1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

41 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 66 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN NÓI CHUNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NÓI RIÊNG 2 1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Công đoàn 2 2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công đoàn 3 3.Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công đoàn trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước 5 4.Quan điểm của công đoàn Giáo dục Việt Nam 6 5.Nội dung hoạt động công đoàn trong thời kỳ hiện nay 7 CHƯƠNG 2: VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8 1.Khái niệm tổ chức công đoàn và Công đoàn cơ sở 8 2.Sự ra đời tất yếu của tổ chức Công đoàn 8 3.Tính chất của công đoàn Việt Nam 14 4. Vị trí của tổ chức Công đoàn trong điều kiện chính trị, xã hội 15 5.Vai trò của Công đoàn Việt Nam 16 6. Chức năng của Công đoàn Việt Nam 17 7.Vai trò của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 18 8. Ưu, nhược điểm của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 35 CHƯƠNG 3:CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 38 1.Đối với cấp trên của Công đoàn cơ sở 38 2.Đối với Công đoàn cơ sở 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN NÓI CHUNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NÓI RIÊNG 2

1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Công đoàn 2

2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công đoàn 3

3.Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công đoàn trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước 5

4.Quan điểm của công đoàn Giáo dục Việt Nam 6

5.Nội dung hoạt động công đoàn trong thời kỳ hiện nay 7

CHƯƠNG 2: VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8

1.Khái niệm tổ chức công đoàn và Công đoàn cơ sở 8

2.Sự ra đời tất yếu của tổ chức Công đoàn 8

3.Tính chất của công đoàn Việt Nam 14

4 Vị trí của tổ chức Công đoàn trong điều kiện chính trị, xã hội 15

5.Vai trò của Công đoàn Việt Nam 16

6 Chức năng của Công đoàn Việt Nam 17

7.Vai trò của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 18

8 Ưu, nhược điểm của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 35

CHƯƠNG 3:CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 38

1.Đối với cấp trên của Công đoàn cơ sở 38

2.Đối với Công đoàn cơ sở 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sự ra đời của tổ chức Công đoàn đánh dấu một bước ngoặt to lớn trongviệc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của giai cấp công nhân và và nhữngngười lao động Đặc biệt trong xã hội ngày nay, tổ chức Công đoàn ngày càngđược coi trọng trong các doanh nghiệp Trong phạm vi quan hệ lao động,Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện,bảo vệ người lao động,thamgia,thương lượng,kí kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tậpthể…Ý thức được sự quan trọng của tổ chức Công đoàn, trong bài tiểu luận

này tôi xin làm về đề tài: “ Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” Bài tiểu luận gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN NÓI CHUNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NÓI RIÊNG

CHƯƠNG 2: VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CHƯƠNG 3:CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong bài tiểu luận còn nhiều sai sót do kiến thức còn hạn chế,kính

mong thầy cô cho ý kiến, những lời phê bình và nhận xét để bài tiểu luận củatôi ở lần này và những lần sau có thể tốt hơn Tôi xin chân thành cám ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

NÓI CHUNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NÓI RIÊNG

1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Công đoàn

Để xây dựng học thuyết của mình, C Mác đã dầy công nghiên cứu quátrình hình thành, phát triển của phong trào công nhân, công đoàn thế giới cuốithế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, Mác đã nêu: “Công đoàn giữ vai trò trườnghọc – loại trường học đặc biệt” trường học tranh đấu giai cấp.Kế tục và pháttriển học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I Lênin đã làm rõnhiều vấn đề về giai cấp công nhân và phong trào công đoàn TheoLênin:“Công đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản củagiai cấp công nhân, là một trường học kiểu hoàn toàn không bình thường, làtrường học liên hợp, trường học đoàn kết, trường học bảo vệ quyền lợi,trường học quản lí kinh tế”; “Công đoàn nói chung và trường học chủ nghĩacộng sản nói riêng là trường học quản lí công nghiệp xã hội chủ nghĩa (rồidần dần quản lí nông nghiệp) cho tất cả những người lao động”.“Nhiệm vụchủ yếu của công đoàn là bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động theo nghĩa trực tiếp nhất và chính xác nhất của danh từ đó”; “Công đoàn làcái khâu nối liền Đảng và hàng triệu quần chúng lao động”

Về vị trí của công đoàn, Lê nin cũng chỉ rõ: “Trong hệ thống chuyênchính vô sản, công đoàn có một vị trí giữa Đảng, chính quyền nhà nước, côngđoàn tạo ra mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng”; “Công đoàn gầngũi sản xuất hơn cả và công đoàn là sự tập hợp tất yếu của công nhân để làmcho việc quản lí toàn bộ nền kinh tế trong nước tuần tự chuyển trước hết sangtay giai cấp công nhân và sau sang tay toàn thể những người lao động”

Ngày nay, tư tưởng và những luận điểm cơ bản về công đoàn của Mácvà Lênin vẫn mang ý nghĩa thời sự và giá trị thực tiễn Trong điều kiện mới,công đoàn có thể sử dụng nhiều phương pháp và hình thức hoạt động; trong

