Cơ chế giám sát phân phối lợi nhuận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 86)

2.2.4.1. Cở sở pháp lý:

Cơ chế phân phối lợi nhuận tại các doanh nghiệp Nhà nước được quy định rõ nhất tại điều 27, Nghị định 09/2009/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 115/2009/TT-BTC.

Hiện nay, đối với cơ chế giám sát phân phối lợi nhuận trong DNNN ngoài phương thức giám sát và báo cáo giám sát đã được thực hiện theo quy định chung thông qua việc phân cấp giám sát, cần phải chú ý tới các chỉ tiêu đang được sử dụng:

- Lợi nhuận thực hiện: Bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Chỉ tiêu này được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mã số 50 (Mẫu số B02 - DN Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải:

+ Tính đủ các khoản chi phí vào giá thành sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh như: trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, nợ khó đòi, tổn thất đầu tư tài chính, trợ cấp mất việc làm, bảo hành sản phẩm, chênh lệch tỷ giá, các khoản lãi vay phải trả phát sinh trong kỳ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

+ Đối với giá trị tài sản tổn thất thực tế, kể cả nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau khi trừ phần bồi thường thuộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, tổ chức bảo hiểm (nếu có), phần còn lại tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

Đối với các doanh nghiệp mà báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc do các cơ quan Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra thì các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận được lấy theo số liệu đã được kiểm toán hoặc kiểm tra, thanh tra.

Trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán hoặc kiểm tra, thanh tra thì chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận lấy theo số liệu ghi tại báo cáo tài chính. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo tài chính.

- Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước:

Được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận thực hiện so với vốn Nhà nước bình quân trong năm của doanh nghiệp.

Cách xác định lợi nhuận thực hiện như quy định tại tiết b, điểm 4.1, khoản 4, mục III Thông tư 115/2007/TT-BTC.

Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định tại Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mã số 411), Quỹ đầu tư phát triển (mã số 417), Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (mã số 421). Vốn nhà nước bình quân năm được xác định bằng tổng số dư vốn nhà nước cuối mỗi quý chia cho 4 quý.

- Mức đánh giá

Đối với những doanh nghiệp có lỗ kế hoạch, căn cứ vào kế hoạch được phê duyệt để xác định mức độ hoàn thành chỉ tiêu này để thực hiện xếp loại các doanh nghiệp như sau:

+ Các doanh nghiệp có lỗ thực hiện thấp hơn lỗ kế hoạch: xếp loại A;

+ Các doanh nghiệp có lỗ thực hiện bằng lỗ kế hoạch: xếp loại B;

+ Các doanh nghiệp có lỗ thực hiện cao hơn lỗ kế hoạch: xếp loại C.

Trường hợp do thực hiện tăng thêm nhiệm vụ cũng được loại trừ khi xác định chỉ tiêu lỗ thực hiện so với lỗ kế hoạch được giao.

( xếp loại DN được trình bày tại Quyết định số 224/2006 của Thủ tướng chính phủ)

2.2.4.2. Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về phân phối lợi nhuận tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước: Nhà nước về phân phối lợi nhuận tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước:

a. Kết quả đã đạt được:

+ Hoạt động giám sát cơ chế phân phối lợi nhuận được phân công một

cách rõ ràng cho các đại diện chủ sở hữu Nhà nước dựa trên hình thức sở hữu vốn, phù hợp với thực tế khách quan về nhu cầu giám sát của chủ sở hữu đối với phần lợi nhuận của mình, giúp cho chủ sở hữu nắm bắt được tình hình phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp.

b. Hạn chế và nguyên nhân:

+ Các chính sách tài trợ, và phân phối lợi nhuận đóng vai trò rất quan

trọng với việc thúc đẩy hoạt động tái đầu tư nhưng lại chưa được coi trọng đúng mức, còn lệ thuộc vào các quy định đã có trước khi các TĐKTNN ra đời. Nguyên nhân xuất phát từ cách thức hình thành TĐKTNN ở Việt Nam, đó là chuyển đổi và tổ chức lại từ các tổng công ty Nhà nước theo quyết định của Chính phủ. Các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động của TĐKTNN không được chỉnh sửa, ban hành kịp thời để bám sát nhu cầu thực tiễn. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước (họat động theo Luật Doanh nghiệp), chính sách trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi vẫn không khác gì với Nghị định 199/2004/NĐ-CP về quy chế quản lý tài chính của các Công ty nhà nước. Thậm chí Nghị định 199 vẫn còn có những kẽ hở trong phần quy định về phân phối lợi nhuận sau thuế. Theo điều 27 của Nghị định nói trên, lợi nhuận sau thuế, sau khi đã chia lãi cho các thành viên góp vốn, cũng như đã trích lập các quỹ theo qui định, sẽ được

