Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mỗi lĩnh vực đều được hiện đại hoá, nền hành chính nhà nước cũng có sự phát triển để phù hợp. Công tác Văn thư- Lưu trữ cũng không nằm ngoài sự phát triển đó bởi lẽ Văn thư – Lưu trữ là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng và là công tác thường xuyên của mỗi cơ quan trong lĩnh vực quản lý Hành chính Nhà nước. Trong các cơ quan đơn vị công tác Văn thư- Lưu trữ luôn được quan tâm, bởi đó là công tác đảm bảo hoạt động quản lý Hành chính thông qua các văn bản- Tài liệu. Làm tốt công tác công văn, giấy tờ sẽ đảm bảo cung cấp thông tin giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, đảm bảo bí mật cho mỗi cơ quan.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước bao gồm tất cả những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học tài liệu, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá nhân Hay nói cách khác, công tác lưu trữ là công tác nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của một đơn vị, nó ghi nhận các hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước Là nghiệp vụ quan trọng để giữ gìn, bảo quản thông tin lâu dài, nhằm mục đích phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,…
Công tác lưu trữ ra đời do đòi hỏi khách quan của việc quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu để phục vụ xã hội Vì thế, công tác lưu trữ là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động của bộ máy Nhà nước
Công tác lưu trữ góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn bí mật và an ninh quốc gia Điều đó được chứng minh bằng những cứ liệu lịch sử, các tài liệu khoa học kỹ thuật, các hình ảnh sinh động về phim ảnh,… đã phản ánh sự thật về lịch sử qua hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là cơ sở cung cấp những thông tin cần thiết, quan trọng làm tư liệu lịch sử, là những bài học từ lịch sử quý báu để giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay cũng như mai sau
Công tác lưu trữ bao gồm các nghiệp vụ như: Thu thập bổ sung tài liệu; chỉnh lý tài liệu, bảo quản tài liệu, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu…
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lưu trữ của Đảng và Nhà nước trong yêu cầu hiện nay, với phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tiễn”, kết hợp lý luận chương trình đào tạo ngành lưu trữ với các đợt thực tập Được sự giới thiệu của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và được sự đồng ý tiếp nhận sinh viên đến thực tập tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, địa chỉ số 34
Trang 2Phan Kế Bính - Quận Ba Đình - Hà Nội Em đã được tiếp nhận vào cơ quan và thực tập tại phòng Tài liệu nghe nhìn - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III từ ngày 05/6/2017 đến ngày 20/7/2017
Qua hơn một tháng thực tập tại cơ quan, tuy đây là khoảng thời gian không dài nhưng lại là thời điểm thuận lợi để em vận dụng những kiến thức đã học khi ngồi trên giảng đường để so sánh, đối chiếu với công việc thực tế tại cơ quan Trong quá trình thực tập, em được tìm hiểu về các hoạt động của các phòng ban tại Trung tâm, trong đó cá nhân em đã tìm hiểu sâu về: “Công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn” của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, chính vì vậy em đã chọn chuyên đề
“Thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, giải pháp và kiến nghị” cho bài báo cáo thực tập cuối khóa của mình.
Thời gian thực tập đã cho em nhiều kinh nghiệm và bài học giá trị, có điều kiện học hỏi trao đổi và tiếp xúc với môi trường thực tiễn, trang bị những kiến thức cần thiết để trở thành một cán bộ công chức tốt trong tương lai