đó phương pháp tham gia quản lí (bao hàm cả đấu tranh) là rất quan trọng.Tuy nhiên giáo dục, thuyết phục tức là vận động vẫn là phương pháp cơ bảncủa công đoàn Muốn thế thì công đoàn phải liên hệ với quần chúng, đi sâu

Trang 4

vào quần chúng như Lênin nói:

“Liên hệ với quần chúng là điều quan trọng nhất, căn bản nhất cho mọihoạt động công đoàn thành công Cán bộ công đoàn phải sống lâu vào đờisống công nhân, biết tường tận vào đời sống công nhân, xác định một cáchchắc chắn tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, ý nghĩ thực sự của họ” và “Chủnghĩa quan liêu là một điều hết sức nhục nhã” đối với công đoàn

2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công đoàn

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo các luận điểm củaMác và Lênin về công đoàn vào thực tiễn Việt Nam để xác định đối tượng,xây dựng tổ chức, chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động côngđoàn và đào tạo cán bộ công đoàn Trong cuốn “Bản án chế độ thực dânPháp” (xuất bản 1925), Người đã chỉ rõ “Việc cần thiết hiện nay là phát độngmột cuộc tuyên truyền lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở các nướcthuộc địa, nửa thuộc địa và phát triển các công đoàn hiện có dưới hình thứcphôi thai” Một thời gian sau, trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” (xuất bản1927), Người đã nêu tính chất, nhiệm vụ của tổ chức Công hội nay là Côngđoàn và nhấn mạnh “Tổ chức Công hội trước là để công nhân đi lại với nhaucho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinhhoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi chocông nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của công đoàn Việt Nam và cán

bộ công đoàn trong công cuộc xây dựng đất nước Đó là: “Công đoàn phảithực sự trở thành trường học quản lí nhà nước, quản lí kinh tế và văn hóa củagiai cấp công nhân” Do đó, công đoàn phải vận động quần chúng tham giangày càng rộng rãi vào toàn bộ sự nghiệp xây dựng nền kinh tế quốc dân, vàocác kế hoạch kinh tế, sản xuất, phân phối Công đoàn phải vận động quầnchúng lao động tham gia xây dựng nền kinh tế quốc dân Hồ Chí Minh khẳngđịnh rằng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, từ sản xuấtnhỏ, từ hai bàn tay trắng đi lên nên khó khăn còn rất nhiều và lâu dài, côngđoàn cần thấy hết tình hình khách quan đó mà ra sức vận động công nhân, lao

Trang 5

động sản xuất, đi đôi với thực hành tiết kiệm, vượt mọi khó khăn để xây dựngchủ nghĩa xã hội Trên cơ sở đó cải thiện dần đời sống công nhân, nâng caođời sống vật chất, văn hoá cuả giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nóichung

Về nhiệm vụ của công đoàn: Người nêu tóm tắt: “Nhiệm vụ của công

nhân và công đoàn hiện nay là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội Muốn thếcông đoàn phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh sản xuất,thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của đảngvà nhà nước đề ra”.Từ nhiệm vụ chung đó, Người chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể chocông đoàn Đó là:

Về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng: Công đoàn phải tuyên

truyền đường lối chính sách của Đảng vì là Đảng của giai cấp công nhân

“Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thànhcông được, không thắng lợi được” Do đó, mọi đường lối, chính sách củaĐảng phải được công nhân quán triệt và thực hiện thông qua tổ chức côngđoàn Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đứccách mạng Công đoàn phải giáo dục cho công nhân thái độ của người làmchủ nước nhà, làm cho công nhân phải hiểu được rằng “tương lai của côngnhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền’’ Công nhân phải bảo vệ chế

độ của ta, phải hiểu lao động là vẻ vang, phải tự nguyện, tự giác giữ kỉ luậtlao động, giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí Cải thiện sinh hoạt phảidựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm Công tác giáodục phải gắn với nhiệm vụ cụ thể, tránh chung chung chính trị suông

Về lề lối làm việc của công đoàn: Người căn dặn các cấp công đoàn

cần đổi mới cách thức làm sao cho mọi hoạt động của công đoàn đi vào chiềusâu và có hiệu quả thiết thực Người chỉ rõ: “Công đoàn các cấp cần cải tiếnlề lối làm việc, cần đi sát quần chúng, tăng cường đôn đốc, kiểm tra Cần bớtgiấy tờ từng đống và hội họp lu bù Cán bộ cấp trên cần thường xuyên đi đến

cơ sở để giúp đỡ họ một cách thiết thực hơn”

Công đoàn phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người

Trang 6

lao động, thường xuyên quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của ngườilao động

Hồ Chí Minh căn dặn công đoàn phải bảo vệ cho công nhân, người laođộng có quyền thực sự trong xí nghiệp, có quyền phê bình tất cả mọi việc vàmọi trong xí nghiệp, trong sản xuất và đời sống

