Đánh giá về cơ chế giám sát việc tạo lập và huy động vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 76)

a. Những điểm đạt được:

- Đã bao quát được hầu hết các hoạt động trong việc tạo lập ( nguồn vốn hình thành từ chủ sở hữu nhà nước) và huy động vốn ( nguồn vốn vay từ bên ngoài) ở giai đoạn hiện tại với các hình thức huy động :

o Phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty

o Vay vốn của tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính

khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty

o vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo

quy định của pháp luật

- Chú trọng vào việc giám sát các nguồn vốn vay: đảm bảo khả năng trả nợ đến hạn đây là điều kiện để đảm bảo an toàn về tài chính cho các tập đoàn kinh tế nói riêng và cho nền kinh tế nói chung

b. Những hạn chế:

- Dù đã chú trọng vào việc giám sát các nguồn vốn vay nhưng vẫn còn thiếu các chỉ tiêu giám sát về cơ cấu vốn:

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, đến thời điểm 31/12/2008, tổng nợ vay tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn ( không tính Bảo Việt) là 128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối năm 2007, chiếm gần 10% só với tổng nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Nếu tổng hợp theo số liệu từ mẫu biểu báo cáo, nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn kinh tế (số liệu hợp nhất) đến 31/12/2008 là 138.491 tỷ đồng.

Trong đó chủ yếu lại thuộc về 3 tập đoàn lớn: Tập đoàn Điện lực chiếm lớn nhất (tới 51,84%) với 66.764 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí nợ 21.477 tỷ đồng (chiếm 16,67%); Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy nợ 19.885 tỷ đồng (chiếm 15,44%).

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, số nợ trên chủ yếu là nợ trung và dài hạn phục vụ cho các dự án đầu tư mang tính chiều sâu và các kế hoạch phát triển

Điểm đáng lưu ý đó là việc, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin: luôn ở mức cao: 2006 là 15,96 lần, 2007 là 12,33 lần,2008 là 10,96 lần.( dựa theo báo cáo của Ủy ban thường vụ quốc hội)

Bên cạnh đó, về chất lượng nợ, tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn kinh tế đến hết 31/12/2008 là 4.168 tỷ đồng, chiếm 3,24% tổng dư nợ của các tập đoàn tại tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý (nợ nhóm 5) chiếm 15% tổng số nợ quá hạn.

Riêng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có số nợ quá hạn là 3.812 tỷ đồng, chiếm 19,17% dư nợ của tập đoàn và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn.

Từ đấy để thấy rằng cơ cấu vốn của tập đoàn công nghiệp tàu thủy hiện đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Bên cạnh đó đối với trường hợp huy động thêm vốn chủ sở hữu, cần giám sát để tránh việc lạm dụng vai trò người đại diện phần vốn nhà nước:

Có một thực tế là các công ty cổ phần đang thực hiện bán cổ phiếu cho người lao động theo chương trình lựa chọn trong đó bao gồm cả người đại diện phần vốn Nhà nước. Điều đó dẫn đến nhiều người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp lợi dụng vị trí mà Nhà nước giao cho để hưởng lợi từ việc mua cổ phiếu với giá ưu đãi. Do đó, theo Bộ Tài chính, dự thảo đã bổ sung quy định về quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi của người đại diện theo hướng: “Khi được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của công ty cổ phần thì người đại diện phải báo cáo bằng văn bản cho chủ sở hữu vốn Nhà nước.

Trường hợp người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác không báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi tại công ty cổ phần thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khác và phải chuyển nhượng lại cho chủ sở hữu vốn Nhà nước số cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức được mua theo quy định trên theo giá được mua tại thời điểm phát hành. Trường hợp người đại diện đã bán cổ phiếu này thì phải nộp lại cho chủ sở hữu vốn Nhà nước phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm bán với giá mua và chi phí.

- Việc giám sát vẫn thể hiện sự thiếu hiệu quả khi vẫn còn hiện tượng thiếu vốn ở các tập đoàn mặc dù các tập đoàn kinh tế nhà nước luôn được ưu tiên về mặt này:

+ Trường hợp Vinashin:

Vinashin từng được Chính phủ giao 750 triệu USD vốn phát hành trái phiếu quốc tế để đầu tư phát triển. Với lượng vốn khá lớn đó, theo lẽ thường Vinashin sẽ có một tiềm lực về tài chính khá mạnh để phát triển. Tất nhiên lĩnh vực đóng tàu cần đầu tư lớn, thu hồi vốn không nhanh nhưng thật bất ngờ là tập đoàn này đang nợ đọng những khoản rất không đáng nợ, như nợ thuế, nợ phí lưu kho cảng, nợ tiền mua thiết bị...

