám sát từ bên trong và cơ

quan giám sát của Nhà nước tại địa phương giám sát từ bên ngoài.

• Đối tượng giám sát: công ty CIC và các công ty con có tài sản thuộc sở hữu

Nhà nước.

• Nội dung giám sát của cơ quan giám sát của Nhà nước: tất cả các hoạt động

tài chính, quản lý của doanh nghiệp Nhà nước liên quan đến tài sản của Nhà nước.

• Hình thức giám sát: trực tiếp quan sát, kiểm tra; gián tiếp kiểm tra các báo cáo tài chính và các loại báo cáo khác.

• Căn cứ giám sát:

1.3.2.2. Nhận xét về mô hình giám sát tài chính tập đoàn kinh tế tại Trung Quốc:

- Chưa xác định được rõ ai là chủ sở hữu thực sự phần tài sản của Nhà nước trong TĐ nên việc giám sát các nhà quản lý cũng không được phân định một cách rõ ràng.

- Tính minh bạch thông tin về các báo cáo tài chính còn yếu.

- Vi phạm nguyên tắc tách bạch giữa hoạt động giám sát và hoạt động quản lý khi giao quyền cho SASAC vừa quản lý, vừa giám sát các TĐNN.

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua kinh nghiệm của các nước bạn, chủ yếu là các nước có tình hình kinh tế hoặc chính trị, xã hội gần tương đồng với hoàn cảnh Việt Nam trong giai đoạn này, ta có thể rút ro những bài học kinh nghiệm mà có thể coi là cơ bản cho hoạt động giám sát tài chính các TĐKTNN như sau:

- Phải hoàn toàn tách bạch cơ quan giám sát và cơ quan quản lý tài chính, tránh tình trạng kiêm nhiệm.

- Cơ quan giám sát phải có địa vị pháp lý nhất định để có đủ thẩm quyền tiến hành các phương thức giám sát.

- Tập trung trách nhiệm giám sát vào một cơ quan giám sát để thực hiện chuyên môn hóa nhằm đạt chất lượng giám sát cao hơn và giảm độ phức tạp trong bộ máy giám sát, tiết kiệm thời gian, chi phí để liên lạc và tổng kết giữa các cơ quan

giám sát.

- Trong điều kiện Việt Nam chưa có công ty mẹ nắm toàn bộ phần vốn Nhà nước tham gia đầu tư trong nền kinh tế, việc giám sát vì vậy không thể tập trung hoàn toàn vào công ty mẹ như trường hợp Singapore.

- Các qui định, luật lệ dùng làm căn cứ cho hoạt động giám sát tài chính phải hướng đến sử dụng những chỉ tiêu mang tính tiêu chuẩn quốc tế bởi nền kinh tế Việt Nam đang cố gắng hòa nhập cùng thế giới và các TĐKTNN giữ vai trò tiên phong trong tiến trình đó.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng phát triển các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 2.1.1 Tổng hợp kết quả thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước: các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã được thành lập và đang hoạt động hiện nay

2.1.1.1 Sự thành lập

Do nhu cầu của sự phát triển, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, cần thiết để có những tổ chức kinh tế đủ lớn mạnh để trở thành cánh tay , giúp cho chính phủ và nhà nước một mặt thực hiện công việc quản lý nền kinh tế một cách gián tiếp,tránh việc sử dụng mệnh lệnh hành chính, mặt khác còn để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước- của cải của toàn dân.

Do đó, vào khoảng 2005,2006 từ các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế đã được Chính phủ ký quyết định thành lập.

2.1.1.2 Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước

Các tập đoàn kinh tế được thành lập ra nhằm mục đích:

1. Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Giữ vai trò bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân; ứng dụng công nghệ cao; tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế.

3. Thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các thành phần kinh tế khác.

4. Tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn.

5. Tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về tập đoàn kinh tế.

2.1.1.3 Kết quả thực hiện:

Theo dự kiên,các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong các ngành nghề kinh doanh chính sau đây:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w