Muốn cho phong trào công đoàn mạnh cần có cán bộ công đoàn tốt.Theo Hồ Chí Minh, cán bộ công đoàn cần tích cực để không ngừng nâng caotrình độ về mọi mặt, Người nói: “Kinh tế của ta ngày càng phát triển, hàngngũ công nhân ngày càng thêm đông Muốn làn tròn nhiệm vụ của mình thìngười cán bộ công đoàn phải cố gắng học tập vươn lên để không ngừng tiến

bộ Có học tập mới có hiểu biết được khoa học, có hiểu biết được khoa họcmới tổ chức được phong trào”

Cán bộ công đoàn phải là trung tâm của đoàn kết, phải có trách nhiệmcao, vì lợi ích giai cấp, vì lợi ích cách mạng “Muốn giáo dục tốt công nhân,trước hết đội ngũ cán bộ công đoàn phải đoàn kết nhất trí’’ phải là nòng cốtcủa khối đoàn kết trong hệ thống công đoàn, phải làm gương cho công nhânnoi theo Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về công đoàn và cán bộ côngđoàn đến nay vẫn là định hướng quý báu cho sự phát triển tổ chức công đoànvà cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn

3.Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công đoàn trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước

Đối với tổ chức công đoàn Đảng ta đã xác định “Công đoàn Việt Nam

có vai trò quan trọng trực tiếp chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, mọi hoạtđộng của công đoàn phải thực sự hướng về cơ sở, giải đáp những vấn đề thựctiễn sản xuất đặt ra

Công đoàn phải chủ động đi sâu nghiên cứu nắm bắt kịp thời tâm tưnguyện vọng của quần chúng và những đòi hỏi bức xúc ở cơ sở tập hợp trí tuệcủa công nhân viên chức, người lao động tham gia xây dựng và hoàn thiệnchính sách pháp luật, tổ chức kiểm tra giám sát có hiệu quả việc thực hiệnpháp luật và các chế độ chính sách đối với người lao động, thực sự chăm lo

Trang 7

quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân viên chức, người lao động các cấpCông đoàn phải quán triệt sâu sắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quanđiểm, tư tưởng, nghị quyết Đại hội X của Đảng, đặc biệt là nghị quyết hộinghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựnggiai cấp công nhân Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóađất nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, tổ chức hoạt động nhằm thuhút ngày càng đông đảo công nhân viên chức, người lao động tự giác gia nhậpvà tham gia hoạt động công đoàn, quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng đểphát triển Đảng trong công nhân viên chức,người lao động, tăng cường tìnhđoàn kết quốc tế giữa giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam vớigiai cấp công nhân và tổ chức công đoàn thế giới”.

4.Quan điểm của công đoàn Giáo dục Việt Nam

Trong ngành giáo dục- đào tạo, tổ chức công đoàn cơ sở giữ một vị trírất quan trọng: vừa thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Công đoàn vừatham gia tổ chức các cuộc vận động lớn của ngành và của nhà trường, vừa tổchức phong trào thi đua “Hai tốt” vừa là trung tâm đoàn kết, là người bạn thânthiết, tin cậy đồng hành cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên xâydựng trường học tiên tiến, xây dựng đoàn thể vững mạnh Trong thời kỳ hiệnnay, những người lãnh đạo công tác Công đoàn là người có bản lĩnh, có tầmnhìn chiến lược và phải là người biết đặt quyền lợi tập thể lên trên hết Đồngthời cần phải có sự tháo vát, luôn cập nhật những thông tin mới nhất để tránh

xa rời thực tế hoặc lệch hướng vai trò của mình

Để nâng cao chất lương hoạt động Công đoàn nhằm đảm bảo cho Côngđoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, góp phần phát triển kinhtế xã hội, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, làmcho đoàn viên Công đoàn, gắn bó với tổ chức Công đoàn Mọi hoạt động củaCông đoàn cơ sở trường học đều phải hướng tới phục vụ trường học, tạo điềukiện cho nhà trường giải quyết những khó khăn, chăm lo, xây dựng đào tạođội ngũ cán bộ, giáo viên, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của Công đoànviên, khắc phục những biểu hiện quan liêu, bảo thủ trong công tác Công

Trang 8

đoàn

5.Nội dung hoạt động công đoàn trong thời kỳ hiện nay

Thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Vai trò củacông đoàn tiếp tục được khẳng định Công đoàn có quyền đại diện cho ngườilao động, có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng chongười lao động; tham gia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, cụ thểlà:

- Công đoàn tham gia đổi mới và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới;đẩy mạnh hoạt động công đoàn trong các thành phần kinh tế, vận động ngườilao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sảnxuất, kinh doanh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng nước ta trở thành một nước côngnghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Công đoàn góp phần tích cực vào việc xây dựng và nâng cao hiệu quả

hệ thống chính trị, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dânlao động; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân, xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức trở thành nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân,góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh

- Công đoàn tuyên truyền, giáo dục người lao động không ngừng nângcao trình độ, tính tổ chức, kỷ luật, trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

- Công đoàn giáo dục người lao động nâng cao lập trường giai cấp côngnhân, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa củanhân loại, giáo dục lối sống mới, góp phần xây dựng nề văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người mới, nâng cao đời sốngnhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Trang 9

CHƯƠNG 2: VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG

DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.Khái niệm tổ chức công đoàn và Công đoàn cơ sở

Căn cứ vào Điều 1 Luật công đoàn quy định về định nghĩa công đoàn:

"Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp côngnhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thànhviên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân vànhững người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với

cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước,quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của

cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận độngngười lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hànhpháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa."

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp đoàn viêncông đoàn trong một hoặt một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được côngđoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhân theo quy định của pháp luật Việt Namvà Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Điều 4 Luật Công đoàn)

2.Sự ra đời tất yếu của tổ chức Công đoàn

Lịch sử ra đời và sự phát triển của Công đoàn trên thế giới

Giữa thế kỷ 18, cuộc Cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở Anh, sau đótiếp tục ở nhiều nước khác Cuộc cách mạng này bắt đầu từ việc phát minh và

sử dụng các máy kéo sợi, máy dệt và đặc biệt là máy hơi nước cùng các máymóc khác, chuyển lao động bằng tay sang lao động bằng máy đưa năng suấtlao động lên cao chưa từng thấy

Từ cuộc cách mạng công nghiệp, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

đã ra đời Hai giai cấp này đối lập nhau về quyền lợi Do bị bóc lột tàn tệ, giai

Trang 10

cấp công nhân đã đấu tranh chống giai cấp tư sản từ lẻ tẻ, rời rạc, tự phát dầndần thành cuộc đấu tranh của cả một phân xưởng, một nhà máy, một ngành,một địa phương Trong đấu tranh, công nhân nhận thấy cần tập hợp lựclượng,thống nhất hành động mới bảo vệ được quyền lợi của mình Do đó đãhình thành một tổ chức để đáp ứng yêu cầu ấy- đó là Công đoàn.

Vậy nguyên nhân chủ yếu công đoàn ra đời là vì quan hệ lao động domâu thuẫn trong mối quan hệ chủ thợ và để tập hợp bảo vệ quyền lợi củacông nhân, công đoàn ra đời là tất yếu khách quan Công đoàn ra đời đầu tiênở Anh vào đầu năm 1776, Pháp năm 1789, Mỹ năm 1827, Đức năm 1848

Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác, phong trào đấu tranh của công nhânngày càng được củng cố Để truyền bá Chủ nghĩa Mác vào sâu rộng trong giaicấp công nhân, Mác và Ăng-gen đã đứng ra thành lập Hội Liên hiệp Lao độngquốc tế (tức Quốc tế thứ nhất) vào ngày 28-9-1864 ở Luân Đôn Quốc tế thứnhất đồng thời làm nhiệm vụ Quốc tế công đoàn, vạch ra cương lĩnh cơ bảnvà tích cực đấu tranh cho các yêu cầu cụ thể của công đoàn

Phong trào đấu tranh của công nhân và công đoàn ngày càng diễn ramạnh mẽ, đặc biệt là sau Quốc tế II được thành lập ngày 14-5-1889 và trongnhững năm Chiến tranh thế giới lần thứ I tháng 8-1914 Thắng lợi Cách mạngtháng 10 Nga 1917 đã làm vang dội thế giới, giải phóng giai cấp công nhân vànhân dân lao động Nga, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới,phong trào công đoàn thế giới bước sang giai đoạn mới

Trong thời kỳ này, công đoàn Xô Viết có một vị trí cực kỳ quan trọngtrong tổ chức công đoàn quốc tế Từ sự thắng lợi của Cách mạng tháng 10Nga, phong trào công nhân và công đoàn đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nướckhác trên thế giới như Ý, Hung-ra-ri& Sự ra đời của quốc tế III (1919) vàCông hội Đỏ (RILU) năm 1921 đã đánh dấu một bước tiến mới của côngđoàn thế giới

Chiến tranh thế giới lần II kết thúc, hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa

ra đời thể hiện sự cân bằng lực lượng giữa Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tưbản Bấy giờ, tổ chức công đoàn đã tích cực tham gia quản lý kinh tế -xã hội

Trang 11

Trong thời kỳ này, nhiều tổ chức công đoàn ra đời tiêu biểu nhất là Liên hiệpcông đoàn thế giới tháng 10-1945 (Việt Nam trở thành thành viên chính thứccủa tổ chức này từ năm 1949); Liên hiệp Quốc tế các công đoàn tự do (1949).Những tổ chức công đoàn mang tính quốc tế này vẫn tồn tại cho đến ngàynay.