Điều này để kết luận cần có sự giải thích thêm của Vinashin. Song nhận định bước đầu có thể thấy dù các khoản tiền kể trên là không quá lớn với một tập đoàn tầm cỡ quốc gia như Vinashin, nhưng vì số tiền nhỏ mà để quá hạn càng chứng tỏ khả năng tài chính của tập đoàn này có vấn đề.

+ Trường hợp của EVN vào năm 2008:

Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN vào năm 2008 đã báo cáo đề nghị Chính phủ giao 13 dự án phát triển nguồn điện với tổng công suất 13.800 MW cho nhà đầu tư khác, với lý do “EVN không thể thu xếp được nguồn vốn”. Nếu việc từ chối 13 dự án này được thông qua, trách nhiệm sản xuất của Tập đoàn Điện lực chỉ còn gần 20.000 MW, chỉ bằng 1/3 tổng công suất điện cần phát triển của Tổng sơ đồ Điện 6.

Tập đoàn này lí giải, giá điện thấp, lạm phát tăng cao nên thu không đủ chi, EVN không bảo đảm khả năng trả nợ nên các ngân hàng trong và ngoài nước đều từ chối cho vay! Tổng vốn đầu tư các dự án điện của EVN năm 2008 ước trên 43.000 tỉ đồng, nhưng hiện mới cân đối được khoảng 36.000 tỉ đồng. Và cũng vì thiếu vốn nên tiến độ của nhiều dự án phát triển nguồn điện năm 2008-2009 của EVN đã và sẽ chậm... Thực tế, năm 2008 này, trong số 28 dự án nguồn điện EVN đang thi công thì có tới 12 dự án không thể triển khai tiếp do thiếu vốn.

TGĐ tập đoàn EVN nêu ra kế hoạch vốn đầu tư cả năm của tập đoàn là 43.130 tỉ đồng, nhưng nguồn khấu hao cơ bản của tập đoàn chỉ đảm bảo được 9.300 tỉ đồng, còn lại phải huy động từ vốn bán cổ phần, vốn vay và các nguồn khác. Nhưng từ đầu năm đến nay, lạm phát tăng cao, lãi suất vay ngân hàng tăng 21%, cộng với trượt giá lên tới 27%, nên hầu hết các dự án đều không hiệu quả, không có khả năng trả nợ. Ngân hàng đã từ chối cho vay khoản mới phục vụ cho 13 dự án này.

Phó Tổng giám đốc tập đoàn thừa nhận: EVN "đang rất khó khăn về huy động vốn cho dự án. Ngay cả dự án hiện nay chúng tôi đang đầu tư, thi công và sắp

vận hành trong năm 2008 này cũng gặp khó khăn. Hiện nay, nguồn vốn mà chúng tôi đang thiếu chưa vay được các ngân hàng, dù đã ký hợp đồng nhưng vẫn chưa giải ngân được khoản hơn 9,000 tỉ đồng.”

Rõ ràng việc các tập đoàn kinh tế với nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế lại không đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sẽ khiến cho các mục tiêu, kế hoạch của nhà nước đề ra chịu ảnh hưởng không nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1 Cơ chế giám sát sử dụng vốn và tài sản 2.2.1.1. Cơ sở pháp lý

a. Đối tượng giám sát

Về nội dung quản lý giám sát, vốn và tài sản của các tập đoàn kinh tế gồm:

i. Vốn của tập đoàn kinh tế nhà nước:

1. Vốn của tập đoàn bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại tập đoàn, vốn do tập đoàn tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

2. Vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là số vốn nhà nước do tập đoàn trực tiếp quản lý và vốn nhà nước tập đoàn đầu tư cho công ty thành viên hạch toán độc lập. Vốn nhà nước do tập đoàn kinh tế nhà nước trực tiếp quản lý gồm:

a) Vốn nhà nước do tập đoàn kinh tế nhà nước trực tiếp quản lý tại văn phòng tổng tập đoàn kinh tế nhà nước, đơn vị hạch toán phụ thuộc; vốn nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước;

b) Vốn nhà nước do tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tập đoàn kinh tế nhà nước là chủ sở hữu;

c) Vốn nhà nước tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

3. Vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước do các công ty tự đầu tư và thành lập (công ty mẹ, công ty con) là số vốn nhà nước đầu tư cho công ty nắm quyền chi phối doanh nghiệp khác (công ty mẹ) gồm vốn nhà nước do công ty mẹ

trực tiếpquản lý, sử dụng để sản xuất kinh doanh, vốn nhà nước công ty mẹ đầu tư

vào các công ty con và các doanh nghiệp khác.