phân chia theo tỷ lệ góp vốn nhà nước tại Công ty và vốn Công ty tự huy động bình quân trong năm. Điều này có thể dẫn đến việc các Công ty nếu muốn giữ lại phần lợi nhuận được phân chia nhiều hơn, đã phải “lách” bằng cách tạo ra các hợp đồng vay mượn, dù trên thực tế không có nhu cầu. Vậy việc mong muốn có được thu nhập nhiều hơn đã tạo ra các phản tác dụng về mặt tài chính: trên bình diện tồng thể, TĐKTNN đã vô tình tự làm giảm giá trị tổng thu thu nhập của mình từ việc phải trả các khoản lãi vay “vô lý”.

+ Tình trạng phần lợi nhuận sau thuế được chia cho công ty mẹ ở các

công ty con không được chuyển về công ty mẹ mà giữ lại ở công ty con, tạo thành tiền lệ là nguồn vốn bổ sung cho các công ty con khi thiếu vốn đầu tư, thay vì phải xin vốn rót từ công ty mẹ, nay công ty con sẽ có phần tiền rỗi để sử dụng ngay. Việc này cho thấy các cơ quan giám sát đã không phát hiện ra hoặc lơi lỏng trong xử lý.

+ Trong điều kiện các TĐKTNN mới được thí điểm thành lập, đi vào

hoạt động chưa lâu, mối quan tâm hiện nay hầu hết vẫn tập trung vào cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước. Các báo cáo giám sát của cả chủ sở hữu và của Tập đoàn đều đả động rất ít tới chính sách phân phối lợi nhuận, cho thấy hoạt động này chưa được chú ý nhiều trong khi nó lại liên quan trực tiếp tới lợi ích của các bên tham gia góp vốn.

2.2.5 Cơ chế giám sát hoạt động tài chính, kế toán trong TĐKTNN: 2.2.5.1. Cơ sở pháp lý:

a. Các quy định về chế độ kế toán và kế hoạch tài chính trong tập đoàn Nhà nước hiện nay:

- Việc thực hiện kế hoạch tài chính của các công ty trong TĐKTNN được quy định tại Điều 29 Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 (sau đây gọi tắt là Quy chế tài chính).

+Hàng năm, đại diện chủ sở hữu phải giao kế hoạch chỉ tiêu tỷ suất lợi

nhuận trên vốn nhà nước năm tiếp theo cho công ty; Đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ giám sát, đánh giá kết quả quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

do đại diện chủ sở hữu giao, công ty thực hiện việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của năm báo cáo và lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp gửi đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với công ty do Thủ tướng Chính phủ, Bộ chuyên ngành là đại diện chủ sở hữu; Sở Tài chính đối với các công ty do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố là đại diện chủ sở hữu) trước ngày 31 tháng 7.

- Về báo cáo tài chính và các báo cáo khác:

+ Các công ty trong TĐKTNN thực hiện theo các quy định tại Điều 30

Quy chế tài chính và các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm toán, kế toán, thực hiện công khai tài chính. Riêng báo cáo tài chính năm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được bổ sung mẫu Biểu 2b-DN “Các khoản thanh toán với ngân sách”.

+ Ngoài ra, công ty có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo cho đại diện

chủ sở hữu và cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với công ty do Thủ tướng Chính phủ, Bộ chuyên ngành là đại diện chủ sở hữu; Sở Tài chính đối với các công ty do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố là đại diện chủ sở hữu) như sau:

• Lập và gửi Báo cáo giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động

của công ty theo quy định tại Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với công ty có kết quả sản xuất kinh doanh lỗ phải lập và gửi báo cáo giám sát theo Thông tư số 42/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2008 của Bộ Tài chính.