Tuy nhiên, vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20, khi chế độ Xã hội chủ nghĩaở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, phong trào công đoàn thế giới đã cónhững khủng hoảng về kinh nghiệm, mô hình tổ chức, nội dung và phươngpháp hoạt động Ở các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại như Việt Nam, TrungQuốc, Cu-ba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, công đoàn dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản cầm quyền đang tiến hành đổi mới để phù hợp vớitình hình mới

Hiện nay, trong cơ chế thị trường đang diễn ra sôi động trên phạm vitoàn thế giới, các tập đoàn tài chính quốc tế, các công ty đa quốc gia đã ápdụng chính sách đầu tư linh hoạt và phương pháp quản lý mềm dẻo, tăngcường bóc lột công nhân Thêm vào đó là tình hình việc làm của công nhân vàngười lao động trên thế giới đang trở thành vấn đề lớn.Vì vậy, công đoàn thếgiới cần phải đổi mới, kiện toàn tổ chức công đoàn phải phấn đấu vươn lênkhông ngừng vì sự nghiệp hoà bình thế giới, ổn định kinh tế xã hội và bảo vệngười lao động

Trải qua một thời gian dài phát triển, nhiều tổ chức công đoàn ở cácquốc gia đã có đủ điều kiện nhận thức và kinh nghiệm xây dựng tổ chức côngđoàn, vai trò và vị trí công đoàn ngày càng được khẳng định Nhiều tổ chứccông đoàn đã đứng ra đấu tranh đòi dân chủ, công bằng xã hội, đưa ra nhiềukiến nghị đòi tăng tiền lương, giảm giờ làm, giải quyết việc làm, cải thiện đờisống& cho người lao động Từ khi ra đời cho đến nay, tổ chức công đoàn đã

có nhiều đóng góp đáng kể cho tiến trình cách mạng thế giới Ngày nay, côngđoàn đã trở thành một tổ chức quan trọng trong hệ thống chính trị của nhiềuquốc gia

Trang 12

Lịch sử ra đời và sự phát triển của Công đoàn ở Việt Nam

Sau Đại chiến thế giới lần thứ I, thực dân Pháp tiến hành ồ ạt đợt khaithác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) ở nước ta Đây là lúc giai cấp công nhânViệt Nam tăng nhanh về số lượng và chuyển biến mau lẹ về chất lượng Đếncuối năm 1929, số công nhân chuyên nghiệp đã lên tới 22.000 người với cơcấu thuần nhất, sống tập trung và phân bố đều trên địa bàn kinh tế cả nước

Ảnh hưởng từ Cách mạng tháng 10 Nga và sau đó đặc biệt là với sựtruyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong tràocông nhân Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, hoàn thành bước chuyểnbiến từ tự phát sang tự giác, từ đó, sự hình thành và phát triển của tổ chứccông đoàn Việt Nam gắn chặt với cuộc vận động thành lập Đảng Có thể nói,

từ khi Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập (tháng6-1925) đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) cũng là lúc xuấthiện các tổ chức công đoàn đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân nước

ta Các cuộc bãi công từ 1925 đã thể hiện rõ nét ý thức giai cấp, mục đíchchính trị của cuộc tranh đấu Từ những tổ chức tương tế buổi đầu đã dần dầnxuất hiện các Công hội đỏ bí mật Năm 1919, sau khi tham gia vụ binh biếnHắc Hải bị trục xuất về nước, đồng chí Tôn Đức Thắng đã lập ra Công hội đỏSài Gòn với nhiều cơ sở ở nhà máy đèn chợ Quán, xưởng Ba Son Trong cuộcbãi công lịch sử ở Ba Son(tháng 8-1925), số hội viên Công hội đỏ ở Sài Gònlên tới 300 người, ghi một dấu son trong lịch sử công nhân Việt Nam

Cùng lúc ấy, một số công nhân và thuỷ thủ Việt Nam làm việc ở Phápvà Trung Quốc được kết nạp vào Tổng công đoàn thống nhất Pháp và Hảiviên Công hội (Công nhân tàu biển) Từ mùa thu 1928, khi Kỳ bộ Bắc kỳ củaViệt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội phát động phong trào vô sảnhoá thì Công hội đỏ càng lớn mạnh nhất là ở Bắc kỳ- trung tâm của phongtrào công nhân nước ta

Sau cuộc bãi công A-vi-a (tháng 6-1929) thắng lợi, đồng chí NguyễnĐức Cảnh đã triệu tập Hội nghị Công hội đỏ Bắc kỳ lần thứ I vào ngày 28-7-

1929 tại số nhà 15 Phố Hàng Nón (Hà Nội) Hội nghị quyết định ra báo Lao

Trang 13

động, tạp chí Công hội đỏ để đẩy mạnh công tác công vận.