4. Vốn điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước do Nhà nước đầu tư và thành lập là số vốn do tập đoàn đầu tư ghi trong

Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập.

5. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tập đoàn hoặc công ty mẹ là chủ sở hữu là vốn do tập đoàn đầu tư và ghi trong Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.

6. Nhà nước chỉ đầu tư vốn cho công ty mẹ. Việc đầu tư vốn vào các công ty thành viên hạch toán độc lập, doanh nghiệp khác do tổng công ty, công ty mẹ quyết định.

ii. Tài sản của tập đoàn kinh tế nhà nước

1. Tài sản của tập đoàn do Nhà nước quyết định đầu tư thành lập được hình thành từ vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác do tập đoàn quản lý và sử dụng.

Tài sản của tập đoàn bao gồm:

a) Tài sản cố định hữu hình, vô hình, tài sản lưu động của văn phòng tập đoàn, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp;

b) Các khoản đầu tư dài hạn bao gồm vốn tập đoàn đầu tư vào công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do tập đoàn là chủ sở hữu, các doanh nghiệp khác, các khoản đầu tư trái phiếu, tín phiếu dài hạn và các khoản đầu tư dài hạn khác;

c) Các khoản đầu tư ngắn hạn do văn phòng, các đơn vị hạch toán phụ thuộc tập đoàn trực tiếp đầu tư.

Tài sản của tập đoàn không bao gồm tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty cổ phần có vốn góp chi phối của tập đoàn.

2. Tài sản của tập đoàn tự đầu tư và thành lập được hình thành từ vốn nhà nước đầu tư tại công ty mẹ, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác do công ty mẹ trực tiếp quản lý và sử dụng. Tài sản của tổng công ty là tài sản của công ty mẹ.

3. Tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập trong tập đoàn do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được hình thành từ vốn tổng công ty đầu tư tại công ty thành viên; vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác do công ty thành viên quản lý và sử dụng.

Tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập không thuộc sở hữu của tập đoàn

ty mẹ là chủ sở hữu được hình thành từ vốn công ty mẹ đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác do công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên quản lý và sử dụng.

Tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên không thuộc sở hữu của công ty mẹ.

b. Nội dung giám sát

Dựa trên quy chế quản lý tài chính, việc giám sát sử dụng vốn và tài sản cần chú ý vào các điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

i. Quyền và nghĩa vụ của TĐKT nhà nước trong việc sử dụng vốn và quỹ do TĐKT nhà nước quản lý :

- Chủ động sử dụng vào hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu

- Khi sử dụng các quỹ khác với mục đích sử dụng quỹ đã quy định thì tập đoàn nhà nước phải đảm bảo đủ nguồn để đáp ứng nhu cầu chi của các quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng

- Phải luôn ưu tiên tập trung vốn và các nguồn lực khác cho các nhiệm vụ đặc biệt được nhà nước giao

ii. Trách nhiệm bảo toàn vốn với các biện pháp:

- Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước;

- Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;

- Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất theo quy định tại Điều 20 Quy chế 09/2009, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Điều 18 Quy chế 09 và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:

o Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

o Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;

o Dự phòng các khoản giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.

- Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại tập đoàn theo quy định của pháp luật;

- Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng này và phương pháp xác định mức độ bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước.

iii. Việc đầu tư ra ngoài TĐKT:

- Các hình thức đầu tư ra ngoài tập đoàn:

o Góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách

nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;

o Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách

o Mua lại một công ty khác;

o Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi;

o Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

- Việc đầu tư ra ngoài tập đoàn chịu những hạn chế sau:

o Không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất

kinh doanh của công ty được nhà nước giao và đảm bảo nguyên tắc hiệu có hiệu quả,phát triển vốn, tăng thu nhập.

o Tập đoàn kinh tế nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn

vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn. Tổng mức đầu tư ra ngoài tập đoàn (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của tập đoàn (bao gồm công ty mẹ; công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập).

o Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng,

bảo hiểm, chứng khoán, tập đoàn nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 76)