• Hàng năm, cùng với báo cáo tài chính công ty còn phải lập và

gửi các báo cáo: Báo cáo tình hình đầu tư tài chính (phụ lục số 5 kèm theo Thông tư 242/2009/TT-BTC); Báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn (phụ lục số 6 kèm theo Thông tư này); Báo cáo tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (phụ lục số 1 kèm theo Thông tư 242/2009/TT-BTC).

b. Các quy định về cơ chế giám sát hoạt động kế toán trong tập đoàn Nhà nước hiện nay:

- Quyết định số 224/2004/QĐ-TTg đã quy định tại điều 6 về giám sát hoạt động kế toán, tài chính trong TĐNN như sau: mỗi doanh nghiệp có trách nhiệm tự giám sát, đảm bảo tính tin cậy của báo cáo tài chính, các bác cáo khác và các thông tin tài chính- kinh tế; ngoài ra trách nhiệm này cũng thuộc về đại diện chủ sở hữu

vốn nhà nước tại tập đoàn.

- Các quy định về phương thức giám sát và chế độ báo cáo thực hiện theo quy định chung khi phân cấp giám sát.

2.2.5.2. Đánh giá thực trạng cơ chế giám sát hoạt động kế toán trong tập đoàn kinh tế Nhà nước:

- Mặc dù các phương thức giám sát đã được đặt ra rõ ràng nhưng việc thực thi lại không diễn ra đúng như vậy. Chỉ có phương thức giám sát gián tiếp là được đại diện chủ sở hữu sử dụng thường xuyên hơn cả, trong khi cách này lại không thể đạt được mức độ tin cậy tuyệt đối và phải phụ thuộc vào công tác chuẩn bị báo cáo của các TĐ. Có thể thấy rõ ảnh hưởng của nó qua tình trạng chậm nộp các báo cáo của các TĐ lên Bộ, Ban ngành dẫn đến việc phân tích, tổng hợp kết quả giám sát cũng chậm theo.

- Các cơ quan giám sát không chỉ có trách nhiệm nhận các báo cáo từ các TĐKTNN mà còn phải hướng dẫn, đốc thúc việc thực hiện các quy định của các TĐKTNN. Vậy mà hiện nay vẫn còn thiếu quy định về xử phạt các TĐ, công ty khi không nộp báo cáo đúng hạn và thiếu cả quy định về thời hạn nộp báo cáo giám sát đối với cơ quan giám sát. Có lẽ vì thế mà các cơ quan giám sát vẫn tiếp tục để tình trạng nộp muộn báo cáo xảy ra, có trường hợp muộn tới 2 năm.

- Hạn chế chung của hoạt động giám sát: Việc báo cáo giám sát còn phức tạp hơn mức cần thiết. Ví dụ: “Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc Công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) có trách nhiệm lập báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp, gửi tới đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với doanh nghiệp trực thuộc) hoặc Bộ quản lý ngành (đối với Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành quyết định thành lập) và Bộ Tài chính”. “Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát Công ty nhà nước tới Bộ Tài chính”. “Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi kết quả giám sát về tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ và khả năng thanh toán nợ của Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý ngành, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập đến Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”. Nguyên nhân của tình trạng này là do có nhiều đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại tập đoàn và nhiều cơ quan giám sát, việc phân công giám sát do đó gần

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CƠ CHẾ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam:

3.1.1. Quan điểm của Nhà nước về TĐKTNN:

Xuất phát từ việc nhận thức rõ sự tất yếu phải hình thành các tập đoàn kinh tế và vai trò quan trọng của các tập đoàn kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam, qua quá trình nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước về hình thành, quản lý tập đoàn kinh tế, Chính phủ đã quyết định thí điểm thành lập 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước dựa trên các Tổng công ty đang hoạt động. Đây là một quyết định mang tính đột phá trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó cho thấy quan điểm của Nhà nước về tập đoàn kinh tế nói chung và TĐKTNN nói riêng là hết sức rõ ràng: các TĐ là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tập trung sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tiên phong áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, thúc đẩy hội nhập và hợp tác quốc tế… Các TĐKTNN với ưu thế về qui mô vốn, nguồn lực xã hội luôn được Nhà nước đặt ở vị trí tiên phong, chủ lực trong hầu hết mọi ngành kinh tế của đất nước. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay tỉ trọng nguồn vốn tư nhân còn nhỏ bé, nguồn nhân lực hạn chế về kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp nên việc đầu tư vào các TĐKTNN để tận dụng lợi thế qui mô, từ đó tạo tiền đề chung, từng bước phát triển các bộ phận kinh tế khác.

Hiện nay, trong các kì họp Quốc hội, vấn đề phát triển mô hình TĐKTNN luôn được đặt ra với sự quan tâm đặc biệt. Các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý ban ngành, các tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, các chuyên gia kinh tế và bản thân các tập đoàn đã tập trung nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu các hạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính tập đoàn kinh tế nhà nước (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w