Công hội đỏ trong cao trào 1930-1931 đã có cơ sở mạnh mẽ khắp trongnước và đi đầu trong các cuộc bãi công mở đường cho việc thành lập Xô ViếtNghệ Tĩnh Tháng 8-1930, thay mặt Đông phương Bộ của Quốc tế cộng sản,đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ định Công hội đỏ Việt Nam cử đại biểu đidự Đại hội Công hội đỏ quốc tế lần thứ VI ở Mát-xcơ-va Khi ấy thông quaCông hội đỏ, đồng chí Trần Phú đã đi khảo sát phong trào công nhân NamĐịnh Hải phòng, Hòn Gai& để viết bản Luận cương chính trị lịch sử Được cửlàm trưởng ban Công vận trung ương, ngày 20-1-1931 tại Sài Gòn, đồng chíTrần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã triệu tập Hội nghị công nhânĐông Dương lần thứ I vạch ra phương hướng tổ chức và đấu tranh cho phongtrào công nhân và công đoàn

Trong thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) hưởng ứngphong trào Đông Dương đại hội và đòi tự do cơm áo hoà bình dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản Đông Dương hàng ngàn cuộc bãi công của nửa triệucông nhân tham gia đã nổ ra liên tiếp ở các thành phố lớn trong cả nước Đầunăm 1937 công nhân đấu tranh sôi sục đòi quyền tự do lập nghiệp đoàn ở HàNội, Sài Gòn, Vinh& Mặc dù bọn phản động thuộc địa ngăn cản, nhiềunghiệp đoàn vẫn được thành lập và tự do hoạt động, báo chí vẫn tự do xuấtbản và công khai tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin Chưa giành được toàn

bộ quyền tự do nghiệp đoàn, công nhân Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội lập cácHội ái hữu ở khắp nơi

Tháng 9-1939, Đại chiến Thế giới lần thứ II bùng nổ, các tổ chức củacông nhân và công bộ công đoàn phải rút vào bí mật

Trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám (1939-1945), Hội côngnhân cứu quốc - một lực lượng quan trọng của Mặt trận Việt Minh được thànhlập nhất là ở Bắc và Trung Bộ Hội công nhân cứu quốc vừa bí mật đấu tranhđòi quyền lợi hằng ngày, vừa tổ chức các đội võ trang làm nòng cốt cho cuộcnổi dậy ở đô thị

Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân lao động Việt Nam từ chỗ

Trang 14

là dân nô lệ mất nước đã đứng lên làm chủ đất nước, chủ xí nghiệp Ngày

2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nướcViệt Nam Dân chủ cộng hoà- nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnhđạo Để thực sự thống nhất về tổ chức công đoàn, Hội nghị cán bộ công nhâncứu quốc họp ngày 20-5-1946 quyết định đổi Hội công nhân cứu quốc thànhTổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngày 20-7-1946, tại thủ đô Hà Nội,Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập đánh dấubước ngoặt của phong trào công đoàn Việt Nam với một tổ chức thống nhấtvà ổn định thật sự trong cả nước

Tháng 1-1949, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ I họp ở TháiNguyên đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương do đồng chí Tôn Đức Thắnglàm Chủ tịch danh dự và đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Chủ tịch

Trong sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệpgiải phóng miền Nam (1954-1975), công đoàn Việt Nam lớn mạnh vượt bậc.Ngày 14-9-1957, Quốc hội nhất trí thông qua Luật công đoàn qui định vai trò,trách nhiệm, quyền hạn của công đoàn Việt Nam

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), trong Đại hộicông đoàn Việt Nam lần thứ II (tháng 2-1961), Tổng Liên đoàn lao động ViệtNam đổi tên thành Tổng công đoàn Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới.Tháng 2-1974, tiến hành đại hội Đại biểu lần thứ III

Khi nước nhà đã thống nhất từ năm 1978 đến nay công đoàn Việt Nam

đã tiến hành 5 lần đại hội: Đại hội lần thứ IV (tháng 5-1978) và tiếp theo Đạihội công đoàn Việt Nam lần thứ V (tháng 11-1983), Đại hội công đoàn lần VI(tháng 10-1988), Đại hội công đoàn lần VII (tháng 11-1993), Đại hội côngđoàn lần VIII (tháng 11-1998) Đặc biệt tại Đại hội công đoàn lần VI, đại hộiquyết định đổi tên Tổng công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn lao độngViệt Nam nhằm xác định rõ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt độngcông đoàn không thể chú trọng đến đối tượng công nhân- viên chức trong các

cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà phải mở rộng đến mọi công nhân laođộng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cả doanh nghiệp có vốn

Trang 15

đầu tư nước ngoài.

Để định hướng và xây dựng nền tảng cho hoạt động công đoàn tronggiai đoạn mới, Nhà nước ta đã ban hành Luật công đoàn được Quốc hội thôngqua ngày 30-6-1990 thay cho Luật công đoàn 1957; đồng thời các kỳ Đại hộiđại biểu toàn quốc của Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ Công đoànViệt Nam, và Điều lệ Công đoàn Việt Nam hiện hành được Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ IX thông qua vào ngày 13/10/2003 Đại hội lần IX côngđoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp, với sứ mệnh lịch sử của mình côngđoàn sẽ tiếp tục là một nhân tố không thể thiếu được trong công cuộc đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu không ngừng cho sựnghiệp công đoàn, cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động

3.Tính chất của công đoàn Việt Nam

Tính chất là đặc trưng của sự vật nói nên cái này khác với cái kia Tinhchất của một tổ chức là “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tổ chức, phảnánh thực tế khách quan về mục tiêu, tôn chỉ của tổ chức khi hình thành vàxuyên suốt trong quá trình phát triển, với các mối quan hệ, các nguyên tắc,phương pháp tổ chức hoạt động

Giai cấp công nhân vừa là nguồn gốc vừa là cơ sở xã hội hình thành,tồn tại phát triển tổ chức công đoàn Bởi công đoàn ra đời là bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp, chính đáng của công nhân Hình thức tổ chức của công đoàn làliên hiệp công nhân lao động theo nghề nghiệp (Trade Union) và dựa trênnguyên tắc tự nguyện…Từ những “đặc điểm riêng đó” đã xác định Công đoànViệtNam có hai tính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giaicấp công nhân

*Biểu hiện tính chất giai cấp của giai cấp công nhân

- Công đoàn Việt Nam là tổ chức đoàn thể của giai cấp công nhân, rađời tồn tại phát triển nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của giaicấp công nhân - Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - độingũ tiên phong của giai cấp công nhân; thực hiện mục tiêu, quán triệt nguyêntắc tổ chức - tập trung dân chủ, đường lối xây dựng cán bộ của Đảng

Trang 16

* Biểu hiện tính chất quần chúng

- Kết nạp Công nhân viên chức,người lao động vào tổ chức khôngphân biệt nghề nghiệp tín ngưỡng thành phần…

- Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào quần chúng Công nhânviên chức, người lao động và được họ tín nhiệm bầu ra

- Nội dung hoạt động của Công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọngcủa đông đảo Công nhân viên chức, người lao động

Hai tính chất của Công đoàn có quan hệ gắn bó mật thiết phản ánh bảnchất của Công đoàn Việt Nam Cần quán triệt sâu sắc hai tính chất này trong

tư tưởng chỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động, không coi trọng tính chấthoặc xem nhẹ tính chất kia

4 Vị trí của tổ chức Công đoàn trong điều kiện chính trị, xã hội

Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy Công đoàn

có một vị thế nhất định trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam và trong tâmthức của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam nói chung Cụ thểhơn vị trí Công đoàn Việt Nam còn được thể hiện trên cơ sở pháp lý, quy địnhtrong các văn bản pháp luật cơ bản, hiện hành và các văn bản dưới luật Tạikhoản 1 Điều 1 Luật Công đoàn Việt Nam năm 1990 quy định: “Công đoàn làthành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam”

Nghiên cứu vị trí của Công đoàn Việt Nam để từ đó biết được các mốiquan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội khác nhằm thực hiện chức năngnhiệm vụ của công đoàn:

- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, chỗ dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng

- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫnnhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Côngđoàn hoạt động

- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức,

Trang 17

bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghịquyết liên tịch…)

5.Vai trò của Công đoàn Việt Nam

Vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiếntrình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế,chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển Sự tác độngcủa tổ chức công đoàn được dựa trên cơ sở tính chất, vị trí của tổ chức thôngqua các hoạt động phong trào cách mạng của quần chúng công nhân lao động.Để các phong trào hành động cách mạng của quần chúng trước hết công đoànphải có quá trình tập hợp, tuyên truyền, hướng dẫn công nhân viên chức,người lao động… Đó chính là vai trò trường học của Công đoàn Vai trò củaCông đoàn Việt Nam trong các thời kỳ:

-Thời kỳ chưa có chính quyền, Công đoàn có vai trò là trường học đấutranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc

-Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công đoàn có vai trò là trườnghọc Chủ nghĩa xã hội của người lao động: Công đoàn tham gia quản lý sảnxuất, quản lý xí nghiệp…; tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lýkinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế…; giáo dục thái độ lao động mới,giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hoá, lối sống…

Ngày nay trong giai đoạn cách mạng mới, đất nước bước vào thời kỳCông nghiệp hóa-Hiện đại hóa vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày càngphát triển, mở rộng thông qua các phong trào cách mạng của tác động côngnhân viên chức, người lao động các lĩnh vực:

- Kinh tế: trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Công đoàn thamgia đổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung mở rộng dân chủ,đẩy mạnh hoạt động công đoàn trong các thành phần kinh tế, đảm bảo kinh tếquốc doanh giữ vai trò then chốt, chủ đạo…

- Chính trị: Công đoàn là sợi dây chuyền nối tăng cường mối liên hệmật thiết giữa Đảng với quần chúng công nhân viên chức, người lao động,xây dựng giai cấp công nhân, củng cố khối liên minh công, nông và tri thức,

Trang 18

góp phần ổn định chính trị.

- Văn hoá - xã hội: Công đoàn tuyên truyền giáo dục công nhân viênchức, người lao động chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, xây dựng và phát triểnnền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao trình độ văn hoáchuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, tính tích cực sáng tạo của công nhân viênchức, người lao động

6 Chức năng của Công đoàn Việt Nam

Chức năng của một tổ chức là sự phân công tất yếu, sự quy định chứctrách một cách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử - xã hộinhất định Chức năng của Công đoàn mang tính khách quan, nó được xácđịnh bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức Công đoàn Song từng điềukiện lịch sử và phát triển kinh tế, xã hội, các chức năng của Công đoàn đượcbổ sung nội dung, ý nghĩa mới cho phù hợp Công đoàn Việt Nam có ba chứcnăng

*Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đángcủa người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sảnxuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người laođộng

*Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơquan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vịchức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơquan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật

*Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người laođộng phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xâydựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đanxen tương tác lẫn nhau Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người laođộng mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn Từ các chứcnăng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của công đoàn

Trang 19

7.Vai trò của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vaitrò của Công đoàn không ngừng được nâng cao Công đoàn không chỉ tổchức, thành lập trong khu vực Nhà nước mà còn phải mở rộng phạm vi hoạtđộng ra các thành phần kinh tế khác để tập hợp đông đảo công nhân lao độngvào tổ chức Công đoàn Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động cho phùhợp với nền kinh tế thị trường

Thực tế cho thấy, khu vực kinh tế nhà nước ngày càng thu hẹp từ12.600 doanh nghiệp (năm 1990) đến ngày 31.12.2003 chỉ còn 5.231 doanhnghiệp

Trong những năm qua, công đoàn các cấp đã xây dựng được 10.434công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, hội nghề nâng tổng số Công đoàn cơ sở trong

cả nước đến đầu năm 2004 lên 58.619 công đoàn cơ sở với 4.055.720 đoànviên Doanh nghiệp nhà nước trung ương là 1.903, doanh nghiệp nhà nước địaphương là 3.328 Theo chiến lược sắp xếp, phát triển doanh nghiệp từ nay đếnnăm 2010 thì nhà nước chỉ giũ lại khoảng 2.500 doanh nghiệp, số còn lại sẽcổ phần hóa, bán khoán, cho thuê

Trước năm 1990, cả nước gần như không có doanh nghiệp kinh tế khuvực ngoài quốc doanh, chỉ có các hộ kinh doanh cá thể Đến năm 1992, cảnước đã có 2.885 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công tycổ phần, 550 dự án có vốn đầu tư nước ngoài Đến đầu năm 2004, cả nước đã

có 49.492 doanh nghiệp ngoài thành phần kinh tế nhà nước Lĩnh vực đầu tưnước ngoài có 2040 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 1337 doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài, 677 doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam vànước ngoài Tổng số lao động khu vực ngoài thành phần kinh tế nhà nước là1.994.135 người.( Giáo trình Công tác Dân vận chương trình trung cấp lý luậnchính trị-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – NXB Lý luận chính trị

- 2004, trang 171 – 172.)

Trang 20

*Chăm lo,bảo về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân,viên chức,lao động

Lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức lao động baogồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần Lợi ích vật chất đối với công nhân viênchức, lao động hiện nay là bảo đảm việc làm ổn định, phù hợp với năng lực,trình độ, sức khỏe, thời gian lao động hợp lý, có thu nhập tương xứng với kếtquả lao động và bảo đảm đời sống của bản thân: gia đình, cải thiện điều kiệnlao động Lợi ích tinh thần là mọi người được đối xử bình đẳng, được tạo điềukiện, cơ hội như nhau trong lao động, học tập và công tác; được quan tâm đếnđời sống văn hóa

Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân,viên chức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động, đếnsự phát triển sản xuất của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế, xãhội của đất nước nói chung Vì vậy, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng củacông nhân, viên chức, lao động là vai trò quan trọng của công đoàn cơ sở

Để hoạt động công đoàn cơ sở thực hiện tốt vai trò đại diện chăm lo,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức, laođộng, công đoàn cơ sở cần tập trung vào những hoạt động sau:

- Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký giao kết hợp đồng với người

sử dụng lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động

Trong quá trình sản xuất ở doanh nghiệp hình thành nên quan hệ laođộng dựa vào pháp luật lao động Đó là mối quan hệ lao động mang tính chấtchung nhất của những người lao động và những người sử dụng lao động, ởmọi loại hình doanh nghiệp, mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế Còn khitập thể lao động và người sử dụng lao động đã ký Thỏa ước lao động tập thểthì quan hệ đó đã mang những nét cụ thể dựa trên những đặc điểm của doanhnghiệp, như trình độ công nghệ, ngành nghề, địa bàn sản xuất kinh doanh, khảnăng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực củangười lao động

- Công đoàn cơ sở đại diện cho công nhân, viên chức, lao động tham

Ngày đăng: 24/03/2018, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w